Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tính Toán Mức Phát Thải Khí Nhà Kính Của Chính Quyền Thành Phố Huế Bằng Công Cụ Bilan Carbone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.78 KB, 13 trang )

1

TÍNH TOÁN MỨC PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG CÔNG CỤ BILAN CARBONE
Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn
Khoa Môi trường, ĐHKH, ĐH Huế
TÓM TẮT
Sử dụng công cụ Bilan Carbone phiên bản 6 do Cơ quan Quản lý Năng lượng và Môi trường của
Pháp xây dựng, nghiên cứu này đã tiến hành thống kê và phân tích các phát thải khí nhà kính
trực tiếp và gián tiếp trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của chính quyền thành phố Huế vào
năm 2010. Các số liệu liên quan đến tài sản và các dịch vụ của chính quyền thành phố đã được
tiến hành thu thập từ 81 đơn vị trực thuộc và sau đó được tính toán trên các bảng tính MS Excel
của công cụ Bilan Carbone. Kết quả thống kê sau cùng cho thấy lĩnh vực “tài sản” bao gồm cơ
sở hạ tầng, xe cộ, máy móc và thiết bị là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất (7.184 tấn CO
2

quy đổi). Hai lĩnh vực gây mức phát thải cao khác lần lượt là “đi lại” (1.842 tấn CO
2
quy đổi)
và “mức tiêu thụ” (1.813 tấn CO
2
quy đổi).
Từ khóa: Chính quyền thành phố Huế, Bilan Carbone, khí nhà kính, phát thải.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với mục
tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Nhận thức rõ về vấn đề này, ngày 02 tháng 12 năm 2008,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg. Ba trong tám nhiệm vụ quan trọng của Chương trình là: (1)
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong ứng phó với
BĐKH (2) Xác định các giải pháp ứng phó (3) Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động


ứng phó với BĐKH của các Bộ, ngành, và địa phương, đồng thời triển khai các dự án, trước tiên
là dự án thí điểm. Theo quy định, các Bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là
những đối tượng tham gia xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Các thành phố vừa và nhỏ như thành phố Huế không
thuộc nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, nhờ sự tư vấn của Khoa Môi trường, Đại học Khoa học,
Đại học Huế, chính quyền thành phố Huế đã tích cực tham gia dự án “Hành động hướng đến các
thành phố ít carbon và sử dụng hiệu quả tài nguyên ở Châu Á” (gọi tắt là dự án LCC) nhằm củng
cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế và chính sách về ứng phó với BĐKH. Đây là dự án
được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý Năng lượng và Môi trường Pháp (ADEME) thông qua Viện
Công nghệ Châu Á của Thái Lan. Mục tiêu của dự án LCC là hỗ trợ các đô thị vừa và nhỏ ở
Châu Á trong nỗ lực hướng đến xã hội ít carbon bằng việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và nâng
cao năng lực của chính quyền thành phố trong việc giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Một nội
dung quan trọng của dự án LCC là sử dụng công cụ Bilan Carbone để đánh giá phát thải khí nhà
kính trực tiếp và gián tiếp trong các hoạt động của chính quyền thành phố; qua đó giúp nhận diện
và sắp xếp ưu tiên các lĩnh vực cần giảm phát thải khí nhà kính nhằm phục vụ cho công tác xây
dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của thành phố.
2

2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ BILAN CARBONE
Công cụ Bilan Carbone (Carbon Balance) phiên bản 6 được Cơ quan Quản lý Năng
lượng và Môi trường Pháp xây dựng nhằm giúp cho các công ty, các chính quyền địa phương và
các vùng lãnh thổ phân tích chi tiết các phát thải khí nhà kính và ưu tiên hóa các hành động giảm
thiểu phát thải. Những phiên bản trước đây của công cụ Bilan Carbone chỉ phục vụ cho việc tính
toán phát thải khí nhà kính ở mức độ công ty và chính quyền địa phương. Cụ thể là phiên bản 4
chỉ có một mô-đun “công ty” áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất; phiên bản 5 bổ sung thêm
mô-đun “chính quyền địa phương” áp dụng cho các chính quyền địa phương. Phiên bản 6 của
công cụ Bilan Carbone được phát hành vào tháng 6 năm 2009 đưa ra một số thay đổi về cấu trúc
của các bảng tính, đồng thời phát triển thêm mô-đun “vùng lãnh thổ” nhằm mở rộng phạm vi áp
dụng ra cho các vùng lãnh thổ (ADEME, 2009a).
Việc tính toán các mức phát thải của công cụ Bilan Carbone cũng tương tự như kỹ thuật

đánh giá nhanh các nguồn thải, nghĩa là dựa trên quy mô các nguồn phát thải và các hệ số phát
thải (Xem ví dụ minh họa ở Hình 1). Phần cốt lõi của công cụ Bilan Carbone là các bảng tính
MS Excel với các công thức tính toán và chuyển đổi đã được thiết lập sẵn. Bảng 1 dưới đây minh
họa thứ tự các bảng tính MS Excel của công cụ Bilan Carbone phiên bản 6. Công việc của người
sử dụng công cụ này là khá đơn giản, chỉ cần chọn đúng loại nguồn phát thải, nhập số liệu quy
mô nguồn vào đúng ô, đúng đơn vị và chọn các điều kiện bổ sung (nếu có). Việc sử dụng các
bảng tính MS Excel là khá linh động vì người sử dụng có thể chèn thêm các đối tượng phát thải
mới. Các hệ số phát thải được bố trí ở 1 file riêng và được kết nối với các bảng tính tương ứng.
Do vậy, nếu người sử dụng bổ sung hay hiệu chỉnh các hệ số phát thải, kết quả ở các bảng tính
cũng sẽ được tự động thay đổi. Ngoài ra, cuối mỗi bảng tính MS Excel đều có phần tóm tắt kết
quả trong bảng tính và có một bảng tính riêng để tổng hợp toàn bộ các kết quả tính toán.

Hình 1. Ví dụ về tính toán phát thải khí nhà kính dựa trên quy mô nguồn và hệ số phát thải

3

Bảng 1. Thứ tự các bảng tính MS Excel của công cụ Bilan Carbone phiên bản 6

Nhằm đơn giản hóa các công việc tính toán, công cụ Bilan Carbone đưa ra một số giả
định như sau:
- Hệ số GWP (tiềm năng gây nóng lên toàn cầu) được tính theo thời hạn 100 năm (xem
hệ số GWP của một số khí nhà kính ở Bảng 2),
- Không tính đến hơi nước do thời gian tồn tại của hơi nước trong khí quyển ngắn,
- Không tính đến ôzôn bởi do ôzôn trong khí quyển có vòng đời ngắn, ít nguồn phát
thải trực tiếp và khó có thể tính được ở các nguồn phát thải gián tiếp.
Hệ số GWP của một số khí nhà kính
Các khí nhà kính
Công thức
GWP trong 100 năm
Điôxit cacbon

CO
2
1
Mê tan
CH
4
25
Ôxít nitơ
N
2
O
298
Clorô fluôrô cacbon
CnClmFp
4.750 – 14.400

Ngoài các bảng tính MS Excel, công cụ Bilan Carbone còn cung cấp thêm các tài liệu
hướng dẫn giúp giải thích chi tiết các thuật ngữ liên quan được sử dụng trong các bảng tính,
hướng dẫn chi tiết về việc nhập dữ liệu cho từng mô-đun, Tính đến cuối năm 2009, chỉ riêng ở
Châu Âu đã có khoảng 2.800 người được tập huấn về phương pháp sử dụng Bilan Carbone và
4

hơn 4.000 đơn vị đã tiến hành đánh giá Bilan Carbone; trong đó, khối doanh nghiệp chiếm 80%
và chính quyền địa phương là 20% (ADEME, 2009b).
3. TÍNH TOÁN MỨC PHÁT THẢI CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HUẾ
Việc tính toán các mức phát thải khí nhà kính của chính quyền thành phố Huế bằng công
cụ Bilan Carbone phục vụ cho mục đích nhận diện các nguồn thải trực tiếp và gián tiếp của chính
quyền thành phố gây ra mức phát thải khí nhà kính cao nhất. Trên cơ sở đó, một kế hoạch giảm
thiểu phát thải khí nhà kính tập trung vào những nguồn thải này sẽ được xây dựng. Do vậy, việc
thu thập đầy đủ và chuẩn xác các số liệu liên quan là rất quan trọng. Công tác thu thập số liệu

được tiến hành ở 81 đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền thành phố gồm 27 UBND
phường, các tổ chức chính trị-xã hội, các đơn vị sự nghiệp, các phòng ban chuyên môn của thành
phố,… Việc thu thập số liệu được thực hiện bởi các giảng viên Khoa Môi trường, Đại học Khoa
học, Đại học Huế và các cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, thành phố Huế.
3.1. Phát thải do sử dụng năng lượng (trực tiếp)
Theo thống kê, lượng điện năng mà chính quyền thành phố Huế tiêu thụ trong năm 2010
là 1.160.527 kWh. Một số loại năng lượng nhiên liệu hóa thạch cũng đã được các đơn vị của
chính quyền thành phố sử dụng cho các mục đích khác như chạy máy phát điện, đun nấu, vận
hành máy cắt cỏ,… Bảng 3 liệt kê các mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch của chính quyền thành
phố trong năm 2010. Trong đó, xăng và dầu diesel chủ yếu được sử dụng để chạy máy phát điện
và máy cắt cỏ; khí hóa lỏng chủ yếu được dùng cho đun nấu. Cũng cần lưu ý rằng năm 2010 là
năm mà Việt Nam đối mặt với sự thiếu hụt điện năng nghiêm trọng và Huế là một trong những
thành phố bị ảnh hưởng nhất. Chính vì vậy, ngay từ đầu mùa hạ năm 2010, nhiều hộ gia đình,
công ty, xí nghiệp và chính quyền thành phố đã phải sử dụng máy phát điện riêng.
Bảng 3. Mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch của chính quyền thành phố Huế trong năm 2010
Loại
nhiên liệu
Đơn vị
tính
Khối
lượng
Xăng
lít
10.094
Dầu diesel
lít
1.522
Khí hóa lỏng
kg
2.900

Than
kg
50
Các kết quả phân tích về sử dụng năng lượng bằng công cụ Bilan Carbone được thể hiện
trong Bảng 4. Từ kết quả phân tích này, có thể thấy rằng sử dụng điện năng là nguồn phát thải
lớn nhất (gần 500 tấn CO
2
quy đổi) trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng của chính quyền thành
phố Huế.
Bảng 4. Lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng năng lượng tính theo CO
2
và C quy đổi


3.2. Phát thải ngoài năng lượng (trực tiếp)
Loại năng lượng
Lượng CO
2
quy
đổi (kg)
Lượng C quy
đổi (kg)
Nhiên liệu
43,361
11,826
Điện năng
496.334
135.364
Tổng cộng
539.695

147.190
5

Các số liệu điều tra cho thấy trong phạm vi các hoạt động của chính quyền thành phố
Huế, chỉ có hai nguồn phát thải ngoài năng lượng được xác định, đó là việc rò rỉ các loại khí làm
lạnh từ các máy điều hòa và việc sử dụng phân bón có chứa nitơ. Tổng số lượng máy điều hòa
chính quyền thành phố sử dụng trong năm 2010 là 203, trong đó 165 máy dùng chất làm lạnh là
R-22 và 38 máy dùng chất R-410a. Tất cả các máy điều hòa đều chỉ có một chức năng làm lạnh.
Một số máy lạnh có công suất lớn được sử dụng ở các phòng hội nghị, phòng họp hay trong ở
trung tâm văn hóa.
Một vài đơn vị trực thuộc chính quyền thành phố hiện đang sử dụng 2 loại phân bón
chứa nitơ: phân urê và phân N-P-K với khối lượng sử dụng lần lượt là 350 kg và 3.968 kg. Tổng
hàm lượng nitơ tương ứng trong 2 loại phân này là vào khoảng 637 kg.
Tổng lượng phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực ngoài năng lượng của chính quyền thành
phố tính theo công cụ Bilan Carbone được liệt kê ở Bảng 5 với lượng phát thải lớn nhất do rò rỉ
khí làm lạnh gây ra.
Bảng 5. Lượng phát thải khí nhà kính ngoài năng lượng tính theo CO
2
và C quy đổi

Lượng CO
2
quy
đổi (kg)
Lượng C quy
đổi (kg)
Ôxít nitơ
3.967
1.082
Halocacbon trong danh mục Kyoto

5.925
1.616
Khí gas ngoài danh mục Kyoto
38.010
10.366
Tổng cộng
47.902
13.064
3.3. Phát thải do các vật liệu đầu vào (gián tiếp)
Các vật liệu đầu vào do chính quyền thành phố mua sắm trong năm 2010 được phân
chia thành 3 nhóm theo phương pháp tính toán của Bilan Carbone: nhóm vật liệu, nhóm sản
phẩm nông nghiệp và nhóm vật dụng văn phòng cùng các dịch vụ liên quan. Khác với hai lĩnh
vực thải trực tiếp khí nhà kính vừa mới đề cập trên đây, phát thải của vật liệu đầu vào là phát
thải gián tiếp. Các số liệu thống kê về mức tiêu thụ các vật tư ở các đơn vị chính quyền thành
phố được tóm tắt trong Bảng 6 dưới đây:
Bảng 6. Các vật liệu mua sắm trong năm 2010
Vật liệu
Đơn vị
Khối lượng
/diện tích
% từ vật liệu tái
chế
Kim loại
kg
33.851
0
Nhựa
kg
916
0

Thủy tinh
kg
1.513
0
Giấy, carton
kg
20.917
0
Các vật liệu xây dựng



Tường xây, ngói xi măng
m
2
17.070
0
Gỗ, cát sạn, xi măng…
kg
1.316.056
0
Các sản phẩm hóa học
kg
9.298
0
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, việc tiêu thụ vật liệu được căn cứ trên các bữa ăn ở
các đơn vị của chính quyền thành phố. Tuy nhiên, do địa bàn của thành phố Huế khá nhỏ nên
phần lớn các cán bộ và công chức thường về nhà để dùng bữa. Vì vậy, chỉ có tổng cộng 732 cán
6


bộ và công chức ăn tại văn phòng với mức bình quân 1,52 bữa ăn/ngày và 82 ngày/năm. Theo
đó, tổng số bữa ăn của các đơn vị thuộc chính quyền thành phố trong năm 2010 là 91.236.
Việc mua sắm văn phòng phẩm, các thiết bị văn phòng rẻ tiền (chuột vi tính, loa vi tính,
đĩa CD,…) và các chi phí chi trả cho các dịch vụ như quảng cáo, internet, điện thoại, bảo
hiểm,… cũng được tính gộp trong các vật liệu đầu vào. Việc mua sắm những vật dụng này và
các chi phí dịch vụ của chính quyền thành phố Huế được tóm tắt trong Bảng 7.
Bảng 7. Phí các dịch vụ và chi phí mua sắm vật dụng văn phòng trong năm 2010
Vật dụng VP/phí dịch vụ
Số tiền, VND
Văn phòng phẩm
1.748.506.195
Các thiết bị vi tính rẻ tiền
273.008.900
Phí quảng cáo
274.000.000
Phí bảo hiểm
14.379.939.025
Phí thông tin liên lạc
1.275.737.541
Các phí dịch vụ khác
213.575.000
Kết quả thống kê phát thải khí nhà kính của các vật liệu đầu vào bằng công cụ Bilan
Carbone được trình bày tóm tắt trong Bảng 8. Từ kết quả này, có thể thấy rằng hạng mục có mức
phát thải cao nhất trong các vật liệu đầu vào là vật tư xây dựng. Trong thời gian gần đây, chính
quyền thành phố Huế đã đầu tư đáng kể cho công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng, đáng kể nhất là
việc xây mới tòa nhà hành chính của chính quyền thành phố và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ
cho Festival Huế 2010. Đây chính là những nguyên do làm gia tăng mức phát thải của hạng mục
vật tư xây dựng.
Bảng 8. Phát thải khí nhà kính của các vật liệu đầu vào tính theo CO
2

và C quy đổi

Lượng CO
2
quy
đổi (kg)
Lượng C quy
đổi (kg)
Kim loại
111.306
30.356
Nhựa
3.934
1.073
Thủy tinh
2.147
586
Giấy và carton
26.683
7.277
Vật liệu xây dựng
1.503.493
410.044
Sản phẩm hóa học
2.922
797
Sản phẩm nông nghiệp
130.130
35.490
Các vật dụng vi tính rẻ tiền

11.147
3.040
Các chi phí dịch vụ
20.973
5.720
Tổng cộng
1.812.736
494.383
3.4. Phát thải do giao thông vận tải (trực tiếp)
3.4.1. Vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu
Theo phương pháp tính của công cụ Bilan Carbone, việc vận chuyển hàng hóa và nguyên
vật liệu được chia ra thành 3 nhóm khác nhau: vận chuyển trong nội thành của chính quyền
thành phố, vận chuyển ra khỏi thành phố và vận chuyển từ bên ngoài vào trong thành phố.
Công tác vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu trong nội thành của chính quyền thành
phố được thực hiện chủ yếu bởi xe cơ giới loại nhỏ và xe máy. Công việc này thường bao gồm
7

việc vận chuyển các cây trồng, hàng hóa cứu trợ, các tài liệu hành chính và văn bản nhà nước,…
của các đơn vị trực thuộc chính quyền thành phố. Số liệu về các phương tiện cơ giới phục vụ cho
công tác vận chuyển nội thành được thống kê như sau:
 Xe cơ giới loại nhỏ (<1,5 tấn) có khối lượng vận chuyển trong năm là 29.025 tấn/km,
 Xe cơ giới loại nhỏ (1,5 - 2,5 tấn) có khối lượng vận chuyển trong năm là 93.000 tấn/km,
 Các loại xe vận chuyển khác tiêu thụ 34.745 lít xăng trong năm 2010,
 91 xe máy với quãng đường vận chuyển vào khoảng 11.264 km trong năm 2010.
Tương tự như công tác vận chuyển nội thành, xe máy và xe cơ giới là hai phương tiện
chủ yếu được chính quyền thành phố sử dụng để vận chuyển hàng hóa và các nguyên vật liệu
vào và ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, các xe cơ giới trong trường hợp này thường có kích thước
lớn hơn. Kết quả thống kê về công tác vận chuyển vào và ra khỏi thành phố được trình bày trong
Bảng 9 và 10. Kết quả thống kê phát thải khí nhà kính bằng công cụ Bilan Carbone cho lĩnh vực
vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu được trình bày trong Bảng 11.

Bảng 9. Số liệu về vận chuyển hàng hóa ra khỏi thành phố bằng xe cơ giới
Tải trọng xe
(tấn)
Khối lượng hàng
hóa, vật liệu (tấn)
Khoảng cách
vận chuyển (km)
2,5
40
5.300
6,0
36
4.890
8,0
30
7.000

Bảng 10. Số liệu về vận chuyển hàng hóa vào thành phố bằng xe cơ giới
Tải trọng xe
(tấn)
Khối lượng hàng
hóa, vật liệu (tấn)
Khoảng cách
vận chuyển (km)
6,5
40
6.600
8,0
55
6.000


Bảng 11. Phát thải khí nhà kính do vận chuyển hàng hóa tính theo CO
2
và C quy đổi

Lượng CO
2
quy
đổi (kg)
Lượng C
quy đổi (kg)
Vận chuyển đường bộ nội thành
516.594
140.889
Vận chuyển đường bộ ra khỏi thành phố
626.810
170.948
Vận chuyển đường bộ vào thành phố
319.059
87.016
Tổng cộng
1.462.462
398.853
3.4.2. Đi lại giữa nhà và cơ quan của cán bộ và công chức
Do Huế là một thành phố nhỏ nên hệ thống giao thông công cộng trong thành phố chưa
được phát triển. Vì vậy, hầu hết các cán bộ và công chức thuộc chính quyền thành phố đều sử
dụng xe máy hoặc xe ô tô cá nhân để đi làm. Khoảng cách trung bình từ nhà đến nơi làm việc
của cán bộ và công chức chỉ vào khoảng 2.5 km. Đa phần các cán bộ và công chức của thành phố
không có thói quen ăn cơm tại văn phòng nên khoảng cách đi lại hàng ngày giữa nhà và văn
phòng tăng lên gấp đôi.

8

Một số cán bộ đi làm bằng xe ô tô của cơ quan tiêu thụ một lượng xăng vào khoảng
267.286 lít trong năm 2010. Số liệu thống kê về đi lại giữa nhà và cơ quan của cán bộ và công
chức thành phố Huế bằng các phương tiện cá nhân được trình bày trong Bảng 12.
Bảng 12. Thống kê về đi lại giữa nhà và cơ quan trong năm 2010
Loại phương
tiện
Số người
sử dụng
Số lượng xe.km

Xe máy
1.934
4.528.973
Xe ô tô
65
39.410
3.4.3. Đi công tác ngoài thành phố của cán bộ và công chức
Các cán bộ và công chức của chính quyền thành phố thường sử dụng bốn loại phương
tiện vận chuyển để đi công tác: xe ô tô, xe máy, tàu hỏa và máy bay. Các số liệu về việc sử dụng
các loại phương tiện này được trình bày trong Bảng 13 và 14. Lượng xăng tiêu thụ cho việc đi
công tác bằng ôtô được thống kê vào khoảng 26.142 lít trong năm 2010.
Bảng 13. Số liệu đi công tác bằng xe ô tô, xe máy và tàu hỏa của cán bộ và công chức
Loại phương
tiện
Số người
sử dụng
Số lượng xe.km


Xe máy
101
26.110
Xe ô tô
305
119.352
Tàu hỏa
16
8.600

Bảng 14. Số liệu đi công tác bằng máy bay của cán bộ và công chức
Tầm bay
Tổng khoảng cách bay (km)
Ngắn: dưới 1000 km
148.600
Trung bình: từ 1000 đến 4000 km
104.000
Dài: Trên 4000 km
90.000
3.4.4. Đi lại của khách ngoài tỉnh đến các cơ quan của chính quyền thành phố
Khách ngoài tỉnh đến thăm hay làm việc với các đơn vị của chính quyền thành phố bằng
các phương tiện xe máy, xe ô tô, tàu hỏa và máy bay. Các số liệu về việc sử dụng các phương
tiện đi lại này được tóm tắt trong Bảng 15 và 16. Tương tự như các thống kê về đi lại trên đây,
việc sử dụng xe máy trong trường hợp này cũng là phổ biến nhất.
Bảng 15. Số liệu về đi lại bằng xe ô tô, xe máy và tàu hỏa của khách ngoài tỉnh
Loại phương
tiện
Số người
sử dụng
Số lượng xe.km


Xe máy
1.092
67.000
Xe ô tô
544
54.742
Tàu hỏa
129
30.468

9

Bảng 16. Số liệu về đi lại bằng máy bay của khách ngoài tỉnh
Tầm bay
Tổng khoảng cách bay (km)
Ngắn: dưới 1000 km
169.350
Trung bình: từ 1000 đến 4000 km
108.500
Dài: Trên 4000 km
100.000
Áp dụng công cụ Bilan Carbone để tính toán mức phát thải khí nhà kính cho các cách
thức đi lại trên đây của cán bộ và công chức cho ra các kết quả được trình bày ở Bảng 17. Đối
với tàu hỏa, hệ số phát thải của tàu hỏa ở Thái Lan được sử dụng để tính toán trong bảng tính MS
Excel vì mức độ phát triển của hệ thống tàu hỏa ở hai quốc gia không chênh lệch quá nhiều.
Bảng 17. Phát thải khí nhà kính do đi lại tính theo CO
2
và C quy đổi
Đi lại

Lượng CO
2

quy đổi (kg)
Lượng C quy
đổi (kg)
Đi lại của cán bộ và công chức
1.659.110
462.303
Đi lại của khách đến các đơn vị
128.938
35.165
Tổng cộng
1.824.048
497.468
3.5. Phát thải do chất thải (gián tiếp)
Rác thải không gây độc hại phát sinh từ các hoạt động của các đơn vị chính quyền thành
phố được tóm tắt trong Bảng 18. Một phần của rác thải này được đem đốt, tuy nhiên nhiệt phát
sinh từ việc đốt rác không được sử dụng vì không đáng kể. Theo quy định, tất cả các giấy tờ và
tài liệu của chính quyền thành phố đều phải được đem đốt để đảm báo bí mật nhà nước. Một vài
thành phấn trong rác thải được tái sử dụng hoặc tái chế. Khối lượng của những loại rác thải này
được trình bày trong Bảng 19. Ngoài ra, khoảng 100 kg rác thải hữu cơ được các đơn vị ủ làm
phân compost để bón cho cây.
Bảng 18. Khối lượng phát sinh của rác thải không độc hại
Thành phần rác thải
Khối lượng phát
sinh (kg/năm)
Kim loại
20.237
Thủy tinh

558
Nhựa
7.431
Giấy và carton
19.563
Thức ăn thừa
22.672
Các loại khác
26.723

Bảng 19. Khối lượng rác thải được tái chế hoặc tái sử dụng
Thành phấn rác thải
Khối lượng phát
sinh (kg/năm)
Kim loại
3.000
Nhựa
5.036
Thủy tinh
60
Giấy
1.358
10

Trong một vài đơn vị thuộc chính quyền thành phố, các hoạt động trong năm 2010 cũng
đã làm phát sinh một số rác thải độc hại như pin các loại, thuốc trừ sâu và chai lọ chứa thuốc,
dầu nhờn,… Khối lượng tổng cộng của rác thải độc hại này là 904 kg trong năm 2010.
Đối với nước thải, số liệu về khối lượng nước thải do các đơn vị thuộc chính quyền
thành phố thải ra không được thống kê vì không có sẵn. Tuy nhiên, do tất cả các đơn vị thuộc
chính quyền thành phố hiện chỉ sử dụng nước cấp đô thị trong các hoạt động của đơn vị nên

lượng nước thải này được công cụ Bilan Carbone cho phép tính trên lượng nước cấp đô thị mà
các đơn vị sử dụng theo tỷ lệ 75% (75 m
3
nước thải tương ứng với 100 m
3
nước cấp đô thị). Kết
quả phân tích thống kê phát thải khí nhà kính do rác thải và nước thải của chính quyền thành phố
được được trình bày trong Bảng 20.
Bảng 20. Phát thải khí nhà kính do chất thải tính theo CO
2
và C quy đổi
Loại chất thải
Lượng CO
2

quy đổi (kg)
Lượng C
quy đổi (kg)
Rác không độc hại chôn lấp
3.454
942
Rác đem đốt
3.609
984
Rác được tái sử dụng, tái chế
173
47
Rác thải độc hại
113
31

Nước thải
53.125
14.489
Tổng cộng
60.474
16.493
3.6. Phát thải từ tài sản (gián tiếp)
3.6.1. Các công trình xây dựng
Ở thành phố Huế, văn phòng của nhiều đơn vị thuộc chính quyền thành phố được bố trí
phân tán ở nhiều vị trí khác nhau. Một số đơn vị của Hội Đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân
thành phố được bố trí làm việc trong cùng một tòa nhà. Tổng diện tích xây dựng của các đơn vị
thuộc chính quyền thành phố là 50.135 m
2
(Xem thêm các chi tiết liên quan ở Bảng 21). Ngoài
ra, các bãi đỗ xe và đường nội bộ của các đơn vị trực thuộc chính quyền thành phố cũng được
tính trong hạng mục các công trình xây dựng này. Các số liệu tính bình quân về đường nội bộ và
bãi đỗ xe được trình bày trong Bảng 22. Đa phần các công trình xây dựng của chính quyền thành
phố được thực hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Bảng 21. Số liệu thống kê về các công trình xây dựng
Loại công trình
Diện tích xây
dựng (m
2
)
Văn phòng (bê tông)
38.407
Nhà ở (bê tông)
2.086
Giáo dục (bê tông)
4.950

Cơ sở chăm sóc sức khỏe (bê tông)
1.845
Khu vui chơi, nghỉ dưỡng (bê tông)
2.837

Bảng 21. Số liệu thống kê về đường nội bộ và bãi đỗ xe
Loại công trình
Chiều dài (m)
Chiều rộng (m)
Năm xây dựng
11

Đường nội bộ
1.557
3,1
2005 - 2007
52
2,0
2005
78
1,6
2002 - 2004
Bãi đỗ xe
279
5,4
2005 - 2007
3.6.2. Máy móc và xe cộ
Số lượng xe của các đơn vị trực thuộc chính quyền thành phố bao gồm 10 xe 1 tấn, 4 xe
2,5 tấn, 11 xe 6 tấn và 3 xe 8 tấn. Khối lượng tổng cộng của các máy bơm và máy phát điện
thuộc quyền sở hữu của các đơn vị lần lượt là 1,11 tấn và 0,97 tấn.

3.6.3. Các thiết bị văn phòng
Một số lượng lớn máy vi tính và các thiết bị văn phòng khác đã được sử dụng trong năm
2010 ở các đơn vị thuộc chính quyền thành phố. Bảng 22 cung cấp chi tiết về số lượng và năm
mua của các thiết bị này. Tính toán thống kê phát thải khí nhà kính của những thiết bị này bằng
công cụ Bilan Carbone cho ra kết quả được trình bày ở Bảng 23.
Bảng 22. Số liệu thống kê về các thiết bị văn phòng
Loại thiết bị
Số lượng
Số lượng tính theo năm mua
Vi tính màn hình đèn
122
55(2006), 67(2007)
Vi tính màn hình phẳng
789
128(2008), 260(2009), 401(2010)
Máy in
480
104(2006), 116(2008), 89(2009), 171(2010)
Máy photocoppy
51
18(2007), 13(2008), 20(2010)
Máy fax
54
16(2006), 11(2007), 5(2008), 11(2009), 11(2010)

Bảng 23. Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực tài sản tính theo CO
2
và C quy đổi
Loại tài sản
Lượng CO

2
quy đổi (kg)
Lượng C quy đổi (kg)
Các công trình xây dựng
5.739.389
1.565.288
Bãi đỗ xe và đường nội bộ
430.465
117.399
Xe cộ và máy móc
143.183
39.050
Thiết bị văn phòng
897.615
244.804
Tổng cộng
7.210.652
1.966.541
Từ các kết quả phân tích thống kê trên đây, có thể thấy rằng trong tất cả các phát thải khí
nhà kính trực tiếp và gián tiếp của chính quyền thành phố, lĩnh vực tài sản có lượng phát thải lớn
nhất (7.211 tấn CO
2
quy đổi) với 80% tổng lượng phát thải do các công trình xây dựng gây ra.
Thực tế này có thể lý giải được vì những nguyên do sau đây:
- Đa phần các đơn vị thuộc chính quyền thành phố Huế được bố trí làm việc ở các khu
nhà nằm rải rác quanh thành phố nên chiếm một diện tích xây dựng khá lớn.
- Đối với một thành phố nhỏ như Huế thì tổng số 81 đơn vị hành chính trực thuộc chính
quyền thành phố được xem là khá nhiều.
- Phần lớn các khu nhà hành chính của chính quyền thành phố đều mới được xây dựng
gần đây (4.010 m

2
từ năm 1987 đến 2000, nhưng có đến 34.306 m
2
từ 2001 đến 2010) dẫn đến
mức phát thải cao khi được tính theo thời gian khấu hao theo phương pháp Bilan Carbone.
12



Hình 2. Các mức phát thải khí nhà kính tính theo lượng CO
2

quy đổi từ các hoạt động của
chính quyền thành phố Huế
4. KẾT LUẬN
Để phục vụ cho công tác tính toán các phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiêp từ các
hoạt động của chính quyền thành phố trong năm 2010, các số liệu liên quan đã được thu thập từ
81 đơn vị trực thuộc chính quyền thành phố. Kết quả phân tích thống kê bằng công cụ Bilan
Carbone cho thấy lĩnh vực tài sản của chính quyền thành phố gây ra mức phát thải khí nhà kính
lớn nhất (7.211 tấn CO
2
quy đổi). Các lĩnh vực gây ra mức phát thải cao khác của chính quyền
thành phố lần lượt là đi lại (1.824 tấn CO
2
quy đổi), các vật liệu đầu vào (1.813 tấn CO
2
quy
đổi), vận chuyển (1.462 tấn CO
2
quy đổi) và năng lượng sử dụng (540 tấn CO

2
quy đổi). Những
kết quả thống kê này sẽ giúp ưu tiên hóa các hành động giảm thiểu phát thải, phục vụ cho công
tác xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của thành phố về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu cho các Bộ, ngành, địa phương. Kèm theo Công văn số
3815/KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan Quản lý Năng lượng và Môi trường Pháp (ADEME), 2009a. Hướng dẫn về phương
pháp luận – Phiên bản 6 – Các mục tiêu và nguyên tắc tính toán. Tài liệu do dự án LCC
cung cấp.
3. Cơ quan Quản lý Năng lượng và Môi trường Pháp (ADEME), 2009b. Sổ tay hướng dẫn sử
Tấn
13

dụng bảng tính "Bilan_Carbone_V6_EUK-v.xls". Tài liệu do dự án LCC cung cấp.
4. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. Niên giám thống kê năm 2009.
5. Phòng thống kê thành phố Huế, 2010. Niên giám thống kê năm 2009.
6. Văn phòng Chính phủ, 2008. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu”.
7. UBND thành phố Huế, 2010. Báo cáo số 106/BC-UBND, ngày 09 tháng 09 năm 2010 về
việc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2010 và định hướng phát triển kinh
tế-xã hội trong năm 2011.

×