Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistic tại công ty tnhh tiếp vận thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.55 KB, 42 trang )

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Logistics đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển. Nó
đóng góp không nhỏ vào GDP của những quốc gia này, theo thống kê của viện
nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết: ở những nước phát triển như Nhật Bản và Mỹ
thì logistics đóng góp khoảng 10%GDP. Những năm gần đây, dịch vụ logistics cũng
đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và ngày càng trở nên có vai trò quan trọng đối với
khâu sản xuất và kinh doanh của nhiều ngành nghề, đem lại thành công cho các
doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hội nhập.
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục , có liên hệ mật thiết với nhau,
tác động qua lại với nhau, nó được xem như là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần
như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Logistics hỗ trợ
sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, là hoạt động quan
trọng tạo sự dễ dàng trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Sự phát
triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh
các dịch vụ khác được đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng. Logistics phát triển
tốt sẽ mang lại khả năng giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng
cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Sau gần 15 năm
hoạt động công ty đã thu được những thành quả nhất định, có được một thị phần
dành riêng cho mình, được nhiều khách hàng biết đến và tín nhiệm. Nhưng hiện nay
do số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này ngày càng nhiều nên công ty cũng
gặp phải những khó khăn gay gắt trên thị trường. Vì vậy, sau một thời gian thực tập
tại công ty em đã chọn đề tài “ Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công
ty TNHH tiếp vận Thăng Long ” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Lựa
chọn đề tài này, em mong muốn được đóng góp những ý kiến của mình nhằm nâng
cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty, giúp công ty phát triển hơn nữa.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to
lớn, liên quan mật thiết tới sự sống còn của doanh nghiệp. Trong cam kết gia nhập


WTO, Việt Nam sẽ cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động
bình đẳng tại Việt Nam trong một số lĩnh vực. Điều này đã đặt các doanh nghiệp
Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tạo ra một áp lực cạnh
tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển kinh tế thì ngành logistics lại có thêm nhiều cơ hội
phát triển. Nhưng phát triển hoạt động logistics như thế nào để phù hợp với tiến
trình phát triển kinh tế của Việt Nam đang là một bài toán nan giải đối với các nhà
quản lý kinh tế.
Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều nhà kinh tế đi sâu vào nghiên
cứu vấn đề này, bên cạnh đó cũng đã có một số sinh viên họn đề tài nghiên cứu về
vấn đề này như:
- Đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị logistics tại công ty TNHH
dịch vụ thương mại và vận chuyển Âu Mỹ ” của Lưu Thị Diễm Hằng – 2009 – Đại
học Thương mại.
- Đề tài “ Tăng cường hiệu lực hoạt động logistics cho dòng cung ứng sản
phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty liên doanh Guyomarc’h – VNC ” của Vương
Thị Phương – 2009 – Đại học Thương mại.
- Đề tài “ Hoàn thiện hoạt động logistics của Công ty TNHH Tân Hà Sáng
trong giai đoạn hiện nay ” của Đặng Thị Anh Đào – 2008 – Đại học Thương mại.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung làm nổi bật thực trạng hoạt động
logistics tại các công ty và ngành logistics Việt Nam và cũng đã đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị logistics. Qua thời gian thực tập tại
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, do nhận thấy rằng mặc dù công ty cũng đã có
một chỗ đứng trong lòng khách hàng nhưng do xu hướng phát triển của ngành kinh
tế nói chung và ngành logistics nói riêng tại Việt Nam hiện nay nên công ty đang
gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, chính vì vậy em đã quyết định chọn
đề tài “ Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận
Thăng Long ”. Qua đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động
logistics và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics
của công ty.

1.3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về logistics, kinh doanh dịch vụ logistics.
- Khảo sát thực tế, tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long.
- Kết hợp lý luận và thực tế các vấn đề tồn tại ở công ty để đưa ra các đề
xuất, kiến nghị để nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty
TNHH tiếp vận Thăng Long.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, là công ty
chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận và vận chuyển tại Việt Nam và các nước
trên thế giới.
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động logistics tại Công ty TNHH tiếp vận
Thăng Long.
- Thời gian nghiên cứu: tình hình hoạt động của Công ty TNHH tiếp vận
Thăng Long trong giai đoạn 2009 – 2011.
- Phạm vi nghiên cứu: Sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty TNHH
tiếp vận Thăng Long trong giai đoạn 2009 – 2011.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể tìm ra những hạn chế trong hoạt động kinh doanh logistics tại
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp nâng
cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics, trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp
phân tích số liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Nguồn dữ liệu từ doanh nghiệp: thu thập từ các báo cáo của công ty ( Báo
cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty), từ nguồn ghi chép nội bộ (báo
cáo tài chính năm 2009-2011của công ty).
+ Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: Thu thập các thông tin từ các phương tiện
thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí… về logistics, internet, các quy định, nghị
định của các cơ quan nhà nước về dịch vụ logistics.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: từ nguồn dữ liệu thu thập được rất phong phú và chi
tiết cần phải tổng hợp, hệ thống lại để xử lý thông tin về sau. Đối với những tài liệu
thứ cấp thì cần lựa chọn, sàng lọc, loại bỏ những tài liệu kém giá trị, cần tính toán
các chỉ tiêu, xây dựng các bảng thống kê, các biểu đồ, đồ thị cần thiết.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp phân tích: từ dữ liệu thứ cấp thu được tiến hành phân tích để có
được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động logistics của công ty TNHH tiếp vận
Thăng Long.
Phương pháp tổng hợp: căn cứ vào các kết quả thu được từ câu hỏi phỏng vấn,
nguồn dữ liệu bên ngoài công ty tiến hành phân tích, đưa ra các kết luận về hoạt động
logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long.
1.6. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm: Lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục
từ viết tắt, danh mục tài lệu tham khảo.
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ
logistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long”.
Chương II: Một số cơ sở lý luận về sức cạnh tranh dịch vụ logistics của các
công ty giao nhận vận tải.
Chương III: Phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công
ty TNHH tiếp vận Thăng Long.
Chương IV: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long.
Chương 2: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH DỊCH
VỤ LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về logistics, dịch vụ logistics và công ty kinh doanh dịch
vụ logistics
- Khái niệm Logistics:
Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài tài
nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản

xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng
loạt các hoạt động kinh tế.
Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng. Có thể nghiên cứu
Logistics trên hai góc độ: vi mô và vĩ mô. Ở tầm vi mô, Logistics là việc tối ưu hóa
mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở tầm vĩ
mô, Logistics là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hoá quá trình phân phối, vận
chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát triển bền vững và hiệu quả.
Trong chuỗi vô số những hoạt động kinh tế của quá trình Logistics có các dịch vụ
Logistics, bao gồm các hoạt động vận chuyển, tồn trữ, cung ứng nguyên vật liệu,
bao bì, đóng gói, ghi ký mã hiệu, mã vạch, làm thủ tục thông quan, gom hàng, tách
hàng quản trị hàng tồn kho, quản trị nhà cung cấp, dự báo nhu cầu, quản lý đơn
hàng, dịch vụ khách hàng,… Theo ước tính của Viện Logistics châu Á - Thái Bình
Dương (TLIAP), trị giá của dịch vụ Logistics chiếm 10-15% tổng trị giá hàng hóa
toàn cầu, tương đương 2.000 tỷ USD/năm.
- Dịch vụ logistics:
Ở Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao”.Theo đó, dịch vụ logistics chính là sự phát triển ở
giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận kho vận trên cơ sở sử dụng những thành tựu
của công nghệ thông tin để điều phối hàng hoá từ khâu trên sản xuất đến tay người
tiêu dùng cuối cùng qua các công đoạn vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hoá.
- Công ty kinh doanh dịch vụ logistics:
Theo Điều 234 Luật Thương mại 2005 : thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật,
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong các văn bản
hướng dẫn thi hành.

Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương
mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ban hành được coi là hành lang pháp lý
quan trọng để phát triển loại hình dịch vụ này tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều
5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các
điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật
Việt Nam
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, và có
đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch logistics ngoài việc đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 2 điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ logistics khi tuân
thủ các điều kiện cụ thể sau đây:
a, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%
b, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì thành lập công ty liên doanh, trong đó
tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào
năm 2014;
c, Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được
thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
kể từ năm 2014;
d, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế
này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.”
Doanh nghiệp giao nhận vận tải là 1 loại hình công ty kinh doanh dịch vụ
logistics, được coi là 1 bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc
gom những lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó thuê lại người vận tải
vận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích.(Nguồn: tainer-
transportation.com/freight-forwarder-vn.html)

2.1.2. Vai trò và vị trí của dịch vụ logistics
Ngành logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế hiện
đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Phần giá trị
gia tăng nó tạo ra ngày càng lớn, điều đó được thế hiện qua:
• Đối với nền kinh tế:
- Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu
chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế
Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các
loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục
vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD.
Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng
năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch
quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung
cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy
tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh
doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục,
nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng
trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽ
tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng
từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ
logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và
thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích
lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.
- Dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm lưu thông trong phân
phối
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với
chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ
lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là
hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. Vận

tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị
và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ
trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD (Hội nghị Liên hiệp quốc về
thương mại và phát triển) thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15%
giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống
logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho
phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm
và giảm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao
gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí
sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể
chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển.
- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và
toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông, phân phối, mở rộng thị
trường
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc
mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản
lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến
lược doanh nghiệp (DN). Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho
các hoạt động của DN. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên
kết, trong đó các DN mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương
mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các DN.
• Đối với doanh nghiệp:
Xét ở tầm vi mô, trước đây các doanh nghiệp thường coi logistics như một
bộ phận hợp thành chức năng marketing và sản xuất. Do chức năng logistics không
được phân định rạch ròi nên đã có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ.
Trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia đang phát triển, quản trị được xem
như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho
các doanh nghiệp. Vai trò của logistics trong các doanh nghiệp được thể hiện ở các
khía cạnh sau:
- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản

xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp chủ động trong khâu tìm kiếm nguyên vật liệu, các công nghệ
sản xuất, quản lý hàng tồn kho, giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp
nhất. Từ đó, làm giảm thiểu các chi phí xuống một cách tối đa, giúp doanh nghiệp
thu được lợi nhuận nhiều hơn.
- Logisitcs tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm.
Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần
đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Một sản phẩm/ dịch vụ có thể làm thỏa mãn
khách hàng và có giá trị khi nó được đến tay người tiêu dùng đúng thòi gian, địa
điểm. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi tiêu trường tiêu thụ và nguồn cung ứng
ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì việc giao hàng đúng thòi gian và địa
điểm do logistics mang lại càng trở nên cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm.
- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả
đến khách hàng.
Việc áp dụng các mô hình quản trị, các phương án tối ưu trong dự trữ,vận
chuyển, mua hàng, áp dụng hệ thống thông tin hiện đại đã tạo điều kiện cho việc
đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu một cách nhanh nhất với chi phí thấp,
giúp cho các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình.
- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho các doanh nghiệp.
Một công ty có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình
một cách nhanh chóng, đúng thời gian, địa điểm với chi phí thấp có thể thu được lợi
thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp tạo
nên uy tín nhờ vào hệ thống logistics hoạt động hiệu quả và cung cấp dịch vụ khách
hàng với trình độ cao hơn.
2.2. Một số tiền đề lý luận về sức cạnh tranh dịch vụ logistics tại các doanh
nghiệp giao nhận vận tải
2.2.1. Dịch vụ logistics và quá trình cung ứng dịch vụ logistics
2.2.1.1. Các dịch vụ logistics
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics

khác nhau. Theo điều 4 Nghị định số 140/2007/ NĐ – CP thì dịch vụ logistics được
phân loại như sau:
• Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh
kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa.
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi
logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn
kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho
thuê và thuê mua container.
• Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải,bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải.
- Dịch vụ vận tải thủy nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng không.
- Dịch vụ vận tải đường sắt.
- Dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải đường ống.
• Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
- Dịch vụ bưu chính.
- Dịch vụ thương mại bán buôn.
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,
thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
2.2.1.2. Quá trình cung ứng dịch vụ
Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải
quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách

hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu.Vì dịch vụ là vô hình nên tất yếu là quá
trình sản xuất phải gắn liền với quá trình tiêu thụ của khách hàng. Hay nói cách
khác khách hàng cần tiếp xúc trực tiếp với dịch vụ hay môi trường vật chất của nó,
và đồng thời họ cũng đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên cảm nhận về mội trường
vật chất của dịch vụ.
Hệ thống sản xuất dịch vụ bao gồm các yếu tố về vật chất kỹ thuật công nghệ
và con người, được tổ chức chặt chẽ theo một hệ thống phối hợp hướng tới khách
hàng, nhằm đảm bảo thực hiện quá trình sản xuất và tiêu dùng một cách có hiệu
quả. Quá trình cung ứng dịch vụ được thể hiện rõ qua sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 2.1: Mô hình cung ứng dịch vụ logistics
(Nguồn: Giáo trình Marketing dịch vụ)
Tổ
chức
nội bộ
Cơ sở vật chất
Nhân viên giao
tiếp dịch vụ
Dịch
vụ
logist
ics
Khách
hàng
Không nhìn thấy Nhìn thấy
Môi trường vật chất
Hệ thống bao gồm các yếu tố vật chất có thể xác định. Trong đó, môi trường
vật chất bao gồm yếu tố nội bộ doanh nghiệp là yếu tố “ không nhìn thấy” được đối
với khách hàng và yếu tố “ nhìn thấy” được bao gồm cơ sở vật chất và nhân viên
giao tiếp dịch vụ. Khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ đồng nghĩa với quá trình tiếp
nhận dịch vụ chuyển giao từ các yếu tố nhìn thấy được là vật chất và con người,

đồng thời các yếu tố vật chất, con người này lại được điều hành, xây dựng dựa vào
yếu tố “ không nhìn thấy” là nội bộ.
Khách hàng tiêu dùng dịch vụ chính là quá trình tiếp xúc trực tiếp với môi
trường vật chất của dịch vụ, bao gồm các yếu tố vô hình và hữu hình . Nếu không
có khách hàng thì sẽ không có dịch vụ. Khách hàng gắn liền với hệ thống và trở
thành một yếu tố quan trọng của hệ thống. Khách hàng trực tiếp tiêu dùng dịch vụ
của nhân viên cung ứng, chất lượng cung ứng được khách hàng trực tiếp đánh giá.
Cơ sở vật chất cần thiết cho sản xuất cung ứng dịch vụ như các thiết bị, máy
móc, nhà xưởng…cơ sở vật chất thúc đẩy dịch vụ tiến triển lợi hơn, thông qua cơ sở
vật chất khách hàng sẽ có cách đánh giá tốt hơn về dịch vụ.
2.2.2. Một số chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics tại
các doanh nghiệp giao nhận vận tải
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì cạnh tranh là một quy luật tất
yếu. Cạnh tranh là tiền đề của sự tiến bộ và phát triển bởi càng nhiều doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có
chất lượng tốt hơn. Cạnh tranh được hiểu là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm.
dịch vụ của doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp khác.
Để có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các
đối thủ cạnh tranh thì cần có một số chỉ tiêu đo lường như:
- Số lượng dịch vụ: doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng của mình
bao nhiêu dịch vụ, so sánh với số lượng dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh có thể
cung cấp cho khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ: chất lượng dịch vụ là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay, khi các yếu
tố về giá cả, chất lượng là những yếu tố chính trong cạnh tranh thì gắn liền với nó là
chất lượng dịch vụ khách hàng. Ngày nay, chất lượng dịch vụ khách hàng có thể trở
thành vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu về
doanh số, thị phần, góp phần nâng cao hình ảnh và vị trí của doanh nghiệp trên
thương trường. Loại chỉ tiêu đo lường chất lượng dịch vụ khách hàng bao gồm các
chỉ tiêu như: tổng thời gian đáp ứng một đơn hàng, tỷ lệ các đơn hàng hoàn hảo, tỷ

lệ các đơn hàng đúng về hàng hóa/ dịch vụ, số lần khách hàng khiếu nại, tổng giá trị
hàng hóa hư hỏng do dịch vụ logistics, mức độ thỏa mãn của khách hàng, số lượng
khách hàng trung thành, số lượng khách hàng mới…
- Chi phí dịch vụ: chi phí là tổng số tiền doanh nghiệp bỏ ra dùng vào hoạt
động. Chi phí để thực hiện các mục tiêu hoạt động xác định là chỉ tiêu phản ánh tực
tiếp nhất kết quả hậu cần. Các chỉ tiêu đo lường chi phí bao gồm: tổng chi phí và
các chi phí thành phần. tỷ lệ chi phí logistics trên tổng chi phí của doanh nghiệp trên
tổng doanh thu, chi phí các đơn hàng bị trả lại, chi phí lao động, chi phí xử lý hàng
hóa hư hỏng…Thời gian cung ứng dịch vụ, dịch vụ đi kèm
- Thị phần: một trong những yếu tố phản ánh rõ rệt nhất năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp chính là thị phần, bởi thị phần không những đóng góp không nhỏ
trong việc giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao mà nó còn giúp doanh nghiệp
tạo được uy tín, sự nổi tiếng.
- Lợi nhuận: đây được coi như là 1 chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện 1 cách tổng
quan về năng lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng cao
chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh dịch vụ logistics tại các công ty
giao nhận vận tải
2.3.1. Nhân tố bên trong
- Uy tín công ty: một công ty có thể giữ chân được những khách hàng cũ và
thu hút thêm được nhiều khách hàng mới hay không một phần phụ thuộc vào uy tín
của công ty, uy tín càng cao thì càng thu hút được nhiều khách hàng. Uy tín của
công ty được thể hiện qua chất lượng dịch vụ khách hàng, quá trình cung ứng dịch
vụ…
- Năng lực tài chính: là tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Tình hình tài chính của công ty cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết
định. Tài chính ổn định sẽ tạo điề kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực: bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao động, các
nhân tố tổng thể về trình độ nhân viên, năng suất lao động, vai trò lãnh đạo…Đây là

nhân tố quyết định trong việc duy trì, vận hành các hoạt động kinh doanh của công
ty.
2.3.2. Nhân tố bên ngoài
- Khách hàng: khách hàng chính là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thành
công hay thất bại của các công ty, chính vì vậy cần phân tích, tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo được nhu cầu của
khách hàng. Từ đó có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhằm thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh sẽ làm ảnh hưởng tới thị phần của
công ty. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của
nền sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng
nhiều, số lượng người cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Cũng chính
nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế vận động theo hướng ngày càng
nâng cao năng suất lao động, điều này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ để có thể tồn tại trong môi trường kinh tế ngày càng
cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
- Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế với các yếu tố như tốc độ tăng
trưởng, thu nhập bình quân, lãi suất, lạm phát, các chính sách kinh tế của chính
phủ…tất cả đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị - pháp luật: Việt Nam là một trong những quốc gia
được đánh giá có nền chính trị tương đối ổn định, đây là một trong những yếu tố
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp
luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự ổn định, còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng
tới việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Môi trường văn hóa: mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những giá trị
văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng. Do vậy, khi có quan hệ hợp tác với các
doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới phong tục
tập quán của nước sở tại để không dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc, gây thiệt hại về
mặt kinh tế cho doanh nghiệp.
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ

LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
3.1.1. Lịch sử hình thành của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
• Tên công ty: Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
• Tên giao dịch: Dragon Logistics Co. Ltd (viết tắt là Draco)
• Địa chỉ trụ sở chính: Lô E4A khu công nghiệp Thăng Long, Hải Bối, Đông
Anh, Hà Nội.
• Điện thoại: (84-4)38812488 Fax: (84-4)38812489
• Website: />• Loại hình công ty: Công ty liên doanh.
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long được thành lập ngày 19 tháng 10 năm
1996 theo giấy phép đầu tư số 012000070 do Ban quản lý các khu công nghiệp và
chế xuất Hà Nội cấp.
Là liên doanh giữa các đối tác Nhật Bản: Sumitomo Corp, Suzuyo &
Co.,Ltd, và các đối tác Việt Nam: Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Trung ương-
VINAFCO và Công ty điện tử Hà nội – HANEL, Draco phát huy được thế mạnh
của các bên đối tác trong liên doanh để hỗ trợ cho sự phát triển không ngừng của
công ty vì mục tiêu cung cấp một cách hoàn hảo các dịch vụ giao nhận tại Việt Nam
và quốc tế.
3.1.2. Quá trình phát triển của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty đã thu được những thành
quả nhất định trong hoạt động kinh doanh.
+ Doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng hàng năm. Năm 1999 Công ty đã bắt
đầu có lãi và tiếp tục có lãi trong những năm tiếp theo.
+ Tổng số lao động hiện tại của công ty hơn 500 người.
+ Năm 1997 trở thành thành viên liên kết của VIFFAS.
+ Năm 1998 trở thành thành viên của FIATA.
+ Năm 1999 trở thành thành viên của IATA và thành viên chính thức của VIFFAS.
Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại Lô E - 4A Khu công nghiệp
Thăng Long - Đông Anh - Hà Nội, Công ty có các chi nhánh tại Hải Phòng, TP Hồ
Chí Minh, Đồng Nai và các văn phòng đại diện tại 33C Cát Linh-Hà Nội, cảng Cái

Lân-tỉnh Quảng Ninh và TP Đà Nẵng. Thêm vào đó, bằng việc phối hợp chặt chẽ
với tập đoàn Sumitomo và các Công ty con của nó là mạng lưới Sumisho Global
Logistics và Công ty Suzuyo với các đại lý chỉ định UPS, DRACO có thể cung cấp
cho các khách hàng dịch vụ giao nhận, vận chuyển trên khắp toàn cầu.
3.1.3. Khái quát về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty và kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty
3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Phòng kế toán
• Thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty theo quy định của
pháp luật:
- Quản lý thu, chi tài chính: trong nội bộ công ty, khách hàng, thầu phụ.
- Thực hiện các báo cáo tài chính: tháng, quý, năm cho các công ty mẹ và các
cơ quan quản lý Nhà nước về thuế.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
- Quản lý về mặt kế toán tài sản của công ty.
- Trợ giúp công tác kiểm toán.
• Tham mưu cho Ban Giám đốc:
Tổng giám đốc
Giám đốc
Phòng kế
toán
Phòng
marrketing
Phòng kho
và vận tải
nội địa
Phòng giao
nhận và đại lý

vận tải quốc tế
Phòng hành
chính nhân
sự
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự năm 2010)
- Các nội dung pháp luật về kế toán tài chính, kiểm toán
- Phân tích số liệu kế toán đề xuất các giải pháp quản lý.
• Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chât lượng theo quy định
b. Phòng marketing
• Thực hiện các công tác marketing của công ty gồm:
- Xây dựng hợp đồng, chào giá trên cơ sở các yêu cầu cụ thể của khách hàng.
- Tiếp thị phát triển khách hàng mới, mở rộng phạm vi dịch vụ với các khách
hàng hiện tại.
• Là đầu mối trong việc chăm sóc khách hàng, xử lý các vướng mắc, khiếu nại,
phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
• Hướng dẫn các phòng ban liên quan trong quá trình thực hiện dịch vụ với
khách hàng.
• Tư vấn khách hàng trong phạm vi dịch vụ cung cấp của công ty.
• Các nhiệm vụ khác do ban giám đốc yêu cầu.
• Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định
c. Phòng kho và vận tải nội địa
• Điều hành hoạt động kho, bãi hàng hoá bao gồm cả kho Ngoại quan và bãi
container rỗng
• Làm các thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất, nhập kho Ngoại quan
• Điều hành hoạt động của đội xe tải tại Hà nội
• Kết hợp bố trí, điều hành các xe tải của của các chi nhánh công ty khi trả,
nhận hàng tại Hà nội
• Thực hiện, điều phối các hoạt động đóng gói hàng hoá, kể cả hàng cá nhân,
các hợp đồng lắp đặt máy móc thiết bị
• Tìm kiếm thầu phụ và đề xuất với Ban Giám đốc về việc sử dụng các thầu

phụ chuyên nghiệp, kiẻm soát hoạt động của thầu phụ theo đúng các hợp đồng đã
ký.
• Cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc và phòng Marketing các khách hàng
mới tiềm năng.
• Lập báo cáo hàng tháng về kho, bãi, vận tải, xếp dỡ, đóng gói, lắp đặt theo
quy định của công ty và yêu cầu của khách hàng.
• Phối hợp với các phòng ban có liên quan để giải quyết các vướng mắc phát
sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ.
• Kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thanh quyết toán đầy đủ các chi phí hàng
tháng, kể cả các chi phí cho thầu phụ.
• Đào tạo nhân viên mới của phòng theo các quy trình của công ty.
• Tư vấn cho khách hàng trong phạm vi dịch vụ công ty cung cấp.
• Tham gia, áp dụng hệ thống ISO 9001:2000 vào quá trình thực hịên các
nhiệm vụ được giao
d. Phòng giao nhận và đại lý vận tải quốc tế
- Thực hiện toàn bộ các công việc về làm thủ tục hải quan và giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng và trong phạm vi dịch vụ của công
ty cung cấp.
- Thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển, đường
không, đường bộ từ / đến Việt Nam.
- Phối hợp cùng các phòng ban liên quan giải quyết vướng mắc, khiếu nại của
khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ.
- Thực hiện các dịch vụ về đại lý vận tải quốc tế, bao gồm cả các khách hàng
do đại lý nước ngoài chỉ định
- Lập đầy đủ, đúng hạn báo cáo tuần, tháng về các dịch vụ đã thực hiện theo
quy định của công ty để làm cơ sở cho việc thu tiền của khách hàng.
- Thanh quyết toán đầy đủ các chi phí thực hiện dịch vụ theo quy định.
- Tư vấn cho khách hàng trong phạm vi dịch vụ công ty cung cấp.
- Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng theo quy trình đào
tạo.

- Tham gia, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định.
e. Phòng hành chính nhân sự
- Thực hiện các công việc về hành chính: nhận điện thoại; quản lý các con
dấu; đón tiếp khách đến; quản lý các công văn đi và đến qua đường thư, fax; điều
động xe văn phòng; quản lý, cung ứng văn phòng phẩm; quản lý công tác bảo vệ trị
an của công ty; quản lý việc duy trì vệ sinh, trật tự trong cơ quan; quản lý các thiết
bị văn phòng, hệ thống điện, nước; quản lý công tác phòng cháy chữa cháy; quản lý
tài sản về hành chính quản trị theo phân công.
- Quản lý các công tác bảo hiểm của công ty.
- Quản lý các công tác về nhân sự: nhân lực, tuyển dụng, lao động tiền lương,
kỉ luật, khen thưởng, chính sách chế độ của người lao động, đánh giá, điều động
nhân viên, các vấn đề về luật lao động, lập kế hoạch, tổ chức các lớp đào tạo bên
ngoài cho cán bộ công nhân viên theo yêu cầu.
- Soạn thảo các nội quy, quy chế của công ty.
- Tham gia, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định.
- Các công việc khác: hỗ trợ các phòng xin giấy phép đăng kiểm xe, một số
giấy phép khác cho các phương tiện vận tải; quản lý hoạt động của trạm cấp nhiện
liệu, xưởng sửa chữa.
- Một số công việc khác khi được ban giám đốc yêu cầu
3.1.3.3. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011
(Đơn vị tính: Tr.đ)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh (%)
09/10 10/11
Tổng doanh thu 351938 443913 448237 20.72 0,97
Tổng chi phí 165489 203983 271891
23,26 33,29
Tổng lợi nhuận

sau thuế
31245 44685 43039 43,01 -3,68
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long)
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh thu của năm 2010 là 443.913
Tr.đ, so với năm 2009 tăng 20,72% hay tăng 91.975 Tr.đ, năm 2011 so với năm
2010 tăng 4.324 triệu đồng, tăng 0,97%. Như vậy, ta có thể thấy doanh thu của công
ty có xu hướng tăng theo từng năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 44.685 Tr.đ,
so với năm 2009 tăng 43,01% hay tăng 13.440 Tr.đ, lợi nhuận sau thuế năm 2011 so
với năm 2010 đã giảm xuống 1.646 Tr.đ hay 3,68%. Lợi nhuận sau thuế năm 2011
của công ty giảm là do tổng chi phí của công ty tăng theo từng năm, điều này là do
tình hình giá cả các mặt hàng biến động không ngừng, đặc biệt là giá xăng dầu đã
ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí logistics.
3.1.3.4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty gồm có:
• Xây dựng, điều hành trung tâm tiếp vận/ kho hải quan
• Điều hành và cung cấp dịch vụ kho bãi container
• Dịch vụ vận tải nội địa bao gồm: vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt,
đường hàng không, đường thủy, đường biển, vận chuyển hàng container,
hàng siêu trường, siêu trọng.
• Dịch vụ giao nhận vận chuyển đa phương thức (kho tới kho), bao gồm hoạt
động đại lý giao nhận.
• Vận chuyển, xếp dỡ và lắp đặt máy móc, thiết bị
• Dịch vụ khai thuê hải quan, tư vấn xuất nhập khẩu, thủ tục đầu tư nước ngoài
• Dịch vụ giao nhận kịp thời, quản lý kho hàng
• Dịch vụ gom hàng
• Dịch vụ vận chuyển văn phòng, chuyển nhà
3.1.3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Công ty có đội xe với trên 200 xe tải, xe hạng nặng, xe chuyên dùng và các
thiết bị xếp dỡ hiện đại. Công ty đã đi vào sử dụng trung tâm tiếp vận Thăng Long
tại Hà Nội với tổng diện tích 50.000 m

2
, trong đó có kho hàng hiện đại rộng 15.000
m
2
, kho ngoại quan rộng 5.040 m
2
và bãi container rộng 15.000 m
2
. Công ty cũng
đã đi vào sử dụng trung tâm tiếp vận Thăng Long tại Đồng Nai với tổng diện tích
trên 20.000 m
2
trong tháng 7 năm 2007.
Văn phòng Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long được thành
lập trong khu vực Trung tâm tiếp vận Thăng Long, trong đó có địa điểm làm thủ tục
Hải quan ngoài cửa khẩu với diện tích trên 2.000 m
2
đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thông quan hàng hoá ra vào khu công nghiệp.
Công ty cũng đảm bảo cung cấp, duy trì và phát triển hệ thống trang thiết bị,
cơ sở hạ tầng để thực hiện, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ mà Công ty cung
cấp, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Cơ sở hạ tầng của công ty bao gồm:
• Đội xe container, xe tải: 116 chiếc
• Các xe chuyên dụng như xe chuyên chở ôtô và xe máy (Car carrier, motor
bike carrier): 17 chiếc
• Phương tiện bốc xếp như xe cẩu, xe nâng : 26 chiếc
• Kho tàng, bến bãi:
- Công ty hiện có 15.000 m
2
nhà kho (kho chứa hàng thông thường và kho ngoại

quan), 14.000 m
2
bãi để hàng và container tại KCN Thăng Long.
- 6.850 m
2
nhà kho tại Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội.
- 3.200 m
2
bãi để hàng và container tại Hải Phòng.
- 15.000 m
2
nhà kho và 5.000 m
2
bãi để hàng và container tại KCN Amata,
Đồng Nai.
- 8.000 m
2
nhà kho tại KCN Sóng Thần, Thuận An, Bình Dương.
- 1.300 m
2
nhà kho tại KCN Biên Hòa.
• Văn phòng làm việc và các trang thiết bị văn phòng
3.1.3.6. Nguồn nhân lực của công ty
Yếu tố con người (nhân lực) là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại
và phát triển của công ty cũng như tính hiệu quả của hệ thống Quản lý chất lượng.
Công ty có đội ngũ nhân viên trên 500 người với trên 200 nhân viên có trình
độ cao đẳng trở lên. Công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức và
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ, lòng nhiệt tình và tinh thần
trách nhiệm trong công việc để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3.1.3.7. Tài chính của công ty

Công ty tiếp vận Thăng Long được thành lập với tổng số vốn đầu tư
9.290.000 USD trong đó vốn pháp định là 4.000.000 USD, vốn vay là 5.290.000
USD. Trong đó:
• Hanel đóng góp 400.000 USD chiếm 10% vốn pháp định của Công ty.
• Vinafco đóng góp 1.000.000 USD chiếm 25% vốn pháp định của Công ty.
• Suzuyo đóng góp 1.240.000 USD, chiếm 31% vốn pháp định của Công ty.
• Sumitomo đóng góp 1.360.000 USD, chiếm 34% vốn pháp định của Công ty.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1. Nhân tố bên ngoài công ty
- Khách hàng:
Khách hàng là yếu tố mang tính chất sống còn đối với hoạt động kinh doanh
của bất cứ một doanh nghiệp nào, nó quyết định sự thành công cũng như thất bại
của mỗi hoạt động cũng như bước tiến của công ty. Tuy nhiên, khách chủ yếu hiện
nay của công ty là các công ty liên doanh hoặc các công ty nước ngoài có trụ sở ở
Việt Nam như Canon Việt Nam, Panasonic…bởi giá thành dịch vụ của công ty đưa
ra khá cao so với các công ty cùng ngành khác.
- Môi trường kinh tế:
Năm 2011 là một năm với nhiều sự biến động về kinh tế, có thể kể ra một số
biến động ảnh hướng đến hoạt động của công ty như:
Sự bất ổn của giá xăng ảnh hưởng tới toàn bộ dịch vụ vận tải của công ty đặt
biệt là ảnh hưởng tới sự tăng lên hơn nữa chi phí dẫn đến tăng giá cả phục vụ khiến
một số bạn hàng của công ty ngừng giao dịch và hợp tác với những đối tác khác.
Ngoài ra do sự gia tăng rủi ro đổ vỡ của chuỗi cung ứng đã khiến cho các
nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược thuê ngoài, điều này đã gây khó khăn
không chỉ cho công ty nói riêng mà toàn ngành logistics.
- Môi trường chính trị - pháp luật:
Việt Nam là một nước có hệ thống chính trị ổn định, Nhà nước cũng đã ban
hành nhiều bộ luật, định chế các hoạt động kinh doanh như Luật Doanh nghiệp,
Luật Thương mại…Hệ thống chính trị ổn định đã giúp công ty yên tâm tham gia các
hoạt động kinh doanh dịch vụ liogistics.

Tuy nhiên Luật pháp Việt Nam chưa đồng bộ trong tất cả các khâu từ quy
hoạch , chiến lược phát triển, các chính sách tạo thuận lợi về kinh doanh, thương
mại XNK, hải quan và cuối cùng là thuế. Điều này dẫn đến chưa tạo được động lực
phát triển mạnh mẽ cho ngành Logistic nói chung và công ty nói riêng
Để khắc phục được tất cả những điều trên nhà nước cần tạo lập một cơ quan
chuyên việt để quản lý, điều hành, dẫn dắt hoạt động Logistic và đồng bộ hóa toàn
bộ các nội dung liên quan đến hoạt động Logistic. Bên cạnh đó cần nhanh chóng thể
chế hóa kịp thời các định chế phù hợp thông lên quốc tế.
- Môi trường văn hóa – xã hội:
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long là một công ty liên doanh giữa các
công ty của Nhật Bản và Việt Nam nên sự khác biệt về văn hóa là điều không thể
tránh khỏi như ngôn ngữ, trình độ khoa học, thói quen, tập quán… gây phần nào
khó khăn cho việc giao lưu cũng như tìm được tiếng nói chung cho cả hai bên.
Nhưng bù vào đó là bề dày lịch sử cũng như bề dày của sự hợp tác đã phần nào làm
mờ đi sự khác biệt này.
- Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay logistics là ngành đang phát triển ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng
dịch vụ logistics ngày càng cao, điều đó khiến cho công ty ngày càng phải đối mặt
với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, các đối thủ này xuất hiện, nhảy vào thị trường với
giá chào hàng thấp hơn, khiễn cho công ty gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm
khách hàng mới và khó giữ chân được khách hàng cũ. Chẳng hạn như, một trong
các khách hàng quen thuộc của công ty là Canon Việt Nam, nhưng công ty TNHH
Mol Logistics đã nhảy vào cạnh tranh với công ty bằng cách chào hàng giá làm thủ
tục hải quan rẻ hơn, chính vì do có lợi thế về giá nên công ty TNHH Mol Logistics
đã được Canon Việt Nam chọn làm đối tác.
3.2.2. Nhân tố bên trong công ty
- Uy tín của công ty:
Với gần 15 năm hoạt động, trong những năm qua công ty đã nâng cao sức
cạnh tranh dịch vụ của mình nhờ vào chính uy tín và thương hiệu của công ty. Công
ty TNHH Tiếp vận Thăng Long là công ty liên doanh giữa hai tập đoàn kinh tế hàng

đầu Nhật Bản (Sumitomo Corp - một trong các tập đoàn thương mại hàng đầu thế
giới và Suzuyo & Co.,Ltd – chuyên gia trong lĩnh vực vận chuyển có đại lý trên
khắp toàn cầu và các đối tác Việt Nam: Công ty cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương
– VINAFCO – trực thuộc bộ Giao thông vận tải và công ty Điện tử Hà Nội –
HANEL – trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội) công ty có lợi thế để
phát triển dịch vụ logistics. Với uy tín cũng như sức mạnh của các công ty mẹ - có
quan hệ rộng lớn với các cơ quan và tổ chức có liên quan đến xuất nhập khẩu như
hải quan, cảng vụ, ngân hàng, nên khi tiến hành các thủ tục, chuyển tải, xếp hàng,
giải quyết các vấn đề phát sinh, hoàn tất các giấy tờ một cách nhanh chóng, do đó
hàng hóa của công ty trong quá trình vận chuyển ít gặp phải trở ngại, mọi thủ tục
luôn được tiến hành nhanh gọn, điều đó tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng về khả
năng hoàn thành công việc đúng hẹn, đúng thời gian, địa điểm của công ty.
Uy tín của công ty được thể hiện qua các khách hàng lâu dài
- Nguồn nhân lực:
Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động của
mỗi công ty, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chất lượng cao. Kinh doanh dịch vụ logistics
đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phải có trình độ, kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ vững chắc.
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long được thành lập trên cơ sở liên doanh
Việt Nam – Nhật Bản. Tiền thân phía Việt Nam tách ra từ công ty cổ phần dịch vụ
vận tải Trung ương và công ty Điện tử Hà Nội, vì vậy có một số lượng nhân viên
vừa có đủ trình độ chuyên môn, vừa có kinh nghiệm lâu năm được tuyển từ hai
công ty. Còn về phía Nhật Bản, hai tập đoàn Sumitomo Corp và Suzyuo & Co.,Ltd
đều là các tập đoàn thương mại hàng đầu thế giới và chuyên gia trong lĩnh vực vận
chuyển do đó công ty cũng được tiếp nhận những nhân viên có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và có phong cách làm việc chuyên nghiệp từ phía
Nhật Bản.
Tuy đội ngũ nhân viên của công ty có tới 80% nhân viên trẻ, là sinh viên mới
ra trường, ít kinh nghiệm nhưng công ty có một hệ thống đào tạo nhân viên tương
đối chuyên nghiệp, vừa học vừa làm nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao trong công

việc.
- Năng lực tài chính:
Vốn và tình hình sử dụng vốn là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của một công ty. Với gần 15 năm hoạt động có hiệu quả, công ty TNHH
Tiếp vận Thăng Long đã tạo ra được một nguồn vốn lớn, ổn định trong suốt quá
trình kinh doanh của mình.
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm 2009 - 2011
(Đơn vị tính: Tr.đ)
Nguồn vốn
2009 2010 2011
Chênh lệch số
tiền
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
10-09 11-10
Nợ phải trả 102435 36.29 108930 36.13 113029 33.74 6495 4099
Vốn chủ sở hữu 179851 63.71 192568 63.87 221932 66.26 12717 29364
Tổng nguồn vốn 282286 100 301498 100 334961 100 19212 33463
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long)
Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy nguồn vốn của công ty không ngừng tăng

mạnh qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 19.212 Tr.đ (6.8%) so với năm
2009, năm 2011 tăng 33.463 Tr.đ (11.1%) so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu
là do vốn chủ sở hữu tăng lên 12.717 Tr.đ năm 2010, và 29.364 triệu năm 2011, nó
chiểm một tỉ trọng lớn trong số tổng nguồn vốn tăng, nợ phải trả cũng tăng lên
nhưng không đáng kể. Vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn tỉ trọng trong tổng nguồn
vốn (thường trên 60%), và vẫn tăng mạnh qua các năm thể hiện công ty đã chủ động
hơn về vốn, có khả năng độc lập cao về mặt tài chính. Để đạt được điều này có thể
lý giải là do công ty đã tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn: cổ phần đóng góp
của các thành viên, huy động từ nguồn bên ngoài và đặc biệt chú trọng việc huy
động vốn từ các cán bộ công nhiên viên của công ty, tuy số lượng ít hơn vay ngoài
nhưng tiết kiệm cho công ty được chi phí lãi vay từ Ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác.
Với tiềm lực về vốn như vậy, công ty luôn có thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết
bị, cơ sở vật chất kĩ thuật để từ đó nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của công ty.
- Giá cả:
Về mặt giá cả, giá cả dịch vụ logistics của công ty bao giờ cũng cao hơn giá
của các công ty khác trong cùng thị trường KCN Bắc Thăng Long. Vì vậy đây
không là một lợi thế cạnh tranh dịch vụ của công ty.
Bảng 3.3: Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng lên KCN Thăng
Long – Hà Nội
( Đơn vị: VND)

×