Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Một số giải pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.82 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu
Phần I: Những vấn đề chung về thị trường tiền tệ liên ngân hàng
I.1 Khái niệm và bản chất
I.1.1 Khái niệm
I.1.2 Bản chất
I.2 Đặc điểm
I.3 Phân loại
I.3.1 Phân loại theo đồng tiền giao dịch
I..3.2 Phân loại theo các loại giao dịch
I.3.3 Phân loại theo thời hạn của các giao dịch
I.3.4 Phân loại theo công cụ giao dịch
I.4 Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
I.5 Hàng hóa và giá cả trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
I.5.1 Hàng hóa
I.5.2 Giá cả
I.6 Phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệliên ngân hàng
Phần II: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua
II.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
II.2 Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong thời gian qua
II.2.1 Doanh số giao dịch
II.2.2 Các hình thức và thời hạn giao dịch
II.2.3 Giá cả giao dịch
II.2.4 Môi trường pháp lí đảm bảo cho các giao dịch
Phần III: Đánh giá hạn chế, nguyên nhân các hạn chế trong hoạt động của thị trường
tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam và giải pháp để phát triển bền vững
III.1 Hạn chế trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam
III.1.1 Hạn chế liên quan đến việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ


III.1.2 Hạn chế liên quan đến việc chấp hành của các chủ thể tham gia và sự bảo đảm
an toàn của toàn hệ thống
III.2 Nguyên nhân các hạn chế trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở
Việt Nam
III.2.1 Cơ chế quản lí điều hành chưa mang tính chất thị trường và thiếu nhất quán
III.2.1.1 Cơ chế xác định , điều tiết lãi suất và tỷ giá
III.2.1.2 Công cụ và phương thức quản lí thị trường
III.2.2 Thiếu một thể chế chuyên trách để quản lí và vận hành thị trường
III.2.3 Sự hợp tác và tuân thủ của các ngân hàng thương mại còn kém
III.3 Giải pháp để phát triển bền vững thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng
ngày “thay da đổi thịt”. Từ một nước có nền kinh tế bao cấp, nghèo nàn lạc hậu trước
năm 1986, qua hai mươi lăm năm đổi mới không ngừng, đến nay nước ta đã trở thành
một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất trong khu vực và tạo được
dấu ấn trên bản đồ kinh tế thế giới.
Sự phát triển đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường tiền tệ Việt Nam
trong đó có thị trường liên ngân hàng là một bộ phận cấu thành của thị trường tiền tệ.
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam được thành lập từ năm 1993 theo quyết
định số 132/QĐ-NH14 ngày 10/7/1993 của thống đốc ngân hàng nhà nước, đã và đang
phát huy vai trò là kênh huy động và sử dụng vốn ngắn hạn hiệu quả, đảm bảo khả
năng thanh toán và yêu cầu dự trữ của các ngân hàng thương mại, tác động tích cực
đến lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường tiền tệ liên ngân hàng
vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Chính vì thế, em đã mạnh dạn chọn để tài “Một số giải
pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam” để
nghiên cứu.
Vì đây là lần đầu tiên tiếp cận với đề tài này cùng với nền tảng kiến thức của bản thân
còn nhiều hạn chế nên chắc hẳn bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất

mong nhận được sự góp ý, bàn luận và đánh giá từ phía giảng viên hướng dẫn để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Bài nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề chung về thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Phần II: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua
Phần III: Đánh giá hạn chế, nguyên nhân các hạn chế trong hoạt động của thị trường
tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam và giải pháp để phát triển bền vững
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTW: Ngân hàng trung ương
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
TCTD: Tổ chức tín dụng
HHNH: Hiệp hội ngân hàng
USD: Đồng đô la Mỹ
GBP: Đồng bảng Anh
EURO: đồng tiền chung châu âu
VND: Việt nam đồng
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê tình hình đồng thuận lãi suất
Bảng 2: Thống kê tình hình điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN
Bảng 3: Thống kê tình hình tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư
Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD ngân hàng tháng 3/2011
Biểu đồ 2: Diễn biến tỷ giá USD tại ACB tháng 3/2011
Biểu đồ 3: Diến biến tỷ giá USD tại ACB nửa đầu tháng 4/2011
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN
NGÂN HÀNG
I.1 Khái niệm và bản chất
I.1.1 Khái niệm
Thị trường liên ngân hàng là thị trường do ngân hàng nhà nước tổ chức và điều hành
nhằm giúp các tổ chức tín dụng là thành viên sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu

quả và đảm bảo khả năng chi trả trong thanh toán.
I.1.2 Bản chất
Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường nội tệ liên ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch
cơ bản giữa các ngân hàng. Thông thường, các giao dịch này được thực hiện thông
qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW. Đây là thị trường thực hiện các
giao dịch vốn ngắn hạn dưới nhiều hình thức giữa các ngân hàng và các tổ chức trung
gian tài chính khác. Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện
việc đi vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm bù đắp nhu cầu gây quỹ của
mình. Theo khái niệm truyền thống, thị trường liên ngân hàng đồng nghĩa với thị
trường tiền tệ, thể hiện việc đi vay và cho vay giữa các ngân hàng với nhau. Đặc biệt
trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, hoạt động liên ngân hàng
ngày càng phát triển đa dạng, nhanh chóng thuận tiện, vượt ra khỏi phạm vi không
gian của một quốc gia, một khu vực, phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình giữa các ngân hàng, là nơi trao đổi
vốn khả dụng của các ngân hàng với nhau khi giải quyết mối cung cầu về vốn. Do tính
chất ngắn hạn và cấp bách của các ngân quỹ nên các ngân hàng thường vay với kì hạn
rất ngắn, thậm chí ngay lập tức. Khi thị trường này họat động sôi nổi thì mối quan hệ
tương tác giữa các ngân hàng sẽ ngày càng lớn.
I.2 Đặc điểm
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường cực kì nhạy cảm và là thị trường thông tin.
Thị trường liên ngân hàng là một mạng lưới quan hệ các khách hàng đại lý, trong đó
NHTM mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các NHTM khác. Hệ thống tài khoản giữa
các ngân hàng đại lý giúp cho thị trường liên ngân hàng hoạt động hiệu quả.
- Thị trường liên ngân hàng chủ yếu là thị trường bán buôn. Hàng hóa giao dịch ở thị
trường liên ngân hàng là mua bán tiền gửi ngân hàng, tức là khoản dự trữ tạm thời với
những giao dịch lớn. Những giao dịch lẻ được thực hiện ở thị trường bán lẻ của những
người kinh doanh nhỏ hay các ngân hàng nhỏ. Ngoài ra, các loại giấy tờ có giá ngắn
hạn khác là hàng hóa được mua bán thường xưyên với khối lượng lớn trên thị trường
này.
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy rất cao. Điều này xuất phát từ

đặc điểm các chủ thể tham gia thị trường chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức
trung gian tài chính đáp ứng được các yêu cầu về vốn, kí quỹ, chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp và có giấy phép hành nghề. Các giao dịch ở đây hầu như không cần tài
sản bảo đảm và các thủ tục pháp lí cực kì đơn giản.
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu. Thông qua hệ
thống giao dịch hiện đại, các nghiệp vụ mua bán trên thị trường liên ngân hàng được
thực hiện trên cơ sở liên kết toàn cầu gia các ngân hàng, các nhà kinh doanh phi ngân
hàng và một môi giới tiền tệ.
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn. Các giao dịch trên thị trường
này chủ yếu là giao dịch ngắn hạn thường là qua đêm cho tới dưới một năm
- Thị trường liên ngân hàng thực hiện các giao dịch thông qua các công cụ hiện đại.
Trên thị trường, người môi giới (đa số là các ngân hàng) mua bán tiền gửi qua điện
thoại, máy tính...bằng các công cụ phái sinh như các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
tương lai...
I.3 Phân loại
I.3.1 Phân loại theo đồng tiền giao dịch
- Thị trường nội tệ liên ngân hàng: là thị trường thực hiện các giao dịch ngắn hạn bằng
đồng bản tệ
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: là thị trường thực hiện các giao dịch bằng đồng
ngoại tệ có thể chia theo các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, GBP, EURO...
I.3.2 Phân loại theo các loại giao dịch
- Thị trường truyền thống: gồm thị trường tiền gửi và tiền vay liên ngân hàng
- Thị trường ngân hàng phái sinh: gồm các hợp đồng quyền chọn, tương lai, hoán
đổi...
I.3.3 Phân loại theo thời hạn của các giao dịch trên thị trường
- Cho vay qua đêm
- Cho vay có kì hạn cố định: thông thường các khoản vay trên thị trường liên ngân
hàng có kì hạn dưới một năm
- Cho vay qua đêm liên tục: là cho vay qua đêm nhưng được tự động gia hạn các
khoản vay, trừ khi nó được chấm dứt theo ý bên cho vay hoặc đi vay

I.3.4 Phân loại theo công cụ giao dịch trên thị trường
- Thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương
- Thị trường tín phiếu NHTW
- Thị trường thương phiếu và các chấp phiếu của ngân hàng
I.4 Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng thương mại
- Các tổ chức nhận tiền gửi khác
- Nhà môi giới, các tổ chức trung gian khác
I.5 Hàng hóa và giá cả trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
I.5.1 Hàng hóa trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- các khoản vốn ngắn hạn từ vay qua đêm tới kì hạn dưới 1 năm
- tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ
- các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi...
I.5.2 Giá cả
- Các mức lãi suất chỉ đạo do NHTW công bố
- Lãi suất do hai bên thỏa thuận: hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, quan hệ đối
tác, xếp hạng...
- Tùy thuộc kì hạn: thông thường kì hạn ngắn lãi suất thấp hơn kì hạn dài
- Giá buổi sáng khác giá buổi chiều
- Là giao dịch OTC: cùng một kì hạn có nhiều mức giá trên thị trường
I.6 Hình thức giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- Sử dụng điện thoại, fax hợp đồng
- Sử dụng hệ thống Reuteurs dealing
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
II.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt
Nam
Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, thực chất chỉ có
một ngân hàng, vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín

dụng vừa thực hiện chức năng kinh doanh. Tình trạng thừa, thiếu nguồn vốn của các
chi nhánh được điều chuyển từ những chi nhánh khác hoặc được thoả mãn bằng quỹ
phát hành. Vì vậy, thị trường tiền tệ liên ngân hàng không có cơ hội để phát triển.
Ngày 20/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ
máy Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bước đầu hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp
ở dạng sơ khai.
Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã hình thành rõ hệ thống ngân hàng
hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước: quản lí vĩ mô của NHNN và chức
năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Đây là điều kiện cần và đủ để thị trường
liên ngân hàng ra đời và phát triển ở Việt Nam.
Ngày 7/10/1992, thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam ra đời theo Chỉ thị số 07/CT-
NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho phép các tổ chức tín dụng được thực
hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau. Tháng 7/1993, thị trường nội tệ liên ngân hàng
chính thức đi vào hoạt động gắn liền với các hoạt động của các trung tâm thanh toán
bù trừ. Tiếp đó, trong hai năm 1993 và 1994, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ lần lượt
được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Từ đó đến nay, có thể nói rằng,
hoạt động của thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam đã được coi là một bộ phận cấu
thành và có ý nghĩa nhất định trong quá trình hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ
của nước ta.
II.2 Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong thời gian qua
II.2.1 Doanh số giao dịch
Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của
các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm. Kết quả
này phản ánh phần nào vai trò thị trường liên ngân hàng với tư cách là “kênh” dẫn vốn
quan trọng của các tổ chức tín dụng, làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các tổ
chức tín dụng, đồng thời có tác dụng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh cho toàn
hệ thống.
Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng hiện nay được công bố theo tuần theo
thống kê của NHNN và có xu hướng biến động khác nhau tùy từng thời kì của nền
kinh tế. Chẳng hạn như khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9% từ ngày

5/11/2010 sau 10 tháng duy trì ở 8% nhằm kiềm chế lạm phát khiến tất cả các loạị lãi
suất tăng mạnh. Trên thị trường liên ngân hàng, các NHTM giảm tối đa thậm chí tạm
ngừng đưa vốn ra thị trường khiến các ngân hàng nhỏ lao đao thanh khoản cuối năm
2010, doanh số giao dịch cũng giảm sút. Ngược lại có những thời điểm như sắp đến
tết nguyên đán, kì nộp thuế cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp...khiến nhu
cầu chi trả của các ngân hàng tăng mạnh, các NHTM tăng cường giao dịch trên thị
trường liên ngân hàng làm cho doanh số giao dịch tăng cao. Nhưng tựu chung lại,
doanh số giao dịch qua các năm không ngừng tăng cao, đặc biệt trong các năm gần
đây chứng tỏ thị trường liên ngân hàng đã làm tốt vai trò là thị trường bán buôn các
khoản vốn ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các NHTM. Chẳng hạn như trong
tuần từ 19-25/3/2011, doanh số giao dịch đạt 134.125 tỷ VND và 4.116 triệu USD thì
bước sang tuần kế tiếp, từ 27/3-31/3/2011, doanh số đã tăng lên 157.727 tỷ VND và
5.714 triệu USD.
II.2.2 Các hình thức và thời hạn giao dịch
Hình thức và thời hạn của các giao dịch liên ngân hàng cũng khá đa dạng và nhìn
chung tương tự như các giao dịch trên thị trường tiền tệ quốc tế. Các tổ chức tín dụng
ở Việt Nam thực hiện mua bán vốn lẫn nhau thông qua hai hình thức: thứ nhất, mở
khoản tiền gửi lẫn nhau và giao dịch thông qua điện thoại, fax, mạng vi tính về điều
khoản của món vay và thực hiện chuyển tiền; thứ hai, hoạt động mua bán vốn lẫn
nhau tại trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động mua bán
vốn giữa các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng được
thực hiện dưới hai hình thức: cho vay (tái cấp vốn) và cho vay theo bộ hồ sơ khách
hàng.
Thời hạn của các giao dịch trong thời gian gần đây đã được áp dụng khá linh hoạt.
Trước đây, thời hạn giao dịch thường là dài, chủ yếu từ 3 đến 6 tháng, đến nay thời
hạn giao dịch có thể là qua đêm, 1 tuần, 2 tuần,1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12tháng.
Trong thời gian gần đây, xu hướng chung là các giao dịch chủ yếu tập trung ở các kì
hạn ngắn, giao dịch qua đêm không ngừng tăng cao. Chẳng hạn như trong tuần từ 19-
25/3, giao dịch qua đêm đạt 60.579 tỷ VND( chiếm 45% doanh số) và 2.812 triệu
USD( chiếm 68% doanh số). Bước sang tuần tiếp theo, giao dịch qua đêm bằng VND

chiếm 62% doanh số, tương ứng 97.142 tỷ; giao dịch qua đêm bằng ngoại tệ chiếm
78% doanh số, tương ứng 3.983 triệu USD. Điều này cho thấy thị trường liên ngân
hàng đã tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia huy động được nguồn vốn ngắn hạn
một cách dễ dàng, đáp ứng nhu cầu dư thừa hay thiếu hụt vốn ngắn hạn của các
NHTM.
II.2.3 Giá cả giao dịch
Giá cả giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình
quân hoá lãi suất chào của các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước lựa
chọn.
Tình hình lãi suất năm 2010:
- NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 9%/năm vào ngày 5/11/2010 sau 10 tháng giữ
nguyên lãi suất 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng lên 9%/năm, lãi suất tái chiết
khấu tăng lên 7%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán bù trừ điện tử liên
ngân hàng tăng lên 9%/năm
- Đầu năm 2010, lãi suất qua đêm dao động từ 6,76%/năm đến 7,59%/năm, nình
quân ở mức 7,24%/năm; lãi suất bình quân các kì hạn 3 tháng và 6 tháng vẫn là
các kì hạn có mức lãi suất cao nhất, lần lượt là 11,76%/năm và 11,83%/năm.
Lãi suất các kì hạn còn lại dao động từ 8,4%/năm đến 11,27%/năm(trừ lãi suất
không kì hạn)
- Đến cuối năm 2010, sau tác động của sự thay đổi các lãi suất chỉ đạo của
NHNN, lãi suất thị trường liên ngân hàng giao dịch thành công phổ biến ở mức
17%/năm rồi giảm xuống 13,5%/năm, lãi suất qua đêm còn 11,5%/năm, lãi suất
1 tuần là 12,5%/năm
Tình hình lãi suất quý I/2011:
- Đầu quý I/2011, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay
qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt
vốn trong thanh toán bù trừ, lãi suất kỳ hạn 7 ngày trên nghiệp vụ thị trường
mở từ mức 9%/năm lên mức 11%/năm; Đồng thời, giữ nguyên lãi suất cơ bản ở
mức 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 7%/năm
- Đến ngày 8/3/2011, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái chiết khấu lên

12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm
- Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng trong những ngày giáp Tết Nguyên
đán Tân Mão từ 14%-17%/năm, từ đầu tháng 2 giảm và ổn định ở mức 10,5-
13%/năm. Trong những ngày cuối Quý I/2011, lãi suất thị trường liên ngân
hàng tăng và hiện giao dịch ở mức khoảng 16-18%/năm, chủ yếu kỳ hạn dưới 1
tháng; lãi suất 1 tuần ở mức 18-20%/năm.
Tỷ giá ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2011 đã được NHNN điều
chỉnh theo ngày để sát phản ánh sát thực hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
II.2.4 Môi trường pháp lí đảm bảo cho các giao dịch
Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng ngày càng được hoàn
thiện. Từ những cơ sở pháp lý nền tảng ban đầu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành thêm những Quyết định như:
Quyết định số 114/QĐ - NĐ14 ngày 21/6/1993 ban hành quy chế tổ chức và hoạt
động của thị trường liên ngân hàng

×