Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 102 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







PHAN THỊ SEN HỒNG



HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)











LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN









Thái Nguyên, năm 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






PHAN THỊ SEN HỒNG



HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)






Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
M
M
ã
ã


n
n
g
g
à
à
n
n
h
h
:
:


6
6
0
0

2
2
2
2
0
0
3
3
1
1
3
3










LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh








Thái Nguyên, năm 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh, người
thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau
đại học - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Giáo dục - Đào tạo Thái
Nguyên, Trường THPT Phú Bình, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Trung tâm
Lưu trữ Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy Phú Bình, Ban Chỉ huy Quân
sự huyện Phú Bình đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập tài liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, Tổ Văn - Sử, các bạn đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viện, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn


Phan Thị Sen Hồng






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 7
5. Đóng góp của luận văn. 8
6. Bố cục của luận văn. 8
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN
DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN PHÚ BÌNH. 9

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. 9
1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình. 16
Chƣơng 2. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ,
XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN, TÍCH CỰC CHUẨN
BỊ KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) 30
2.1. Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. 30
2.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. 40
Chƣơng 3. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH TRỰC TIẾP CHIẾN
ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƢƠNG, XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG, CHI
VIỆN TIỀN TUYẾN ( 1950 - 1954) 58
3.1. Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo
vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương. 58
3.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến (1950 - 1954). 65
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phú Bình là huyện trung du, miền núi, có vị trí địa lí nằm ở vùng địa
đầu phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên. Do nằm trên địa bàn trung tâm
của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc, địa bàn Phú Bình đã từng là nơi tranh
chấp quyết liệt giữa quân, dân ta với giặc ngoại xâm. Từ xa xưa, ông cha
ta đã từng coi địa bàn Thái Nguyên (trong đó có huyện Phú Bình) là phên

giậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, là điểm xuất phát để
triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vị trí
chiến lược và địa bàn dụng võ mà lịch sử giành cho Thái Nguyên nói
chung, huyện Phú Bình nói riêng đã hun đúc cho người dân huyện Phú
Bình sớm có truyền thống anh hùng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, chống cường quyền, áp bức.
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, từ ngày Căn cứ địa
cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai ra đời, cả nước biết đến Phú Bình, một địa danh
của An Toàn Khu 2 nổi tiếng. Vùng quê này đã đi vào lịch sử với những “địa chỉ
đỏ” - nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho nhiều cán bộ cấp cao của Đảng
những năm còn trong bóng tối đầy gian nan, thách thức. Nêu cao truyền thống
yêu nước chống ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Phú Bình đã hăng hái tham gia
các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Trong Cao trào chống Nhật cứu
nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chớp lấy thời cơ thuận lợi, nhân
dân huyện Phú Bình đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi này
của Phú Bình đã góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại
của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa tới sự ra đời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc
lập, tự do.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954),
Phú Bình là cửa ngõ, là vùng giáp ranh giữa Căn cứ Việt Bắc với vùng địch
tạm chiếm, một địa bàn mà kẻ địch coi là trọng điểm đánh phá bằng không
quân, biệt kích, tập kích. Kẻ địch thường lấy địa bàn Phú Bình làm bàn đạp tấn
công lên tỉnh lị Thái Nguyên và Căn cứ Việt Bắc. Tiếp tục phát huy truyền thống
yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân,
dân trong huyện luôn làm tròn những nhiệm vụ thiêng liêng: Đấu tranh bảo vệ,

xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tích cực chuẩn bị kháng chiến; trực tiếp
chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn
Khu Trung ương; xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến. Sự đóng góp đáng
kể sức người, sức của của nhân dân Phú Bình đã góp phần vào thắng lợi chung
của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với những
thành tích vẻ vang đó, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Phú Bình đã vinh dự được
Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân thời kì kháng chiến chống Pháp cho đơn vị huyện và 8 xã trong huyện.
Tìm hiểu, nghiên cứu về Huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954) vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa thực
tiễn. Nội dung của Luận văn góp phần dựng lại toàn cảnh bức tranh lịch sử về
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân huyện Phú Bình. Qua
đó góp phần bổ sung tài liệu vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc, làm sâu sắc hơn lịch sử
dân tộc. Luận văn góp phần cung cấp nguồn tài liệu để giảng dạy lịch sử địa
phương tại các trường phổ thông trong huyện, tô thắm thêm truyền thống cách
mạng của vùng quê đã được Đảng ta chọn làm An Toàn Khu 2.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Huyện Phú Bình tỉnh
Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) làm
đề tài Luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954) còn in đậm trong lịch sử dân tộc. Cho đến
nay, đã có nhiều công trình lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc với những đóng góp của các địa
phương trong đó có tỉnh Thái Nguyên.

Trong các cuốn: “Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam”,
Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội, xuất bản năm 1985; cuốn “Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)” gồm 6 tập, Viện Lịch sử quân sự -
Bộ Quốc phòng xuất bản năm 1985, đã trình bày chi tiết về cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta trên các lĩnh vực, làm nổi bật những chiến thắng
quân sự vẻ vang gắn liền với các địa phương trong Căn cứ địa Việt Bắc.
Cuốn “Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1975)”, Viện
Lịch sử quân sự, xuất bản năm 1995 đã đề cập đến nghệ thuật quân sự của
nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp với các chiến dịch nổi tiếng:
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, Chiến dịch Biên giới 1950, Chiến
dịch Điện Biên Phủ 1954…
Các cuốn giáo trình lịch sử Việt Nam viết về giai đoạn 1945 - 1954 tiêu
biểu: Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập III của các tác giả Lê Mậu
Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997; cuốn
“ Lịch sử Việt Nam (1945 - 2000)” của tác giả Nguyễn Xuân Minh, Nhà xuất
bản Giáo dục, năm 2006; các cuốn sách đó đã trình bày sâu sắc, toàn diện về
lịch sử dân tộc và đề cập đến đóng góp của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).
Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc
được thành lập, là căn cứ cách mạng lớn nhất của cả nước trong Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945. Tiếp đó hình thành Khu 1, Chiến khu 1, Liên khu
1, Liên khu Việt Bắc, Quân khu Việt Bắc (ngày nay là Quân khu I). Việt Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
là nơi ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân Quân đội
nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc
vừa là căn cứ địa vững chắc của cả nước, vừa là chiến trường diễn ra nhiều
chiến dịch, nhiều trận đánh vang dội gây cho kẻ thù những thất bại nặng nề,

làm phá sản các âm mưu chiến lược, các thủ đoạn chiến tranh của chúng.
Những đóng góp của quân, dân Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình
nói riêng đã được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học:
Cuốn “Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng (1945 - 1985)” - Sở Văn
hóa Thông tin Bắc Thái xuất bản năm 1985, đã tập hợp những bài tham luận
của các tác giả, làm rõ những đóng góp của nhân dân Bắc Thái trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu
quý giá về địa lí, lịch sử của Bắc Thái nói chung và các huyện nói riêng, trong
đó có huyện Phú Bình.
Cuốn “Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc” - Ban Nghiên cứu Lịch sử
Đảng Bắc Thái xuất bản 1987, đã làm rõ vai trò của nhân dân các dân tộc
Bắc Thái đối với quá trình hình thành, phát triển của Việt Bắc, trong đó
có đóng góp của Phú Bình với vai trò là cửa ngõ phía Đông - Nam của
Căn cứ Việt Bắc.
Từ năm 1990, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ
Quốc phòng về công tác khoa học quân sự, tổng kết chiến tranh, đã có nhiều
công trình nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về Căn cứ Việt Bắc trong cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc:
Trong cuốn “Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975)”- Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân gồm 2 tập, tập 1 xuất bản năm 1990, đã trình bày
đầy đủ về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, những đóng
góp của Việt Bắc trên các lĩnh vực, trong đó có đóng góp của nhân dân các
dân tộc huyện Phú Bình như: Công tác tiếp cư, đánh bại cuộc hành quân
Phôcơ năm 1950 của Pháp, chi viện tiền tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Cuốn “Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” -
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái, xuất bản năm 1990, đã phản ánh đầy đủ,

trung thực, cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của nhân dân và các lực
lượng vũ trang trên địa bàn Bắc Thái trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cuốn “Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên
khu Việt Bắc (1945 - 1954)” - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tập 1 xuất
bản năm 1990, tập 2, tập 3 xuất bản năm 1991 do Bộ Tư lệnh Quân khu I biên
soạn, làm rõ hơn vai trò của Liên khu Việt Bắc về chính trị, quân sự, hậu cần
trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Tìm hiểu An Toàn Khu Trung ương (ATK)
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, năm 1994, do các tác giả Nguyễn Xuân
Minh (chủ biên), Hoàng Ngọc La, Đỗ Hồng Thái biên soạn. Đề tài nghiên
cứu đã chỉ rõ vị trí, vai trò của An Toàn Khu Trung ương trong kháng chiến
chống Pháp với sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Việt Bắc.
Trong cuốn “Thái Nguyên lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến
chống Pháp (1941 -1954)” - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên xuất bản
năm 1999, đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ và sinh động cuộc đấu
tranh vũ trang toàn dân, toàn diện của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kì Cách mạng tháng Tám và kháng chiến
chống Pháp (1945 - 1954), trong đó huyện Phú Bình đã được đề cập đến trên
các lĩnh vực.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Kha Sơn (1938 - 1995)” - Đảng bộ xã
Kha Sơn xuất bản năm 1999, các tác giả đã dựng lại quá trình xây dựng,
trưởng thành của Đảng bộ Kha Sơn qua từng thời kì cách mạng. Đó là quá
trình đấu tranh anh dũng, vẻ vang của nhân dân Kha Sơn - vùng đất sớm được
chọn làm An Toàn Khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập 1(1936 - 1965)” - Ban

Chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên, xuất bản năm 2003 đã kế thừa, phát huy
những công trình nghiên cứu trước đó và đưa ra những đánh giá mới nhất về
các vấn đề lịch sử Thái Nguyên.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930 - 2005) - Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện Phú Bình, xuất bản năm 2005 đã dựng lại quá trình xây dựng
và trưởng thành của Đảng bộ, ghi lại những thành tựu mà Đảng bộ đã lãnh
đạo cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện giành được trong suốt chặng
đường phát triển của lịch sử dân tộc, tiêu biểu là những đóng góp to lớn trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
Trong cuốn “Huyện Phú Bình: Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và
xây dựng - bảo vệ tổ quốc (1945 - 2000)” - Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú
Bình, xuất bản năm 2007, đã làm nổi bật truyền thống đấu tranh vũ trang kiên
cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
Cuốn “Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”-
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, xuất bản năm 2009 đã tập hợp
những bài tham luận trong Hội thảo khoa học “Từ A.T.K Thái Nguyên đến
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, nhằm khẳng định vị thế, vai trò và ý nghĩa
của An toàn khu Thái Nguyên trong 9 năm trường kì kháng chiến chống thực
dân Pháp, nói rõ những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên
trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Các công trình trên đây đã phản ánh ở những mức độ khác nhau những
đóng góp của nhân dân Thái Nguyên nói chung và nhân dân huyện Phú Bình
nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -
1954). Những công trình trên là nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài Luận văn: “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -
1954).
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Đề tài tập trung chủ yếu trong giới hạn từ năm 1945 đến
năm 1954. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, một số nội dung về huyện
Phú Bình trước năm 1945 đã được đề cập trong Luận văn.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối hoàn chỉnh cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân huyện Phú Bình 1945 - 1954 với các
nội dung sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách
mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình.
- Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân, tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến
1950.
- Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp
phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương, tích cực xây
dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến từ 1950 đến 1954.
- Vị trí, vai trò của huyện Phú Bình trong căn cứ địa Việt Bắc.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu.
Để hoàn thành đề tài này, Luận văn đã khai thác các nguồn tài liệu sau:
- Các tác phẩm của Mác - Ăngghen, Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
chiến tranh nhân dân là cơ sở lí luận.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
- Các văn kiện Đảng và Nhà nước trong thời kì Cách mạng tháng Tám và
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ Thái
Nguyên và huyện Phú Bình trong kháng chiến chống Pháp là nguồn tư liệu gốc.
- Các công trình nghiên cứu về Căn cứ địa Việt Bắc, Bắc Thái, Thái
Nguyên, huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp là nguồn tài liệu
tham khảo giúp tôi hoàn thành Luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dựng các
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra các
phương pháp : Phân tích, so sánh, thống kê, phỏng vấn cũng được vận dụng.
5. Đóng góp của luận văn.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu có trước, Luận văn trình
bày một cách hệ thống, toàn diện những hoạt động của nhân dân Phú Bình trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), khẳng định
đóng góp to lớn của quân và dân Phú Bình vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Luận văn góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, lòng
tự hào cho thế hệ trẻ Phú Bình về một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
Luận văn góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông và góp phần làm phong phú nguồn
tư liệu lịch sử dân tộc.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu
nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình.
Chƣơng 2: Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị kháng chiến (1945 - 1950).

Chƣơng 3: Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê
hương, xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến (1950 - 1954).



BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ BÌNH
Nguồn: Địa chí Thái Nguyên


9

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG
CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN PHÚ BÌNH.

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Tư Nông là tên gọi xa xưa nhất của huyện Phú Bình ngày nay. Thời Lí,
huyện Tư Nông thuộc châu Thái Nguyên; thời Minh thuộc phủ Thái Nguyên;
thời Lê thuộc Thái Nguyên thừa tuyên, Ninh sóc thừa tuyên.
Đến thế kỉ XIX, huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình (xứ Thái Nguyên)
có 8 tổng, 51 xã, phường:
1- Tổng La Đình gồm 9 thôn, xã: Bằng Cầu, La Sơn, Mai Sơn, Úc Sơn, Kha
Sơn Thượng, Kha Sơn Hạ, Khai Nhi, Phương Độ, La Cao.
2- Tổng Đức Lân gồm 5 xã, thôn: Đức Lân, Loa Lâu, Nỗ Dương, Thôn Nội,
Thôn Ngoại.
3- Tổng Phao Thanh gồm 6 xã: Phao Thanh, Phú Xuân, Lương Trình, Thanh
Lương, Ngô Xá, Lương Hạ.
4- Tổng Lý Nhân gồm 6 xã: Lý Nhân, Đương Tạc, Thố Mê, Kim Lĩnh, Cổ
Dạ, Lũ An.

5- Tổng Tiên La gồm 4 xã thôn: Tiên La, Vân Đồn, Bạch Thạch, Điều Khê.
6- Tổng Thượng Đình gồm 7 xã: Nhã Lộng, Úc Kỳ, Triều Dương, Cống
Thượng, Điềm Thụy, Ngọc Sơn. Trong đó xã Ngọc Sơn có hai thôn là
Ngọc Sơn và Ngọc Long.
7- Tổng Mạt Hương gồm 3 xã: Vân Dương, Trang Ôn, Mạt Ôn.
8- Tổng Bảo Nang gồm xã Bảo Nang và các thôn Làng Rồi, Thanh Huống,
các phường Thủy Cơ, Bến Hanh.
Ngoài ra, trên địa bàn của huyện Tư Nông còn có 3 xã phiêu bạt là Lữ Vân
(tổng Đức Lân), Lương Tạ (tổng Thanh Phao), La Đình (tổng La Đình) [3, tr.10].


10
Dưới thời Pháp thuộc, vào những năm cuối thế kỉ XIX, vùng đất Phú
Bình ngày nay vẫn gọi là huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình. Năm
1904, chính quyền thực dân giải thể phủ Phú Bình đổi tên các huyện:
Huyện Tư Nông thành phủ Phú Bình, huyện Phổ Yên thành phủ Phổ
Yên, huyện Vũ Nhai thành châu Vũ Nhai; các huyện, châu khác trong
tỉnh Thái Nguyên giữ nguyên tên gọi. Các phủ, châu, huyện trở thành
đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Từ đó đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945 phủ Phú Bình gồm 9 tổng, 46 xã, 7 thôn và 1 phường:
Tổng Nhã Lộng (5 xã, 2 thôn), tổng Thượng Đình (7 xã, 2 thôn), tổng
Nghĩa Hương (2 xã, 2 thôn), tổng La Đình (9 xã, 2 thôn), tổng Thanh
Phao (6 xã), tổng Đức Lân (1 xã, 2 thôn), tổng Tiên La (4 xã ), tổng Lý
Nhân (6 xã), tổng Bảo Vang (3 xã, 1 phường) [34, tr.5].
Ngày 25/3/1948, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc
lệnh số 148/SL quy định bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận, các danh từ trên
cấp xã dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là cấp huyện. Từ đó, phủ Phú Bình được
gọi là huyện Phú Bình.
Phú Bình là huyện trung du, miền núi, có vị trí địa lí nằm ở vùng địa đầu
phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên, nơi tiếp giáp giữa vùng trung du Bắc Bộ

và vùng miền núi phía Bắc, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn cách thành
phố Thái Nguyên 28 km theo Quốc lộ số 37 và cách thủ đô Hà Nội 50 km.
Huyện Phú Bình có tọa độ địa lí từ 21
o
23’ đến 21
o
35’ vĩ Bắc và 105
o
51’ đến
106
o
02’ kinh Đông. Địa giới của huyện được xác định:
Phía bắc và tây bắc giáp huyện Đồng Hỷ.
Phía tây và tây nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
Phía đông giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Phía nam giáp huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).


11
Nằm kề sát với trung tâm tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang, huyện
Phú Bình có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là chiếc cầu nối giữa
vùng đồng bằng châu thổ có những đô thị buôn bán sầm uất, có các khu công
nghiệp với miền núi non hiểm trở phía Bắc.
Địa hình Phú Bình khá đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng,
độ dốc giảm dần theo hướng đông bắc - tây nam. Độ cao so với mặt nước biển
trung bình là 14 mét, thấp nhất là 10m (xã Dương Thành); đỉnh đèo Bóp (xã
Tân Kim) là nơi cao nhất: 250m so với mặt biển. Địa hình trên tạo điều kiện
thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và cho các hoạt động quân sự trong thời
chiến cũng như trong thời bình.
Trên địa bàn của huyện có 2 con sông chính: Sông Cầu và sông Đào.

Sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ xã Bằng Phúc (huyện
Chợ Đồn - Bắc Kạn). Đoạn chảy qua địa phận Phú Bình dài 29 km, lòng sông
rộng khoảng 120m, chảy từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9 xã rồi đổ
về Chã (Phổ Yên). Sông Đào còn có tên gọi là kênh Bích Động hay sông
Máng được khởi công xây dựng năm 1922 và hoàn thành năm 1928 với mục
đích cung cấp nước tưới cho hệ thống đồn điền suốt từ Phú Bình sang Bắc
Giang. Sau này, Sông Đào đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và giao thông
của huyện Phú Bình cung cấp nước tưới ruộng cho huyện Phú Bình và 3
huyện của Bắc Giang (Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên). Đoạn chảy qua địa bàn
huyện dài 33km từ xã Đồng Liên qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Xuân Phương, thị
trấn Hương Sơn, vùng giáp ranh xã Lương Phú và Tân Hòa, xã Tân Đức
xuống huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Với địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước tưới tiêu dồi dào cùng
với khí hậu miền núi, trung du, độ ẩm cao, Phú Bình có những điều kiện
thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp hơn các huyện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.


12
Phú Bình là huyện kinh tế thuần nông. Nhân dân huyện Phú Bình sống
chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa nước. Từ xưa đến nay, Phú Bình vẫn được
coi là vựa lúa, kho người, kho của ở Thái Nguyên. Bên cạnh sản xuất nông
nghiệp, Phú Bình cũng có nhiều nghề thủ công. Đáng chú ý là nghề làm gốm
ở Lang Tạ, nghề đan lát đồ mây, tre đều có rải rác ở các thôn xã.
Dân cư huyện Phú Bình do nhiều bộ phận hợp thành: Phần lớn là dân bản
địa định cư từ lâu đời; một bộ phận dân tự do mà bọn điền chủ người Pháp và
người Việt mộ vào làm thuê cho chúng ở các đồn điền; một bộ phận khác là
đồng bào ở các tỉnh miền xuôi lên tản cư sau ngày Toàn quốc kháng chiến rồi
ở lại định cư lâu dài; một bộ phận là đồng bào các địa phương tự do di cư đến
địa bàn huyện sinh cơ, lập nghiệp. Dân số của huyện Phú Bình trong thời

Pháp thuộc theo số liệu thống kê vào những năm 1939 - 1940 có khoảng
19.120 người. Trên địa bàn huyện có 14 thành phần dân tộc anh em cùng
chung sống; phần lớn là người Kinh, còn lại là các dân tộc khác bao gồm:
Tày, Nùng, Hoa, Trại, Sán Dìu, Tày, Thái, Khơ Me, Mường, Mông, Dao, Sán
Chay… [35, tr.11]. Mặc dù các dân tộc ở Phú Bình có những đặc điểm riêng
về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, nét văn hóa…song đều có “Tập tục cần kiệm,
không xa hoa” [20, tr.154] có những nét tương đồng, hòa nhập trong một thể
thống nhất chung sống trên cùng một lãnh thổ.
Dưới thời Pháp thuộc nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình sống trong
cảnh lầm than, khổ cực. Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp
tăng cường việc vơ vét, cướp bóc nhân dân. Thuế đinh (còn gọi là thuế thân)
là thứ thuế bất công có từ thời phong kiến nay được bọn thực dân tiếp tục duy
trì và tăng mức đóng ngày càng cao để đánh vào đầu người đàn ông từ 18 tuổi
trở lên. Năm 1930, mỗi suất đinh phải nộp 2,5 đồng, tương đương với một tạ
thóc; năm 1939 tăng lên 3,79 đồng, gấp hơn 7 lần so với thời gian đầu Pháp
mới xâm lược nước ta. Thuế điền là loại thuế đánh vào ruộng đất canh tác của


13
người nông dân. Năm 1932, mỗi mẫu ruộng đất ở Phú Bình phải nộp 1,87
đồng đến năm 1935, tăng lên 2,7 đồng [34, tr.15,16]. Ngoài ra, hằng năm
người nông dân Phú Bình còn phải đóng các thứ thuế bất công khác: Thuế nuôi
trâu bò, thuế chợ, thuế môn bài…Với chế độ thuế khóa này, mỗi năm thực dân
Pháp đã thu về một nguồn lợi lớn trong đó: thuế thân là 24.000 đồng, thuế điền
là 19.000 đồng, các loại thuế khác hơn 4.000 đồng. Trong khi đó, giá gạo thời kì
này là 6 hào một gánh (khoảng 40 kg) [35, tr.17].
Ngoài thuế khóa và phu phen tạp dịch, nhân dân trong huyện còn bị địa
chủ người Pháp và người Việt cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Ngay từ
năm 1887, tức là ba năm sau ngày Pháp đánh chiếm Thái Nguyên, dù chưa
thiết lập được bộ máy thống trị từ tỉnh xuống các làng, xã nhưng tên thực dân

Boadam đã dựa vào họng súng, lưỡi lê cướp không của nông dân Phú Bình
300 ha để lập đồn điền. Từ năm 1887 đến năm 1912, thực dân Pháp đã chiếm
hữu trên 50% diện tích đất canh tác của nông dân Phú Bình. Từ năm 1919 trở
đi, việc cướp đất lập đồn điền của thực dân Pháp diễn ra ở Phú Bình quyết liệt
và tàn bạo khiến cho hàng ngàn nông dân trong huyện rơi vào cảnh tay trắng.
Trong số hàng chục đồn điền ấy, điển hình là đồn điền Hàn Lân chiếm 300
ha, đồn điền Sec Nay chiếm 222 ha, riêng đồn điền của hai anh em Ghiôm
đã chiếm đoạt 720 ha đất canh tác ở hai huyện Phú Bình và Phổ Yên. Hình
thức và thủ đoạn bóc lột của bọn điền chủ rất đa dạng, vừa tinh vi, vừa trắng
trợn. Hình thức bóc lột chủ yếu và phổ biến nhất là phát canh thu tô, cho vay
nặng lãi. Thông thường, mức tô từ 50% đến 70% sản lượng, bất kể tốt hay xấu,
được mùa hay mất mùa. Có chủ đồn điền còn tính chắc ăn bằng cách ép buộc tá
điền muốn lĩnh canh phải vay nợ để nộp tô trước (ứng tô, vay thì phải chịu lãi
suất cao). Ngoài tô chính còn các khoản tô phụ như lễ lạt, biếu xén trong các
ngày giỗ, tết…Ngoài ra, chúng còn bóc lột người nông dân bằng cách mướn
nhân công làm thuê với giá rẻ mạt nhất là lúc tháng ba ngày tám, có khi một


14
ngày làm thuê chỉ được trả một bát gạo. Người nông dân chân lấm tay bùn làm
lụng quần quật một nắng hai sương để nộp cho bọn chủ đồn điền mức tô cắt cổ
nên cảnh đói nghèo, túng thiếu xảy ra thường xuyên: “Trước năm 1945 xã Tân
Khánh có 129 hộ thì 100 hộ thiếu ăn quanh năm; xã Lương Phú có 287 hộ thì
248 hộ thiếu ăn; xã Thanh Ninh có tới 30% số người lao động nghèo khổ phải
đi ở cho bọn nhà giàu, có gia đình ba đời đi ở cho bọn địa chủ vẫn không trả
hết nợ [4, tr. 8]. Tại xã Kha Sơn trước Cách mạng tháng Tám, nông dân chiếm
đến hơn 90% dân số trong xã nhưng chỉ có 30% ruộng đất để cấy cày. Hầu hết
ruộng đất đã bị chủ đồn điền người Pháp và địa chủ chiếm đoạt. Vì tô cao, tức
nặng nên trong xã Kha Sơn có hơn 555 hộ thì chỉ có 22 hộ giàu, hơn 40% số hộ
thuộc loại nghèo đói [21, tr.10].

Được sự nâng đỡ của chính quyền thực dân, các chủ đồn điền lập bộ máy
cai trị khép kín: Sinh hoạt chính trị, kinh tế riêng, tự đặt ra luật lệ, nhà giam
riêng. Tại Phú Bình, chúng chia thành hai khu cai trị riêng rẽ:
Vùng đồn điền, quyền hành tập trung trong tay bọn chủ người Pháp hoặc
người Việt. Việc tổ chức bộ máy trong đồn điền hay ấp, trại có Lí trưởng hay
Ấp trưởng để quản lí chặt người nông dân - tá điền, bên trên có Chánh tổng, Phó
tổng, Chủ chiêu, Quản lí, Thầy kí … tạo thành một hệ thống chính quyền có
những quy chế (luật lệ) riêng của đồn điền.
Vùng “dân sứ” là vùng cư trú của nông dân tự do ngoài đồn điền, chịu
sự cai trị trực tiếp của bộ máy thống trị hành chính gồm: Chánh tổng, Phó
tổng, Lí trưởng, Phó lí [35, tr.19].
Cả hai bộ máy thống trị đó đều tăng cường bóc lột, đàn áp tá điền đồng
thời xúi giục tá điền chèn ép dân sứ. Người ngoài đồn điền vì thế không sống
nổi, phải bỏ ruộng vườn mà phiêu bạt hoặc trở thành tá điền. Trong cả hai
trường hợp, đất đai của đồn điền đều được mở rộng.


15
Thực dân Pháp còn tăng cường lực lượng quân sự để bảo vệ bộ máy
hành chính tay sai, đàn áp sự phản kháng của nhân dân. Hệ thống đồn bốt,
điếm canh được xây dựng ở khắp nơi. Ở các làng có bọn Tổng đoàn, Xã
đoàn, Trương tuần và những tên tay sai, chỉ điểm. Lực lượng này không chỉ
đàn áp sự phản kháng của nhân dân mà còn thường xuyên càn quét, cướp
bóc, thúc giục sưu thuế, khiến cho không khí chính trị của các thôn, xóm
luôn căng thẳng.
Nhằm đè bẹp ý chí phản kháng của nhân dân ta và dễ bề cai trị, bóc lột,
ngoài việc đàn áp, khủng bố tàn bạo, thực dân Pháp áp dụng hai thủ đoạn
thâm độc: Một là ra sức bần cùng hóa, hai là thực hiện chính sách ngu dân,
hạn chế trường học, khuyến khích tệ nạn, tập tục, chia rẽ dân tộc. Tại Phú
Bình trong suốt những năm đô hộ từ năm 1884 đến tháng 8/1945, thực dân

Pháp chỉ mở hai trường học: Một trường sơ học toàn cấp (từ lớp 1 đến lớp 3)
ở Phương Độ và một trường sơ học bán cấp (từ lớp 1 đến lớp 2) ở Hà Châu.
Chỉ có con em địa chủ, hào lí, gia đình khá giả mới có điều kiện đi học, do đó
trên 95% dân số Phú Bình mù chữ [34, tr. 16]. Chính quyền thực dân còn ra
sức thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc
trong huyện, chia rẽ giữa người Kinh với các dân tộc khác…Đáng chú ý nhất
là chúng lợi dụng đạo Thiên Chúa để mê hoặc giáo dân, chia rẽ lương và giáo.
Trên thực tế số giáo dân của huyện chỉ chiếm khoảng 2,5% dân số nhưng năm
1870, chúng cho thành lập xứ đạo tại Nhã Lộng. Chính quyền thực dân còn ra
sức đầu độc nhân dân bằng rượu cồn, thuốc phiện. Toàn quyền Đông Dương ra
nghị định cưỡng bức nhân dân phải mua rượu của các công ti Đông - Pháp. Tại
các làng xã đều có đại lí bán lẻ rượu và thuốc phiện. Chúng đặt ti rượu tại phủ
lị. Một bộ phận “sở đoan” đóng ở Phương Độ để kiểm soát giữ độc quyền nấu
rượu và bán rượu của nhà nước thực dân. Ai vi phạm dù chỉ là một nắm
men, một li rượu lậu trong nhà hay góc vườn, là bị tù đày, khuynh gia bại
sản. Bàn đèn thuốc phiện và sòng bạc gần như làng nào, ấp nào cũng có


16
công khai, khiến cho không ít người dân vì đam mê, vì một phút sai lầm
mà gia đình tan nát, khánh kiệt. Các hủ tục như tảo hôn, đa thê, ăn khao,
đồng bóng, ma to, cưới lớn, đóng góp nặng trong phe giáp, mua ngôi bán
thứ… được khuyến khích phát triển, nhất là ở các xã phía Nam huyện
[34, tr. 17]. Trong khi đó, việc chăm lo, bảo vệ sức khỏe của nhân dân
không được quan tâm. Toàn huyện chỉ có một nhà thương với số giường
bệnh ít ỏi và chỉ tiếp nhận gia đình giàu. Còn những người nông dân ốm
đau, bệnh tật chỉ biết trông vào thần thánh, lễ bái tốn kém mà vẫn “tiền mất
tật mang”. Các loại bệnh dịch như đau mắt hột, tả lị, thương hàn… diễn ra
thường xuyên trong huyện, hằng năm có hàng trăm người chết, có những
gia đình không một người sống sót.

Có thể nói, xã hội Phú Bình dưới thời Pháp thuộc là bức tranh khắc
họa đầy đủ những cảnh đói nghèo, những thảm họa của người nông dân
dưới ách thống trị và bóc lột nặng nề của bè lũ thực dân, phong kiến.
Trong xã hội chất chứa đầy rẫy những mâu thuẫn, trong đó gay gắt nhất là
mâu thuẫn giữa nhân dân Phú Bình với chính quyền thực dân Pháp và
mâu thuẫn giữa nông dân, tá điền với chủ đồn điền. Song đói nghèo và
cực khổ không thể chôn vùi những ước mơ, khát vọng về cuộc sống tự do
của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình.
1.2. Truyền thống yêu nƣớc và cách mạng của nhân dân các dân tộc
huyện Phú Bình.
Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình tuy nghèo
khó về vật chất nhưng có lòng dũng cảm, có nghị lực, không bao giờ khuất
phục trước khó khăn, trước cường quyền, đấu tranh cho chính nghĩa, cho độc
lập tự do. Người dân Phú Bình cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động sản
xuất; anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp
bức cường quyền.


17
Thế kỉ XI, nhà Tống đưa 30 vạn quân vào xâm lược nước ta. Nhân dân
các dân tộc huyện Tư Nông đã sát cánh cùng nhân dân cả nước dưới sự chỉ
huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt chặn đứng quân Tống trên phòng tuyến sông
Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giữ
vững độc lập chủ quyền của nước Đại Việt.
Đầu thế kỉ XV, đất nước ta bị giặc Minh đô hộ. Không cam chịu kiếp sống
nô lệ cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thái Nguyên đã tiến hành các cuộc
khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh. Năm 1408, cuộc khởi nghĩa do Trần
Nguyên Khoáng và Nguyễn Đa Bí lãnh đạo đã mở đầu phong trào đấu tranh
chống giặc Minh của nhân dân Thái Nguyên, sau đó hàng loạt các cuộc khởi
nghĩa đã diễn ra: Khởi nghĩa của Chu Sư Nhan, Bùi Quí Thăng, Ông Lão…

Trong cuộc khởi nghĩa do Ông Lão lãnh đạo, nghĩa quân đã mở rộng địa bàn
hoạt động xuống huyện Tư Nông, nhân dân các dân tộc huyện Tư Nông đã tự
nguyện tham gia nghĩa quân, biến xóm, làng thành đồn, thành lũy để chiến đấu
chống giặc Minh.
Bước vào thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng
hoảng. Thiên tai, bệnh dịch, nạn đói xảy ra thường xuyên khiến cho đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ. Trong cả nước, phong trào đấu tranh của nông dân
chống lại chính quyền phong kiến diễn ra mạnh mẽ. Tại Thái Nguyên, cuộc
khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương kéo dài từ năm 1740 đến năm 1751 đã
lan rộng khắp các huyện, phủ trong tỉnh và các tỉnh lân cận (vùng Sơn Tây,
Tuyên Quang). Tại vùng Tư Nông, Nguyễn Danh Phương đã xây dựng đồn
Úc Kỳ và một số đồn nhỏ khác để tập trung lực lượng, dự trữ lương thảo cho
nghĩa quân. Đồn Úc Kỳ được xây dựng vững chắc, lại được nhân dân huyện
Tư Nông tận tình giúp đỡ, ủng hộ, cung cấp sức người, sức của nên cuộc
nghĩa của Nguyễn Danh Phương kéo dài trên 10 năm.
Sang thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam càng lún sâu vào khủng
hoảng, suy vong trầm trọng; hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra


18
khắp cả nước. Nhân dân vùng Đông Bắc, trong đó có nhân dân huyện Tư
Nông tham gia chống lại chế độ phong kiến diễn ra gay gắt, quyết liệt. Năm
1806, Dương Đình Cúc phất cờ khởi nghĩa được đông đảo nhân dân trong
huyện hưởng ứng, duy trì cuộc chiến đấu gần 20 năm. Năm 1833, nhân dân
huyện Tư Nông cùng với nhân dân trong tỉnh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của
Nông Văn Vân - Tù trưởng vùng Bảo Lạc (Cao Bằng). Nghĩa quân đã chiếm
được thành Thái Nguyên, bắt quan lại nhà Nguyễn thích vào mặt dòng chữ
“Quan tỉnh hay ăn hối lộ” rồi đuổi ra khỏi thành. Nhà Nguyễn phải dốc nhiều
lực lượng trong nhiều năm mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa nhưng không đè
bẹp được tinh thần phản kháng của nhân dân. Cũng trong năm 1833, nhân dân

Tư Nông tích cực hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Cai Vàng chỉ huy. Năm
1870, tàn quân của phong trào nông dân “ Thái bình thiên quốc” bị quân triều
đình nhà Thanh tấn công dữ dội đã chạy xuống biên giới Việt - Trung, tràn
vào các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, sinh sống bằng nghề cướp bóc.
Chúng đánh chiếm thành Thái Nguyên rồi kéo xuống cướp phá địa bàn Tư
Nông. Nhân dân các dân tộc trong phủ đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tri phủ
Đoàn Công Trịnh, tự vũ trang đứng lên đánh trả quyết liệt, bảo vệ quê hương.
Cuộc chiến đấu giành được thắng lợi, nhưng Đoàn Công Trịnh đã hi sinh. Để
tưởng nhớ tấm gương vì dân hi sinh của ông, nhân dân trong huyện đã chọn
địa thế đẹp nhất ở làng Triều Dương xã Thượng Đình lập đền thờ ông
[3, tr.28].
Ngay sau đó, Lý A Sình, một tùy tướng của Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy một toán
quân Cờ Đen kéo vào đánh chiếm thành lũy Phương Độ, cướp bóc hầu khắp các
tổng trong phủ Phú Bình. Nhân dân Phú Bình cầm vũ khí đánh đuổi bọn cướp.
Ngày 17/3/1884, thực dân Pháp đã đưa hai đại đội thuộc tiểu đoàn xung
kích Angiêri và một trung đội pháo binh từ Bắc Ninh do Bơrie Đờlít chỉ huy
tiến đánh phủ Phú Bình, cửa ngõ phía đông - nam thành Thái Nguyên, mở đầu
quá trình đánh chiếm tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh ở Việt Bắc. Khoảng 8h


19
sáng ngày 17/3/1884, quân Pháp đã đến xã Đức Lân - cửa ngõ Đông - Nam
của Phú Bình. Gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân địa phương đến
16h20 phút cùng ngày, quân địch mới chiếm được phủ lị Phương Độ. Tuy
nhiên, do bị tổn thất nặng nề, quân Pháp phải bỏ dở cuộc tấn công lên tỉnh lị
Thái Nguyên và dừng lại ở Phú Bình để cứu chữa thương binh, chờ viện binh
từ Bắc Ninh sang.
Ngày 19/3/1884, sau khi thiết lập được vị trí chiếm đóng tại Phương Độ,
quân Pháp mới tiếp tục thực hiện cuộc hành quân tiến công lên tỉnh lị Thái
Nguyên. Dù chiếm được thành, nhưng do bị quân dân Thái Nguyên đánh trả

quyết liệt, quân Pháp không dám ở lại, ngày 21/3 phải lui về Bắc Ninh. Phải
đánh đi, đánh lại nhiều lần, ngày 10/5/1884, thực dân Pháp mới dám cho quân
đóng lại ở Thái Nguyên. Cùng với nhân dân trong tỉnh, nhân dân Phú Bình
không vì thất thủ mà ngừng cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp. Ngay cả khi
triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, nhân dân Phú Bình vẫn cùng nhân dân
trong tỉnh tiến hành kháng chiến chống pháp. Hàng loạt nhóm nghĩa quân do
nhân dân tổ chức xuất hiện, tự vũ trang và chiến đấu để ngăn chặn các cuộc
hành quân bình định của giặc Pháp.
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang lan rộng khắp cả nước,
năm 1884, Hoàng Hoa Thám dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ chống Pháp ở
Yên Thế (Bắc Giang). Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, tại Phú Bình, nhiều thôn,
xóm trở thành đồn lũy, thành chiến trường để đánh giặc; có nơi cả một dòng
họ, một làng nhân dân đều theo nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Ngoài ra, nhân
dân Phú Bình còn ủng hộ lương thực, vũ khí cho nghĩa quân Yên Thế. Các xã
thuộc phía Đông - Nam Phú Bình đã trở thành chỗ đứng chân, nơi nương tựa
của nghĩa quân Yên Thế.
Dập tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế chưa được bao lâu, thực dân Pháp lại
phải đối phó với cuộc nổi dậy của binh lính và các tầng lớp nhân dân tại tỉnh
lị Thái Nguyên. Đêm ngày 30 rạng ngày 31/8/1917, anh em binh lính người


20
Việt trong quân đội Pháp đã cùng với tù chính trị và nhân dân các vùng xung
quanh, dưới sự chỉ huy của Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn), Lương Ngọc Quyến, Đội
Giá (Dương Văn Giá), Đội Trường (Phạm Văn Trường), đã nổi dậy khởi nghĩa
diệt quân Pháp để giành chính quyền. Tham gia cuộc khởi nghĩa có 23 lính khố
xanh quê ở Phú Bình: Dương Văn Giá, Đào Văn Mảnh, Hoàng Văn Chúc,
Bạch Đình Dũng, Dương Đình Bảnh, Dương Văn Bộ, Dương Văn Thìn,
Nguyễn Văn Cởn, Dương Danh Lợi, Dương Đình Trọng, Dương Văn Thành,
Dương Văn Kế, Dương Văn Lịch, Dương Văn Nhu, Dương Văn Tuế, Dương

Văn Tuệ, Dương Văn Cung, Ngô Công Tỉnh, Nguyễn Văn Duyệt, La Văn
Cổng, Nguyễn Văn Giác [3, tr.34]. Trong đó Dương Văn Giá (Đội Giá) người
làng Úc Sơn là cánh tay đắc lực, là phó tướng tin cậy của Đại Đô đốc đứng
đầu “Quang Phục Quân” Trịnh Văn Cấn.
Sau khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, từ năm 1920 trở đi, phong
trào đấu tranh chống lại chính sách cướp đoạt ruộng đất của bọn điền chủ diễn
ra mạnh mẽ, ban đầu thu hút được một làng, sau đó lan rộng ra khắp các vùng
dân sứ. Phong trào đấu tranh trong đồn điền cũng phát triển mạnh, lúc đầu chỉ
nổ ra ở một, hai đồn điền; sau đó lan ra hầu hết các đồn điền, ấp trại của cả
người Pháp và người Việt. Phong trào đã tạo thành khối thống nhất trong đấu
tranh buộc bọn chủ phải nhượng bộ cho người lao động ở khắp các đồn điền.
Các cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân, phong kiến thối nát để giành
quyền sống của nhân dân Phú Bình diễn ra liên tục, nhưng vì chưa có đường
lối cứu nước đúng đắn, nên không đi đến thắng lợi. Tuy vậy, phong trào yêu
nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là tiền đề trực tiếp để nhân
dân Phú Bình nhanh chóng tiếp thu ánh sáng cách mạng theo ngọn cờ lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 6/1/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản dưới sự chủ trì
của Nguyễn Ái Quốc diễn ra tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc, Hội
nghị quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt

×