Tải bản đầy đủ (.pdf) (383 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 383 trang )


1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011
Mã số: B 11 - 05



ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ
CHỨC ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945- 1954)


Cơ quan chủ trì: VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN BÌNH
Thư ký đề tài: TS DƯƠNG THỊ HUỆ


9108

HÀ NỘI - 2011

2


LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

Họ và tên Đơn vị công tác

1. Th.s. Lê Xuân An Viện Lịch sử Đảng
2. Ths. Nguyễn Thị Mai Chi Viện Lịch sử Đảng
3. Ths. Lê Thị Minh Hạnh Viện Lịch sử Đảng
4. TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh Viện Lịch sử Đảng
5. CN. Nguyễn Quang Hòa Viện Lịch sử Đảng
6. TS. Dương Thị Huệ Viện Lịch sử Đảng
7. Ths. Nguyễn Danh L
ợi Viện Lịch sử Đảng
8. TS. Trần Trọng Thơ Viện Lịch sử Đảng
9. Ths. Nguyễn Thị Xuân Viện Lịch sử Đảng





3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương I: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong giai đoạn từ Cách
mạng tháng Tám đến Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (9/1945 đến
2/1951)

12
1.1. Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng hệ
thống tổ chức của Đảng

12
1.2. Quá trình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng 32
Chương II: Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng trong giai đoạn từ
Đại hội đại biểu lần thứ II đến kháng chiến thắng lợi (3/1951 đến
7/1954)

66
2.1. Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng từ Đại hội II đến cuối cuộc kháng chiến
66
2.2. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong giai đoạn đẩy mạnh cuộc
kháng chiến đến thắng lợi
86
Chương III: Thành tựu, hạn chế về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – Một số kinh nghiệm

101
3.1. Kết quả xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
101
3.2. Một số kinh nghiệm 108
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 134







4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trải qua hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, lãnh đạo cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Đảng ta thấy rõ tầm quan
trọng của công tác xây dựng Đảng. Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng Đảng luôn được
Đảng xác định là nhiệm vụ then chố
t và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là
nguồn gốc của mọi thắng lợi.
Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã phải đương
đầu với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Trong bối cảnh lịch sử hết sức
phức tạp sau Cách mạng tháng Tám, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt
động bí mật và tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến. Trong cuộ
c kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng đã đề ra đường lối chiến lược đúng đắn
đồng thời không ngừng xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức của Đảng từ cấp
Trung ương đến cơ sở, là hạt nhân lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
đi tới thắng lợi. Từ khoảng 3000 đảng viên trong Cách mạng tháng Tám, số lượng
đảng viên đã tăng lên t
ới trên 76 vạn đảng viên đầu năm 1951, đi đầu trong mọi
hoạt động của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Hệ thống tổ chức của Đảng
nhanh chóng phát triển rộng khắp trong cả nước. Năm 1951, Đảng ra công khai
với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta tiến lên giành thắng
lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến thắng Điện
Biên Ph
ủ lịch sử.
Mặc dù thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã cách đây
hơn nửa thế kỷ, nhưng chúng ta vẫn chưa có điều kiện tổng kết lịch sử công tác

xây dựng Đảng. Bối cảnh khốc liệt của cuộc kháng chiến cùng với những phức
tạp, nhạy cảm của công tác xây dựng Đảng làm cho chúng ta nhiều khi không
đủ tư li
ệu để nghiên cứu và có được những kết luận thấu đáo.

5
Đảng Cộng sản Việt Nam mới chỉ có điều kiện tổng kết công tác xây dựng
Đảng trong giai đoạn 1975-1995 qua công trình Báo cáo tổng kết công tác xây
dựng Đảng 1975-1995 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Nxb CTQG,
H.1995. Trong khi đó, lịch sử công tác xây dựng Đảng trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng
chiến vẫn chưa được nghiên cứu đầ
y đủ. Hàng loạt vấn đề về chính tri, tư tưởng
và đặc biệt là tổ chức cần được làm rõ như hệ thống tổ chức từ Ban Chấp hành
Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, Xứ ủy Bắc Kỳ, Xứ ủy Trung Kỳ, Xứ
ủy Nam Bộ, các Liên khu ủy, các khu ủy, đặc khu uỷ….nhằm xây dựng một
bức tranh toàn cảnh về lịch sử Đảng Cộng sả
n Việt Nam quang vinh và tôn
vinh những tập thể và cá nhân có đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến,
kiến quốc.
1.2. Công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng từng là
nguồn gốc, là nguyên nhân thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và
chiến tranh giữ nước, ngày nay, nó vẫn là nguồn gốc, là yếu tố quyết định thắng
lợi của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.

Lịch sử xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để
lại một số kinh nghiệm quý báu. Việc tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ
này là một yêu cầu khách quan phục vụ sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn
cách mạng hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định
nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ

chức là nhiệm vụ then
chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân
ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, cần
thiết phải nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây
dựng Đảng.
Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo công tác xây dựng hệ thống tổ
chức
Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), góp phần
làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử xây dựng Đảng, đặc biệt là sức mạnh bất
diệt của Đảng và truyền thống đấu tranh quang vinh của Đảng.

6
Chính vì thế, nghiên cứu đề tài Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ
chức Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là cần
thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới công tác xây
dựng Đảng nói chung và xây dựng hệ thống tổ chức Đảng nói riêng trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
2.1.Trước hết phải kể đến một số công trình của các cơ quan nghiên cứu
lịch sử ở Trung ương như: Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (nay là
Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ chí Minh):
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập 1 (1920-1954), sơ thảo, Nxb. Sự Thật, Hà
Nội,1981; Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch s
ử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1945-1954, tập I và tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1994; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp -Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị:
Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975- Thắng lợi và bài học, Nxb.

Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000; Ban nghiên cứu lịch sử quân đội trực thuộc
Tổng cục chính trị và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân
dân Việt Nam, tập I, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam: 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2005; Bộ Công an: 60 năm công an nhân dân Việt Nam (1945-
2005), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. Năm 2008, sau khi nghiệm thu
đề tài cấp Nhà nước Lịch sử Đả
ng Cộng sản Việt Nam, tập 1 (1930-1954), Học
viện chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng đã xuất
bản Bộ Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm 3 tập, trong đó tập 3
với tiêu đề Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954), Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Đây là công trình tái hiện lịch sử xây dựng và lãnh

7
đạo của Đảng trong giai đoạn này, tuy nhiên, nhiều sự kiện về lịch sử xây dựng
Đảng vẫn chưa được phản ánh đầy đủ và khắc họa sâu sắc.
2.2. Một số công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và tổ chức của
Đảng như Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
1930-2000 của Ban Tư tưởng- Vă
n hoá Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2000; Ban Tư tưởng –Văn hóa Trung ương: Lịch sử biên niên công tác
tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005. Các cuốn sách trên chuyên nghiên cứu lịch sử công
tác tư tưởng của Đảng nhưng có trình bày một số vấn đề liên quan đến công tác
tổ chức của Đảng.
Cuốn Lịch sử công tác tổ chức củ
a Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000)
của Trung tâm nghiên cứu về tổ chức- Ban Tổ chức Trung ương, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, trình bày về chủ trương, đường lối của Đảng đối với

công tác tổ chức của Đảng và nhất là lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển
tổ chức của Đảng qua các thời kỳ cách mạng. Vấn đề tổ chức Đảng trong giai
đoạn kháng chiến ch
ống thực dân Pháp cũng được đề cập, tuy nhiên vẫn dừng
ở mức khái quát.
Trong những năm qua, lịch sử Đảng bộ và lịch sử kháng chiến của các
khu, liên khu, tỉnh… cũng đã được biên soạn. Đó là các cuốn Lịch sử Đảng bộ
miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
(1945-1975) của Hội đồng chỉ đạo biên soạn lị
ch sử Đảng bộ miền Đông Nam
Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Miền Đông Nam Bộ kháng chiến
1945-1975, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990; Nam Trung Bộ kháng
chiến 1945-1975, Viện Mác-Lênin, Viện Lịch sử Đảng, xuất bản năm 1992; Bộ
Tư lệnh Quân khu 5, Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1, cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, xuất bản năm 1989; Bộ Tư lệnh Quân
khu 9,
Quân khu 9 -30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1996; Ban chỉ đạo và Ban biên tập truyền thống Tây Nam Bộ, Tây
Nam Bộ - 30 năm kháng chiến (1945-1975), xuất bản năm 2000; Đảng ủy- Bộ

8
Tư lệnh Quân khu 9, Quân khu 8 -30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 1998; Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử
kháng chiến chống Pháp Khu Tả Ngạn Sông Hồng: Lịch sử kháng chiến chống
Pháp Khu Tả Ngạn Sông Hồng 1945-1954, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001; Học Viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- Viện Lịch sử Đảng: Một số
vấn đề lịch sử kháng chiến chố
ng thực dân Pháp ở Liên Khu IV (1945-1954),
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, xuất bản năm 2000; Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh- Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của

quân và dân Liên khu IV, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Đảng ủy-Bộ
Tư lệnh Quân Khu V: Công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ
trang quân khu V, 1945-2000, biên niên, tập 1 (1945-1954), Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 2006….Bên cạnh việc trình bày lịch sử
kháng chiến là chủ
yếu, các cuốn sách trên cũng phần nào phản ánh công tác xây dựng đảng bộ ở
các địa phương.
2.3. Các bài nói, bài viết, hồi ký, biên bản tọa đàm về lịch sử Đảng của các
đồng chí đã từng là cán bộ các cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp từ Trung
ương đến cấp liên khu, khu, liên tỉnh…như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Phạm
Văn Xô, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Võ Chí Công, Trương Chí C
ương và
các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các lãnh tụ của Đảng. Có thể kể đến
các cuốn Trương Chí Cương - trọn đời tiến công, Nxb CTQG, H. 2005 ; Võ
Chí Công, Trên những chặng đường cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001 ; Hồi ức Mai Chí Thọ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh ; Miền
Nam-Thành đồng Tổ quốc đi trước về sau, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000…. Các tác phẩm nói trên là hồi ký của các đồng chí cán bộ
lão thành
cách mạng, nhân chứng lịch sử, từng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Các tác phẩm: Trường Chinh -một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt
xuất của cách mạng Việt Nam, Hồi ký, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;

9
Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng
Việt Nam, Hồi ký, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, Nguyễn Văn Linh -
hành trình cùng lịch sử, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999; Đồng chí
Nguyễn Văn Linh và cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001; Nguyễn Chánh, con người và sự nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1997; Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệ
p của Đảng, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000; Nguyễn Duy Trinh-Hồi ký và tác phẩm, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003; Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà chính trị quân sự
lỗi lạc, Nxb. QĐN D, Hà Nội, 2004; Phan Văn Đáng- Cuộc đời và sự nghiệp,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Chân dung người cộng sản chân chính
Phạm Hùng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Ấn tượng Võ Văn Kiệt,
Nxb. Trẻ, TP Hồ
Chí Minh, 2002; Đồng chí Phạm Văn Xô - người cán bộ lão
thành nhân hậu, giản dị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006… là các cuốn
sách tập hợp bài viết của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu tiểu sử lãnh
tụ và các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng từng công tác và hoạt động,
phản ánh về thân thế và sự nghiệp của các đồng chí, trong đó có những bài viết
làm rõ thêm một số chủ trương, đường lối của
Đảng và quá trình xây dựng
Đảng về tổ chức mà các đồng chí chính là những nhân chứng lịch sử.
2.4. Năm 1996, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ sách Hồ Chí
Minh toàn tập, gồm 12 tập, trong đó từ tập 4 đến tập 7 phản ánh về hoạt động
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bác đã có nhiều bài nói, bài viết về xây dựng Đảng.
N
ăm 2006 – 2007, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai
bộ sách Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử, có sửa chữa và bổ sung. Từ tập 3 đến
tập 5 viết về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm từ 1945
đến 1955, phản ánh những hoạt động của Người, trong đó có những hoạt động
đóng góp đối với công tác xây dựng Đảng.
Năm 1993, Nhà xuấ
t bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Hồ Chí
Minh : Về Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách tập hợp một số bài viết, bài nói


10
và đoạn trích dẫn từ các bài viết khác trong toàn bộ di sản của Người về xây
dựng Đảng nói chung, về xây dựng tổ chức Đảng nói riêng.
Một số nhà khoa học đã nghiên cứu, biên soạn những công trình khoa
học trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng. Tiêu biểu là một
số tác phẩm như Trần Đình Huỳnh (Chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng
Đảng, Nxb, Chính trị quốc gia.,Hà Nội, 1993; Trần Đình Huỳnh –
Mạch Quang Thắng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng của chúng ta, Nxb. Lao
động, Hà Nội, 1993; Nguyễn Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001. đề cập đến quan điểm, chủ trương của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có xây dựng
Đảng trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ năm 1998, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ Văn kiện
Đảng toàn tập, trong đó từ tập 7 đến tập 15, xuất bản năm 2001, phản ánh về
hoạt động của Đảng trong giai đoạn 1945-1954. Đây là nguồn tài liệu gốc phản
ánh về hoạt động lãnh đạo và xây dựng tổ chức c
ủa Trung ương Đảng và một
số đảng bộ địa phương, cung cấp nhiều tư liệu quý cho công tác nghiên cứu
lịch Đảng. Những năm gần đây, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
thực hiện chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và
trên cơ sở đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản một số cuốn sách
nh
ư: Nguyễn Văn Linh tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Lê Duẩn
tiểu sử, Trường Chinh tiểu sử, Phạm Văn Đồng tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2007….Các tác phẩm trên phản ánh cuộc đời hoạt động và những
đóng góp của các đồng chí trong các cương vị chủ chốt của Đảng đối với sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đ
ó có quãng thời gian 9 năm
kháng chiến và kiến quốc (1945-1954).

2.5. Một số sách chuyên khảo về cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng
trong các nhà tù đã xuất bản cũng phản ánh về công tác xây dựng Đảng và lãnh
đạo đấu tranh trong tù, về mối quan hệ giữa tổ chức Đảng trong và ngoài nhà

11
tù. Tiêu biểu trong số các nhà tù, trại giam thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp là nhà tù Côn Đảo và nhà tù Hỏa Lò. Có thể kể đến một số cuốn sách về
Nhà tù Côn Đảo đã xuất bản như: Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo: Nhà tù Côn Đảo 1945-1954, Nxb. Sự Thật,
Hà Nội, 1991; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhà tù Côn
Đảo (1862-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà N
ội, 2001; Sở văn hóa thông tin
Hà Nội - Viện Lịch sử Đảng: Đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách
mạng tại nhà tù Hỏa lò 1899-1954, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1993.
2.6. Một số bài nghiên cứu về lịch sử Đảng thời kỳ kháng chiến chống
Pháp đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch
sử quân sự… thể hiện kết quả nghiên cứu củ
a các nhà khoa học liên quan đến
công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về hệ thống
tổ chức của Đảng trong kháng chiến chống Pháp thì hầu như chưa có. Liên
quan trực tiếp đến đề tài có bài “Sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam
trong kháng chiến chống thực dân Pháp” của tác giả Đoàn Thị Hương, đăng
trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 8-2009, từ trang 58 đến trang 62. Bài báo
đề cậ
p đến sự ra đời và hoạt động của Trung ương Cục miền Nam từ 6/ 1951
đến 1954 và xem đó là một sáng tạo, một thành công về tổ chức của Đảng trong
kháng chiến chống Pháp.
2.7. Các luận án thạc sĩ, phó tiến sĩ, tiến sĩ lịch sử nghiên cứu về giai
đoạn lịch sử 1945-1954 thường chỉ tập trung nghiên cứu về thời kỳ đầu, từ
tháng 9 -1945 đến tháng 12 -1946, tập trung làm rõ sách lượ

c mềm dẻo và tài
thao lược của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa cách mạng Việt Nam vượt
qua những năm tháng khó khăn của tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Trong khi
đó, những luận văn, luận án nghiên cứu có liên quan đến công tác xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng trong giai đoạn từ tháng 12-1946 đến tháng 7 năm 1954
chưa nhiều. Có thể kể đến luận án phó tiến sĩ của tác giả Ngô Đăng Tri (
Đại
học khoa học xã hội và nhân văn) và luận án phó tiến sĩ của tác giả Đào Trọng
Cảng (Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

12
tưởng Hồ Chí Minh). Trên cơ sở luận án của mình, tác giả Ngô Đăng Tri xuất
bản cuốn Vùng tự do Thanh -Nghệ-Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946-
1954), Nxb,Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách nói về công cuộc xây
dựng và bảo vệ, phân tích vai trò của vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh trong kháng
chiến chống Pháp, trong đó từ trang 50 đến trang 78, tác giả đề cập đến công
tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể quần chúng trên địa bàn này.
T
ất cả những công trình nêu trên là nguồn tài liệu quan trọng, phong phú
để tác giả tham khảo và kế thừa trong việc thu thập, xử lý nguồn sử liệu và
phương pháp luận vào quá trình thực hiện đề tài.
Tuy vậy, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
và toàn diện về công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945- 1954) và vận dụng kinh nghiệm trong sự nghiệp
đổi mới hiện nay.
3.
Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng.
- Tái hiện quá xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng để đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong
các giai
đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Đúc kết một số kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và ý nghĩa của nó
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến công tác xây dựng hệ thống tổ chức
Đảng trong các giai đo
ạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
4.2. Chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống tổ
chức Đảng, thể hiện qua các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, qua các Hội nghị

13
cán bộ Trung ương Đảng, qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh từ tháng 9
năm 1945 đến tháng 7 năm 1954.
4.3. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức và phát
triển đảng viên từ tháng 9 -1945 đến tháng 7-1954.
4.4. Khái quát thành tựu và hạn chế xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
4.5. Một số kinh nghiệm về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng và phát
triển đảng viên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển hệ thống
tổ chức và phát triển đảng viên tại Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7
năm 1954.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và logic, thống kê, so sánh, đối chiếu,
tổ chức hội thảo khoa học, toạ đàm lấy ý kiến chuyên gia để
tái hiện sự lãnh

đạo sáng tạo của Đảng trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đề tài chú trọng sử dung phương pháp đặc trưng của khoa học Lịch sử
Đảng là lấy các chỉ thị, nghị quyết của Đảng làm cơ sở để soi rọi, đánh giá về
công tác tổ chức, nhân sự của Đảng từ năm 1945 đến năm 1954.
7. Lực lượng nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, chủ nhiệm đề tài đã tập hợp một số cán bộ
nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng là lực lượng nghiên cứu chính. Ngoài ra, đề
tài một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu thời kỳ 1945 - 1954 tham gia
viết chuyên đề và góp ý bản thảo.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

14
- Đề tài góp phần hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy Đảng về xây
dựng hệ thống tổ chức của Đảng và tái hiện quá trình xây dựng hệ thống tổ
chức của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), góp
phần tổng kết công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ cách mạng dân t
ộc đồng
chí nhân dân.
- Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm trong công
tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức, cung cấp thêm những luận cứ bổ sung lý
luận về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay.
- Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và
giảng dạy Lịch sử Đảng toàn diện và sâu sắc hơn.
9. Sản phẩm của đề
tài
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, 156 trang.
- Bản kiến nghị của đề tài, 9 trang.
- Kỷ yếu khoa học của đề tài, 212 trang.

- Đĩa CD chứa toàn bộ nội dung đề tài.
10. Kết cấu báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Báo cáo tổng
hợp kết quả nghiên cứu gồm 3 chương và kết luận.










15
Chương I
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN
THỨ II CỦA ĐẢNG (8/1945 ĐẾN 2/1951)
1.1. Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng hệ
thống tổ chức của Đảng
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã giành lại độc lập, tự do cho
dân t
ộc, quyền làm chủ đất nước cho nhân dân và giành chính quyền về tay
nhân dân, đưa dân tộc ta bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh
và bảo vệ xây dựng nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, từng bước phát
triển theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng ta từ hoạt động bí mật đã ra hoạt
động công khai lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới.
Sau hơn 80 năm bị
thực dân xâm lược và đô hộ, đất nước Việt Nam bắt

đầu chuyển mình trong cuộc sống mới độc lập, tự do. Nhân dân phấn khởi, tin
tưởng bước vào xây dựng chế độ mới. Bên cạnh những thuận lợi do thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám đem lại, nhân dân ta và Nhà nước Việt Nam Dân
chủ cộng hoà trẻ tuổi phải đương đầu với những khó khăn, thách thức.
Chế
độ mới tiếp quản một di sản kinh tế - xã hội hết sức nghèo nàn, lạc
hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Kinh tế kiệt quệ, tài chính trống rỗng, nguy
cơ một nạn đói mới đe doạ. Sự thất học của nhân dân đã trở thành một thứ
“giặc dốt”. Các tệ nạn xã hội, hủ tục do chế độ thực dân, phong kiến để lại là
gánh nặng cho nhà nước cách mạng non trẻ.
Trong lúc đó, tình hình chính trị của đất nước diễn ra hết sức phức tạp.
Các thế lực phản động quốc tế và trong nước đã tìm đủ mọi cách câu kết, bao
vây hòng thủ tiêu mọi thành quả của nhân dân Việt Nam. Sau Cách mạng
Tháng Tám, các lực lượng đồng minh kéo vào nước ta. Theo thoả thuận tại Hội
nghị Pôxđam (7/1945), từ cuối tháng 8/1945, các đơn vị đầu tiên của quân độ
i
Trung Hoa dân quốc bắt đầu kéo quân vào miền Bắc Việt Nam với danh nghĩa
Đồng minh vào làm nhiệm vụ tiếp nhận sự đầu hàng của phát xít Nhật. Quân

16
đội Trung Hoa dân quốc vào Việt Nam với âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ”, lật đổ
Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu, giúp lực lượng Việt Nam Quốc
dân Đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội lật đổ chính quyền cách mạng,
lập nên một chính phủ thân Quốc dân đảng Trung Hoa ở Việt Nam.
Ở phía Nam vĩ tuyến 16, với danh nghĩa đồng minh vào giải giáp vũ khí
phát xít Nhật, quân đội Anh kéo vào nước ta.
Đi theo quân Anh còn có một đại
đội thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 (5e RIC) là tiền trạm cho đạo quân
viễn chinh Pháp. Được sự che chở, dung túng của quân Anh, thực dân Pháp đã
đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc tái chiếm Việt Nam. Cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân miền Nam bắt đầu.
Đồng thời, các thế lực phản động trong nước và ngoài nước ra sức phá
hoại chính quyền non trẻ. Hàng chụ
c tổ chức chính trị, đảng phái được thành
lập. Đặc biệt, có hai đảng phái chính trị từ nước ngoài trở về theo đội quân
Trung Hoa dân quốc là Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách
mạng đồng minh hội (Việt Cách) ra mặt chống phá chính quyền cách mạng.
Cách mạng nước ta nằm trong vòng vây của các loại kẻ thù. Giặc ngoài,
thù trong câu kết với nhau hòng tiêu diệt nhà nước cách mạng non trẻ. Những
khó khăn, thách thức toàn diện c
ả về kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội đặt
chính quyền cách mạng và vận mệnh dân tộc Việt Nam trong tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”. “Giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm đang từng giây,
từng phút đe doạ sự tồn vong của chính quyền cách mạng Việt Nam.
Về công tác xây dựng Đảng, hệ thống tổ chức Đảng sau Cách mạng
Tháng Tám đã được xây dựng ở phần lớn các tỉnh, thành trên c
ả nước, nhưng
vẫn còn một số tỉnh như Hải Ninh, Sơn La… chưa có cơ sở Đảng, đảng viên.
Đa số đảng viên ít được học tập, lại phải trải qua một thời gian dài hoạt động bí
mật. Giao thông liên lạc còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự thống nhất chủ
trương, đường lối của Đảng trong toàn quốc. Ở nhiều địa phương còn có tình
trạng thiếu thống nhất về mặt tổ chức… Ở Nam Bộ, một số cán bộ, đảng viên
chưa nắm chắc chủ trương của Trung ương, hoạt động có nhiều lệch lạc. Nội bộ

17
Đảng thiếu thống nhất, còn mâu thuẫn, xích mích kéo dài, thậm chí xung đột
nhau giữa “Việt Minh cũ” và “Việt Minh mới”. Việc kết nạp một số đảng viên
chưa theo đúng Điều lệ, dẫn đến những hiện tượng vô kỷ luật, thoái hoá, bè
phái. Đảng ta lại chưa có kinh nghiệm lãnh đạo chính quyền. Tình hình đó đặt
ra cho Đảng ta nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư

tưởng và tổ
chức, đủ khả năng lãnh đạo một cuộc chiến tranh cách mạng, giải phóng dân
tộc và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước vượt qua thử thách, đánh thắng cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp. Trách nhiệm mới đó đặt ra cho Đảng phải
nâng cao trình độ mọi mặt, xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức, xây dựng
đội ngũ cán bộ, thay
đổi phương thức lãnh đạo, xây dựng Đảng ngang tầm đòi
hỏi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đáp ứng nhu cầu của lịch sử.
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, vượt
qua sự khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp, sức sống mãnh liệt của Đảng đã
được khẳng định. Tuy đã nhiều lần hệ thống tổ chức của Đả
ng bị phá vỡ, nhất
là trong thời kỳ 1930-1931, nhưng Đảng đã nhanh chóng khôi phục được tổ
chức và phát huy vai trò lãnh đạo cách mạng. Từ vài trăm đảng viên ban đầu,
Đảng ta đã phát triển lên khoảng 3.000 đảng viên (tính đến tháng Tám năm
1945)
1
. Đảng đã xây dựng được hệ thống tổ chức rộng rãi từ Trung ương đến
cơ sở. Nắm được thời cơ, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, các
Đảng bộ đã lãnh đạo thành công cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở
phần lớn các địa phương trong cả nước.
Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.
Nh
ưng sau cách mạng tháng Tám, tình hình chính trị, xã hội hết sức phức tạp.
Chính quyền non trẻ, thù trong giặc ngoài, vận mệnh cách mạng ở thế “nghìn
cân treo sợi tóc”. Muốn đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên, Đảng ta phải
không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo về chính trị, tư tưởng và tổ chức.


1

. Ban Chấp hành Trung ương: Báo cáo tổng quát tình hình Đảng từ trước ngày tổng khởi nghĩa đến nay
(tháng 11 năm 1949). Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng, tr. 3.

18
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, ngày 10 và 11-9-1945,
Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ để quán triệt nhiệm vụ của Đảng bộ
trong tình hình mới. Hội nghị bàn và đề ra những nhiệm vụ phát triển tổ chức
Đảng. Hội nghị chủ trương phải thành lập các cấp bộ Việt Minh để phân biệt rõ
ràng tổ chức Đảng với tổ ch
ức Mặt trận; mở rộng tổ chức Đảng; các tỉnh uỷ
phải phân công cán bộ chuyên lo việc xây dựng chi bộ đảng; thành lập chi bộ
đảng trong các cơ quan chính quyền. Tiên liệu những khó khăn trước mắt, từ
kinh nghiệm bảo vệ tổ chức thời kỳ trước. Hội nghị chủ trương tổ chức đảng
phải bán công khai, dùng cơ quan phát hành để chắp mối liên lạc. “Ta phải
đi
vào tổ chức bề sâu của phong trào nghĩa là hệ thống ngang dọc của các hội cứu
quốc, phải thật chu đáo, ăn khớp với nhau, quy luật của tổ chức phải chặt chẽ,
nghĩa là phải thống nhất lên đến cơ quan toàn kỳ Việt Minh.
- Tổ chức và thành lập các cấp bộ Việt Minh phân biệt rõ ràng với cấp bộ
đảng…
- Tổ chức đảng ph
ải bán công khai, dùng cơ quan phát hành làm trụ sở
để chắp mối liên lạc.
- Phải mở rộng tổ chức đảng.
- Mỗi ban tỉnh uỷ phải có mấy người chuyên lo về việc tổ chức chi bộ
đảng.
- Những đồng chí làm việc trong các cơ quan cai trị hợp thành một chi
bộ do cấp bộ tương đương chỉ huy.
- Phân công rõ ràng nhiệm vụ các đồng chí hoạt động công khai hay bí
mật.

- Dự bị v
ật liệu cơ quan và các điều kiện cần thiết để khi rút….”
1
.
Để tránh mũi nhọn của các thế lực đế quốc và phản động tập trung tiêu
diệt Đảng ta, ngày 11-11- 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương tuyên bố tự giải tán. Về công khai, thành lập Hội nghiên cứu Chủ


1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2000, tr 12- 13

19
nghĩa Mác ở Đông Dương, cơ quan tuyên truyền của Đảng Báo Sự Thật thay
thế báo Cờ Giải phóng.
Thực hiện “giải tán” Đảng Cộng sản Đông Dương là hành động mang
tích sách lược của Đảng, chủ yếu nhằm tránh mũi nhọn của các thế lực phản
động đang tập trung công kích mối liên hệ giữa Đảng Cộng sản với Nhà nước
Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa mới thành lập. Thực chất, Đảng rút vào bí mật để
tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên, nội bộ Đảng không phải ai cũng tán
thành chủ trương này
2
. Mặt khác, một số Đảng bộ địa phương do chưa quán
triệt sâu sắc chủ trương của Trung ương, đã thực hiện giải tán tổ chức Đảng địa
phương, gây ảnh hưởng không tốt đến sự lãnh đạo của Đảng.
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, để lãnh đạo cuộc kháng chiến,
kiến quốc, tháng 10-1945, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định
thành lậ
p các đơn vị hành chính-quân sự. Trên cơ sở đó, các chiến khu được

thành lập nhưng chưa thành lập Đảng bộ cấp khu. Cùng với sự phát triển của
cuộc kháng chiến, địa giới các khu có nhiều thay đổi.
Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc.
Về xây dựng Đảng, Trung ương Đảng chủ trương:
“Phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật hay bán công khai của Đả
ng, tuyển
thêm đảng viên, đặc biệt chú trọng gây cơ sở xí nghiệp của Đảng cho thật
rộng, làm sao cho sự phát triển của Đảng ăn nhịp với sự phát triển của
công nhân cứu quốc. Tránh cả hai khuynh hướng: chỗ thì tổ chức Đảng hẹp quá,
chậm quá, và chưa bỏ được cái bệnh hẹp hòi câu chấp của thời kỳ hoàn toàn bí mật
(ví dụ từ Quảng Ngãi và nhiều tỉnh ở
Bắc Bộ), chỗ thì tổ chức Đảng rộng quá,
nhanh quá khiến cho những phần tử phức tạp có thể len vào Đảng (ví dụ ở Hà Tĩnh
và nhiều tỉnh ở Nam Bộ). Phải tổ chức ra các tổ nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác,
bao gồm tất cả những phần tử có khuynh hướng c.s
1)
hay cảm tình c.s do
người c.s điều khiển, nhưng đồng thời phải ngăn ngừa những
đảng viên tiêm nhiễm những thói tiểu tư sản và mắc bệnh của chủ nghĩa công


2
. Tiêu biểu là Tần Huy Liệu.

20
khai (légalisme) như ta thường thấy trong các thời kỳ hoạt động hợp pháp, ở bất cứ
một nước nào. Các tổ chức của Đảng phải sinh hoạt cho đều và không vì lẽ
gì để cho nó rời rã, loạc choạc. Tổ chức các chi bộ trong các cơ
quan hành chính hay trong các hội hợp pháp; củng cố đảng đoàn trong đó, thành lập
chi bộ trong quân đội, phối hợp sự hoạt động bí mật với sự

hoạt động công khai,
điều hoà hai sự hoạt động ấy, coi công tác bí mật vẫn là gốc, phân công giữa
các đồng chí bí mật và công khai cho rành mạch, dứt khoát, không để cho các cơ
quan bí mật trở thành xung đột hay đối lập với các cơ quan công khai. Các cơ quan
chấp hành các cấp phải năng ra thông cáo bí mật để báo cáo tình hình và chủ
trương chung của Đảng và chỉ thị công tác cho các cấp dưới; ra những sách nhỏ nói
về công tác và chủ nghĩa”
1
.
Trung ương Đảng chủ trương và chỉ đạo thống nhất hai hệ thống tổ chức
Đảng Tiền Phong và Giải Phóng, giải quyết vấn đề “Việt Minh cũ”, “Việt
Minh mới” ở Nam Bộ nhằm tập trung lực lượng cho cuộc kháng chiến chống
Pháp đang lan rộng và ngày càng quyết liệt.
Trước sự câu kết của Pháp – Trung Hoa dân quốc, cách mạng nước ta
đứng trước nhiều kẻ thù, Ban Thường v
ụ Trung ương ra Chỉ thị Tình hình và
chủ trương (3/3/1946), chủ trương “hoà với Pháp” để “gạt” quân đội Trung
Hoa dân quốc về nước. Ngày 6-3-1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa
ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ, đặt cơ sở cho việc đàm
phán nhằm đi đến một hiệp ước chính thức. Ngày 9-3-1946, Ban Thường vụ
Trung ương ra Chỉ thị Hoà để
tiến, nêu rõ lý do cần hoà với Pháp. Chỉ thị Hoà
để tiến chỉ rõ về nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Đông
Dương lúc này là:
“d) Phát triển và kiện toàn các tổ chức của Đảng. Đề phòng bọn khiêu
khích tay sai chui vào Đảng để phá hoại.


1
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2001, tr. 28-29.


21
đ) Ra sức tuyên truyền Tây và gây cơ sở đảng trong đám người Tây ở
Đông Dương. Đồng thời mật thiết liên lạc với những phần tử hay đoàn thể cấp
tiến Pháp ở Đông Dương và ở Pháp.
e) Mở rộng sự hoạt động của “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông
Dương” để thu hút đông quần chúng về ảnh hưởng Đảng và xúc ti
ến việc tranh
đấu chống “chủ nghĩa Các Mác cải lương” hay “chủ nghĩa cộng sản thuộc địa”
và “chủ nghĩa cơ hội” của những phần tử xã hội dân chủ Pháp ở Đông Dương
2
.
Đối với Nam Bộ, Chị thị cũng nêu rõ, một mặt, ta đòi Pháp thi hành
ngay hiệp định đình chiến và phải thừa nhận quyền hợp pháp của Việt Minh
trong các thành phố ở Nam Bộ do quân Pháp đóng trong khi chờ đợi hiệp ước
chính thức giữa ta và Pháp; một mặt, “phải lợi dụng những phút nghỉ ngơi mà
bí mật phái cán bộ vào các thành phố do Pháp đóng để gây một phong trào
mạnh mẽ
đòi thống nhất với Trung, Bắc Bộ. Đồng thời phải giải thích ráo riết
cho đồng bào Nam Bộ và các chiến sĩ ngoài mặt trận nhận rõ chiến thuật “hoà
để tiến” của ta và vui lòng theo kỷ luật, phục tùng Chính phủ do Hồ Chủ tịch
lãnh đạo”
3
.
Công tác xây dựng, phát triển Đảng trong lực lượng vũ trang được tiến
hành khẩn trương. Nhiều cán bộ, đảng viên có phẩm chất, kinh nghiệm và năng
lực được tăng cường cho quân đội. Tháng 1-1946, Quân uỷ Trung ương được
thành lập với nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp lãnh
đạo quân đội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Ban Chấp hành Trung ương
Đảng phân công giữ chức Bí thư Quân uỷ Trung ương. Ngày 19-10-1946, Hội

nghị
quân sự toàn quốc của Đảng họp, ra Nghị quyết về vấn đề thống nhất cơ
quan chỉ huy của lực lượng vũ trang, trong đó nêu rõ vấn đề Quân uỷ và Quốc
phòng; các cấp bộ của lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
Đảng. Hội nghị đề ra các nhiệm vụ cụ thể nhằm tăng c
ường đoàn kết, kỷ luật và
tính đảng trong quân đội, đồng thời quyết định:


2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Sđd, tr 54 - 55
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 , Sđd, tr 56

22
“1. Tổ chức đơn vị: mỗi đại đội hay một cơ quan từ tiểu đoàn bộ trở lên
sẽ tổ chức một chi bộ.
2. Hệ thống dọc và ngang: hệ thống dọc l hệ thống chính, còn ngang là
để giải quyết vấn đề địa phương…
3. Kỳ hạn phát triển: trong hai tháng, những đại đội nào chưa có chi bộ
phải tổ chức xong, những đại
đội nào có chi bộ rồi phải phát triển tới các trung
đội, mỗi trung đội một tổ.
4. Hình thức phát triển: bí mật tổ chức những nhóm xung phong trong bộ
đội”
4
.
Đến cuối năm 1946, toàn quân đã có gần 8.000 đảng viên chính thức và
dự bị. Hệ thống tổ chức Đảng được thành lập từ Quân uỷ Trung ương đến chi
bộ theo hướng tập trung, thống nhất. Hệ thống cơ quan công tác chính trị được

xây dựng trong toàn quân. Chế độ Đội trưởng cùng Chính vị viên phụ trách đơn
vị được thực hiện. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiế
p các lực lượng vũ trang.
Vai trò lãnh đạo của Đảng được xác lập tới các ngành. Xây dựng về chính trị,
tư tưởng cho bộ đội được Đảng đặc biệt coi trọng. Với nhiều đợt sinh hoạt
chính trị, những cuộc hội nghị tuyên huấn, tổ chức, hội nghị chính trị viên, hội
nghị bí thư chi bộ toàn quân, từng bước xây dựng được nề nếp công tác Đảng,
công tác chính trị
trong quân đội.
Những hành động xâm lược của thực dân Pháp đã buộc nhân dân ta
không còn con đường nào khác là phải đứng lên kháng chiến. Ngày 19-12-
1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trước đó,
Trung ương Đảng đã ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, vạch ra đường lối cơ bản
của cuộc kháng chiến.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tình hình mới đặt ra cho Đảng ta những
nhiệm vụ hết sứ
c nặng nề, Đảng phải thống nhất lãnh đạo cuộc kháng chiến
toàn dân, toàn diện trên phạm vi cả nước. Do đó, công tác xây dựng Đảng,
trong đó có xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng đặt ra ngày càng cấp thiết.


4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 8, tr 131- 132.

23
Đảng phải có hệ thống tổ chức chặt chẽ, thống nhất, phù hợp và đội ngũ cán bộ,
đảng viên đông đảo khắp nơi. Trước tình hình đó, Đảng ta vừa ra sức tập trung
trí tuệ hoạch định đường lối kháng chiến, vừa tập trung đẩy mạnh công tác xây
dựng Đảng về tổ chức.
Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ hai từ ngày 3 - 4 đến ngày 6-4-1947

đề ra nhiệm vụ phát triển và củng cố đoàn thể (Đảng) với 14 nội dung. Trước
hết, tiếp tục phát triển Đảng theo khẩu hiệu “làm cho đoàn thể thành một đoàn
thể quần chúng”, nhưng tránh lối phát triển bừa bãi như ở Lạng Sơn, Nghệ An;
đặc biệt chú trọng phát triển Đảng trong bộ đội, dân quân, các trại và xí nghiệp
sản xuất, vùng địch chiếm đóng; b
ổ sung một số đồng chí vào Ban Chấp hành
Trung ương; chấn chỉnh các tiểu ban của Trung ương; chấn chỉnh các chi bộ;
sửa chữa khuyết điểm chủ quan, cô độc, hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa theo
thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tăng cường học tập trong Đảng; sửa đổi cách
làm việc cho phù hợp với thời chiến; tăng cường công tác kiểm tra của Đảng;
chú tr
ọng công tác đào tạo cán bộ, chấn chỉnh công tác Đảng đoàn; củng cố liên
lạc giữa Trung ương với Nam Bộ và Nam Trung Bộ; vấn đề Đảng phí; tăng
cường hệ thống giao thông liên lạc toàn quốc.
Ngày 28-7-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Về việc tổ
chức “Lớp tháng Tám” nhằm đẩy mạnh đợt phát triển Đảng trong toàn quốc từ
ngày 19-8 đến ngày 2-9-1947. Trung ương Đảng kêu g
ọi các chi bộ Đảng, cán
bộ, đảng viên lựa chọn những quần chúng ưu tú để tổ chức vào lớp tháng Tám.
Tuy không bắt buộc, nhưng mỗi đảng viên cố gắng giới thiệu một quần chúng
ưu tú vào Đảng. Tiêu chuẩn kết nạp Đảng đợt này là những người hăng hái,
tích cực, trung thực, tán thành chủ nghĩa cộng sản. Trung ương Đảng cũng nhắc
các Đảng bộ địa phươ
ng rằng việc tăng nhanh số lượng đảng viên là cần thiết,
nhưng không vì thế mà phát triển Đảng một cách cẩu thả, chạy theo số lượng,
không coi trọng chất lượng đảng viên, làm cho thành phần của Đảng trở nên
phức tạp.

24
Ngày 31-8-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Nghị quyết, ấn

định nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng đoàn các cấp, các cơ
quan chuyên môn của Đảng, các chi bộ đặc biệt ở các cấp, nhằm mở rộng sự
phát triển tổ chức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tất cả các lĩnh
vực của sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Để củng cố tổ chức, ngày 1-9-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra
chỉ thị Về việc thành lập Ban Tổ chức khu, tỉnh. Trung ương Đảng nêu rõ Ban
Tổ chức khu, tỉnh có nhiệm vụ phụ trách tất cả mọi việc thuộc về tổ chức Đảng
như lập kế hoạch củng cố, phát triển Đảng, chấn ch
ỉnh các cơ quan lãnh đạo,
các cấp Đảng đoàn.
Trước tình hình phát triển Đảng thiếu thường xuyên liên tục và không
đều ở các địa phương, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ tư (miền Bắc Đông
Dương) tháng 5-1948 đề ra nhiệm vụ phát triển và củng cố Đảng. Phương
hướng chung là phát triển Đảng vào các vị trí quân sự quan trọng, đường giao
thông, vùng dân tộc thiểu số, vùng địch kiểm soát (trong đó chú ý các c
ơ sở
kinh tế của địch như nhà máy xe lửa, hầm mỏ…), trong các công binh xưởng,
của ngành chuyên môn, trong chính quyền của ta. Tiến tới các xã đều có chi bộ,
các thôn có tiểu tổ. Các Đảng bộ địa phương cần tránh tư tưởng “dễ làm khó
bỏ” và hình thức tổ chức theo từng khóa, từng đợt.
Hội nghị đề ra phương hướng phát triển Đảng ở từng liên khu. Cụ thể là:
“Liên khu 1: Chú ý nhất là các tỉ
nh biên giới, các đường số 1, 3, 4, công nhân
xe lửa, các vùng mỏ Hồng Gai, và các dân tộc Mán, Nùng, Hoa kiều.
2. Liên khu 10: Các tỉnh biên giới nhất là miền Tây Bắc, các
đường giao thông nhất là thủy và bộ (đò sông Lô, đường Phú Thọ - Tuyên Quang,
Hà Giang - Tuyên Quang, Lào Cai - Phú Thọ, v.v.).
3. Liên khu 3: Các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, đường số 1, số
5, vùng Công giáo, Mường Hoà Bình).


25
4. Liên khu 4: Vùng Mường Thanh Hoá, đặc biệt là biên
giới Lào, thành phố Huế”
1
.
Đối với nhiệm vụ củng cố tổ chức, Trung ương Đảng coi trọng xây dựng
chi bộ, đề ra những nguyên tắc, kế hoạch củng cố chi bộ, nhất là chi bộ ở miền
núi, vùng dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng đảng viên, quy định số lượng,
thành phần cấp ủy, chấn chỉnh Đảng đoàn các cấp, các Ban và tiểu ban của
Đảng
2
.
Từ tháng 6 năm 1948, hòa chung vào phong trào thi đua ái quốc đang
được phát động rộng rãi, Trung ương Đảng phát động phong trào thi đua phát
triển, củng cố Đảng. Ngày 1-6-1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ
thị Về việc thi đua xây dựng Hội, tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như phát
triển Đảng rộng rãi, đều khắp các vùng, miền, trong các tôn giáo, trong đồng
bào dân tộc thiểu số, xây dựng chi bộ tự
động công tác, tổ chức huấn luyện
đảng viên, sửa đổi lối làm việc, đào tạo thêm cán bộ, tăng cường kỷ luật. Trung
ương Đảng cũng đề ra kế hoạch, tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Riêng về
phát triển Đảng, trong vòng 5 tháng, mỗi huyện phải tăng gấp ba số lượng đảng
viên.
Đảng ta luôn chú ý tăng cường sự lãnh đạo đối với quân đội nhân dân.
Trong quá trình kháng chiến, hệ
thống tổ chức Đảng trong quân đội được thiết
lập từ Bộ Tổng chỉ huy đến các đại đội, trung đội, bảo đảm sự lãnh đạo trực
tiếp và tuyệt đối của Đảng.
Đến tháng 8 năm 1948, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ năm của

Đảng quyết định thống nhất hệ thống tổ chức Đảng, bỏ hệ thố
ng cấp ủy Đảng
trong quân đội từ Trung ương quân ủy, quân khu ủy… , thay bằng chế độ
chính trị ủy viên, đại diện Đảng trong quân đội: Tổng chính ủy, chính ủy liên
khu, chính ủy trung đoàn…


1
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr. 123.
2
. Quy định số lượng cấp ủy viên các cấp: chi ủy từ 3 đến 5 đồng chí, huyện ủy từ 3 đến 9 đồng chí, tỉnh ủy từ
3 đến 11 đồng chí, khu ủy từ 2 đến 15 đồng chí. Tất cả các cấp ủy Đảng phải có Bí thư, Phó Bí thư và Ủy viên
dự khuyết.

×