Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 55 trang )

Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1:Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics và tổng quan ngành hóa chất của Việt Nam
1.1 Khái niệm, vai trò, tác động của dịch vụ Logistics.
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Vai trò
1.1.3 Tác động
1.2 Những qui định của pháp luật đối với hoạt động kho bãi, vận chuyển ,
đóng gói kỹ mã hiệu trong ngành hóa chất.
1.2.1 Các cơ sở pháp lý
1.2.2 Qui định trong hoạt động kho bãi
1.2.3 Qui định trong hoạt động vận chuyển
1.2.4 Qui định ký mã hiệu
1.3 Tổng quan về thị trường kinh doanh, dịch vụ vận chuyển đường bộ trong
ngành hóa chất tại Việt Nam
1.3.1 Tổng quan về thị trường kinh doanh hóa chất tại Việt Nam
1.3.2 Tổng quan dịch vụ vận chuyển hóa chất đường bộ tại Việt Nam
P hần 2: Thực trạng dịch vụ logistics tại công ty Vopak Việt Nam.
2.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Vopak và công ty Vopak Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Vopak
2.1.2 Vopak Việt Nam
2.2 Qui trình vận hành bồn bể, kho bãi tại công ty Vopak
2.2.1 Hệ thống bồn chứa hóa chất
2.2.2 Qui trình kiểm tra phuy và chiết rót hóa chất
2.2.3 Hệ thống kho bãi lưu trữ thành phẩm
2.3 Qui trình giao nhận và vận chuyển hóa chất đến kho khách hàng.
2.4 Những ưu thế cạnh tranh của Vopak Việt Nam so với các đối thủ cùng
ngành
2.5 Những hạn chế đối với dịch vụ logistics của công ty Vopak Việt Nam
Phần 3: Giải pháp hòan thiện dịch vụ logistics của công ty Vopak đối với sản phẩm
hóa chất


3.1 Mục đích của các giải pháp:
3.2 Nội dung các giải pháp ngắn hạn và dài hạn:
3.2.1 Chính sách tạo mối quan hệ và làm việc với chính quyền địa phương tốt hơn.
3.2.2 Mở rộng hệ thống kho chứa hàng cho khách hàng: thuê thêm đất trong KCN
hoặc đầu tư nhà kho với hệ thống sắp xếp hiện đại.
3.2.3 Tạo cơ hội cho nhân viên của các bộ phận khác nhau trao đổi và tìm hiểu về
công việc lẫn nhau
3.2.4 Bộ phận kinh doanh xuống cảng một tháng một lần để cập nhật tình hình
hoạt động của cảng.
3.3.5 Quản lý chặt chẽ chi phí để cung cấp dịch vụ tốt với giá cạnh tranh
3.3.6 Lên kế hoạch theo từng giai đọan để phát triển thêm những dịch vụ bổ trợ
3.3.7 Đầu tư thêm phần mềm quản lý tồn kho bằng chíp điện tử.
3.3.8 Trao thêm quyền cho nhân viên để linh động giải quyết sự cố để giảm thiểu
rủi ro cho khách hàng.
3.3.9 Giải pháp Marketing cho Công ty Vopak Việt Nam
3.3 Điều kiện thực hiện
3.4 Kết quả dự kiến đạt được
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các tập đoàn
đa quốc gia ngày càng mở rộng, thâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường để tìm kiếm cơ
hội kinh doanh. Sự mở rộng đó đặt ra yêu cầu sử dụng nhân lực, vật lực sao cho hiệu quả
tối ưu nhất. Điều đó đã thúc đẩy hoạt động logistics ra đời, giúp con người tối ưu hóa
trong việc sử dụng các nguồn lực vốn có hạn.
Khi phân loại logistics theo hình thức ta có logistic bên thứ hai ( Secon party
logistics) – người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho
một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics ( vận tải, kho bãi, làm thủ tục

hải quan ) đáp ứng yêu cầu chủ hàng.
Khi phân loại logostics theo đối tượng hàng hóa ta có Logistics hóa chất
( Chemical logistics) là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng
độc hại, nguy hiểm.
Tập đoàn Vopak là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ
vận chuyển, cho thuê kho bãi, bồn chứa; cảng trung chuyển các loại chất lỏng, hóa chất,
hóa dầu, gas với 80 cảng trên 31 quốc gia. Ở Việt Nam những năm qua Vopak Việt Nam
mới dừng ở hoạt động cho thuê cảng, kho bãi, bồn chứa với phạm vi kinh doanh và điều
kiện cơ sở, nhân lực hoạt động còn nhỏ hẹp trong khi nhu cầu thị trường đối với ngành
hàng này còn rất nhiều tiềm năng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thị trường, từ chất lượng dịch vụ logistics
những năm qua, cũng như hoạt động của công ty Vopak nên chúng tôi đã chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt
Nam,” hi vọng rằng những nghiên cứu của nhóm về dịch vụ logistics hiện có và những
giải pháp phát triển sẽ giúp cho Công ty có được cái nhìn khái quát và trở thành công ty
đứng đầu về chất lượng trong dịch vụ vận tải và kho vận về hóa chất tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá một cách khá toàn diện về thực trạng
dịch vụ logistic của Vopak Việt Nam trong hoạt động cho thuê kho bãi, bồn chứa, cảng
trung chuyển, tìm ra những ưu điểm và hạn chế. Từ đó, xây dựng giải pháp để hoàn thiện
dịch vụ logistic của Vopak Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến thực trạng dịch vu logistic của
Vopak tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: dịch vụ kho bãi và cho thuê bồn chứa hóa chất, dung môi các
loại và nhiên liệu lỏng, xử lý, lưu trữ, sang chiết và phân phối.
5. Bố cục của đề tài
Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ logistic và tổng quan ngành hóa chất Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng dịch vụ logistic tại công ty Vopak Việt Nam.
Phần 3: Giải pháp để hoàn thiện dịch vụ logistic của công ty Vopak Việt Nam.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ TỔNG QUAN NGÀNH
HÓA CHẤT VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, vai trò, tác động của dịch vụ Logistics.
1.1.1 Khái niệm
Liên Hợp Quốc(Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics,
Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu
chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu
dùng theo yêu cầu của khách hang.
Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương
án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về
chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm,
cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay
người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện
và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu,
hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm
mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và
tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên
quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp
đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần
đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù

lao”.
1.1.2 Vai trò
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa,
khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở
những điểm sau:
* Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value
Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt
động kinh tế.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở
cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi
như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh
nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của
doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó
các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ
đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác
bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các
công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới
quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt. Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện
nay, mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất
của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của
Mỹ thuộc sở hữu của Toyota. Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với
thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải có chất
lượng cao.
* Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất
kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay
khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng
năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận
chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có
nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho.
Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển

hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics
chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.
* Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán
hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung
nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm,
bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể
thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định
chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm
(just in time)
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú
và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải
giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng
tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics
nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục
tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học
cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với
vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn,
nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
1.1.3 Tác động
a. Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá
trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu
logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP
ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20%.
Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng
trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm. Điều này cho thấy

chi phí cho logistics là rất lớn. Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics
là rất lớn. Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics,
làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí
trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh
được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế
những năm qua tại các nước Châu Âu, chi phí logistics đã giảm xuống rất nhiều và còn
có xu hướng giảm nữa trong các năm tới.
b. Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thong
phân phối.
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu
thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là
bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán
quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. C. Mác đã từng nói “Lưu thông có ý
nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải”.
Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị
và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng
khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung
bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ
thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm
cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm
và giảm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm
đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở
các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40%
giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển.
c. Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải
giao nhận
Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với
hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao
nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày

nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do
nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ
tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ
người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận
ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách
hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider). Rõ ràng,
dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận
tải giao nhận.
Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ
logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn
hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh
doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3-4 lần sản xuất và gấp từ 1-2 lần các dịch
vụ ngoại thương khác.
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị
trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm.
Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của
mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu
nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới
đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất
lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
e. Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa
chứng từ trong kinh doanh quốc tế.
Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ,
chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao
dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của các
chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho
nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt
động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng
giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải

đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi
phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công
việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽ tạo ra cuộc
cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu
thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng
được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu
chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt
động sản xuất và lưu thông.
1.2 Những qui định của pháp luật đối với hoạt động kho bãi, vận chuyển, đóng
gói và ký mã hiệu trong ngành hóa chất:
1.2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động kho bãi, vận chuyển, đóng gói và ký mã
hiệu trong ngành hóa chất:
1.2.1.1 Cơ sở pháp lý:
a. Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an
toàn hoá chất.
b. TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm- quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh
doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển. ( Mục 6 & 7)
c. Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính Phủ quy
định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ. (
Điều 7,8,9,12 đến Điều 19)
d. Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31/12/2004 của Bộ Công Nghiệp ( nay là Bộ
Công Thương) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2003/NĐ-CP. ( Mục III &
IV)
e. Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08/08/2008 của Bộ Khoa Học và Công
nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất
oxy hóa, các hợp chất hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ. (Mục II & III)
1.2.1.2 Hóa chất, hóa chất nguy hiểm và phân loại:
- Hoá chất là các nguyên tố hoá học và các hợp chất của chúng, tồn tại ở dạng tự

nhiên hoặc được tạo ra trong các quá trình sản xuất, thông qua các phản ứng hoá học, quá
trình chiết tách và tinh chế các hợp chất sẵn có trong thiên nhiên. (Điều 3 – mục 1 Nghị
Định 68/2005/NĐ-CP)
- Hoá chất nguy hiểm là hoá chất độc và hoá chất có thể gây nổ, gây cháy, gây ăn
mòn mạnh; ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và tài sản, gây hại cho động thực vật,
môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng. (Điều 3 – mục 2 Nghị Định
68/2005/NĐ-CP)
- Phân loại (Điều 5 Nghị định số 13/2003/NĐ-CP): Tùy theo tính chất hoá, lý, hàng
nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1 :
Nhóm 1.1 : Các chất nổ.
Nhóm 1.2 : Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2 :
Nhóm 2.1 : Khí ga dễ cháy.
Nhóm 2.2 : Khí ga không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3 : Khí ga độc hại.
Loại 3 : Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
Loại 4 :
Nhóm 4.1 : Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.
Nhóm 4.2 : Các chất dễ tự bốc cháy.
Nhóm 4.3 : Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.
Loại 5 :
Nhóm 5.1 : Các chất ôxy hoá.
Nhóm 5.2 : Các hợp chất ô xít hữu cơ.
Loại 6 :
Nhóm 6.1 : Các chất độc hại.
Nhóm 6.2 : Các chất lây nhiễm.
Loại 7 : Các chất phóng xạ.
Loại 8 : Các chất ăn mòn.
Loại 9 : Các chất và hàng nguy hiểm khác.

1.2.1 Qui định về hoạt động kho bãi đối với hóa chất:
1.2.2.1 Các nguyên tắc tồn trữ hóa chất
• Hóa chất chỉ được lưu trữ tạm thời trong những vị trí, khu vực đã quy định, theo đúng
nguyên tắc tiêu chuẩn.
• Nếu chưa được cấp giấy phép, chỉ nên lưu trữ hóa chất trong thời gian tối đa là 90
ngày. Thực ra, cũng có thể lưu trữ lâu hơn (từ 180 – 270 ngày) nếu chất thải sau đó sẽ
được chuyển đi trên 300 km, với số lượng không được vượt quá 6000 kg, và phải đảm
bảo những nguyên tắc bảo quản, lưu trữ.
• Bồn chứa hóa chất có thể tái sử dụng vào mục đích khác hay đem chôn lấp như chất
thải rắn. Bồn chứa hóa chất không được sử dụng quá lâu và phải đáp ứng những yêu cầu
kỹ thuật cho việc đóng kín, xử lý khi bị ô nhiễm
• Đối với hóa chất dạng lỏng, ngay cả trong trường hợp chỉ lưu trữ dưới 90 ngày cũng
cần phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn.
• Đối với hóa chất là những hợp chất hữu cơ bay hơi, đơn vị quản lý cần phải xác định
rõ ngay từ đầu, kiểm soát được sự rò rỉ khí độc của bồn chứa.
• Khi thu gom, chiết rót hóa chất vào bồn có thể tích lớn hơn 0,5m3 phải tuân thủ những
quy định về quản lý hóa chất.
• Toàn bộ hệ thống van đóng mở phải được lắp đặt và hoạt động theo đúng nguyên tắc
an toàn.
• Việc thanh kiểm tra những khu vực lưu trữ hóa chất, thường xuyên theo định kỳ và đột
xuất nếu cần thiết.
• Dữ liệu báo cáo về hóa chất phải được bảo lưu tối thiểu 3 năm để có thể đáp ứng kịp
thời khi cần thiết và chứng minh việc tuân thủ những nguyên tắc quy định về quản lý.
1.2.2.2 Kho lưu trữ
Việc tồn trữ một lượng đáng kể hóa chất cần có những nhà kho có điều kiện thích hợp
đặc biệt cả về vị trí, kết cấu, kiến trúc công trình nhằm đảm bảo an toàn hàng hoá khi
lưu trữ, an toàn cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Trong đó, mối nguy hại cần
được chú trọng nhất là an toàn cháy nổ.
Chọn vị trí
Chọn vị trí xây dựng nhà kho theo các yêu cầu chính sau đây

• Nếu chọn vị trí đặt nhà kho nằm trong khu dân cư, loại hàng hoá cần bảo quản phải
không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại
khác không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trưòng, không có yêu cầu vận
chuyển bằng đường sắt.
• Khi định vị nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản
hàng hoá.
• Nếu được, nên bố trí khu lưu trữ hóa chất ở bên ngoài nhà xưởng sản xuất. Hóa chất
khi được lưu trữ trong nhà xưởng thì phải cách phương tiện sản xuất dùng cho chất
không dễ bắt lửa tối thiểu 3 mét và phải cách chất dễ cháy hay nguồn dễ bắt lửa ít nhất
10 mét.
• Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như chữa cháy ra vào dễ dàng.
Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu trữ
Kho lưu trữ hóa chất phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất
và phải bảo đảm tách riêng các chất không tương thích.
Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào hạng hóa chất cần được bảo quản.
Vật liệu xây dựng kho phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khung nhà phải được gia cố
chắc chắn bằng bê tông hay thép. Tốt hơn nên bọc cách nhiệt khung thép. Vật liệu cách
nhiệt phải là vật liệu không bắt lửa chẳng hạn như len khoáng hay bông thủy tinh. Vật
liệu thích hợp nhất vừa chống cháy vừa làm tăng độ bền và độ ổn định là bê tông, gạch
đặc hay gạch bê tông. Ống dẫn hay dây điện bắt xuyên qua tường chống cháy phải được
đặt trong các nắp chụp chậm bắt lửa.
Các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố được trang bị đầy đủ. Hệ thống báo cháy, dập cháy
Lưu trữ ngoài trời
• Khi lưu trữ hóa chất ngoài trời phải có mái che mưa nắng. Các thùng chứa phải đặt
thẳng đứng trên gỗ lót, phải lưu trữ các thùng sao cho luôn có đủ đường ra vào để chữa
cháy. Thùng lưu trữ trên mặt đất phải được đặt trong khu vực có đắp gờ ngăn cách có
thể tích không nhỏ hơn 110% thùng lớn nhất đặt bên trong.
• Các hóa chất chứa trong thùng trên mặt đất không được lưu trữ chung trong các khu
vực riêng biệt nếu không có cùng cách phân loại quốc tế. Gờ ngăn cách từng khu vực
phải được làm bằng vật liệu chống thấm.

• Các thùng lưu trữ lượng lớn chất lỏng dễ cháy không được đặt trong cự ly 500m cách
khu dân cư hay 200m cách khu sinh hoạt của công nhân. Mọi thùng lưu trữ mới ngầm
dưới đất (kể cả lưu trữ sản phẩm dầu khí) phải được trang bị phương tiện kiểm tra rò rỉ
và nếu đặt trong vùng nhạy cảm (gần nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt hay dùng
cho nông nghiệp) phải thiết kế tường đôi. Mọi thùng chứa, mạng ống ngầm, hệ thống
chuyển tải và máy móc thiết bị phải được nối đất hay được bảo vệ bằng phương tiện
thích hợp khác. Các phương thức hoạt động phải tránh được các sự cố kèm theo sự
phóng điện hay gây ra tĩnh điện.
• Nhà ăn, phòng thay quần áo không được xây dựng như là một phần cấu thành nhà kho
mà phải xây tách biệt với khu lưu trữ ít nhất 10m. Cần phải có các phương tiện rửa thích
hợp, có vòi nước rửa mắt trong trường hợp khẩn cấp. Không cho phép đặt khu nhà ở
hay nhà bếp trong kho bãi lưu trữ hóa chất.
Thao tác vận hành an toàn tại kho lưu trữ
Công tác tại kho lưu trữ yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt,
tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ… nhằm đạt hiệu quả cao cho sản xuất,
giảm tổn hại nếu sự cố gây ra.
Mọi nhân viên phụ trách kho phải sẵn sàng áp dụng các chỉ dẫn sau:
- Bảng dữ liệu an toàn (MSDS) của tất cả các chất được lưu trữ và vận chuyển.
- Các hướng dẫn và công tác an toàn, công tác vệ sinh.
- Các hướng dẫn và những khi có sự cố.
Bố trí hàng trong kho
- Phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên.
- Có khoảng trống giữa tường với các kiện lưu trữ gần tường nhất và chừa lối đia lại bên
trong các khối lưu trữ để kiểm tra, chữa cháy và được thoáng gió.
- Phải sắp xếp khối lưu trữ sao cho không cản trở xe nâng và các thiết bị lưu trữ hay
thiết bị cứu ứng khác.
- Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m trừ khi sử dụng hệ thống giá đỡ.
- Các hóa chất phải cách ly theo phân loại quốc tế quy định
1.2.2 Qui định về vận chuyển hóa chất:
Là hàng hoá, nên hóa chất cũng có nhu cầu được vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Dù

là chất thải, hóa chất cũng cần được vận chuyển đến nơi xử lý hay thải bỏ. Do đó, đối
với hóa chất, việc vận chuyển là một nhu cầu không thể tránh khỏi.
Việc vận chuyển hóa chất phải được tổ chức chặt chẽ với sự giám sát của các cơ quan
bảo vệ môi trường và sự bảo đảm của cơ quan vận chuyển nhằm hạn chế ảnh hưởng của
hóa chất đối với môi trường trên đường vận chuyển.
1.2.2.1Vận chuyển trong phạm vi cơ sở sản xuất
Hóa chất là nguyên liệu của nhiều quá trình sản xuất nên được vận chuyển từ kho đến
dây chuyền công nghệ trong nội bộ cơ sở sản xuất. Hoá chất có thể được vận chuyển qua
các ống dẫn, xe tải, xe bồn, xe nâng hoặc thủ công (bằng xe hai bánh hoặc khiêng tay).
Khi vận chuyển hóa chất qua ống dẫn hoặc xe bồn phải thường xuyên kiểm tra các van,
mối nối ống dẫn, tránh sự cố nứt vỡ hay rò rỉ.
Nếu vận chuyển bằng băng tải cần bao che băng tải, đặc biệt tại các điểm chuyển.
Khi vận chuyển bằng xe nâng cần vạch rõ đường vận chuyển và đường đi đủ rộng tránh
va đập, đổ tràn.
1.2.3.2 Vận chuyển bên ngoài phạm vi cơ sở sản xuất
Trong vận chuyển, ngoài việc phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn giao thông,
các quy định chung đặc biệt cho hóa chất còn phải tuân theo. Đồng thời, để thực hiện tốt
công tác vận chuyển và xử lý sự cố trên đường vận chuyển, các nhà quản lý còn phải
quán triệt và nghiêm túc thực hiện những quy định sau:
Xin phép các cơ quan có thẩm quyền giấy phép vận chuyển hóa chất theo qui định
tại điều 20 của Nghị Định 13/ NĐ-CP
1. Bộ Công an cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3,
loại 4 và loại 9 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5,
loại 7, loại 8 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
3. Bộ Y tế cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho loại 6 được quy định tại
khoản 1, Điều 5 Nghị định này.
4. Các Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nói tại khoản
1, khoản 2 và khoản 3 Điều này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp giấy phép
vận chuyển hàng nguy hiểm.

Khi vận chuyển hoá chất nguy hiểm, chủ hàng phải có nhân viên áp tải. Nhân viên
áp tải có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát hàng trong suốt quá trình vận chuyển. Người
điều khiển phương tiện vận chuyển, nhân viên xếp dỡ, nhân viên áp tải phải biết rõ tính
chất nguy hiểm của hoá chất được vận chuyển, đặc tính sử dụng của bao bì và thùng
chứa, biện pháp an toàn đề phòng và giải quyết sự cố. Nhân viên vận chuyển và áp tải
phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và xử lý sự cố.
Trước khi vận chuyển hay giao nhận hóa chất để chuyển ra bên ngoài, phải được
đóng gói và dán nhãn theo đúng quy định. ( Điều 7,8,9 Nghị Định 13/NĐ-CP)
Đơn vị vận chuyển có nhiệm vụ phải làm sạch, xử lý hóa chất vương vãi phát tán
trên đường và thông báo đến chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền để có
biện pháp ứng phó hoặc phối hợp hành động.
Trong công tác quản lý vận tải chung, lộ trình vận chuyển hóa chất phải được
hoạch định để tránh sự cố giao thông và gây ô nhiễm môi trường. Tuyến vận chuyển hóa
chất phải ngắn nhất từ nơi xuất phát và điểm đến, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với
khu dân cư, khu vực có nguồn nước dùng cho sinh hoạt, không đi qua các giao lộ lớn,
nhiều xe và nguời đi lại. Giờ vận chuyển cũng phải được quy định không trùng giờ cao
điểm, rút ngắn tối đa thời gian vận chuyển.
Hóa chất nên được vận chuyển trong thùng chứa an toàn và chắc chắn trên tuyến
đường vận chuyển. Tất cả các chất chở nên được sắp xếp gọn gàng và buộc chặt để
tránh sự di chuyển tự do.
Những loại xe chở hóa chất thuộc loại 1 (chất nổ), loại 2 ( gas) và loại 7 ( phóng xạ) nên
đáp ứng đủ yêu cầu đã được phê chuẩn. Chẳng hạn, xe bồn chở hóa chất phải thỏa mãn
các yêu cầu sau:
• Vỏ bồn chứa nên làm bằng kim loại có khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài
(tự nhiên) tốt trong khi chuyên chở hàng.
• Thùng chứa nên có cấu trúc thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật đã được sự chấp nhận chung
trên thế giới.
• Kết cấu và thiết kế của bồn chứa cần chú ý về khả năng chịu nhiệt, áp lực, tải trọng tác
dụng.
• Các thiết bị hỗ trợ như van an toàn, kỹ thuật sắp xếp hợp lý, phương án bảo vệ an toàn

chống lại những rủi ro gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.
• Mỗi thùng chứa được chia khu để thuận tiện cho việc sắp xếp khối lượng hàng lớn và
dễ cho công tác kiểm tra.
• Tất cả các thùng chứa có liên hệ nên được làm dấu nổi bật, và dây buộc chúng nên là
vật liệu phù hợp.
• Tất cả các container nên được chất đầy theo những phương pháp giảm nhẹ áp lực một
cách phù hợp.
• Vỏ thùng chứa được kiểm tra 2 lần và thử bởi người có chuyên môn.
Kiểm tra thực hiện lần đầu trước khi đưa vào sử dụng, sau xem xét định kỳ ba năm một
lần. Nội dung kiểm tra định kỳ gồm khám xét bên trong và bên ngoài và kiểm tra tính
chịu đựng không bị rò rỉ và kiểm tra áp lực thủy tĩnh.
LHQ có những yêu cầu đặc biệt: xe chở hóa chất phải có bảng hiệu đặt ở ngoài để báo
hiệu trước, cho biết dung tích của thùng chứa và rủi ro có thể xảy ra trên xe chở hóa
chất.
Lưu ý: Việt Nam cấm mọi tổ chức, cá nhân gửi hoá chất nguy hiểm bằng đường bưu
điện. Cấm các hành vi giấu giếm, không khai báo hoá chất nguy hiểm có trong các bưu
phẩm hoặc khai báo sai, khai báo hoá chất nguy hiểm dưới dạng một vật phẩm bình
thường gửi bưu điện.
1.2.3 Qui định về ký mã hiệu:
Nhãn sản phẩm đối với hoá chất nguy hiểm phải tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hoá theo
quy định của pháp luật và phải có biển cảnh báo nguy hiểm in lên mặt ngoài bao bì phù hợp
với tính chất nguy hiểm của hoá chất chứa bên trong. Nhãn hoá chất nguy hiểm phải đảm bảo
độ bền cơ học, hoá học trong suốt quá trình tồn tại của hoá chất. (Điều 9- mục 1 Nghị Định
68/2005/NĐ-CP)
Biểu trưng hàng nguy hiểm được ban hành theo nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày
19/02/2003 của Chính phủ.
Kích thước biểu trưng : Kiện hàng: 100 mm x 100 mm, cách lề 5mm
Phương tiện, container: 250 mm x 250mm
1.3 Tổng quan về thị trường kinh doanh, dịch vụ vận chuyển đường bộ và cho thuê
kho bãi trong ngành hóa chất tại Việt Nam

1.3.1 Tổng quan về thị trường kinh doanh hóa chất tại Việt Nam
Về thị trường kinh doanh hóa chất tại Việt Nam gồm có: các doanh nghiệp nhập khẩu hóa
chất để kinh doanh, các doanh nghiệp tự sản xuất và kinh doanh trong nước.
Tình hình nhập khẩu hóa chất thời gian qua ở VN (2008-2009)
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra bắt đầu từ tháng 9/2008 đã tác động đến nền
kinh tế VN nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Hóa chất nhập khẩu để phục vụ cho các hoạt động sản xuất thành phẩm cho xuất khẩu
nên tác động của cuộc khủng hỏang kinh tế tòan cầu là khó tránh khỏi.
Chẳng hạn luợng dung môi nhập khẩu năm 2009 giảm khỏang 20% giá trị vì nguồn
nguyên liệu này dùng để sản xuất sơn cho gỗ. Tuy nhiên năm 2009 kim ngạch xuất khẩu
gỗ sang thị trường Mỹ , Châu Âu và Nhật giảm đáng kể (gần 50%).
Như vậy, năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đã đạt 1,62ỷ USD, tuy
nhiên vẫn giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Về thị trường và chủng loại nhập khẩu:
Tháng 8/2009, với kim ngạch đạt 40,5 triệu USD, chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu
hóa chất của nước ta, Đài Loan đã vượt qua Trung Quốc, trở thành thị trường dẫn đầu
trong số các thị trường cung ứng hóa chất lớn của Việt Nam, tăng 17,33% so với tháng
trước và tăng 18,24% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường này đã xuất sang nước ta
nhiều loại hóa chất như Vinyl Chloride Monomer dùng để sản xuất nhựa PVC; Acid
Terephthalic; Methyl Methacrylate Monomer dùng để sản xuất Mica
Với kim ngạch nhập khẩu đạt 35,6 triệu USD, Trung Quốc là thị trường cung ứng hóa
chất lớn thứ hai của Việt Nam trong tháng. Các loại hóa chất được nhập khẩu từ thị
trường này trong tháng chủ yếu vẫn gồm các loại hóa chất như Natri Tripolyphosphat
(Na5P3010) dùng làm nguyên liệu sản xuất bột giặt; Soda Ash Dense (Na2Co3) dùng để
sản xuất kính; các loại hoá chất công nghiệp So với tháng trước đó, thì kim ngạch nhập
khẩu từ thị trường này giảm 6,89%; còn so với cùng kỳ năm 2008 thì lại giảm là 15,08%.
Tính đến hết tháng 8/2009, kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc đạt xấp xỉ 264
triệu USD, giảm 18,19% so với 8 tháng cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, ngoài 2 thị trường lớn nêu trên thì nhóm các nguồn cung hoá chất lớn của
Việt Nam còn bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan. So với 8 tháng cùng

kỳ năm 2008 thì nhìn chung 8 tháng đầu năm nay, chỉ có thị trường Thái Lan là thị
trường duy nhất có sự tăng trưởng dương 34,59%; các thị trường còn lại đều có kim
ngạch giảm sút đáng kể. Chủng loại hoá chất nhập khẩu từ những thị trường này chủ yếu
vẫn là các loại hoá chất như hoá chất phóng xạ dùng trong y tế Drygen Generator
0.406Ci; nguyên liệu sản xuất hóa chất ngành dệt Ethyl Acrylate; Calcium carbonate
Powder (Grade Holcal 2); Hoá chất xử lý nước thải Công Nghiệp Hydrogen Peroxide
H2O2
Về doanh nghiệp nhập khẩu:Trong tháng 8/2009, cả nước có tất cả 1.180 doanh nghiệp
tham gia nhập khẩu hoá chất. Trong đó, có 85 doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu
trên 200 nghìn USD; 26 doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu từ 500 nghìn USD đến
gần 1 triệu USD; 18 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ trên 1 triệu USD đến hơn 19 triệu
USD…
Trong nhóm các doanh nghiệp đạt kim ngạch cao, thì kim ngạch nhập khẩu của Công ty
TNHH Hưng Nghiệp FORMOSA; Công ty TNHH Integral Materials Investment Việt
Nam; Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất
TPC Vina là những doanh nghiệp đạt cao nhất, với trị giá lần lượt là 19,1 triệu USD –
14,2 triệu USD – 6,7 triệu USD và 6,6 triệu USD. Bốn doanh nghiệp này chủ yếu tập
trung nhập khẩu mặt hàng hóa chất tại các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Malaysia…
Ngoài những công ty nhập khẩu hóa chất, còn có một số công ty chuyên sản xuất và
kinh doanh hóa chất trong nước mà đứng đầu là Tổng Công Ty Hóa Chất Việt Nam.
Ngày 20/12/1995 Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (gọi tắt là Vinachem) được thành lập
theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao
động của Tổng cục Hóa chất với 46 đơn vị thành viên. Ngoài ra Tổng Công ty còn có 4
Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ năm 1995-2009, Vinachem có 227 dự án đầu tư được thực hiện và đang phấn đấu
triển khai hoàn thành một số dự án trọng điểm như: Dự án sản xuất DAP tại Hải Phòng,
Dự án DAP số 2 tại Lào Cai, Dự án nhà máy tuyển Apatít Bắc Nhạc Sơn, Dự án sản xuất
phân đạm từ than cám tại Ninh Bình, Dự án mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Dự án
thăm dò, khai thác và chế biến muối mỏ kali tại Lào, Dự án đầu tư thăm dò tiến tới đầu tư

khai thác tuyển quặng bôxít tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, Dự án lốp ôtô radial Công ty Cao
su Đà Nẵng và Công ty Công nghiệp Cao su miền Nam, Dự án khí công nghiệp, Dự án tổ
hợp hoá dầu Long Sơn, các dự án hoá dược đã và đang được triển khai tích cực.
Năm 2006 Tổng Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình đa ngành nghề và đa sở
hữu (công ty mẹ - công ty con), từ đây quy mô vốn sở hữu của Vinachem đã tăng lên
đáng kể. Năm 2006, tổng vốn chủ sở hữu của Vinachem là 4.342 tỷ đồng, cuối năm 2008
là 6.136 tỷ đồng và đến cuối năm 2009 vốn chủ sở hữu đã đạt 8.000 tỷ đồng; các chỉ tiêu
kinh tế chủ yếu đều vượt so với kế hoạch đề ra, duy trì được tốc độ tăng trưởng.
Song hành với kết quả trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Hóa
chất Việt Nam cũng là một trong những đơn vị có nhiều thành tích trong việc sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp nhà nước. Từ thành công trong việc thí điểm cổ phần hóa 3 xí nghiệp
năm 1999, đến năm 2009, ngoài công ty mẹ, Vinachem có 10 công ty con mà Tổng Công
ty giữ 100% vốn điều lệ, 16 công ty cổ phần trên 50% vốn điều lệ, 12 công ty liên kết và
4 công ty liên doanh với nước ngoài, một Trường cao đẳng và một Viện nghiên cứu.
Tổng Công ty cũng đã thường xuyên củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo quản
lý, không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung,
thống nhất của Đảng bộ, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, đồng thời phát huy quyền chủ
động sáng tạo của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến
binh
Ghi nhận và đánh giá cao những thành tích xuất sắc của các thế hệ cán bộ, công nhân
viên Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã
tặng thưởng Tổng Công ty nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Lao
động hạng Nhất (năm 1985), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1999); Huân chương
Hồ Chí Minh (năm 2004 và năm 2009).
Ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2179/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam và Quyết định số
2180/QĐ-TTg, thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.
1.3.2 Tổng quan dịch vụ vận chuyển hóa chất đường bộ tại Việt Nam
Vận tải đường bộ là một phương thức vận tải không thể thiếu trong giao nhận vận tải nói
chung và giao nhận quốc tế nói riêng. Ngoài việc giao lưu hàng hoá trong nước và với

nước ngoài, vận tải đường bộ còn đóng vai trò bổ trợ cho các phương thức vận tải khác,
thu gom, chia lẻ hàng hoá, đi sâu vào nội địa, đưa hàng “từ cửa đến cửa", thuận tiện cho
người gửi và người nhận hàng.
Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ,
đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội
thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra
biển.
Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối liền các
vùng, các tỉnh cũng như đi đến các của khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần
85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện
trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng
27.700 km, trong đó hơn 50% đã tráng nhựa.
Đối với vận tải hàng hoá nội địa, đường bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì đảm nhận
trên 70% tổng khối lượng vận chuyển của toàn ngành. Vận tải đường bộ chủ yếu đảm
nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận tải hàng hoá cự ly trung bình và ngắn. Vận tải
đường bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vận tải nội tỉnh ở các địa phương đặc
biệt là những nơi không có đường sắt và đường sông không phát triển, trong tổng khối
lượng vận tải hàng hoá đường bộ vận tải liên tỉnh chỉ chiếm 55%, còn lại 45% là vận tải
nội tỉnh.
Vận chuyển đường bộ gặp nhiều khó khăn:
Cục ĐBVN triển khai công tác năm 2009 vừa qua trong hoàn cảnh khó khăn, nổi bật là
tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bão lũ liên tục xảy ra, đặc biệt là cơn bão số 9 và 11
đổ bộ vào miền Trung - Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng đường bộ,
những thay đổi về tổ chức cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống, việc làm CNLĐ Song
dưới sự chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ
công tác, phấn đấu cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Trung tâm thành phố sửa đường.
Luật quy định giờ lưu thông xe tải, container.
Kết luận phần 1

Dich vụ logistics là một ngành dịch vụ đang rất phát triển ở các nước đã và đang
phát triển, dịch vụ logistics ở Việt Nam đã và đang được nhà nước ta quan tâm.Qua
Trong phần 1 đã giới thiệu rất nhiều những khái niệm về logistic và các vai trò của dịch
vụ logistic như: - Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-
Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường
cho các hoạt động kinh tế.
Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất
kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay
khách hàng sử dụng.
Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm (just
in time).
Ngoài ra, chúng ta còn biết thêm về những tác dụng của dịch vụ logistic đối với các
doanh nghiệp như: Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi
phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các do
doanh nghiệp.
Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân
phối
Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao
nhận. Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ
trong kinh doanh quốc tế.
Bên cạnh đó chúng ta còn được giới thiệu về những qui định của pháp luật đối với hoạt
động vận chuyển trong ngành hóa chất.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY
VOPAK VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Vopak và Vopak Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Vopak
Volpak là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê kho bãi, bồn chứa chất
lỏng, hóa chất, hóa dầu, gas với 80 cảng trung chuyển tại 31 quốc gia ở 5 khu vực:

Vopak có trụ sở chính ở Hà Lan, tại mỗi châu lục, tập đoàn Vopak có mặt trên
nhiều quốc gia:
+ Tại Châu Âu, Vopak có mặt ở 9 quốc gia: Bỉ, Estonia, Phần Lan, Hà Lan, Đức,
Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh.
+ Tại Châu Á, Vopak có mặt ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Thái
Lan, Việt Nam
Được thành lập từ năm 1616, lịch sử của tập đoàn Vopak đã trải qua nhiều giai
đoạn phát triển:
+ Ban đầu, tập đoàn chỉ là một Công ty Đông Hà Lan, với những công việc kinh
doanh như buôn bán và lưu trữ trà, cà phê và làm giàu cho Hà Lan.
+ Đến những năm1860, công ty Đông Hà Lan đã nhận lượng dầu đầu tiên được
khai thác tại Mỹ, sau đó không bao lâu công ty đã xuất khẩu sang châu Âu các mặt hàng
hóa dầu, và bắt đầu xây dựng các cảng tại nhiều quốc gia
+ 1999, công ty đổi tên thành Công ty Vopak và phát triển thành một tập đoàn đa
quốc gia.
2.1.2. Giới thiệu về Vopak Việt Nam
Công ty TNHH Vopak Việt Nam là một đơn vị trực thuộc tập đoàn Vopak của Hà
Lan.
Thành lập vào năm 2006.
Văn phòng giao dịch tại lầu 7, phòng 704-705, Trung tâm Thương mại Sài Gòn, số
37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty có cảng hoạt động tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai.
Lĩnh vực kinh doanh:
+ Dịch vụ kho bãi giao nhận và cho thuê bồn chứa hóa chất, dung môi các
loại và nhiên liệu lỏng.
+ Xử lý, lưu trữ, bảo quản hóa chất
+ Sang chiết
+ Phân phối v.v
2.2 Qui trình vận hành bồn bể, kho bãi tại công ty Vopak

2.2.1 Hệ thống bồn chứa hóa chất
Tập đoàn Vopak với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo quản những sản
phẩm hóa dầu cho những khách hàng tòan cầu, đã trãi qua hàng thế kỷ với hệ thống bồn
bể được thiết kế theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của của chính bản thân tập đoàn
đưa ra cũng nhưng tuân theo những qui định của chính phủ những quốc gia mà Vopak đặt
chân đến. Với phương châm hàng đầu đảm bảo tính an tòan và thân thiện với môi trường
và cộng đồng, Vopak sẽ làm an lòng chính quyền địa phương về môi trường tự nhiên và
mang đến sự an tâm cho những khách hàng một nơi gìn giữ và lưu trữ hàng hóa an toàn
nhất.
Với vị trị gần sông Lòng Tàu nhưng cảng kho của Vopak chỉ có thể tiếp nhận mỗi
lần 1 tàu chở hàng có trọng tải từ 700 đến 15.000 tấn với chiều dài tồi đa là 148m, chiều
rộng 22.5m, mớn nước tối đa 9m, mớn nước tối thiểu 3m.
Tổng số đường ống để bơm hàng từ tàu vào bồn là 16 đường ống. Hệ thống cầu
cảng cho tàu neo đậu để bơm hàng của Vopak đạt tiêu chuẩn về an tòan cầu cảng do Cục
Hàng Hải và Bộ An Ninh cấp.
Hệ thống bồn bể của Vopak tại Việt Nam được xây dựng theo 2 giai đoạn:
- Giai đọan 1: xây dựng 7 bồn và tiếp nhận lại của công ty AP oil của Singapore.
Chức năng chính của 7 bồn này dùng để chứa xăng dầu với tổng dung tích là
8200 m3
- Giai đọan 2: Năm 2008 Vopak mua lại công ty AP oil, đã đầu tư mở rộng thêm
hệ thống bồn bể chuyên chứa hóa chất lỏng- dung môi cho những khách hàng
nhập khẩu hàng tàu về kinh doanh tại VN. Giai đọan này hòan thành với số
lượng bồn mới lên đến 28 bồn với khả năng chứa 40.000 m3, nâng tổng số bồn
hiện có của Vopak là 35 bồn.
Với thông tin chi tiết của các bồn chứa như sau:
Dung
tích (m
3
)
Số lượng Tổng sức

chứa (m
3
)
Chiều cao
(m)
Bề dầy
(cm)
Áp xuất
540 3 1.620 18 8,68 100/-6.5
1000 12 12.000 18 8,68 100/-6.5
1200 2 2.400 18 8,68 100/-6.5
1500 8 12.000 18 8,68 100/-6.5
2000 8 16.000 18 8,68 100/-6.5
22000 2 4.400 18 8,68 100/-6.5
Tổng cộng 35 48.420 18 8,68 100/-6.5
Bên cạnh đó công ty cũng trang bị thêm những bồn bể chứa nước và những hóa chất
chuyên dụng để đảm bảo cho công tác phòng chống cháy nổ theo qui định cũng như để
vệ sinh bồn bể:
• Một bồn chứa nước sạch để rửa bồn với dung tích 2000 m
3

×