Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hóa thạch động vật ở di chỉ cổ sinh hang đá đen, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang trong mối quan hệ với khu hệ động vật cổ ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

Nguyễn Anh Tuấn

HÓA THẠCH ĐỘNG VẬT Ở DI CHỈ CỔ SINH HANG ĐÁ ĐEN,
HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG MỐI QUAN
HỆ VỚI KHU HỆ ĐỘNG VẬT CỔ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

Nguyễn Anh Tuấn

HÓA THẠCH ĐỘNG VẬT Ở DI CHỈ CỔ SINH HANG ĐÁ ĐEN,
HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG MỐI QUAN
HỆ VỚI KHU HỆ ĐỘNG VẬT CỔ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Vũ Thế Long

Hà Nội - Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể và cá nhân đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này!
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo, các cán bộ Viện Khảo
cổ học, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập thông tin, số liệu cho luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa
học trong đoàn nghiên cứu khai quật hang Đá Đen trong và ngoài nƣớc đã giúp đỡ,
chia sẻ các thông tin nghiên cứu vô tƣ và nhiệt tình.
Lòng biết ơn chân thành của tôi xin đƣợc gửi tới các thầy cô trong Trƣờng
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, các thầy cô trong khoa Sinh học và đặc
biệt là các thầy cô Bộ môn Động vật học – những ngƣời đã tạo cho tôi một nền tảng
kiến thức vững chắc giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này!
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè cùng khóa đã cùng tôi vƣợt qua những chặng đƣờng
gian khó, cùng giúp đỡ nhau tận tình trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành của mình tới thầy hƣớng
dẫn của tôi TS. Vũ Thế Long. Ngƣời Thầy đã luôn giúp tôi mở mang kiến thức và
tầm nhìn của mình. Thầy luôn tận tâm giành sự giúp đỡ hiệu quả nhất cho tôi mỗi
khi cần thiết. Cùng với sự giúp đỡ về khoa học, Thầy còn luôn động viên, khuyến
khích tôi làm cho tôi luôn cảm thấy tự tin trong công việc và cuộc sống.
Tôi xin dành tặng cuốn luận văn này tới gia đình và ngƣời thân, những ngƣời
đã luôn động viên tôi học tập và tin tƣởng vào sự thành công trong học tập của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
1.1. Các di chỉ cổ sinh thuộc thế Pleistocene ở miền Bắc Việt Nam ..................................... 3
1.2. Đặc điểm quần cƣ động vật thế Pleistocene ở miền Bắc Việt Nam ............................. 18
1.3. Đặc điểm thành tạo hóa thạch và trầm tích ................................................................... 19
1.4. Đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Đông Nam Á trong thế Pleistocene ................ 20
1.5. Vấn đề định niên đại cho các di chỉ cổ sinh thuộc thế Pleistocene ............................... 23
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 28
2.1. Phƣơng pháp khai quật, xử lý mẫu vật ......................................................................... 28
2.2. Phƣơng pháp phân loại ................................................................................................. 29
2.3. Phƣơng pháp đo đạc ...................................................................................................... 40
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 41
3.1. Cảnh quan khu vực và lịch sử nghiên cứu di chỉ hang Đá Đen .................................... 41
3.2. Thành tạo trầm tích và vị trí tìm thấy hóa thạch trong hang ......................................... 45
3.3. Kết quả định loại các hóa thạch hang Đá Đen .............................................................. 47
3.4. Kết quả nghiên cứu niên đại hang Đá Đen ................................................................... 62
3.5. Đặc điểm quần cƣ động vật hang Đá Đen trong quan hệ với khu hệ động vật cổ thế
Pleistocene ở Bắc Việt Nam ................................................................................................ 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 80



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí, cảnh quan và địa tầng trầm tích hang Thẩm Hai ......................................... 5
Hình 1.2. Hang Kéo Lèng ...................................................................................................... 6
Hình 1.3. Hang Ma Ƣơi và vị trí trầm tích chứa hóa thạch ................................................... 7
Hình 1.4. Hang Đƣời Ƣơi và vị trí trầm tích chứa hóa thạch ................................................ 8
Hình 1.5. Toàn cảnh vị trí hang Mã Tuyển và hiện vật ngƣời dân sƣu tập ........................... 9
Hình 1.6. Cửa vào hang Cốc Mƣời và vị trí tập trung hóa thạch ......................................... 10
Hình 1.7. Cửa hang Chùa và khối trầm tích trên trần hang chứa hóa thạch ........................ 17
Hình 1.8. Thang niên đại địa chất cũ (trái) và mới công bố năm 2009 (phải) ..................... 21
Hình 1.9. Bản đồ các bờ biển ở mức -50m và -120m so với mực nƣớc biển hiện tại và hệ
thống sông ở Đông Nam Á trong thế Pleistocene................................................................ 22
Hình 2.1. Cấu tạo chung của răng ........................................................................................ 30
Hình 2.2. Quy ƣớc tên gọi các mặt của răng........................................................................ 31
Hình 2.3. Thuật ngữ miêu tả các núm răng dạng ba góc ..................................................... 34
Hình 2.4. Phân chia các dạng kiểu răng theo thuyết ba núm ............................................... 37
Hình 3.1. Ảnh vệ tinh vị trí hang Đá Đen và địa hình xung quanh ..................................... 42
Hình 3.2. Toàn cảnh thung lũng trƣớc hang và cửa hang Đá Đen ....................................... 42
Hình 3.3. Vị trí hang Đá Đen trên bản đồ ............................................................................ 43
Hình 3.4. Bản vẽ mặt cắt ngang hang Đá Đen và phân bố các lớp trầm tích ...................... 45
Hình 3.5. Các bản vẽ mặt cắt dọc và lịch sử thành tạo trầm tích ......................................... 46
Hình 3.6. Khai quật hang Đá Đen năm 2008 ....................................................................... 47
Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ % mỗi loài so với tổng số lƣợng mảnh răng định loại đƣợc ........... 50
Hình 3.8. Răng nhóm linh trƣởng ........................................................................................ 53
Hình 3.9. Răng nhóm thú ăn thịt .......................................................................................... 55
Hình 3.10. Răng voi ............................................................................................................. 56
Hình 3.11. Răng tê giác ....................................................................................................... 57
Hình 3.12. Răng lợn ............................................................................................................. 58
Hình 3.13. Răng nai, hoẵng và sơn dƣơng........................................................................... 60
Hình 3.14. Vị trí lấy mẫu trầm tích nghiên cứu niên đại ..................................................... 62

Hình 3.15. Khảo sát và đo số liệu tại hiện trƣờng ............................................................... 62
Hình 3.16. Sơ đồ phân bố các di chỉ cổ sinh ở miền Bắc Việt Nam.................................... 65


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần loài động vật hóa thạch ở hang Đá Đen .......................................... 48
Bảng 3.2. Kích thƣớc các răng của các loài thuộc Bộ linh trƣởng ...................................... 52
Bảng 3.3. Kích thƣớc các răng của các loài thuộc Bộ ăn thịt ............................................. 55
Bảng 3.4. Kích thƣớc các răng của nhóm móng guốc lẻ ..................................................... 57
Bảng 3.5. Kích thƣớc các răng của các loài thuộc Bộ guốc chẵn ....................................... 60
Bảng 3.6. Bảng so sánh quần cƣ động vật các di chỉ cổ sinh thuộc thế Pleistocene
ở Việt Nam ........................................................................................................................... 67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP.:

Before present - cách ngày nay

C:

Canine

d (i,c,p):

deciduous - răng sữa

I:

Insicor


- răng cửa

M:

Molor

- răng hàm

P:

Premolar

- răng tiền hàm

- răng nanh


MỞ ĐẦU
Đông Nam Á là miền địa động vật học có sự đa dạng phong phú vào bậc nhất
trên trái đất hiện nay, nơi đây đã thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quần cƣ
động vật cả hiện đại và trong quá khứ. Trong đó quần cƣ động vật có tuổi thuộc thế
Pleistocene cũng đã có nhiều nghiên cứu, đóng góp vào việc tìm hiểu lịch sử phát
triển cổ sinh vật, cổ môi trƣờng khu vực. Các di chỉ cổ sinh đã phát hiện và nghiên
cứu đã góp phần phác họa nên một bức tranh tƣơng đối về cổ sinh, cổ nhân và môi
trƣờng với sự biến động mạnh mẽ về khí hậu và cảnh quan địa lý khu vực, phần nào
dẫn đến sự tuyệt chủng của một số nhóm thú lớn. Thêm nữa sự xuất hiện của các
nhóm/loài ngƣời (Homo erectus, Homo sapiens) trong thế Pleistocne trong khu vực
là những vấn đề cần tiếp tục tìm kiếm thêm các dữ liệu và đi sâu nghiên cứu.
Miền Bắc Việt Nam là khu vực có giá trị nghiên cứu quan trọng với hệ thống

núi đá vôi xen kẽ đồi núi đất tạo nên một môi trƣờng thuận lợi cho sinh vật sinh tồn,
phát triển và điều kiện lƣu giữ các di tích hóa thạch của các sinh vật cổ. Hóa thạch
tìm thấy trong trầm tích ở các hang động núi đá vôi. Hầu nhƣ trong các hang động
nhiều ít đều có trầm tích lắng đọng. Tuy vậy, không phải cứ có trầm tích là có hóa
thạch. Vì vậy mỗi di chỉ có hóa thạch đã dƣợc khai quật và nghiên cứu đều là rất
quan trọng. Những di tích và di vật này đã phản ánh thực tế lịch sử môi trƣờng và
thế giới động thực vật trong quá khứ.
Ở nƣớc ta cho tới nay số lƣợng hang động ghi nhận có chứa trầm tích chứa
hóa thạch khá nhiều nhƣng chỉ một số ít có thể khai quật nghiên cứu.
Những thập niên gần đây, các di chỉ cổ sinh đang đứng trƣớc nguy cơ bị xâm
hại bởi hoạt động của con ngƣời, nhƣ hoạt động khai thác trầm tích để làm phân lân
hoặc thậm chí ngƣời dân tìm kiếm khoáng vật quý, hóa thạch để bán bán. Việc khai
thác ồ ạt núi đá vôi để làm xi măng, kiến thiết đƣờng xá, nung vôi... là một nguy cơ
lớn với các di tích chứa hóa thạch ngƣời và động vật cổ ở Việt Nam.
Hang Đá Đen huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang đã bị ngƣời dân địa
phƣơng đào phá trầm tích, hóa thạch để bán nhƣ vậy. Các đợt khai quật nghiên cứu

1


hang Đá Đen do Viện Khảo cổ học tiến hành đã góp phần gìn giữ một di chỉ cổ sinh
quan trọng ở tỉnh Tuyên Quang.
Luận văn "Hóa thạch động vật ở di chỉ cổ sinh hang Đá Đen, huyện Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang trong mối quan hệ với khu hệ động vật cổ ở miền Bắc Việt
Nam" đƣợc thực hiện với các mục tiêu:
- Khai quật, nghiên cứu phân loại các hóa thạch thu đƣợc trong các đợt khai
quật hang Đá Đen.
- Xác lập mối quan hệ giữa quần cƣ động vật hang Đá Đen với khu hệ động
vật cổ có niên đại tƣơng đƣơng thuộc thế Pleistocene ở miền Bắc Việt Nam.
- Góp phần tƣ liệu nghiên cứu về phạm vi phân bố một số nhóm thú lớn

trong thế Pleistocene, tìm hiểu nguyên nhân thu hẹp vùng phân bố/tuyệt diệt của các
loài thú lớn từng phổ biến trong thế Pleistocene.
Các số liệu trong luận văn đã đƣợc tác giả trực tiếp tham gia thực hiện và
đƣợc sự đồng ý cho phép sử dụng số liệu của các nhà khoa học trong nhóm khai
quật và các tác giả đã nghiên cứu trƣớc đây ở hang Đá Đen.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các di chỉ cổ sinh thuộc thế Pleistocene ở miền Bắc Việt Nam
Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học tiền sử ở Việt Nam bắt đầu từ
khoảng đầu thế kỷ 20 với những cuộc điền dã, khai quật của một số nhà địa chất
ngƣời Pháp. Các di cốt động vật trong các địa điểm này chƣa đƣợc quan tâm nghiên
cứu đầy đủ, tuy nhiên một số di tích hóa thạch động vật niên đại Pleistocene muộn
cũng đã đƣợc công bố nhƣ phát hiện của H.Mansuy về các loài có vú hóa thạch ở
hang Phai Vệ, Lạng Sơn năm 1916. Năm 1941, J. Fromajet đã khai quật hang
Thung Lang (Ninh Bình) tìm thấy Pongo, Ailuropoda cùng sọ và răng ngƣời hóa
thạch có niên đại sơ kỳ kỷ Đệ Tứ, các hóa thạch ở Thung Lang lƣu tại Sở địa chất
thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc Lê Trung Khá nghiên cứu lại năm 1978 và kết luận
các tiêu bản còn lại đều là răng của Pongo và có niên đại Pleistocene muộn [14].
Các di tích khảo cổ học động vật đã từng bƣớc đƣợc khảo sát, khai quật và
nghiên cứu bài bản với sự ra đời của cơ quan chuyên nghiên cứu khảo cổ học. Năm
1960, Đội khảo cổ thuộc bộ Văn hóa đƣợc thành lập. Năm 1968,thành lập Viện
Khảo cổ học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam nay là Viện Hàn Lâm Khoa
học xã hội Việt Nam. Từ đó đến nay, hàng loạt các cuộc điều tra, thám sát và khai
quật các di tích hang động đã đƣợc tiến hành trên hầu hết các tỉnh miền Bắc. Luận
văn này chỉ tập trung so sánh giữa di tích hang Đá Đen với những di chỉ có niên đại
thuộc thế Pleistocene.
Các địa điểm có chứa di tích động vật đã đƣợc khảo sát đƣơ ̣c xác định có

niên đại từ thế Pleistocene tới đầu thế Holocene ở Việt Nam đƣợc thống kê khá đầy
đủ trong cuốn sách "Môi trƣờng và văn hóa cuối Pleistocene đầu Holocene" [24].
Trong thời gian gần đây, đã có thêm một số di tích cổ sinh mới đƣợc phát hiện ở các
tỉnh phía Bắc. Mô tả sơ bộ sau đây về các di chỉ tập trung vào thời gian, địa điểm
phát hiện, đặc điểm trầm tích, tuổi dự đoán của lớp trầm tích, các hóa thạch đƣợc
ghi nhận, với các di chỉ đƣợc khai quật phần hóa thạch sẽ đƣợc đề cập kỹ hơn ở các
chƣơng sau.

3


Quần cƣ động vật hang động có niên đại thế Pleistocene đã đƣợc khai quật
và nghiên cứu đáng chú ý nhất là ở các di tích hang động: Hang Hùm ở tỉnh Yên
Bái, hang Thẩm Khuyên, hang Kéo Lèng và hang Cốc Mƣời ở tỉnh Lạng Sơn, hang
Đá Đen ở tỉnh Tuyên Quang, hang Thẩm Ồm ở tỉnh Nghệ An, hang Làng Tráng ở
tỉnh Thanh Hóa, hang Đƣời Ƣơi, hang Ma Ƣơi ở tỉnh Hòa Bình, hang Mã Tuyển ở
tỉnh Lào Cai.
- Hang Hùm ở xã Đồng Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đƣợc khai quật
năm 1963, hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và chuyên gia cổ sinh đệ tứ
H.D.Kahlke của Cộng hòa dân chủ Đức (cũ). Trầm tích trong hang có hai thời kỳ
lắng đọng khác nhau, xen giữa là thời kỳ sói mòn của sông. Trầm tích màu vàng,
rắn chắc có tuổi dự đoán thuộc Pleistocene muộn. Trầm tích bở rời hơn có tuổi trẻ
hơn lớp Pleistocene muộn ở trên. Hiện tại hang Hùm đã bị ngập nƣớc bởi công trình
thủy điện [26].
- Hang Thẩm Khuyên và hang Thẩm Hai là hai hang thuộc cùng một quả
núi, cách nhau khoảng 20m, đƣợc thám sát năm 1964. Hang Thẩm Khuyên đƣợc
khai quật năm 1965 do Lê Trung Khá và Trần Văn Bảo chủ trì khai quật. Hầu hết
thạch nằm trong lớp trầm tích rắn chắc màu đỏ nhạt, hầu hết hóa thạch là răng rời và
mảnh xƣơng có dẫu vết gặm của các loài gặm nhấm và thú lớn. Tuổi trầm tích dự
đoán tuộc giai đoạn cuối Pleistocene giữa. Đây là hang duy nhất ở Việt Nam tìm

thấy một số răng rời đƣợc nhiều nhà khoa học định loài là của ngƣời vƣợn Homo
erectus [13]. Năm 1996, Ciochon và cộng sự đã tiến hành lấy mẫu trầm tích và hóa
thạch để định niên đại cho quần cƣ động vật hang Thẩm Khuyên (hình 1.1). Phƣơng
pháp ESR dùng trực tiếp dùng men răng hóa thạch để định tuổi cũng cho tuổi của
hóa thạch là 475.000±125.000 năm PB., đây là di chỉ cổ nhất thuộc thế Pleistocene
đã đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam [44].

4


Hình 1.1. Vị trí, cảnh quan và địa tầng trầm tích hang Thẩm Hai [44]
- Hang Thẩm Hai hiện chƣa đƣợc khai quật nhƣng kết quả khảo sát cũng
đã tìm thấy một số răng động vật trong trầm tích rất cứng [11].
- Hang Kéo Lèng (hình 1.2) ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn do
Lê Trung Khá và Trần Văn Bảo chủ trì khai quật năm 1966. Hóa thạch nằm trong
lớp trầm tích màu vàng nhạt tạo thành một thềm bằng phẳng trên nền hang, bên trên

5


phủ một lớp thạch nhũ dày. Cuộc khai quật thu đƣợc rất nhiều hóa thạch xƣơng
răng với thành phần loài đa dạng, đây là di chỉ tìm đƣợc khá nhiều mảnh xƣơng lớn,
hàm, sọ với mức độ bảo tồn tốt. Niên đại dự đoán thuộc Pleistocene muộn. [11].

Hình 1.2. Hang Kéo Lèng
- Hang Thẩm Ồm, thuộc xã Quy Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
đƣợc phát hiện năm 1973 và khai quật năm 1975. Hang có hai cửa thông nhau, khá
rộng rãi. Phần lớn hóa thạch động vật tìm thấy trong trầm tích màu vàng rắn chắc
bám trên vách hang cách cửa phía Tây của hang khoảng 11m. Ƣớc đoán tuổi của
quần cƣ động vật hóa thạch này khoảng Pleistocene muộn [12].

- Hang Làng Tráng ở xã Lâm Sa, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa đƣợc
khai quật năm 1989 và năm 1993 trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác Việt-Mỹ.
Hang Làng Tráng đƣợc đặt tên chung cho cụm 4 hang nằm cạnh nhau ở một quả
núi, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là các hang Làng Tráng I, II, III, IV. Trầm tích
chứa hóa thạch nằm bám vách và trần hang. Cả hai lần khai quật đã thu đƣợc một
khối lƣợng khá lớn hóa thạch động vật, niên đại Pleistocene muộn. [12,43].
- Hang Ma Ươi (hình 1.3) thuộc thị trấn Mẫn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình. Hang Ma Ƣơi đƣợc phát hiện từ năm 1999 và khai quật vào các năm 20012002 trong chƣơng trình hợp tác Việt-Pháp. Hang có tọa độ 20o37'22"N,
105o16'40"E. Các di cốt động vật hóa thạch có niên đại dự đoán Pleistocene muộn
[23]. Quần cƣ động vật thứ nhất trong trầm tích bám vách/nền hang có chứa răng

6


rời của các loài thú hiện còn tồn tại ở Việt Nam nhƣ Nai Rusa unicolor, Hoẵng
Muntiacus muntjak, Tê giác một sừng Java Rhinoceros sondaicus, Tê giác một
sừng Ấn Độ Rhinoceros cf. unicornis, khỉ Macaca sp., Chó sói Cuon sp., Voi
Elephas sp., Lợn Sus scrofa, và răng của một loài đã tuyệt chủng là Voi cổ Elephas
aff. namadicus. Đáng chú ý là có 2 răng, mảnh sọ của ngƣời cổ Homo sp. cũng
đƣợc tìm thấy ở đây. Niên đại tuyệt đối U/Th cho trầm tích chứa các hóa thạch các
loài thú lớn là 49.000±4.000 năm BP.. Trong lớp trầm tích ở trần hang hầu nhƣ chỉ
tìm đƣợc xƣơng răng các loài thú nhỏ nhƣ nhóm khỉ, thú gặm nhấm, dơi, bò sát và
lƣỡng cƣ. Đáng chú ý trong nhóm gặm nhấm có mặt loài Niviventer andersoni là
loài đặc hữu ở Trung Quốc, lần đầu tiên đƣợc ghi nhận ở di chỉ cổ sinh ở Việt Nam.
Niên đại U/Th cho lớp trầm tích chứa xƣơng răng các loài thú nhỏ này là
193.000±17.000 năm BP. [35,36].

Hình 1.3. Hang Ma Ươi và vị trí trầm tích chứa hóa thạch
- Hang Đười Ươi (hình 1.4) cũng thuộc thị trấn Mẫn Đức, huyện Tân Lạc,
tỉnh Hòa Bình, đƣợc khai quật năm 2003 bởi các nhà khoa học Việt-Pháp-Nhật.

Hang có tọa độ 20o37'12"N, 105o16'25"E. Phần lớn nền hang là khối đá lớn, chỉ còn
một phần nhỏ nền hang là trầm tích sét vôi màu nâu vàng nhƣng chứa một lƣợng
đáng kể hóa thạch với thành phần loài đa dạng. Ngoài các loài thú lớn thƣờng gặp ở
các di chỉ cùng thời, đáng chú ý là sự ghi nhận các loài Tê giác một sừng Java
Rhinoceros sondaicus, Tê giác một sừng Ấn Độ Rhinoceros unicornis, Tê giác hai

7


sừng Dicerorhinus sumatrensis. Niên đại tuyệt đối U-Th cho lớp trầm tích phủ trên
hóa thạch là 66.000±3.000 năm BP. [36].

Hình 1.4. Hang Đười Ươi và vị trí trầm tích chứa hóa thạch
- Hang Đá Đen thuộc xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang,
đƣợc phát hiện năm 2004. Khai quật lần thứ nhất bởi Viện Khảo cổ học và Bảo tàng
tỉnh Tuyên Quang năm 2005 [25]. Đợt khai quật lần thứ hai tiến hành năm 2008 bởi
các nhà khoa học Việt-Pháp [31]. Trong luận văn này tôi sẽ trình bày nghiên cứu về
sƣu tập hóa thạch hang Đá Đen.
- Hang Mã Tuyển (hình 1.5) ở thị trấn Mƣờng Khƣơng, huyện Mƣờng
Khƣơng, tỉnh Lào Cai, tọa độ 22o45’444”N, 104o06’558”E. Hang đƣợc phát hiện từ
giữa năm 2008 khi ngƣời dân địa phƣơng tiến hành mở rộng lòng hang để sử dụng
làm kho chứa rƣợu. Hang đƣợc khảo sát năm 2009 và khai quật năm 2010 bởi Viện
Khảo cổ học và Bảo tàng Lào Cai. Hang khá sâu và rộng, có dạng hình chữ L, sâu
khoảng 90m. Vị trí tìm thấy hóa thạch khá sâu trong hang và trƣớc một ngách nhỏ
ăn xuống dƣới, do vậy khả năng cao là các hóa thạch bị nƣớc cuốn vào hang và
đọng lại tại hốc đá ở nền giữa hang. Hiện tại toàn bộ nền hang đã bị cải tạo và đào
hết trầm tích vách. Thành phần loài ở hang Mã Tuyển khá đa dạng với đủ các đại
diện đặc trƣng cho quần cƣ động vật thuộc thế Pleistocene muộn. Điều đáng lƣu ý
là trong hiện vật ngƣời dân sƣu tầm đƣợc trong hang khi cải tạo hang có một số
răng ngựa Equus sp., nếu thực sự các răng ngựa này có tuổi Pleistocene (?) thì đây

là di chỉ Pleistocene đầu tiên ghi nhận đƣợc sự có mặt của loài này ở Việt Nam. Tuy

8


nhiên loài này đƣợc ghi nhận ở nhiều di chỉ cổ sinh thế Pleistocene ở Trung Quốc.
Niên đại dự đoán thuộc đầu Late Pleistocene [32].

Hình 1.5. Toàn cảnh vị trí hang Mã Tuyển và hiện vật người dân sưu tập
- Hang Cốc Mười (hình 1.6) ở xã Chí Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng
Sơn đƣợc phát hiện năm 2011 và đƣợc khai quật năm 2013 bởi nhóm các nhà khoa
học Việt-Pháp-Úc. Hang có tọa độ 22o21,357N; 106o26,112E. Cửa hang rất nhỏ
hẹp, vị trí trầm tích chứa hóa thạch ở sâu trong khoang trong cùng, hoàn toàn không
có ánh sáng. Về trật tự hình thành trầm tích trong khoang khai quật gồm ba lớp.
Trên cùng là lớp thạch nhũ cứng. Tiếp đến là lớp trầm tích nâu vàng có chứa hóa
thạch, lớp này xốp và nhẹ hơn lớp thạch nhũ. Hai lớp trầm tích này liền mạch, lớp
thạch nhũ phủ trực tiếp và ảnh hƣởng làm cứng, đổi màu phần bề mặt tiếp xúc của
lớp trầm tích nâu vàng. Lớp dƣới cùng là lớp trầm tích sét dạng khối màu đen-nâu có
thể sâu tới nền hang. Sự phân bố hiện vật trong các hố khai quật ở các vị trí khác
nhau cho thấy có sự tập trung hóa thạch ở hai vị trí gần với ngách hang đi xuống,
nhƣ vậy có thể nhận định các hóa thạch đƣợc đƣa vào trong hang chủ yếu do nƣớc
cuốn vào. Trên một số chân răng và hầu hết các mảnh xƣơng đều có vết gặm của
thú gặm nhấm, do vậy cũng có thể một phần các hóa thạch này đƣợc động vật mang
vào hang, hoặc bị gặm trƣớc khi bị nƣớc cuốn vào hang. Quần cƣ động vật tìm thấy
ở đây có thành phần loài khá đa dạng, với đủ các loài đặc trƣng cho quần cƣ động
vật thế Pleistocene nhƣ Đƣời ƣơi Pongo sp., Gấu tre Ailuropoda melanoleuca, Voi
răng kiếm Stegodon orientalis, Lợn vòi Tapirus indicus, Tê giác Rhinoceros sp. ...,
thành phần loài tƣơng tự các di chỉ cổ sinh cùng thời ở miền Bắc Việt Nam. Đây là
một trong số rất ít di chỉ cổ sinh ở Việt Nam đƣợc nghiên cứu xác định niên đại


9


tuyệt đối ngay từ những chuyến khảo sát, khai quật đầu tiên, niên đại tuyệt đối của
lớp trầm tích chứa hóa thạch là 114.000 BP. Di chỉ hang Cốc Mƣời rất có giá trị
nghiên cứu với khối lƣợng hóa thạch lớn đã đƣợc khai quật, hơn nữa đây còn là một
trong số rất ít các di chỉ cổ sinh học còn lớp trầm tích nguyên vẹn có thể tiếp tục
tiến hành khai quật, nghiên cứu sau này.[10].

Hình 1.6. Cửa vào hang Cốc Mười và vị trí tập trung hóa thạch
Mƣời di chỉ cổ sinh trên là các di chỉ đã đƣợc khai quật, nghiên cứu và công
bố các dữ liệu khá chi tiết sẽ đƣợc sử dụng cho các phân tích ở phần sau của luận
văn. Ngoài ra còn nhiều các di chỉ khác đã đƣợc khảo sát phát hiện trầm tích chứa
hóa thạch trên hầu khắp các tỉnh ở miền núi miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
- Hang Phai Vệ ở thị xã Lạng Sơn. Hang nằm trên một ngọn núi lẻ, ở tả ngạn
sông Kỳ Cùng, cách bờ sông khoảng 200m. Trầm tích trong hang có màu vàng nhạt
và khá rắn. Năm 1916, một số hóa thạch động vật trong trầm tích trong hang, cao
hơn mặt sông 12-15m đã đƣợc H. Mansuy công bố. Các hóa thạch này sau đó đƣợc
E.Patte giám định lại năm 1928. Năm 1966, Lê Trung Khá và Trần Văn Bảo đã sƣu
tập hóa thạch ở một hang có cùng bình tuyến và cách hang Phai Vệ 200m. Trong
hang có hai lớp trầm tích. Lớp trên màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt, mịn và rắn chắc,
chất cấu tạo là vôi sét lẫn những hòn đá màu đen cạnh xù xì, lớp này đƣợc gọi là
Phai Vệ I. Lớp dƣới màu vàng nhạt hoặc xám, có cấu tạo xốp, có chứa sỏi nhỏ, lớp
dƣới đƣợc gọi là Phai Vệ II. Lớp trên cổ hơn và cùng niên đại với trầm tích hang
Phai Vệ mà Mansuy đã đào [11].

10


- Hang Lũng Cung ở huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn đƣợc điều tra năm

1971. Hang đã đƣợc cải tạo làm nơi tránh bom, trên vách hang còn lại một tầng
trầm tích vàng cuối Pleistocene, trong đó có các hóa thạch hƣơu-Cervidae, lợn
rừng-Sus scrofa [2].
- Hang Kho Gạo, huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn. Hang đã đƣợc cải tạo làm
kho chứa gạo. Trong vách hang còn bám trầm tích màu vàng chứa răng tê giácRhinoceros hóa thạch [2].
- Hang 73 bậc (hay còn gọi là hang Cà Lồ, tiếng Tày có nghĩa là thác nƣớc
lớn) nằm trên địa phận thôn Nà Ma, xã Hữu Vĩnh tỉnh Lạng Sơn. Sở dĩ hang có tên
gọi là hang 73 bậc vì trong thời gian chiến tranh hang đƣợc sử dụng làm nơi làm
việc của huyện uỷ và 73 bậc bê tông đã đƣợc xây dựng để phục vụ cho việc đi lại,
mặc dù bây giờ không còn đủ 73 bậc. Phía trƣớc cửa hang là thung lung Keng Gùa.
Cửa hang cao hơn bề mặt thung lũng chừng 12m, hang đƣợc chia thành 2 tầng ngăn
cách là một tầng thạch nhũ. Tầng trên tƣơng đối rộng, kích thƣớc đo đƣợc nhƣ sau:
sâu hang 16,01m, rộng lòng hang 6,97m, cao 2,83m, trần hang khá phẳng, nền hang
đã bị xáo trộn, trải nhiều đá răm nhỏ. Hoá thạch xƣơng răng động vật đƣợc tìm thấy
gồm răng nhím - Hystris sp.; răng lợn - Sus sp.; răng trâu/bò - Bovidae; và đặc biệt
là một chiếc răng Đƣời ƣơi - Pongo sp. Tầng trầm tích còn lại có chiều dày chừng
80cm, và rộng 220cm.
- Hang Máng Lợn ở thôn Nà Ma, xã Hữu Vĩnh, tỉnh Lạng Sơn, nằm cùng
trên dãy núi có hang 73 bậc. Hang nằm ngay sau lƣng UBND xã Hữu Vĩnh, cách
UBND xã chừng 50m, cách hang 73 bậc chừng 100m. Cửa hang cao hơn so với bề
mặt thung lũng 15m, quay hƣớng đông nam. Cũng tƣơng tự hang 73 bậc, hang
Máng Lợn đƣợc chia thành 2 tầng và đƣợc ngăn cách bởi một lớp thạch nhũ, tầng
trầm tích chủ yếu tập trung ở tầng dƣới. Trần hang khá bằng phẳng. Tầng trầm tích
ở đây còn khá dày khoảng 1,6m, qua quan sát đã phát hiện nhiều xƣơng răng động
vật còn lƣu giữ trong tầng trần tích rất cứng màu vàng đỏ. Các kích thƣớc của hang
nhƣ sau: Cao cửa hang 3,5m; rộng cửa hang 6,4m; sâu lòng hang 3,65m; dày trầm
tích 1,67m; cao tầng 2 của hang 1,72m.

11



Hang 73 bậc và hang Máng Lợn đƣợc phát hiện trong đợt điều tra cổ nhân cổ
sinh và môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn năm 2008. [30].
- Hang Ngườm Xe ở thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trong hang có lớp
trầm tích Pleistocene muộn, chứa hóa thạch nai-Rusa unicolor, trâu bò Bovidae.
- Mái đá Bản Giã, thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Mái đá nằm cạnh
đƣờng từ Trùng Khánh đi Bản Giốc. Trong trầm tích vàng của hang có hóa thạch
nai - Rusa unicolor và lợn rừng - Sus scrofa.
- Mái đá Trùng Khánh ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên đƣờng từ Trùng
Khánh đi Pò Péo. Trầm tích màu vàng có chứa hóa thạch hƣơu - Cervidae.
- Hang Ngườm Nhù thuộc xã Đông Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng. Trầm tích Pleistocene màu vàng chứa hóa thạch nai-Rusa unicolor.
- Ngườm Phà Kình, thuộc xã Nam Tuấn, huyện Hòa An. Trong hang có khối
trầm tích vàng cuối Pleistocene, mới chỉ phát hiện hóa thạch dơi - Chiroptera.
- Hang Pó Pi úc thuộc xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong
trầm tích vàng có hóa thạch hƣơu - Cervidae và một số xƣơng thú.
Các hang thuộc tỉnh Cao Bằng đƣợc phát hiện trong đợt điều tra năm 1971
của các cán bộ Viện Khảo cổ học. Do tại thời điểm khảo sát, hệ thống đƣờng xá khó
khăn nên mới chỉ khảo sát các hang động ở gần đƣờng quốc lộ/ tỉnh lộ, còn có tiềm
năng phát hiện các hang động chứa hóa thạch ở khu vực này [2].
- Mái đá Ngườm, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Di chỉ này
đƣợc phát hiện năm 1980 và đƣợc khai quật năm 1982 bởi đoàn hợp tác giữa Viện
Khảo cổ, Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Đại học Văn hóa. Địa tầng di chỉ này có
nhiều lớp. Các lớp phía trên chứa các di cốt ngƣời và di vật thuộc thời kỳ đồ đá.
Trong đó lớp đất vàng ở dƣới cùng sát sinh thổ đƣợc ƣớc đoán có niên đại
Pleistocene muộn với các di cốt chớm hóa thạch của các loài thú: Khỉ - Macaca
nemestrina, Macaca sp.; đƣờu ƣơi - Pongo sp.; Lợn rừng - Sus scrofa; Nai - Rusa
sp.; Nhím - Hystrix sp.
- Hang Phia Vài 1 thuộc thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân, huyện Nà Hang, tọa
độ 22o32'50"N, 105o18'E. Hang đƣợc phát hiện năm 2003 và khai quật năm 2005


12


bởi đoàn hợp tác giữa Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang. Đây là di chỉ xƣởng - mộ táng của ngƣời cổ thuộc văn hóa Hòa Bình sớm, trầm tích văn hóa đƣợc
chia thành hai giai đoạn sớm, muộn. Trầm tích giai đoạn sớm có chứa các di cốt
động vật bán hóa thạch, tƣơng ứng với mức địa tầng chứa di cốt chớm hóa thạch
nhƣ ở mái đá Ngƣờm. Đáng chú ý trong sƣu tập này có răng Ngƣời khôn ngoan Homo sapiens, Đƣời ƣơi - Pongo sp., Khỉ - Macaca sp., Tê giác - Rhinoceros
sinensis, Lợn - Sus scofa L., Nai - Cervus unicolor, Hoẵng - Muntiacus muntjak,
Trâu/bò - Bos sp., Voi châu á - Elephas indicus, Nhím - Hystrix sp., Đon Atherurus sp., Dúi - Rhizomys sp., Chuột - Rattus sp.. Niên đại ƣớc đoán cho lớp
này khoảng sau 20.000 năm đến 11.000 năm BP. [4].
- Hang Khe Thắm ở xã Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đƣợc phát
hiện năm 1980. Xƣơng răng động vật hóa thạch tìm thấy trong trầm tích vàng, có
niên đại ƣớc đoán là Pleistocene muộn. Gồm các loài Lợn rừng - Sus scrofa L.;
Hƣơu - Cervus sp.; Lợn vòi - Megatapirus sp.
- Hang Ta Xin Chải thuộc xã Ta Xin Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu,
đƣợc phát hiện năm 1972. Trong hang còn khoảng 30m3 trầm tích màu vàng có
chứa hóa thạch nhƣ răng lợn - Sus sp., niên đại dự đoán là Pleistocene muộn. [16].
- Hang Bụt thuộc bản Pa Thơm, huyện Điện Biên. Trong hang có khối trầm
tích màu nâu nhạt khá lớn, đã tìm thấy hóa thạch khỉ - Macaca sp. và một số động
vật khác.
- Hang Nà Nọi thuộc xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Hảng
nhỏ và chỉ cao hơn mặt ruộng khoảng 4m. Trầm tích trong hang màu nâu đất. Hóa
thạch tìm thấy có tê giác - Rhinoceros sp., trâu bò - Bovidae sp.
- Hang Thẩm Quái thuộc xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Trong hang có trầm tích màu vàng nhạt, bở rời, có chứa hóa thạch xƣơng thú. Trầm
tích đƣợc đoán định tuổi Pleistocene muộn.
- Hang Huyện Đội, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Hang từng là nơi sơ tán
của huyện đội Mộc Châu thời chiến tranh chống Mỹ. Hang đƣợc phát hiện năm
1973. Hóa thạch động vật trong hang có Nai - Rusa unicolor, Hoẵng - Muntiacus


13


muntjak; Hƣơu - Cervus sp.; Bò - Bovinae sp.; Dê - Caprinae sp.; Tê giác Rhinoceros sp.; Nhím - Hystrix sp.; Sóc - Sciuridae sp.; Chuột - Rattus sp..
Các hang ở Lai Châu, Điện Biên và Sơn La đƣợc Vũ Thế Long miêu tả và
công bố năm 1974 [16].
- Hang Vòng thuộc thị trấn Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình. Hang nằm cách thị
trấn Lƣơng Sơn khoảng 5km về phía Tây Bắc. Trầm tích trong hang màu nâu thẫm
hay đen, không rắn chắc, bên trên phủ một lớp thạch nhũ. Đây là trầm tích
Pleistocene muộn, thành phần hóa thạch trong hang theo giám định của H.D.Kahlke
gồm Voi cổ - Archidiskodon sp.; Tê giác - Rhinoceronsis Owen; Nai - Rusa sp.;
Hƣơu - Cervus sp. [20].
Mái đá Bưởi thuộc xã Cao Răm, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình, đƣợc
phát hiện năm 1984. Trầm tích trong hang màu vàng, có hóa thạch của thú gặm
nhấm.
- Hang Chổ thuộc xã Cao Răm, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình. Hang do
M. Colani phát hiện và khai quật. Điều tra của Viện Khảo cổ năm 1984 đã tìm thấy
trong trầm tích vàng của hang một số hóa thạch của Đƣời ƣơi - Pongo sp.; Nhím Hystrix sp.; Voi - Elephas sp.. Hang Chổ đã đƣợc khai quật năm 2004, ở đây đã tìm
thấy các công cụ đá văn hóa Hòa Bình, di cốt ngƣời và động vật trong lớp trầm tích
Holocene.
- Hang Mõm Trâu 1 và 4, thuộc xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa
Bình. Hang đƣợc phát hiện năm 1978. Trong hang tìm thấy hóa thạch trong trầm
tích màu vàng. Hóa thạch ở hang Mõm Trâu 1 gồm Đƣời ƣơi - Pongo sp.; Tê giác Rhinoceros sp.; Lợn vòi - Tapirus sp.; Trâu rừng - Bubalus bubalis; Hƣơu - Cervus
sp.; loài gặm nhấm - Rodentia sp. Hóa thạch hang Mõm Trâu 4 gồm Khỉ - Macaca
sp.; Lợn rừng - Sus scrofa; Hƣơu - Cervus sp.; động vật ăn thịt - Carnivora sp.
- Hang Núi So 1 thuộc xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Hang
cũng đƣợc phát hiện trong đợt điều tra năm 1978. Trầm tích Pleistocene muộn của
hang đã tìm thấy hóa thạch của Hƣơu - Cervus sp.


14


- Mái đá Mái ở xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, đƣợc phát hiện
trong đợt điều tra năm 1978. Trong mái đá này đã tìm thấy hóa thạch răng hƣơu Cervidae ở lớp trầm tích Pleistocene muộn.
- Hang Bai Téc Con thuộc xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Hang này cũng đƣợc Vũ Thế Long phát hiện trong đợt điều tra năm 1978. Trong
trầm tích có các hóa thạch Tê giác - Rhinoceros sp.; Lợn vòi - Tapirus sp.; Đƣời ƣơi
- Pongo sp.?; Lợn rừng - Sus scrofa L.; Nhím - Hystrix sp.
- Mái đá Tôm 1 thuộc xã Khoan Dụ, huyện Chi Nê, tỉnh Hòa Bình. Trầm tích
màu vàng của hang phát hiện răng dê - Capriconis sp. hóa thạch.
- Hang Thẻ Bạc thuộc xã Khoan Dụ, huyện Chi Nê, tỉnh Hòa Bình. Trầm
tích trong hang có chứa hóa thạch của Trâu bò rừng - Bovinae sp.; Hƣơu - Cervus
sp.; Tê giác - Rhinoceros sp.; Lợn vòi - Tapirus sp.
Các hang ở huyện Chi Nê đƣợc phát hiện trong đợt điều tra năm 1978. [18].
- Mái đá Phúng Quyền thuộc xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Ở đây đã phát hiện xƣơng răng động vật và một số công cụ đá dạng Sơn Vi. Trong
số xƣơng răng động vật đó có một mảnh hàm trên của gấu tre - Ailuropoda
melanoneuca có vết lửa cháy và một hóa thạch răng voi cổ - Paloeoloxodon sp.
[19].
- Hang Núi Sáng, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình đƣợc phát hiện năm
1999 với hai bộ xƣơng của Đƣời ƣơi - Pongo pygmacus, một cá thể trƣởng thành và
một còn nhỏ. Đây là hai bộ xƣơng chớm hóa thạch Đƣời ƣơi nguyên vẹn nhất đƣợc
biết đến hiện nay [34].
- Hang Nhẫm Dương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng. Hóa
thạch động vật trong trầm tích cứng cùng với cả di cốt ngƣời ở giai đoạn muộn hơn
đƣợc phát hiện trong quá trình cải tạo chùa Thánh Quang. Quần cƣ động vật tìm
thấy gồm Đƣời ƣơi - Pongo pygmaeus; Khỉ - Macaca sp.; Lợn - Sus scrofa L.; Nai
- Rusa unicolor; Trâu - Bubalus bubalis; Voi Ấn Độ - Elephas cf. indicus; Tê giác Rhinoceros sinensis; Gấu -Ursus thibetanus; Beo - Felis sp.; Nhím - Hystrix sp. [6].


15


- Hang Đá Trắng đƣợc phát hiện trong chuyến khảo sát đảo Cát Bà, Hải
Phòng năm 1991. Khối trầm tích màu vàng có chứa một số hóa thạch răng rời của tê
giác-Rhinoceros sinensis và hoẵng-Muntiacus muntjack [21].
- Núi Ổ, thuộc xã Hà Trung, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa
điểm chứa trầm tích Pleistocene muộn lộ thiên trên một quả núi đơn lẻ giữa đồng
bằng. Địa điểm này đƣợc phát hiện và thám sát năm 1976. Trong trầm tích chứa hóa
thạch trâu bò - Bovinae sp., hƣơu nai - Cervus sp. [16].
- Hang Cuôn ở xã Tân Lập, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa, đƣợc phát
hiện năm 1984. Trong trầm tích Pleistocene muộn có chứa các hóa thạch Gấu Ursus sp.; Tê giác - Rhinoceros sp. [27].
- Hang Làng Cốc, xã Thiết Ống, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa. Trong
trầm tích màu vàng có hóa thạch của Khỉ - Macaca sp.; Lợn - Sus scrofa L.; Nai Rusa unicolor; Hoẵng Muntiacus muntjak; Lợn vòi - Tapirus sp.; Tê giác Rhinoceros sp.; Chuột - Rattus sp. [27].
- Mái đá Điều thuộc xóm Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh
Hóa. Di chỉ này đƣợc phát hiện năm 1984 trong đợt khảo sát của Viện Khảo cổ và
đƣợc khai quạt đợt 1 năm 1986, các đợt khai quật tiếp theo năm 1988 và 1991 đƣợc
đoàn hợp tác giữa Việt Nam và Bungari tiến hành. Đợt khai quật thứ 3 đã tìm thấy
lớp trầm tích dƣới cùng, là lớp hình thành trƣớc khi có con ngƣời cƣ trú, các lớp
trầm tích phía trên chứa di cốt ngƣời và nhiều di tích di vật của ngƣời thời kỳ đồ đá.
Đây là di tích hiếm thấy có chứa cả hóa thạch cổ sinh và di vật ngƣời cổ ở Việt
Nam cũng nhƣ khu vực Đông nam Á. Niên đại của lớp trên lớp trầm tích có hóa
thạch là 24.000 năm BP. (niên đại C14). Thành phần loài của các hóa thạch đƣợc V.
Popov và Vũ Thế Long nghiên cứu, gồm các loài: Khỉ - Macaca sp.; Vƣợn Hylobates sp.; Đƣời ƣơi - Pongo pygmaeus pygmaeus; Lợn - Sus scrofa; Trâu rừng
- Bubalus bubalis; Trâu/bò - Bovinae; Dê - Capricornis sumatraensis; Nai Cervus unicolor; Hƣơu - Axis sp.; Hoẵng - Muntiacus muntjak; Tê giác Rhinoceros sp.; Gấu ngựa - Ursus thibetanus; Gấu chó - Ursus malayanus; Lửng -

16


Arctonyx collaris; Cầy vòi hƣơng - Paradoxurus hermaphroditus; Voi - Elephas

sp.; Nhím - Hystrix cf. subcristata [20].
- Hang Lý Chùn thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
đƣợc khai quật lần đầu năm 2010. Trầm tích nâu vàng chứa hóa thạch tìm thấy ở
khu vực cửa hang, khá cứng. Thành phần hóa thạch gồm Lợn - Sus scrofa; Hƣơu Cervus sp.; Hoẵng - Muntiacus muntjak; Tê giác - Rhinoceros sp.; Dê Caprinae sp.;
Gấu - Ursidae; Nhím - Hystrix sp.; Khỉ - Macaca sp.; Đƣời ƣơi - Pongo sp. [7].
- Hang Quýt thuộc xã Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Hang
đƣợc phát hiện trong đợt nghiên cứu Việt-Đức năm 1963-1964. Thành phần hóa
thạch gồm Đƣời ƣơi - Pongo pygmaeus 'Weidenreichi' Hooijer; Nhím - Hystrix
subcristata; Lợn vòi - Tapirus (Megatapirus) augustus; Tê giác - Rhinoceros
sinensis; Lợn rừng - Sus scrofa L.; Hoẵng - Muntiacus muntjak cf. margae.
- Hang Chùa (hình 1.7) xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Hang rộng đều và nông nên khá thoáng và sáng, chiều rộng trung bình khoảng
4,1m, cao 3,2m chỉ sâu khoảng 8m, nền hang chỉ hơi cao hơn mặt thung lũng đủ để
không bị ngập nƣớc trong điều kiện bình thƣờng. Nền hang khá bằng phẳng, hang
đã đƣợc sử dụng làm nơi trú ẩn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nên ở phía
ngoài cửa hang đã bị sửa chữa. Ở một ngách nhỏ trong cùng của hang phát hiện có
trầm tích trên trần hang có chứa nhiều xƣơng và răng động vật. Diện tích khối trầm
tích này khoảng 2-3m2, do khối trầm tích nằm ở vách và trần hang nên còn khá
nguyên vẹn [8].

Hình 1.7. Cửa hang Chùa và khối trầm tích trên trần hang chứa hóa thạch

17


Trong khuôn khổ luận văn này, tôi đã thống kê 10 di chỉ đã đƣợc khai quật
mà tôi đã có điều kiện nghiên cứu trực tiếp các mẫu hóa thạch, ít nhất 39 di chỉ khác
đƣợc các nhà khoa học công bố khảo sát và ghi nhận có trầm tích chứa hóa thạch có
tiềm năng nghiên cứu. Toàn bộ các di tích cổ sinh thuộc thế Pleistocene đã đƣợc
phát hiện đều trong hang động hoặc mái đá ở núi đá vôi trong lớp trầm tích hình

thành trong thế Pleistocene. Các di tích đã đƣợc khai quật nghiên cứu thƣờng là di
tích chứa lƣợng trầm tích tƣơng đối nhiều và giàu hóa thạch. Các di chỉ mới đƣợc
ngƣời dân phát hiện thƣờng đi cùng nguy cơ di chỉ có khả năng bị mất đi nếu di chỉ
đó không đƣợc nghiên cứu, khoanh vùng bảo vệ, hạn chế các hoạt động ảnh hƣởng
tới di chỉ trong quá trình phát triển của địa phƣơng
1.2. Đặc điểm quần cƣ động vật thế Pleistocene ở miền Bắc Việt Nam
Tuy đã có khá nhiều các di tích cổ sinh đã đƣợc phát hiện và nghiên cứu,
nhƣng các công bố chủ yếu là đề cập tới các di tích đơn lẻ. Tới thời điểm hiện nay,
công trình mang tính tổng hợp nhất về các di chỉ cổ sinh học thuộc thế Pleistocene
là cuốn sách "Môi trƣờng và văn hóa cuối Pleistocene đầu Holocene ở Bắc Việt
Nam", do Nguyễn Khắc Sử và Vũ Thế Long công bố năm 2004 [24], với thống kê
khá đầy đủ các di tích đã đƣợc phát hiện và những nhận xét chung về quần cƣ động
vật, trầm tích và niên đại. Theo Vũ Thế Long, hóa thạch có niên đại Pleistocene
muộn thuộc về ba nhóm động vật chính:
Nhóm động vật hiện tại vẫn đang sống trong tự nhiên Bắc Việt Nam, tuy số
lƣợng còn không nhiều với địa bàn thu hẹp so với trƣớc. Nhóm động vật này gồm
một số loài khỉ, vƣợn (Macaca, Hylobates), một số loài gặm nhấm (Hystrix
subcritata, Atherurus, Rhiromys, Rattus tattus), 2 loài gấu (Ursus thibetanus và
Ursus malayanus), hổ báo (Panthera pardus, Panthera tigris), một số chồn cầy
(Arctonyx collaris rostratus, Paradoxurus hermaphroditus), trâu bò (Bovinae, Bos
sp.), sơn dƣơng (Carpricornis sumatraensis), voi (Elephas maximus), lợn (Sus
scrofa), nai, hoẵng (Rusa unicolor, muntiacus muntjac, Cervus sp.) và một số thú
nhỏ nhƣ dơi, một số bò sát nhƣ rùa...

18


×