Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

THỜI KỲ TIỀN SỬ SỰ THAM GIA CỦA VĂN HOÁ THÁI VÀO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.14 KB, 14 trang )

THỜI KỲ TIỀN SỬ
SỰ THAM GIA CỦA VĂN HOÁ THÁI VÀO SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VIỆT NAM
GS. Trần Quốc Vượng, Cầm Trọng

Viết bài này, tôi muốn để một phần đặc biệt kính cẩn nghiêng mình trước vong
linh Giáo sư Trần Quốc Vượng. Tuy nay giáo sư đã đi xa, nhưng cách đây 21 năm, vào
ngày 3 tháng 8 năm 1984, giáo sư đã trình bày trước hội nghị Quốc tế Thái Học lần thứ
II họp tại trường đại học Hoàng Gia Chulalongkon, Băng Cốc, Thái Lan về bài báo cáo
khoa học của hai chúng tôi với nhan đề. Sự tham gia của văn hoá Thái vào sự hình
thành và phát triển văn hoá Việt Nam (1)
Từ bấy đến nay đã hơn hai thập niên rồi, các dữ liệu về lịch sử tộc người cũng
được thu thập nhiều, các bài nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề này cũng tăng lên.
Song có một điều lý thú rằng, tất cả mọi dữ liệu cũng như bài nghiên cưú khoa học, thậm
chí cả các sách hầu như không có những ý kiến mâu thuẫn hoặc phủ định, mà chỉ làm
phong phú thêm chủ đề văn hoá lịch sử mà buổi đầu hai chúng tôi cùng phát hiện và cùng
thực hiện bằng một báo cáo khoa học công bố ngay trong hội nghị Quốc tế.
Theo dự kiến của Ban Chủ nhiệm Chương trình Thái Học Việt Nam thì bài báo
cáo khoa học này sẽ để giáo sư Trần Quốc Vượng viết. Song thương tiếc và đau đớn
thay! “Trời” đã không cho phép chúng ta thực hiện điều đó, giáo sư đã về cõi vĩnh hằng.
Bởi thế bài viết cho hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ IV này, Cầm Trọng vẫn giữ và
ghi nguyên đầu đề của bản báo cáo khoa học lần đầu tiên đã công bố và mạn phép vong
linh người thầy quá cố được lần cuối cùng liên danh như năm xưa đã thực hiện. Làm như
thế âu cũng là để tưởng nhớ vô hạn và ghi rõ công ơn giáo sư đã đóng góp cho Thái học
Việt Nam.
Ở đây, hai chúng tôi đã dùng khái niệm văn hoá trong khía cạnh của ý nghĩa cấu
trúc tìm ra cội nguồn của lịch sử tộc người. Từ các tên gọi mang nội dung văn hoá biểu
tượng của các bộ phận người trong nhóm ngôn ngữ Thái như [Tày – Thái (Việt Nam),
Lào – Thái (Thái Lan - Lào), Choong - Đồng (Trung Quốc)] ở khắp miền nam Trung
Hoa và bán đảo Đông Dương rõ ràng đã sinh ra từ một cội nguồn văn hoá và ngôn ngữ.
Từ đó trải hàng ngàn năm lịch sử, khối ngày này đã phát triển theo mạch Vừa tụ


cư định cư, vừa đi cư lan toả. Đó cũng là quá trình phân đôi ngành tương xứng từng cặp
đôi mang tên biểu tượng có hai nghĩa đối lập nhau do bén rễ từ cội nguồn văn hoá lưỡng
phân, lưỡng hợp thời cổ xưa (2).
2. Đen và Trắng
- Người Thái có Thái Đen, Thái Trắng hiện cư trú ở miền Tây hai tỉnh Thanh Hoá,
Nghệ An và miền Tây Bắc gồm tỉnh: Hoà Bình, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,
và Sơn La. Một bộ phận nhở ở vùng Tây Nguyên.
- Người Nùng tự gọi là Người Áo Đen (Cần Slửa Đăm) cư trú ở Việt Bắc. Trong
người Tày có nhóm tự nhận là Tày Đen ở huyện Bắc Hà, Lào Cai và nhóm mang trên Pa
Dí cũng thuộc ngành này.
- Giáo sư sử học – dân tộc học nổi tiếng người Trung Quốc Phạm Hồng Quý có
cung cấp thông tin – tộc danh Choang là phiên âm từ tên tự gọi Xuông. Tiếng Thái
Xuông là Đen. Vậy cộng đồng người tự nhận là Xuông chính là dân tộc Nùng ở Quảng
Tây – Trung Quốc. Hiện nay, ở đó cả Tày lẫn Nùng đều mang tên chung là Choang.
- Người Tày tự nhận là Người Áo Trắng (Cần Slửa Khao) cư trú ở Việt Bắc. Họ
cũng có nhóm cư trú ở lưu vực các sông Lô, Gâm, Chảy và Thao cũng tự nhận là Tày
Trắng.
Về biểu tượng này, P.GS.TS Hoàng Mai, nhà ngôn ngữ học xuất thân từ dân tộc
Tày, cho rằng, chữ áo ở đây không hẳn là danh từ chỉ vật để người mặc thường nhật mà
là áo hồn (Slửa khoăn). Bởi vì y phục truyền thống Tày không phải màu trắng mà là màu
chàm đậm. Biểu tượng áo hồn của người Tày, Nùng hoàn toàn giống với phong tục tập
quán người Thái coi áo là vật tượng trưng cho linh hồn sống của mỗi người. Người Thái
còn gọi “hồn thiêng của mường” là áo mường (Xửa mương). Từ đó, ta có thể coi cặp
biểu tượng Đen, Trắng nằm trong phạm trù văn hoá tâm linh, không đơn thuần chỉ là sắc
mầu tương phản bình thường. Và cặp đôi biểu tượng này hoàn toàn nằm trong cơ sở để
suy xét tới cội nguồn lịch sử của các bộ phận người trong nhóm ngôn ngữ Thái.
2. Bé và lớn
- Người Thái có Thái bé [Thay (Tay) Nọi]. Thời cổ ngành Thái này nếu không
nói đã được hình thành thì ít nhất đã từng sinh tụ ở Mường Then (Thanh) tức Điện Biên
Phủ ngày nay. Sau khi thiên di qua Lào và Thái Lan trải hàng ngàn năm lịch sử, hiện còn

nhóm Thái ở Miền Trung, vùng nông thôn xung quanh thành Băng Cốc – Thái Lan vẫn
còn mang tên gọi Thái Bé. Số còn lại ở Mường Then, không di cư sang Lào và Thái Lan
thì thời gian ngàn năm ấy đã hoà đồng thành Thái Đen nhóm 1
*

- Người Lào có Lào Bé [Lao (Thay), Nọi] vốn gốc Thái Bé ở Mường Then
(Thanh). Sau khi di cư vào nước Lào, ngành Thái này đã hoà đồng vào ngành Thái Lơn
và trở thành dân tộc vương quốc Lào. Dân tộc thiểu số Lào ở Việt Nam cũng được gọi là
Lào Bé hay Lào Lự.
- Người Thái (Lào) có Thái Lớn cũng có thể gọi là Lào Lớn [Thay (Lao Nhày,
Giày)] hiện cư trú ở lưu vực sông Mê - Kông nước Lào, Thái Lan và Xíp Xong Păn Na
(Văn Nam Trung Quốc). Cùng là tính từ lớn, nhưng trong tiếng Thái, Lào phát âm Nháư
(Tay Nháư). Có lẽ cách phát âm này là do nguyên âm rất khác nhau. Người Thái Đen,
Thái Trắng nhóm 1 thì phát âm Nháư (Tay Nháư). Có lẽ đây là cách phát âm nguyên âm
kép gốc. Bởi vì hiện nay trong chữ Lào và Thái Lan vẫn còn lưu giữ hai ký tự nguyên âm
cùng phát âm thành ay. Một là, ký tự (May Muộn) đường nét tương tự may caư (aư), có
nơi vì không có nguyên âm kép aư nên chuyển sang nguyên âm đơn - ơ trong chữ Thái
Việt Nam. Nếu đúng như vậy thì nguyên âm aư (có cả trong tiếng Tày, Nùng) sẽ là gốc,
sau đó chuyển thành ay hay aai. Tay Nháư chuyển thành Thay Nhay  Thay Nhaai. Đó
chính là tên gọi nhóm Thái Đen 3 – Tay Thanh mà xưa nay ta vẫn bí nghĩa, nay đã giải
được (?).
Từ Tay Nháư  Thay Nhay  Thay Giay hoặc Giáy. Đây chính là gốc của tên
gọi dân tộc Giáy – một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta (3). Người Giáy (nhóm Pu Nà)
còn gọi người Nùng là Pu Nọi (người Bé)
Tiếng Tày, Nùng gọi sự vật là hiện tượng nhỏ bé là ỉ và to lớn là cải. Sang tiếng
Thái phát âm thành í và ải, không còn là tính từ nữa mà chuyển thành thuật ngữ phạm trù

*
Hiện nay người Thái có thể chia là m 6 nhóm địa phương theo tiêu chí văn hoá và ngôn ngữ.
3. Nhóm tự nhận là Thái đen

- Thái Đen nhóm 1 (Thái Đen 1) hiện ở các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, một phần Là o Cai và rải
rác ở Tây Nguyên).
- Thái Đen 2: Cư trú ở huyện Yên Châu (Sơn La) thường gọi là Thay Vạt
- Thái Đen 3: Hiện ở miền Tây hai tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, thường gọi là Tay Thanh [Man Thanh (Mường
Thanh)] hay Tay Nhại.
3. Nhóm tự nhận là Thái Trắng:
- Thái Trắng 1: ở Bắc Ninh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và rải rác ở Tây Nguyên
- Thái Trắng 2: ở Đông Nam tỉnh Sơn La, Tây Bắc Hoà Bình
- Thái Trắng 3: ở Tây Bắc Hoà Bình, Tây Thanh Hoá, Nghệ An
hệ thống thân thuộc (Catégerie de la parenté). Í là tiếng gọi mẹ như nhóm Thái Trắng 1
hay chị gái như nhóm Thái Đen 1 hoặc nữ giới tương đương từ cái trong tiếng Việt, của
nhiều nhóm Thái khác. Ải là tiếng gọi cha hoặc anh trai, còn dùng để gọi nam giới có vị
trí trên trong dòng họ, xã hội và văn học.
Có lẽ, trên bước đường phát triển lịch sử ngàn năm của các cộng đồng người trong
nhóm ngôn ngữ Thái ở miền Nam Trung Hoá và bán đảo Đông Dương, vào thời cổ xưa,
đã trải qua sự phân đôi thành cộng đồng người này thì thuộc hệ dòng phía mẹ - í và cộng
đồng người kia thì thuộc thế hệ dòng cha- ải. Sự kiện lịch sử này có thể thấy rõ ở chính
nghĩa gốc của tộc danh Bố I và tên gọi nhóm địa phương người Tày và Pả Di (Pa Dí) và
Thu Lao ngày nay
Trước hết, các tiếng trong nhóm ngôn ngữ Thái có tiền tố chỉ người mang các âm
tiết thanh điệu như: phủ, pu, pa, pả, bu, bố, tô, tu thu, thổ chẳng hạn người Việt nói
con người , các tiếng Thái là phủ, côn, pu cơn, pả cờn, bu cun, bố côn, tô cun, tu cơn,
thủ côn, thổ cờn Tuy phát âm thành tiếng khác nhau, nhưng các tiền tố chỉ người này
chỉ cấu tạo âm tiết có phụ âm đầu b, p hoặc t. Chẳng hạn như Thái Đen nhóm 1 nói là
phủ côn thì Thái Trắng nhóm 1 nói là tô cun, hay tu cun. Có lẽ vì thế mà khi dùng Hán
tự ghi theo kiểu phiên âm, lại đọc theo âm Hán – Việt nên tiền tố này mới có: bách, bạch,
bố, bội bãi hoặc tú Vậy có thể biểu Bố J (Pả Di, Pa Dí) mang nghĩa đúng là người có
tên J (Di, Dí) và Thu Lao cũng là người có tên Lao (4). Chính vì thế mới có hiện tượng
hai từ nọi và nháư (nhay, giáy) chỉ có trong tiếng Thái, Lào ở phía tây, không có trong
tiếng Tày, Nùng ở phía đông.

3. Nước và Cạn
- Người Thái có Thái Nước [Tay (Thay) Nặm] cư trú ở miền Tây nam tỉnh Vân
Nam – Trung Quốc. Tên gọi này được dịch sang tiếng Hán. Khi đọc theo âm Hán – Việt
sẽ là Thuỷ Bãi Di tức Người Di Nước.
- Người Pa Dí – Nhóm địa phương của dân tộc Tày cũng có cả tên tự nhận là Tày
Nặm (Tày Nước) (7).
- Người Lào có Lào Nước [Lao (Thay) Nặm] cư trú ở nước Lào và ở các huyện:
Thanh Uyên, Phong Thổ, Sinh Hồ, Lai Châu.
- Người Thái có Thái Cạn [Tay (Thay) Bốc] cư trú ở miền tây nam tỉnh Vân Nam
– Trung Quốc. Tên gọi này cũng được dịch thành tiếng Hán. Khi đọc theo âm Hán – Việt
sẽ là Hạn Bãi Di tức người Di Cạn.
- Người Tày Khao – nhóm địa phương của dân tộc Tày cư trú ở Mường Pha,
huyện Vị Xuyên – Hà Giang cũng tự nhận tên là Tày Bốc (Tày Cạn).
- Người Lào có Lào Cạn [Lao (Thay) Bốc] cư trú ở nước Lào và huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên.
Với ý nghĩa tâm linh của nó, cặp đôi biểu tượng này đã dẫn chúng ta tiến sát tới
chủ đề trình bày về sự tham gia của văn hoá Thái vào văn hoá cội nguồn Việt Nam. Nói
cách khác, muốn biết tường tận văn hoá cội nguồn Việt Nam thì phải phân tích ý nghĩa
cặp đôi biểu tượng Nước và Cạn vì nó đồng môtíp với Biển và Núi trong truyền thuyết
thuỷ tổ của người Việt.
Người Thái Đen nhóm 1,2 có tập sách cổ với hơn 5000 câu thơ nhan đề Páo
Khoăn (báo dẫn linh hồn sống) để nhà mo xướng trong lễ Cầu hồn sống (xên khoăn).
Trong đó có đoạn hơn 200 câu miêu tả linh hồn của từng bộ phận cấu thành cơ thể sống
của một con người như: dầu, tóc, mặt, mũi, mồm, tai, cổ, tay, chân, ngực, tim, phổi,
ruột Thảy có “30 hồn ở phía trước, 50 hồn ở phía sau” (Xam xíp khoăn mang nả, hả
xíp khoăn mang lăng) cộng thành 80. Khi xướng đến hồn bộ phận sinh dục nam, nữ, tác
phẩm này đã giới thiệu bằng nghệ thuật dùng ngôn ngữ tượng hình như sau:
Câu 1: Hồn ngật ngưỡng tựa loài Chim én
Câu 2: Hồn ưỡn éo như loài Rồng
Câu 3: Én gieo mình ngân nước, không bị mắc chìm

Câu 4: Rồng ở ao, ở ruộng đâu có bị cô quạnh tàn phai
Nguyên câu tiếng Thái:
- Khoăn ngả ngộc xương me én
- Khoăn ngả nghẹn xương me luông
- Én tốc nặm, én báu hụ chôm
- Luông tốc nong, tốc na luông báu hụ xảu (8).
Về lý thuyết, tín ngưỡng linh hồn với thuật ngữ Vật linh giáo (Animisme) ”
không phải là đặc trưng của một giai đoạn nhất định nào đó trong lịch sử tôn giáo, đặc
biệt giai đoạn sơ kỳ. Tín ngưỡng vật linh giáo là yếu tố cơ bản của tất cả mọi tôn giáo ”
Vậy, chúng tôi hiểu bốn câu thơ này không nói về tín ngưỡng linh hồn với nghĩa vật linh
giáo mà nói Âm vật – giới nữ mang biểu tượng Rồng ở nước; dương vật – giới nam mang
biểu tượng chim én ở cạn hay ở núi. Như vậy ở câu 2 trong bài trích nói rất rõ tô tem (vật
tổ) nữ là rồng. Không gian chứa đựng loài rồng là nước. Ta hiểu, cộng đồng người đầu
tiên mang biểu tượng rồng sẽ là Thái Nước [Tay (Thay, Lao) Nặm]. Về lý thuyết, có thể
coi cộng đồng người mang tên Thái Nước trong buổi bình minh xã hội loài người chính
là một trong hai thị tộc đầu tiên hay bào tộc (phratrie). Từ đó, trong quá trình phát triển
lịch sử hàng ngàn năm đã sinh ra cái cộng đồng người trong nhóm ngôn ngữ Thái tự nhận
thuộc hệ dòng phái mẹ - dòng nữ. Chẳng hạn, rất có thể từ cộng đồng người trong nhóm
ngôn ngữ Thái mang tên Thủy Bãi Ji – người Ji – người Ji nước đã chuyển tới sự phát
sinh Thái Bé [Tay (Thay, Lao) Nọi] cũng nên (!). Ngược lại, ở câu 1 trong bài trích trên
cũng nói rõ tôtem nam là chim én. Không gian chứa đựng loài chim nói chung là cạn,
trong đó có núi và cộng đồng người đầu tiên trong nhóm ngôn ngữ Thái mang biểu tượng
chim sẻ là Thái Cạn [Tay (Thay, Lao) Bốc]. Và cũng mới trên lý thuyết, có thể coi cộng
đồng người mang tên Thái Cạn trong buổi bình minh xã hội loài người chính là thị tộc
đầu tiên hay bào tộc. Rồi trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã nảy sinh các cộng đồng người
trong nhóm ngôn ngữ Thái tự nhận thuộc hệ dòng cha - dòng nam. Chẳng hạn rất có thể
từ cộng đồng Thái mang tên Hạn Bãi Ji – người Ji Cạn đã chuyển tới sự phát sinh Thái
Lớn [Tay (Thay, Lao), Nhay (Giay, Nháư)] cũng nên (!).
Bốn câu trích trên là từ tác phẩm Páo Khoăn của nhóm Thái Đen 1. Trở về với cái
tội, trong dân tộc học gọi Ege (E) sẽ là người Thái Đen 1. Rõ ràng E ấy đã coi mẹ mình

mang biểu tượng rồng ở nước và cha mình mang biểu tượng chim (én) ở cạn.
Ngược lại, với người Thái Trắng, ta có thể trích hai câu văn trong bài bản nhan để
Mối nàng (Xứ nang), xướng trong đám cưới
“Sông nước nào mới có nàng én (Me nặm đaư chắng mi nang én)
Đỉnh mường nào mới có tạo rồng (Ten mơng đaư chắng mi tạo lông)”
Vậy người Thái Trắng coi thần nữ mang biểu tượng chim và thần nam mang biểu
tượng rồng.
Song nên nhớ rằng khi xuất hiện tên gọi Thái Đen hay Người áo đen và Thái
Trắng hay Người áo trắng thì xã hội các cộng đồng người trong nhóm ngôn ngữ Thái đã
bước vào thời kỳ hình thành bản mường. Lúc đó ở các đơn vị mường có tục thờ hồn
thiêng [Xên xửa (Slửa) mương ], trong đó có tiết thờ chủ nước là rồng và chủ dất là chim
được thể hiện bằng các nghi lễ khác nhau tuỳ từng mường. Song, nhìn chung có thể phân
biệt thành ba dạng.
1. Các Mường Thái Đen 1
Ba năm một lần hành lễ mang tên Tế Đen Trắng (tế đăm đón) vì dùng trâu đôi làm
vật hiến sinh. Trâu đen tế chủ nước tức thần rồng ngụ ở khúc sông suối chảy qua trung
tâm (chiềng hay xiêng) gọi là Vũng Mường (Văng Mường). Mường nào, sông suối bé,
không có vũng thì có thể dùng ao to thay thế như Ao lớn Mường Muổi (Thuận Châu)
được thủ lĩnh nổi tiếng Ta Ngấn huy động khu vực Mười Sáu Châu Thái đào từ thế kỷ
XIV. Trâu Trắng tế “núi hồn thiêng” [Pom nen (minh) mương] nơi có thần chim (én)
chủ của đất. Tại chân núi này người ta có dựng “cột trụ mường” (lắc mương) tượng
trưng cho quyền lực “cha của mường” [po (khun) mương].
2. Các Mường Thái Trắng
Thường chỉ mổ một trâu trắng để thờ “núi đôi” nương bóng xuống dòng sông suối
mang tên núi Tạo và núi Nàng. Trong những đợt điền dã dân tộc học mới gặp ba địa điểm
có “núi đôi”: Mường Lay (thị xã Lai Châu - ĐIện Biên), bản Cánh vốn là trung tâm
Xiêng Khôm – Mường Xén (thị trấn Kỳ Sơn, Nghệ An) và Mường Luông Pra-Băng cố
đô vương quốc Lào. Theo câu chuyện thu thập từ người Thái Trắng 3 ở bản Cánh, Xiêng
Khôm xưa thờ thần mẹ là chim phượng hoàng (nộc cốt canh hay nộc niệc) . Hàng năm
vào các tháng sáu, bảy, tám thì chim phượng hoàng hoá thành rồng mẹ để khoét đào đất

thành đường ống thông xuyên từ hang núi cao xuống vũng nước có tên “buồng nàng
(xuổm nang) nằm trên khúc sông Mộ chảy qua bản Cánh để gặp gỡ rồng cha. Sau đó
rồng mẹ mang thai trở về nơi ở của mình trên hang núi Nàng để sinh con hoá chim
phượng hoàng. Mùa mưa chấm dứt chuyển sang mùa khô lạnh giá, nước Nặm Mộ cạn
dòng, chỗ ở chật hẹp, rồng cha tạm lánh sông nước để đào khoét đường ống lên Núi Tạo
kề sát Núi Nàng ở bờ hữu Nặm Mộ.
3. Ở Mường Muộn tên tiếng Tày của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng
Trong đợt điền dã năm 1984, Cầm Trọng có ghi được hiện tượng thờ thần đất
nước ngụ ở ngọn núi nằm ở địa điểm gọi là Pác Miều. Đây là trung tâm xưa của người
Tày Trắng (Khao) ở Mường Muộm, tên cũ của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Theo
chuyện kể, thần đất là mẹ thuộc nòi núi. Tại đây, không gian nước nằm trên khúc Nặm
Miều trở thành nơi ngụ của hồn thiêng cha thuộc giống rồng.
Rất ngạc nhiên, có ai ngờ rằng cho đến đầu thế kỷ XX người Tày trắng ở đây vẫn
còn giữ tục dùng một trang nam nhi làm vật hiến sinh thần mẹ – núi và cha – rồng ở Pác
miều. Sau lần cuối đó, thủ lĩnh Mường Muộn là người họ Nông thấy tục ấy dã man quá
nên đã dùng trâu đực trắng thay thế trang nam nhi. Cũng từ đó thần mẹ – núi được mang
tên Già Vài Khao (Bà trâu Trắng).
Bây giờ ta có thể phổ quát lại nội dung thờ hồn thiêng của đất, nước ở các mường
người Thái xưa trên một sơ đồ biểu hiện ngược chéo nhau như sau:

Mường Thái đen thờ mẹ - rồng - nước >< cha - chim - cạn
Mường Thái Trắng thờ mẹ – chim – cạn >< cha – rồng- nước

Quan sát trên sơ đồ, dễ thấy tính đồng nhất văn hoá biểu tượng cội nguồn giữa
người Thái nói riêng và các cộng đồng người trong nhóm ngôn ngữ Thái nói chung với
truyền thuyết thủy tổ người Kinh. Mẹ thuỷ tổ người Kinh là Bà Âu Cơ giống Tiên
(Chim lạc) ở đất, núi – cạn, và cha thuỷ tổ là Ông Lạc Long Quân thuộc nòi rồng – nước
[thuỷ tộc (biển)]. Bà Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, đẻ ra 100 con trai. Khi các con khôn lớn
thì 50 chàng trai theo cha xuống biển và 50 chàng trai theo mẹ về núi. Để tiện so sánh và
tìm ra chân lý lịch sử, xin được phép coi Bà Âu Cơ là người đại diện cho nhóm nữ của

cộng đồng người mang biểu tượng chim - cạn và Ông Lạc Long Quân là người đại diện
cho nhóm nam của cộng đồng người mang biểu tượng rồng - nước. Về lý thuyết, trở về
thuỷ tố sinh ra dân tộc có nghĩa lần tới tổ chức xã hội trong buổi bình minh xã hội loài
người là thị tộc đầu tiên hay bào tộc. Một khi chưa đủ dữ liệu cần thiết, chúng tôi không
thể dùng tên gọi hay thuật ngữ khoa học lịch sử đó mà tạm dùng cộng đồng người
(commuauté d’homme). Bởi vì đã là cộng đồng người thì phải có bộ phận nữ - nhóm nữ
và bộ phận nam – nhóm nam cấu thành.
Ở đây, bà Âu Cơ cũng như ông Lạc Long Quân trong cộng đồng người ắt phải có
chị em và anh em của mình. Hai cộng đồng người mang biểu tượng văn hoá khác nhau
chắc chắn không có nguyên do nào khác là xác định cho được nhóm ngoại hôn
(dualisme). Nhóm nữ của cộng đồng người mang biểu tượng chim – cạn chỉ được quyền
là vợ của nhóm nam mang biểu tượng rồng – nước. Đây chính là trường hợp Bà Âu Cơ
lấy Ông Lạc Long Quân trong thần thoại người Việt. Điều này còn được chứng minh
bằng lời ngỏ của ông Lạc Long Quân với bà Âu Cơ rằng: “ ta là nòi rồng đứng đầu
thủy tộc, nàng là giống tiên sống trên đất ” Ngược lại, nhóm nữ của cộng đồng người
mang biểu tượng rồng - nước chỉ được quyền làm vợ của nhóm nam mang biểu tượng
chim - cạn. Trường hợp này, trong khi ở người Kinh còn là ẩn số thì lại được chứng
minh bằng văn hóa tâm linh Thái Đen thể hiện ở câu 3, 4 trong đoạn trích từ tập Páo
Khoăn ở trên.
Tìm đến cội nguồn người Việt cổ chắc chắn chúng ta phải đọc và suy ngẫm kỹ tác
phẩm Lĩnh Nam chích quái [truyện cổ dân gian người Việt (Kinh)] sưu tầm từ thế kỷ XV
– nhà xuất bản Văn hoá Hà Nội, 1960. Là người thực hiện sự so sánh giữa văn hoá Thái
hiện nay với văn hoá Việt, chúng ta thấy ẩn trong thần thoại Rùa Vàng có biểu hiện cặp
biểu tượng văn hoá trắng, đen.
Thục Phán xây dựng Cổ Loa không được vì: “ cái tinh khí ở núi này là con vua
đời trước (tức vua Hùng dòng mẹ Âu Cơ - TG) muốn báo thù cho nước. Lại có con gà
sống trắng sống ngàn năm hoá thành yêu tinh lại là chồng của con gái ông chủ quán.
Ông chủ quán tên là Ngộ Không ” Biết vậy, Rùa Vàng nói với Thục Phán: “ Nếu giết
được gà sống trắng thì trấn áp được quỷ tinh, quỷ tinh sẽ tụ âm khí thành yêu, hóa
thành con chim cú ngậm lá thư bay lên trên cây Triên Đàn tâu cùng Thượng Đế xin

phá thành. Thần Rùa Vàng sẽ xin cắn rơi lá thư, nhà vua (Thục Phán – TG) phải tức
tốc nhặt lấy ngay, thành sẽ xây dựng ”
Việc bày mưu của Rùa vàng cho Thục Phán đã diễn ra đúng như thế ” Ngộ
Không y lòng đem gà sống trắng ra giết, vợ quỷ tinh lăn dùng ra chết “ trời gần tối, vua
và Rùa Vàng lên núi Việt Thường, thấy quỷ tinh đã biến thành chim cú 6 chân ngậm lá
thư bay lên cây Triên Đàn. Rùa Vàng lập tức biến thành con chuột đen chạy đến, leo lên
cắn vào con chim cú, lá thư tuột khỏi chân nó, rơi xuống đất, vua vội nhặt lấy, lá thư bị
nhấm rách quá nửa. Từ đó quỷ tinh đã bị diệt. Thành xây nửa tháng thì xong (9).
Xưa nay, khoa học đã tìm ra yếu tố tiếng Thái trong ngôn ngữ Việt (Kinh)(11),
thậm chí GS Phạm Đức Dương còn từ các yếu tố tiếng Thái trong ngôn ngữ Việt ấy mà
phát hiện văn minh nông nghiệp lúa nước của người Việt đã bắt nguồn từ văn hoá Tày –
Thái cổ(12). Rồi cũng đến lượt GS Hà Văn Tấn đã phát hiện lớp văn hoá Phùng Nguyên
kết hợp với nguồn tư liệu từ ngọc phả đền Hùng và một số thần tích đã phát hiện thấy dấu
vết của người Tày cổ ở vùng trung du và đồng bằng sông Hồng (13). Thông qua địa danh
học GS Trần Quốc Vượng và Cầm Trọng cũng tìm thấy các tên Thái cổ xung quanh di
tích Thành Cổ Loa thời xưa (14).
Bây giờ lại đến lượt hai chúng tôi trở thành tác giả khoa học đầu tiên đi từ việc
nghiên cứu các cặp biểu tượng văn hoá của người thuộc nhóm ngôn ngữ Thái (Tày –
Thái, Lào – Thái, Choang - Đồng): rồng – chim, nước – cạn, bé – lớn, đen – trắng mà
tìm ra tính đồng nhất văn hoá cội nguồn Thái với các huyền thoại, truyền thuyết về thủy
tổ người Việt (Kinh).
Chẳng những thế, người Thái còn tóm tắt về quê hương xa xưa nhất của mình
bằng sáu câu văn vần sau:
Câu 1: “ kể từ khi sinh đất sinh cỏ Chiêng té có pên đin pên nhả
Câu 2: Sinh trời bằng chớp nấm Có pên phạ ta thuông hết
Câu 3: Sinh đất có bảy vùng` Có pên đin, chết ton
Câu 4: Sinh núi chum ba hòn Có pên hin xam xảu
Câu 5: Sinh nước có chín dòng Có pên mặn của que
Câu 6: Sinh ra Cửa Đà - Thao Có pên Pak Te - Tao )(15)
Căn cứ vào các nguồn tư liệu thành văn kết hợp với điền dã dân tộc học từ miền

Đông Bắc sang Tây Bắc nước ta, từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan và tham khảo tới miền
Tây nam Trung Quốc với thời gian trên nửa thế kỷ mới có thể giải thích được một trong
cách hiểu 6 câu văn vần này như sau:
* Hai câu 1,2: Nói đến một không gian hoang sơ, tổ tiên xa xưa mới nhận biết trời,
đất, cây cỏ. Nói cách khác, vào thời điểm vũ trụ quan của con người đang độ trứng nước
thì tổ tiên xa xưa nhất của bộ phận người thuộc nhóm ngôn ngữ Thái đã sinh tụ trên bảy
vùng đất (đin chết ton) điểm trên chín lưu vực sông (nặm của que) như câu 3, 5 đã nêu.
Kể từ đông sang tây, ta có thể hình dung:
1. Sông Gâm (Nặm Sang)
Lưu vực cư trú 1
2. Sông Lô (Nặm Lò
3. Sông chảy (Nặm cháy hay Nặm
cả Nặm Cháy)
Lưu vực cư trú 2
4. Sông Thao (Nặm Tao hay Nặm
Tao nặm đeng)
Lưu vực cư trú 3
5. Sông Đà (Nặm Tè – Năm Na)
Lưu vực cư trú 4
6. Sông Mã (Nặm Ma)
Lưu vực cư trú 5
7. Sông Rôm – sông Núa (Nặm
Rôm - Nặm Núa)
Lưu vực cư trú 6

8. Sông U
9. Sông Mê Công
Lưu vực cư trú 7

Nói về quê hương xa xưa còn có câu tục ngữ trong nghiã khái quát của người Tày

Trắng ở lưu vực sông Thao, Lô, Gâm: “ông bà nội ở sông Thao, bà ông ngoại ở Sông Đà”
(Pú gài dú Nặm Tao, tái ta dú Nặm Tè) và câu ca dao trữ tình của người Thái:
“Hai ta tuy khác bản nhưng chung mường (Phủ xong hau dú táng bản hak huôm
mương)
Ở khác phương nhưng chung tiên tổ (Dú táng phương hak huôm đẳm)
Chung các dòng sông Đà Thao U, Khong (Huôm me nặm Te, Tao, U, khong )
* Bảy vùng dất và chín dòng sông ấy được quy về điểm hội tụ đất ba hòn (hin
xam xảu) và Cửa Đà - Thao (Pák Te – Tao)
Đất ba hòn (hin xam xảu) đã được người Tày Trắng ở huyện Vị Xuyên (Hà
Giang) và người Thái Đen ở Tây Bắc giải thích khá thống nhất. Một là họ đều cho đó là
miền đất có núi Ba Vì. Ngừoi Tày Trắng gọi là Phya vì và người Thái Đen ở Tây Bắc
phát âm thành Pha Vi. Ngữ nghĩa của pha là núi dựng đứng thành vách và vi là cái quạt.
Tương quyền thời xửa thời xưa đã có lần trời đổ mưa to gió lớn kéo dài tới ba năm, ba
tháng, ba ngày. Nước sông Đà, Thao, Lô, Gâm, chảy cùng sông Rôm, Núa và mọi dòng
sông suối khác nữa đều dâng ngập bầu trời. Núi Pha Vi (Ba Vì) chỉ còn một chút ngọn
chơ vơ giữa biển nước. Phần ngọn ấy có ba góc xoè thành hình cánh quạt, chưa bị nước
ngập tới.
Trong trận đại hồng thuỷ đó, có anh trai và em gái con cô con cậu chui được vào
quả bầu Then ban nên đã được nước đẩy dâng lên mà thoát chết. Khi nước rút, quả bầu
đó trôi theo dòng mà mắc vào miệng hang trên núi Pa Vi. Hai anh em phá vỏ bầu ra rồi
cùng ăn ở thành vợ chồng, lần lượt sinh ra các dân tộc: Thái, Kinh, Kháng, La Ha, Khơ
Mú Nghe chuyện kể dân gian này, chúng tôi có cảm giác như cốt của người Thái, Tày
như mới khởi thảo. Sau đó được câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ tinh của người Việt phát
triển thành chi tiết và hoàn thiện để mang bản sắc riêng của tộc mình (!).
Hai là, họ đều cho rằng đất ấy có núi Ba Hòn (Hin Xam Xảu) nếu trực dịch sang
tiếng Việt sẽ là Núi Tam Đảo. Bởi vì ngữ nghĩa của xam và tam và xảu là đảo Có điều
chữ Tam Đảo lại được ghi và đọc thành âm Hán – Việt nên dễ tưởng xa nghĩa Xam Xảu.
Cuối cùng là điạ danh Cửa Đào - Thao tức nơi Sông Đà đổ nhập sông Thao thành một
Hồng Hà đổ ra biển cả. Đó là Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), xửa xưa là trung
tâm của 18 đời Hùng Vương dựng nước Văn Lang.

Trở lại với người Việt Cổ, chúng ta thấy có hai tên gọi. Một là, Lạc Việt đã cùng
các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trong khối Lạc Việt ấy, nếu đúng có thành phần
người thuộc nhóm ngôn ngữ Thái cổ tham gia rồi hoà đồng thì sẽ là bộ phận mang dòng
chim - cạn - trắng: và như thế thành phần người nói ngôn ngữ Thái này sẽ là một trong
hai bộ phận thuộc lớp tổ trên tuy xa xưa nhất, nhưng lại trực tiếp sinh ra và phát triển
thành các cộng đồng người mang tên: Lao hay Lão, Thái Cạn, Thái Lớn, Thái Trắng,
người áo Trắng tức dân tộc Tày ngày nay. Hai là, người Âu Việt hay Tây Âu theo Thục
Phán lập nên sự nghiệp thống nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, Thục An
Dương Vương đóng đô và xây thành Cổ Loa ở Đông Anh Hà Nội. Và nếu đúng có thành
phần người thuộc nhóm ngôn ngữ Thái cổ tham gia rồi tiếp tục hoà đồng thì sẽ là bộ phận
mang dòng rồng - nước - đen. Và cũng như thế thành phần người nói ngôn ngữ Thái này
sẽ là một trong hai bộ phận thuộc lớp tổ tiên tuy xa xưa nhất, nhưng lại trực tiếp sinh ra
và phát triển thành người mang tên J hay Ji, Di, Dí, Thái Nước, Thái Bé, Thái Đen,
Người áo Đen tức dân tộc Nùng ngày nay.






TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Vượng, Cầm Trọng, Sự tham gia của văn hoá Thái vào sự hình
thành và phát triển văn hoá Việt Nam. Báo cáo khoa học trình bày tại Hội nghị Quốc tế
Thái học lần thứ II, Băng Cốc ngày 22-24. VIII. 1984 (bản tiếng Anh).
2. Cầm Trọng, Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Cầm Trọng, Từ những tên gọi của từng dân tộc trong cộng đồng ngôn ngữ Tày
– Thái, chúng ta có thể nghiên cứu gì về nguồn gốc của họ. Tạp chí Dân tộc học, viện
Dân tộc học, số 4, Hà Nội 1992, tr. 14 – 20
4. Hoàng Hoa Toàn, Đôi nét về lịch sử cổ đại của người Thái ở Trung Quốc - Hội

thảo Thái học lần thứ I 25-26. XI.1991 (kỷ yếu). Nhà xuất bản (NXB.) Văn hoá dân tộc –
Hà Nội 1992, tr. 69 – 78.
5. Phong Kiều (Đường): Tấn Thư - Đào Hoàng truyện. Phàn Xước Nam Thư
(Đường) và lịch sử Việt Nam tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội 1971, tr. 125.
6. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. NXB. Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 271 – 272, 2003. GS đã trích từ. D. Brandley – ngôn ngữ
Đông Dương và Đông Nam Á, trong Atlas of the world’s languages do. C. Moseley và R.
E. Asher chủ biên, London - NewYork. 1994.
7. Ngô Đức Thịnh: Người Pa Dí ở Lào Cai. Thông báo Dân tộc học số 3 – 19,
trang 72 – 76.
8. Páo Khoăn (Xên Khoăn) nguyên bản chữ Thái. Bà Lương Thị Bun nguyên
Nàng Một mường cung cấp tháng 3 – 1962.
9. X. A. Tocarew: Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng (sách tham
khảo) – NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 24.ấn đề vốn từ chung giữa tiếng
Việt và tiếng Tày – Thái
PGS. TS. Hoàng Văn Ma
Uỷ viên Ban chủ nhiệm chương trình Thái học Việt Nam
1. Xưa nay vấn đề nguồn gốc các ngôn ngữ Tày – Thái và tiếng Việt tồn tại hai
luồng ý kiến khác nhau và gắn với hai cái mốc đáng ghi nhớ.
Mốc đầu tiên là sự ra đời công trình H. Maspero (3). Trong công trình này, quan
điểm của tác giả rất rõ.

×