Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TRỐNG ĐỒNG VẬT “THIÊNG” CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT - ÂU VIỆT TỔ TIÊN CHUNG CỦA NGƯỜI KINH VÀ NHÓM NGÔN NGỮ TÀY THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.6 KB, 18 trang )

TRỐNG ĐỒNG VẬT “THIÊNG” CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT - ÂU VIỆT TỔ
TIÊN CHUNG CỦA NGƯỜI KINH VÀ NHÓM NGÔN NGỮ TÀY THÁI

Dương Đình Minh Sơn

Theo sách Khảo công đồ ký một nhạc khí bằng đồng phải đảm bảo 17% thiếc
trong hợp kim đồng, nhưng đằng này trống đồng Đông Sơn loại I Heger tỷ lệ thiếc chỉ có
0,5%, còn tỷ lệ chì thì cao đến 25% mà chì thì làm câm tiếng lại. Do đó trống đồng không
chỉ của Đông Sơn ở Việt Nam mà của cả vùng Đông Nam Á là vật “thiêng”. Còn ai nói
trống đồng là một nhạc khí là nguỵ biện, nhai lại lời của Mã Viện, kẻ rắp tâm phá nát nền
văn hoá tâm linh vật “hèm” (trống đồng) của người Lạc Việt
1
.
* * *
Lạc Việt là một khái niệm rất rộng, bởi đó là tổ tiên chung của cư dân nhóm ngôn
ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khơ me. Người Lạc Việt từ thiên kỷ thứ IV đến
thứ I trước công nguyên có địa bàn cư trú từ bờ nam sông Trường Giang (nay thuộc lãnh
thổ Trung Quốc) đến phía Nam, tận các Hải đảo của nhóm cư dân nói tiếng Môn - Khơ
me, trong đó trung tâm là người Lạc Việt. Từ trên quê hương rộng lớn ấy, đã sản sinh ra
nền văn minh trống đồng, cho nên hiện thời giới khảo cổ học đã khai quật loại cổ vật ấy ở
các di chỉ, đến nay số lượng phát hiện được, đã lên đến gần 3000 chiếc, được trưng bày ở
các bảo tàng trong khu vực.
Mỗi dân tộc trong cộng đồng người Lạc Việt (Bách Việt) đều đã đóng góp trí tuệ,
công sức của họ trong việc tạo dựng nên nền văn minh Đông Sơn, trong đó đặc biệt là
biểu trưng vật linh trống đồng.
Trong thời tiền sử, mỗi dân tộc đều có một vật “thiêng”, tượng trưng cho văn hoá
tâm linh của dân tộc mình và quyền uy của tù trưởng. Có tộc vật “thiêng” là chiếc gậy, có
tộc vật “thiêng” là cái mũ (ví dụ chiếc “gậy” và “nón” của Chử Đồng Tử - Giao Chỉ), hoặc
với người Thiên chúa giáo vật “thiêng” cao nhất là Kinh thánh, vật “thiêng” thứ đến là
Thánh giá. Còn vật “thiêng” cao nhất của người Lạc Việt là “hèm” trống đồng.


1
Dương Đình Minh Sơn: Trố ng đồng vậ t linh hay nhạ c cụ . Thông báo khoa họ c Việ n âm nhạ c số
12 tháng 8 nă m 2004 tr48-59.
Ở người Lạc Việt, Giao Chỉ là vật “hèm” Ngọc Lũ (hình 1), vật “thiêng” thứ đến
là “ấn” đồng có viền dây Tơ hồng xung quanh (hình 2), vật “thiêng” của nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái là trống đồng loại II chăng, trong phân loại trống đồng của Heger.
Fr.Heger tác giả người Áo (1902) đã phân trống đồng làm bốn loại, ký hiệu: I-II-
III-IV La Mã. Việc phân loại đó của ông, cho đến nay vẫn còn giá trị, vì thế khi nói về
các loại trống này, thì tên ông được ghi kèm theo từng loại trống.
Để tiến hành phân loại, Heger đã khảo tả chi tiết về các yếu tố: kết cấu hình dáng
và hình ảnh các motif hoa văn trang trí trên từng trống đồng (144 chiếc ở các Bảo tàng
của các nước châu Á và châu Âu đương thời) theo đó ông coi trống đồng loại I xuất hiện
đầu tiên, ở miền Bắc Việt Nam
2
.
Việc Fr.Heger coi trống đồng loại I xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam từ thời cổ đại,
sau này (1983) tương đồng với ý kiến đó và còn nâng lên thành vật “thiêng” biểu trưng
quyền uy của một tôn giáo, đó là nhà học giả người Australia H.Loofs-Wwiosowa với
thuyết “Biểu chương vương quyền”, coi trống đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp
pháp. Ông cho rằng, có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở Bắc Việt Nam thời cổ, tương tự
với quyền uy của giáo hoàng ở phương Tây. Theo ông các tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng
Đông Nam Á cổ đã cử sứ bộ đến Bắc Việt Nam để xin ban các trống đồng mà với chúng,
họ có thể làm vua hợp pháp
3
.
Vào thời đó trong 15 bộ của nước văn Lang - Giao Chỉ đã có bộ lạc của nhóm
ngôn ngữ Tày - Thái. Tuy nhiên nếu bộ lạc của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái nào đó mà ở
xa, không nằm trong nước Văn Lang của Vua Hùng thì các tộc trưởng cử sứ bộ đến nước
Văn Lang để xin trống đồng, hoặc vua Hùng cho đưa mẫu về đúc tại quê hương của bộ
tộc nhóm Tày - Thái đó. Điều này giải thích tại sao có sự thống nhất về nhiều yếu tố của

mẫu hình trống đồng, còn tính dị biệt thì không đáng kể, ngoài ra còn hàm nghĩa sâu kín
ẩn tàng trong hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Đó là điểm khởi nguyên của văn minh trống
đồng.
Vật “thiêng” (Tabu) tiếng Thái gọi là “căm dăm” là vật linh thiêng huyền bí, bí
hiểm, điều không được nói ra, động đến thánh thần. Không phải dễ để ai cũng biết được
nội dung. Muốn biết (nội dung) phải thông qua thần chú của thày mo.

2
Fr.Heger: Những chiế c trố ng kim khí ở Đông Nam Á (chữ Đức), Lai xích, Bả n photo gố c do Tiế n
sĩ Ngô Thế Phong, Việ n Bả o tà ng Lị ch sử Việ t Nam cung cấ p.
3
H.H E Loofs Wwiosowa: The distribution of Dong Son drums: somes thoughts in Peter Snoy (cd)
Ethnologie und Geshicte (Sự phân bố củ a trố ng Đông Sơn: và i suy nghĩ ) trong Perter Snoy (chủ
biên) “Dân tộ c họ c và lị ch sử” Wiessbaden 1983 tr410-417, dẫ n theo Lị ch sử tư tưởng Việ t Nam,
Sđ d, tr.61
Tâm thức về vật “thiêng” trống đồng của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, thì trống
đồng là vật linh biểu trưng quyền uy của tộc trưởng, hồn thiêng của dân tộc. Người Thái
ở Việt Nam nhiều vùng như Sơn La, Điện Biên vẫn chôn giấu trống đồng của dòng tộc,
sau ngày hoà bình thống nhất đất nước, họ mới đào trống đồng lên, đưa vào Bảo tàng
Tất nhiên ngày nay đi tìm lịch sử chế tác trống đồng ở từng tộc người, có tổ tiên
chung là người Lạc Việt, thì hẳn không có tư liệu thành văn nữa. Bởi trải một ngàn năm
Bắc thuộc, bản sắc văn hoá của người Lạc Việt đã bị nền văn minh phương Bắc đồng
hoá, còn những cứ liệu số thì bị tịch thu, số thì bị tiêu huỷ Vì thế ngày nay chúng ta chỉ
căn cứ vào những hiện vật trống đồng, do giới khảo cổ phát hiện được qua khai quật ở
từng tộc người, cộng thêm một số ít ỏi cứ liệu trong thư tịch cổ Trung Quốc Để từ đó,
người viết phỏng đoán chắp nối, rồi đưa một số phác đồ về việc chế tác trống đồng của
từng cư dân trong cộng đồng di duệ xưa kia có chung tổ tiên với người Lạc Việt.
Tư liệu ở đây, trích trong công trình Giải mã hoa văn trống đồng là kết quả của
nhiều năm nghiên cứu văn hoá Đông Sơn của chúng tôi. Tư liệu này nói việc chế tác
trống đồng ở người Lí, người Lão trong nhóm cộng đồng ngôn ngữ Tày - Thái, đựơc ghi

trong sách Quảng Châu ký của Bùi Thị (Trung Quốc) - người Lý tức là người Lự ngày
nay là người Lão nay là người Lào (Cầm Trọng)
Sách Quảng Châu ký của Bùi Thị xuất hiện vào khỏang 420-487 sau công nguyên
nói việc người Lý người Lão ở thế kỷ III công nguyên đúc đồng làm trống. Sách hiện nay
đã thất truyền, chỉ còn lại những đoạn dẫn, để chú giải cho Hậu Hán thư và được bảo
quản trong văn bản Hậu Hán thư. Đoạn văn trong sách Quảng Châu ký được dịch như
sau:
Người Lý người Lão đúc đồng làm trống. Trống lấy cao lớn làm quý, mặt trống
hơn một trượng (khoảng 0,90m). Lúc mới đúc xong, treo trống ở sân, buổi sáng bày rượu
mời đồng loại đến. Người đến đầy cửa, con trai con gái nhà hào phú lấy vàng bạc làm
thoa lớn, cầm thoa gõ trống, gõ xong để lại cho chủ nhân
4
- nguyên bản Hán văn như sau:
“Lý Lão trù đồng, vi cổduy cao đại vi quý, diện khoát trượng dư sơ thành huyền ư
dình khắc thần trí tửu chiếu chỉ đồng loại lai giả doanh môn hào phú, tử nữ dĩ kim ngân
vĩ đại thoa chấp dĩ khấu cổ khấu cánh lưu dĩ chủ nhân dã”.

4
Dẫ n theo Nguyễ n Duy Hinh: Trố ng đồng trong sử sách, Tạ p chí Khả o cổ họ c, số 13/1974, tr.18-
35
Tư liệu này chỉ rõ người Lý - Lão đúc trống đồng là hoàn toàn phù hợp với bốn
chữ “trống đồng Lạc Việt” trong sách Hậu Hán thư, nói việc Mã Viện lấy trống đồng Lạc
Việt ở Giao Chỉ đưa về nước đúc ngựa đặt trước cửa điện Tuyên Đức.
Sách Quảng Châu ký cung cấp thêm cho chúng ta hai cứ liệu quan trọng. Thứ
nhất, trống đồng càng lớn càng quý, mặt rộng tới một trượng, đó là loại trống đồng lớn.
Thứ hai ghi lại lễ khánh thành trống đồng, đó là việc treo trống trước sân, mở tiệc rượu,
mời dân chúng đến rất đông, con nhà hào phú dùng thoa bằng vàng, hoặc bằng bạc ấy
cho nhà chủ. Ở đây chủ nhân và khách đều là bậc hào phú, quan lại, tầng lớp trên của
người Lý người Lão
5

.
Có thể, chỉ cần dẫn việc chế tác trống đồng của người Lý người Lão, chúng ta liên
hệ đến việc chế tác trống đồng của các dân tộc khác trong đại cộng đồng Lạc Việt, cư trú
trên một vùng đất rộng lớn xưa kia, từ bờ sông Dương Tử (nay ở Trung Quốc) - đến các
quần đảo phía Nam - cư dân ngôn ngữ Môn Khme.
Theo nhà học giả Phạm Huy Thông: văn hoá khảo cổ Đông Sơn đã được chứng
minh là thuộc thời đại đồng và thời đại sắt sớm - trải dài 2500 đến 2000 năm từ khoảng
thiên kỷ III trước công nguyên, cùng với trung du sông Hồng là “trục trung tâm: cương
vực trải phía Nam xa đến đèo Hải Vân tận xứ Quảng không xa hồ Động Đình, gồm Vân
Nam và Lưỡng Quảng ngày nay của Trung Hoa Văn hoá Đông Sơn phát triển một thời
với sức sống mãnh liệt ở hai bên “trục” sông Hồng ấy
6
.
Điều đặc biệt của người vùng này là tâm thức về “đôi rắn quấn nhau nuốt voi”
(hình 3)
7
tức là hình ảnh về dây “Tơ hồng” của người Kinh (hình 4) và dây “Xai Peng”
của người Thái (hình 5). Họ lấy đó làm hình ảnh biểu trưng sức mạnh của dân tộc: ở chỗ
đoàn kết, gắn bó chung lưng đấu cật thì sẽ làm nên tất cả và lấy đôi vợ chồng làm tiêu chí
- với câu ca:
- Thuận vợ thuận chồng
Tát bể đông cũng cạn
- Thuận bè thuận bạn
Tát cạn bể đông

5
Phạ m Huy Thông: Lờ i giới thiệ u trong sách Dong Son Drumss in Viet Nam, Trung tâm xã hộ i quố c
gia, Nxb Khoa họ c xã hộ i, H.1999, tr.272
6
Dương Đình Minh Sơn: Dây tình người Thái (Dây tơ hồ ng), Tạ p chí Dân tộ c họ c và thời đại,

số 30/1996, tr.2-3
7
Dương Đình Minh Sơn: Đôi rắ n quấ n nhau nuố t voi là hình ả nh củ a dây Tơ hồ ng, Thông báo
khoa họ c Việ n bả o tà ng Lị ch sử Việ t Nam số 1 nă m 2002, tr.115-119
Khi vợ chồng đã “thuận” thì bể Đông còn tát cạn, huống hồ nuốt một con voi thì
chẳng thấm vào đâu, hoặc thuận bè thuận bạn thì cũng tát cạn bể Đông Đó là tâm thức
của người phương Nam - Bách Việt, trong đó người Việt Giao Chỉ là Trung tâm
8
.
Trống đồng xuất hiện trong vành đai văn hoá của “Trục” Sông Hồng ấy. Có điều
loại trống địa phương nào có trước, loại trống địa phương nào có sau (xem sách “Giải mã
văn hoá trống đồng” của chúng tôi sắp công bố).
“Trống đồng” là dịch từ chữ “đồng cổ” của Trung Quốc, do tướng Mã Viện nguỵ
tạo ra, khi y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40-
43 sau Công nguyên
9
. Trong cuộc đàn áp đẫm máu đó, Mã viện đã bắt trên 300 Cừ soái,
Lạc tướng của cuộc khởi nghĩa đày sang Ling Lăng và tịch thu hết vật “thiêng” (trống
đồng) là tỏ lòng thuần phục (quan niệm xưa). Điều đó chứng tỏ “vật thiêng” (trống đồng)
gắn liền với Cừ soái, Lạc tướng là lực lượng lãnh đạo Việt tộc hoá Hán: Trống đồng biểu
tượng cho linh hồn và quyền uy của nước Văn Lang - Giao Chỉ, là vật linh hiệu triệu dân
tộc đứng lên chống ngoại xâm.
Mã Viện nhận thấy giá trị tâm linh của loại cổ vật này, cho nên y thực hiện một
loạt các biện pháp nhằm làm mất tính tâm linh của loại cổ vật ấy. Trước hết là cấm người
Lạc Việt - Giao Chỉ sản xuất, tàng chữ vật “thiêng” (trống đồng). Thứ đến y gọi loại vật
linh ấy là “đồng cổ” - một nhạc khí, ngoài ra còn cổ vũ cho việc đúc và đánh trống đồng
trong những quan lại của các quận ở vùng Lưỡng Quảng (nay bên Trung Quốc) cho nên
ngày nay ở bên đó người ta mới có tiết mục biểu diễn trống đồng: hai người khiêng, một
người đánh, như kiểu một tiết mục đánh trống da của người Việt. Thứ ba, khi về nước Mã
Viện dùng số trống đồng cướp được ở Giao Chỉ đúc ngựa, đặt trước cửa điện Tuyên Đức

với thâm ý: Loại linh vật của Lạc Việt chỉ như con ngựa cho Hán Đế cưỡi (D.Đ.MS).
Việc một ngàn năm Bắc thuộc nền văn minh Đông Sơn, tiêu biểu là trống đồng
của người Lạc Việt - Giao Chỉ nói riêng và nền văn minh của cộng đồng Lạc Việt nói
chung, trong đó ngôn ngữ Tày - Thái còn phải li hương, cho nền văn hoá của họ cũng
chịu chung số phận bị đồng hoá theo nền văn minh phương Bắc. Ngày nay, chúng ta tìm
lại dấu tích cái “thần” của nền văn hoá cội nguồn, của anh linh Tiên tổ ngàn xưa, trong đó
trống đồng Đông Sơn là báu vật, mà tiêu biểu là trống Ngọc Lũ.
Trống Ngọc Lũ - kiệt tác có một không hai của nhân loại - kết tinh nên văn minh
Đông Sơn - Lạc Việt - hun đúc hào khí anh linh sông núi - quốc huy nước Văn Lang -

8
Lê Chí Thiệ p, Kinh Dị ch nguyên thuỷ , Nxb Vă n họ c, 1994.
9
Dương Đình Minh Sơn, Hình ả nh “giã“ trố ng đồng không có trong sử sách, Tuầ n báo Người
Hà Nộ i, Số 32/6/2004, tr.2.
biểu chương vương quyền của Vua Hùng - bức thông điệp bằng ký hiệu mật mã ghi trên
lớp đồng thau không han rỉ - gửi các dân tộc anh em gần xa đương thời và truyền lại cho
muôn đời hậu thế.
Nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn viết: Tổ tiên ngàn xưa muốn nói gì khi khi chạm
khắc những hình người và động vật, những hoa văn trang trí trên trống đồng? Đó là
những bức tranh hiện thực, những đường nét mang tính chất thẩm mỹ đơn thuần hay
những hình tượng đã được mật mã hoá chứa đựng những ý nghĩa sâu kín, có thể liên quan
đến tôn giáo hay lịch pháp? Công việc giải mã thứ ngôn ngữ đó tất nhiên không phải dễ
dàng
10
.
Ông viết tiếp: Đi tìm cội nguồn của kỹ thuật và nghệ thuật của trống đồng, không
phải chỉ là bảo vệ niềm tự hào của quê hương trống đồng, mà còn để bác bỏ những luận
thuyết muốn tìm nguồn gốc trống đồng cũng như nền văn minh Đông Sơn ngoài biên giới
Việt Nam.

Một báu vật (Ngọc Lũ), hàm ẩn tâm linh do Tổ Tiên của người Lạc Việt Giao Chỉ
tạo ra từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên, nhưng đã hai ngàn năm nhận thức sai về bản
chất của “Vật linh” này. Nay khoa học vật lý và khoa học nhân văn đã tìm ra bản chất của
nó. Lẽ nào chúng ta lại cứ theo vết sai cũ cứ gọi “trống đồng” và sử dụng nó như một
nhạc khí mãi. Vậy giải pháp đưa ra vật “hèm” “Hùng Linh” vào đúng vị trí tâm linh mà
Tiên Tổ từng tôn thờ như sau:
1) Nay gọi trống đồng là “Hùng Linh” - Hùng Linh ở đây có hai nghĩa. Thứ nhất:
“Hùng Linh” là Vật linh do Vua Hùng tạo ra, thứ hai, “Hùng Linh” - thì “Hùng” là hùng
khí, còn “Linh” là anh linh sông núi, hồn thiêng dân tộc tụ hội lại. 2) Trong lễ hội đền
Hùng và ở các nơi khác không dùng chày “giã” vào “Hùng Linh” (trống đồng) như lâu
nay đã làm nữa. 3) “Hùng Linh” (trống đồng) là vật biểu tượng quyền uy của Vua Hùng
và các Lạc Hầu, Lạc Tướng đứng đầu trong 15 bộ nước Văn Lang. Do đó “Hùng Linh”
(Ngọc Lũ) phiên bản sẽ đặt sau lư hương thờ Vua Hùng ở trên đền Hùng và thờ ở các
đình, đền, lớn của cả nước. Hoặc các bộ phim có nhân vật là Vua, chúa và các quan nghè
thì sau chỗ ngồi của họ đều có “Hùng Linh” (các loại) phiên bản. 4) Ngày nay ở các dinh
thự - vị trí tiếp khách quốc tế của Nhà nước ta đều có biểu tượng “Hùng Linh” (Ngọc Lũ)
đặt sau bàn giữa: một bên chủ, một bên khách.
Nếu thực hiện được bốn điều trên thì dần dần, độ 20 năm sẽ đưa vật “Hùng Linh”
trở lại vị trí tâm linh của nó, mà Tổ Tiên người Lạc Việt đã tạo ra.

10
Hà Vă n Tấ n: Theo dấ u các vă n hoá cổ , Trung tâm Xã hộ i và Nhân vă n quố c gia, Việ n Khả o
cổ họ c, Nxb Khoa họ c Xã hộ i, Hà Nộ i, 1998, tr 638.
Tóm lại, ngày nay chúng ta, con cháu làm công tác văn hoá văn nghệ, tỏ lòng biết
ơn Tiên Tổ, không gì bằng gìn giữ nền văn hoá của Tổ Tiên để lại, và làm cho nó sáng ra,
đẹp thêm như lời Bác Hồ dạy trong Đại hội văn công tại Hà Nội năm 1957.

THỜI KỲ BẮC THUỘC
VỀ MỘT SỐ TÊN GỌI CÓ LIÊN QUAN TỚI LỊCH SỬ LÂU ĐỜI CỦA
CÁC DÂN TỘC THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TÀY- THÁI Ở NƯỚC TA


Cầm Trọng

Ghi chép những Đóng góp của đồng bào các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-
Thái vào tiến trình lịch sử Việt Nam qua hàng ngàn năm không thể không đề cập tới
những tên gọi: Di, Lão, Nam Chiếu, và Ngưu Thống. Và khi đề cập tới những tên gọi ấy,
bao giờ cũng có những câu hỏi đặt ra:
- Đây là tên gọi dân tộc, ngành, nhóm địa phương nào?
- Tên ấy có ngữ nghĩa gì?
- Trong tên gọi đó có thành phần các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái
không?
- Nếu có thành phần các dân tộc Tày- Thái thì vị trí của họ trong thời điểm lịch sử
đó như thế nào?…
Để giải đáp những câu hỏi này, tôi xin cung cấp tư liệu và phát biểu một số ý kiến
như sau:
I. NGƯỜI DI VÀ LÃO

Thời Tam Quốc, năm 271CN, vua Ngô Tôn Hạo sai Đào Hoàng sang đánh thái thú
Giao Chỉ nhà Tấn là Dương Tắc. Đào Hoàng Thắng, Giao Chỉ thuộc Ngô. Đào Hoàng
được vua nước Ngô cử giữ chức thái thú. Viên thái thú này đã có nhiều lần cất quân đi
đánh người Di, Lão ở các quận Vũ Bình, Cửu Chân và Tân Hưng. Trong quận Vũ Bình
có một nơi mang tên Phù An (Yên). Quân của Đào Hoàng đánh lần nào cũng bị thất bại
phải tự thốt rằng: “…đất ấy hiểm trở, người Di, Lão, hung bạo, trải nhiều đời không
phục”… Thời ấy người Di, Lão còn có tên chung là Linh Lão có nghĩa người Lão không
chịu khuất phục. Vì khi nước ta thuộc Đường (618-904) thì “miền đất từ Châu Phong đến
Châu Nam Đường (Lào Cai) đều là của người Sinh Lão”
11
.
Luận về hai tộc danh này, người viết có thể dẫn thẳng hoặc để phần chú giải, rằng đó
là tên gọi “nhân dân các dân tộc thiểu số” của ba quận Vũ Bình, Cửu Chân và Tân Hưng.

Ghi như thế thì “quá đúng” nếu không nói là “nhân dân các dân tộc thiểu số” là khái niệm

11
Phong Kiều: Tấn thư, Đà o Hoà ng truyện - Phà n Xước, Man thư (Đường). Xem thêm: Lịch sử Việt
Nam, T.I, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H.1971, tr.125
mới xuất hiện trong thời kỳ nước ta làm cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản. Cách
ghi tuy không sai, những chẳng có điều gì phải bàn nữa!
Tôi thuộc những người không hay đơn giản trong suy nghĩ nên xin phép được bàn.
Ý kiến tôi có thể sai hoàn toàn hoặc có thể nếu không nói là đúng thì ít nhất cũng có lý
chăng?
Sự kiện viên thái thú Giao Chỉ Đào Hoàng cất quân chinh phục người Di, Lão dẫn
ở trên xẩy ra từ thế kỷ thứ III sau công nguyên. Nhưng mãi tới thời Đường thế kỷ thứ VII
mới được hai sử gia Phong Kiều và Phàn Xước ghi chép. Từ đó trở về sau, các văn bản
ghi bằng chữ Hán đọc theo âm Hán - Việt gồm có: Lão hay Bạch I (Y) - thời Đường,
Tống. Thời Nguyên thì ghi là Bách Di. Thời Minh ghi là Bách Din hoặc Bộc Di. Thời
Thanh là Bộc Di hay Bãi Di
12
. Trong đó có Thuỷ Bãi Di (người Bãi Di Nước) và Hạn Bãi
Di (người Bải Di Cạn). Song song với những tên đó, người ta còn ghi thêm tên Tu (Thu)
Lão hoặc Tu (Thu) Ji. Với những tên ghi thành chữ Hán ấy đọc đúng âm tiếng Trung
Quốc phổ thông thì sẽ là Pả Ji, Pải Ji, Pu Ji, Pô I… và Thu Lao, Tu Ji
13
.
Ở nước ta hiện nay có một dân tộc thiểu số tên là Bố Y, còn gọi là Tu Dí. Trong dân
tộc Tày có hai nhóm địa phương mang tên là Pa Dí hay Pả Ji và Thu Lao, còn gọi là Thổ Lão
hay Lao Cải
14
. Họ sống tập trung ở huyện Mường Khương (Lào Cai)
Liệu người Bố Y (Tu Dí), Pa Dí (Pả Ji) Thu Lao (Thổ Lão, Lao Cải) có phải là hậu
duệ trực tiếp của người Di, Lão hay Sinh Lão thời Tam Quốc và Đường, Tống về sau hay

không, điều này còn cần phải viện trợ nhiều nguồn sử liệu nữa mới kết luận được. Giờ
đây sự hiểu biết của chúng ta mới đang chỉ dừng lại ở bước đầu, có thể thông qua ngôn
ngữ của các tên gọi dân tộc hoặc nhóm người để so sánh mà lần tới sự hiểu biết của quá
khứ xa xưa. Từ suy nghĩ đó, tôi cho rằng các tên gọi như Bố Y( Tu Dí), Pa Dí (Pả Ji), Thu
Lao ( Thổ Lão, Lao Cải) có thể có một đường dây lịch sử xuyên suốt với Di, Lão hay
Sinh Lão thời xưa chăng?
Như ta biết, tiếng nói của người Bố Y (Tu Dí), Pả Dí (Pả Ji) Thu Lao (Thổ Lão,
Lao Cải) thuộc nhóm ngôn ngữ Thái [Tày- Thái (Việt Nam), Lào - Thái (Lào và Thái
Lan), Choang - Đồng (Trung Quốc)], hệ (họ, dòng) Nam (Austro) - Thái
15
. Nằm trong

12
Hoà ng Hoa Toà n: Đôi nét về lịch sử cổ đại của người Thái ở Trung Quốc trong Hội thảo Thái học
lần thứ I (25-26/11/1991), Nxb Văn hoá dân tộc, H.1992, tr.73.
13
Ghi chép phát âm của Cầm Tú Tà i giảng viên khoa Trung văn, Trường Đại học Sư phạm Ngoại
ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tư liệu nà y do người bạn đã quá cố - Mông Trung, nhà dân tộc học, nguyên trưởng Ti Văn hoá tỉnh
Là o Cai, cung cấp tháng 3-1975 .
15
GS Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Thà nh phố
Hồ Chí Minh, 2003, tr .271, 291.
nhóm ngôn ngữ Thái (Tày- Thái) ở nước ta có 8 dân tộc thiểu số: Thái, Tày, Nùng, Lào,
Lự, Giáy, Cao Lan và Bố Y.
Trong nhóm ngôn ngữ Thái, chữ người thường được ghép bởi hai từ. Trong đó
một từ đứng trước đóng vai phụ tố được coi là tiền tố. Tuỳ từng dân tộc, ngành, hoặc
nhóm địa phương tiền tố này phát âm khác nhau. Chẳng hạn người Kinh nói con người
dịch sang tiếng nhóm Thái Đen 1, 2 gọi là phủ côn và nhóm Thái Trắng 1 gọi là tô côn.
Như vậy phủ, tô là tiền tố; côn mới là căn tố thực sự là danh từ người. Cùng với vị trí

tiền tố như phủ, trong các tiếng của bộ phận người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái có:
pu, pa, pả, ba, bô… Xưa những tiền tố này được phiên âm bằng Hán tự, đọc theo âm Hán
- Việt sẽ thành Bạch, Bách, Bộc, Bãi. Tiền tố tô có các biên âm như tu (thu) viết bằng
chữ Hán, đọc theo âm Hán - Việt thành tu hay thổ. Xem vậy, các tiền tố biểu đạt danh từ
người được phát thành tiếng có phụ âm đầu p, b, t
16
hầu như thống nhất trong ngôn ngữ
Tày - Thái. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôn ngữ nhóm Tày - Thái đã biến đổi và
tạo ra các trường hợp biểu thị danh từ người khác nhau như sau:
*Mất hẳn tiền tố, chỉ sử dụng căn tố như gọi người là cần (gần) trong tiếng Tày,
Nùng
*Vẫn giữ nguyên cách ghép tiền tố + căn tố như: phủ côn, tô côn trong tiếng Thái
Ghép tiền tố + căn tố, biến nghĩa người thành tộc danh hay tên gọi nhóm địa
phương như: Bố Y ( Tu Đí), Pá Dí ( Pả Ji) Thu (Tu) Lao. Nhờ có tên gọi này, ta có thể
cho rằng, người Di, phải là Di tộc, Bạch tộc thuộc nhóm tiếng Tạng - Miến, hệ ngôn ngữ
Hán - Tạng hiện có mặt ở tỉnh Vân Nam, Quý Châu (Trung Quốc). Bởi vì, nếu được phép
suy diễn trên logic lịch sử để đoán định thì sớm nhất cũng phải tới thế kỷ thứ VII-VIII
thời nhà Đường ở Trung Quốc, khi có quân Nam Chiếu vào đánh chiếm Thành Long
Biên (Hà Nội) thì mới có thể có cớ nói tới sự có mặt của cư dân nói tiếng Tạng - Miến ở
vùng lưu vực thượng sông Hồng thuộc nước ta được. Riêng tên Lão thời Tam Quốc ghi
về sự có mặt của họ ở lưu vực sông Thao, có thể có hai thành phần tộc người. Một là,
người Cờ Lao vốn là hậu duệ của người Liêu hay Lão thuộc nhóm nói tiếng Kađai, hệ
ngôn ngữ Nam - Thái. Ở nước ta, cùng nhóm ngôn ngữ này còn có các tộc người mang
tên La Thí, Pu Péo, La Ha. Người Cơ Lao mới di cư từ Trung Quốc sang cư trú ở miền
núi Hà Giang cách đây 200 năm. Người La Thí, Pu Péo ở miền núi Hà Giang, người La
Ha ở Tây Bắc, đều là cư dân đã tụ cư hàng ngàn năm trên mảnh đất quê hương. Cho dù
như thế, vào thời điểm cụ thể hiện nay, thật khó có thể tìm ra tung tích và chứng cớ cho
rằng trong thành phần cư dân Di, Lão ở lưu vực sông Thao thời Tam Quốc ấy có nhóm tổ
tiên người nói tiếng Kađai. Ta chỉ có thể đoán định rằng, nếu thực sự có thành phần


16
Hoà ng Hoa Toà n: sách đã dẫn, tr.73
người thuộc nhóm tiếng Kađai chăng nữa thì ngày nAy họ cũng có hoà đồng thành người
Tày Đen, Tày Trắng rồi.
Hai là, trong các bộ phận người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái còn có Thổ Lão ở
huyện Mường Khương (Lào Cai). Tộc người thiểu số Lào ở Việt Nam. Đặc biệt phải kể tới
bộ phận người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái đã lập ra vương quốc Lào vào thế kỷ thứ
XIV. Họ đã trở thành dân tộc quốc gia mang tên Lào. Như vậy, chỉ cần căn cứ trên sự phân
tích tên gọi xưa và nay, ta cũng có đủ cơ sở cho rằng, vào các thể kỷ đầu công nguyên tổ
tiên người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái mang tên Di, Lào đã tụ cư ở tuyến lưu vực
sông Thao từ “Phong Châu đến Cam Đường”
17
. Vì không chịu thần phục quan thái thú
người Hán nên được gán tên là Sinh Lão. Đó chính là sự đóng góp vào lịch sử đấu tranh
giành quyền làm chủ đất nước trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hàng ngàn năm mà sử sách
không mấy khi nhắc tới.

II. NƯỚC NAM CHIẾU CỦA NGƯỜI THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ TẠNG-
MIẾN VÀ SỰ CÓ MẶT CỦA TỔ TIÊN NGƯỜI THÁI TRẮNG Ở MƯỜNG LAY,
MƯỜNG TÈ VÀ MƯỜNG XO ( PHONG THỔ).
Trước đây, người ta cho rằng, nước Nam Chiếu là của người Thái. Vào giữa thế
kỷ XX, các nhà sử học Trung Quốc đã nghiên cứu và xác định chính thức đó là nhà nước
của người Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng- Miến. Cuốn Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam,
xuất bản năm 1978, nhận giải thưởng Nhà nước ngày 2.9.2000 đã bàn tới sự kiện lịch sử
này. Vậy tôi xin trích đăng lại:
Có thể thấy sự xuất hiện tên Đen, Trắng để chỉ các tộc người cứ trú ở miền Vân
Nam trong các thư tịch cổ Trung Quốc như Nam thư, Tân Đường thư… Vào thời kỳ Lưu
Tống (thế kỷ V công nguyên) đã có các tên Ô Man đông Thoán (người Man Đen ở phía
đông đất Thoán) hay còn gọi là Di; Bạch Man tây Thoán (người Man Trắng ở phía tây
đất Thoán) hay còn gọi là Bạch, Bặc

18
.
Người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến ở Trung Quốc hiện có dân tộc Di và
Bạch. Ở nước ta có người: Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La, Lô Lô, Phù Lá.
Thật phức tạp và cũng lý thú, những tộc người nói tiếng Tạng Miến ở nước ta
không có tên để gọi nhóm trắng, nhưng vẫn có khái niệm “khác với nhóm đen là nhóm

17
Phong Kiều: Tấn thư, Đà o Hoà ng truyện. Lịch sử Việt Nam, tập I, sách đã dẫn, tr 125.
18
Giản sử dân tộc Di (sơ thảo) của tổ điều tra tư liệu lịch sử xã hội các dân tộc thiểu số Vân Nam. Sở
Nghiên cứu Dân tộc học thuộc Khoa học Trung Quốc biên soạn, 1963. Bản đánh máy lưu ở ban
Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Là o Cai, 1971.
Tà i liệu nà y cho rằng: vùng người Di đến đời hán Ngụy (trong các thế kỷ đầu công nguyên) thì xuất
hiện những dòng họ người Hán lớn gọi là “đại tính”. Họ Thoán là một đại tính trở thà nh họ thống
trị người Di, Bạch và do đó đất đai có người Di, Bạch được gọi là Thoán địa
trắng”. Người Thái hiện cư trú ở Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ được gọi theo tên
người Hán đặt là: Bạch Tộc, phát âm theo tiếng Hán ở vùng biên giới Việt - Trung là Pải
tsủ hay Bạch Y (Pải Ji). Từ chỗ phát âm là Pải cho nên cũng có thể phát âm thành Bãi
tộc. Thảng hoặc cũng có người Hán gọi theo tên cũ là Lỉ tsủ (Lự tộc) hay Lảo trủ (Lão
tộc). Người Hà Nhì gọi người Thái là Pỉ tsủ. Người Cống gọi người Thái là Pỉ tsàm.
Người Si La gọi người Thái là Bỉ chiề. Người La Hủ gọi người Thái là Bì tsu… Đối với
họ những tên đó đều vô nghĩa vì nó là lối phát âm chệch của chữ Pả tsủ (Bạch tộc) trong
tiếng Hán vùng Vân Nam. Như vậy, tên Bạch do người Hán đặt ra. Người Hán còn gọi
người Hà Nhì là Di tộc(Jì tsù) và người Lô Lô là Bạch Di ( Pa Ji). Như vậy tôn Di cũng
có thể do người Hán đặt(?)
Người Bô Khô Pạ (một nhóm địa phương của người Phù Lá ở miền Tây Bắc) gọi
người Thái là Jà. Tháng 3 năm 1973, cụ Phản La U ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè có
xướng áng truyện thơ cổ nhan đề Đất Hà Nhì (Hà Nhì mí chạ) và được Phản Xả Ga trực
tiếp dịch, tác giả ghi thành tiếng Việt thì người Hà Nhì và La Hủ đã chép người Hán và

Thái thành một tên gọi chung là Na-Jà.
Như vậy, trong cái gọi là Bạch tộc thời xưa ấy đã có ba thành phần tộc người. Lô
Lô, Thái và Hán. Theo tác giả thì người Thái ở đây thuộc lớp tổ tiên trực tiếp ngành người
Thái Trắng. Trong tập tư liệu Giản sử dân tộc Di có đoạn chép “… Ngôn ngữ người Ô
Man không giống Bạch Man. Hai ngôn ngữ này khác nhau rất lớn…”
19
. Nếu như so sánh
hai ngôn ngữ Thái với các dân tộc người nói tiếng Tạng - Miến thì hẳn phải khác nhau
nhiều rồi. Người Lô Lô thuộc Bạch Man cùng nhóm ngôn ngữ với người Hà Nhì, còn Thái
Đen, Thái Trắng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Theo cách giải thích của người Hà Nhì thì buổi đầu tiên xuất hiện khái niệm Đen,
Trắng là sự phân chia hai khu vực địa lý tiếp giáp nhau của hai khối người. Mỗi bên có
một cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, một cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội đóng
vai trò trung tâm. Như ở đây có thể một bên là người Thái và một bên là những tộc người
trong nhóm ngôn ngữ Tạng- Miến(?). Họ đã thể hiện khái niệm này trong đoạn mở đầu
truyện thơ cổ Hà Nhì mí chạ như sau:
… “Người Hà Nhì sinh ra ở Namahàmé
Xây dựng thôn trang ở Sfuàcòng
Ở đây có cánh đồng rộng lớn Hasatêama
Được tưới bởi 12 con mương bắt nguồn từ sông Hasa
Bên kia sông là đất của người Na-Jà

19
Giản sử dân tộc Di, Tà i liệu đã dẫn
Bên này sông là đất của người Hà Nhì ”
20
.
Nếu như thời Lưu Tống (thế kỷ V công nguyên) mới có tên Ô Man đông Thoán,
Bạch Man tây Thoán, thì thời kỳ xuất hiện khái niệm ban đầu về Đen, Trắng của người
Hà Nhì như đã dẫn ở đây chắc có sớm hơn. Vì khi có Ô Man ở phía đông Bạch Man ở

phía tây thì trong Di, Bạch đã lẫn lộn nhiều tộc người, không phải bên Đen chỉ có người
Hà Nhì và bên Trắng chỉ có người Na-Jà như trong thơ cổ của người Hà Nhì.
Có lẽ thời điểm có Ô Man đông Thoán và Bạch Man tây Thoán có thể tương
đương với một giai đoạn lịch sử xáo trộn cư dân trong áng thơ cổ Hà Nhì mí chạ miêu tả:
“… Đất Hà Nhì làm ăn không yên
VÌ CÓ CÂY NHÔ CHỀ (CÂY ĐA THẦN THOẠI- TG) CHE KHUẤT MẶT
TRỜI
Người Hà Nhì phải cùng anh em: Cống, La Hủ chặt nó đi
Lúc cây Nhô chề đổ xuống thì 12 cành của nó bay đi 12 vùng
Năm vùng người Thái ở rất đông
Bảy vùng kia là đất Hà Nhì, Cống, La Hủ…”
Ở đây tác giả xin không kể hết 12 vùng kể trong Hà Nhì mí chạ vì đương nói tới
sự có mặt của người Thái Trắng ở Mường Lay, Mường Tè và Mường Xo nên chỉ nêu 5
vùng người Thái
* Mường Xo, Nà Lự
Ở đó có mỏ muối
Người Thái gọi đây là Mường Xo Luông thuộc khu vực Xếp Xong Răn Na Lự
*Mùng Sử, Mường Ôm
Ở đó có mỏ trâu
21

Mùng Sử có lẽ là Mường Chúp của người Thái, trước năm 1884 vẫn thuộc Việt
Nam được gọi là châu Tuy Phụ nằm trong khu vực Mười Sáu Châu Thái. Theo Hưng
Hóa xứ phong thổ lục của Hoàng Bình Chính chép năm 1778, Mường Ôm là Hoàng
Nham và Mường Ai là Tùng Lãng. Đây là hai châu mường nằm trong khu vực Mười Sáu
Châu Thái xưa thuộc Việt Nam. Năm 1884 theo hiệp ước Thiên Tân ký giữa chính quyền
Pháp và triều đình Mãn Thanh hai châu này chính thức nhập vào tỉnh Vân Nam (Trung

20
Bà i thơ cổ nà y được ghi chép từ cụ Phản La U ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè (Điện Biên) tháng

3/1973
21
Thơ cổ Hà Nhí mí chạ, đã dẫn
Quốc). Mường Ôm, Mường Ai là quê tổ có thực của ngành người Thái Đen ở Tây Bắc
không phải tên mơ hồ huyền thoại như ai đó chưa nghiên cứu kỹ đã vội giãi bầy
22
.
Nói về Mường Ôm, Mường Ai, văn thơ Thái có lưu câu:
“Mường Ôm, mường mỏ trâu (Mương Ôm - mương bó quai)
Mường Ai - mỏ thóc lúa” (Mương Ai - mương bó khảu)
*Chiềng Mì, Mứn Hó
Ở đó có mỏ bông dệt vải
Người Thái gọi là Mường Chiềng Mi hay Mương Mi, Mương Miến, Mường Hó.
Tên tiếng Việt của mường này là châu Hợp Phì nằm trong khu vực Mười Sáu Châu Thái,
trước năm 1884 thuộc Việt Nam. Miêu tả đất nước này, người Thái có câu thơ:
Chiêng Mi - mường nguồn vải (Chiêng Mi - mương bó phải)
Tơ nhuộm cánh kiến trở nên đỏ (Lải nhọm chăng pôn đeng)
*Mường Lỉ, Mường Xo
Ở đó người ta đương chém giết nhau
23
.
Đây là Mường Là, Mương Xo hay Mường Tiến của người Thái Trắng. Qua hai
câu trong áng truyện thơ cổ của người Hà Nhì ấy, ta biết vào thời điểm đó tại đất mường
đương xảy ra cuộc binh đao giữa thế lực họ Lò - quý tộc Thái với thủ lĩnh Màng Là
người Cống là Thiên Tủ Pỉ. Quân Thái thua nên bỏ đất Mường Xo (Mường Tiến) cho
người Cống và lui quân về giữ đất Mường Ôm, Mường Ai. Nói về sự kiện này, sử thi Táy
Pú Xớc có câu:
…“Ngày ngày người Xá ở Mường Chiến, Mường La
Kéo quân lên đánh chiếm Mường Ôm, Mường Ai ngoài vòm trời
Mường Ôm ở chẳng yên

Mường Ai sống chẳng lành…”
24

*Mường Bôm, Mường Bám
Ở đó có nhiều ngựa.
Người Thái gọi là Mường Bôm hay Mường Bum, nay thuộc huyện Mường Tè.

22
Hoà ng Bình Chính: Hưng Hóa xứ phong thổ lục, bản chữ Hán lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán
Nôm. Bản dịch tiếng Việt lưu trữ tại thư viện Khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23
Hà Nhì mí chạ - đã dẫn
24
Táy Pú Xốc, bản tiếng Thái:
“Chịp căm Xả Mương Chiến; Mương La
Chắng mua téng mương Ôm, Mương Ai nọ Phạ
Mương Ôm đảy kin ngai, báu mi
Mương Ai dú đi, báu đảy”…
Hết đoạn, thơ cổ chuyển tiếp kế đến thời kỳ chinh chiến liên miên giữa các nhóm
người ở các địa phương khác nhau trong đất Hà Nhì và Thái. Khi cuộc chinh chiến chấm
dứt thì “các tướng lĩnh người Hà Nhì, La Hủ, Cống… đã chỉ huy binh lính có cả người
Thái tiến lên làm chủ đất Vân Nam và Mường Lay”…
“Tuy thế vùng đất đai rộng lớn này vẫn chia thành hai địa phận bên Đen bên
Trắng rõ rệt. Vùng Đen là đất của người Hà Nhì, La Hủ và Cống. Và bên Trắng là người
Na-jà do người Lô Lô đứng đầu”…
“…Đất Hà Nhì có những tướng nổi tiếng như Kalaathư (hay còn gọi là Hà Nhì
Afùy) đóng ở Vân Nam. Người La Hủ có một nữ tướng tên là Pathổma hay còn gọi là
Pảthoảnpi cũng đóng ở Vân Nam. Quân lính dưới sự chỉ huy của hai tướng này có hàng
vạn, trong đó có năm thành phần cộng đồng tộc người: Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Cống và

không ít người Thái”….
“… Bên Na-Jà có nhiều vùng. Có vùng người Thái làm tướng, có vùng người Hán
đứng đầu, lại có vùng cũng do người Hà Nhì, Cống làm tướng. Như ở Mường Lay có
tướng người Hà Nhì là Abồchuquẩy. Dưới tướng Abôchuquẩy có phó tướng người Thái
tên là Khăm Tắc. Ở Mường Xo, Mường Là thủ lĩnh người Thái tên là Khăm Sóng trá
hàng và được tướng Chiên Tủ Pỉ dung nạp làm phó”…
Áng thơ cổ người Hà Nhì kết thúc bằng các trận binh biến của tướng lĩnh và binh
lính Thái:
“ Trong một chuyến dẫn quân từ Mường Lay lên Mường Tè rồi quay về Mường
Lay, tướng Hà Nhì Abồchuquẩy đã bị Khăm Tắc dẫn lính Thái giết chết tại dốc Mường
Mô. Sau một người Hà Nhì khác tên là Akanabú lên thay thế để chỉ huy quân lính tiếp tục
chiếm lĩnh Mường Xo, Mường Tè chống lại sức tấn công của người Hán. Akanabú đã
đánh bại quân Hán tại Pak Lâm Xo. Chẳng ngờ bị Khăm Sóng làm phản đánh tập hậu.
Akanabú bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay đã bị lính Thái bắt và giết. Người Hà Nhì,
Cống, La Hủ bị mất tướng phải chạy tan tác, bỏ Mường Xo, Mường Tè cho người
Thái”…
… “Người Hà Nhì dưới quyền chỉ huy của tướng Abồphêchủ em trai của
Abồchuquẩy tiếp tục đóng giữ chốt Mường Lay. Khăm Tắc sau khi giết được tướng anh ở
dốc Mường Mô đã kéo quân tiến đánh Mường Lay và bị quân sĩ Abồphêchủ đánh bại
nhiều lần”…
… “Vào một đêm mưa to gió lớn, Khăm Tắc cho quân Thái bất ngờ đánh vào
Mường Lay. Quân Hà Nhì không kịp trở tay, tướng Abồphêchủ bị bắt sống. Khăm Tắc đã
trói chặt viên tướng này vào bè thả trôi sông Đà và mất tích. Từ đó Mường Lay thuộc về
người Thái”
25

Chuyện kể về Khăm Tắc đánh chiếm Mường Nay trong tay người Hà Nhì cũng
được người Thái kể với một chi tiết khác:
“Đánh chiếm Mường Lay nhiều lượt đều thất bại. Ông Khăm Tắc cùng Khăm
Sóng ở Mường Xo đã lập mưu. Vào một đên đông, trời tối đen như mực, Khăm Tắc và

Khăm Sóng cho xua hàng ngàn con dê có cắm nến thắp sáng ở hai bên sừng từ trên núi
để dồn xuống vùng lòng chảo Mường Lay. Quân sĩ Hà Nhì thấy vậy, tưởng Khăm Tắc
dùng số quân đông đánh ập vào Mường Lay, bèn rút quân ra khỏi nơi đóng để dụng kế
vây đánh tập hậu. Không ngờ trúng kế, quân Khăm Tắc đã mai phục đón đúng lõng.
Quân sĩ Hà Nhì bị tiêu diệt và chạy tan ra. Từ đó người Thái vào cư trú tại Mường
Lay”
26

Tiếp truyện thơ cổ Hà Nhì mí chạ:
… “Bên kia Vân Nam, tướng Kalaathư (Hà Nhì) và nữ tướng Pathổma
(Pảthoảnpỉ) của người La Hủ cũng bị người Hán đánh bất ngờ nên phải chạy vào hang
đá. Trước khi quân Hán đuổi tới, miệng hang đá đó đã khép kín lại”
27

Những đoạn trích tóm tắt diễn đạt bằng văn xuôi từ truyện thơ cổ Hà Nhì mí chạ
trên chứng tỏ một cách hùng hồn rằng người Hà Nhì, La Hủ và Cống, ít nhất đến năm
1973 vẫn còn nhớ tới quá khứ oanh liệt của cha ông. Hà Nhì mí chạ đã khẳng định đã có
một thời các tướng giỏi đã chỉ huy quân lính gồm phần lớn người thuộc nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến, có sự tham gia như một lực lượng phụ cận của tướng sĩ Thái. Lớp cha ông
của người thuộc nhóm ngôn ngữ này đã từng làm chủ vùng Vân Nam và miền cực bắc
của Tây Bắc nước ta. Vào giai đoạn cuối thời kỳ làm chủ ấy, nhân cơ hội người Hán
đánh, tướng sĩ Thái trong đội ngũ của người nói tiếng Tạng - Miến đã tiến hành hàng loạt
cuộc binh biến để đoạt quyền làm chủ địa bàn Mường Xo, Mường Lay, Mường Tè.
Phải chăng, truyện thơ cổ Hà Nhí mí chạ ấy chính là hình ảnh còn lại trong ký ức
người Hà Nhì, La Hủ, Cống về một “nhà nước” mà trong thư tịch cổ ở Trung Quốc cũng
như Việt Nam gọi là Nam Chiếu (?)
“… Địa bàn cư trú của người Nam Chiếu ở miền tây tỉnh Vân Nam, trung tâm là
Đại Lý (Côn Minh). Nam Chiếu có 6 chiếu là Mông Tuấn, Việt Tích, Lãng Khung, Đăng
Đạm, Thị Lang và Mông Xá. Nửa thế kỷ VIII, chiếu Mông Xá. Nửa thế kỷ VIII, chiếu
Mông Xá cường thịnh chiếm 5 chiếu kia, dựng thành nước lớn, dần dần hàng phục được


25
Hà Nhì mí chạ - truyện thơ cổ Hà Nhì, La Hủ - đã dẫn
26
Câu chuyện kể nà y trích từ Sự tích Mường Lay, do ông Lù Văn Dĩ, bản Đớ kể, tác giả ghi năm
1961.
27
Hà Nhì mí chạ - đã dẫn
nước Chiếu (Myanma), phát triển sang phía tây tới Ấn Độ, tây bắc giáp Thổ Phồn (Tây
Tạng), phía nam gồm một phần (TG) miền cực bắc Tây Bắc nước ta thời bấy giờ”
28
.
Như vậy, thông qua sự kiện Nam Chiếu, kết hợp với truyện thơ cổ Hà Nhí mí chạ,
lịch sử có thể tiến giáp chân lý - từ thế kỷ thứ VIII chuyển tới đầu thiên niên kỷ thứ hai
sau công nguyên, ngành người Thái Trắng cùng dòng với cộng đồng tộc người mang tên
Tày đã có mặt ở Mường Xe (Phong Thổ, Lai Châu), Mường Tè (Điện Biên, bao gồm cả
Mường Nhé, Lai Châu) và Mường Lay (Điện Biên).
III. Ngưu Hống và Ngu Háu
Ngưu Hống là tên gọi cộng đồng người xuất hiện trong sử sách nước nhà trong các
thế kỷ XI-XIV. Do phiên âm Hán tự nên tên gọi này không có nghĩa trong Tiếng Việt,
cũng không phải tên chữ Hán có nghĩa để đọc theo âm Hán - Việt. Ngưu Háu (Rắn hổ
mang) biểu tượng truyền thống tâm linh của người Thái Đen ở Tây Bắc. Vậy trong lịch
sử chung của đất nước hai tên gọi này có liên quan gì đến nhau?
1. Ghi chép trong sử xanh
Vua Lý Nhân Tông, năm Long Chương Thiên tự thứ hai (067) “mùa xuân Ngưu
Hống và Ai Lao lần đầu tiên đem vàng, bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi đến cống”
29
.
Năm 1329, vua Trần Minh Tông trực tiếp chỉ huy quân đi đánh Ngưu Hống ở trại
Chiêm Chiêu. Người Ngưu Hống hàng phục. Năm Đinh Sửu (1337) tướng nhà Trần là

Hưng Hiếu Vương đánh tan quân Ngưu Hống ở trại Trịnh Kỳ (tên cổ của huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình - TG).
Năm 1778, Hoàng Bình Chính, một danh nho thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786),
niên hiệu Cảnh Hưng đã viết cuốn Hưng Hóa xử phong thổ lục. Trong đó có nói rằng
Ngưu Hống giống Ai Lao về chữ viết và phong tục tập quán
30
.
Vậy đến thế kỷ XVIII, ta hiểu Ngưu Hống chính là tên chỉ người Thái ở Tây Bắc
2. Ngu Háu (rắn hổ mang)
Từ rất lâu, người Thái Đen vẫn coi loài rồng ở nước ta là biểu tượng mẹ và loài
chim én là biểu tượng của cha. Về sau, qua quá trình phát triển lịch sử biểu tượng rồng đã
chuyển đổi thành rắn hổ mang, vẫn nằm trong không gian văn hóa nước
31
.
Khoảng cuối thế kỷ XIII đầu XIV, tại châu Mường Muổi (Thuận Châu) đã xuất
hiện một vị thủ lĩnh nổi tiếng trong lịch sử người Thái ở Tây Bắc là Lò Lẹt. Mẹ ông là

28
Uỷ ban khoa học xã hội: Lịch sử Việt Nam, T.I, sách đã dẫn, tr.126
29
Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, CB3, tr.126
30
Hoà ng Bình Chính : Hưng Hóa xử phong thổ lục, Sách đã dẫn
31
Trần Quốc Vượng, Cầm Trọng: Sự tham gia của văn hóa Thái và o sự hình thà nh và phát triển văn
hóa Việt Nam. Báo cáo khoa học, trình bà y tại Hội nghị Quốc tế Thái học lần thứ II, Băng Cốc, tháng
8-1984 (bản tiếng Anh)
nàng Xo thường gọi là bà Cầm Nhán đầy dung nhan và sắc sảo người La Ha ở bản Xẳng
(xã Chiềng Ngẫn, Thuận Châu). Cha ông là Tạo Quạ. Ông thay cha cai quản đất mường
lấy hiệu là Ngu Háu, Quam tô mương cũng như trong dân gian Thái Tây Bắc vẫn thường

gọi là Lò Lẹt (Cầm Lẹp) là “cụ chủ Rắn hổ mang” (pú chảu Ngu Háu). Có lẽ từ thời ông
hoặc sớm hơn cũng nên, người Thái Đen ở Tây Bắc đã có lá cờ mang tên Ngu Háu. Lá cờ
mầu đen hình đuôi nheo, xung quanh mép viền vải đỏ cắt hình lượn sóng. Ở giữa đáp vải
trắng cắt hình con rắn uốn mình như trong tư thế bơi dưới nước. Rắn có mào bằng vải đỏ
cắt hình vuốt nhọn bay trướt về phía sống lưng và mắt là dấu chấm đỏ. Không rõ ngày
xưa khi bản mường Thái thịnh trị, người ta đã giương cao lá cờ này như thế nào? Đến
thời Pháp thuộc, lá cờ này chỉ đem ra dựng trước cỗ bàn trân trọng dịp “cúng tế thần
mường (Xên mương)”. Sau đó người ta cất cờ vào gian thờ cúng tổ tiên người đóng vai là
“chủ linh hồn mường” (tạo chảu xửa).
Đến đời cháu đích tôn cụ chủ Ngu Háu là Ta Ngân, trung tâm Mường Muổi phát
triển đạt tới cực thịnh tập hợp toàn bộ khu vực Mười Sáu Châu Thái rộng lớn quy thuận
triều đình phong kiến Việt Nam. Ta Ngân đã huy động khu vực Mười Sáu Châu Thái đào
ao to ở trung tâm Mường Muổi (Chiềng Ly) để làm nơi chứa “thần chủ Ngu Háu”. Hiện
nay ao lớn vẫn còn tại thị trấn Thuận Châu - di tích của thế kỷ XIV mà ngày nay ta có thể
thấy được.
Vậy, đem so sánh hai danh từ riêng Ngưu Hống và Ngu Háu, ta có thể có lý cho
rằng Ngưu Hống là tên phiên âm của Ngu Háu - biểu tượng tâm linh của người Thái Đen
ở Tây Bắc. Nếu đúng như vậy thì người Thái Đen ở Tây Bắc với những thủ lĩnh tiêu biểu
của họ sẽ là vị đại diện đầu tiên dẫn dắt người Thái quy thuận triều đình phong kiến trung
ương tập quyền Việt Nam. Đây là một biểu hiện đặc trưng văn hóa Thái Việt Nam.
Hà Nội, ngày 28/10/2005

×