Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Di tích khảo cổ học hang động thời đại đá ở thanh hoá giá trị lịch sử, văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.22 KB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN NGỌC ĐIỆP

DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HANG ĐỘNG THỜI ĐẠI ĐÁ
Ở THANH HÓA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hồng

Vinh, 2010

1


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin gửi lời cảm ơn tới Viện Khảo cổ học, Thư viện tỉnh
Thanh Hóa, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý di tích - danh thắng
Thanh Hóa và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi cả về vật chất cũng như
tinh thần trong quá trình đi thu thập tư liệu, khảo sát thực tế tại đơn vị, địa
phương.
Tôi xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo Sở, lãnh đạo Phòng
Quản lý Di sản văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, đã
quan tâm, tạo điều kiện về thời gian trong suốt quá trình tôi học tập.
Tôi xin trân trọng cám ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử Trưởng phòng Nghiên cứu thời đại đá, Viện Khảo cổ học, mặc dù rất bận
trong công tác nhưng đã dành thời gian cung cấp tư liệu, hướng dẫn, góp ý
tận tình trong thời gian tôi viết và hoàn chỉnh luận văn.


Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Quang Hồng đã dành thời gian và tận tâm trực tiếp hướng dẫn trong
suốt gần một năm qua, kể từ khi tôi bắt đầu xác định đề tài nghiên cứu cho
đến nay. Xin cám ơn các thầy (cô) phản biện đã đọc và có những nhận xét về
đề tài; cám ơn các thầy (cô) giáo trong Khoa lịch sử, trong Khoa đào tạo sau
đại học - Trường đại học Vinh đã đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình viết
luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự lượng thứ, góp ý kiến của các thầy,
cô cùng bạn bè đồng nghiệp./.
Tác giả
2


Trần Ngọc Điệp
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài luận văn ………………………………
2.
Mục đích nghiên cứu của luận văn……………………………..
3.
Đối tượng nghiên cứu và nội dung các vấn đề cần đi sâu giải quyết.
4.
Phương pháp nghiên cứu………………………………………..
5.
Kết quả nghiên cứu của luận văn………………………………..
6.

Kết cấu luận văn…………………………………………………
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ CẢNH QUAN
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.4.
1.1.5.
1.2.

VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Vài nét về địa lý cảnh quan môi trường miền núi Thanh Hóa……
Cấu tạo địa chất…………………………………………………...
Địa hình địa mạo………………………………………………….
Khí hậu, thủy văn…………………………………………………
Động thực vật……………………………………………………..
Tình hình phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học hang động thời đại đá ở

miền núi Thanh Hóa……………………………………..
Giai đoạn trước năm 1945………………………………………..
Giai đoạn từ năm 1945 đến 2009…………………………………
Tiểu kết chương 1………………………………………………
CHƯƠNG 2.
CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC
1.2.1.
1.2.2.

1
2

2
3
4
4

5
5
7
7
9
10
12
12
13
17

2.1.
2.1.1.
2.1.2.

HANG ĐỘNG THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THANH HÓA
Các cụm di tích khảo cổ học hang động………………………...
Cụm di chỉ khảo cổ học hang động ở huyện Bá Thước và Quan Hóa...
Cụm di tích khảo cổ học ở các huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc và Thường

18
18
18

2.1.3.

2.2.

Xuân……………………………………………………
Cụm di tích khảo cổ học hang động ở huyện Thạch Thành…….
Đặc trưng di tích và di vật ở các di tích khảo cổ hang động miền núi

45
52

2.2.1.
2.2.2.
2.3.

Thanh Hóa…………………………………………………..
Đặc trưng di tích………………………………………………...
Đặc trưng di vật…………………………………………………
Niên đại và các giai đoạn phát triển của di tích khảo cổ hang động miền

68
68
69

núi Thanh Hóa............................................................
Niên đại các giai đoạn phát triển…………………………………
Tính đa dạng về kỹ thuật nhưng thống nhất về văn hóa...............
Tiểu kết Chương 2………………………………………………
CHƯƠNG 3.
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA
2.3.1.
2.3.2.


CỦA CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HANG ĐỘNG
3

71
71
73
79
80


3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.2.1
3.1.2.2
3.2.

THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THANH HÓA
Phác thảo diện mạo văn hóa thời đại đá ở Thanh Hóa …………
Thời đại đá cũ ở Thanh Hoá…………………………………….
Thời đại đá mới ở Thanh Hoá …………………………………
Sơ kỳ thời đại đá mới……………………………………………
Văn hóa Đa Bút………………………………………………….
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ học hang động thời đại đá ở

80
80
93
93

101

Thanh Hóa ……………………………………………
Tiểu kết Chương 3………………………………………………
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

109
119
122

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..

125
126

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮTT TẮTT
BTLSVN
DTH
HN
KCH
KHKT
KHXH
NCLS
NPHM
Nxb
PTS

TBKH
Tr.
TS.
TT
UBKHXHVN
VHTT
TV
HS
VH,TT&DL
KHXH&NV

- Bảo tàng lịch sử Việt Nam
- Dân tộc học
- Hà Nội
- Khảo cổ học
- Khoa học kỹ thuật
- Khoa học xã hội
- Nghiên cứu lịch sử
- Những phát hiện mới về khảo cổ học
- Nhà xuất bản
- Phó tiến sĩ
- Thông báo khoa học
- Trang
- Tiến sĩ
- Thứ tự
- Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam
- Văn hóa thông tin
- Thư viện
- Hồ sơ
- Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Khoa học xã hội và Nhân văn

4


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các di tích khảo cổ học hang động ở miền núi Thanh Hóa có giá trị
quan trọng đối với việc nghiên cứu thời đại đá ở nước ta nói chung và Thanh
Hóa nói riêng. Ngót một thế kỷ qua, các nhà khảo cổ học đã đưa ra ánh sáng
nhiều tư liệu minh chứng cho quá trình phát triển từ Hậu kỳ đá cũ qua Sơ kỳ
đá mới đến Hậu kỳ đá mới. Khu vực miền núi Thanh Hoá có khoảng hơn 38
di tích hang động, phần lớn các di tích thuộc Văn hoá Hoà Bình và Tiền Hoà
Bình; những di tích khảo cổ hang động đã cung cấp những thông tin hữu ích
về bước chuyển biến cổ môi trường từ cuối Pleistocene sang Holocene, sự
thay đổi kỹ thuật chế tác công cụ từ ghè đẽo sang mài đá, sự xuất hiện đồ
gốm; về kinh tế từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi. Đó là những
vấn đề hết sức quan trọng trong khảo cổ học thời đại đồ đá. Việc nghiên cứu
các di tích khảo cổ học hang động thời đại đá ở miền núi Thanh Hóa chính là
nhằm đẩy mạnh thêm một bước quá trình làm sáng tỏ những vấn đề trên.
Từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, M.Colani - Nữ khảo cổ học
người Pháp là người đầu tiên phát hiện và khai quật một số di tích hang động
ở miền núi Thanh Hoá. Ngót một thế kỷ qua, các nhà khảo cổ học Việt Nam
đã phát hiện thêm ở miền núi tỉnh Thanh Hóa nhiều di tích quan trọng khác.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào mang tính chất tổng hợp khái quát về
loại hình di tích khảo cổ học hang động ở khu vực này. Đó cũng là yêu cầu và

5



mục tiêu đối với giới nghiên cứu lịch, sử văn hóa nói chung và khảo cổ học
nói riêng.
Gần 10 năm làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tác giả luận
văn đã có cơ may được trực tiếp theo chân các nhà khảo cổ đi điền dã khảo
sát, nghiên cứu, khai quật một số di tích ở miền núi Thanh Hóa. Thông qua
việc điền dã, nghiên cứu, khai quật, tác giả nhận thấy cần có một công trình
mang tính tổng hợp kết quả nghiên cứu, khai quật các di tích khảo cổ hang
động nhằm phục vụ cho công tác quản lý, học tập và nghiên cứu. Đây chính là
một trong những điều kiện và lý do căn bản hướng tác giả mạnh dạn chọn đề
tài: "Di tích khảo cổ học hang động thời đại đá ở Thanh Hóa - giá trị lịch
sử, văn hóa” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Hệ thống tư liệu và kết quả nghiên cứu về các di tích khảo cổ hang
động; đặc biệt là những di tích và di vật qua các lần khai quật, nhằm cung cấp
cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, khách quan về các di tích
hang động trên địa bàn tỉnh miền núi Thanh Hóa.
2.2. Luận văn gắng chọn và đi sâu giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa của
một số di tích khảo cổ hang động tiêu biểu; xác định đặc trưng cơ bản, niên
đại, các giai đoạn phát triển của các di tích này trong mối tương quan với các
di tích hang động thời đại đồ đá khác ở khu vực và trong nước.
2.3. Phác thảo diện mạo lịch sử, văn hoá, các bước phát triển của cư
dân thời đại đá và đề xuất việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa khảo cổ học
hang động ở Thanh Hóa.
3. Đối tượng, phạm vi và các vấn đề cơ bản cần đi sâu giải quyết
3.1. Đối tượng nghiên cứu

6


Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các di tích, di vật khảo cổ

ở hang động, mái đá thuộc thời đại đá đã được điều tra và khai quật ở miền
núi tỉnh Thanh Hoá.
Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm: Các báo cáo điều tra, khai
quật khảo cổ học, các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các sách và
tạp chí chuyên ngành về khảo cổ học và một số sách khoa học có liên quan
đến khu vực miền núi Thanh Hoá; Một số sưu tập hiện vật khảo cổ hiện đang
được trưng bày tại các bảo tàng và lưu trữ tại kho hiện vật ở trung ương và địa
phương; Tham khảo tư liệu những công trình nghiên cứu khảo cổ học quan
trọng ở Việt Nam và Đông Nam Á có liên quan nhất định đến đề tài luận văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Miền núi Thanh Hoá là một vùng rất rộng lớn, gồm 11 huyện, chiếm
2/3 diện tích của tỉnh. Các di tích khảo cổ hang động thời đại đá chủ yếu phân
bố ở các huyện Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Quan Hoá, Ngọc Lặc,
Thường Xuân. Về mặt không gian, luận văn chủ yếu đề cập đến các di tích
hang động ở các địa phương trên.
- Về mặt thời gian, luận văn đề cập tới thời đại đá ở miền núi tỉnh
Thanh Hoá, thực chất là giai đoạn hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới - giai đoạn
nổi bật nhất trong thời đại đá ở khu vực này.
Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu, so sánh có thể mở rộng thêm một chút
về không gian và thời gian.
3.3. Những vấn đề cơ bản cần đi sâu giải quyết
- Xác định đặc trưng di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển
của các di tích khảo cổ hang động ở Thanh Hóa.
- Thử phác thảo diện mạo văn hóa và con đường phát triển của thời đại
đá ở miền núi Thanh Hoá.

7


- Bước đầu đề xuất định hướng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các

di tích khảo cổ hang động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 - Vận dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin để luận giải, xem xét các quy luật vận động và
phát triển của tự nhiên và xã hội thời Tiền sử.
4.2 - Sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, văn hóa,
khảo cổ học, dân tộc học, logic là chính; đồng thời sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Địa lý, địa chất cổ sinh, cổ nhân,
phương pháp định niên đại C14, phương pháp phân tích bào tử phấn hoa,…
để bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể.
5. Kết quả và đóng góp của luận văn
5.1. Lần đầu tập hợp, hệ thống tư liệu - kết quả nghiên cứu, khai quật
từ trước đến nay về các di tích khảo cổ hang động thời đại đá ở Thanh Hóa.
5.2 - Xác định những đặc điểm, giá trị lịch sử, văn hóa, các thời kỳ
phát triển nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về bức tranh lịch sử, văn hóa
hang động của thời đại đá trong quá khứ của Thanh Hóa.
5.3 - Góp thêm định hướng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích;
phục vụ biên soạn lịch sử văn hóa địa phương, phổ biến kiến thức lịch sử, văn
hóa nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa.
6. Bố cục luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Vài nét về địa lý cảnh quan và lịch sử nghiên cứu.
Chương 2: Các di tích khảo cổ hang động thời đại đá ở Thanh Hóa
Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích khảo cổ hang động
thời đại đá ở Thanh Hóa.

8


Ngoài ra, trong luận văn còn có mục: Tài liệu tham khảo (178 tài liệu),

phụ lục minh hoạ (gồm: 2 bản đồ, 57 bản vẽ, 05 biểu đồ, 09 ảnh và Bảng kê
các di tích khảo cổ hang động ở khu vực miền núi Thanh Hóa). Trang đầu
luận văn có lời cảm ơn, bảng chữ viết tắt và mục lục.

B. NỘI DUNG
Chương 1
VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và môi trường miền núi Thanh Hóa
1.1. Vị trí địa lý:
Miền núi tỉnh Thanh Hoá gồm các huyện: Quan Hoá, Quan Sơn,
Mường Lát, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh,
Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh. Phía tây nam của miền núi Thanh Hoá
giáp với miền núi tỉnh Nghệ An; phía tây có biên giới chung với tỉnh Sầm
Nưa (Lào), phía tây bắc giáp với tỉnh Sơn La và Hoà Bình; phía đông nam
giáp tỉnh Ninh Bình. Miền núi Thanh Hoá chiếm 1/2 diện tích toàn tỉnh, địa
hình chủ yếu thuộc khu vực miền núi khá hiểm trở; thành phần dân tộc chủ
yếu là người Mường và người Thái; kinh tế chủ đạo là sản xuất nông nghiệp
và khai thác lâm sản.
1.2. Cấu tạo địa chất
Dưới góc độ địa chất, miền núi Thanh Hoá chủ yếu nằm trong phức nếp
lồi Cẩm Thuỷ - Bá Thước, thuộc nếp lồi sớm sông Mã, là cấu trúc hệ uốn nếp
9


Hecxini muộn Tây bắc bộ. Về các cấu trúc này đã được các nhà địa chất học
như: Ch.Jacob, J.Fromaget và Phạm Văn Quang nghiên cứu [93, [174, [175].
Phức nếp lồi Sơng Mã thực chất là mợt chuỗi các vịm nâng và hố trũng
nằm xen kẽ nối tiến nhau kéo dài từ biên giới Việt - Trung đến ven biển
Thanh Hoá. Riêng cấu trúc Cẩm Thuỷ - Bá Thước là một phức nếp lồi khá
hoàn chỉnh, có dạng hình bình hành nằm giữa phức nếp lõm Thạch Thành ở

phía tây nam và phức nếp lõm thiết kế ở phía Tây Bắc. Nó được nâng lên khá
mạnh mẽ vào cuối giai đoạn Paleozoi có diện tích khoảng trên 1.000km 2. Đặc
trưng của cấu trúc này là địa hình mềm mại ở phần nhân, nhấp nhô ở hai bên
cạnh, kèm theo dạng địa hình karst ở phần rìa ngoài.
Trung tâm cấu trúc Cẩm Thuỷ - Bá Thước là một nhân có địa hình âm
khá độc đáo. Từ giữa trở ra lần lượt là các thành tạo trầm tích: Lục nguyên
cacbonat, phun trào mafic tuổi 2

 01

phân bố ở khu vực Điền Lư (Bá Thước);

trầm tích lục nguyên, cacbonat, silic nhiều màu, thành tạo trầm tích đá vôi
dạng khối sáng màu có tuổi

C 2V  C 2

; thành tạo trầm tích vùng vịnh, biển, á

lục địa phủ lên trên bởi các đá á lục địa chứa vật liệu núi lửa, cacbonat tuổi
Triat sớm (T1) và trẻ hơn nữa là các đá lục nguyên màu đỏ dạng nhịp phun
trào axit xen kẽ đá vôi tuổi

T2 I  T3 k

phân bố ở rìa đông bắc giáp với huyện

Thạch Thành và cao nguyên Mộc Châu - Đồng Giao. Ngoài ra theo dọc thung
lũng sông Mã và các chi lưu của nó còn có mặt các thành trầm tích lục địa chủ
yếu là sạn, sỏi, cát, sét có tuổi Kainozoi (Kz), chiều dày thường không quá 8m.

Điểm đáng chú ý là ở quanh rìa phức nếp lồi Cẩm Thuỷ - Bá Thước
hoặc các cấu trúc nếp dương khác cịn có mặt mợt tầng trầm tích núi lửa
bazalt - pocphorit. Đó là những lớp phun trào mafic hoặc siêu mafic và tuf
của chúng. Phần trên mặt cắt còn có các lớp bột kết, cát kết, dét kết silic,…
phân bố trên những dải núi cao trong khu vực. Đá bazalt - pochirit cùng với
diabaz, gabbro và gabbrodiabaz ở dạng tảng băng lăn nhỏ nằm lẫn trong lớp
10


phủ phong hoá hoặc xuất lộ dọc theo các đứt gãy địa hình cục bộ hoặc các
khe suối là do sự vỡ vụn cơ học rồi di chuyển không xa lắm từ các mạch xâm
nhập nhỏ (đá gốc). Đây chính là loại đá nguyên liệu mà cư dân cổ ở các di chỉ
khảo cổ học hang động đã sử dụng rộng rãi để chế tác công cụ.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, loại trầm tích cổ nhân lục nguyên cacbonat
tuổi

2  01

lộ ra ở các sườn núi thường gặp là đá phiến, bột kết, đá vôi phân

lớp vừa hoặc dải, đá vôi hạt mịn màu xám xanh. Do bị phong hoá, bóc mòn
nên mặt ngoài của chúng bị huỷ hoại và biến thành lớp phủ thở nhưỡng, cịn
các lớp đá gớc có kết cấu rắn chắc hơn, thường tồn tại dưới dạng các đời thấp,
thoải hoặc gị sát, thành tạo trầm tích đá vôi tuổi Carbon - Pecmi phân bố rộng
rãi trong từng khu vực. Các thành tạo hang động, nhiều suối ngầm. Đất sét vôi
phong hoá màu đỏ nâu, tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng ở chân núi đá vôi, nó là
một trong những thành phần chủ yếu của trầm tích hang động, tầng văn hoá
khảo cổ.
Các thành tạo lục nguyên dạng nhịp tuổi Triat sớm (T 1) thường hình
thành những dải hẹp nằm theo phương tây bắc - đông nam, Quan Hoá tiếp

giáp dải cao nguyên Mộc Châu - Đồng Giao, nằm bao quanh phía ngoài các
trầm tích phun trào bazalt pocphirit. Trầm tích tuổi sớm và giữa (T 1- T2) cũng
phân bố ở khu vực này hình thành, một đới uốn nếp theo hướng đông bắc tây nam. Đó là một đoạn của cao nguyên Mộc Châu - Đồng Giao gồm những
dãy núi hùng vĩ, ngăn cách tây nam Bắc bộ với miền đông bắc Trung bộ.
1.3. Địa hình, địa mạo
Địa hình miền núi Thanh Hoá khá đa dạng bao gồm các khu vực núi đá
vôi, thung lũng karst xen kẽ với đời gị đá phiến; khu vực miền uốn nếp khối
tảng, trên nền đá bazalt pocphirit và khu vực thềm sông, bãi bồi.
Địa hình núi đá vôi tiếp xúc và kéo dài từ khu vực Mai Châu (Hoà
Bình) qua Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc và một phần của Lang Chánh,
11


Thường Xuân. Hệ thống núi đá vôi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, khi
liên tục, khi đứt quãng hình thành các sơn khối nhỏ như ở khu vực huyện Bá
Thước, Cẩm Thuỷ và Ngọc Lạc. Các dãy núi đá vôi thường được cấu thành
bởi đá vôi xen kẹp các đá lục nguyên tuổi Paleozoi (Pz) có độ cao khoảng từ
200m đến 800m. Nằm xen giữa các dãy núi đá vôi thường có các thung lũng
hẹp, nhiều trũng Karst đã hình thành dọc theo các đứt gãy, đó là trũng kiến
tạo dạng bậc khá đặc trưng. Trong phạm vi thung lũng, hoạt động karst đã
diễn ra rất mạnh, phần lớn đã trải qua đã trải qua quá trình phá huỷ hoặc đã ở
giai đoạn cuối cùng. Các hang động, mái đá được hình thành dọc theo các
sườn vách, các trũng, chậu, suối ngầm là địa hình âm của nó. Xen kẽ với các
dải núi đá vơi cịn có núi, đời gị đá cát kết, phiến sét đợ cao khơng lớn
khoảng từ 15 - 50m. Nhìn chung, địa hình thung lũng núi đá vôi được hình
thành từ các hoạt động của karst thường có dạng mền mại, lượn sóng, bằng
phẳng được phủ bởi lớp thổ nhưỡng màu đỏ tươi hoặc màu vàng nhạt bao
gồm một quần thể đặc trưng: hang đợng, mái đá, đời gị, bãi bời, cánh rừng,
con śi là kiểu địa hình và sinh thái đặc trưng nơi cư trú của cư dân tiền sử
khu vực này.

Dạng địa hình đời gị, núi sót đá phiến, cát kết xen kẽ với vùng trũng
thấp giữa núi có mặt bằng thoáng rộng, thuộc phần nhân ở phía cánh đông bắc
của phức nếp lồi lớn Cẩm Thuỷ - Bá Thước đã bị bóc mịn khá nhiều. Chúng
phân bớ thành mợt dải khá đặc trưng trải từ phía nam huyện Cẩm Thuỷ hoặc
trải rộng trên địa vực các huyện như: Quan Hoá, Ngọc Lặc, Lang Chánh,
Thường Xuân.
Dạng địa hình núi uốn nếp khối tảng trên nền đá basalt pocphirit hoặc
đá vôi Pz được hình thành trong giai đoạn nâng mạnh tân kiến tạo, có độ cao
từ 500 - 1000m. Các dãy núi này phân bố xen kẽ các dãy núi đá vôi nhưng

12


không thực sự phổ biến, có mặt ở phía tây bắc huyện Bá Thước, đông bắc thị
trấn Hồi Xuân. Đây là vùng núi cao, có nhiều đỉnh nhọn, nhấp nhô thường
diễn ra hiện tượng xâm thực trên sườn núi có độ dốc lớn gây ra sự đổ vỡ của
các khối đá gốc. Chính vì vậy, chúng ta gặp vô số đá gốc dạng khối tương đối
sắc cạnh ở sườn chân núi hay trong lịng các dịng śi nhỏ ở trong khu vực này.
Ven theo thung lũng sông Mã, sông Chu, sông bưởi ở vùng trung lưu
hình thành các thềm xâm thực bậc 3 và bậc 2 có diện tích phân bố khá rộng
tạo nên các bãi bồi ven sông hoặc xa hơn là các cách đồng aluvi hẹp.
1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Theo các công trình nghiên cứu về địa lý tự nhiên thì miền núi Thanh
Hoá là vùng chuyển tiếp giữa á miền phía Tây và á miền phía Tây Thanh Nghệ thuộc miền Tây Bắc của nước ta [64]. Chế độ nhiệt ẩm gió mùa cũng
tạo ra hai mùa rõ rệt: mùa đông khô lạnh và mùa hề nóng ẩm.
Vào mùa đông, gió mùa đông bắc do bị các dãy núi cao ở giữa sông Đà
và cao nguyên Mộc Châu - Đồng Giao chặn lại nên ảnh hưởng yếu hơn. Mùa
lạnh thường bắt đầu bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào khoảng trung tuần
tháng 3. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình của tháng này là
170C, lúc lạnh nhất khoảng 3 - 40C.

Về mùa hè, gió mùa tây nam đem lại thời tiết nóng và mưa nhiều. Nhiệt
độ trung bình vào khoảng tháng 7 (tháng nóng nhất trong năm) khoảng 270C,
tối đa lên tới 410C. Mùa mưa trong khu vực thường bắt đầu vào tháng 6 kết
thúc vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, thường chậm hơn các khu vực
khác gần một tháng. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9. Từ
tháng 1 đến tháng 3 là thời kỳ có lượng mưa ít nhất. Lượng mưa trung bình
hàng năm ở khu vực này khá lớn khoảng trên dưới 2000mm. Vào mùa hè đôi

13


khi có những luồng không khí khô nóng gây hiện tượng “Fơn” (gió Lào).
Mùa đông sương muối khá phổ biến ở khu vực phía bắc.
Hệ thớng sơng ngịi ở miền núi Thanh Hoá chủ yếu là sông Mã, sông
Chu và sơng Bưởi. Dịng chính của sơng Mã bắt ng̀n từ vùng núi cao
Phouei Long cao 2179m, chảy theo hướng tây bắc - đông nam qua Sơn La,
Sầm Nưa đổ vào đất Thanh Hoá ở huyện Mường Lát qua Quan Hoá, Bá
Thước, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Hoằng Hoá rồi ra biển. Đoạn chảy qua các
huyện ở miền núi Thanh Hoá có tính chất chuyển tiếp từ thượng lưu sang
trung lưu. Từ Hồi Xuân (Quan Hoá) trở về hạ lưu tới Diễn Lộc, Phong Ý
(Cẩm Thuỷ) tính chất trung lưu nơi thể hiện rõ. Tại đây thung lũng sông mở
rộng, ghềnh thác tuy vẫn cịn nhưng ít hơn, đợ dớc đáy sơng hạ thấp rõ rệt, chỉ
còn khoảng từ 1 - 3%. Ở đoạn trung lưu, sông Mã chảy qua vùng đá vôi và
diệp thạch là chủ yếu. Từ Hồi Xuân, sông Mã còn nhận thêm nước từ hai chi
lưu lớn là sơng L̀ng và sơng Lị chảy từ phía tây nhập lại. Suất phát từ Quan
Hoá đến Cẩm Thuỷ liên tục có các nhánh suối nhỏ chảy len lõi trong các
thung lũng karst đổ vào sông Mã. Các thung lũng karst chủ yếu nằm ở tả ngạn
sông Mã tiêu biểu là các thung lũng Hạ Trung, Ban Công, Lũng Liêm, (Bá
Thước), thung lũng Cẩm Thượng (Cẩm Thuỷ). Chính hệ thống suối trong các
thung lũng mái đá vôi ven bờ sông Mã là nguồn cung cấp nước, nguyên liệu

và môi sinh chủ yếu của cư dân tiền sử khu vực này.
Ngoài hệ thống sông Mã là chủ yếu, phía nam của khu vực này cịn bao
gờm hệ thớng sơng Chu chảy qua huyện Ngọc Lặc ở đoạn trung lưu. Các chi
lưu của sông Chu phía tả ngạn bắt nguồn từ các thung lũng karst vùng giáp
danh Ngọc Lạc và Cẩm Thuỷ. Cũng như sông Mã, thung lũng núi đá vôi của
các con suối chi lưu sông Chu phần thượng du chuyển tiếp xuống trung du là
địa bàn cư chú của cư dân văn hoá Hoà Bình.
1.5. Động và thực vật
14


Thực vật ở miền núi Thanh Hoá thuộc vành đai thực vật mang tính chất
nhiệt đới khá rõ. Điển hình là các loài trong họ đậu, họ bờ hịn, họ tre nứa, họ
dừa. Mặt khác còn có nhiều loại thực vật từ miền Nam như Gụ (Sindora cochinchinensis), Kiền Kiền (Hopea - pierrei). Thực vật ở vùng này còn có
đặc điểm xen kẽ nhiều vành đai thực vật từ nhiệt đới, á nhiệt đới đến ôn đới.
Chủ yếu là hai vành đai rừng kín thường xanh quá ẩm nhiệt đới và rừng kín lá
rộng thường xanh, điển hình là rừng táu, xen kẽ với thực vật á nhiệt đới núi
cao như Quercus - pasania, Padocarpus - embricatus. Rừng kín thường xanh
ẩm và quá ẩm phổ biến ở Sơn La, Mường Tè, Mường Lay, Lào Cai, Yên Bái,
Nghĩa Lộ, Hoà Bình, Vườn Quốc Gia Cúc Phương, trong á miền núi Thanh Nghệ. Thực vật ở đây là những giống loài thực vật nhiệt đới có thành phần
phức tạp không tìm được loại cây ưu thế. Rừng có nhiều tầng do nhiều loại
cây có độ cao khác nhau. Đây là đới rừng phở biến ở miền Thanh Hoá. Ngoài
ra cịn có kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, kiểu rừng này hình thành
trong điều kiện khí hậu có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, những cây tầng cao
mùa khô rụng lá, rừng cũng có nhiều tầng rậm rạp, có cả cây thường xanh và
cây rụng lá mọc xen kẽ nhau.
Có thể nói, miền núi Thanh - Nghệ cũng giống như khu rừng Quốc Gia
Cúc Phương thuộc vành đai thực vật phong phú nhất ở nước ta. Các loại cây
gỗ quý như Táu (Vatica tonkinensis), Lim (Eythorophloeum fordii), Sến
(bassia pasquieri), Nghiến (Pentace tonkinensis), Trám Đen (Canarium

nigrum), Trám Trắng (Canarium Album),… Rừng miền núi Thanh - Nghệ
còn có nhiều lâm sản có giá trị như măng, Nấm Hương, Mộc Nhỉ; nhiều loại
cây có củ, hạt có chất dinh dưỡng mà người tiền sử có thể đã thu lượm làm
thức ăn.
Động vật ở Thanh Hoá khá phong phú, có quan hệ với đông vật Miến
Điện, Lào, Vân Nam lại gần gũi với quần động vật khu vực Hoà Bình, Ninh
15


Bình, Sơn La. Một số loài hiện nay vẫn tồn tại như vượn (Hylobates
concolor), sóc bay (Hylobates Petanrista), khỉ (Macaca Assamensis), nai
(Rusa Unicolor), hoẵng (muntiacus muntijac),… Hẳn trước đây còn có nhiều
loài khác như: Hổ (Fealis tigris), báo Sao (Fealis Pardus), voi Ấn Độ (Elephas
Indicus), Tê Giác (Rhinoceros),… Các loại gặm nhấm, chim, đợng vật thân
mềm hiện vẫn cịn tờn tại khá phong phú.
Có thể nói, miền núi Thanh Hoá khá tiêu biển cho sự đa dạng phong
phú của quần xã sinh vật. Chính nguồn lợi tự nhiên này đã tạo điều kiện thuận
lợi để cư dân tiền sử sinh sống trong điều kiện kinh tế khai thác tự nhiên tồn
tại khá lâu dài với mật độ dân cư khá đông trong các thung lũng nhỏ hẹp.
1.2. Tình hình phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học hang động thời
đại đá ở miền núi Thanh Hóa
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945
Trong những năm 1921 - 1925, M.Colani với vai trò là cộng tác viên
của H.Mansuy đã phát hiện, nghiên cứu và thiết lập nền văn hoá Bắc Sơn nỗi
tiếng phân bố ở vùng sơn khối đá vôi Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn [176]. Sau đó
liên tục từ năm 1926 đến năm 1929, M.Colani tiến hành điền dã, khai quật
trên hầu hết các khu vực tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình gồm các huyện: Tân Lạc,
Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ. Trong thời gian này,
với công trình “Thời đại đá trong tỉnh Hoà Bình (Bắc Kỳ)”, M.Colani đã đề
xướng thuật ngữ “Văn hoá Hoà Bình” và nêu lên những đặc trưng cơ bản và

phân chia 3 giai đoạn phát triển của văn hoá này từ cuối thời đại đá cũ đến
văn hoá thời đại đá mới [173]. Trong tác phẩm đầu tay này, nhiều quan điểm
của nữ học giả vẫn còn giữ nguyên giá trị nhất là về niên đại và phân chia các
giai đoạn phát triển của văn hoá Hoà Bình.
Cuối năm 1929 đầu năm 1930, M.Colani phát hiện 16 di tích hang động
ở vùng giáp ranh giữa Ninh Bình và Thanh Hoá (vùng miền núi Thanh Hoá),
16


như: Đồng Giao, Xuân Lũng, Thạch Lũng, Mỹ Tế, Đá bạc, hang To (huyện
Thạch Thành), Mộc Thạch, Lộc Thịnh (Ngọc Lặc), Bất Mợt, Chịm Vạn,
Chịm Bét, Làng Bon, Chịm Đờng, Điền Hạ, Thạch Sơn (Cẩm Thuỷ), Xóm
Sật (Quan Hoá). Các di tích này nằm trong dãy núi đá vôi khi liên tục, khi đứt
gãy chạy từ Mai Châu (Hoà Bình) qua vùng thượng du và trung du sông Mã
tới lưu vực sông Con và sông Chu. Trong những di tích này, một số có tầng
văn hoá khá dày, số lượng di vật phong phú như làng Bon, Chịm Đờng, Điền
Hạ III. Đồ đá ở đây phổ biến là các loại hình công cụ hình bầu dục, hình đĩa,
rìu ngắn khá đặc trưng cho văn hoá Hoà Bình. Khi nghiên cứu hai mảnh
xương hàm ở Làng Bon, E.leriche đã cho biết tuổi địa chất của di chỉ này vào
văn hoá Hoà Bình trong đó có thể có một số giai đoạn hậu kỳ đá cũ như hang
To, Thạch Sơn, Lộc Thịnh I, Mộc Trạch vì ở đây không có công cụ mài mà
phổ biến công cụ ghè đẽo thô sơ.
Sau đợt điền giã ở vùng núi Thanh Hoá, M.Colani tiếp tục khảo sát các
di tích Hoà Bình ở vùng Quy Đạt (Quảng Bình). Những phát hiện ở khu vực
này được công bố trong tập “Nghiên cứu tiền sử Đông Dương” năm 1931.
Trong thời thuộc Pháp, những kết quả nghiên cứu của Colani lần lượt
được công bố ở Trường Viễn Đông Bác Cổ và cả ở nước Pháp. Những nghiên
cứu về thời đại đá của Colani ở nước ta nói chung, miền núi Thanh Hóa nói
riêng có tính đột phá và mở đường cho những nghiên cứu toàn diện, hệ thống
sau này. Tuy nhiên, sau Colani có rất ít người Pháp tiếp tục quan tâm, nghiên

cứu đến những gì mà Bà đã quan tâm. Do đó, từ những năm 1936 - 1945 tình
trạng khảo sát, khai quật, nghiên cứu của người Pháp về hang đợng ở miền
núi Thanh Hóa khơng cịn được tiến hành như thời kỳ 1928 - 1932 và những
kết quả nghiên cứu của Colani có rất ít người Việt biết đến hay tham gia cộng
tác để nghiên cứu.
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1945 đến 2009
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những năm hòa bình lập
lại ở Miền Bắc, cả nước phải tập trung sức người, sức của cho sự nghiệp
17


kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Do đó, trong giai đoạn này những
nghiên cứu về thế giới hang động ở khu vực miền núi Thanh Hóa dường như
không diễn ra. Bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học
trong nước phối hợp với các nhà khảo cổ học đến từ Liên Xô, Trung Quốc
tiến hành khảo sát, nghiên cứu một cách khá hệ thống về hệ thống hang động
ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Ở khu vực miền núi Thanh Hóa, năm 1967, tại thôn Mộc Long, xã
Thành Minh, huyện Thạch Thành, Đội Khảo cổ học phát hiện và khai quật Mái
đá Mộc Long (gọi là Mộc Long 1) và hang Mộc Long (hay Mộc Long 2).
Tháng 11 - 1974, cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương, trong khi điều tra
cảnh quan và di tích lịch sử khu vực tây nam Vườn đã phát hiện di tích hang
Con Moong. Tháng 1 - 1975, Viện Khảo cổ học kết hợp với Vườn q́c gia
Cúc Phương thăm dị xác minh di tích này. Kết quả cho thấy địa điểm khảo cổ
học hang Con Moong thuộc văn hoá Hoà Bình. Bên cạnh công cụ ghè đẽo
xuất hiện công cụ mài lưỡi, song công cụ ghè đẽo giữ địa vị chủ đạo.
Năm 1976, Viện khảo cổ học khai quật hang Con Moong - xã Thành
Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, trong phạm vi vườn Quốc Gia Cúc
Phương [18], [96], [126]. Kết quả nghiên cứu tại di chỉ này đã đưa ra một trật
tự địa tầng có sự diễn biến văn hoá từ Sơn Vi - Hoà Bình - Bắc Sơn. Lần đầu

tiên khảo cổ học có cứ liệu để minh chứng cho quá trình phát triển liên tục
của Kỹ nghệ công cụ cuội từ hậu kỳ đá cũ sang sơ kỳ đá mới ở nước ta.
Năm 1976, Viện Khảo cổ học phát hiện hang Lai (Đặng Hữu Lưu, Vũ
Thế Long 1977). Kết quả nghiên cứu cho thấy hang Lai là một địa điểm văn
hoá Hoà Bình muộn, hơn nữa con có vết tích đồ gốm tiền sử thuộc giai đoạn
muộn hơn. Năm 2008 - 2009, Viện Khảo cổ học tiến hành thám sát, khai quật
hang Lai phục vụ cho việc lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là Di
sản văn hoá thế giới Hang Con Moong.

18


Năm 1977, Viện Khảo cổ học bắt đầu tiến hành khảo sát trở lại miền
núi Thanh Hoá. Đợt khảo sát này đã phát hiện được công cụ đá trong trầm
tích Pleistocen muộn chứa hoá thạch động vật ở hang Trống và Mái đá núi
Một thuộc huyện Cẩm Thuỷ [129].
Đến năm 1984, miền núi tỉnh Thanh Hoá mới thực sự tiếp tục trở lại
với các đợt điều tra khảo cổ học, cổ sinh vật học tại huyện Bá Thước [114],
[128]. Ngoài việc phát hiện Mái đá Điều còn có những phát hiện khác về cổ
sinh và khảo cổ. Các di tích cổ sinh ở hang Cuông, hang Làng Cốc, hàng
Làng Tráng, hang Long chứa hoá thạch động vật có tuổi Pleistocene muộn
[117], [128]. Di tích khảo cổ trong hang động phân bố khá dày đặc và tập
trung chủ yếu ở các xã Hạ Trung, Tân Lập và Ban Công, xung quanh các
thung lũng núi đá vôi ven bờ phía tả ngạn sông Mã. Một số di tích đáng chú ý
là hang Trâu, hang Ma Xá, hang Chuông, Mái đá Điều, hang Anh Rồ (thuộc
xã Hạ Trung), hang Cuôn thuộc xã Tân Lập [114].
Hai năm sau khi phát hiện, năm 1986, Viện Khảo cổ học tiến hành khai
quật lần thứ nhất di chỉ Mái đá Điều [116]. Cuộc khai quật lần thứ 2 di chỉ
Mái đá Điều được tiến hành ở các năm 1988 và 1991, với sự hợp tác giữa
Viện khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn Lâm khoa

học Bungary. Mục đích của cuộc khai quật này là tiếp tục nghiên cứu về địa
tầng, sự biến đổi về khí hậu môi trường trong giai đoạn chuyển biến từ
Pleistocene sang Holocene, thực hành các phương pháp hợp tác khai quật
khảo cổ trong hang động. Kết quả khai quật hợp tác trên vẫn chưa được công
bố chính thức duy mới chỉ có một số công trình mang tính chất báo cáo sơ bộ
do phía Việt Nam công bố [2], [5], [10], [73]. Cuộc khai quật lần thứ 3 di chỉ
Mái đá Điều được tiến hành vào cuối năm 1995 đầu năm 1996 [49], [50].
Từ năm 1988 đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm nhiều di chỉ
hang động khác: hang Thung Khú, hang Cáng Nạo, hang Làm, Ma Xá II (xã
19


Hạ Trung), hang Dơi, hang Ma Đồng, hang Cao, hang Pha Máy (xã Ban
Công), hang Kha, hang Làng Tráng (xã Lâm Xa) [23], [3], [8], [48], [98],
[117]. Hiện nay trên địa bàn huyện Bá Thước đã biết đến 17 di tích thời đá
trong hang động và 4 di tích cổ sinh.
Trên địa bàn huyện Thạch Thành, trước đây M.Colani phát hiện hang
Mỹ Tế (hang No), hang Đá Bạc, hang Tọ, mái đá Thạch Lũng, hang Ớc, hang
Dơi, hang Lợc Thịnh I và II, hang Mộc Trạch. Năm 1988, hang Lý Chùn,
được Viện Khảo cổ học phát hiện và được ghi nhận có hoá thạch của các loài:
tê giác, hươu, nai,…(Hà Văn Tấn, Lê Tạo, 1988). Hang nằm ở chân Núi Voi xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Hang có diện tích nhỏ và thấp, trong lòng
hang người thời hiện đại chơn nhiều vị, vại. Trên vách cửa và các ngách
trong đều còn trầm tích màu vàng. Trong các mảng trầm tích ấy có di cốt hoá
thạch các loài động vật đặc trưng cho Late Pleistocene. Năm 2008 - 2009,
Viện Khảo cổ học tiến hành thám sát, khai quật di tích phục vụ cho việc lập
hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận di chỉ khảo cổ học hang Con
Moong là Di sản văn hóa thế giới.
Năm 1993, Viện khảo cổ học đã điều tra tại huyện Thường Xuân, phát
hiện ở hang Lù ở xã Xuân Cao [88]. Cùng năm, Khoa Lịch Sử - Trường Đại
Học Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia Hà Nội phối hợp với Bảo tàng

tỉnh Thanh Hoá tiến hành khảo sát khảo cổ trên địa bàn huyện Cẩm Thuỷ,
phát hiện một số hang động thuộc văn hoá Hoà Bình. Trong đó có hang Long
Sơn và hang Cố có tầng văn hoá dày, di vật phong phú [169].
Năm 1994, trong đợt điều tra khảo cổ học ở huyện Cẩm Thuỷ, Viện
Khảo cổ học phát hiện dưới di tích hang Tăng - xã Cẩm Lương. Di chỉ này có
tầng văn hoá dày gần 1m, di vật khá phong phú bao gồm những công cụ
truyền thống kiểu chopper rìa dọc, chopper rìa ngang, một số công cụ mảnh
cuội bổ với một rìa lưỡi hoặc lưỡi xung quanh. Nhìn chung, sưu tập đồ đá ở
20



×