Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Chiến lược phân phối sản phẩm tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.82 KB, 43 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

MỤC LỤC

Nhận xét của cơ quan thực tập.
Trang
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Lời cảm ơn........................................................................................................1
Lời mở đầu........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC
TẬP......................................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của chiến lược phân phối.................................................4
1.1.1. Khái niệm và vai trò, tầm quan trọng của phân phối trong Marketing 3
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
1.1.1.1. Khái niệm .....................................................................................4
1.1.1.2. Vai trò...........................................................................................4
1.1.1.3. Tầm quan trọng.............................................................................4
1.1.2. Kênh phân phối....................................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm kênh phân phối..............................................................5
1.1.1.2. Các trung gian trong kênh phân phối..............................................5
1.1.1.3. Chức năng kênh phân phối..............................................................6
1.1.1.4. Số cấp của kênh phân phối..............................................................7
1.1.1.5. Lựa chọn kênh phân phối................................................................8
1.1.1.6. Quản lý kênh phân phối................................................................10
.....................................................................................................................


1.1.3. Môi trường hoạt động......................................................................11
1.1.3.1. Môi trường kinh tế.........................................................................11
1.1.3.2. Môi trường văn hóa xã hội.............................................................11
.............................................................................................................
.............................................................................................................
TRANG

1


BÁO CÁO THỰC TẬP

1.1.3.3. Môi trường kỹ thuật công nghệ.......................................................12
1.1.4. Các chỉ tiêu........................................................................................12
1.1.4.1. Doanh số bán..................................................................................12
1.1.4.2. Thị phần...........................................................................................12
1.1.4.3. Chi phí vận hành kênh phân phối.....................................................13
1.14.4. Tốc độ chu chuyển của hàng hóa......................................................13
1.2. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp.....................................................13
1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp......................................................................13
1.2.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp...............14
1.2.3. Sơ lược tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các phòng ban.........................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI TẠI DOANH
NGHIỆP..............................................................................................................17
2.1. Tổng quan về thị trường khí cơng nghiệp................................................17
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp.................................................17
2.3. Cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất................................................................18
2.4. Thơng tin về sản phẩm khí cơng nghiệp....................................................19
2.5. Năng lực sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp...................................25
2.5.1. Vốn..........................................................................................................25

2.5.2. Tình hình lao động..................................................................................25
2.5.3. Về trang thiết bị cơng nghệ của Doanh nghiệp.......................................25
2.5.4. Tình hình sản xuất sản phẩm cùa Doanh nghiệp......................................26
2.5.5. Sản lượng tiêu thụ....................................................................................27
2.6. Phân tích dữ liệu và thực trạng để quản lý chiến lược phân phối.........27
2.6.1. Bối cảnh của sản phẩm trên thị trường hiện nay....................................27
2.6.2. Thống kê số liệu kinh doanh.....................................................................28
2.7. Công tác quản lý chiến lược phân phối....................................................29
2.8. Đánh giá chung tình hình quản lý chiến lược phân phối ra thị trường.
32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC
PHÂN PHỐI TẠI DOANH NGHIỆP..............................................................34

TRANG

2


BÁO CÁO THỰC TẬP

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
34
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp. .................................................34
3.1.2. Phương hướng phát triển của Doanh nghiệp.........................................35
3.1.2.1. Định hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.........................35
3.1.2.2. Thuận lợi và khó khăn của Doanh nghiệp..........................................35
3.2. Một số giải pháp.........................................................................................36
3.2.1. Phát triển các kênh phân phối..............................................................36
3.2.2. Nghiên cứu thị trường..............................................................................37
3.2.3. Đẩy mạnh công tác quảng cáo.................................................................38

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược phân phối.......................39
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh đổi mới của nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các tổ
chức cũng có những biến động lớn. Một số Doanh nghiệp nhờ có sự thích ứng với cơ
chế để có thể cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như củng cố
vị thế nâng cao thương hiệu của mình trong nền kinh tế. Có nhiều loại hình sở hữu thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng có những Doanh nghiệp cịn
thụ động, phản ứng chậm chạp với những biến động của nền kinh tế, không phát huy
được những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình để dẫn đến những kết cục
trong đào thải trong quy luật vốn có như nền kinh tế thị trường.
Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, trong đó phân phối sản
phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của Doanh nghiệp.
Việc xây dựng và hoàn thiên hệ thống kênh phân phối giúp Doanh nghiệp tạo lập và
duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường.
1. Lý do thực hiện đề tài
TRANG

3


BÁO CÁO THỰC TẬP

Chuyên đề “Chiến lược phân phối sản phẩm tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Hơi
Kỹ Nghệ Tân Tân” phân tích đánh giá hiện trạng và các đặc điểm cơ bản của hệ thống
kênh phân phối của DNTN Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân trong một số năm gần đây, từ đó phát

hiện ra những mâu thuẫn, những điều cịn bất hợp lý, điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống
phân phối của Doanh nghiệp. Trên cơ sở lí luận và thực tế, chuyên đề đề xuất một số
quan điểm, nguyên tắc, giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tổ chức và quản lý kênh
phân phối DNTN Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân.
2. Mục tiêu thực hiện đề tài
Chuyên đề thực hiện với mong muốn phát hiện đặc điểm đánh giá hiện trạng tổ
chức, chỉ ra những tồn tại nguyên nhân cần khắc phục trong chiến lược phân phối, đề
xuất những quan điểm nguyên tắc và giải pháp đồng bộ.
3. Đối tượng-phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hệ thống kênh phân phối của DNTN Hơi Kỹ
Nghệ Tân Tân trong một số năm gần đây.
Phạm vi nghiên cứu trong Doanh Nghiệp Tư Nhân Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân và đồng
thời áp dụng được những kiến thức đã học trong thời gian qua vào kênh phân phối sản
phẩm của Doanh nghiệp trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương
pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệụ do Doanh nghiệp cung cấp và thơng qua đó
quan sát thực tế thị trường; phương pháp thống kê; khái quát hoá; hệ thống hoá; phương
pháp so sánh và dự báo trong nghiên cứu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và giới thiệu đơn vị thực tập.
Chương 2: Thực trạng Chiến lược phân phối tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Hơi
Kỹ Nghệ Tân Tân.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Chiến lược phân phối tại
Doanh nghiệp.

TRANG

4



BÁO CÁO THỰC TẬP

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Cơ sở lý luận các khái niệm của chiến lược phân phối
1.1.1. Khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của phân phối trong maketing

1.1.1.1. Khái niệm
Phân phối là tiến trình chuyên đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng
cuối cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức và hoạt động
khác nhau.
Phân phối trong maketing làm thay đổi sở hữu sản xuất từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng. Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau, tức tạo ra dịch vụ, bởi vì sản
xuất thường tập trung và chun mơn hóa trong khi người tiêu dùng lại phân tán và có
nhu cầu rất đa dạng.
1.1.1.2. Vai trò
Là cầu nối cho cung và cầu gặp nhau
Phân phối là một công cụ cạnh tranh quan trọng.
TRANG

5


BÁO CÁO THỰC TẬP

• Mạng lưới bán hàng phải rộng khắp.
• Thủ tục mua hàng và hình thức thanh tốn phải thuận lợi cho khách hàng.
• Cạnh tranh thơng qua đội ngũ bán hàng.

• Sự đa dạng của các phương thức bán hàng: bán tại Doanh nghiệp, trực tiếp cá

nhân, tại địa chỉ khách hàng, thông qua điện thoại, Fax, mạng…
Mạng lưới phân phối là một trong những yếu tố kích thích tiêu dùng (sự thuận tiện
đối với khách hàng).
1.1.1.3. Tầm quan trọng
Những quyết định phân phối có ảnh hưởng lớn đến nỗ lực marketing.
Do các trung gian thực hiên chức năng phân phối nên kế hoạch marketing của
Doanh nghiệp sẽ khác nhau khi lựa chọn những trung gian phân phối khác nhau.
Một chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần cho sản
phẩm lưu thơng thơng suốt, nhanh chóng dễ xâm nhập thị trường.
Mức độ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số lượng, vị
trí, khả năng xâm nhập thị trường, hình ảnh, dịch vụ và các kế hoạch khác của các nhà
bán bn, bán lẻ.
Chi phí và lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi những quyết định lựa chọn kênh phân
phối. (Phân phối trực tiếp hay thông qua trung gian).
1.1.2. Kênh phân phối
1.1.2.1. Khái niệm
Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ chuyên đưa sản
phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, kênh phân phối kết hợp tất cả các thành viên tham gia vào tiến trình phân
phối bao gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới và người tiêu
dùng.
1.1.2.2. Các trung gian trong kênh phân phối


Nhà bán lẻ

Tiếp cận và bán với số lượng ít cho người tiêu dùng. Số người tham gia bán lẻ là rất
lớn, họ có khả năng giới thiệu và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.


TRANG

6


BÁO CÁO THỰC TẬP

Có khả năng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của người mua về số lượng, chủng
loại, thời gian do họ chủ động dự trữ và chuẩn bị sẵn sàng mặt hàng kinh doanh.
Tạo điều kiện thuân lợi cho người mua như người bán hàng qua bưu điện, điện
thoại, máy bán lẻ trong các cửa hiệu hay bán tận nhà.


Nhà bán buôn

Tiếp cận với các nhà sản xuất để nắm nguồn hàng, vận chuyển, dự trữ, bảo quản,
phân loại, chọn lọc và bán ra với số lượng lớn cho các nhà bán lẻ hay cho các tổ chức
khác.
Nhà bán bn thường có nhiều vốn, có phương tiện kinh doanh, có sức đẩy sản
phẩm lớn ra thị trường, tuy nhiên nhiều khi nó lại tạo ra nhu cầu giả tạo.
Trong kinh doanh, nhà bán bn ít tiếp cận với khách hàng cuối cùng, ít năng động.
Nhà sản xuất thường liên kết với nhà bán buôn để tranh thủ nguồn vốn và khả năng tiêu
thụ sản phẩm của họ.
Nhà bán bn là một trung gian rất cần thiết vì họ thay mặt cho các nhà sản xuất để
rót hàng cho nhiều nhà bán lẻ và các tổ chức khác nên giúp nhà sản xuất tiết kiệm được
thời gian và chi phí.


Đại lý (Agent):


Là người khơng sở hửu sản phẩm họ chỉ thay mặt Doanh nghiệp làm nhiệm vụ mua,
bán sản phẩm và được hưởng một khoảng thù lao nhất định.
Đại lý là một trung gian rất cần thiết vì nó làm tăng thêm năng lực phân phối sản
phẩm. Đại lý thường là những cá nhân hoặc Doanh nghiệp có vị trí kinh doanh thuận lợi
có năng lực bán hàng nhưng khơng có nhiều vốn.
Đại lý có thể đại diện cho một hay nhiều hãng. Muốn làm đại lý phải ký kết hợp
đồng đại lý, trong đó qui định về giá cả, thù lao, địa bàn, thủ tục đặt và vận chuyển hàng,
trách nhiệm bảo hành …
Nhà sản xuất còn dùng đại lý để xâm nhập vào những thị trường mà nếu tự làm thì
kém hiệu quả.
Theo luật thương mại Việt Nam có 4 hình thức đại lý đó là đại lý hoa hồng, đại lý
bao tiêu, đại lý độc quyền và tổng đại lý.


Người môi giới:

TRANG

7


BÁO CÁO THỰC TẬP

Là người không trực tiếp mua bán sản phẩm mà chỉ làm nhiệm vụ chấp nối người
bán với người mua, không gánh chịu một sự rủi ro nào mà được hưởng thù lao của bên
sử dụng môi giới.
Người môi giới là một trung gian rất cần thiết vì trên thị trường thường có rất nhiều
người bán và rất nhiều người mua khơng có điều kiện để hiểu biết nhau. Người mơi giới
làm cho q trình mua bán được nhanh chóng, tin tưởng và hiệu quả cao.

1.1.2.3. Chức năng của kênh phân phối
Một kênh phân phối làm công việc chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu
dùng. Họ lấp được khoảng cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu giữa người
tiêu dùng với các sản phẩm (hay dịch vụ) Những thành viên của kênh phân phối thực
hiện một số chức năng chủ yếu sau:
Thông tin: Thu thập thông tin cần thiết để họach định marketing và tạo thuận tiện
cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ.


Cổ động: Triển khai và phổ biến những thơng tin có sức thuyết phục về sản phẩm
nhằm thu hút khách hàng.


Tiếp xúc: Tìm ra và truyền thơng đến khách hàng tương lai.



Cân đối: Định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của
khách hàng. Việc này bao gồm những họat động như sản xuất, xếp hàng, tập hợp và
đóng gói.


Thương lượng: Cố gắng để đạt được sự thỏa thuận cuối cùng về giá cả và những
điều kiện khác liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay
quyền sử dụng sản phẩm.


Phân phối vật phẩm: Vận chuyển và tồn kho hàng hóa.




Tài trợ: Huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán
hàng và thanh tốn các chi phí hoạt động của kênh phân phối.


Chia sẻ rủi ro: Chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của
kênh phân phối.


Năm chức năng đầu nhằm thực hiện được những giao dịch, ba chức năng sau nhằm
hoàn thiện những giao dịch đã thực hiện.
1.1.2.4. Số cấp của kênh phân phối


Kênh không cấp:

TRANG

8


BÁO CÁO THỰC TẬP

Là kênh trực tiếp vì khơng có trung gian.
Nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng.
Kênh này cho phép rút ngắn thời gian lưu thơng sản phẩm và tiết kiệm chi phí, tuy
nhiên số lượng mua phải đủ lớn và qui cách chủng loại sản phẩm không phức tạp lắm.


Kênh cấp 1:


Là kênh gián tiếp ngắn vì chỉ qua một trung gian.
Kênh này có khả năng phổ biến sản phẩm rộng hơn kênh không cấp và áp dụng cho
nhiều loại sản phẩm khác nhau đặc biệt là hàng tiêu dùng.


Kênh 2 hay 3 cấp

Đây là kênh gián tiếp dài vì phải qua 2-3 trung gian có thể là bán bn, bán lẻ, đại lý
hay mơi giới.
Kênh này vừa có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm vừa có khả năng phổ biến sản
phẩm một cách rộng rãi và áp dụng cho nhiều loại sản phẩm và ở nhiều thị trường khác
nhau. Tuy nhiên kênh càng dài thì người sản xuất càng khơng nắm chắc được sự thay đổi
nhu cầu của người tiêu dùng.
1.1.2.5. Lựa chọn kênh phân phối


Các căn cứ lựa chọn kênh phân phối

- Mục tiêu của kênh: Mục tiêu của kênh phân phối sẽ định rõ kênh sẽ vươn tới thị
trường nào? Những mục tiêu khác nhau đòi hỏi kênh phân phối khác nhau cả về cấu trúc
lẫn cách quản lý. Những mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách hàng, yêu cầu mức độ
hoạt động của các trung gian, phạm vi bao phủ thị trường. Các mục tiêu được xác định
phụ thuộc mục tiêu của narketing và mục tiêu chiến lược tổng thể của công ty.
- Đặc điểm của khách hàng mục tiêu: Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
việc lựa chọn kênh. Những yếu tố quan trọng cần xem xét về đặc điểm khách hàng là qui
mô, cơ cấu, mật độ và hành vi khách hàng. Khách hàng càng phân tán về địa lý thì kênh
càng dài. Khách hàng mua thường xuyên từng lượng nhỏ cũng cần kênh dài. Mật độ
khách hàng trên một đơn vị diện tích càng cao càng nên sử dụng kênh phân phối trực
tiếp. Nguyên nhân làm cho các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp thường được bán trực

tiếp là các khách hàng cơng nghiệp có số lượng ít nhưng qui mô của mỗi khách hàng lớn
và tập trung về mặt địa lý.

TRANG

9


BÁO CÁO THỰC TẬP

- Đặc điểm của sản phẩm: Một yếu tố chi phối đến việc lựa chọn kênh đó là đặc
điểm của sản phẩm. Những sản phẩm dễ hư hỏng thời gian từ sản xuất đến tiêu dùng
ngắn cần kênh trực tiếp, những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề, đòi hỏi kênh phân phối
ngắn để giảm tối đa quãng đường vận chuyển và số lần bốc dỡ. Hàng hóa khơng tiêu
chuẩn hóa cần bán trực tiếp, sản phẩm có giá trị cao thường do lực lượng bán của công
ty bán chứ không qua trung gian.
- Đặc điểm của không gian thương mại: Các trung gian thương mại sẽ tham gia vào
kênh có vai trị quan trọng trong lựa chọn kênh phân phối. Người quản lý kênh phải xem
xét có những loại trung gian thương mại nào trên thị trường, khả năng, mặt mạnh, mặt
yếu của các trung gian trong việc thực hiện nhiệm vụ. Các trung gian thương mại có khả
năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung
cấp tín dụng. Vì vậy, doanh nghiệp phải phân tích để lựa chọn trung gian thích hợp cho
kênh phân phối sản phẩm của mình.
- Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh: Việc lựa chọn kênh phân phối có cùng đầu
ra bán lẻ với các nhà cạnh tranh hay những kênh hoàn toàn khác với kênh của họ. Doanh
ngiệp phải lựa chọn kênh phân phối có thể mang lại lợi thế cạnh tranh so với kênh của
các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, cạnh tranh càng mạnh, nhà sản xuất càng cần những
kênh có sự liên kết chặt chẽ.
- Đặc điểm chính của Doanh nghiệp: Là căn cứ quan trọng khi lựa chọn kênh phân
phối, qui mô của Doanh nghiệp sẽ quyết định qui mơ thị trường và khả năng của Doanh

nghiệp tìm được các trung gian thương mại thích hợp. Nguồn lực của Doanh nghiệp sẽ
quyết định có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các thành
viên kênh khác những chức năng nào. Dòng sản phẩm của Doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến kiểu kênh. Lực lượng marketing của Doanh nghiệp khác nhau thì kiểu kênh sử dụng
cũng khác nhau.
- Đặc điểm môi trường marketing: Khi nền kinh tế suy thoái, nhà sản xuất thường sử
dụng các kênh ngắn và bỏ bớt các dịch vụ không cần thiết để giảm giá bán sản phẩm.
Những qui định và ràng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng đến kiểu kênh, luật pháp ngăn cản
những kiểu kênh có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và tạo độc quyền.
- Yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường: Do các đặc tính của sản phẩm, môi trường
marketing ảnh hưởng đến bán hàng, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng mà
yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường trong phân phối sản phẩm sẽ thay đổi.

TRANG

10


BÁO CÁO THỰC TẬP

Sự bao phủ của thị trường, của hệ thống kênh phân phối từ phân phối rộng rãi đến
phân phối độc quyền.
- Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh: Trong khi lựa chọn kênh phân phối, Doanh
nghiệp phải dựa trên nhu cầu về mức độ điều khiển kênh mong muốn. Mức độ điều
khiển kênh tỷ lệ thuận với tính trực tiếp của kênh. Khi sử dụng các kênh gián tiếp, nhà
sản xuất phải từ bỏ một cố yêu cầu điều khiển việc tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị
trường.
- Quy mơ của tổng chi phí phân phối: Khi lựa chọn kênh phải tính đến tổng chi phí
phân phối của cả hệ thống kênh, bởi vì đây là một hệ thống tổng thể phụ thuộc vào nhau.
Mục tiêu của Doanh nghiệp phải tối ưu hóa hoạt động của cả hệ thống, phải lựa chọn

được kênh phân phối có tổng chi phí phân phối thấp nhất.
- Mức độ linh hoạt của kênh: Xuất phát từ nhà sản xuất cần phải thích ứng với sự
thay đổi của thị trường đang diễn ra nhanh chóng. Tương lai khơng chắc chắn thì càng
khơng nên chọn các kênh có cam kết lâu dài.
1.1.2.6. Quản lý kênh phân phối
- Tuyển chọn thành viên kênh: Cũng giống như tuyển chọn lao động, trong Doanh
nghiệp quá trình tổ chức hoạt động của kênh, Doanh nghiệp phải lựa chọn và thu hút
những trung gian thương mại tham gia cụ thể vào kênh phân phối của mình.
Việc tuyển chọn dễ hay khó phụ thuộc vào quy mơ của Doanh nghiệp và loại sản
phẩm bán ra. Thông thường thì các Doanh nghiệp đều phải xác định một tập hợp các tiêu
chuẩn để tuyển chọn thành viên như: phương thức kinh doanh những mặt hàng họ bán,
mức lợi nhuận và khả năng phát triển, khả năng chi trả, tính hợp pháp và uy tín, điều
kiện kinh doanh, trường hợp trung gian là đại lý bán hàng, nhà sản xuất phải đánh giá số
lượng và đặc điểm những mặt hàng khác họ bán, quy mô và chất lượng của lực lượng
bán, tiềm lực về vốn, phạm vi thị trường của họ.
- Khuyến khích các thành viên của kênh: Các thành viên của kênh phải thường
xuyên được khuyến khích để làm việc tốt nhất. Trước hết, các nhà sản xuất phải tìm hiểu
nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong kênh, các trung gian thương mại là các
doanh nghiệp kinh doanh độc lập, là một thị trường độc lập, có sức mạnh riêng.có chiến
lược kinh doanh riêng, các trung gian hoạt động như một người mua cho khách hàng của
họ. Họ nỗ lực bán cả nhóm hàng chứ khơng phải từng mặt hàng riêng lẻ. Trong nhiều
trường hợp, quan điểm kinh doanh của các nhà trung gian thương mại rất khác với quan
TRANG

11


BÁO CÁO THỰC TẬP

điểm của nhà sản xuất, nhà sản xuất phải điều tra các thành viên kênh để có chính sách

bán hàng thích ứng với nhu cầu, mong muốn của họ.
Có nhiều phương pháp mà các nhà sản xuất thường sử dụng khuyến khích các thành
viên họat động. Trong đó 3 phương pháp phổ biến là: - Hợp tác; - Thiết lập quan hệ
thành viên; - Xây dựng công trình phân phối. Các phương pháp này đều tập trung vào
việc tạo ra quan hệ liên kết chặt chẽ trong kênh, chúng chỉ khác nhau ở mức độ kế hoạch
hóa và điều khiển. Từ chỗ chỉ là các biện pháp khuyến khích đơn lẻ khơng được tính
tốn trước, đến thiết lập một hệ thống marketing chiều dọc có qui hoạch và được quản trị
một cách chuyên nghiệp.
Doanh nghiệp phải biết sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp khác trong quản lý
kiểm tra hoạt động của kênh phân phối. Nhà sản xuất phải gắn các quyết định về sản
phẩm, giá bán, xúc tiến hỗn hợp với các quyết định kênh, các công cụ marketing khác
phải được sử dụng hợp lý để tạo nên sự hợp tác của các thành viên kênh và thúc đẩy
thành viên hoạt động theo chiến lược phân phối của Doanh nghiệp.
Đánh giá hoạt động các thành viên của kênh: Nhà sản xuất phải định kỳ đánh giá
hoạt động của các thành viên kênh theo những tiêu chuẩn như: mức doanh số đạt được,
mức lưu kho trung bình, thời gian giao hàng, cách xử lý hàng hóa thất thoát hoặc hư
hỏng, mức độ hợp tác trong những chương trình quảng cáo và huấn luyện của Doanh
nghiệp và những dịch vụ mà họ cung cấp. Việc đặt định mức doanh số cho các trung
gian thương mại để sau từng thời kỳ, đánh giá mức độ đạt được của từng trung gian
trong kênh có tác động khuyến khích hoạt động của họ. Việc đánh giá thành viên kênh
phải theo tiêu chuẩn hợp lý và được các thành viên ủng hộ.
1.1.4. Môi trường hoạt động
1.1.4.1. Môi trường kinh tế
Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, suy thối kinh tế, sự thiếu hụt,
tình hình ngân sách nhà nước, cán cân bn bán quốc tế, nợ nước ngồi có ảnh rõ nét
nhất, và rất lớn đến các kênh phân phối. Ở Việt Nam, nền kinh tế phát triển khá ổn định
với tăng trưởng kinh tế ổn định và đạt mức cao so với các nước ở châu lục thường dao
động trên 7% 1 năm do vậy đời sống nhân dân ln được cải thiện và nâng cao, đó là
điều kiên thuận lợi cho các Công ty, Doanh nghiệp phát triển hệ thống kênh phân phối.
Tuy nhiên, trong một số năm gần đây tỷ lệ lạm phát cũng tăng cao do vậy áp lực nên giá

cả hàng hoá của Cơng ty là vấn đề khó khăn lớn khi mà các nguyên liệu cũng tăng giá,

TRANG

12


BÁO CÁO THỰC TẬP

việc cạnh tranh về giá trở lên gay gắt buộc Công ty phải tổ chức hệ thống kênh phân
phối 1 cách khoa học và hiệu quả để giành ưu thế trên thị trường, ổn định thị phần.
1.1.4.2. Mơi trường văn hóa xã hội
Các yếu tố thuộc mơi trường văn hoá xã hội như: Sự thay đổi dân số của các vùng,
sự thay đổi cấu trúc gia đình và hộ gia đình. Người quản lý kênh phân phối phải có nhận
thức về mơi trường văn hố – xã hội ảnh hưởng đến kênh phân phối khi các kênh hoạt
động ở các nền văn hố khác. Khơng chỉ khi mở rộng kênh phân phối sang các nước mới
thấy sự thay đổi mơi trường văn hố – xã hội mà sự thay đổi mơi trường văn hố – xã
hội có thể diễn ra ngay trong nước. Trong xu hướng đô thị hố nhanh chóng việc chuyển
dịch cơ cấu dân số của Việt Nam có rất nhiều biến động lớn. Người dân ở các vùng nông
thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều, việc cơng nghiệp hố hiện đại hố khiến
nguồn nhân lực đến sống tập trung tại các khu công nghiệp, tại các thành phố người dân
lại tập trung tại các trung cư cao tầng đã và đang được xây dựng. Chính vì vậy, hệ thống
phân phối của Cơng ty cần phải được tổ chức rộng khắp tại các nơi tập trung đông dân
cư như các thành phố, các khu cơng nghiệp, các khu đơ thị mới đó sẽ là những địa bàn
tiêu thụ chiến lược của công ty trong tương lai.
1.1.4.3. Môi trường kỹ thuật công nghệ
Công nghệ đang thay đổi liên tục và nhanh chóng, đặc biệt là trong những xã hội đã
được cơng nghiệp hố. Đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ như vậy,
người quản lý kênh phải chỉ ra được những sự phát triển này có mối liên quan tới cơng
ty của họ như thế nào và sau đó ảnh hưởng đến những người tham gia kênh như thế nào?

Việc mua sắm của khách hàng trong thời đại ngày nay sẽ không chỉ được thực hiện qua
gặp gỡ trực tiếp mà sẽ qua nhiều kênh khách nhau như mạng Internet, điện thoại …
1.1.5. Các chỉ tiêu
1.1.5.1. Doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng thực tế phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh của công ty thông
qua hoạt động phân phối hàng hóa của từng kênh. Nó phản ánh quy mơ của quá trình sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cũng như phản ánh trình độ tổ chức quản lý hoạt
động hệ thống phân phối bán hàng. Doanh số bán hàng là nguồn thu quan trọng giúp cho
Doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất, tái mở rộng.
1.1.5.2. Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà Doanh nghiệp chiếm lĩnh.
TRANG

13


BÁO CÁO THỰC TẬP

Thị phần = doanh số bán hàng của Doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường
hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của
thị trường.
Thị phần tương đối = Phần doanh số của Doanh nghiệp / Phần doanh số của đối thủ
cạnh tranh
hay Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của Doanh nghiệp / Số sản phẩm bán
ra của đối thủ cạnh tranh.
• Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về Doanh nghiệp.
• Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ.
• Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp và của
đối thủ như nhau.
1.1.5.3. Chi phí vận hành kênh phân phối

Chi phí vận hành kênh phân phối là khoản chi phí rất lớn mà Doanh nghiệp bỏ ra để
vận hành kênh phân phối của mình bao gồm chi phí tiền thưởng theo doanh số, cộng
thêm chi phí tồn kho, chi phí huấn luyện, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển,….
1.1.5.4. Tốc độ chu chuyển của hàng hóa
Chỉ tiêu kinh tế biểu thị số vòng quay của khối lượng hàng hóa dự trữ trong một thời
kì nhất định, được tính theo cơng thức:

Trong đó, T là tốc độ chu chuyển hàng hóa;
là tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong kì: D là dự trữ hàng hóa bình qn.
TĐCCHH nói lên số lần đổi mới hàng hóa dự trữ trong kì phân tích. Tăng nhanh
TĐCCHH góp phần tiết kiệm vốn, tăng tích lũy, mau chóng đưa hàng hóa đến tay người
tiêu dùng.
1.2. Giới thiệu tổng quan về Doanh Nghiệp Tư Nhân Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân
1.2.1. Tổng quan về Doanh nghiệp
-

Tên đơn vị: DNTN Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân

TRANG

14


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Địa chỉ: 126, Đường 17, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

-


Mã số thuế: 0301431200

-

Điện thoại: (08) 22402910

-

Fax: (08) 37241769

-

Người đại diện theo pháp luật: GĐ. Nguyễn Văn Thu

-

Vốn đầu tư: 6.130.000.000 VND

-

Lĩnh vực hoạt động: sản xuất, thương mại

-

Ngành nghề, mặt hàng kinh doanh: khí Oxy, Oxy lỏng, Nitơ, CO2 Kg,
Argon (6), Argon (7), Argon (2), Argon trộn, Mua bán máy móc thiết bị,
vật tư, phụ tùng ngành công nghiệp...

-


Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Hàng Hải – PGD Thị Nghè

1.2.2. Sơ luợc quá trình hình thành và phát triển cùa Doanh nghiệp
DNTN Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh các loại khí cơng nghiệp. Sản phẩm của Tân Tân ln đạt chất
lượng cao và ổn định vì thường xun được phân tích hàm lượng, độ tinh khiết. Tất cả
các bình chứa khí đều được kiểm định, kiểm tra nghiêm ngặt của Thanh tra Nhà Nước
về an toàn lao động, Bộ Lao Động – Thương binh Xã Hội.
DNTN Hơi Kỹ Nghệ Tân Tân chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào
ngày 21/08/1996 theo giấy phép kinh doanh số 014751, Tân Tân xuất phát điểm là 1 cơ
sở nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 1 tỷ
đồng và chỉ hoạt động ở TP. Hồ Chí Minh.
Sau gần 15 năm hoạt động, Tân Tân đã có 1 vị thế vững chắc trên thị trường và ngày
càng phát triển với:
-

Hơn 6 tỷ đồng vốn đầu tư

-

Hệ thống sản xuất khí oxy, argon được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại

-

Hơn 80 cán bộ công nhân viên kinh nghiệm lâu năm, năng động và sáng
tạo

-


Mạng lưới phân phối năng động, được mở rộng khắp các tỉnh miển Tây và
miền Trung với hàng chục xe tải các loại luôn sẵn sàng cung cấp hàng hóa
tận nơi cho quý khách hàng 24/24.

TRANG

15


BÁO CÁO THỰC TẬP

Trong những năm vừa qua, Doanh nghiệp luôn phấn đấu không ngừng gặt hái được
nhiều thành công. Với đội ngũ cán bộ năng lực, được đào tạo chuyên nghiệp cùng với
những định hướng phát triển đa dạng, bền vững của ban lãnh đạo Doanh nghiệp, chắc
chắn sẽ tạo nên tầm cao mới của Tân Tân trong tương lai.
1.2.3. Sơ lược tổ chức bộ máy

Giám đốc
Ông Nguyễn Văn Thu

P. Kế Tốn
Chị Lê Hà Giang

P. Kỹ Thuật
Anh Trần Đình Thanh

Phân xưởng Oxy
Ông Phạm Can

P. Kinh Doanh

Ông Nguyễn Trọng Thanh

Phân xưởng Argon
Anh Huỳnh Văn Thi

_ Giám đốc: là người đại diện cho Doanh nghiệp, được quyền quyết định, điều hành
mọi hoạt động của Doanh nghiệp theo pháp luật của Nhà nước VN, theo nghị quyết đại
hội công nhân viên chức của Doanh Nghiệp và chịu trách nhiệm trước nhà nước mọi
hoạt động của Doanh nghiệp.
_ Phịng kế tốn: theo dõi, giám đốc, kiểm tra mọi hoạt động tài chính của Doanh
nghiệp, thực hiện việc phản ánh sổ sách mọi hoạt động của Doanh nghiệp, cân đối các
loại vốn vay hay nguồn vốn, lập báo cáo kế toán, kết quả hoạt động theo định kỳ hoặc
đột xuất khi có nhu cầu của các đơn vị chủ quản như cơ quan thuế, thanh tra...

TRANG

16


BÁO CÁO THỰC TẬP

_ Phòng kỹ thuật: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, gồm các chuyên viên, kỹ sư
phụ trách về công tác kỹ thuật của máy móc, thiết bị đảm bảo sự vận hành của tồn bộ
quy trình cơng nghệ.
_ Phịng kinh doanh: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ theo dõi
tình hình nhập, xuất, tồn kho cho từng loại sản phẩm, thu nhận kiểm tra, sắp xếp chứng
từ để chuyển đến phịng kế tốn ghi sổ. Ngồi ra, phải lập kế hoạch cho những sản phẩm
của Doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường. gửi các bản chào
hàng tới khách hàng, đàm phán, ký kết các hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình
thực hiện hợp đồng và tiến hành thanh lý các hợp đồng khi đến hạn, báo cáo tình hình

kinh doanh với Ban giám đốc theo định kỳ.
_ Phân xưởng Oxy, Argon: có nhiệm vụ giám sát quá trình sản xuất, vận hành máy tạo
khí oxy, argon, chiết nạp khí vào chai.

TRANG

17


BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN HƠI KỸ NGHỆ TÂN TÂN
2.1. Tổng quan về thị trường khí cơng nghiệp
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu về thị trường khí Việt Nam cho đến nay thị trường
khí cơng nghiệp đang rơi vào tình trạng “cung khơng đủ cầu” trước sự phát triển mạnh
mẽ của nền công nghiệp nước nhà. Trước thực tế đó, nhiều DN đã đầu tư thiết bị sản
xuất khí công nghiệp, sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ba loại khí cơng nghiệp đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Oxy, nitơ và Argon.
Khí ơxy dùng để hàn cắt kim loại, đốt lị cao, dùng trong các bệnh viện; khí Nitơ để xử
lý lạnh, cơng nghệ đèn hình, làm ngun liệu để sản xuất phân urê; khí Argon là loại khí
hiếm, dùng để hàn inox…Các sản phẩm khí này trên thị trường cung khơng đáp ứng đủ
cầu.
Bên cạnh đó, khí hóa lỏng sẽ được cung cấp cho các khách hàng tại miền Bắc và
miền Trung, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất thép, chế biến, bảo quản thực
phẩm, công nghiệp dược phẩm, sản xuất xe hơi, xe máy, các ngành cơng nghiệp nhẹ như
sản xuất bao bì, chất dẻo, nhựa, đèn chiếu sáng… và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh
vực của đời sống.
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khí cơng nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu của
thị trường, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ, thu hồi vốn nhanh và

thúc đẩy phát triển ngành khai thác khí cơng nghiệp đang được nhiều Doanh Nghiệp áp
dụng.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ

TRANG

18


BÁO CÁO THỰC TẬP

Chức năng:
-

Sản xuất khí Oxy, Argon phục vụ trong đời sống, trong công nghiệp.

-

Làm theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Nhiệm vụ:
-

Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

-

Bảo toàn và phát triển vốn được giao.

-


Nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao uy tín cạnh tranh lành mạnh trong
cơ chế thị trường giữa các đơn vị trong cùng ngành nghề.

-

Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đem xuất khẩu để Doanh nghiệp có
thêm thu nhập và tái sản xuất mở rộng.

-

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cấp trên và nhà nước.

Bảo vệ mơi trường, giữ gìn an ninh khu vực, an tồn xã hội, đảm bảo an toàn lao
động và nhiệm vụ Quốc phòng.
2.3. Cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất
Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC

PHỊNG
KẾ
TỐN

PHỊNG
KỸ
THUẬT

PHỊNG

KINH
DOANH

Cơ cấu sản xuất
TRANG

19


BÁO CÁO THỰC TẬP

Doanh nghiệp có 2 phân xưởng: phân xưởng Oxy và phân xưởng Agon
• Phân xưởng Oxy có 10 người
• Phân xưởng Argon có 06 người

Sơ đồ cơ cấu sản xuất

GIÁM ĐỐC

PHÂN
XƯỞNG
OXY

PHÂN
XƯỞNG
ARGON

2.4. Thơng tin về sản phẩm khí cơng nghiệp
Khí Argon chai


TRANG

20


BÁO CÁO THỰC TẬP

Thể tích: 40 lít
Khối lượng: 6m3/chai
Áp suất: 150 at
Hàm lượng: 99.99
Khí Argon là một loại khí hiếm khơng màu, khơng mùi, nặng hơn khơng khí. Đặc
tính hóa học quan trọng nhất của Argon là tính trơ của nó, điều này khiến cho Argon trở
thành một loại khí bảo vệ lý tưởng ngay cả trong môi trường nhiệt, thường dùng trong
lĩnh vực hàn, luyện kim. Trong một môi trường áp suất cao, Argon biểu hiện trạng thái
thực lệch khỏi nguyên lý khí lý tưởng. Ví dụ, ở áp suất 200 bar, một chai khí có thể chứa
khí Argon nhiều hơn 7% so với trường hợp của một khí lý tưởng. Hơn thế nữa, bởi vì
Argon nặng hơn khơng khí nên nó có thể lắng gần lớp đáy của bình chứa, đặc biệt là khi
áp suất thấp.
Các ứng dụng của khí Argon
Nhiệt luyện: đối với các kim loại dể phản ứng với khí Nitơ, hoặc cần bảo vệ khỏi
khí Nitơ, thì Argon là một mơi trường bảo vệ lý tưởng.
Làm trơ và làm sạch: được dùng cho các bồn chứa và ống dẫn trong các nhà máy
dược phẩm và hóa chất.
Tinh chế kim loại.
Ứng dụng làm chất bán dẫn.
Hàn cơng nghiệp: ở dạng tinh khiết hoặc hỗn hợp, khí Argon được dùng để bảo vệ
kim loại nung chảy khỏi sự nhiễm bẩn của môi trường.
Cắt công nghiệp: trong ứng dụng cắt plasma của hộp kim đen và khơng-đen, khí
Argon được sử dụng thể tinh khiết ở nhiệt độ rất cao.

Khí Oxy chai

TRANG

21


BÁO CÁO THỰC TẬP

Thể tích: 40 lít
Khối lượng: 6m3/chai
Áp suất: 150 at
Hàm lượng: 99.995%
Oxy trong khơng khí chiếm 21%, Nitơ 78% và các loại khí khác chỉ chiếm 1%. Khí
Oxy hóa lỏng ở -183°C và cơ đặc ở - 218.9°C.
Ở áp suất khơng khí, Oxy lỏng chỉ chiếm 1/854 thể tích khí của nó. Điều này cho
phép số lượng lớn Oxy được vận chuyển và lưu trữ ở thể lỏng khí làm lạnh.
Đặc tính quan trọng nhất của Oxy là khả năng phản ứng của nó. Chỉ có một số ít
phân tử là không phản ứng với Oxy. Các tiến trình đốt cháy và Oxy hóa với mơi trường
giàu Oxy sẽ nhanh hơn trong mơi trường khơng khí. Đặc tính này làm cho Oxy trở nên
cần thiết cho phần lớn các ứng dụng Công Nghiệp.
Oxy cũng cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể và có tính hịa tan cao trong nước,
nó phù hợp cho nhiếu ứng dụng trong công nghệ môi trường và xử lý nước.
Các ứng dụng của Oxy
Hỗ trợ sự sống: Khí Oxy được sử dụng để phục hồi sức khoẻ, lọc Oxy nhân tạo,
gây tê, ổn định tim mạch và giảm độc trong bệnh viện và trên xe cấp cứu.





Sử dụng trong xử lý nước

Sử dụng trong đóng gói trái cây, thực vật, giữ màu đỏ trong thịt và tránh điều
kiện kỵ khí cho cá da trắng.


Ứng dụng trong thủy sản: Thêm Oxy vào nước trong các trại cá và duy trì sự
sống của cá trong q trình vận chuyển.




Cơng nghiệp luyện Thép, hàn cắt kim loại, đóng tàu....
Khí Nitơ chai

TRANG

22


BÁO CÁO THỰC TẬP

Thể tích: 40 lít
Khối lượng: 6m3/chai
Áp suất: 150 at
Hàm lượng: 99.999%
Nitơ chiếm 78% thể tích khơng khí tự nhiên. Ở nhiệt độ chuẩn khí Nitơ là một khí
khơng màu, khơng mùi, khơng vị. Khí Nitơ khơng độc và là một khí trơ về phương diện
Hóa Học. Khí Nitơ khơng duy trì sự cháy và có thể ngăn chặn tiến trình cháy dó đặc tính
nặng hơn khơng khí. Khí Nitơ có thể gây ngạt, bởi vì nó hấp thụ Oxy. Dưới áp suất khí

quyển khí Nitơ hóa lỏng ớ nhiệt độ -196 °C.
Trong q trình sử dụng khí Nitơ phải tuân thủ các hướng dẫn an toàn theo tiêu
chuẩn IGV, EIGA, CGA
Khí Nitơ có nhiều ứng dụng trong lãnh vực Công Nghiệp và Nghiên Cứu
Các ứng dụng của Nitơ
Một trong những đặc tính hữu dụng của khí Nitơ là tính trơ Hóa chất của nó. Ở thể
tinh khiết hoặc hỗn hợp, khí Nitơ được sử dụng như một mơi trường bảo vệ chống lại sự
Oxy hóa, sự cháy bởi khơng khí, sự ơ nhiễm bởi độ ẩm. Ở thể tinh khiết, khí Nitơ được
sử dụng để làm lỗng khí khơng cần thiết hoặc hơi nước, làm giảm sự đậm đặc của Oxy,
sự cháy hoặc hơi độc.


Trong sự nhiệt luyện, khí Nitơ được sử dụng để bảo vệ bề mặt kim loại.



Bảo quản tính tươi của thực phẩm đóng gói, hay dạng rời.



Sản xuất thép khơng gỉ......

Nitơ ở dạng lỏng là một tác nhân làm lạnh (cự lạnh) nên nó được ứng dụng trong
làm lạnh để vận chuyển thực phẩm, bảo quản bộ phận thân thể như tế bào, tinh trùng,
trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học.


TRANG

23



BÁO CÁO THỰC TẬP

Khí CO2 chai

Thể tích: 40 lít
Khối lượng: 25kg/chai
Áp suất: 150 at
Hàm lượng: 99.999%
Carbon dioxide (CO2) là một loại khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị, khơng duy
trì sự cháy, khi kết hợp với nước sẽ tạo thành acid carbonic(H2CO3).
Đặc tính đặc biệt của carbon dioxide là tính trơ và độ hòa tan trong nước cao nên
CO2 là một khí hỗ trợ lý tưởng, đa dạng trong cuộc sống hằng ngày và trong công nghệ
môi trường.
Trong công nghệ thực phẩm, CO2 được dùng để tạo gas cho nhiều thức uống, rất
hữu dụng trong việc điều hòa nước uống và trung hòa nước thải. Khi ở thể lỏng hoặc thể
rắn(đá khô) với nhiệt độ -97°C, CO2 được sử dụng như một môi trường làm lạnh.
Carbon dioxide tồn tại trong thiên nhiên và trong khí thải cơng nghiệp. carbon
dioxide đã được chiết xuất nhân tạo nhằm phục vụ cho con ngươi từ rất lâu.
Trong thiên nhiên CO2 có nhiều nhất tại các khu vực núi lửa. Ở khu vục này CO2
có thể được tìm thấy trên bề mặt, hoặc các giếng khoan mỏ trầm tích.
Các ứng dụng sử dụng carbon dioxide
Làm lạnh thực phẩm: được dùng giống như Nitơ lỏng, và phù hợp nhất cho các
ứng dụng trộn lạnh sử dụng tuyết đá khơ.




Đóng gói thức uống.


TRANG

24


BÁO CÁO THỰC TẬP

Dầu phục hồi tăng cường: độ hòa tan của hydrocarbon lỏng được dùng để làm
tăng sự lưu thông của dầu bằng cách giảm độ nhớt, tăng thể tích và kích thích sự lưu
thơng.


Sơn: carbon dioxide siêu hạn được sử dụng như một chất pha lỏng dùng trong sơn
phun, làm giảm 80% dung mơi hữu cơ.


Chiết xuất thực phẩm: supercritical carbon dioxide được sử dụng trong việc chiết
xuất màu và hương vị trong thực phẩm nhằm loại bỏ dầu và chất béo.


Tách và chiết xuất trong cơng nghiệp: carbon dioxide siêu hạn được dùng trong
các qui trình dược phẩm và hóa chất, hoặc là chất thay thế cho dung mơi gốc
hydrocarbon trong việc tẩy nhờn kim loại.


Tinh chế và nung chảy kim loại: dùng trong việc đổ khuôn và đúc, tuyết carbon
dioxide được dùng để làm giảm sự hình thành oxide sắt.





Xử lý nước.



Xử lý chất thải.

Hỗ trợ sự sống: kết hợp với Oxy và các khí khác để kích thích việc thở nhanh hơn
và sâu hơn và trợ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến hơ hấp.


Khí Acetylen chai

Thể tích: 41 lít
Khối lượng: 5m3/chai
Áp suất: 300 psi
Hàm lượng: 99.95%

Acetylen là hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Hyđrơ carbua khơng no, có cơng thức phân
tử là: C2H2. Dưới áp suất khí quyển Axêtylen chỉ bị phân huỷ khi có tia lửa.
TRANG

25


×