Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Bông ổi (Lantana Camara L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 56 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 1

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
TS. Trần Thị Phương Liên, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Hỗ trợ và chuyển giao
công nghệ - Trường đại học sư phạm Hà Nội 2, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
những người luôn động viên, quan tâm giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn
nhất đưa em vượt qua khó khăn để có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Nga




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa
luận là do em thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung được đề cập


trong bản khóa luận này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Nga


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á 3
Bảng 1.2. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO 8
Bảng 2.1. Thành phần thức ăn giàu lipid 22
Bảng 2.2. Mô hình nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn
dịch chiết từ cây Bông ổi (Lantana Camara L.) 24
Bảng 3.1. Trọng lượng trung bình (tính theo gam) của hai nhóm chuột nuôi
bằng hai chế độ dinh dưỡng khác nhau 30
Bảng 3.2. So sánh một số chỉ số lipid máu giữa chuột nuôi thường và nuôi béo
phì thực nghiệm 32
Bảng 3.3. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trước và sau khi tiêm
STZ 35
Bảng 3.4. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột
sau 21 ngày điều trị 38
Bảng 3.5. Kết quả một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước
và sau điều trị 41
Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của ĐTĐ type 2 12
Hình 1.2. Cây Bông ổi (Lantana Camara L.) 15
Hình 2.1. Tủ sấy thức ăn cho chuột TN
o

và chuột nuôi (béo phì, chuẩn) TNo 18
Hình 2.2. Cơ chế gây độc của STZ lên tế bào β của tụy đảo chuột 21
Hình 2.3. Định lượng glucose huyết của chuột nhắt 25
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng của các nhóm chuột với 2 chế
độ dinh dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần 31
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh một số chỉ số hóa sinh giữa các lô chuột
thí nghiệm 33
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 4

Hình.3.3. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột thí nghiệm trước và
sau khi tiêm 72 giờ 36
Hình 3.4. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trước và sau 21 ngày
điều trị 39
Hình 3.5. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ
trước và sau điều trị 42



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADP Adenosine diphosphate
ATP Adenosine triphosphate
BMI Body Mass Indey
CHCL
3
Chlorform
ĐC Đối chứng

ĐT Điều trị
ĐTĐ Đái tháo đường
EtOAc Ethylacetat
EtOH Ethanol
HDL Lipoprotein tỷ trọng cao (High-density lipoprotein)
LDL Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-density lipoprotein)
Met Metformin
TC Cholesteron
TG Triglycerid
WHO Tổ chức y tế Thế giới
WF Cao nước






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 7

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1.

Bệnh béo phì (Obesity)
3
1.1.1.

Khái niệm
3
1.1.2.

Phân loại
4
1.1.3.

Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam
4
1.1.4.

Tác hại của bệnh béo phì
5
1.1.5.

Nguyên nhân và giải pháp phòng, điều trị béo phì
5
1.1.6.

Rối loạn trao đổi lipid máu
6

1.2.

Bệnh đái tháo đường
8
1.2.1.

Khái niệm
8
1.2.2.

Tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ
9
1.2.3.

Phân loại bệnh ĐTĐ
10
1.2.3.1.

ĐTĐ type 1
10
1.2.3.2. ĐTĐ type 2
11
1.2.3.3.

ĐTĐ thai nghén
12
1.2.3.4.

Các thể ĐTĐ khác (hiếm gặp)
13

1.2.4.

Biến chứng bệnh ĐTĐ
13
1.2.5.

Các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ
14
1.3. Cây Bông ổi (Lantana Camara L.)
15
1.3.1. Thực vật học
15
1.3.2.

Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây Bông ổi
16
1.3.3.

Thành phần hóa học
16
1.3.4.

Một số tác dụng Sinh - Dược và công dụng của cây Bông ổi
16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
18

2.1.1.

Mẫu thực vật
18
2.1.2.

Động vật thí nghiệm
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 8

2.1.3.

Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
19
2.2. Phương pháp nghiên cứu
19
2.2.1. Phương pháp gây ĐTĐ thực nghệm STZ và xây dựng mô hình chuột
béo phì thực nghiệm 19
2.2.1.1. Phương pháp gây ĐTĐ thực nghệm STZ 19
2.2.1.2. Xây dựng mô hình chuột béo phì thực nghiệm 21
2.2.2.

Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết cây
Bông ổi (Lantana Camara L.) trên mô hình chuột ĐTĐ type 2
23
2.2.2.1. Tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 23
2.2.2.2.

Thử khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết

23
2.2.3.

Một số kĩ thuật phân tích hóa sinh
24
2.2.3.1.

Phương pháp định lượng glucose huyết
24
2.2.3.2.

Định lượng một số chỉ số lipid trong huyết thanh
25
2.2.4.

Xử lý số liệu
28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
30
3.1.

Kết quả mô hình chuột béo phì và ĐTĐ thực nghiệm
30
3.1.1.

Kết quả mô hình chuột béo phì
30
3.1.2.

Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type2 bằng thuốc STZ

35
3.2.

Tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết cây Bông ổi

trên mô hình chuột
ĐTĐ type 2
38
3.3.

Tác dụng của dịch chiết từ cây Bông ổi đến khả năng chống rối loạn trao
đổi lipid trên mô hình chuột ĐTĐ type 2
41
KẾT LUẬN
44
KIẾN NGHỊ
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
46




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn trao đổi chất với biểu hiện chung
nhất là chứng tăng đường huyết. ĐTĐ không chỉ có tính chất là một bệnh mãn

tính, ĐTĐ còn kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh về thận dẫn
đến suy thận, bệnh về mắt dẫn đến mù lòa, tổn thương hệ thần kinh và đặc biệt
là các biến chứng về mạch máu (xơ vữa động mạch) có thể dẫn đến tử vong
như bệnh mạch vành, nhồi máu não, xuất huyết não Gánh nặng bệnh tật do
ĐTĐ đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam – nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn uống,
giảm hoạt động thể lực và tăng cân [3].
Theo WHO, năm 2000 toàn thế giới có khoảng 151 triệu người mắc
bệnh và dự đoán đến năm 2025 con số mắc bệnh sẽ tăng đến 300-330 triệu,
chiếm 5,4% dân số toàn cầu. Đáng chú ý là bệnh có xu hướng gia tăng mạnh tại
các quốc gia đang phát triển như: châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Á, đặc
biệt ở độ tuổi lao động [18].
Ngày nay, Y học hiện đại đã có nhiều loại thuốc chữa bệnh ĐTĐ có hiệu
quả như insulin, sulfonylure, biguanid, Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này
đều có tác dụng phụ và chi phí điều trị đắt đỏ [3]. Trước tình hình đó ủy ban
chuyên gia của WHO đã kiến nghị nên sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo
dược có sẵn, có giá thành rẻ và ít độc tính.
Trong lịch sử Y học từ 1550 năm trước công nguyên, con người đã biết
dùng cây cỏ để chữa ĐTĐ. Nhiều loại thảo dược đó chứng tỏ có tác dụng rất tốt
trong việc điều trị ĐTĐ như: mướp đắng, sinh địa, hoàng kỳ, huyền sâm, cỏ
ngọt, chè xanh, khoai lang,…Việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần hóa học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 2

và tác dụng dược lý của các loài cây thuốc có giá trị của Việt Nam nhằm đặt cơ
sở khoa học cho việc sử dụng chúng một cách hợp lý, hiệu quả có tầm quan
trọng đặc biệt.
Bông ổi hay hoa ngũ sắc, tên khoa học là Lantana Camara L. thuộc họ
roi ngựa. Một số nơi người ta cho rằng lá Bông ổi có tính sát trùng, cầm máu
nên dùng lá cây Bông ổi giã nát đắp lên vết thương, vết loét, thậm chí chỗ bị

rắn cắn. Lá Bông ổi có thể cho vào nồi nước xông chữa cảm, sốt[7].
Từ thực tế đó, nhằm góp phần tìm kiếm và nghiên cứu thuốc điều trị đái
tháo đường em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tác dụng hạ
đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ
cây Bông ổi (Lantana Camara L.)”.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Tạo mô hình chuột béo phì và ĐTĐ type 2
2.2. Nghiên cứu tác động hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi
lipid trên mô hình chuột thực nghiệm của dịch chiết từ cây Bông ổi (Lantana
Camara L.).


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 3

NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh béo phì (Obesity)
1.1.1. Khái niệm
Bệnh béo phì được Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa là tình trạng
tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân
với mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tổ chức này dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) để đánh
giá tình trạng dư thừa hay thiếu hụt mỡ của mỗi người.
Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức như sau:


 







Trong đó: W: Khối lượng (kg )
H: Chiều cao (m )


Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á [3]
Mức độ thể trọng
Người trưởng thành
châu Âu
Người trưởng thành
châu Á
Nhẹ cân
< 18.5
< 18.5
Bình thường
18.5 – 24.9
18.5 - 22.9
Quá cân
≥ 25 – 29.9
≥ 23
Béo phì độ 1
30 - 34.9
>23 - 24.9
Béo phì độ 2
35 - 39.9
25 - 29.9

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 4

Béo phì độ 3
≥ 40
≥ 30

1.1.2. Phân loại
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chia béo phì thành 2 dạng chính:
- Béo phì đơn thuần: nguyên nhân chủ yếu là do lượng năng lượng được
hấp thu vào cơ thể nhiều vượt quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ
- Béo phì bệnh lý: nguyên nhân béo phì là do bệnh lý như một số bệnh
nội tiết: hội chứng Cushing khiến lượng hormone cortisosteroid trong cơ thể
quá cao, bệnh suy tuyến giáp trạng, bệnh trứng đa nang….
1.1.3. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay số người béo phì đã lên tới
1.7 tỉ người [2], không chỉ gặp nhiều ở các quốc gia phát triển mà còn gặp cả
ở các quốc gia đang phát triển. Mỹ là nước có số dân mắc bệnh cao nhất thế
giới, khoảng 60 triệu người (chiếm 30% dân số), tăng gấp 3 lần so với điều tra
năm 1991. Ở châu Âu, Anh là quốc gia đứng đầu bảng với 23% dân số. Tại
châu Á tỉ lệ thừa cân béo phì ở một số nước như sau: Thái Lan 3.5%, Philipin
4.27%, Malaysia 3.01%, Nhật 3%, Trung Quốc 2%, Hồng Kông 3%.
Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn cho người châu Á, số người thừa cân béo
phì cũng tăng theo thời gian. Năm 1991 theo điều tra của Lê Huy Liệu và cộng
sự thì tỉ lệ thừa cân mắc bệnh béo phì nói chung tại Hà Nội là 1.1%. Đến năm
2000 con số này đã là 2.62% tăng gần 2.5 lần trong vòng 10 năm (điều tra của
Lê Văn Hải) [2].
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 5


Năm 2007, Viện dinh dưỡng Quốc gia điều tra trên đối tượng người
trưởng thành 25 - 64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì là 16.8% và còn có xu
hướng tăng lên. Theo Viện trưởng TS. Nguyễn Công Khẩn thì tỉ lệ này ở thành
thị lớn hơn nông thôn, ở nữ giới cao hơn nam giới. Trẻ em Việt Nam cũng có
16.3% mắc thừa cân béo phì [8]. Hà Nội có 4.9% trẻ 4 - 6 tuổi mắc bệnh,
Thành phố Hồ Chí Minh 6% trẻ dưới 5 tuổi và 22.7% học sinh tiểu học cũng
rơi vào tình trạng này [14].
1.1.4. Tác hại của bệnh béo phì
Bệnh béo phì gây nhiều tác hại cho cuộc sống của con người như: mất
thoải mái trong cuộc sống do có cảm giác mệt mỏi toàn thân, giảm hiệu suất
lao động do khối lượng cơ thể nặng nề, kém lanh lợi… Người béo phì có nguy
cơ mắc bệnh tật cao hơn người bình thường do nhiễm độc máu, tiêu biểu như:
bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường không phụ thuộc insulin,
tăng huyết áp, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng
viêm xương khớp, sỏi mật…
Ở trẻ em bị béo phì, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng tăng cao như
bệnh mặc vành, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não… Ngoài ra, thừa
cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của con người.
1.1.5. Nguyên nhân và giải pháp phòng, điều trị béo phì
Nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân béo phì là do khẩu phần và thói
quen dinh dưỡng không hợp lý, hoạt động thể lực kém dẫn đến năng lượng hấp
thụ vào cơ thể vượt quá mức cần thiết và tích lũy dưới dạng mỡ. Ngoài ra một
số bệnh lý nội tiết như: hội chứng Cushing (do hormone cortisosteroid trong cơ
thể tăng quá cao), bệnh suy tuyến giáp trạng, bệnh trứng đa nang hoặc có chứa
gen béo phì di truyền.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 6

Để phòng bệnh béo phì có hiệu quả, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức
về dinh dưỡng và hoạt động thể lực. Trên phạm vi xã hội, việc phòng bệnh cần

tập trung vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Điều trị thừa cân béo phì dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn
uống, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó thuốc và phẫu thuật chỉ dùng trong
trường hợp bắt buộc. Thuốc chống béo phì được chia làm hai nhóm lớn.
 Nhóm có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
 Nhóm tác dụng lên hệ tiêu hóa.
Thuốc điều trị béo phì phổ biến hiện nay là Metformin thuộc nhóm hai
với tác dụng chủ yếu là ức chế phân giải glycogen thành glucose ở gan, làm
tăng tính nhạy cảm của insulin ngoại vi, tác động hạ glucose trong khoảng 2 - 4
mmol/l, giảm HbA
1
C đến 2%. Vì thế, Metformin được dùng cho cả bệnh nhân
béo phì và tiểu đường. Tuy nhiên thuốc cũng có một số tác dụng phụ với đường
tiêu hóa, chống chỉ định với người suy tim nặng, bệnh gan, bệnh thận và những
người từng có tiền sử nhiễm toan lactic.
1.1.6. Rối loạn trao đổi lipid máu
Huyết thanh người bình thường có 5 - 7g/l lipid toàn phần bao gồm acid
béo tự do, triglycerid, cholesterol toàn phần với hai dạng cholesterol tự do và
cholesterol este, các photpholipid. Vì không tan trong nước nên lipid được vận
chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các acid béo tự
do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin, các lipid khác được lưu hành trong
máu dưới dạng phức hợp lipoprotein như: các hạt chymomicron, VLDL, HDL,
IDL, LDL. Các lipoprotein này có kích thước, thành phần, tỉ trọng và chức
năng khác nhau trong quá trình chuyển hóa lipid [5].

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 7




Để đánh giá lượng mỡ trong máu người ta làm xét nghiệm với các chỉ số:
 Cholesterol toàn phần (2,9 – 5,2 mmol/l);
 Triglycerid (0,8 – 2,3 mmol/l);
 HDL-c (0,90 – 1,50 mmol/l);
 LDL-c (0,5 – 3,4 mmol/l).
Tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu,
hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch làm tăng nguy cơ biến
chứng tim mạch và đột qụy, tăng các biến chứng mạch máu khác, hậu quả nặng
nề nhất là dẫn đến tử vong hoặc tàn phế gọi là rối loạn chuyển hóa [3]. Ngày
nay người ta đã xem là có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỉ lệ thành phần của
lipid máu có sự thay đổi. Khái niệm này chỉ rõ rối loạn lipid máu có thể xảy ra
từ rất sớm, ngay cả khi chưa có tăng các giá trị tuyệt đối nồng độ của các thành
phần trong máu [3]. Rối loạn này có thể tiền phát do di truyền hoặc thứ phát
sau các bệnh khác như: béo phì, ĐTĐ, nghiện rượu, suy giáp trạng. Fredrickson
căn cứ vào kĩ thuật điện di và siêu ly tâm với các thành phần huyết thanh đã
phân loại chứng tăng lipid máu thành 5 type dựa trên những thay đổi thành
phần lipoprotein. Cách phân loại này đã được WHO chính thức sử dụng vào
năm 1970. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người mắc bệnh béo phì có nguy
cơ cao mắc các bệnh rối loạn lipid máu dẫn đến xơ vữa động mạch (liên quan
chủ yếu đến các lipoprotein) hoặc hiện tượng “nhiễm độc mỡ tế bào”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 8

1.2. Bệnh đái tháo đường
1.2.1. Khái niệm
Tên gọi của căn bệnh này là Diabetes mellitus. Vào thế kỉ thứ 2 sau
Công nguyên, bác sĩ Aretaios từ Kappadokie đã miêu tả nước tiểu của người
bệnh có vị ngọt như mật ong [5]. ĐTĐ là bệnh mãn tính phổ biến nhất và đang
ngày càng phát triển trên toàn cầu. Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn

chuyển hóa cacbonhydrat có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu
quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy
yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin [6].
Bệnh ĐTĐ được xác định dựa vào những tiêu chí trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO
Kết luận
Đường
huyết lúc
đói
(mmol/l)
Đường huyết 2 giờ
sau khi làm nghiệm
pháp tăng đường
huyết (mmol/l)
Đường huyết tại
thời điểm bất kì
(mmol/l)
Đái tháo đường
> 7
> 11.1
>11.1
kèm triệu chứng
uống nhiều, đái
nhiều và gầy sút.
Rối loạn dung
nạp đường
huyết
5.6 – 7
7.8 - 11.1
Bình thường

< 5.6
< 7.8

Biểu hiện của bệnh ĐTĐ là sự tăng nồng độ glucose trong máu và kéo
theo những rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protein, không dung nạp
glucose dẫn đến ĐTĐ. ĐTĐ cũng là nguyên nhân gây biến chứng mù mắt, suy
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 9

gan, thần kinh, tim mạch, Nguyên nhân ĐTĐ do tế bào  của đảo tụy
Langerhan bị phá hủy mất khả năng sản xuất insulin, một hormon điều hòa
glucose trong máu (ĐTĐ type 1) hoặc do rối loạn trao đổi chất lipid – glucid
dẫn đến đối kháng insulin (ĐTĐ type 2) [9].
1.2.2. Tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo lứa tuổi, dân tộc, các vùng địa lý
khác nhau và theo sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Những số liệu mới
nhất cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở châu Á hiện nay đã vượt xa châu Âu, nơi
vốn được xem là ổ bệnh. Trong khi có khoảng 5% số người trưởng thành ở
châu Âu mắc bệnh thì ở châu Á số người mắc bệnh là từ 10-12% và ở những
quốc gia đảo thuộc Thái Bình Dương là 30-40%. Điều nguy hiểm là châu Á
đang có chiều hướng gia tăng bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ.
Cũng theo tổ chức này thì nếu năm 2000 có 146 triệu người mắc bệnh ĐTĐ thì
năm 2010 sẽ là 220 triệu người và năm 2025 sẽ có thể lên tới 300 triệu người,
chiếm 5% dân số thế giới [2].
Ớ Việt nam bệnh ĐTĐ đang phát triển với tốc độ nhanh. Điều tra năm
2001 tỷ lệ ĐTĐ ở 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh) trong lứa tuổi 30 – 46 là 4.1%; đến điều tra toàn quốc năm 2002 ở cùng
đối tượng, tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 2.7%. Trong đó ở thành phố và khu công
nghiệp là 4.4%, đồng bằng là 2.7%, trung du là 2.2% và miền núi là 2.1%. Hiện
nay có khoảng trên 2 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, nhưng có tới 65% người

bệnh không biết mình đã mắc căn bệnh này. Trong 10 năm qua, số bệnh nhân
ĐTĐ đã tăng 3- 4 lần ở khu vực thành thị. Khu vực nông thôn trước đây
thường rất ít thì nay bệnh đã trở nên phổ biến [1], [2].
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 10

Rõ ràng ĐTĐ đang có chiều hướng phát triển nhanh chóng nhất là khu
vực châu Á. Dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến thừa cân, béo phì và rối loạn
chuyển hóa là một trong những cơ chế quan trọng trong sinh bệnh học của rối
loạn dung nạp glucose và bệnh ĐTĐ. Hơn nữa bệnh ĐTĐ lại có nhiều biến
chứng về tim mạch, thần kinh, gây đột qụy, mù lòa, tổn thương thận, giảm tuổi
thọ, Vì thế, ĐTĐ không chỉ là mối quan tâm của ngành y tế mà còn thu hút
cả sự chú ý của các nhà quản lý xã hội.
1.2.3. Phân loại bệnh ĐTĐ
Năm 1997, WHO đã đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ
khoa học trong những năm gần đây. Phân loại này dựa vào hiểu biết về nguyên
nhân sinh bệnh.
1.2.3.1. ĐTĐ type 1
ĐTĐ type 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế
giới. Nguyên nhân do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối
cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Các kháng nguyên
bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển
của ĐTĐ type 1 [3],[8].
ĐTĐ type 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện
trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện
nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được
chẩn đoán bệnh ĐTĐ type 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người
béo cũng không loại trừ. Người bệnh ĐTĐ type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc
insulin hoàn toàn.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 11

 Cơ chế bệnh sinh
Do yếu tố di truyền kém sản xuất insulin, phát bệnh tự nhiên, ít phụ
thuộc vào điều kiện môi trường. Các giai đoạn trong ĐTĐ type 1:
- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền–nhạy cảm gene.
- Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn.
- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể.
- Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào β đảo tụy.
- Giai đoạn 5: ĐTĐ lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn
toàn tế bào β đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm
biến chứng [6].
1.2.3.2. ĐTĐ type 2 [3], [8], [15]
ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp ở
người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi.
Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết
insulin tương đối. ĐTĐ type 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn
đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng.
Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển
hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các
biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2 là có sự tương tác
giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh
ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 12

kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì
bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.

 Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn bình thường,
nhưng có hiện tượng kháng insulin vì insulin tăng cao hơn mức bình thường
trong máu.
- Giai đoạn 2: tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần do có hiện
tượng tăng glucose huyết sau ăn.
- Giai đoạn 3: kháng insulin không đổi nhưng bài tiết insulin suy giảm
gây tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.

Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của ĐTĐ type 2
1.2.3.3. ĐTĐ thai nghén
Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng,
gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của ĐTĐ thai nghén sau đẻ theo 3 khả
năng: bị ĐTĐ, giảm dung nạp glucose, bình thường [10].

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 13

1.2.3.4. Các thể ĐTĐ khác (hiếm gặp)
Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất:
- Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào β;
- Thiếu hụt di truyền về tác động của insulin;
- Bệnh tuyến tụy ngoại tiết;
- Các bệnh nội tiết;
- Thuốc hoặc hóa chất;
- Nhiễm khuẩn;
- Những thể ĐTĐ miễn dịch trung gian ít gặp;
- Một số hội chứng di truyền kết hợp với ĐTĐ.
1.2.4. Biến chứng bệnh ĐTĐ
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến

triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có
thể tử vong do các biến chứng này.
Biến chứng mắt như: bệnh lý võng mạc (27,8%), đục thủy tinh thể
(6,1%), tăng sinh gây mù lòa (1,1%) Bệnh về võng mạc tăng dần theo thời
gian phát hiện bệnh.
Biến chứng thận như: microalbumin niệu (11,6%), macroalbumin (3%),
suy thận từ độ 1 đến độ 4 (3,5%) …
Biến chứng thần kinh ngoại vi: giảm hoặc mất phản xạ gân xương hoặc
cảm giác rung …
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 14

Tổn thương bàn chân: tùy từng mức độ như phỏng rộp, biến dạng, loét,
hoại thư, cắt cụt, …
Biến chứng mạch máu lớn: mạch vành có tới (38%), đột quỵ (1,2%),
tăng huyết áp (27,6%)
1.2.5. Các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ
Trước sự phát triển nhanh chóng của bệnh ĐTĐ, nhu cầu thuốc điều trị
là rất lớn. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau chủ yếu là thuốc có
nguồn gốc tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Dựa vào tác dụng và cơ chế tác dụng
có thể chia chúng thành 3 nhóm chính:
- Insulin và các thuốc kích thích tế bào β bài tiết insulin như các
sulfonylurea, meglitinnide và nateglinide.
- Các thuốc cải thiện tình trạng kháng insulin ở tế bào đích như
biguanide, thiazolidinedion.
- Các thuốc chống tăng glucose huyết sau bữa ăn bằng cách ức chế
enzyme phân giải tinh bột như acarbose.
Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc trên còn gây ra một số tai biến và tác
dụng không mong muốn. Ví dụ, insulin gây phản ứng dị ứng, loạn dưỡng mô ở
chỗ viêm, tăng đường huyết hồi ứng; sử dụng các sulfonylurea gây dị ứng

ngoài da, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu, hạ tiểu cầu [6].
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 15

1.3. Cây Bông ổi (Lantana Camara L.)
1.3.1. Thực vật học

Hình 1.2. Cây Bông ổi (Lantana Camara L.)
Cây cao từ 1.5-2 m, hay có thể hơn một chút. Cây bụi, thân gỗ. Thân có
gai, cành dài hình vuông có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía răng, mặt
dưới có lông. Lá hình trái xoan, nhọn đầu, xanh nhạt, mặt trên phủ lông ngắn,
mặt dưới có lông mềm. Cuống ngắn, cụm hoa dạng tán hình cầu mang nhiều
hoa sát nhau – hoa nở từ vòng ngoài dần dần vào trong. Hoa lưỡng tính, không
có cuống, không đều, thoạt tiên vàng lợt rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ
chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả hạch hình cầu nằm trong lá đài, khi chín màu
đen, nhân gồm 1- 2 hạt cứng, xù xì.



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 16

Hoa thức và hoa đồ:

1.3.2. Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây Bông ổi
Phân bố, sinh học và sinh thái: Gốc ở nhiệt đới Châu Mỹ, được thuần
hóa trong tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, cây mọc khắp nơi từ
Bắc vào Nam. Thường gặp trên đất hoang, dọc bờ đường, trên các dải cát của
các sông và trong các ruộng khô, ở vùng thấp [4].
1.3.3. Thành phần hóa học

Lá chứa 0.2% tinh dầu; ở hoa khô chỉ có 0.07%. Tinh dầu có 8%
terpenbicyclic và 10-12% L-a-phelandren. Tinh dầu Bông ổi Ấn Độ chứa
cameren, isocameren và micranen. Trong vỏ có 0.08% lantanin, là một
alkaloid. Lá trong thời kỳ có hoa chứa 0.31- 0.68% lantanin, còn có lantaden [4].
1.3.4. Một số tác dụng Sinh - Dược và công dụng của cây Bông ổi
Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu
sưng. Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có
tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin,
làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
- Lá Bông ổi chữa táo bón làm ra mồ hôi, viêm phế quản xuất tiết. Ngày
20-30 gam cây tơi sắc uống.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 17

- Dùng đắp ngoài vết thương lở loét hoặc cầm máu. Lá chớm nống trị
thấp khớp.
- Hoa trị ho, lao kèm ho ra máu và cao huyết áp, ngày dùng 12 gam.
- Rễ trị sốt rét lâu không dứt, quai bị, phong thấp, đau xương, đau răng,
chấn thương bầm dập. Ngày 30-60 gam cây tơi sắc uống.



×