Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

ký hoàng phủ ngọc tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.62 KB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

---------------------------------




LÊ THỊ HỒNG MINH



KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG



Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM


Mã số : 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH THI








Thành phố Hồ Chí Minh - 2006
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ...........................................................2
3. Lòch sử vấn đề ..................................................................................................3
4. Đóng góp của luận văn ....................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................7
6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 7
Chương 1:
Hoàng Phủ Ngọc Tường và ký Việt Nam hiện đại

1.1 Hoàng Phủ Ngọc Tường - con người và sự nghiệp . .......................................8
1.2 Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt Nam hiện

đại .................................................................................................................13
1.2.1 Khái quát về thể “ký” .......................................................................13
1.2.2 Đặc điểm ký Hoàng Phủ Ngọc Tường ..............................................17
1.2.3 Vò trí ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt

Nam hiện đại ....................................................................................24
Chương 2:

Cảm hứng chủ đạo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường


2.1 Cảm hứng thiên nhiên ..................................................................................32
2.1.1 Một thiên nhiên tươi đẹp với nhiều dáng vẻ phong phú khác nhau. 33
2.1.2 Một thiên nhiên đầy khắc nghiệt, bò tàn phá nặng nề bởi chiến tranh

con người ............................................................................................42
2.2 Cảm hứng văn hoá - lòch sử ..........................................................................45
2.2.1 Luôn hướng đến chiều sâu văn hóa ................................................. 46
2.2.2 Những khám phá mới về lòch sử ...................................................... 55
2.3 Cảm hứng trữ tình công dân .........................................................................60
2.3.1 Ca ngợi con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm 60
2.3.2 Ca ngợi con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước ...................................................................................................64
2.3.3 Ca ngợi sự lựa chọn thái độ sống đúng đắn của người trí thức Việt
Nam
trước những bước ngoặc của lòch sử . ................................................ 67
2.4 Cảm hứng phê phán và cảm hứng thời sự ...................................................71
2.4.1 Phê phán tội ác diệt chủng và diệt môi trường sống của kẻ thù xâm
lược ....................................................................................................71
2.4.2 Trăn trở với những vấn đề thời sự nóng hổi đáng báo động .............75
Chương 3:
Phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 81
3.1.1 Sự tự biểu hiện của cái Tôi trữ tình ...................................................81
3.1.2 Thế giới nhân vật phong phú, sinh động ...........................................86
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu .......................................................................90
3.2.1 Kết cấu “phi cốt truyện” .................................................................. 90
3.2.2 Kết cấu theo trường liên tưởng ..........................................................96
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu .............................................101
3.3.1 Ngôn ngữ .........................................................................................101

3.3.2 Giọng điệu .......................................................................................113
3.4 Cách ứng xử nghệ thuật đối với từng tiểu loại ...........................................118
3.4.1 Với bút ký .........................................................................................118
3.4.2 Với tùy bút ...................................................................................... 121
3.4.3 Sự xâm nhập giữa hai thể loại ........................................................ 124
KẾT LUẬN ............................................................................................
127

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................
131

PHỤ LỤC ...............................................................................................
139



1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1 Ký là một bộ phận hợp thành của hầu hết các nền văn học hiện đại.
Được xem là một thể loại rất cơ động, linh hoạt, nhạy bén, ký ngày càng khẳng
đònh vò trí quan trọng của mình trong việc phản ánh hiện thực của đời sống con
người và xã hội ở cái thế trực tiếp và tươi mới nhất, đồng thời vẫn giữ được
những giá trò nghệ thuật cơ bản của một tác phẩm văn học. Bằng vốn sống, sự
hiểu biết và tài năng sáng tạo, các nhà văn viết ký thực sự đã khẳng đònh vai trò
không thể thiếu của mình trong việc góp phần xây dựng một nền văn học hoàn
chỉnh.
1.2 Trong những gương mặt viết ký tiêu biểu của văn học Việt Nam
hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) nổi lên như một hiện tượng đáng chú
ý với một phong cách viết vừa trữ tình, lãng mạn vừa thâm trầm, triết lí rất độc

đáo, tài hoa.
Vốn được sinh ra và lớn lên ở Huế - một trong những trung tâm văn hóa
lâu đời của đất nước, do đó, hơn ai hết, HPNT rất am hiểu về thiên nhiên, lòch
sử, văn hóa và con người nơi đây. Bởi vậy, những trang viết của ông luôn được
gắn với vùng đất Huế vừa thẩm mỹ vừa ruột thòt. Bên cạnh đó, với vốn kiến thức
uyên bác, phong phú trên nhiều lónh vực có được bằng sự tích lũy kiến thức qua
những chuyến điền dã đến mọi miền của Tổ quốc, từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận
đất Mũi Cà Mau…, HPNT đã sáng tạo được những trang ký vừa chuyển tải được
những vấn đề thời sự nóng hổi, đáng quan tâm đang diễn ra trong cuộc sống vừa
thể hiện cái nhìn của một con người luôn muốn tìm hiểu, khám phá sự kiện ở
chiều sâu của nó.

2
Chính vì thế, những tác phẩm ký HPNT thực sự đã khẳng đònh giá trò của
mình theo thời gian, gây được sự chú ý cho công chúng gần xa và những nhà phê
bình, nghiên cứu văn học .
Từ năm 2003, ký HPNT đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình
Văn 12 thí điểm phân ban ở cả 2 bộ sách (bộ 1 do Trần Đình Sử chủ biên; bộ 2
do Phan Trọng Luận chủ biên) với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
Đây là một sự ghi nhận đáng kể vò trí của ký HPNT đối với nền văn học nước
nhà.
1.3 Là một người giảng dạy văn học, lại vốn có sự yêu thích về bản chất
phản ánh “người thật, việc thật” của thể ký và niềm say mê về truyền thống văn
hóa xứ Huế, tôi đã tìm đến những trang ký của HPNT. Bởi tôi mong rằng, qua
những trang ký đầy “ánh lửa” đó, tôi phần nào cảm nhận được những truyền
thống văn hóa - lòch sử đặc sắc của xứ Huế, của dân tộc, mở rộng tầm nhìn của
mình đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là về mảnh đất miền Trung đầy
thương đau và khói lửa trong chiến tranh. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu ký
HPNT sẽ trang bò cho tôi những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc giảng
dạy tác phẩm ký của ông ở THPT.

Đó chính là những lý do tôi muốn đi sâu vào những tác phẩm ký của nhà
văn HPNT để khám phá những giá trò tiềm ẩn, cũng như muốn khẳng đònh sự
đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Mặt khác, nếu thành công, tôi
xem như đây là một kỷ niệm trân trọng dành cho ông.
2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Giới hạn của đề tài:
Có thể nói, văn chương HPNT thực sự là một mảnh đất còn đang bỏ ngỏ.
Do thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm

3
nhằm rút ra những đặc điểm chủ yếu của ký HPNT trong sự nghiệp sáng tác của
ông trên hai phương diện nội dung cảm hứng và phương thức biểu hiện.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận văn này, người viết tập trung khảo sát các tác phẩm ký của
HPNT, chủ yếu là bút ký và tùy bút, được tuyển chọn trong tập 2 và 3 của
“Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” (trọn bộ 4 tập) do Nhà xuất bản Trẻ TP
Hồ Chí Minh phát hành năm 2002. Tổng số là 80 tác phẩm.
Tuy nhiên, để bao quát hơn, chúng tôi tham khảo thêm các tác phẩm của
HPNT đã được in riêng: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Rất nhiều ánh
lửa”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Bản di chúc của cỏ lau”, “Hoa trái
quanh tôi”, “Huế di tích và con người”, “Ngọn núi ảo ảnh”, “Trong mắt tôi”,
“Rượu hồng đào chưa nhắm đã say”, Tập 1 “Tuyển tập HPNT” (tuyển chọn
những bài Nhàn đàm), “Trònh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé”…
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Có thể xem HPNT là một hiện tượng văn học miền Trung và rộng hơn là
văn học cả nước sau năm 1975. Các tác phẩm của ông tạo nên một sức hấp dẫn
riêng, đặc biệt là đối với những người đã từng gắn bó với Huế. Những năm gần
đây, các bài phê bình, bình luận tác phẩm HPNT đã được đăng nhiều trên các
báo, tạp chí trong và cả ngoài nước. Ngoại trừ những bài viết bình bàn về thơ (vì
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài) thì chúng tôi có trong tay những bài

viết sau liên quan ít nhiều đến nội dung đề tài cần khảo sát:
Bước vào văn đàn Việt Nam không bao lâu, HPNT đã nhanh chóng tạo
dựng một chỗ đứng vững chắc cho mình với những tập bút ký giàu giá trò nội
dung và nghệ thuật. Và có lẽ, theo chúng tôi, Nguyễn Tuân là người đầu tiên có
một cái nhìn rất bao quát nhưng đầy chính xác về giá trò của ký HPNT: “Ký

4
HPNT có rất nhiều ánh lửa” [99, tr. 3]. Còn Trần Đình Sử thì nhìn nhận một
cách cụ thể hơn: “Bút ký của HPNT là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát
hiện bề dày văn hóa và lòch sử của các hiện tượng đời sống… Văn anh giàu những
tư liệu lấy từ sử sách, tri thức khoa học, huyền thoại và ký ức cá nhân làm cho
hình tượng lóe lên những ánh sáng bất ngờ” [77, tr.298]. Phạm Xuân Nguyên khi
đưa HPNT vào “Chân dung văn học Quảng Bình, Quảng Trò, Thừa Thiên sau
1975” đã đánh giá: “Bất cứ viết về cái gì và viết về nơi đâu, tôi thầm nghó, HPNT
chỉ đặt bút xuống trang viết khi đã tìm được mạch liên tưởng của nơi này với nơi
kia, hôm nay và ngàn xưa, nhất thời và muôn thû và khi đã quyết được với mình
là từ những trang viết đó khả dó có được một chút gì đấy còn lại với người, với
đời cho dù sự kiện đã vónh viễn bò vùi lấp trong dòng thời gian”, bởi vậy mà “Ký
của Hoàng Phủ Ngọc Tường là từ thực tế thoát ra khỏi thực tế, sau khi đã ngoảnh
vào lòch sử văn hóa hiện trở ra đời” [64, tr.76-78]. Không chỉ thế, Nguyễn Đăng
Mạnh còn đưa HPNT vào bộ sưu tập 90 chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại
trong “Tác giả Văn học Việt Nam” (Tập II) cùng với những nhận xét đáng quý:
“Trong số không nhiều nhà văn đã dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của
mình cho thể ký hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đặc sắc” và
chính “sự nhạy bén trong việc nắm bắt hiện thực cuộc sống và nhanh chóng lẩy
ra những vấn đề đáng quan tâm, đáng bình luận là một nguồn gốc tạo nên thành
công ở các trang kí của nhà văn” [51, tr.38].
Một trong những yếu tố của ký HPNT mà các nhà phê bình hay đề cập
đến là cảnh sắc thiên nhiên. Lê Xuân Việt trong bài “Cảnh sắc thiên nhiên
trong bút ký HPNT”, có viết: “Với HPNT, cảnh sắc thiên nhiên Huế in rõ bản

sắc, bút pháp trong sáng tác của anh. Anh viết về sông Hương, Bạch Mã, về
“thành phố vườn” của Huế với những liên tưởng phong phú, đa dạng mang dấu ấn
của một cây bút tài hoa trong hư cấu, sáng tạo hình tượng đầy tính nghệ thuật ít
lẫn với những người viết khác” [126, tr.80]. Lê Đức Dục thì nhấn mạnh: “Thiên

5
nhiên vốn có mặt trong mỗi số phận con người, nhưng thiên nhiên hóa thân thành
máu thòt đời người, trở thành ám ảnh khôn nguôi đối với Hoàng Phủ Ngọc
Tường” và “Đọc những bút ký của anh, ta luôn bắt gặp một HPNT luôn hiền kính
như con chiên trước một đấng tối cao là chim muông - hoa lá - đất trời gọi tên là
thiên nhiên” [17, tr.96-97]. Còn Lê Thò Hường thì tinh tế, cụ thể hơn: “Là thi só
của thiên nhiên, HPNT nhạy cảm với cỏ, hoa, ngàn thông, chim sẻ. Trong thơ anh
xuất hiện nhiều hình ảnh hoa dại, cỏ gai, chim trời… như là biểu tượng của thiên
nhiên trong trẻo, thuần khiết. Là thi só của thiên nhiên, những trang ký của HPNT
mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết
trầm tích văn hóa từ thiên nhiên” [42, tr.69].
Một khía cạnh khác mà các nhà nghiên cứu, phê bình cũng hay chú ý, đó
là chất Huế, văn hóa Huế trong các tác phẩm HPNT. Hoàng Ngọc Hiến khi viết
“Ký và tiểu luận (et-xe)” đã phát hiện rằng “trong Hoa trái quanh tôi của
HPNT, vườn An Hiên được chiêm ngưỡng bằng những suy tư về “bản sắc Huế”, về
quan niệm triết học Con người - Thiên nhiên và rộng hơn nữa, về vò thế của con
người trong vũ trụ…” [32, tr.19]. Đặng Nhật Minh thì nhìn nhận: “Cái làm nên
giá trò văn chương của HPNT theo tôi nghó, lại không nằm trong những kiến thức
văn hóa uyên thâm ấy, mà nằm trong cái chất Huế của con người anh” [56, tr.65].
Trần Thùy Mai khi đặt vấn đề “Ký văn hóa của HPNT” đã nhấn mạnh: “Huế
trong ký văn hóa của HPNT không giới hạn ở những thành quách, lăng mộ, sông
núi, hay những chuyện vua chúa hậu phi chép dài dài trong những sách sử” mà
“điều anh quan tâm là con người, và với sự hiểu biết khoa học của mình anh đã
dựng lại diện mạo tâm hồn của Huế xưa, điều mà không một nhà Huế học nào
làm được” [50, tr.56].

Bên cạnh đó, vốn kiến thức uyên bác, sâu rộng về các vấn đề của đời
sống xã hội của nhà văn - cái mạch ngầm tạo nên sức sống, sức hấp dẫn cho các
tác phẩm HPNT cũng được các nhà phê bình, nhà văn đặc biệt nhấn mạnh. “Đọc

6
Ngọn núi ảo ảnh của HPNT”, Hoàng Cát đã nhận đònh: “HPNT có một phong
cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học,
triết học, lòch sử, đòa lý… sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm
nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được” [12, tr.69].
Còn Nguyên Ngọc khi “Đọc HPNT” thì nhận xét: “HPNT là người thường hay
suy nghó về lòch sử. Và những mô tả của anh, cố gắng thật tỉnh táo, bao giờ cũng
được “chống đỡ” bởi những suy nghiệm sâu xa và ẩn ngầm về lòch sử; chính vì
vậy mà những mô tả ấy thật khách quan nhưng không hề hời hợt” [63, tr.11]. Nhà
thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nhấn mạnh: “Anh là một nhà văn hóa hành văn vô
cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế, và đôi khi như một triết gia uyên
thâm lãng tử”, “Đọc anh, ta không chỉ thâu nhận đời sống, lòch sử, triết học, kinh
tế hay chính trò mà còn cảm nhận được cả một tình yêu lớn đối với con người, dân
tộc và cách mạng” [85, tr.65]. Ngay cả Đặng Tiến, một Việt kiều sống ở Paris,
sau khi “Đọc tuyển tập HPNT” cũng đã đánh giá: “Đặc điểm trong tác phẩm
HPNT là chất trí tuệ, dựa trên vốn kiến thức sâu rộng về đòa lý, lòch sử, văn học
kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn trong hành văn súc tích, say đắm và
hào hoa. Tình cảm dành cho đất nước, quê hương, bè bạn, thiên nhiên và nhân
đạo vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, trở thành sinh lực lay chuyển tâm tư
người đọc” [95, tr.8].
Có thể nói, với sự thông tuệ kiến thức đời sống, lòch sử, văn hóa cổ kim
Đông - Tây, HPNT đã ngày càng khẳng đònh vò trí của mình bằng một phong
cách ký rất độc đáo, rất riêng. Lê Viết Thọ “Trong miền hoài niệm” của mình
đã ngẫm thấy: “Ngòi bút của nhà văn đẫm đầy chất thơ, chất trữ tình sâu lắng
làm cho bài bút ký như trở thành một essai (tiểu luận) với những trang sâu sắc
triết luận, miêu tả nghệ thuật tinh tế, một lượng tri thức, liên tưởng và một kiến

văn phong phú” [90, tr.62]. Rồi Đặng Hiển, người giới thiệu tác phẩm “Ai đã
đặt tên cho dòng sông” trong Ngữ văn 12, Tập 2, Ban KHTN, khi trình bày

7
những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HPNT cũng đã nhấn mạnh:
“Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông (HPNT) là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa khách quan và chủ quan, giữa trữ tình và chính luận, sử thi
hóa cảm hứng lòch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng” [47, tr.37].
Bởi vậy, “Trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường tuy không nhiều nhưng là
những trang rực lửa, một cây bút xuất sắc của miền Trung xứ Huế” - Trần Mạnh
Thường đã đi đến kết luận như vậy khi giới thiệu ông trong “Từ điển tác gia
văn học Việt Nam thế kỷ XX” [94, tr.279].
Nhìn chung, những tài liệu đã được tiếp cận dù chưa phải là những công
trình nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về HPNT và sáng tác của ông nhưng ít
nhiều cũng đã chạm vào những vấn đề mà luận văn đặt ra. Chúng tôi xin ghi
nhận tất cả các ý kiến trên và xem đó như những gợi ý quý báu để đi sâu vào
việc tìm hiểu vấn đề, từ đó rút ra những đặc điểm chủ yếu của ký HPNT.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
- Luận văn tập trung tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể loại ký (chủ yếu là
bút ký và tùy bút) trong sự nghiệp sáng tác của HPNT để có một cái nhìn bao
quát trên hai phương diện nội dung cảm hứng và phương thức biểu hiện.
- Hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng đònh giá trò những trang ký “rất nhiều
ánh lửa” của HPNT, sự đóng góp của ông đối với bộ phận văn học ký Việt Nam
nói riêng cũng như văn học đương đại Việt Nam nói chung.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu loại hình: ở đây là thể loại ký, chủ yếu là
bút ký và tùy bút để làm cơ sở lý luận vững chắc nghiên cứu ký HPNT.


8
5.2 Phương pháp lòch sử: nhằm tìm hiểu những dấu ấn lòch sử của thời
đại được ghi nhận trong các tác phẩm, là nguồn tư liệu quý giá để nhà văn có
thể viết về những “người thật, việc thật” - một đặc trưng cơ bản của thể ký.
5.3 Phương pháp hệ thống - cấu trúc: người viết khảo sát ký HPNT trên
tinh thần kết hợp các yếu tố tương đồng về nội dung, nghệ thuật, đồng thời xem
xét chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác như văn hóa, lòch
sử, nghệ thuật, triết học… để từ đó rút ra nhận đònh đánh giá tác phẩm.
5.4 Phương pháp so sánh: đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng đại và
lòch đại để vấn đề được xem xét, đánh giá khách quan hơn.
5.5 Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong quá trình
khảo sát các tác phẩm ký của HPNT để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, tìm
hiểu.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần Mở đầu trình bày những vấn đề mang tính trường quy, trọng
tâm luận văn gồm 3 chương:
Chương 1
: Hoàng Phủ Ngọc Tường và ký Việt Nam hiện đại
Chương 2
: Cảm hứng chủ đạo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chương 3
: Phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cuối cùng là Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục.




9
Chương 1:
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VÀ KÝ

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1 Hoàng Phủ Ngọc Tường - Con người và sự nghiệp
1.1.1 Con người
Nhà văn HPNT sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế. Ông
người làng Bích Khê, xã Triệu Phong, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trò. Hiện
nay, ông đang sinh sống tại Huế cùng với người bạn đời của mình là nhà thơ
Lâm Thò Mỹ Dạ - một trong những gương mặt tiêu biểu của làng thơ nữ Việt
Nam hiện đại.
Từ lúc còn nhỏ đến hết bậc Trung học, HPNT đều học tại Huế. Suốt
những năm học ở cấp II và cấp III, ông học ở Trường Trung học phổ thông Quốc
học. Đến khi học Đại học, ông chuyển vào Sài Gòn. Từ năm 1957 đến năm
1960, HPNT là một trong những sinh viên đầu tiên của ban Việt Hán Đại học Sư
Phạm Sài Gòn khoá I. Sau đó, ông về dạy các môn Văn và Triết tại trường Quốc
học Huế từ năm 1960 đến 1966. Trong thời gian này, ông tiếp tục hoàn thành
tấm bằng cử nhân thứ hai của mình tại khoa Triết Đại học Văn khoa Huế (1964).
Trong những năm sống dưới chế độ Mỹ Diệm, từ những ngày còn đi học
(1963), HPNT đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình và thống
nhất Tổ quốc của học sinh sinh viên và trí thức Huế. Ông đã từng làm Tổng thư
ký Hội Sinh viên Huế, từng bò Diệm bắt giam rồi được thả tự do sau đó nhân vụ
đảo chánh tháng 11/1963 của quân đội Sài Gòn.

10
Từ năm 1964 đến 1966, ông tham gia vào phong trào chống Mỹ Ng của
Phật tử Huế, từng làm Chủ tòch lực lượng giáo chức tranh đấu Huế. Cũng trong
thời gian này, ông được bầu làm Tổng thư ký toà soạn báo “Sinh viên Huế”, báo
“Dân” và tạp chí “Việt Nam, Việt Nam” của phong trào Huế.
Từ năm 1966 đến 1975, ông lên hoạt động ở chiến khu, hoạt động ở
vùng rừng núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, tham gia trực tiếp vào cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và tiếp tục làm báo “Cờ giải phóng” của Thành uỷ

Huế.
Từ năm 1968 đến 1975, ông được giữ các chức vụ sau: Tổng thư ký Liên
minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình thành phố Huế, Tổng thư ký
hội Văn học nghệ thuật khu Trò Thiên Huế, ủy viên ủy ban nhân dân cách mạng
tỉnh Quảng Trò kiêm Trưởng ty văn hóa thông tin tỉnh Quảng Trò của Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, HPNT vừa sáng tác vừa tham gia
công tác quản lý tại các Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Quảng Trò với những
chức danh: Chủ tòch hội Văn học nghệ thuật Bình Trò Thiên, Tổng biên tập tạp
chí Sông Hương, sau đó là Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Ông được công nhận là Hội viên hội nhà văn Việt Nam năm 1975. Và là
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1998, trong chuyến công tác về văn hóa Huế ở Đại học Duy Tân,
Đà Nẵng, nhà văn không may bò tai biến mạch máu não. Ông được chuyển vào
nằm ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng ba tháng (hai tháng hôn mê). Người thân và
bạn bè của ông có lúc tưởng chừng như đã mất hết hy vọng. Thế rồi, ông đã qua
khỏi được hiểm nguy và được chuyển về bệnh viện Huế.
Trong dòp này, Đảng và Nhà nước quyết đònh tặng thưởng cho nhà văn
Huân chương Độc lập hạng 3. Và đại diện Hội nhà văn Việt Nam thay mặt Đảng

11
và Nhà nước mang Huân chương từ Thủ đô Hà Nội vào trao cho ông tại bệnh
viện Huế đúng ngày sinh nhật của ông (09/09/1998).
Từ đó đến nay, với sự giúp đỡ đầy nhiệt tình của các y bác só và bạn bè
trong và ngoài nước, cùng với sự nỗ lực của bản thân, sức khỏe của ông đã được
hồi phục rất nhiều.
Hiện nay, HPNT vẫn luôn luôn đến với độc giả cả nước bằng sự nỗ lực
vượt qua bệnh tật và bằng những áng văn chương sâu thẳm.
1.1.2 Sự nghiệp
Tóm tắt về đời văn của nhà văn HPNT, nhạc só Trần Hoàn đã dùng 7

chữ T: có Tầm, có Tình, có Tài, có Thực Tiễn và luôn Trung Thực với chính
mình và với nhân dân của mình.
Tuy rất thích làm thơ, xem thơ như là một sự trải nghiệm nỗi lòng của
mình, và là một nhà thơ có phong cách độc đáo, nhưng HPNT lại đạt được nhiều
thành công ở mảng văn xuôi hơn, nhất là ở thể bút ký. Không chỉ thế, với vốn
kiến thức uyên bác về tất cả các lónh vực văn học, triết học, lòch sử, đòa lý…, ký
HPNT vừa giàu chất trí tuệ, triết học, vừa mang đậm chất thơ. Bởi vậy, ông được
xem là một cây bút ký uyên bác, độc đáo, tài hoa.
Ông viết văn, làm báo ngay từ những năm còn đi học (khoảng những
năm 60 của thế kỷ XX), khi đang tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi
hòa bình và thống nhất Tổ quốc của học sinh sinh viên. Năm 1959, truyện ngắn
“Chuyện một người đi qua sa mạc” viết từ phong trào trên đã báo hiệu sự có
mặt của ông trên văn đàn. Tuy nhiên, phải đến năm 1971, khi Nhà xuất bản Văn
nghệ giải phóng cho in tập truyện ký “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” thì tên
tuổi HPNT mới được công chúng cả nước biết đến và nhà văn coi đây là tác
phẩm “khai sinh” cho sự nghiệp văn học của mình.

12
Đối với HPNT, có lẽ, ngòi bút của ông hầu như chỉ dành riêng cho đất
nước và con người Việt Nam. Ta có thể bắt gặp mọi miền của Tổ quốc trong
những trang ký nồng nàn tình yêu quê hương, đất nước và con người của ông. Đề
tài ký của HPNT thực sự rộng lớn, đi từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận mảnh đất
mũi Cà Mau, từ Nguyễn Trãi đến công chúa Diana, nhưng có lẽ những bài viết
về Huế hay Thuận Hóa và hai tỉnh tình nghóa giáp ranh Quảng Trò, Quảng Nam
là những trang ký hàm súc nhất.
Là một người được sinh ra và lớn lên tại thành phố Huế - từng là kinh đô
của nước ta, một trung tâm văn hóa có bề dày lòch sử, nhà văn HPNT chòu ảnh
hưởng rất nhiều của văn hóa và con người xứ Huế. Do đó, ông dành phần lớn
những trang viết của mình để nói về thiên nhiên, con người xứ Huế cũng như
những truyền thống văn hóa đặc sắc của chốn kinh kì xa xưa. Bởi vậy, Trần

Mạnh Thường đã nhận xét: “Nếu nhà văn Tô Hoài biết từng ngõ ngách của phố
phường và nếp sống sinh hoạt của làng xã Hà Nội, còn Sơn Nam - nhà văn Nam
Bộ thì biết hết căn tơ kẽ tóc của đất trời con người Sài Gòn - Bến Nghé thì nhà
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường “trầm cả tâm hồn mình trong khuôn mặt cuộc đời
cùng với đất trời sông nước của Huế”” [94, tr.279].
Và ông thực sự là “một cuốn từ điển sống về Huế” (Nguyễn Trọng Tạo)
[85, tr.64].
Với bản chất của một tâm hồn Huế thâm trầm, sâu lắng, nhà văn HPNT
cứ lặng lẽ viết ra những dòng chữ bình dò nhất, nhưng đồng thời cũng là tâm
huyết nhất trong trái tim một nhà văn đầy tài năng. Có khi ông còn tự ví mình
như một con dế hát nỉ non trong ngôi nhà của nỗi buồn. Nhưng đấy không phải
là nỗi buồn tan vữa mà chính là một nỗi buồn lớn đầy tính nhân văn, mang theo
khát vọng của con người. Đó như là một “nỗi buồn sáng trong” khiến cho tâm
hồn con người trở nên thanh cao, tốt đẹp hơn.

13
Có lẽ vì thế mà văn chương HPNT ngự trò trong lòng người đọc như một
sự chia sẻ, đồng cảm sâu sắc. Đọc văn ông, chúng ta không chỉ thâu nhận đời
sống, lòch sử, văn hóa, triết học, kinh tế hay chính trò mà còn cảm nhận được cả
một tình yêu lớn đối với con người, dân tộc và cách mạng.
Ngay cả những năm lâm trọng bệnh, với sự giúp đỡ của những người
thân, HPNT vẫn sáng tác, viết báo và cho xuất bản nhiều cuốn sách có giá trò.
Ông thật sự là một tấm gương sáng về sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi.
Tất cả những điều đó đã làm cho HPNT trở thành “một nhà văn tầm cỡ,
một nhân vật lòch sử của văn hóa Huế cuối thế kỷ XX và còn ảnh hưởng sâu sắc
tới nhiều thế hệ sau” (Nguyễn Trọng Tạo) [85, tr.66].
Các tác phẩm đã xuất bản:
* Các tập bút ký
1. Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
2. Rất nhiều ánh lửa (1979).

3. Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984).
4. Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký - 1991).
5. Hoa trái quanh tôi (1995).
6. Huế di tích và con người (1995).
7. Ngọn núi ảo ảnh (1999).
8. Trong mắt tôi (2001).
9. Rượu hồng đào chưa nhắm đã say (truyện ký - 2001).
* Nhàn đàm
1. Nhàn đàm (1997).

14
2. Người ham chơi (1998).
3. Miền gái đẹp (2001).
* Thơ
1. Những dấu chân qua thành phố (1976).
2. Người hái phù dung (1995).
Còn rất nhiều tác phẩm khác được đăng rải rác trên các báo và tạp chí
trong và ngoài nước.
Năm 2002, Nhà xuất bản Trẻ và công ty văn hóa Phương Nam đã xuất
bản bộ “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” gồm 4 tập dày dặn và sang trọng,
tuyển chọn những tác phẩm đặc sắc (cả về văn và thơ) mà ông đã sáng tác từ
trước đến nay.
Sang năm 2004, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục cho in tập bút ký “Trònh
Công Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé” - tác phẩm tập hợp những bài viết
về cố nhạc sỹ Trònh Công Sơn. Đây có thể xem như một kỷ niệm đáng quý và
đáng trân trọng mà tác giả muốn dành cho người bạn thân đã quá cố của mình.
Cũng cần phải kể đến những giải thưởng văn học mà ông đã đạt được:
- Giải văn học Bông sen trắng lần thứ nhất của Hội văn học nghệ thuật
Bình Trò Thiên.
- Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam trao cho tập bút ký

“Rất nhiều ánh lửa” - 1980.
- Giải thưởng văn học của ủy ban liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật
Việt Nam trao cho tập bút ký “Ngọn núi ảo ảnh” - 2000.
- Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam cho tập “Miền gái
đẹp” - 2002.

15
Đây là sự ghi nhận tài năng cũng như những đóng góp quý báu của HPNT
đối với nền văn học nước nhà.
1.2 Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt
Nam hiện đại
1.2.1 Khái quát về thể “ký”
Được xem là một thể loại văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn
học, bộ phận văn học thể ký ngày càng phát huy tính năng động, linh hoạt của
mình trước mọi biến động của xã hội nhằm góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng,
phong phú của đời sống văn học.
Theo những nhà biên soạn “Từ điển thuật ngữ Văn học”, ký là thể loại
văn học có đặc điểm là “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư
cấu” và “Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời
sống được phản ánh trong tác phẩm” [30, tr.137]. Còn các tác giả của “Từ điển
Tiếng Việt” thì cho rằng, ký là loại “thể văn tự sự có tính chất thời sự, trung
thành với hiện thực đến mức cao nhất” [68, tr.501]. Đây là những khái quát rất cụ
thể về đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Với quan điểm là tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, ký được
xem như là một thứ vũ khí nhẹ, có khả năng cơ động lớn, ứng chiến kòp thời,
phản ánh được trực tiếp những biến cố thời sự, những vấn đề nóng bỏng đang
được đặt ra trong cuộc sống. Nó là một thể loại bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu
loại” khác nhau: bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, ký sự, phóng sự, tùy bút,
tạp văn, tản văn (ét - xe)…vv..
Tùy theo tính chất của từng “thể” hay “tiểu loại” mà cảm hứng trữ tình

của người tự thuật (thường đứng ở ngôi thứ ba trong tác phẩm - nhân vật Tôi) có

16
nhiều sắc độ khác nhau. Từ phóng sự mang nhiều tính khách quan qua du ký, bút
ký, hồi ký đến tùy bút ngày càng mang đậm tính chủ quan.
Đặc trưng cơ bản nhất của ký là trần thuật “người thật, việc thật” đã xảy
ra. Đó là sự trần thuật một cách xác thực. Tuy nhiên, người tự thuật luôn tìm
cách thoát khỏi “tình trạng quanh quẩn” giữa những người thật, việc thật đó để
mở rộng “hoàn cảnh văn học đến những chân trời xa xôi khác” (Hoàng Phủ Ngọc
Tường) [120, tr.175] bằng cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức… Đây chính
là sự hư cấu của tác phẩm ký. Và hư cấu có thể được quyền sử dụng rộng rãi
trong tác phẩm ký ở những “thành phần không thật xác đònh” như nội tâm của
nhân vật, những cảnh sắc thiên nhiên trong cảm xúc trữ tình của nhân vật và cả
những nhân vật phụ xuất hiện trong tác phẩm.
Như vậy, dù ở dạng này hay dạng khác, hư cấu vẫn tồn tại trong ký như
một phẩm chất mỹ học. Nhờ đó, tác phẩm ký vừa đảm bảo sứ mệnh thông tin
của mình, vừa có thể đạt được những yêu cầu giá trò nghệ thuật khác của một tác
phẩm văn học như tính khái quát, tính hoành tráng, tính hình tượng… gây xúc
động sâu xa tâm hồn người đọc. Chính đây là điểm phân biệt ký văn học (được
diễn đạt bằng một văn bản “đa nghóa”, chỉ cần chân thực, phải mang tính thẩm
mó) với ký báo chí (được diễn đạt bằng một văn bản “đơn nghóa”, phải tuyệt đối
xác thực, kòp thời thông tin rành rọt, khách quan).
Để có được một bài ký hay “có thể tái hiện được sự thật chân chính”
(Pôlêvôi) [49, tr.426], đòi hỏi người viết ký phải có nguồn kiến thức uyên bác
trực tiếp từ những quan sát, những trải nghiệm trong cuộc sống thực tại. Nói như
Hoàng Phủ Ngọc Tường, phải “tai nghe, mắt thấy, tay sờ”, “không đi đến tận
thực tế thì không thể viết được, mà cũng đừng nên viết” [120, tr.177]. Bằng bản
lónh và tài năng, nhà văn sẽ “nhào nặn” vốn kiến thức có được từ những chuyến
đi thực tế đó để không chỉ đem đến cho người đọc những khoái cảm mỹ học mà


17
còn gây những “khoái thú thuần trí tuệ” (Hoàng Ngọc Hiến) [32, tr.11] qua việc
cung cấp những tri thức giúp người đọc mở rộng vốn kiến thức của mình về các
lónh vực của đời sống xã hội, nó như “một quả táo Niu - tơn rơi xuống tâm hồn
người đọc” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) [120, tr.171].
Trong lòch sử văn học nhân loại, ký ra đời từ rất sớm. Nhưng phải đến
thế kỷ XVII, đặc biệt là từ thế kỷ XIX, khi đời sống các dân tộc ngày càng phát
được nâng cao, khi kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học xé rào thâm
nhập vào các lónh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà văn có ý thức
tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội, ký mới thực sự phát triển.
ở Việt Nam, ký xuất hiện khá sớm. Các tác phẩm ký khá nổi tiếng xuất
hiện trong thời kỳ đầu có “Thanh hư động ký” (Nguyễn Phi Khanh, 1384), “Lam
Sơn thực lục” (Nguyễn Trãi), “Ô Châu cận lục” (Dương Văn An), “Bắc Sứ thông
lục” (Lê Quý Đôn), “Nam triều công nghiệp diễn chí” (Nguyễn Khoa Chiêm),
“Trần Khiêm Đường niên phả lục” (Trần Tiến, 1764), “Thượng kinh ký sự” (Lê
Hữu Trác, 1783), “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái, giữa thế kỷ
XVIII), “Vũ Trung tùy bút” (Phạm Đình Hổ, cuối thế kỷ XVIII) …
Sang những năm đầu thế kỷ XX, xuất hiện những tác phẩm thuộc thể
loại du kí như “Chuyến đi Bắc kỳ năm ất Hợi” của Trương Vónh Ký, “Pháp du
hành trình nhật ký” của Phạm Quỳnh… Đến những năm 20, trong văn học cách
mạng, thể ký cách mạng cũng bắt đầu xuất hiện với những sáng tác của Nguyễn
ái Quốc như tập “Truyện và kí”. Đặc biệt, giai đoạn 30 - 45 là sự nở rộ của thể
loại phóng sự, Tam Lang với “Tôi kéo xe”, Ngô Tất Tố với “Việc làng”, “Tập án
cái đinh”, Vũ Trọng Phụng với “Cạm bẫy người”, “Cơm thầy cơm cô”, “Kỹ nghệ
lấy Tây”, “Lục xì”… Trong giai đoạn này, tùy bút cũng bắt đầu phát triển.
Nguyễn Tuân được xem là một bậc thầy của thể tùy bút với “Tùy bút I”, “
Tùy

18
bút II”, “Người lái đò sông Đà”, Ngoài ra, còn có Thạch Lam với “Hà Nội - 36

phố phường”, Xuân Diệu với “Trường ca”…
Sau cách mạng tháng Tám, trong giai đoạn 30 năm chống Mỹ cứu nước
và đất nước bò chia cắt, ký phát triển mạnh mẽ. Các tác giả như muốn tái hiện
lại cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, tinh thần chiến đấu kiên cường của
quân và dân ta cũng như bày tỏ những tình cảm tha thiết, đằm thắm đối với quê
hương, đất nước. Tiêu biểu là các tác phẩm: “Truyện và kí sự” của Trần Đăng,
“ở rừng” của Nam Cao, “Kí sự Cao Lạng” của Nguyễn Huy Tưởng, “Người mẹ
cầm súng” của Nguyễn Thi, “Những ngày nổi giận” của Chế Lan Viên, “Đường
chúng ta đi” của Nguyễn Trung Thành, “Họ sống và chiến đấu” của Nguyễn
Khải, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” của Nguyễn Tuân, “Thương nhớ 12” của Vũ
Bằng, “Đường lớn” của Bùi Hiển, “Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường ..vv…
Sau ngày đất nước thống nhất và nhất là những năm bước vào thời kỳ
đổi mới, các chủ đề của ký ngày càng đa dạng phong phú hơn, ngoài chủ đề về
sự khẳng đònh bản lónh sống của dân tộc, các tác giả chuyên về ký, đặc biệt là
bút ký và tùy bút còn hướng ngòi bút của mình đến việc ghi nhận thực tại cuộc
sống ngày càng cụ thể, nhân bản, đậm tính dân tộc hơn đồng thời còn thể hiện
cái Tôi của tác giả ngày càng rõ nét, sâu sắc và phong phú hơn. Tiêu biểu có
Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Hoa trái quanh tôi”, “Ngọn núi ảo ảnh”… Ngoài ra,
còn có “Làng giáo có gì vui” của Hoàng Minh Tường, “Người đàn bà quỳ” của
Trần Khắc, “Lời khai của bò can” của Trần Huy Quang, “Chuyện làng ngày ấy”
của Võ Văn Trực, tạp văn Nguyễn Khải…
Đặc biệt, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nở rộ thể hồi ký văn
học mang đậm yếu tố tự truyện, như: “Cát bụi chân ai
” của Tô Hoài, “Một giọt
nắng nhạt” của Nguyễn Khải, Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn, Hồi Ký Đặng Thai

19
Mai, “Từ rừng U Minh lên Cần Thơ” của Sơn Nam… Những hồi ký này đều có
giá trò văn học, thu hút sự chú ý của người đọc đã chứng tỏ cái thế mạnh của tác

phẩm ký: “Ký đáp ứng yêu cầu nào đó của nghệ thuật và tự khẳng đònh ký không
phải là thừa so với truyện ngắn, cũng không phải là thiếu so với tiểu thuyết”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường) [120, tr.166].
Có thể nói, ký là một hình thức nghệ thuật biểu hiện của cuộc sống trong
trạng thái trôi chảy vận động và đã phát huy được sức mạnh của thể loại vào
những khúc quanh, bước ngoặc của lòch sử. Trải qua quá trình phát triển lâu dài,
ký ngày càng khẳng đònh vò trí quan trọng, không thể thiếu được của mình trong
một nền văn học hoàn chỉnh. Và những nhà văn viết ký luôn có sự phấn đấu bền
bó không ngừng để sáng tạo ra những tác phẩm có sức sống lâu bền trong đời
sống văn học.
1.2.2 Đặc điểm ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đối với HPNT, từ mong muốn chứng minh khả năng đảm nhận nhiều
chức năng của văn học ký cũng như muốn thể nghiệm năng lực của mình mà ký
HPNT là sự phức hợp của nhiều thể loại văn học. Điều này thể hiện ở khả năng
phối hợp nhiều thể loại rất điệu nghệ của HPNT trong từng tác phẩm.
Trong trọn bộ “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” thì tập 2 được xem
là sự tập hợp những tác phẩm bút ký văn học viết về chiến tranh. Còn tập 3,
theo sự phân loại của HPNT thì đây là tập ký phê bình, và theo người tuyển
chọn thì đó là “phần nối dài của tập 2, được dành cho những bút ký thiên về
chính luận, biên khảo và bút ký nhân vật” (Trần Thức) [120, tr.5].
Trước hết, có thể nói, mỗi tác phẩm của HPNT là một phức thể của nhiều
tiểu loại ký (bút ký, tùy bút, hồi ký, ký sự, truyện ký, ét - xe …). Nhưng có lẽ, bút
ký và tùy bút là hai tiểu loại mang phong cách chủ đạo ở hầu hết các tác phẩm
của ông. Cả hai tiểu loại thuộc loại ký trữ tình, cho nên chất cảm xúc trữ tình

20
chiếm một vò trí quan trọng. Bởi loại ký này chủ yếu thể hiện những cảm xúc và
suy nghó chủ quan của nhà văn trước những sự kiện của đời sống khách quan,
hoặc xen kẽ kết hợp giữa việc biểu hiện, bình luận, suy tưởng với miêu tả, kể
chuyện.

Theo các tác giả biên soạn “Từ điển Văn học” (Bộ mới), bút ký là “thể
trung gian giữa ký sự và tùy bút” thuộc “nhóm thể tài ký nhằm ghi lại sự việc, con
người, cảnh vật… mà nhà văn mắt thấy, tai nghe, thường là trong một chuyến đi,
một lần tìm hiểu nào đó” [124, tr.173]. Trong bút ký, tuy có những nhận xét, suy
nghó, liên tưởng của tác giả nhưng ít phóng túng triền miên như thể tùy bút mà
tập trung thể hiện một tư tưởng chủ đạo nhất đònh. Sức hấp dẫn của và thuyết
phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khả năng
biểu đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập nhằm “phát hiện những khía
cạnh nổi bật, những ý tưởng mới mẻ và sâu sắc” [22, tr.429]. Có thể nói, làm nổi
bật giá trò nhận thức là ý nghóa hàng đầu của thể loại.
Với ký HPNT, chúng ta có thể kể đến những tác phẩm mang đậm phong
cách của bút ký như Đất Mũi, Miếng trầu đỏ, Đứa con phù sa… Bằng cái tôi
trữ tình vừa quan sát vừa cảm nghó, thông qua việc tái hiện những vấn đề phong
phú, phức tạp trong đời sống xã hội và những nhân vật chọn lọc, tiêu biểu được
minh chứng bằng những tư liệu chính xác, cụ thể và những mẩu chuyện kể có
thật, nhà văn bày tỏ chính kiến của mình về những vấn đề đã trình bày. Chẳng
hạn, trong tác phẩm “Đất Mũi”, qua chuyến đi thực tế về Cà Mau, được tận mắt
chứng kiến những đổi thay trong cuộc sống của bà con vùng Mũi và được nghe
kể lại những chiến tích anh hùng trong thời kỳ đánh giặc Mỹ của dân quân nơi
đây …, HPNT đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, khâm phục của mình đối với “những con
người ở mỏm đất cực Nam này”. Trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ,
họ đã “ đứng trụ giữa bùn cát và giông bão, đã nắm lấy luật biển dâu để đưa lòch

21
sử đi tới những cứu cánh đã quyết tâm”. Để khi rời khỏi đất Mũi, với tấm lòng
“tróu nặng ơn đất ơn người”, nhà văn đã có “một cử chỉ thật thành kính không ai
hay biết, đưa tay lên trán, ngã mũ, lặng lẽ chào khu rừng nước mặn cố cựu đứng
kiễng chân trên đất mặn”. Cũng viết về Cà Mau trong những ngày chống Mỹ,
nhưng Nguyễn Tuân trong “Vẫn cái tiếng dội Cà Mau ấy” có cách xử lí thông
tin sự kiện và bộc lộ cảm xúc khác với HPNT. Tuy chưa từng đến Cà Mau nhưng

ông đã dựa vào thông tin trên báo, đài để đưa ra những số liệu cụ thể, chính xác
về sự thiệt hại của quân Mỹ ở Cà Mau. Xen vào đó là những đối chiếu, liên
tưởng về các đòa danh ở Bạc Liêu với vùng đất căn cứ xưa của Hoàng Hoa Thám
trên miền Bắc, hay những câu chuyện về ông Đại giết cọp, ông Hùng giết sấu…
qua đó, nhà văn muốn nhấn mạnh một điều rằng chính sự dũng cảm, nghóa khí,
hảo hớn của con người nơi đó đã “tạo thanh, tạo hình” cho “Cà Mau! Cái Cấm!
Cái Nước! Cái Cùng”. Tự nhận mình là người có tâm trạng sống trong cảnh “một
chốn hai quê”, Nguyễn Tuân luôn khắc khoải, mơ tưởng đến ngày Mỹ cút về
nước, đất nước hòa bình thống nhất để có thể dùng mìn của miền Nam phục vụ
cho chiến dòch mở đường miền núi trên miền Bắc, để được nhanh chóng vào
thăm Cà Mau cũng như để cho những chuyến tàu của người Cà Mau có thể đến
được bãi biển Sa Vó Móng Cái. Đối với Nguyễn Tuân, sự cách trở không gian chỉ
làm cho lòng ông lại “đùng đùng gió lên nỗi nhớ thương vòi vọi” những bờ cát
cực Nam và “những con người thân thích ruột rà” ở cái chốn “cuối trời cuối đất”
ấy.
Bên cạnh bút ký, HPNT cũng tạo cho mình một phong cách viết tùy bút
với những nét đặc sắc riêng bằng những trang viết giàu liên tưởng và giàu kiến
thức. Được xem là “một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể loại ký, gần với bút ký,
nhưng cách viết tự do và tùy hứng nhiều hơn” [124, tr.1888], tùy bút là một thể
ký khó sáng tác nhất trong các thể ký văn học. Nó đòi hỏi người viết phải có bản
lónh riêng với những cách cảm nghó sâu sắc, độc đáo về cuộc đời. Cách phát

22
hiện, đề cập và lí giải vấn đề luôn phải có sự sáng tạo, mới mẻ. Đây là một “thể
giàu chất trữ tình nhất trong các loại ký” bởi “bản ngã của của nhà văn được thể
hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình” [124, tr.1888]. Nhà văn thường kết
hợp, xen kẽ việc miêu tả đối tượng khách quan với việc bộc lộ cảm xúc chủ
quan. Phải nói rằng những nhận xét, bình giá, bàn luận và liên tưởng của tác giả
có ý nghóa đặc biệt quan trọng. Và giá trò của tùy bút là ở những suy nghó thâm
trầm sâu sắc rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường.

Có thể kể đến những tùy bút đặc sắc của HPNT như: Ai đã đặt tên cho
dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Sử thi buồn, Mùa xuân thay áo trên cây… ở
những tác phẩm này, HPNT viết với cảm hứng trữ tình nồng hậu đan xen với yếu
tố chính luận và triết lí bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và tràn đầy chất thơ. Chẳng
hạn, trong tác phẩm “Hoa trái quanh tôi”, với mục đích giải bày mối quan hệ
gắn bó, khắng khít giữa con người và cây cỏ trong đời sống tinh thần người Huế,
HPNT đã dẫn giải bằng những yếu tố mang tính triết lí về mối tương quan giữa
con người và cây cỏ trong truyền thống triết lý phương Đông nói chung cũng như
trong tâm thức người Huế nói riêng, từ đó, ông đi đến một triết lí thể hiện bản
sắc văn hóa xứ sở “Người Huế lập vườn, trước hết như là nơi cư ngụ của tâm hồn
mình giữa thế gian, ước mong sẽ là chút di sản tinh thần để đời cho con cháu”.
Với tấm lòng của một người Huế yêu mến thiên nhiên tha thiết, ông không chỉ
để tâm hồn mình từng bước hòa điệu cùng bản nhạc giao hưởng của cây cỏ trong
vườn An Hiên vào bốn mùa quanh năm, mà còn hồi tưởng lại lòch sử hình thành
và phát triển của kinh đô Huế trong suốt hơn 350 năm xây dựng để có được mô
hình “thành phố vườn” như bây giờ. Từ đáy lòng mình, ông nghiệm ra một điều
rằng “mỗi con người quanh tôi, tróu nặng một nỗi lòng thương cây nhớ cội, và nét
điềm tónh của mảnh đất mà họ đang cày cuốc và gieo hạt”.

×