Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Báo cáo tổng quan Các chính sách, chương trình y tế có liên quan hoặc định hướng đến giảm nghèo bền vững cho người dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 118 trang )


Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội
Dự án PRPP
Bộ Y tế
Vụ Kế hoạch – Tài chính





BÁO CÁO TỔNG QUAN
CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ CÓ
LIÊN QUAN HOẶC ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN















Hà Nội, 2015
Mục lục



Lời cảm ơn 4
Tóm tắt nghiên cứu 5
1. Đặt vấn đề 9
2. Mục tiêu nghiên cứu 12
3. Phương pháp nghiên cứu 12
3.1. Khung phân tích và cách tiếp cận 12
3.2. Phương pháp, nội dung và địa bàn nghiên cứu: 13
4. Kết quả 16
4.1.Đảm bảo chăm sóc y tế cho người nghèo: tổng quan chính sách 16
4.2. Quá trình triển khai thực hiện chính sách và một số kết quả từ Điện Biên, Quảng
Trị và Kontum 27
4.3. Khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai: bài học thực tế từ Điện Biên, Quảng
Trị và Kontum 58
4.4. Tổng quan các dự án/chương trình hỗ trợ y tế cấp quốc gia: tăng cường hỗ trợ
cho người nghèo, cận nghèo và người DTTS 72
4.5. Một số khuyến nghị 78
4.6. Hạn chế của đề tài 81
5. Phụ lục 83

Danh mục chữ viết tắt




BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BKHĐT

Bộ kế hoạch và đầu tư
BNN PTNT
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BNV
Bộ nội vụ
BQP
Bộ quốc phòng
BTC
Bộ tài chính
BXD
Bộ xây dựng
BYT
Bộ y tế
CP
Chính phủ
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
DF
Địa phương
DTTS
Dân tộc thiểu số
GDP
Gross Domestic Product,
Tổng sản phẩm trong nước
GNBV
Giảm nghèo bền vững
KCB
Khám chữa bệnh
KT-XH
Kinh tế xã hội

LĐTBXH
Lao động – thương binh – xã hội
MDG
Millenium development goal,
Mục tiêu thiên niên kỷ

Nghị định
NQ
Nghị quyết
NVYT
Nhân viên y tế
PRPP
Ban quản lý dự án hỗ trợ giảm

Quyết định

Trung ương
TYT
Trạm y tế
UBDT
Ủy ban dân tộc
UBND
Ủy ban nhân dân
Lời cảm ơn
Báo cáo tổng quan về những chương trình y tế có liên quan/định hướng tới giảm nghèo
bền vững cho người dân do Vụ Kế hoạch Tài chính, phối hợp cùng dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị
quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời k 2011- 2020 và Chương trình Mục
tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững (CTMTQG-GNBV) giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là dự
án hỗ trợ giảm nghèo PRPP) của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Chương
trình hỗ trợ của Ailen (Irish Aid) hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, và

Trường Đại học Y tế Công Cộng thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng và cơ sở để xây dựng kế
hoạch sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về giảm nghèo hướng đến giảm nghèo bền vững.
Quá trình thực hiện tổng quan này đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các bên liên
quan, đặc biệt là nhóm dự án PRPP và 03 tỉnh khảo sát là Điện Biên, Quảng Trị và Kontum.
Chúng tôi đặc biệt cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của ông Nguyễn Hoàng Linh – dự án PRPP
và ông Hoàng Hà – Trưởng phòng Chính sách Y tế, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế đã giúp
nhóm chuyên gia tư vấn trong quá trình thực hiện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ
của Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y tế Công Cộng trong suốt quá trình
triển khai thực hiện nghiên cứu này.
Nhóm chuyên gia tư vấn và thực hiện nghiên cứu tổng quan của Trường Đại học Y tế
Công Cộng, do PGS. TS. Vũ Hoàng Lan, Trưởng Khoa Các khoa học cơ bản chủ trì, cùng với
các nghiên cứu viên gồm TS. Lê Thị Kim Ánh, TS. Bùi Thị Tú Quyên, ThS. Trần Thị Đức Hạnh,
ThS. Lê Bích Ngọc đã làm việc tích cực để hoàn thành tổng quan đúng yêu cầu về nội dung và
tiến độ. Chúng tôi xin cảm ơn TS. Trần Đức Thuận – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính
sách y tế, ông Colman Ross – chuyên gia của dự án PRPP và các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý
kiến có giá trị trong việc hoàn thiện báo cáo này.

Nhóm tác giả


Tóm tắt nghiên cứu
Đặt vấn đề
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Thông báo kết luận số
143/TB-VPCP ngày 08/04/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc các Bộ, ngành cần khẩn
trương xây dựng kế hoạch, tiến độ đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về giảm nghèo,
báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo để thảo luận, thống nhất trước khi trình Thủ
tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội theo thẩm quyền. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ y tế đã đề
nghị Dự án PRPP hỗ trợ một số các hoạt động kỹ thuật để tiến hành "Nghiên cứu tổng quan về
những chương trình y tế có liên quan/định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân" nhằm
rà soát các chính sách, chương trình từ góc độ thực thi các chính sách liên quan tới giảm nghèo

bền vững trong ngành y tế. Nghiên cứu chính sách này nhằm tập trung vào các chính sách của
ngành y tế liên quan tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và các vấn đề về bảo hiểm y tế cho
người nghèo, dân tộc thiểu số đồng bào vùng sâu vùng xa.
Nghiên cứu rà soát các chính sách liên quan tới giảm nghèo bền vững trong ngành y tế
cũng là một trong những hoạt động để hỗ trợ cho việc thực hiện cách tiếp cận đo lường nghèo đa
chiều mà dự án PRPP đã và đang tích cực phối hợp với Bộ LĐTBXH, Ủy ban các vấn đề xã hội
(UBCVĐXH) của Quốc hội và các Bộ ngành tổ chức nghiên cứu kỹ thuật và các hoạt động đối
thoại chính sách cấp cao. Ngoài ra, việc rà soát chính sách liên quan đến giảm nghèo bền vững
trong ngành y tế cũng góp phần cung cấp thông tin cơ sở cho việc xây dựng khung kế hoạch
hành động thúc đẩy mục tiêu Thiên niên kỷ (Millenium Development Goal - MDG) về DTTS
(MAF) trong thời gian tới.
Với các mục đích trên, nghiên cứu tổng quan được thực hiện nhằm các mục tiêu: (1) tổng
quan những chương trình và chính sách y tế ở tầm quốc gia, tập trung vào tăng cường cơ hội tiếp
cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế, đặc biệt trên đối tượng người nghèo; (2) mô tả
và phân tích những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện những chính sách đó,
trong bối cảnh những địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (3) đề xuất các khuyến
nghị cho ngành y tế trong việc ra quyết định và chính sách y tế góp phần giảm nghèo bền vững.
Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu sử dụng thiết kế kết hợp định lượng và định tính song song để vận dụng cách
tiếp cận tổng hợp, tập trung rà soát và tổng quan về các chính sách, chương trình chính yếu nhất
liên quan tới giảm nghèo, đặc biệt là CT135-II, Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80, và CTMTQG-
GNBV (các chính sách, chương trình chung ở cấp trung ương); ngoài ra, nghiên cứu cũng tập
trung rà soát các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế cho
người nghèo, cận nghèo và DTTS. Ngoài cấu phần tổng quan chính sách và thực hiện chính sách,
nghiên cứu khảo sát thực tiễn triển khai, các khó khăn và bất cập tại 3 tỉnh là Điện Biên, Quảng
Trị và Kontum. Cấu phần định lượng thu thập số liệu sơ cấp từ tuyến tỉnh và tuyến xã tại 3 tỉnh
khảo sát, đồng thời từ việc tổng quan các nghiên cứu/báo cáo về việc thực hiện các chính
sách/chương trình có liên quan đến y tế cho người nghèo. Cấu phần định tính tập trung vào việc
thu thập thông tin bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cả 3 nhóm đối tượng: người cung cấp
dịch vụ (y tế và lao động thương binh xã hội), người sử dụng dịch vụ (người nghèo, cận nghèo

và người DTTS) và các bên liên quan (như Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc).
Kết quả
Kết quả cho thấy, Chính phủ đã có nhiều chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân,
đặc biệt là người nghèo, cận nghèo, người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Các
chính sách này có thể chia là 3 nhóm chính, đó là: (i) nhóm chính sách về cơ sở hạ tầng và nhân
lực nhằm tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo, (ii) nhóm chính
sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế chủ yếu thông qua việc giảm gánh nặng
chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo và người DTTS, và (iii) nhóm chính sách
nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS. Trong đó, nhóm chính
sách tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo tập trung vào phát triển
cơ sở hạ tầng trang thiết bị y tế tại các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng nhiều đồng bào
DTTS, đào tạo nhân lực thông qua các chính sách đào tạo chuyên tu, cử tuyển, đào tạo theo địa
chỉ, đào tạo liên thông và chính sách luân phiên có thời hạn cán bộ từ bệnh viện tuyến trên về hỗ
trợ các bệnh viện tuyến dưới, và gần đây nhất là chính sách chuyển giao kỹ thuật tuyến trên cho
tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, và dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình
nguyện về những vùng xa và vùng khó khăn. Ngoài ra, trong nhóm chính sách này cũng bao gồm
những chính sách nhằm hỗ trợ thu nhập cho cán bộ y tế vùng khó khăn để thu hút và giữ nhân
lực.
Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế chủ yếu thông qua
việc giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo và người DTTS bao
gồm các chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và DTTS,
quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và chính sách miễn phí khám chữa bệnh ở cơ sở y tế công
lập cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nhóm chính sách để giải quyết các vấn đề sức khỏe của người nghèo
và đồng bào DTTS như các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và suy dinh dưỡng, đặc biệt các chỉ
số sức khỏe bà mẹ và trẻ em như tử vong mẹ, tử vong trẻ, suy dinh dưỡng ở trẻ… bao gồm các
chương trình y tế quốc gia, các chính sách hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bà mẹ có thai và trẻ
em suy dinh dưỡng nặng tại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cư trú ở vùng sâu, vùng xa là
đồng bào DTTS, mô hình nâng cao chất lượng dân số các dân tộc rất ít người, chương trình vệ
sinh môi trường nông thôn vùng dân tộc, miền núi… Báo cáo tổng quan này tập trung vào nhóm
chính sách 1 và 2.

Quá trình thực hiện các chính sách đã đưa lại nhiều kết quả tốt khi đã cung cấp khoảng 80%
lượng dịch vụ y tế, đặc biệt là cho người nghèo, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, và
người DTTS, tỷ lệ các xã đạt chuẩn y tế xã qua các năm tăng dần và người nghèo, cận nghèo và
DTTS nhận được nhiều hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và nhiều
nguồn khác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như sự chồng
chéo trong việc hỗ trợ khi có nhiều Bộ ngành khác nhau có các chính sách hỗ trợ người nghèo
khác nhau, một số chính sách có quy trình thủ tục triển khai phức tạp nên hạn chế tính khả thi khi
thực hiện tại các địa phương. Ngoài ra, nguồn lực thực thi các chính sách không được phân bổ
kịp thời cũng gây khó khăn đối với nhiều tỉnh thành, đặc biệt đối với các tỉnh nghèo, nơi mà hầu
hết nguồn lực cho công tác giảm nghèo đều dựa vào sự phân bổ từ ngân sách nhà nước.
Một số chính sách liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng trang thiết bị y tế gặp nhiều khó
khăn khi triển khai ở các địa phương khi địa phương không có khả năng đáp ứng được các tiêu
chuẩn/yêu cầu của chính sách. Nói cách khác, nhiều chính sách – ví dụ như tiêu chí của trạm y tế
xã đạt chuẩn – còn quá cao, trong khí đó kinh phí đầu tư ít, nên khó khả thi. Nhân lực y tế tại các
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và vùng nhiều đồng bào DTTS vẫn
còn nhiều hạn chế khi chỉ đáp ứng về mặt số lượng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa được
đảm bảo. Điều này được cho chủ yếu là do năng lực đầu vào của các cán bộ đào tạo theo các
chính sách hỗ trợ nêu trên chưa cao, dẫn đến sau khi đi học, mặc dù có thêm được các bằng cấp
cần thiết, nhưng năng lực thực tế còn hạn chế, đặc biệt là năng lực chuyên môn khám và điều trị
bệnh. Đề án luân phiên cán bộ còn nhiều điểm bất cập, chưa phát huy được hết mục đích hỗ trợ
năng lực và chuyển giao kỹ thuật; trong khi đó, các chính sách thu hút nhân lực chưa thực sự đạt
được hiệu quả do vẫn còn hạn chế về thu nhập và điều kiện làm việc.
Đối với các chính sách y tế đặc thù hướng đến người nghèo, cận nghèo và người DTTS,
sự bất cập trong chênh lệch mức giá dịch vụ giữa các địa phương ảnh hưởng đến việc sử dụng
Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và quỹ kết dư của bảo hiểm y tế của các địa bàn có người
nghèo. Điều này dẫn đến một nghịch lý là các địa phương có mức giá dịch vụ khám chữa bệnh
thấp (thường ở địa phương nghèo) – ví dụ Kontum – thì tỷ lệ kinh phí của Quỹ khám chữa bệnh
được sử dụng không cao, số tiền Quỹ còn lại phải chuyển về trung ương để điều tiết chuyển sang
các địa bàn khác (có khi là địa bàn “giàu” hơn do mức giá dịch vụ cao, Quỹ phải chi trả nhiều
hơn). Ngoài ra, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT chưa đáp ứng yêu cầu của người dân

và 30% phí đóng BHYT đối với người cận nghèo vẫn còn là cản trở để các đối tượng này tham
gia bảo hiểm. Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và hạn chế trong nhận thức về
quyền lợi khi tham gia BHYT, chưa hiểu đúng về chính sách hỗ trợ mua BHYT cũng là những
khó khăn trong công tác nâng cao sức khỏe cho người dân.
Khuyến nghị
Qua tổng quan việc thực hiện các chính sách, nghiên cứu này cũng đưa ra các kiến nghị
cụ thể liên quan đến từng nhóm chính sách. Đối với chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị và nhân lực, nhà nước cần tiếp tục thực hiện việc đầu tư hoàn chỉnh vào chuẩn y tế xã.
Tuy nhiên, các cấp chính quyền địa phương cần hiểu chính xác “chuẩn y tế xã” không chỉ là trạm
y tế xã đạt chuẩn, mà còn các chỉ tiêu khác của y tế như trong Quyết định 3447/QĐ-BY của Bộ
Y tế. Việc đầu tư này cũng cần phải đồng bộ với các hoạt động đầu tư hạ tầng khác của xã, đặc
biệt là đường giao thông. Đối với chính sách BHYT cho người nghèo, nhà nước cần cân nhắc
việc điều phối nguồn kết dư quỹ BHYT để địa phương có thể sử dụng một phần nguồn quỹ kết
dư này trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nói chung. Truyền
thông cũng cần đẩy mạnh vai trò trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về
việc tham gia BHYT, phát triển cơ sở dữ liệu BHYT để việc quản lý được chặt chẽ và toàn diện
hơn.




1. Đặt vấn đề
Việt Nam đã thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 –
2010 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,26%/ năm. Với GDP bình quân đầu người
vượt ngưỡng 1.000 đô la Mỹ/năm vào năm 2009, Việt Nam đã từ một quốc gia nghèo trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trở thành một trong số rất ít các quốc gia có tốc độ giảm
nghèo nhanh nhất thế giới (Báo cáo MDGs Việt Nam, 2010). Theo chuẩn nghèo quốc gia áp
dụng từ năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống còn 9,5 % năm 2010. Ngoài
ra, người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt
là y tế và giáo dục. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo trong thời gian qua chưa bền vững, tỷ lệ “tái

nghèo” còn cao (khoảng 7% - 10% trong tổng số hộ đã thoát nghèo). Nhiều hộ gia đình, đặc biệt
là các hộ người dân tộc thiểu số (DTTS) và/hoặc hộ sống ở vùng miền núi rất dễ bị tổn thương
trước những yếu tố như khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, và đặc biệt là các rủi ro về bệnh
tật.
Để thực hiện giảm nghèo bền vững, Chính phủ đã đưa ra Chương trình 135 giai đoạn II
(CT135-II) được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 tập trung vào các vùng đặc biệt khó khăn
nơi cư dân chủ yếu là dân tộc thiểu số (DTTS). Mặc dù thu được nhiều kết quả quan trọng,
nhưng CT135-II chỉ đạt được một phần các mục tiêu đề ra. Song song với CT135-II, từ năm
2008, Chính phủ cũng đã có Nghị quyết 30a (NQ 30a) về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước. Cả hai chương trình và nghị quyết này đều
có các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ y tế; tuy
nhiên, một số báo cáo đánh giá đã chỉ ra rằng nhiều dự án xin nguồn đầu tư để xây dựng các cơ
sở y tế và bệnh viện trong khi chưa rõ về khả năng được phân bổ ngân sách chi thường xuyên.
Các hạng mục đầu tư cơ bản, ví dụ từ NQ 30a và CT135-II, cho các cơ sở và trung tâm y tế đang
tạo thêm gánh nặng đối với ngân sách chi thường xuyên của các tỉnh, huyện và cả xã. Do vậy
nhiều tỉnh, huyện không có động lực để tăng cường đầu tư cho các cơ sở y tế.
Năm 2011, Chính phủ thông qua Nghị quyết 80 (NQ 80) về định hướng giảm nghèo bền
vững thời k từ năm 2011 đến năm 2020 và năm 2012, Nghị quyết 1489 (NQ 1489) cũng đã
được chính phủ thông qua để phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2012-2015. Các chương trình này đưa ưu tiên tập trung vào người nghèo là đồng bào
dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc
biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Tuy nhiên, chính những nhóm đối tượng này
lại còn thiếu năng lực và cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế để phát triển sản xuất, sinh sống ở
vùng sâu vùng xa nên khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế và giáo dục. Ngoài ra,
nguồn lực phân bổ cho các vùng này còn thấp và phân tán và việc tổ chức triển khai các chính
sách và chương trình giảm nghèo còn yếu và nhiều bất cập. Trước tình hình đó, Chương trình
phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) có dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định
hướng giảm nghèo bền vững thời k 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm
nghèo Bền vững (CTMTQG-GNBV) giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là dự án hỗ trợ giảm nghèo
PRPP) nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ Việt Nam về định hướng giảm nghèo

bền vững 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015).
Dự án PRPP nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành theo
chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm đã được nêu trong Nghị quyết 80, Quyết định phê duyệt
CTMTQG-GNBV (2012-2015) và trách nhiệm giám sát của các ủy ban Quốc hội. Dự án nhấn
mạnh vào việc hỗ trợ kỹ thuật sắp xếp và lồng ghép các chính sách giảm nghèo của các Bộ,
ngành liên quan. Một trong 3 kết quả mong đợi của dự án là “các chính sách giảm nghèo theo
trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và
khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành, trong đó tập trung các hoạt động và nguồn
lực uu tiên đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các địa bàn
này”. Để đạt được kết quả này, dự án PRPP đã thực hiện một số hoạt động tại cấp trung ương,
bao gồm hỗ trợ Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo (VPQGGN) và Bộ Lao động – Thương binh
– Xã hội (LĐTBXH) với vai trò Bộ chủ trì, để hợp tác cùng các Bộ, ngành trong việc lồng ghép
các rà soát chính sách và sửa đổi chính sách một cách hiệu quả thông qua các nghiên cứu chính
sách, tham vấn và các hội thảo chính sách. Báo cáo rà soát chính sách hỗ trợ giảm nghèo của dự
án PRPP đã được thực hiện năm 2013 và chuyển giao cho Bộ LĐTBXH. Báo cáo này cũng đóng
vai trò là cung cấp thông tin cho báo cáo Ban chỉ đạo trung ương về giảm nghẻo. Kết quả rà soát
này cũng đã được thể hiện trong các thông báo số 89, số 143 và 187 của Chính phủ ban hành
năm 2014.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Thông báo kết luận số
143/TB-VPCP ngày 08/04/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc các Bộ, ngành cần khẩn
trương xây dựng kế hoạch, tiến độ đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về giảm nghèo,
báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo để thảo luận, thống nhất trước khi trình Thủ
tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội theo thẩm quyền. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ y tế đã đề
nghị Dự án PRPP hỗ trợ một số các hoạt động kỹ thuật để tiến hành "Nghiên cứu tổng quan về
những chương trình y tế có liên quan/định hướng tới giảm nghèo bền vững cho người dân" nhằm
rà soát các chính sách, chương trình từ góc độ thực thi các chính sách liên quan tới giảm nghèo
bền vững trong ngành y tế. Nghiên cứu chính sách này nhằm tập trung vào các chính sách của
ngành y tế liên quan tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và các vấn đề về bảo hiểm y tế cho
người nghèo, dân tộc thiểu số đồng bào vùng sâu vùng xa.
Nghiên cứu rà soát các chính sách liên quan tới giảm nghèo bền vững trong ngành y tế

cũng là một trong những hoạt động để hỗ trợ cho việc thực hiện cách tiếp cận đo lường nghèo đa
chiều
1
mà dự án PRPP đã và đang tích cực phối hợp với Bộ LĐTBXH, Ủy ban các vấn đề xã hội
(UBCVĐXH) của Quốc hội và các Bộ ngành tổ chức nghiên cứu kỹ thuật và các hoạt động đối
thoại chính sách cấp cao. Ngày 24 tháng 6 năm 2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
76/2014/QH13 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm
2020, trong đó đã xác định việc chuyển hướng tiếp cận đo lường đơn chiều sang đa chiều. Nghị
quyết cũng nêu rõ trước khi thực hiện cách tiếp cận mới, Bộ LĐTBXH được giao nhiệm vụ xây
dựng Đề án chuyển hướng tiếp cận và trình Chính phủ.
Đề án này đã và đang được Bộ LĐTBXH phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng với các
mục tiêu: i) đo lường quy mô và mức độ nghèo nhằm theo dõi tiến trình giảm nghèo và đánh giá
tác động của các chương trình, chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội qua thời gian, giữa
các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là theo các chiều nghèo, đồng thời phục vụ cho hoạch định
chương trình, chính sách phù hợp; ii) xác định đối tượng hộ nghèo, đặc biệt là những hộ nghèo
nhất và các thiếu hụt của họ để đặt mục tiêu, thiết lập ưu tiên, xây dựng và thực hiện các chương
trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội hiệu quả, phù hợp với các đối tượng và nhu cầu
khác nhau; và iii) xác định đối tượng thụ hưởng chính sách thông qua thu thập thông tin về tình
trạng nghèo và đối tượng nghèo kết hợp với các tiêu chí bổ sung khác sẽ giúp từng chương trình,
chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội xác định được các đối tượng phù hợp nhất cho các hỗ
trợ của mình. Mỗi chính sách phụ thuộc vào nội dung và nguồn lực cụ thể sẽ xác định đối tượng
thụ hưởng tương ứng; các đối tượng thụ hưởng cũng không nhận được sự hỗ trợ như nhau mà
tùy thuộc nhu cầu sẽ được phân loại hỗ trợ cho phù hợp
Ngoài ra, việc rà soát chính sách liên quan đến giảm nghèo bền vững trong ngành y tế
cũng góp phần cung cấp thông tin cơ sở cho việc xây dựng khung kế hoạch hành động thúc đẩy
mục tiêu Thiên niên kỷ (Millenium Development Goal - MDG) về DTTS (MAF) trong thời gian
tới. Trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ MDG có 03 mục tiêu liên quan đến lĩnh vực y tế là giảm tỷ
lệ tử vong ở trẻ em, nâng cao sức khỏe bà mẹ, và phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh
khác. Trong đó, cho đến nay, các tỷ lệ SDD và tỷ lệ tử vong trẻ em (dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi) có
giảm, nhưng chênh lệch giữa trẻ em DTTS và trẻ em dân tộc Kinh còn rất cao (2 đến 3 lần);

giảm tỷ suất tử vong mẹ, tăng số ca sinh được chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang
thai đã được tăng cường nhưng chênh lệch giữa các nhóm điều kiện kinh tế và giữa các vùng,
đặc biệt là vùng tập trung nhiều đồng bào DTTS (nhất là Tây Bắc) còn rất cao.


1
Cách tiếp cận đa chiều về giảm nghèo là cách tiếp cận toàn diện trong đó không chỉ xem xét tới khía cạch kinh tế
(thu nhập, tiêu dùng và tài sản) mà còn cả các nhu cầu của con người (giáo dục, y tế, lương thực, nước, vv), an sinh
(rủi ro, tính dễ bị tổn thương, an sinh xã hội và quản lý các rủi ro xã hội), chính trị (các quyền, quyền tự do, tiếng nói
và gây ảnh hưởng), và các vấn đề văn hóa, xã hội (địa vị, sự tôn trọng và giá trị con người).
2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Nghiên cứu tổng quan rà soát những chương trình và chính sách y tế ở tầm quốc gia,
tập trung vào tăng cường cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế, đặc biệt
trên đối tượng người nghèo,
2. Mô tả và phân tích những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện những
chính sách đó, trong bối cảnh những địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
3. Đề xuất các khuyến nghị cho ngành y tế trong việc ra quyết định và chính sách y tế
góp phần giảm nghèo bền vững.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Khung phân tích và cách tiếp cận
Nghiên cứu vận dụng cách tiếp cận tổng hợp, tập trung rà soát và tổng quan về các chính
sách, chương trình chính yếu nhất liên quan tới giảm nghèo, đặc biệt là CT135-II, Nghị quyết
30a, Nghị quyết 80, và CTMTQG-GNBV (các chính sách, chương trình chung ở cấp trung ương);
ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung rà soát các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ khám
chữa bệnh và bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và DTTS.
Nghiên cứu tổng quan rà soát và phân tích: mục tiêu chương trình, đối tượng thụ hưởng
trong từng hoạt động và can thiệp, cách tiếp cận liên ngành, nguồn vốn và nội dung cụ thể (vai
trò và nhiệm vụ của ngành y tế), các thành công, hạn chế và bất cập trong quá trình thiết kế, triển
khai những chương trình này. Ngoài ra, báo cáo tổng quan cũng tập trung vào các khía cạnh:
- Nhân lực của y tế trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình.

- Thực trạng y tế cở sở, tính sẵn có và năng lực cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở khu vực miền núi, vùng sâu (tỉnh Điện Biên, Kontum); và nơi đan xen nhiều nhóm
dân tộc, địa hình cả miền núi, đồng bằng và miền ven biển (tỉnh Quảng Trị)
- Gắn kết việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG), tương quan chỉ số sức khỏe người
dân giữa miền núi với thành thị, đồng bằng.
- Nhấn mạnh phân tích khía cạnh tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo, hộ nghèo, và vấn
đề bảo hiểm y tế cho người nghèo, dân tộc thiểu số, đặc biệt là miền núi và hải đảo.
Các khía cạnh nêu trên được tóm tắt trong khung lý thuyết sau đây:
















Hình 1: Khung lý thuyết của nghiên cứu
Khung lý thuyết này sử dụng có điều chỉnh dựa trên khung lý thuyết Hệ thống y tế của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO Health System Framework, gọi tắt là Six Building Blocks). Trong đó,
tập trung tổng quan các chính sách, chương trình và việc thực hiện các chính sách, chương trình
theo các yếu tố đầu vào. Các thành công, hạn chế và bất cập sẽ tập trung phân tích các cấu phần
thuộc yếu tố đầu ra. Mặc dù trong khuôn khổ nghiên cứu này không đánh giá được các kết

quả/tác động, nhưng như đã đề cập trong phần trên, các yếu tố đầu ra cũng được phân tích gắn
kết với việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ MDG và tương quan giữa các vùng.
3.2. Phương pháp, nội dung và địa bàn nghiên cứu:
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng với 02 cấu phần
chính:
Cấu phần 1: Tổng quan chính sách, chương trình y tế có liên quan hoặc có định hướng
tới giảm nghèo bền vững cho người dân.
Chính sách, chương
trình
Cơ sở hạ tầng và
nhân lực y tế
Giảm gánh nặng
chi phí CSSK
Giải quyết
vấn đề SK
Cung c

p d

ch v


y t
ế

cho ngư


nghèo


Khả năng tiếp cận
Tính toàn diện của
dịch vụ
Chất lượng dịch vụ
Mức độ bao phủ
Kết quả
Công bằng
Hiệu quả
Các yếu tố đầu vào
Đầu ra
Kết quả/tác động
Cung cấp dịch vụ + Sử dụng dịch vụ + Các bên liên quan
Nội dung: Nội dung này nhằm đáp ứng Mục tiêu 1 và một phần Mục tiêu 2 với các mục
tiêu cụ thể sau:
- Liệt kê và tổng hợp các chính sách/chương trình y tế (tập trung vào lĩnh vực khám chữa
bệnh cho người nghèo và bảo hiểm y tế) ở cấp độ quốc gia và cấp độ tỉnh (trong 3 tỉnh
khảo sát là Điện Biên, Quảng Trị, và Kontum) đã và đang được thực hiện
- Mô tả cụ thể mục tiêu, nội dung, đối tượng thụ hưởng, cách tiếp cận liên ngành, nguồn
vốn và các hoạt động cụ thể của các chính sách/chương trình y tế này, chủ yếu tập trung
mô tả các hoạt động liên quan đến việc tăng cường cơ hội tiếp cận với dịch vụ khám chữa
bệnh và bảo hiểm y tế cho các đối tượng là người nghèo và người dân tộc thiểu số.
- Tổng quan các nghiên cứu/đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình y tế
nhằm phân tích những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện những chính
sách đó
Cấu phần 2: Nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng được thực hiện song song (cấu
phần định tính đóng vai trò quan trọng) để đáp ứng Mục tiêu 2 và 3.
Nội dung: Theo khung lý thuyết, phần này tập trung phân tích về khả năng tiếp cận dịch
vụ khám chữa bệnh và bảo hiểm của người nghèo, chất lượng dịch vụ, và mức độ bao phủ của
các dịch vụ đối với người nghèo.

3.2.2. Thời gian và địa điểm:
Nghiên cứu được thực hiện ở tuyến trung ương trong cấu phần rà soát chính sách, chương
trình, và khảo sát thực địa tại 3 tỉnh của dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 (2011-2020) và
CTMTQG-GNBV (2012-2015)” là Điện Biên ở phía Bắc và Kontum ở vùng Tây Nguyên, cùng
với Quảng Trị ở vùng biển.
Thời gian thực hiện: Tháng 11-12 năm 2014
3.2.3. Đối tượng, công cụ và phương pháp thực hiện:
Cấu phần 1: Các chính sách cấp trung ương, các Bộ ngành, và các chính sách, báo cáo tại
3 địa phương khảo sát, và các nghiên cứu, đánh giá việc thực thi các chính sách đã được thực
hiện
Cấu phần 2: Khảo sát tại thực địa
Phần định lượng: lấy thông tin từ tuyến tỉnh và tuyến xã:
- Thu thập các số liệu thứ cấp thông qua các bảng trống để thu thập các chỉ số đánh giá
nhằm so sánh giữa các tỉnh dự án với các tỉnh khác.
- Các chỉ số cần thu thập: thông tin chung về dân số-nhân khẩu (tổng số dân, tỷ lệ nam/nữ,
tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh, tử vong mẹ, tuổi thọ bình quân, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi, tỷ lệ bao phủ tiêm chủng mở rộng trẻ dưới 5 tuổi), thu nhập bình quân đầu
người, tỷ lệ hộ nghèo, nhân lực y tế (số bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh trên 1000 dân, số
lượng nhân lực y tế)…. (Chi tiết xem Phụ lục 1)
Phần định tính:
Có 3 nhóm đối tượng: người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và các bên liên
quan được khảo sát (tập trung vào tuyến huyện và xã để đánh giá việc triển khai các chính
sách/chương trình)
- Phương pháp chọn huyện và xã: ở mỗi tỉnh, chọn chủ đích 1 huyện ở vùng sâu (với đa số
người DTTS sinh sống). Sau đó, chọn chủ đích 1 xã đại diện cho huyện.
- Lựa chọn đối tượng:
o Người cung cấp dịch vụ: cán bộ lãnh đạo Tỉnh, Sở Y tế, Lao động – Thương Binh –
Xã hội, cán bộ trạm y tế xã. Tổng số 4 người/tỉnh  Tổng cộng 12 người
o Người sử dụng dịch vụ: 4 hộ nghèo tại xã đã từng sử dụng dịch vụ y tế trong 6 tháng
qua (2 hộ có thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo, 2 hộ không có bảo hiểm y tế hộ nghèo).

Tổng số 4 người/xã  Tổng cộng 12 người.
o Các bên liên quan: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban MTTQ xã. Tổng số
2 người/xã  Tổng cộng 6 người.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn sâu (PVS) thông qua các Phiếu hướng dẫn
phỏng vấn sâu (Chi tiết xem Phụ lục 2)
Vậy có 10 cuộc PVS ở mỗi tỉnh, tổng cộng có 30 cuộc PVS cho 3 tỉnh. Tại tuyến xã có
người DTTS tham gia nghiên cứu, người dẫn đường tại xã kiêm phiên dịch.
Ngoài ra, tu theo tình hình thực tiễn, nghiên cứu đã phỏng vấn thêm một số cán bộ kỹ
thuật trực tiếp quản lý, thực hiện dự án tại tuyến trung ương và địa phương, cụ thể:
- Chuyên viên chính phòng Tổng hợp-Chính sách, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế
- Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Kontum
- Thảo luận nhóm một số người dân tại Kontum
3.2.4. Sai số và kiểm soát sai số:
Nghiên cứu này có thể gặp sai số thông tin trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp và
phỏng vấn sâu.
Phương pháp khắc phục:
- Thu thập số liệu thứ cấp: Biểu mẫu tự điền của số liệu thứ cấp được chuyển cho người
điều phối tại địa phương. Cán bộ điều phối có trách nhiệm thu thập thông tin điền vào
biểu mẫu này. Cán bộ nghiên cứu thu thập lại biểu mẫu tự điền và kiểm tra sự đầy đủ của
thông tin, đối chiếu ngẫu nhiên các thông tin trong biểu mẫu với các báo cáo tại địa
phương. Sở Y tế địa phương đóng dấu vào biểu mẫu tự điền để xác nhận tính chính xác
của các số liệu được báo cáo
- Hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng dựa trên mục tiêu và khung lý thuyết, được
chỉnh sửa và bổ sung sau khi tổng quan các chính sách, chương trình và phỏng vấn một
số cán bộ quản lý tuyến trung ương. Sau thực địa lần 1 tại Kontum, các hướng dẫn phỏng
vấn sâu được chỉnh sửa dựa trên kết quả thực địa để đảm bảo thông tin đươc thu thập đầy
đủ nhất.
- Quá trình phỏng vấn tại các xã có sử dụng người phiên dịch. Như đã đề cập ở phần trên,
người dẫn đường kiêm phiên dịch và những người này không phải là cán bộ y tế xã, y tế
thôn bản hoặc cán bộ thôn xã để đảm bảo tính chính xác của thông tin phản hồi từ người

dân. Tuy nhiên tại một số địa bàn, người dẫn đường cũng chính là cán bộ y tế xã nên có
thể ảnh hưởng đến thông tin thu thập. Các hạn chế sẽ được bàn luận trong phần hạn chế
của đề tài.
4. Kết quả
4.1.Đảm bảo chăm sóc y tế cho người nghèo: tổng quan chính sách
4.1.1. Thông tin chung về các nhóm chính sách:
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề
đói nghèo và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
Ngay từ năm 1998, Chính phủ đã có chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó
khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (được gọi tắt với tên gọi Chương trình 135). Chương
trình 135 giai đoạn 1 được triển khai từ năm 1998 đến 2005, giai đoạn 2 được triển khai từ năm
2006 đến 2010, và hiện nay đang trong giai đoạn 3 từ 2012 đến 2015. Ngay từ giai đoạn 1, trong
các mục tiêu chính của chương trình luôn có cấu phần phát triển dịch vụ y tế tại tuyến xã, đặc
biệt là các xãđặc biệt khó khăn miền núivà vùng sâu, vùng xa. Giai đoạn 2, mục tiêu phát triển y
tế được đề cập cụ thể hơn với các nội dung liên quan đến sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh,
trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
Song song với chương trình 135, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách cụ thể để đẩy
mạnh hoạt động xóa đói giảm nghèo để đảm bảo công cuộc xóa đói giảm nghèo được thực hiện
nhanh và bền vững. Theo Báo cáo rà soát chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Bộ LĐ-TB-XH, các
chính sách này có thể được chia làm 2 nhóm là nhóm chính sách chung áp dụng cho các hộ
nghèo, người nghèo cả nước; và nhóm chính sách đặc thù áp dụng cho các hộ nghèo, người
nghèo ở các huyện, xã nghèo đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới,
xã an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bảng 1).
Bảng 1. Các nhóm chính sách giảm nghèo
Nhóm chính sách chung
Nhóm chính sách đặc thù
- Các chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo
việc làm, tăng thu nhập
- Các chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục đào

tạo
- Các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp
cận dịch vụ bảo vệ sức khỏe
- Các chính sách hỗ trợ cải thiện đời sống
(nhà ở, đất ở, điện, cấp nước, vệ sinh môi
trường)
- Các chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin, văn
hóa
- Các chính sách trợ giúp pháp lý cho người
nghèo
- Các chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo
việc làm, tăng thu nhập
- Các chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục đào
tạo
- Các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp
cận dịch vụ bảo vệ sức khỏe
- Các chính sách hỗ trợ cải thiện đời sống
(nhà ở, đất ở, điện, cấp nước, vệ sinh môi
trường)
- Các chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin, văn
hóa
- Các chính sách trợ giúp pháp lý cho người
nghèo
- Phát triển hạ tầng cơ sở xã nghèo, thôn bản
nghèo vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS
- Hỗ trợ các cán bộ công chức, viên chức vùng
đặc biệt khó khăn, vùng DTTS
Dựa vào bảng này, có thể thấy nhóm chính sách y tế luôn là một cấu phần quan trọng
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ bảo vệ sức khỏe của người nghèo (nội dung được in
đậm trong Bảng 1). Ngoài ra, sức khỏe của người nghèo còn được đảm bảo thông qua các chính

sách hỗ trợ cải thiện đời sống, đặc biệt là cấp nước và vệ sinh môi trường (nội dung được in
nghiêng đậm trong Bảng 1), và 2 nhóm chính sách đặc thù khác là phát triển hạ tầng cơ sở
(trong đó có hạ tầng y tế - cụ thể là trạm y tế xã/phường), và hỗ trợ cán bộ công chức viên chức y
tế ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS (nội dung được in nghiêng trong Bảng 1).
Trong Báo cáo chung về tổng quan ngành y tế năm 2012, các chính sách chăm sóc sức
khỏe người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS được chia là 3 nhóm chính, đó là nhóm
chính sách giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo và người
DTTS; nhóm chính sách tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo.,
và nhóm chính sách giải quyết các vấn đề sức khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS cũng
sẽ được phân tích. Để thống nhất với cách phân nhóm với Bảng 1, trong báo cáo này, chúng tôi
sẽ phân tích: (i) nhóm chính sách về cơ sở hạ tầng và nhân lực nhằm tăng cường khả năng cung
ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo, (ii) nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo tiếp
cận dịch vụ y tế chủ yếu thông qua việc giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người
nghèo, cận nghèo và người DTTS, và (iii) nhóm chính sách nhằm giải quyết các vấn đề sức
khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS.
4.1.2. Nhóm 1: Chính sách về cơ sở hạ tầng và nhân lực y tế nhằm tăng cường khả
năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tật là một trong những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến
việc duy trì giảm nghèo bền vững. Một mặt, bệnh tật mang đến một tổn thương lớn đối với kinh
tế của người nghèo, mặt khác, bệnh tật cũng làm tăng nguy cơ tái nghèo của người dân. Nói cách
khác, bệnh tật là một trong những ”bẫy nghèo” thách thức quá trình thực hiện giảm nghèo bền
vững. Chính vì lý do đó, như đã đề cập ở phần trên, các chính sách giảm nghèo chung luôn đưa y
tế vào các mục tiêu chính, và ngược lại, các chính sách y tế luôn có các cấu phần liên quan đến
việc hỗ trợ cho người nghèo.
Trong nhóm các chính sách tác động đến việc cung cấp dịch vụ, các chính sách chủ yếu
tập trung vào 2 nội dung quan trọng trong việc đảm bảo tiếp cận dịch vụ bảo vệ sức khỏe của
người dân nói chung và người nghèo, người ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, người DTTS là
cơ sở hạ tầng – trang thiết bị và nhân lực y tế.
4.1.2.1. Các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế tại các vùng khó
khăn, vùng sâu vùng xa, vùng nhiều đồng bào DTTS

Như đã nêu ở phần trên, ngay từ giai đoạn 1 của Chương trình 135, hạ tầng y tế cơ sở,
phát triển dịch vụ y tế tại tuyến xã đã được chú trọng đầu tư, đặc biệt là tại các xã nghèo, vùng
sâu, vùng xa, và vùng nhiều đồng bào DTTS sinh sống. Chính phủ đã ra Quyết định số
950/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc các vùng khó khăn giai
đoạn 2008–2010. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trạm y tế xã chủ yếu được
đầu từ một số chương trình, như Chương trình 135, chương trình nông thôn mới, và từ một số
nguồn viên trợ của tổ chức phi chính phủ.
Đến năm 2008, Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước đã có những chính sách định
hướng quan trọng như chính sách ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực,
trung tâm y tế dự phòng huyện đạt tiêu chuẩn. Tại tuyến xã, nghị quyết cũng có các chính sách tập
trung đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (gồm cả kinh phí sửa chữa, nâng cấp, duy tu,
bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư) ở tất cả các xã trên địa bàn huyện (trừ thị trấn), trong
đó có trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn (gồm cả nhà ở cho nhân viên y tế).
Cũng trong thời gian này, Chính phủ đã tăng cường quan tâm và đầu tư vào cơ sở hạ tầng
của ngành y tế nói chung và y tế ở các địa bàn khó khăn nói riêng, cụ thể bằng Quyết định số
47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 phê duyệt Đề án xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa
khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các
nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008–2010 (gọi tắt là Đề án 47) và Quyết định 930/QĐ-TTg
ngày 30/6/2009 về việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên
khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng
miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn
2009–2013 (gọi tắt là Đề án 930).
Đến năm 2011, Nghị quyết 80 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời
k từ năm 2011 đến năm 2020 đã đề cập đến việc tăng cường hơn nữa chính sách đầu tư ở các
huyện, xã nghèo trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế. Để triển khai thực hiện Nghị
quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ, ngày 31/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết 80, trong đó quy
định rõ nhiệm vụ, tiến độ của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi
các cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo để tổ chức thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP.

Tiếp đó, ngày 8/10/2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Trong
mục tiêu cụ thể của chương trình, mục tiêu thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách
giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, để người nghèo
tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ y tế được
nhấn mạnh. Việc tập trung đầu tư vào y tế cũng được thể hiện trong cả tiểu dự án 1 và 2 của
chương trình khi nêu rõ nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về y
tế trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo; và hỗ trợ đầu tư chuẩn hóa trạm y tế xã của các xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Như vậy, hầu hết các chính sách chung về giảm nghèo khi đề cập đến hạ tầng cơ sở y tế ở
các huyện xã (chủ yếu ở huyện xã nghèo) đều đề cập đến việc tăng cường đầu tư để đáp ứng
chuẩn hóa y tế cơ sở (chuẩn quốc gia về y tế xã). Để đánh giá chuẩn quốc gia về y tế xã, Bộ Y tế
đã có Quyết định 370/2002/QĐ-BYT năm 2002 nhằm ban hành chuẩn quốc gia về y tế xã giai
đoạn 2001-2010, sau đó đến năm 2011, Quyết định số 3447/QĐ-BYT đã được ban hành thay thế
Quyết định 370; theo đó, bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 đã được xây dựng.
Ngày 7/11/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quyết định số
4667/QĐ-BYT, thay thế tiêu chí quốc gia đã được ban hành theo quyết định số 3447/QĐ-BYT.
Theo đó, các xã được chia thành 3 nhóm: Miền núi, nông thôn đồng bằng và thành thị để đầu tư
phù hợp với nhu cầu của từng vùng miền. Đây cũng là bộ tiêu chí được sử dụng để xem xét
chuẩn y tế xã của chương trình nông thôn mới.
4.1.2.2. Các chính sách về nhân lực y tế cho các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa,
vùng nhiều đồng bào DTTS
Các chính sách đào tạo nhân lực cho các vùng khó khăn
Nhân lực nói chung và nhân lực y tế nói riêng tại các cơ sở vùng sâu vùng xa, vùng khó
khăn luôn được Chính phủ và Bộ Y tế quan tâm. Nhằm thực hiện định hướng chiến lược về đào
tạo bác sĩ cho các trạm y tế xã, ngay từ năm 1997, Bộ Y tế đã có Thông tư số 04/1997/TT-BYT
về việc hướng dẫn tuyển sinh chuyên tu đại học Y – Dược, trong thông tư này, nhân lực y tế
huyện và xã vùng cao vùng sâu được ưu tiên bằng hình thức cử tuyển chuyên tu. Các đối tượng
này cũng vẫn là các y sĩ công tác trong các cơ sở y tế nhà nước tuyến huyện xã như nguyên tắc
chung của thông tư, nhưng được ưu tiên không thi tuyển mà được bồi dưỡng văn hóa 1 năm, sau

đó nếu đạt yêu cầu thì được học tiếp chuyên tu bác sĩ.
Để đáp ứng đủ nhân lực, Nghị định 134/2006/NĐ-CP năm 2006 của Chính phủ đã đưa ra
chính sách đào tạo cử tuyển. Cử tuyển là hình thức tuyển sinh không qua thi tuyển vào các cấp
học như đại học, cao đẳng, trung cấp nhằm đào tạo cán bộ, công chức, viên chức các ngành nói
chung cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các DTTS chưa có hoặc có
rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Với các cán bộ được đào tạo theo hình
thức này, sau khi tốt nghiệp, sẽ phải quay về địa phương và được UBND cấp tỉnh tiếp nhận và
phân công công tác. Tiếp đến, Quyết định số 1544/2007/QĐ-TTg năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nhân lực y tế cho các vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh
thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ
cử tuyển
Nghị quyết 30a năm 2008 ngoài việc chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như được nêu ở
phần trên cũng đề cập đến các chính sách giáo dục nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ
nhân lực y tế thông qua việc tăng cường và mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử
tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người DTTS, ưu tiên một số chuyên ngành, trong đó có y tế.
Đào tạo theo địa chỉ là hình thức đào tạo dựa theo hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trường và đơn
vị có nhu cầu sử dụng nhân lực, trong đó đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực phải cam kết sẽ
tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp về làm việc tại đơn vị. Ngoài ra, Nghị quyết này cũng đưa
ra các chính sách cụ thể về đào tạo cán bộ tại chỗ, bao gồm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn,
cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, nhằm tăng cường bác sỹ, dược sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến
huyện và xã, Bộ Y tế chủ trương tuyển sinh dưới nhiều hình thức như thi tuyển, cử tuyển, tuyển
sinh theo địa chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho y sỹ đang công tác tại TYT xã, dược sỹ trung cấp
đang công tác tại cơ sở y tế tuyến xã, huyện được đào tạo lên bậc đại học để sau khi tốt nghiệp
trở về địa phương nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc tốt hơn. Các hình thức đào tạo này đã tạo
điều kiện cho cán bộ đang làm việc có thể đi học, vừa giữ được cán bộ, vừa nâng cao trình độ
chuyên môn cho cán bộ, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Cũng trong năm 2008, Bộ Y tế có Quyết đinh 1816/QĐ-BYT về việc cử cán bộ chuyên
môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh. Quyết định này nhằm thúc đẩy và tăng cường chất lượng công tác khám

chữa bệnh ở các vùng sâu, vùng xa, giúp người dân có nhiều cơ hội để tiếp cận và thụ hưởng các
dịch vụ y tế. Theo quyết định này, cán bộ chuyên môn hoặc kíp cán bộ chuyên môn (gọi tắt là
cán bộ đi luân phiên) từ bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trên có khả năng giải quyết độc
lập được các kỹ thuật sẽ về luân phiên, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. Thời gian công tác do
đơn vị cử cán bộ đi luân phiên quyết định, nhưng tối thiểu 03 tháng đối với 01 lần luân phiên của
01 cán bộ. Trong quá trình đi luân phiên, cán bộ này vẫn được giữ nguyên biên chế và được
hưởng các chế độ như đang công tác tại đơn vị cử đi luân phiên. Đề án 1816 đã được điều chỉnh
theo hướng chuyển giao kỹ thuật tuyến trên cho tuyến dưới theo Quyết định số 5068/QĐ-BYT
ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg
quy định về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến dưới và những vùng khó
khăn. Cũng trong năm này, đề án phát triển y tế biển đảo cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 7/2/2013, trong đó nêu rõ mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực y tế đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, CSSK cho người dân vùng
biển, đảo. Đáp ứng mục tiêu này và cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Quyết
định 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện
giai đoạn 2013 – 2020 về việc tiếp tục thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ chuyên
môn từ tuyến trên về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh
viện tuyến dưới, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BYT về việc phê duyệt Dự án thí
điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với mục tiêu tiến tới cung cấp nguồn nhân
lực y tế là bác sĩ đầy đủ về số lượng, đáp ứng được chất lượng cung ứng dịch vụ y tế ngay tại
tuyến cơ sở.
Ngoài ra, theo công văn số 1915/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế ngày 8/4/2013, nhằm đa dạng
hóa các hình thức đào tạo khác nhau để phát triển nguồn nhân lực y tế cho tuyến y tế cơ sở, Bộ Y
tế đã ban hành những hướng dẫn các cơ sở đào tạo nhân lực y tế triển khai thực hiện Thông tư số
55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo liên thông
trình độ cao đẳng, đại học. Công văn này cũng thể hiện sự ưu tiên đào tạo cho các đối tượng
thuộc vùng sâu vùng xa và đối tượng thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a

nêu trên.
Chính sách hỗ trợ thu nhập cho cán bộ y tế vùng khó khăn
Nhằm thu hút và giữ nguồn nhân lực ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đã
có nhiều chính sách khác nhau của mỗi địa phương. Về phía Chính phủ, năm 2009, Nghị định
64/2009/NĐ-CP được ban hành đã đưa ra các quy định chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút,
trợ cấp và các ưu đãi khác đối với cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân
viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của nhà nước ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tiếp theo Nghị định này, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ
tài chính đã có Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC nhằm hướng dẫn thực hiện
Nghị định 64 này. Theo thông tư này, viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y đang công tác tại
các cơ sở y tế của nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng
phụ cấp ưu đãi bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hoặc cấp bậc quân hàm hiện hưởng cộng
với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Đến năm 2011, Nghị
quyết 80 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời k từ năm 2011 đến năm 2020
đã đề cập đến việc tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở
địa bàn nghèo, ngoài các hoạt động ưu đãi đầu tư ở các huyện, xã nghèo trước để đạt chuẩn cơ sở
bệnh viện, trạm y tế.
4.1.3. Nhóm 2: Các chính sách và chương trình y tế tác động trực tiếp đến người thụ
hưởng (người nghèo, cận nghèo, DTTS) thông qua việc giảm gánh nặng chi phí chăm sóc
sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo và người DTTS
Các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ bảo vệ sức khỏe nhìn chung chủ yếu
thông qua 2 nội dung chính, đó là chính sách bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo,
DTTS và các chính sách hỗ trợ người nghèo trong quá trình khám chữa bệnh. Ngoài ra, các
chính sách miễn phí khám chữa bệnh ở cơ sở y tế công lập cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng góp phần
rất lớn làm giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe đối với các hộ gia đình nghèo, cận nghèo
và DTTS nói chung.
4.1.3.1. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
Ngay từ năm 1989 trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc bảo vệ sức khỏe đồng bào
các DTTS đã được quan tâm và quy định rõ trong điều 42 của Luật với nội dung củng cố mở
rộng mạng lưới y tế khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào các DTTS, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng

cao, vùng xa xôi hẻo lánh, có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ y tế công tác tại các địa
bàn này. Đến năm 2002, Chính phủ cũng đã có Quyết định 139 về việc khám chữa bệnh cho
người nghèo (bao gồm người nghèo – theo quy định chuẩn hộ nghèo tại Quyết định số
1143/2000/QĐ-LĐTBXH, người dân xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo
Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân các DTTS vùng Tây
Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và người dân các
DTTS tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ). Quyết định này cũng giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động hỗ trợ
việc khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo do Ủy
ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập và duy trì (với định mức tối
thiểu vào thời điểm ban hành Quyết định là 70.000 đồng/người/năm). Quỹ này được ngân sách
nhà nước cấp đảm bảo tối thiểu bằng 75% tổng giá trị Quỹ, các địa phương tùy điều kiện để tăng
chi cho Quỹ từ nguồn ngân sách địa phương và huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139 này được sử
dụng để mua thẻ BHYT cho người nghèo (hoặc theo thực thanh thực chi cho dịch vụ khám chữa
bệnh tại tuyến xã và viện phí), và hỗ trợ viện phí cho các trường hợp khó khăn đột xuất do mắc
bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị tại các bệnh viện công của các đối tượng khác.
Năm 2008, các Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg, 25/2008/QĐ-TTg, 26/2008/QĐ-TTg và
27/2008/QĐ-TTg ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH đối với các tỉnh
vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải trung bộ đến năm 2010 (QĐ 24), các tỉnh vùng Tây Nguyên
(QĐ 25), các tỉnh thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (QĐ 26) và các tỉnh Trung du và
miền núi Bắc bộ (QĐ 27). Trong các quyết định này cũng đề cập đến việc hỗ trợ chi phí ăn ở đi
lại cho người bệnh là người dân đang sinh sống ở những địa bàn khó khăn của các vùng này.
Quyết định số 113/2009/QĐ-TTg cũng đã sửa đổi bổ sung các điều của 4 quyết định trên về việc
hỗ trợ này. Như vậy, có thể thấy, tùy vào điều kiện KT-XH của từng vùng, Chính phủ đã có
những quyết định hỗ trợ phù hợp, tuy nhiên, chính vì sự đa dạng giữa các vùng nên các chính
sách có thể bị trùng lắp.
Đến năm 2012, cùng với sự ra đời của Luật BHYT và các chính sách khác về y tế trong
thời gian trước đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg để sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định 139 nói trên về khám, chữa bệnh cho người nghèo. Quyết định số 14

đã mở rộng các nội dung hỗ trợ của Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, bao gồm hỗ trợ tiền
ăn khi điều trị nội trú (tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày), hỗ trợ tiền đi
lại từ nhà đến BV, từ BV về nhà và chuyển BV khi điều trị nội trú tại các BV công từ tuyến
huyện trở lên cho người nghèo và người dân các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, và
hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh BHYT mà người nghèo phải đồng chi trả theo quy
định của Luật BHYT đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 trở lên. Quyết định
14 này cũng thay thế quy định về hỗ trợ một phần chi phí tiền ăn, ở, đi lại của bệnh nhân nội trú
(được điều trị từ bệnh viện tuyến huyện trở lên) tại Quyết định số 113/2009/QĐ-TTg của Chính
phủ bổ sung một số điều của các Quyết định số 24, 25, 26, và 27 nêu trên. Điều này góp phần
làm giảm sự chồng chéo chính sách chung và các chính sách đặc thù riêng cho từng vùng, miền.
4.1.3.2. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế luôn được xem là một trong những phương thức đảm bảo cho người nghèo
không bị tổn thương khi có vấn đề về sức khỏe. Ngày từ khi ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế năm
2005, người nghèo, người dân vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và người các DTTS
như trong QĐ 139 nêu trên đã là những đối tượng ưu tiên được ngân sách nhà nước đảm bảo
đóng BHYT để chi trả vào các hoạt động khám chữa bệnh theo quy định của BHYT và chi phí
vận chuyển trong trường hợp chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định. Trong điều lệ
này, mức phí BHYT đóng tạm thời cho các đối tượng này là 50.000 đồng/người/năm.
Đến tháng 8 năm 2008, Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg đã điều chỉnh mức đóng BHYT
đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội (trong đó có các đối tượng trong QĐ 139,
người DTTS trong các QĐ số 24, 25, 26 và 27 của Chính phủ nêu trên, và người thuộc hộ gia
đình cận nghèo). Quyết định này đã điều chỉnh mức đóng BHYT hàng tháng đối với các đối
tượng này bằng 3% mức tiền lương tối thiểu hiện hành. Ngoài ra, quyết định cũng nêu rõ ngân
sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm y tế (nghĩa là hỗ trợ 100%) cho các đối tượng là
người nghèo, người dân vùng đặc biệt khó khăn, người DTTS, và hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng
BHYT cho đối tượng là người cận nghèo. Quyết định này cũng quy định rõ nguồn kinh phí hỗ
trợ cho các đối tượng này lấy 100% từ ngân sách trung ương đối với các địa phương chưa tự cân
đối được ngân sách, 50% từ ngân sách trung ương đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các
khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Cần Thơ; các địa phương còn lại, bố trí từ ngân sách địa phương.

Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BYT-BTC giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã nêu các hướng
dẫn cụ thể để thực hiện quyết định này.
Đến khi ban hành Luật Bảo hiểm y tế tháng 11 năm 2008, những đối tượng là người
thuộc gia đình hộ nghèo và cận nghèo cũng được đề cập đến như là một trong các đối tượng
được ưu tiên hỗ trợ. Trong đó, những người thuộc hộ gia đình nghèo được Luật quy định mức
đóng bằng 6% mức lương tối thiểu và hoàn toàn do ngân sách nhà nước hỗ trợ. Với sự hỗ trợ 100%
tiền đóng BHYT này, người thuộc hộ gia đình nghèo (sau đây gọi tắt là người nghèo) được quỹ
BHYT chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định k, sinh
con, khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh như các đối tượng khác. Ngoài ra,
người nghèo cũng được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên
trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo (sau đây gọi tắt là người cận nghèo) thì Luật cũng
quy định mức đóng BHYT hàng tháng cũng bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng,
nhưng ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một phần. Trong Luật BHYT chưa quy định rõ mức độ hỗ
trợ này, nhưng nêu rõ là Chính phủ sẽ quy định cụ thể phương thức đóng BHYT của người cận
nghèo. Ngoài ra, tương tự người nghèo, người cận nghèo cũng được BHYT thanh toán việc
chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến trên trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú
phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 2009, nghị định 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định
chi tiết mức đóng BHYT của người nghèo, DTTS, và cận nghèo là bằng 3% mức lương tối thiểu,
và từ 1/1/2010 trở đi là 4,5% mức lương tối thiểu. Tương tự QĐ 117, nghị định 62 cũng quy định
rõ việc hỗ trợ đóng BHYT cho người cận nghèo từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 50% mức
đóng. Nghị định này cũng mở rộng chi tiết hỗ trợ cho người cận nghèo tham gia BHYT theo hộ
gia đình bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu và đang sống chung trong một nhà.
Theo nghị định này, người thứ nhất trong hộ gia đình cận nghèo đóng bằng mức quy định, nhưng
người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất
và từ người thứ năm trở đi chỉ đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất. Điều này cho thấy
người cận nghèo tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và khích lệ lớn để tham gia BHYT. Cũng như
trong Luật BHYT, mức hưởng BHYT của người nghèo, người DTTS theo quy định là 95% chi
phí khám chữa bệnh, trong khi mức hưởng của người cận nghèo là 80%.

Nghị quyết 80 năm 2011 được nêu ở phần trên, ngoài việc đề ra các chính sách về tăng
cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế, một lần nữa cũng đã đưa ra các chính sách có tác động
trực tiếp đến khả năng tiếp cận dịch vụ bảo vệ sức khỏe của người nghèo, đó là thực hiện có hiệu
quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với
người thuộc hộ cận nghèo. Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ cho Bộ Y tế trong việc xây dựng
chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, nghiên cứu chính sách hỗ trợ
việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo.
Liên tiếp 2 năm 2012 và 2013, Chính phủ có các quyết định số 797/QĐ-TTg và 705/QĐ-
TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình
cận nghèo. Trong đó, QĐ 797 đã nâng tỷ lệ hỗ trợ tối thiểu là 70% (so với trước đây là 50%)
mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc gia đình cận nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia), kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2012. Nguồn kinh phí hỗ trợ này được lấy 70% từ ngân sách trung ương
cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách
và tỉnh Quảng Ngãi, và 35% từ ngân sách trung ương cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đối
với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%,
và đối với các địa phương còn lại, bố trí hoàn toàn từ ngân sách địa phương. Cũng trong năm
2012 này, công văn 1740/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ thực hiện các
quy định của Luật BHYT và khuyến khích Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương huy động các nguồn lực tiết kiệm từ ngân sách địa phương, dự án hỗ trợ chính sách
y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để nâng mức hỗ trợ hoặc đóng 30% mức đóng bảo
hiểm y tế còn lại cho người thuộc hộ cận nghèo.

×