Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Công ty bảo hiểm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.39 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH
 
VẬN TẢI BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG
Đ ề tài 15: Quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Công ty bảo
hiểm Việt Nam
GIẢNG VIÊN : Ths. NGÔ THỊ HẢI XUÂN
LỚP : NGOẠI THƯƠNG K18 - LTĐHCQ
THÀNH VIÊN NHÓM
1/ Trần Thị Bích Hạnh
2/ Đinh Xuân Khang
Vận tải bảo hiểm ngoại thương GV:Ths.Ngô Thị Hải Xuân
3/ Nguyễn Trung Tín
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
1. Nguyên tắc chung bảo hiểm 4
2.Các rủi ro tổn thất và chi phí được bảo hiểm 6
3.Bắt đầu và kết thúc trách nhiệm bảo hiểm
4. Loại trừ bảo hiểm 7
5. Thủ tục bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
6. Nghĩa vụ của người được bào hiểm khi xảy ra tổn thất 9
7. Khiếu nại và bồi thường tổn thất 10
8. Những lưu ý khi thực hiện bộ quy tắc bảo hiểm hàng hóa 12-13
Kết luận 13
Chứng từ tham khảo
Đề tài 15 Page 2 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương G.V: Ths.Ngô Thị Hải Xuân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, việc trong đổi hàng hóa
rất sôi động, do đó hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triễn, hình thức vận tải hàng hóa rất


được coi trọng,
Mặt khác nước ta 2/3 giáp biển nên vận chuyển bằng đường biển rất phát triễn. Tuy nhiên, gặp không
ít rủi ro. Vì thế, bảo hiểm đóng vai trò quan trọng để các doanh nghiệp an tâm hơn cho lô hàng vận
chuyển của mình. Vì vậy, “quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Công ty bảo hiểm Việt
Nam” giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn nghiệp vụ ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu.
ICC 2009 ra đời quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn các điều khoản so với ICC 1982. Các điều khoản
trong ICC 2009 có xu hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người được bảo hiểm và cũng mang tính mới
Đề tài 15 Page 3 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương GV:Ths.Ngô Thị Hải Xuân
mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Dù ra đời đã được hơn 5 năm nhưng các công ty bảo hiểm Việt
Nam vẫn áp dụng quy tắc bảo hiểm ICC 1982.
1. Nguyên tắc chung:
Quy tắc chung này chỉ áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bao gồm giá
trị hàng hóa, lãi ước tính (nếu có), phí bảo hiểm, cước phí và các chi phí khác liên quan. Quy tắc này
còn có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sắt,
đường sông và đường hàng không.
Phạm vi bảo hi ể m:
Đề tài 15 Page 4 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương G.V: Ths.Ngơ Thị Hải Xn
F Tổn thất tổn hại hợp lý qui cho:
 Cháy, nổ
 Tàu thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật
Đề tài 15 Page 5 of 15
A
B
C
Vận tải bảo hiểm ngoại thương GV:Ths.Ngơ Thị Hải Xn
 Phương tiện vận tải lật hay trật đường rầy
 Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện vận tải

với vật thể khác không phải là nước
 Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
F Tổn thất tổn hại gây ra bởi:
 Hy sinh tổn thất chung
 Vứt hàng xuống biển
 Đóng góp tổn thất chung
 Chi phí cứu hộ
 Trách nhiệm đâm va trên cơ sở đâm va hai bên tàu đều có lỗi
 Động đất, núi lửa phun, sét
 Nước biển, sông hồ tràn vào tàu, thuyền,
phương tiện vận tải, container, nơi để hàng
 Cuốn xuống biển
 Thời tiết xấu (heavy weather)
 Manh động (barratry), hành động manh tâm (malicious acts)
 Cướp biển (piracy)
 Các rủi ro đặc biệt (extraneous risks)
2. Các rủi ro tổn thất và chi phí được bảo hiểm:
2.1 Các rủi ro tổn thất và chi phí được bảo hiểm:
- Cháy hoặc nổ,
- Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh,
Đề tài 15 Page 6 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương G.V: Ths.Ngô Thị Hải Xuân
- Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi , mắc cạn, đâm va nhau hay đâm vào vật thể
khác hay bị trật bánh,
- Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sụp đổ,
- Phương tiện chở hàng mất tích
- Tổn thất chung.
2.2. Các chi phí được bảo hiểm:
Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm còn phải chịu
trách nhiệm đối với những chi phí sau đây:

- Những chi phí do người được bảo hiểm, người làm công hay đại lý của họ đã chi ra nhầm
phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm.
- Những chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa được bảo hiểm tại một
nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
- Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác nhận tổn thuộc trách nhiệm bảo hiểm
- Những chi phí tổn thất chung và chi phí cứu hộ
3. Bắt đầu và kết thúc trách nhiệm bảo hiểm:
Trách nhiệm của người bảo hiểm bắt đầu từ khi hàng hóa được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa
hàng tại tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, trách nhiệm này tiếp tục
có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc vào lúc hàng hóa được dỡ khỏi
phương tiện chuyên chở tại nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong quá trình vận chuyển nói trên, nếu vì những sự cố được bảo hiểm mà hàng hóa bắt buộc
phải chuyển tải hoặc thay đổi hành trình thì bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người
được bảo hiểm thông báo ngay cho người bảo hiểm biết về sự việc xảy ra hoặc thay đổi và phải trả
thêm phí bảo hiểm trong trường hợp cần thiết.
4. Loại trừ bảo hiểm:
Trừ khi có thỏa thuận khác, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất
mát hay chi phí gây ra bởi:
4.1. Chiến tranh, đình công, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn, hoặc quần chúng nổi
dậy, cướp mìn, thủy lôi, bom hoặc các dụng cụ chiến tranh khác.
Đề tài 15 Page 7 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương GV:Ths.Ngô Thị Hải Xuân
4.2. Hậu quả trực tiếp của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ phát sinh từ việc sử dụng năng lượng
nguyên tử, hạt nhân và hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ tương tự.
4.3. Hành động xấu cố ý hay hành vi phạm pháp của người được bào hiểm hay người làm công
cho họ
4.4. Những mất mát hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất đặc thù của loại
hàng hóa được bảo hiểm
4.5. Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hóa.
4.6. Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng từ trước khi xếp hàng lên

phương tiện vận chuyển
4.7. Rò rỉ thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông thường của hàng hóa được
bảo hiểm trong quá trình vận chuyển.
4.8.Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo khả năng an toàn giao
thông.
4.9. Những mất mát hư hỏng hay chí phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ đó
do một rủi ro được bảo hiểm
5.Thủ tục bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
5.1. Thủ tục mua bảo hiểm:
Khi có nhu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu phải làm một giấy yêu cầu trong đó ghi rõ:
- Tên người được bảo hiểm
- Tên hàng hóa, loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm
- Trọng lượng, số lượng hàng hóa và giá trị hàng hóa được bảo hiểm
- Hành trình vận chuyển ( nơi đi, nơi đến và nơi chuyển tải nếu có).
- Tên chủ phương tiện vận chuyển,loại phương tiện và số đăng ký của các phương tiện vận tải đó.
- Ngày tháng phương tiện khởi hành và dự kiến ngày đến.
- Trị giá bảo hiểm
- Tổng số tiền bảo hiểm
- Điều kiện bảo hiểm
- Bồi thường tại đâu.
Và cung cấp thêm chứng từ kèm theo có lien quan đến thông tin hàng hóa như:
+ Vận tải đơn –B/L
Đề tài 15 Page 8 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương G.V: Ths.Ngô Thị Hải Xuân
+ Hóa đơn – invoice
+ Phiếu đóng gói – packing list
+ Hợp đồng mua bán – sale contract
+ Tín dụng thư - L/C
Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa chứng từ đính kèm để cấp
“giấy chứng nhận bảo hiểm” (mẫu….)

Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay khi nhận giấy chứng
nhận bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi nộp phí bảo hiểm đầy đủ.
Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm ký kết mà có bất cứ thay đổi nào về thông tin đã cung cấp liên
quan đến lô hàng được bảo hiểm thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo
hiểm biết ngay khi họ biết sự thay đổi đó. Người bảo hiểm sẽ cấp giấy sửa đổi bổ sung và có thể yêu
cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm
Nếu người được bảo hiểm cố tình khai báo sai, giấu diếm hay gian dối thì người bảo hiểm được
miễn trách nhiệm đã quy định theo hợp đồng bảo hiểm, nhưng vẫn được quyền thu phí bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể thay thế hợp đồng bảo hiểm và có thể chuyển nhượng cho một
người khác bằng cách người được bảo hiểm hay người có quyền thay mặt họ ký hậu ở mặt sau
5.2. Gía trị bảo hiểm:
Gía trị bảo hiểm là giá trị của hàng hóa ( được kê hai trên hóa đơn) cộng với cước phí vận
chuyển và phí bảo hiểm. Gía trị bảo hiểm có thể gồm lãi suất dự tính, nhưng theo quy định của Việt
Nam, khoản lãi dự tính này không lớn hơn 10% giá trị bảo hiểm.
Như vậy, giá trị bảo hiểm có thể là giá CIF hoặc giá CIF cộng với lãi dự tính.
5.3. Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là một phần hoặc toàn bộ giá trị bảo hiểm, tức là bằng hoặc nhỏ hơn giá trị bảo
hiểm.
Ví dụ lô hàng có giá trị bảo hiểm là 15000 usd, chủ hàng khi mua bảo hiểm chỉ kê khai 12000 usd,
còn 3000 usd tự mình bảo hiểm.
Như vậy V= 15000USD
A= 12000USD
Nếu hàng tổn thất 3000usd (do rủi ro được bảo hiểm gây ra)
Đề tài 15 Page 9 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương GV:Ths.Ngô Thị Hải Xuân
Tiền bồi thường là: 3000usd x 12000/15000 = 2400 usd.
Khi mua bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm, thì gọi là mua bảo hiểm tới giá trị,
khi bồi thường, tổn thất ( do rủi ro được bảo hiểm gây ra) bao nhiêu, bồi thường bấy nhiêu.
Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì gọi là mua bảo hiểm dưới giá trị, khi bồi thường,
người bảo hiểm sẽ căn cứ vào tỷ lệ A/V

Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn đó không được thừa nhận, không
được bồi thường dù có thu phí bảo hiểm.
6. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất:
Khi xảy ra tổn thất cho hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người được bảo hiểm hay
người làm công cho họ, hoặc đại diện của họ phải:
a/ Khai báo ngay với cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản theo luật lệ hiện
hành.
b/ Thông báo ngay cho người bảo hiểm hoặc đại diện của họ tại địa phương gần nhất đến giám
định trong thời gian sớm nhất
Về nguyên tắc, khi có sự cố bảo hiểm xảy ra, phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết và
yêu cầu họ giám định.Trong trường hợp nếu người bảo hiểm không có đại lý địa phương thì
người được bảo hiểm có thể yêu cầu giám định viên có đăng ký ở nơi đó đến giám định
Trừ khi trước đó có một thỏa thuận khác, người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết một vụ khiếu
nại không được chứng minh bằng biên bản giám định được cấp bởi đơn vị giám định do người bảo
hiểm chỉ định.
c/ Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hóa nhầm hạn chế tổn thất
Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra, trong khả năng của mình, người được bảo hiểm phải áp dụng mọi
biện pháp cần thiết để cứu chữa, bảo quản hàng hóa để tổn thất đã xảy ra không xảy ra lớn hơn. Các
chi phí hợp lý do người được bảo hiểm bỏ ra nhằm hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm của người bảo
hiểm đều được người bảo hiểm bồi thường.
Ngược lại, trong khả năng có thể của mình, người được bảo hiểm lại không hành động gì, hoăc
không áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa, bảo quản hàng hóa thì người bảo hiểm có quyền
từ chối bồi thường, dù tổn thất là do một rủi ro được bảo hiểm gây ra.
d/ Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với người chuyên chở hay người
thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hóa trong tai nạn ấy:
Đề tài 15 Page 10 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương G.V: Ths.Ngô Thị Hải Xuân
Trong trường hợp tổn thất hàng hóa thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm nhưng cũng thuộc trách
nhiệm của người thứ ba thì người được bảo hiểm có thể tiến hành đòi bảo hiểm bồi thường nhưng
phải làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi bồi thường nhưng phải làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi bồi

thường của mình đối với người thư ba để sau khi đã bồi thường cho người được bảo hiểm thì người
bảo hiểm sẽ thế quyền của người được bào hiểm để đòi lại người thứ ba. Nếu người được bảo hiểm
không bảo lưu được quyền đòi bồi thường của mình đối với người thứ ba thì cũng mất quyền đòi bồi
thường đối với người bảo hiểm.
Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần hay toàn bộ tổn thất nếu người
được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên.
7. Khiếu nại và bồi thường tổn thất:
7.1. Điều kiện khiếu nại:
- Đã thông báo cho bảo hiểm và địa phương nơi xảy ra tai nạn và đã lập các biên bản cần thiết
theo quy đinh hiện hành
- Đã làm các thủ tục cần thiếtđể bảo lưu quyền khiếu nại đối với người thứ ba
- Tổn thất phải thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm
- Còn thời hạn khiếu nại
- Đã có tuyên bố từ bỏ hàng nếu là tổn thất toàn bộ ước tính
- Hàng và phương tiện đã mất 3 tháng so với thời gian dự tính tàu đến nơi ghi trong hợp đồng
bảo hiểm, nếu khiếu nại về mất tích.
7.2. Hồ sơ khiếu nại:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm ( bản chính)
- Bản chính hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hàng hóa do chủ phương tiện cấp
- Hóa đơn bán hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa, phiếu ghi trọng lượng và số lượng hàng
hóa
- Biên bản giám định hàng hóa bị tổn thất, ghi rõ mức độ tổn thất
- Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương
- Văn bản khiếu nại người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do
họ gây ra.
- Thư đòi bồi thường
- Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại
Đề tài 15 Page 11 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương GV:Ths.Ngô Thị Hải Xuân
Một số bộ hồ sơ hợp lệ sẽ đựoc người bảo hiểm thanh toán bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ

ngày nhận được hồ sơ. Nếu có ý kiến khác, người bảo hiểm phải thông báo trong vòng 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ khiếu nại. trong vỏng 30 ngày kể từ ngày thông báo bồi thường hay từ chối
bồi thường, nếu được người được bảo hiểm không có ý kiến gì bằng văn bản thì vụ khiếu nại đó coi
như kết thúc.
7.3. Thời hiệu khiếu nại:
Thời hạn yêu cầu bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo
hiểm.Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn
yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 2 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm nếu không giải quyết được bằng thương lượng
giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra tổ chức trọng tài do các bên thỏa thuận hoặc tòa án tại Việt
Nam để giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
7.4. Bồi thường tổn thất:
a/ Nguyên tắc bồi thường:
- Bồi thường bằng tiền chứ không bồi thường bằng hiện vật
- Đồng tiền bồi thường là đồng tiền của hợp đồng
- Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi và giá trị bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm
- Người bảo hiểm có quyền khấu trừ những khoản tiền mà người được bảo hiểm đòi được người thừ
ba khi bồi thường, người bảo hiểm được thế quyền người được bảo hiểm để đòi người thứ ba khi đã
bồi thường cho người đươc bảo hiểm.
b/ Cách tính bồi thường:
* Đối với tổn thất bộ phận:
- Số tiền bồi thường sẽ được tính dựa trên cơ sở mức độ tổn thất nhân với số tiền bảo hiểm
- Mức độ tổn thất sẽ được xác định bằng cách lấy tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn trừ đi giá
trị hàng hóa sau khi đã bị tổn thất tại nơi dỡ hàng, chia cho tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn
- Nếu mua bảo hiểm không tới giá trị thì số tiền bồi thường được tính trên cơ sở tỉ lệ giữa số tiền
bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
- Nếu mua bảo hiểm trên gia 1trị thì tính tiền bồi thường như mua bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Đề tài 15 Page 12 of 15

Vận tải bảo hiểm ngoại thương G.V: Ths.Ngô Thị Hải Xuân
* Đối vối tổn thất toàn bộ:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế:
Số tiền bồi thường bằng số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm nếu mua bảo hiểm tới giá trị. Nếu
mua bảo hiểm dưới giá trị, số tiền bồi thường bằng số tiền bảo hiểm hay trị giá bảo hiểm nhân với tỉ
lệ giữa số tiền bảo hiểm và trị giá bảo hiểm
Trường hợp hàng hóa bảo hiểm bị mất tích thì coi như tổn thất toàn bộ thực sự. Nếu sau khi đã
bồi thường mà lại tìm thấy hàng thì người bảo hiểm được sở hữu hàng hóa.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính:
trường hợp hàng hóa bị tổn thất toàn bộ ước tính, số tiền bồi thường được tính như tổn thất toàn bộ ,
với điều kiện người được bảo hiểm đã gởi cho người bảo hiểm một thông báo từ bỏ không điều kiện
mọi quyền lợi về hàng hóa. Nếu không thực hiện/ hoặc việc thực hiện từ bỏ hàng không đúng quy
định thì tổn thất đươc bồi thường theo hình thức tổn thất bộ phận.
Nếu việc từ bỏ hàng của người được bảo hiểm là hợp lý, khi đã bối thường tổn thất toàn bộ, người
bảo hiểm vẫn có quyền từ chối mọi quyềnlợo đối với hàng hóa bảo hiểm.
8. Khi thực hiện bộ quy tắc bảo hiểm hàng hóa này cần lưu ý:
- Trước hết, chủ hàng phải có hợp đồng vận chuyển hàng hóa để bảo vệ cho chính mình.
- Chủ hàng cần kiểm tra về khả năng lưu hành và đảm bảo an tòan giao thông của phương tiện vận
chuyển,Nếu không đảm bảo quy định này, tổn thất của hàng hóa sẽ không được bảo hiểm bồi thường
.
- Bảo hiểm trùng: nếu cùng một số hàng mà đem ra bảo hiểm với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và
nếu tổng của những số tiền bảo hiểm vượt qúa giá trị bảo hiểm thì trách nhiệm của người bảo hiểm
cũng chỉ giới hạn ở giá trị bảo hiểm và trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm được tính theo tỷ
lệ giữa số tiền bảo hiểm riêng và tổng của những số tiền bảo hiểm.Nếu trách nhiệm bảo hiểm chưa
bắt đầu thì người được bảo hiểm có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc giảm bớt số tiền bảo
hiểm và đòi hoàn lại phần phí bảo hiểm tương ứng.Trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng người bảo
hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm nộp đủ thủ tục phí.
Lưu ý: về vịêc bảo hiểm thêm rủi ro phụ ( mở rộng rủi ro) và mở rộng thời hạn hiệu lực bảo hiểm:
Đề tài 15 Page 13 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương GV:Ths.Ngô Thị Hải Xuân

+ Về bảo hiểm thêm rủi ro phụ( mở rộng rủi ro): người bảo hiểm có thể nhận bảo hiểm thêm các rủi
ro phụ sau đây, nhưng tối đa không quá 1 rủi ro và chịu thêm phí: tổn thất do nước mưa hay nước ngọt,
không giao hàng, mất cắp, mất trộm, hao hụt ( giao thiếu hàng), bể vỡ cong bẹp, nhiễm bẩn…
Một trường hợp riêng: nếu hàng hóa được vận chuyển bằng container (có bấm seal) thì có thể được
nhận bảo hiểm theo điều khoản ICC (A) nhưng phải áp dụng mức miễn thường có khấu trừ, tùy từng
trường hợp, mức khấu trừ sẽ trong khoảng 2%=> 10% trên giá trị lô hàng.
+Về mở rộng thời hạn hiệu lực bảo hiểm: đây là sự mở rộng thêm quá trình xếp/ dỡ hàng hóa được
bảo hiểm tại 2 đầu đi và đến.Cần cân nhắc khi yêu cầu mở rộng này vì phí bảo hiểm không thấp.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu rất được coi
trọng, để đảm bảo hàng hóa vận chuyển an toàn của Doanh nghiệp thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ đem lại .
Bảo hiểm trong nước chưa phát triễn xứng đáng với tiềm năng khai thác và tốc độ tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt là nền kinh tế ngoại thương hiện nay.Với chuyên đề mà nhóm nghiên cứu sẽ giúp doanh
nghiệp hiểu rõ hơn về quy tắc bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp thành thạo
nghiệp vụ ký kết hợp đồng ngoại thương và thực hiện, biết thủ tục khi mua bảo hiểm và biết cách
tính tiền đòi bảo hiểm bồi thường tổn thất nếu xảy ra.
Rất mong sự góp ý nhiệt tình và hướng dẫn chân thành của Cô để nhóm có bài học bổ ích hơn để vận
dụng vào thực tế.
Nhóm xin chân thành cảm ơn ./.
Đề tài 15 Page 14 of 15
Vận tải bảo hiểm ngoại thương G.V: Ths.Ngô Thị Hải Xuân
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển của Công ty bảo hiểm AAA, MIC,PJICO, Bảo Minh,….
2. Quyết định số 84/2004/QĐ-PTI ngày 10/05/2004
3. Luật kinh doanh bảo hiểm.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Gíao trình bảo hiểm ngoại thương. Tác giả Ths. Ngô Thị Hải Xuân
Đề tài 15 Page 15 of 15

×