Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo tổng quan về nguồn giống và phương pháp nhân giống cho các loài Keo phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ xẻ ở Việt Nam " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 33 trang )

Báo cáo tổng quan về nguồn giống và phương pháp
nhân giống cho các loài Keo phục vụ trồng rừng
cung cấp gỗ xẻ ở Việt Nam

C.E. Harwood
1
Lê Đình Khả
2
, ,

Hà Huy Thịnh
2
and Phí Hồng Hải
2

1
Ensis Genetics, Private Bag 12, Hobart 7001 Australia
2
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Đông
Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam





Tóm tắt

Các nghiên cứu về quá trình chế biến gỗ Keo tại các xưởng chế biến gỗ ở Việt Nam đã
cho thấy để cải thiện thu nhập cho người trồng rừng cần có các nghiên cứu nhằm nâng
cao các tính chất gỗ sau đây thông qua việc kết hợp giữa chọn lọc loài, cải thiện giống và
kỹ thuật lâm sinh.



Tỷ lệ sống - tỷ lệ sống cao là rất quan trọng đảm bảo sự đồng đều của lâm phần và năng
suất rừng trồng.
Sinh trưởng nhanh - sinh trưởng nhanh nhằm rút ngắn luân kỳ trồng rừng sản xuất gỗ xẻ
(thỏa mãn yêu cầu chung của gỗ xẻ Keo là có chiều dài 2 m và đường kính đầu nhỏ là 15
cm)
Hình dạng thân đẹp – gỗ tương đối thẳng, không bị hai thân, cành nhỏ sẽ làm tăng tối
đa tỷ lệ gỗ trên cây có thể sử dụng làm gỗ xẻ.
Không có hoặc ít khuyết tật gỗ - gỗ xẻ đòi hỏi phải không bị rỗng ruột, mắt chết hoạc
các khuyết tật khác có thể nhìn thấy được trên bề mặt ván xẻ.

Lịch sử của quá trình khảo nghiệm loài và xuất xứ, nghiên cứu cải thiện giống các loài
Keo ở Việt Nam cũng như quá trình phát triển của các dòng Keo lai sẽ được đề cập trong
báo cáo tổng quan. Thông qua báo cáo tổng quan này đã xác định được các vật liệu trồng
rừng gỗ xẻ và phương pháp nhân giống tốt nhất tốt nhất đã được xác định. Các dòng Keo
lai (Keo tai tượng x Keo lá tràm), các giống tốt nhất của Keo lá tràm (các dòng đã qua
chọn lọc và hạt giống được cải thiện) và Keo tai tượng (hạt giống được cải thiện) là
những vật liệu tốt nhất cho trồng rừng sản xuất gỗ xẻ và điều này đã được kiểm chứng
qua công tác trồng rừng ở các vùng thấp, có lượng mưa tối thiểu là 1000 mm ở Việt Nam.
Các thông tin chi tiết về giống của các loài này cũng đươc đề cập trong báo cáo. Keo lá
liềm (Keo lá liềm) là loài cây cũng có nhiều triển vọng cho trồng rừng cung cấp gỗ xẻ
trong các điuề kiện tương tự, tuy nhiên điều này chưa được kiểm chứng qua thực tế,
đồng thời hiện cũng chưa có nguồn hạt giống được cải thiện của loài này. Chương trình
phần mềm khí hậu đã cho thấy các vùng thích hợp cho trồng rừng các loài cây này ở Việt
Nam, chương trình phần mềm 3-PG dự đoán sinh trưởng cũng đã được xây dựng cho loài
Keo tai tượng ở Việt Nam.

Keo lá tràm (Keo lá tràm) sinh trưởng rất chậm ở miền Bắc Việt Nam nên không thể coi
là loài cây có triển vọng cho trồng rừng gỗ xẻ, thay vào đó là các loài Keo lai và Keo tai
tượng. Keo tai tượng (Keo tai tượng) không được ưa chuộng mở miền Trung và Nam

Việt Nam do chất lượng gỗ kém, đồng thời các nhà trồng rừng ở khu vực này ưa chuộng
Keo lá tràm và Keo lai cho trồng rừng gỗ xẻ hơn.

Mặc dù sinh trưởng của Keo đen (A. mearnsii) và một số xuất xứ của Keo melanoxylon
tương đối có triển vọng trên các khảo nghiệm tại Đà Lạt, tuy nhiên còn quá sớm để khẳng
định các loài này sẽ thích hợp trồng rừng gỗ xẻ ở vùng cao Việt Nam. Các loài Keo chịu
hạn có thể thích ứng tốt với các điều kiện lập địa có lượng mưa dưới 1000mm tuy nhiên
không phù hợp cho mục tiêu gỗ xẻ do sinh trưởng chậm và hình dạng thân cây rất kém.

2
Các kết luận này chủ yếu dựa trên kết quả đánh giá về tỷ lệ sống và sinh trưởng của các
loài Keo trong các khảo nghiệm ở Việt nam. Các thông tin về chất lượng thân cây (đa
thân, độ thon, độ nhỏ cành và độ thẳng thân) của các loài này còn tương đối ít. Tuy
nhiên, kết quả đánh giá dạng thân trên một số khảo nghiệm dòng vô tính và khảo nghiệm
hậu thế của Keo lá tràm đã cho thấy các tính trạng này có hệ số di truyền từ trung bình
đến cao và có thể cải thiện được thông qua các biện pháp chọn giống, đặc biệt là thông
qua chọn lọc các dòng vô tính có dạng thân đẹp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc
sử dụng hạt giống được cải thiện của các loài Keo lá tràm và Keo tai tượng cũng sẽ đem
lại tăng thu đáng kể về dạng thân.

Cho đến nay có rất ít các thông tin về tính chất gỗ xẻ của các loài Keo. Keo lá tràm có tỷ
trọng gỗ cao hơn Keo tai tượng và được ưa chuộng làm trong công nghiệp đồ mộc làm gỗ
trang trí như các loại đồ gỗ trang trí hoặc làm ván sàn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng gỗ các
dòng Keo lai ở tuổi 5 có tỷ trọng cao hơn Keo lá tràm cùng tuổi. Các thông tin đầy đủ
hơn về tính chất gỗ của Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai hiện đang được Viện khoa
học lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu trên các khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng
vô tính. Hiện chưa có những nghiên cứu mang tính định lượng về khả năng chống chịu
các loại bệnh như rỗng ruột hay loét thân có khả năng ảnh hưởng đến tính chất gỗ.

Hiện tại việc so sánh các nguồn giống (bao gồm cả dòng vô tính và các nguồn hạt giống)

cho mục đích trồng rừng gỗ xẻ là rất khó có thể thực hiện do chưa có những nghiên cứu
cụ thể đánh giá về giá trị kinh tế tương đối cho các tính trạng như sinh trưởng, hình dạng
thân và chất lượng gỗ để tối đa hóa lợi ích kinh tế của rừng trồng và chế biến gỗ. Dự án
CARD về gỗ xẻ Keo sẽ xây dựng mô hình tính toán giá trị kinh tế nhằm mục tiêu có thể
chọn lọc một cách chính xác các giống phù hợp cho mục tiêu gỗ xẻ. Cho đến nay, dự án
đã xác định được một số tính chất như hình dạng và kich thước khúc gỗ và khuyết tật gỗ
chịu ảnh hưởng rất lớn của các biện pháp lâm sinh (chọn lập địa, mật độ ban đầu, tỉa thưa
và tỉa cành, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc) cũng như chọn lọc loài và cải thiện di
truyền, do đó các biện pháp lâm sinh và chọn giống cần phải phối hợp chặt chẽ nhằm cải
thiện lợi tức trồng rừng gỗ xẻ ở Việt Nam.

3
Mục lục
1. Mục đích của tổng quan gỗ xẻ Keo 5
2. Các yêu cầu kỹ thuật của gỗ xẻ Keo 5
2.1 Kinh nghiệm trong công nghiệp chế biến gỗ Keo ở Việt nam 5
2.2 Kinh nghiệm trong trồng rừng và sử dụng gỗ các loài Keo nhiệt đới ở
nước ngoài 8
2.3 Tóm lược một số yêu cầu đối với cây và gỗ Keo cho sản xuất gỗ xẻ 9
3. Nguồn tài nguyên di truyền của Keo và sự thích ứng với các lập địa của các
loài 10
4. Khảo nghiệm loài và xuất xứ của các loài Keo cho mục tiêu gỗ xẻ 12
4.1 Khảo nghiệm loài 12
4.2 Khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài keo vùng thấp 13
4.3 Khảo nghiệm loài và xuất xứ Keo vùng cao tại Đà Lạt 18
5. Cải thiện di truyên các loài Keo ở Việt Nam 20
5.1 Xây dựng các rừng giống và vườn giống các loài keo vùng thấp phục vụ
trồng rừng 20
5.2 Khảo nghiệm dòng vô tính và vườn giống vô tính Keo lá tràm và Keo tai
tượng 21

5.3 Phát triển các dòng vô tính Keo lai 24
5.4 Khảo nghiệm tăng thu di truyền các loài keo 27
6. Tóm tắt đề xuất về các loài keo và giống cho trồng rừng gỗ xẻ ở Việt Nam
28
7. Đề xuất biện pháp nhân giống 29
8. Tài liệu tham khảo 31

4
1. Mục đích của tổng quan gỗ xẻ Keo

Bản đánh giá tổng quan được thực hiện là hoạt động 1 của dự án CARD VIE 032/05
“Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ ở Việt
Nam”. Nội dung này nhằm đánh giá kiểm tra các nguồn giống hiện đang có sẵn cho
trồng rừng gỗ xẻ ở Việt Nam. Các phương pháp nhân giống thích hợp cho các giống được
đề xuất cũng được đề cập trong bản đánh giá này. Rất nhiều thông tin được thu thập từ
các khảo nghiệm loài và xuất xứ, chương trình cải thiện giống, phương pháp nhân giống
và phát triển các dòng Keo lai cho trồng rừng dòng vô tính. Tổng quan này dựa trên các
các báo cáo đã được xuất bản trước đó, trong trường hợp các thông tin bị thiếu tổng quan
sẽ giới thiệu kinh nghiệm từ các nước khác.

Đề xuất cho chiến lược cải thiện giống trong tương lai sẽ được xây dựng theo hoạt động
4.5 của dự án, do vậy không đề cập trong bản báo cáo tổng quan này.

2. Các yêu cầu kỹ thuật của gỗ xẻ Keo

Các yêu cầu đối với gỗ Keo sử dụng cho gỗ xẻ sẽ được tìm hiểu tại Việt Nam. Việc sử
dụng gỗ Keo làm gỗ xẻ ở Việt Nam và các nước khác sẽ được đề cập trong phần này.

2.1 Kinh nghiệm trong công nghiệp chế biến gỗ Keo ở Việt
nam


Trong quá trình xây dựng dự án, các cán bộ dự án đã tiến hành điều tra một số cơ sở chế
biến gỗ có quy mô nhỏ và vừa ở miền Trung và Nam Việt Nam. Trong đó xưởng chế biến
biến gỗ Hương Giang là lớn nhất với công suất 2500 m
3
gỗ/năm, chủ yếu là gỗ Keo, sử
dụng 300 lao động chủ yếu tham gia trong quá trình tạo tác sản phẩm. Một số xưởng xẻ
sử dụng gỗ keo từ rừng trồng ở Hà Tây, Đồng Nai, Quảng Trị và Quảng Bình cũng đã
được điều tra. Các xưởng xẻ nói chung ddeuf sử dụng cô g nhân có tay nghề với các máy
cưa tương đối cũ điều khiển bằng tay. Các chủ xưởng xẻ đều hiểu khá rõ ràng về các yêu
cầu đối với gỗ xẻ. Ở các xưởng cưa lớn như Hương Giang có sử dụng cả các hệ thống
máy cưa lưỡi thẳng để xẻ những những khúc gỗ có đường kính đầu nhỏ khoảng 15 cm,
các xưởng cưa sử dụng lưỡi cưa vòng như xưởng cưa Nguyễn Sĩ tại Đông hà thì yêu cầu
đường kính đầu nhỏ tối thiểu phải đạt 20 cm nhằm đạt tỷ lệ thành khí cao hơn so với gỗ
có kích thước nhỏ. Tại tất cả các xưởng cưa nghiên cứu đều ưa chuộng loại gỗ có kích
thước lớn (đường kính đầu nhỏ lớn hơn 20 cm) nhằm đạt tỷ lệ thành khí và năng suất cao
hơn.

Các xưởng xẻ ở khu vực Huế thường trả tối thiểu 600.000 đến 800.000 đồng/m3 cả vỏ
(đây là giá thu mua tại nhà máy, tính theo đường kính đầu nhỏ và chiều dài khúc gỗ,
đường kính đầu nhỏ tối thiểu là 15 cm) cho gỗ Keo lai và Keo tai tượng, giá thu mua
được biết là sẽ cao hơn cho gỗ Keo lá tràm. Một số xưởng xẻ có thể mua gỗ tại rừng với
giá 1.000.000 đồng/m3 cho các loại gỗ Keo lá tràm và Keo lai có đường kính đầu nhỏ lớn

5
hơn 20 cm. Giá thu mua gỗ xẻ luôn cao hơn giá thu mua gỗ làm giấy, giá thu mua gỗ làm
giấy dao động từ 400.000 - 500.000 đồng/ ster đôi (2 m3 gỗ xếp, tương đương 1,2 m3 gỗ
đặc, tương đương với giá 330.000 - 420.000 đồng/m3).

Hầu hết các xưởng xẻ đều tập trung chủ yếu sản xuất các loại ván thanh có kích thước

nhỏ, khoảng 1000 x 100 x 25 mm. Trước khi đưa và xưởng cưa, cây gỗ thường được cắt
thành đoạn có chiều dài 2 m hoặc ngắn hơn.

Trong trường hợp không có gỗ đường kính lớn, một số xưởng cưa có thể xẻ các cây gỗ
nhỏ có đường kính đầu nhỏ khoảng 10 cm sử dụng các loại cưa lưỡi thẳng, tuy nhiên điều
này cũng dẫn đến giảm tỷ lệ thành khí và tăng chi phí cưa xẻ. Gỗ có kích thước nhỏ (dẫn
đến chi phí cưa xẻ cao và tỷ lệ thành khí giảm), mấu mắt, đặc biệt là các loại mắt chết tạo
ra các khuyết tật gỗ cho ván xẻ là những vấn đề lớn nhất trong sử dụng gỗ Keo làm gỗ xẻ
trong điều kiện hiện nay. Các xưởng xẻ thường tránh mua phải các khúc gỗ có tỷ lệ
khuyết tật như rỗng ruột, xốp ruột, mắt chết cao.




Ảnh 1. Gỗ Keo được đưa vào xẻ tại xưởng Hương Giang, Huế


6



Ảnh 2. Xẻ gỗ Keo sử dụng cưa lưỡi thẳng ở xưởng Hương Giang, Huế






Ảnh 3. Xẻ gỗ Keo lai tại xưởng xẻ Nguyễn Sĩ, tại Đông Hà sử dụng hệ thống cưa
vòng



7

Sau khi xẻ, các ván xẻ được phơi khô trong không khi trong 2 - 3 tuần đủ để cho các ván
xẻ có kích thước nhỏ khô hết. Các ván xẻ dày khoảng 40 mm có thể phải phơi lâu hơn,
hoặc phải sấy trong lò và sau đó xẻ lại. Theo kinh nghiệm từ các xưởng xẻ cho thấy gỗ
Keo lai và Keo lá tràm ít bị hiện tượng biến dạng sau khi sấy, trong khi một số biến dạng
gỗ sấy như cong vênh, gỗ nhẹ hoặc nứt đã được ghi nhận với gỗ Keo tai tượng, đặc biệt là
ở khu vực phía Nam.

Gỗ Keo lá tràm, Keo lai và các khúc gỗ ít bị khuyết tật của Keo tai tượng được chấp nhận
trong công nghiệp đồ gỗ cả trong nhà và ngoài trời cho sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Các nhà sản xuất có thể chấp nhận cả những loại ván xẻ bao gồm cả gỗ rác và gỗ lõi, cho
dù có sự sai khác rất rõ về màu giữa gỗ rác và gỗ lõi ở Keo. Đồ gỗ thông thường được
sơn màu trước khi xuất xưởng.

Keo lá tràm được các nhà sản xuất đánh giá cao do gỗ nặng hơn và cứng hơn so với Keo
lai và Keo tai tượng, đồng thời có màu gỗ và vân đẹp. Các nghiên cứu của Lê Đinh Khả
(2001) cũng cho thấy gỗ Keo lá tràm có tỷ trọng cao gỗ Keo tai tượng đồng tuổi. Gỗ có
kích thước lớn của Keo lá tràm rất được các xưởng chế biến ưa chuộng do có thể sử dụng
đóng đồ gỗ có chất lượng cao hoặc ván sàn.

Hiện nay đã có một lượng nhỏ gỗ Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) từ các rừng trồng, tuy
nhiên các xưởng chế biến hiện chưa sẵn sàng sử dụng gỗ của loài này. Kinh nghiệm của
Australia và một số nước khác cho thấy gỗ Keo lá liềm có thể sử dụng đóng đồ gỗ chất
lượng cao (Doran and Turnbull 1997).

Các xưởng chế biên gỗ điều tra đều khẳng định họ có thể thu mua thêm gỗ Keo từ các
rừng trồng ở địa phương với giá cả hợp lý. Trong giai đoạn 2004 - 2005, một số xưởng

chế biến gỗ lớn ở TP Hồ Chí Minh nhập gỗ Keo tai tượng từ Malaysia để chế biến. các
yêu cầu chất lượng đối với gỗ nhập khẩu hiện chưa được điều tra, trong quá trình điều tra
năm 2006 không xác định được các xưởng chế biến gỗ nhập khẩu gỗ Keo tai tượng.

2.2 Kinh nghiệm trong trồng rừng và sử dụng gỗ các loài Keo
nhiệt đới ở nước ngoài

Trồng rừng các loài keo vùng thấp để cung cấp gỗ xẻ hiện đang được phát triển rất mạnh
ở một số nước Đông Nam Á, điển hình là Indonesia và Malaysia (Midgley and Beadle
2006, S.J. Midgley pers. comm. 2006). Keo tai tượng là loài cây quan trọng nhất ở hai
nước này. Cho đến nay các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong trồng và
chăm sóc rừng nhưng các biện pháp như tỉa cành và tỉa thưa rất ít được áp dụng, cho dù
hiệu quả của các biện pháp này đã được thừa nhận (Srivastava 1993). Việc tỉa cành và tạo
thân bằng cách loại bỏ các cành to và các cành cạnh tranh với ngọn chính đã cải thiện
đáng kể hình dạng thân cây (Beadle 2006). Với mật độ trồng rừng ban đầu là 1000
cây/ha, cần có các biện pháp tỉa thưa để sản xuất gỗ có đường kính lớn (hình 4). Ở
Indonesia, mật độ cuối cùng để lại dao động khoảng 300 cây/ha và tiến hành khai thác

8
khi đường kính trung bình đạt đến 30 cm. Hiện tượng rỗng ruột là một vấn đề khá phổ
biến với Keo tai tượng ở Indonesia. (Potter et al. 2006)



Hình 4. Rwungf trồng Keo tai tượng đã tỉa thưa ở Merbau, South Sumatra, đường
kính trung bình của lâm phần là 36,6 cm, chiều cao 26 m và tổng trữ lượng lâm
phần đạt 228.7 m /ha (Hardyanto 2006)
3

Malaysia là nước có lịch sử lâu dài về trồng rừng Keo tai tượng (Pinyopusarerk 1993)

đồng thời là nhà xuất khẩu gỗ Keo tai tượng lớn nhất. Một số công ty gỗ xuất khẩu cả gỗ
tròn và ván xẻ, giá gỗ tròn xuất khẩu (FOB) là 50 USD/m3 (Midgley and Beadle 2006).
Năm 2003, một số công ty chế biến gỗ Việt Nam đã nhập gỗ tròn Keo tai tượng từ
Malaysia với giá 85 USD/m3 tại cảng TP Hồ Chí Minh.

Cho đến nay đã có nhiều thông tin về tính chất cơ lý gỗ liên quan đến công nghiệp chế
biến gỗ Keo tai tượng (Abdul-Kader and Sahri 1993, CAB 2003, Hardiyanto 2006,
Kumar et al. 2006). Tóm lại, gỗ Keo tai tượng có tỷ trọng trung bình (420-480 kg m
-3
),
có thể xẻ và sấy khá dễ dàng, độ co rút gỗ trung bình (khoảng 6% tiếp tuyến và và 3%
xuyên tâm), gỗ có thể cắt, đánh bóng, dán keo và sơn dễ dàng. Hiện nay các sản phẩm gỗ
Keo mà chủ yếu là Keo tai tượng đã được công nhận trên thị trường quốc tế do các công
ty đa quốc gia như IKEA sản xuất và cung cấp

2.3 Tóm lược một số yêu cầu đối với cây và gỗ Keo cho sản
xuất gỗ xẻ

Tóm lại, gỗ các loài Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng trồng tại Việt Nam hoàn toàn
có thể đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến gỗ sản xuất đồ mộc. Nói chung,
chiều dài đoạn gỗ tối thiểu phải đạt 2 m, với đường kính đầu nhỏ tối thiểu phải đạt 15 cm,
tương đối thẳng và không bị các khuyết tật gỗ như rỗng ruột, nứt hoặc mắt chết có kích

9
thước lớn. Khi tiến hành khai thác rừng trồng, những cây có đường kính nhỏ, cây cong
queo, và những đoạn thân cây không đáp ứng yêu cầu gỗ xẻ thường dduwwocj bán làm
giấy và gỗ củi. Sử dụng nhữ nguồn giống tốt nhất và tối ưu hóa các biện pháp lâm sinh sẽ
giúp cho người trồng rừng tăng tối đa tỷ lệ gỗ có thể sử dụng cho gỗ xẻ, qua đó nâng cao
thu nhập cho người nông dân.


Như vậy để phục vụ trồng rừng gỗ xẻ Keo, các yêu cầu căn bản nhất của gỗ xẻ Keo cần
được cải thiện thông qua các biện pháp chọn giống và lâm sinh:

Tỷ lệ sống - tỷ lệ sống cao góp phần đồng nhất hóa lâm phần và tăng năng suất gỗ
Sinh trưởng nhanh - nhằm sản xuất gỗ xẻ trong một chu kỳ kinh doanh rừng ngắn nhất
Hình dạng thân đẹp – cây tương đối thẳng, không bị hai thân, cành nhỏ sẽ tăng tối đa tỷ
lệ gỗ có thể sử dụng cho mục tiêu gỗ xẻ
Gỗ không bị khuyết tật - các khúc gỗ phải không bị rỗng ruột, mắt chết và những
khuyết tật khác có thể quan sát thấy trên bề mặt ván xẻ.

3. Nguồn tài nguyên di truyền của Keo và sự thích ứng
với các lập địa của các loài

Các loài Keo Acacia trở nên quan trọng trong trồng rừng ở Việt nam trong khoảng hai
thập kỷ gần đây. Đây là những loài cây có sinh trưởng nhanh, thích ứng tốt trên các lập
địa thoái hóa, đồng thời là loài cây cố định đạm nên có thể giảm được nhu cầu phân bón.
Gỗ Keo có thể sử dụng làm giấy và đóng đồ mộc. Các loài Keo được trồng ở Việt nam
hiện nay có nguồn gốc từ Australia và một số khu vực lân cận như Papua New Guinea
(PNG), West Papua, Indonesia (Nguyen Hoang Nghia and Lê Đình Khả, 1998). Việc xác
định các loài cay phù hợp, thu thập các nguồn gen và nhập nội trồng tại Việt nam đã được
tiến hành là một phần của các chương trình khảo nghiệm loài và xuất xứ quốc tế được
chính phủ Australia, FAO và CSIRO thực hiện từ những năm 1970 (Turnbull et al. 1998).

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu có sự biến động rất lớn giữa các vùng, chủ yếu về các yếu
tố nhiệt độ và lượng mưa. Do vậy, có thể chia các loài Keo trồng tại Việt Nam làm 3
nhóm:

Nhóm các loài Keo vùng thấp, có lượng mưa từ trung bình đến cao
Các loài có triển vọng bao gồm Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo tai tượng gồm các xuất
xứ từ miền bắc bang Queensland, PNG và Indonesia. Keo lá tràm, Keo tai tượng và các

dòng Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm là những giống được trồng phổ
biến nhất ở Việt nam hiện nay (Nghia and Kha 1998, Centre for International Economics
2004).


10
Nhóm các loài cho vùng khô hạn
Vùng ven biển các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có khí hậu rất khô, lượng mưa trung
bình hàng năm dưới 1000 mm, với các cồn cát ven biển. Các loài Keo vùng khô ừ miền
bắc Úc đã được thử nghiệm tại Tuy Phong, Bình Thuận từ những năm 1990 (Harwood et
al. 1998). Các loài có triển vọng nhất là A. difficilis, A. tumida và A. torulosa, các loài
này cũng đã được trồng thử nghiệm để chống cát di động ở các tỉnh khác như Quảng
Bình. Tuy nhiên, khong loài nào trong số này có chiều cao tối đa đạt 10 - 12 m, cây
thường có hai thân và chia cành rất sớm do đó không thể sử dụng để sản xuất gỗ xẻ. Sinh
trưởng của chúng ở các vùng cát là rất chậm, thí dụ tại Tuy Phong sau 6 năm loài A.
difficilis có sinh trưởng nhanh nhất cũng chỉ đạt chiều cao là 7,5 m và đường kính đạt 15
cm. Trên các lập địa ẩm hơn chugns cũng có sinh trưởng chậm hơn các loài Keo lá tràm,
Keo tai tượng và Keo lá liềm. Những điều này cho thấy các loài Keo chịu hạn không
thích hợp cho sản xuất đồ mộc, do đó trong bản báo cáo này sẽ không đề cập đến nhóm
loài cây này.

Các loài Keo vùng cao
Có một diện tích rất lớn ở miền bắc và miền trung Việt Nam có độ cao trên 1000 m và có
nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu cho các loài Keo vùng thấp. Khảo nghiệm loài và xuất
xứ được xây dựng trong những năm 1990 nhằm xác định các loài thíh hợp cho điều kiện
vùng cao ở Việt nam. Trong số loài được khảo nghiệm thì A. mearnsii và A. melanoxylon
có sinh trưởng nhanh nhất, kết quả này cũng đã được khẳng địnhở nhiều nước như Ấn độ,
Trugn Quốc, Nam Mỹ và châu Phi (CAB 2003). Keo A. melanoxylon là loài cây rất được
ưa chuộng làm đồ mộc tại Úc (CAB 2003, Doran and Turnbull 1997).


Các yêu cầu về khí hậu cho các loài Keo quan trọng cho sản xuất gỗ xẻ đã được tổng hợp
ở bảng 1. Một chương trình xác định các vùng khí hậu phù hợp cho các loài cây đã được
xây dựng cho Việt Nam do TS T.H. Booth thuộc khoa lâm nghiệp và sản phẩm rừng xây
dựng. Chương trình này đã được Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam ứng dụng để xác
định các vùng khí hậu phù hợp cho các loài Keo lá tràm và Keo tai tượng.


11
Bảng 1. yêu cầu về khí hậu cho một số loài Keo quan trọng ở Việt Nam

Các loài keo vùng thấp Keo vùng cao
Yếu tố khí hậu auriculiformis
1
crassicarpa
2
mangium
1
mearnsii
3
melanoxylon
4
Nhiệt độ trung bình
năm (
o
C)

22-30 22-28 22-28 10-20 Not available
Nhiệt độ cao nhất trung
bình của tháng nóng
nhất (

o
C)

25-37 25-35 25-35 21-30
Nhiệt độ thấp nhất
trung bình của tháng
lạnh nhất (
o
C)

10-22 10-22 8-22 0-15
Tổng lượng mưa (mm)

1000-2500 1000-2500 1300-2500 700-2300
Số tháng khô (có tổng
lượng mưa dưới 40
mm)

0-6 0-6 0-5 0-6

1
Theo

Nghia (1996). ở miền bắc Việt Nam, keo tai tượng có thể chịu được nhiệt độ lạnh
hơn keo lá tràm. Keo tai tượng có thể trồng ở độ cao đến 300 m ở các tỉnh miền núi phía
bắc, trong khi keo lá tràm chỉ có thể trồng đến độ cao 100 m. Yêu cầu về các yếu tố khí hậu
cho keo lai có thể là trung bình của hai loài này.
2
T. Jovanovic 2006
3

Jovanovic and Booth (2002)
4
Keo melanoxylon có phân bố khá rộng ở Úc, do vậy yêu cầu khí hậu của từng xuất xứ cụ
thể sẽ rất khác nhau

4. Khảo nghiệm loài và xuất xứ của các loài Keo cho
mục tiêu gỗ xẻ
4.1 Khảo nghiệm loài

Keo lá tràm được nhập vào Việt nam từ những năm 1960, từ nhũng năm 1980 các khảo
nghiệm hệ thống cho loài và xuất xứ mới được tiến hành do Viện khoa học lâm nghiệp
Việt nam thực hiện phối hợp với CSIRO Úc. Các khảo nghiệm loài và xuất xứ đã được
xây dựng trên nhiều lập địa ở Việt Nam. Chi tiết về các khảo nghiệm được cho ở bảng 2.
Các kết quả đánh giá đến năm 2003 đã được Lê Đình Khả tổng hợp.


12
Bảng 2. Các địa điểm khảo nghiệm loài và xuất xứ Keo ở Việt Nam

Địa điểm Tỉnh Vĩ độ (N) Kinh độ
(S)
Độ cao
(m)
Lượng mưa
(mm)
Đất đai
Da Chong Hà Tây 21
o
07 105
o

26 60 1680 Đất ferralitic có độ sâu
trên 50 cm phát triển trên
đá cát.
Cẩm Quỳ Hà Tây 21
o
07 105
o
26 60 1680 Đất ferralitic có độ sâu
trên 50 cm phát triển trên
đá cát.
Đại Lải Vinh Phuc 21
o
10 105
o
17 50 1500
Đông Hà Quảng Trị 16
o
50 107
o
05 2370 Đất ferralitic phát tiển
trên đá phiến thạch
Mangyang Gia Lai 13
o
59 108
o
10 800 2270 Đất phát triển trên đá
granite
Sông Mây Đồng Nai 11
o
05' 107

o
06 50 1640 Đất đỏ vàng phát triển
trên phù sa cổ
Bầu Bàng Bình
Dương
11
o
32 105
o
56 50 Đất đỏ vàng phát triển
trên phù sa cổ
Đà Lạt Lam Dong 11
o
57 108
o
26 1600 1730 Đất ferralitic phát triển
trên đá magma pH 4.5-5.0

4.2 Khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài keo vùng thấp

Khảo nghiệm loài - xuất xứ

Vào những năm 1980, các loài Keo lá tràm, Keo tai tượng, keo lá liềm và Keo
aulacocarpa đã được đưa vào trồng thử tại Ba Vì (Hà Tây), Hóa Thượng (Thái nguyên)
và Trảng Bom (Đồng Nai). Kết quả đánh giá năm 1991 cho thấy các loài có triển vọng
nhất là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lá liềm (Lê Đình Khả and Nguyen Hoang
Nghia, 1991).

Từ năm 1990 - 1991, trong khuôn khổ một dự án do UNDP tài trợ đã xây dựng khảo
nghiệm của 39 xuất xứ thuộc 5 loài Keo vùng thấp tại Đá Chông (Hà Tây), Đông Hà

(Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc).

Khảo nghiệm tại Đá Chông và Đông Hà bao gồm 13 xuất xứ Keo lá tràm, 9 xuất xứ Keo
tai tượng, 9 xuất xứ Keo lá liềm, 5 xuất xứ Keo A. aulacocarpa và 5 xuất xứ Keo A.
cincinnata, do CSIRO cung cấp. Caccs xuất xứ được lấy chủ yếu ở vùng Queensland
(Qld) và Northern Territory (NT) của Úc; Papua New Guinea (PNG) và Indonesia (Ind).
Các lô hạt đối chứng là nòi địa phương của Đồng Nai cho các loài Keo lá tràm và Keo tai
tượng.


13
Khảo nghiệm tại Đá Chông được xây dựng năm 1990, gồm 3 lần lặp và 49 cây/ô. Khảo
nghiệm tại Đông Hà xây dựng năm 1991, chỉ có 1 lần lặp với 49 cây/ô. Khảo nghiệm tại
Đại Lải bao gồm 13 xuất xứ của Keo lá tràm.

Kết quả khảo nghiệm tại Đá Chông ở giai đoạn 9 năm tuổi, đánh gía thể tích thân cây cả
vỏ của các loài như sau:

Keo lá liềm: 221
Keo tai tượng: 191
Keo als tràm: 192
Keo A. aulacocarpa: 103
Keo A. cincinnata: 94

Một khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài Keo do Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu
giấy xây dựng tại Mang yang, Gia Lai (Mai Dinh Hong et al. 1996). Kết quả đánh giá sau
4 năm cho thấy các loài Keo lá liềm, Keo tai tượng, Keo lá tràm là những loài tốt nhất.
Các xuất xứ Bloomfield (Qld) và Pongaki (PNG) của keo tai tượng, Coen River (Qld) và
Kings Plain (Qld) của keo lá tràm và một số xuất xứ của Keo lá liềm có sinh trưởng
nhanh nhất, A. cincinnata là loài có sinh trưởng kém nhất.


Tóm lại, trong các loài Keo vùng thấp được khảo nghiệm, thì các loài keo lá liềm, keo tai
tượng, keo lá tràm có sinh trưởng tốt nhất, keo A. aulacocarpa và A. cincinnata có sinh
trưởng chậm hơn và ít có triển vọng cho trồng rừng (Lê Đình Khả 2003).

Kết quả đánh giá khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài Keo tại Ba Vì, Đông Hà và Đại
Lải cho thấy sau 9-12 năm, các xuất xứ có triển vọng nhất ở miền bác và miền trung Việt
Nam là:

Keo lá tràm: Mibini (PNG), Coen River and Kings Plains (Qld) và Manton River (NT)
Keo tai tượng: Pongaki (PNG), Iron Range (Qld), Ingham (Qld) và Mossman (Qld).
Keo lá liềm: Mata (PNG), Gubam (PNG), Dimisisi (PNG) và Deri-Deri (PNG).


14
Khảo nghiệm xuất xứ Keo lá tràm

Năm 1990, một khảo nghiệm xuất xứ của Keo lá tràm được xây dựng tại Đại Lải. Kết
quả sinh trưởng sau 9 năm cho thấy xuất xứ Coen River (Qld) có sinh trưởng tốt nhất. Số
liệu thu thập tại Ba Vì và Đại Lải sau 12 năm (Bảng 3) cho thấy các xuất xứ Mibini
(PNG), Coen River (Qld) and Kings Plains (Qld) có triển vọng nhất trên cả hai lập địa.

Một hệ thống khảo nghiệm xuất xứ của Keo lá tràm được xây dựng tại Cẩm Quỳ (Hà
Tây), Đông Hà (Quảng Trị) và Sông Mây (Đồng Nai) trong khuôn khổ dự án ACIAR
9310. Một lô hạt nòi địa phương Đồng Nai được sử dụng làm đối chứng. Tại Sông Mây
kết quả sau 5 năm cho thấy các xuất xứ tốt nhất là Wenlock R. (Qld), Halroyed (Qld) và
Morehead (PNG), trong khi tại Cẩm Quỳ các xuất xứ Halroyed (Qld) và Rifle Creek
(Qld) có sinh trưởng tốt nhất.

Tại Sông Mây thể tích trung bình của 16 xuất xứ sau 5 năm tuổi là 90.0 dm

3
, trong khi ở
Đông Hà là 30.1 dm
3
, và ở Ba Vì chỉ đạt 20.4 dm
3
. Các khảo nghiệm đều được trồng với
mật độ 3m x 2m. Kết quả này cho thấy khác biệt về điều kiện khí hậu và đất đai ở Việt
Nam có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của Keo lá tràm.


Bảng 3. Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá tràm tại Đại Lải và Ba Vì
(1990-2002)

Ba Vì Đại Lải
Lô hạt Xuất xứ
Ht
(m)
Dbh

(cm)
Ht
(m)
Dbh

(cm)
16148 Manton R. NT 17.3 21.4 12.9 14.3
16106 Mibini PNG 17.7 21.2 13.6 14.2
16142 Coen R. Qld 17.5 20.8 14.1 14.8
16485 Kings Plains Qld 17.8 20. 6 13.4 14.4

16163 Elizabeth R. NT 17.3 19.6 10.5 12.6
16152 Alligator R. NT 16.1 19.4 13.2 14.8
16684 Bensbach PNG 17.4 19.4 12.7 12.5
16158 Gerowie Ck. NT 14.8 18.0 10.4 10.4
16484 Morehead Qld 15.9 18.0 13.3 14.5
16683 Morehead PNG 15.5 17.6 * *
16107 Old Tonda PNG 15.6 17.3 10.9 10.8
16154 Goomadeer NT 15.9 16.2 13.2 14.3
16151 Mary River NT 13.4 13.9 12.4 13.6


Khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng

Trong giai đoạn 1989 - 1990, Trung tâm KHSX lâm nghiệp Đông nam Bộ xây dựng các
khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng tại Bầu Bàng and Sông Mây. Kết quả đánh giá sau
8,5 năm tuổi cho thấy có sụ sai khác về sinh trưởng giữa hai lập địa (Bảng 4). Điều kiện
đất bị ngập nước tại Bầu Bàng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sinh truwognr chậm
của Keo tai tượng ở đây.

15
Trong các khảo nghiệm này, chỉ có một xuất xứ duy nhất là Deri-Deri của PNG tham gia
cho thấy có sinh trưởng tốt nhất, xuất xứ Olive River và Pascoe River ở vùng bắc
Queensland cũng có sinh trưởng tốt tại Sông Mây. Kết quả này cũng tương đồng với các
kết quả từ các nước khác (Harwood và Williams 1992). Các khảo nghiệm xuất xứ được
xây dựng trong giai đoạn đầu ở Việt nam các xuất xứ của PNG không tham gia trong
khảo nghiệm do đó khó có thể đưa ra những kết luận chính xác.


Bảng 4. Sinh trưởng của các xuất xứ Keo tai tượng tại Bầu Bàng và Sông Mây


Bầu Bàng
(10.5 năm)
Sông Mây 1
(10.5năm)
Sông Mây 2
(9.5 năm)

Lô hạt

Xuất xứ
Ht (m) Dbh
(cm)
Ht
(m)
Dbh
(cm)
Ht (m) Dbh
(cm)
16591 Deri-Deri PNG 17.9 19.2 * * 18.0 24.6
0517 Herbert Valley Qld 17.0 18.6 18.0 22.0 * *
15700 Cardwell Qld 16.8 18.3 17.9 23.3 17.0 21.5
0554 Tully Region Qld 17.3 18.0 18.6 22.4 * *
1667 Bloomfield Qld 15.1 13.9 18.1 19.4 17.8 20.3
0523 Gap Creek Qld 12.6 13.8 19.1 19.1 * *
16589 Olive River Qld * * * * 18.0 23.3
0535 Pascoe River Qld * * * * 18.0 23.0
0579 Innisfail Qld * * * * 15.3 18.5
Trung bình 16.1 17.0 18.4 21.2 17.4 21.9



Khảo nghiệm xuất xứ Keo lá liềm
Tháng 9/1991, một khảo nghiệm xuất xứ Keo lá liềm dduwwocj xây dựng tại Bầu Bàng,
kết quả đánh gái sau 8,5 năm cho thấy các xuất xứ Dimisisi, Deri -Deri, Morehead và
Bensbach từ PNG có sinh trưởng tốt nhất (Bảng 5). Các xuất xứ có sinh trưởng chậm
nhất là từ Indonesia và Queensland.


16
Bảng 5. Sinh trưởng của các xuât xứ Keo lá liềm tại Bầu Bàng (1991-1999)

Lô hạt Xuất xứ Nước Ht (m) Dbh (cm)
16602 Dimisisi PNG 19.7 21.4
16993 Deri-Deri PNG 19.6 21.4
17869 Morehead PNG 19.7 21.0
17552 Bensbach PNG 19.3 20.8
13682 Oriomo PNG 18.9 19.6
13680 Wemenever PNG 18.7 19.0
17561 Limal PNG 17.2 19.3
16598 Bimadebum PNG 17.6 19.2
17944 Claudie R. Qld 15.0 18.6
17849 Samlenberr Indo 18.0 17.6
16128 Jardine R. Qld 12.4 16.6
Keo lá tràm
Đồng Nai
Vietnam 8.7 8.4

Keo lá liềm có sinh trưởng tốt hơn các loài Keo khác ở vùng cát nội đồng ven biển miền
trung Việt Nam, đây là những vùng có điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, bị ngập nước
theo mùa. Đã có hàng ngàn hectare Keo lá liềm được trồng tại vùng này, và diện tích sẽ
tăng nhiều trong tương lai. Tuy nhiên, trong điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng sẽ rất

khó có thể sản xuất được gỗ lớn phục vụ cho công nghiệp gỗ xẻ.

Các xuất xứ keo vùng thấp được Bộ nông nghiệp và PTNT công nhận

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm loài và xuất xứ tại Việt Nam, năm 2000 Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định số 4260/KHCN-NNTT để công nhận các
xuất xứ sau đây là giống tiến bộ kỹ thuật cho trồng rừng trên diện rộng.

Keo lá tràm: Coen River (Qld), Morehead River (Qld) và Mibini (PNG).
Keo lá liềm: Mata province (PNG), Deri-Deri (PNG) và Dimisisi (PNG).
Keo tai tượng: Iron Range (Qld), Cardwell (Qld) và Pongaki (PNG).

Kết quả nghiên cứu từ các nước khác cũng cho thấy kết quả gần như tương tự ngoại trừ
trường hợp xuất xứ Cardwell của keo tai tượng. Kết quả khảo nghiệm xuất xứ và hậu thế
keo tai tượng trên rất nhiều nước bao gồm Australia, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia
(Harwood và Williams 1992), và Philippines (Arnold và Cuevas 2003) cho thấy xuát xứ
Cardwell không phải là xuất xứ sinh trưởng nhanh so với các xuất xứ từ PNG hoặc bắc
Queensland (Claudie River/Iron Range, Olive River và Pascoe River). Chúng tôi khuyến
nghị rằng xuất xứ Cardwell không nên đưa vào danh sách các xuất xứ tốt của keo tai
tượng.


17
4.3 Khảo nghiệm loài và xuất xứ Keo vùng cao tại Đà Lạt

Năm 1996, thông qua một dự án do ACIAR tài trợ và hợp tác với CSIRO, Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng đã xây dựng một hệ thống khảo nghiệm loài và xuất xứ cho
một số loài Keo vùng cao trên một số lập địa bao gồm Đà Lạt (độ cao 1600 m), Tam Đảo
(1000 m), Mộc Châu (1000 m) và Ba Vì (600 m).


Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng ở khảo nghiệm tại Đà Lạt
là tốt nhất (Ha Huy Thinh et al., 1998), do đó việc đánh giá sinh trưởng của các loài và
xuất xứ chủ yếu tiến ành tại Đà Lạt (Bảng 6).

Tại Đà Lạt có nhiệt độ trung bình là 18.3
o
C, nhiệt độ trung bình nóng nhất của tháng
nóng nhất đạt 23.3
o
C, nhiệt đo trung bình lạnh nhất của tháng lạnh nhất là 14.3
o
C. Lượng
mưa trung bình năm là 1700 mm, tập trung chủ yếu và mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10,
chủ yếu trong tháng 9 và 10 (Nguyen Trong Hieu, 1990).

Bảng 6. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của các loài Keo vùng cao ở giai đoạn 4 năm tuổi
tại Đà Lạt

Loài Xuất xứ Tỷ lệ
sống (%)
Ht
(m)
Dbh
(cm)
A. mearnsii

6 67.9 10.0 8.6
A. mearnsii nòi Đà Lạt 1 47.5 7.0 7.1
A. binervata 1 68.7 7.9 7.7
A. chrysotricha 1 21.3 6.6 5.2

A. cincinnata 4 13.1 3.5 2.2
A. dealbata 4 50.6 7.0 6.5
A. decurrens 2 15.0 6.0 4.7
A. elata 3 35.8 5.8 5.4
A. fulva 2 59.4 8.8 6.3
A. glaucocarpa 3 25.0 7.6 5.5
A. implexa 3 54.2 4.9 3.1
A. irrorata 3 66.5 7.3 7.5
A. melanoxylon 6 56.3 5.3 4.6
A. parramattensis 2 56.3 6.4 5.4
A. silvestris 1 46.3 8.6 7.6

Khảo nghiệm được xây dựng vào tháng 5 năm 1996, tại Mang Linh, Đà Lạt, ở độ cao
1600 m, trên đất ferralitic đỏ vàng phát triển trên đá magma có pH 4.5 - 5.0. Khảo
nghiệm bao gồm 42 xuất xứ của 14 loài keo vùng cao do CSIRO cung cấp, thí nghiệm
được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 4 lần lặp, 20 cây/ô và mật độ 2 x 1,5 m.

Sau 48 tháng khảo nghiệm, các loài A. mearnsii (67.9%), A. binervata (68.7%), và A.
irrorata (66.5%) có tỷ lệ sống cao nhất (Bảng 6). Loài A. mearnsii có sinh trưởng tốt

18
nhất, sinh trưởng và tỷ lệ sống của 6 xuất xứ của loài này đều tốt hơn so với nòi địa
phương Đà Lạt. Trong số các loài khác, chỉ có một số xuất xứ của A. melanoxylon, A.
dealbata và A. irrorata có sinh trưởng tốt.

Đánh giá sinh trưởng của các xuất xứ A. mearnsii và A. melanoxylon tại Đà Lạt

Kết quả đánh giá sinh trưởng của các xuất xứ keo A. mearnsii và A. melanoxylon ở giai
đoạn t năm tuổi cho thấy các xuất xứ Keo A. mearnsii đều có sinh trưởng vượt trội so với
nòi địa phương Đà Lạt. Trong số 4 xuất xứ A. melanoxylon, xuất xứ Mt Mee

(Queensland) có sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với các xuất xứ đến từ New South Wales và
Tasmania (Bảng 7).

Bảng 7. Sinh trưởng của các xuất xứ keo A. mearnsii và A. melanoxylon 7 năm tuổi
tại Đà Lạt

Lô hạt Loài/
xuất xứ
Ht (m)

Dbh
(cm
A. mearnsii
16246 Nowra NSW 13.5 12.2
16621 Bodalla NSW 13.6 12.1
16380 Nowa Nowa VIC 12.3 11.3
18607 Berrima NSW 12.6 10.5
18979 Blackhill VIC 12.5 11.0
18975 Bungendore NSW 11.7 10.6
Đà Lạt VN 10.4 10.8

A. melanoxylon
17263 Mt. Mee Qld 10.7 11.2
15821 Raveshoe Qld 9.6 8.7
19001 Mt. Linsay NSW 8.5 7.3
19494 Kannunah Tas 8.4 7.0

Năm 2000, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có quyết định số 4260/KHCN-
NNTT công nhận các xuất xứ Bodalla và Nowa Nowa của Keo A. mearnsii và Mount
Mee của A. melanoxylon là giống tiến bộ kỹ thuật cho trồng rừng thí điểm ở các vùng núi

cao ở Việt nam.


19
5. Cải thiện di truyên các loài Keo ở Việt Nam

Tiếp theo giai đoạn khảo nghiệm loài và xuất xứ, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã
tiến hành nghiên cứu cải thiện giống các loài keo cùng với sự hợp tác với các viện nghiên
cứu và CSIRO nhằm mục tiêu tạo ra các giống keo được cải thiện di truyền.
5.1 Xây dựng các rừng giống và vườn giống các loài keo vùng
thấp phục vụ trồng rừng

Trong giai đoạn 1996 - 1998, trong khuôn khổ dự án UNDP FORTIP do trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng tiến hành với sự phối hợp với CSIRO và do AusAID tài trợ đã
xây dựng các rừng giống và vườn giống của Keo lá tràm và keo tai tượng từ hạt tại Cẩm
Quỳ và tại Chơn Thành, Bình Phước. Trong giai đoạn 2000 - 2002, trong khuôn khổ 1 dự
án do chương trình khí nhà kính của Australia tài trợ và phối hợp với CSIRO đã xây
dựng 2 vườn giống cây hạt Keo lá liềm tại Đông Hà và Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Trong năm 2002, trong khuôn khổ dự án giống do chính phủ Việt nam đầu tư đã xây
dựng 4 ha vườn giống Keo lá liềm tại Phong Điền, Thừa Thiên - Huế.

Chi tiết về các rừng giống và vườn giống được thể hiện ở bảng 8. Các vườn giống được
xây dựng sử dụng hậu thế thụ phấn tự do của các cây trội thuộc các xuất xứ tốt nhất đã
qua khảo nghiệm, và các cây trội tốt nhất trong các vườn giống ở Australia, Trung Quốc
và Thái lan. Hầu hết các vườn giống được thiết kế theo kiểu khảo nghiệm hậu thế gồm 8
lần lặp, với 4 cây/ô. Các rừng giống được xây dựng sử dụng một lô hạt hỗn hợp của một
xuất xứ tốt hoặc hỗn hợp các gia đình tốt nhất từ các vườn giống ở các nước khác.

Các khảo nghiệm hậu thế được đánh giá ở giai đoạn 3 năm tuổi và sau đó được tiến hành
tỉa thưa di truyền loại bỏ những cây và gia đình có sinh trưởng kém. Các cây để lại được

chọn lọc sử dụng chỉ số chọn lọc kết hợp giữa sinh trưởng và hình dạng thân cây, trên
mỗi ô để lại 1 cây tốt nhất. Khảo nghiệm hậu thế sau khi tỉa thưa có thể cung cấp hạt
giống được cải thiện cho trồng rừng cũng như cho quần thể chọn giống thế hệ mới.


20
Bng 8. Danh sỏch cỏc rng ging v vn ging Keo lỏ trm, Keo lỏ lim v Keo tai
tng do Vin KHLN Vit nam xõy dng trong giai on 1993 n 2002

Loi cõy, rng
ging (SPA)
hoc vn ging
(SSO)
a im

Tnh Nm
trng
S lng gia
ỡnh SPA or
SSO
Din
tớch
(ha)
Tỡnh
trng
n nm
2006
1
Keo lỏ trm
SPA Cm Qu H Tõy 1993 Coen R prov. 3 +

SPA ụng H Qung Tr 1996 >100 3 +
SSO Cm Qu H Tõy 1997 139 4 ++
SSO Chon Thanh Binh Phuoc 1997 185 4 Felled
Keo lỏ lim
SSO ụng H Qung Tr 2000 105 3 +
SSO Ham Thuan Nam Binh Thuan 2001 85 3 +
SSO Phong Dien Thua Thien Hue 2002 112 3 0
Keo tai tng
SPA Cm Qu H Tõy 1993 Pongaki prov. 3 ++
SPA ụng H Qung Tr 1996 >100 3 ++
SSO Cm Qu H Tõy 1997 84 3 +
SSO Chon Thanh Binh Phuoc 1996 168 3 Felled
1
++ = nhiu ht (>5 kg/nm), + ớt ht, 0 = khụng cú ht

5.2 Kho nghim dũng vụ tớnh v vn ging vụ tớnh Keo lỏ trm
v Keo tai tng

Cõy tri c chn lc trong cỏc rng trng mụ hỡnh xut x keo lỏ trm Coen River ti
Ba Vỡ, sau ú c nhõn ging v xõy dng kho nghim ti Ba Vỡ v ụng H, cõy ht
ca xut x Coen River v lụ ht i tr ca cụng ty ging c s dng lm i chng.

Số liệu thu thập năm 2004 (3 tuổi) tại Đông H (bảng 9) cho thấy trong các dòng đợc
chọn lần đầu nhiều dòng tiếp tục có sinh trởng nhanh v khác biệt rõ rệt với dòng 82 v
các dòng còn lại nh 50, 51 v 18. Các dòng 84, 25, 30, 85 v 83 đều thuộc cùng một
nhóm sinh trởng v có thể tích thân cây 49,4 - 55,5 dm /cây. Dòng 28 v dòng 81 có thể
tích thân cây tơng ứng l 45,2 v 42,5 dm /cây. Trong lúc giống đợc trồng từ xuất xứ
Coen River không qua chọn lọc chỉ đạt 30,3 dm /cây, còn giống sản xuất chỉ đạt 23,9
dm /cây. Mặt khác, từ số liệu về sinh trởng cũng có thể thấy việc xác định tổng hợp các
chỉ tiêu sinh trớng với sinh hoá v hình thái để nhận biết sai khác của các giống l cần

thiết. Đánh giá chất lợng cây (bảng 3.5) cho thấy các dòng ny vẫn l những dòng có
chất lợng cao, đặc biệt l các dòng 83, 84 (chỉ số chất lợng cây 41,4-51,8 điểm), sau đó
l các dòng 28, 25 v 85 (chất lợng cây 28,0-34,1 điểm) v đây cũng l những dòng cha
bị sâu bệnh hại. Mặc dầu chỉ tiêu sức khoẻ của dòng 83 có phần thấp hơn các dòng khác
(do lá có mầu xanh không thẫm). Mặt khác, tuy các dòng còn lại nh 30, 50, 82, 35, 81 có
chỉ số chất lợng cây (24,8-26,5) thấp hơn các dòng nói trên, song vẫn có sự khác biệt rõ
rệt so với giống đối chứng l xuất xứ Coen River v giống sản xuất do Công ty Giống lâm
nghiệp trung ơng cung cấp (có chỉ số chất lợng cây 13,8 v 5,1 điểm).
3
3
3
3


21

Bng 9. Sinh trng ca cỏc dũng vụ tớnh Keo lỏ trm ti ụng H (1/2001-10/2004)

Dũng/
Lụ ht
Ht
(m)
Dbh
cm)
Th tớch
(dm
3
/tree)
MAI
(m

3
ha-1 year
-1
84 12.9 10.3
55.5
13.1
25 12.2 10.1 51.5
12.2
30 11.6 10.1 50.4 11.9
85 11.8 10.1 50.4 11.9
83 11.6 10.0 49.4 11.4
28 11.3 9.8 45.2 10.7
81 12.1 9.5 44.3 10.5
35 11.2 9.4 42.5
10.1
50 11.1 8.7 36.0
8.5
51 10.3 9.0 34.6 8.2
82 11.0 8.7 34.2
8.1
18 10.1 8.3 29.2 6.9
Cõy ht Coen
River
10.2 8.5 30.3
7.2
Cõy ht CTG 9.1 7.7 23.9
5.7
F <.001 <.001 <.001
LSD


0.9
1.0 11.5

Trong các dòng Keo lá trm đợc chọn từ xuất xứ Coen River tại Ba Vì thì các dòng 25, 28,
83, 84 v 85. Những dòng ny có thể có ký hiệu l BVlt25, BVlt28, BVlt83, BVlt84 v
BVlt85 l những dòng có sinh trởng nhanh trong khảo nghiệm dòng vô tính đời thứ hai tại
Đông H v Ba Vì v đã đợc Hội đồng khoa học chuyên ngnh của Bộ NN&PTNT xét
năm 2005 v đề nghị công nhận l giống tiến bộ kỹ thuật

Nm 1999, do yờu cu ly t lm khu cụng nghip cỏc kho nghim hu th Keo lỏ trm
v Keo tai tng Bỡnh Dng b yờu cu phi cht b. Nhm mc tiờu gi li nhng
ngun gen tt, trung tõm nghiờn cu ging cõy rng phi hp vi Trung tõm KHSX lõm
nghip ụng nam b v s h tr kinh phớ ca d ỏn ACIAR v thun húa cỏc loi cay
ca c ó tin hnh chn lc 150 cõy tri tt nht trong vn ging ca tng loi (50 gia
ỡnh, 3 cõy tt nht/gia ỡnh). Cỏc cõy tri sau ú c dn dũng bng phuwong phỏp
giõm hom, v tin hnh xõy dng kho nghim dũng vụ tớnh ti 3 a im i din cho 3
min bc, trung v nam (bng 10).

Cỏc kho nghim dũng vụ tớnh c xõy dng nhm xỏc nh cỏc dũng vụ tớnh cú trin
vng phc v cho trng rng, ng thi cú th chuyn húa thnh vn ging vụ tớnh bng
cỏch ta b cỏc gia ỡnh kộm v li 20 - 30 dũng vụ tớnh.



22
Bảng 10. Details of clonal tests of Keo lá tràm and Keo tai tượng

Địa điểm

Ba Vì Đồng Hới Bầu Bàng

Tỉnh
Hà Tây Quảng Bình Bình Dương
Vĩ độ 21
0
07'N 17
0
28'N 11
0
32'N
Kinh độ 105
0
26'E 106
0
59'E 105
0
56'E
Độ cao 60 40 50
Đất đai Đất ferralitic nâu vàng Đất ferralitic nâu
vàng
Đất cát trên phù sa cổ
Tổng lượng mưa 1680 2370 1817
Nhiệt độ trung bình (
0
C) 23.2 24.8 26.2
Thời gian trồng 8/2002 11/2002 8/2001
Phân bón/cây 3kg phân chuồng +
0.2kg NPK
3kg phân chuồng +
0.2kg NPK
0.5kg phân vi sinh +

0.2 kg NPK
Thiết kế
• Lặp 5 5 8
• Cây/ô 2 2 2
• Mật độ 3 m x 3m 3 m x 3m 4 m x 2m
Số dòng
• Keo lá tràm 102 114 120
• Keo tai tượng 100 100


23


Hình 5. Khảo nghiệm dòng vô tính Keo lá tràm tại Bầu Bàng, 4.5 tuổi

5.3 Phát triển các dòng vô tính Keo lai

Quá trình phát triển các dòng keo lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm có năng suất cao
đã đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển rừng trồng ở Việt nam. Quá trình nghiên cứu
và bộ giống keo lai đầu tiên đã được Lê Đình Khả (2001) công bố. Cho đến năm 2004 đã
có hơn 130000 ha keo lai được trồng tại Việt Nam (van Bueren 2005).

Một số thành tựu và ghi nhận trong quá trình phát triển keo lai ở Việt nam:

• Không phải tất cả các cây lai đều có thể phù hợp cho trồng rừng, do đó một chương
trình khảo nghiệm quy mô đã được tiến hành nhằm xác định các dòng dễ nhân
giống bằng hom, sinh trưởng tốt, có hình dạng thân đẹp, có khả năng chống chịu
sâu bệnh hại. Chỉ có những dòng đã qua khảo nghiệm mới được đưa vào trồng rừng
sản xuất.


• Các dòng keo lai tốt nhất đã chứng tỏ sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với các loài keo
bố mẹ tai rất nhiều các khảo nghiệm trên các vùng sinh thái ở Việt nam (Lê Đình
Khả 2001).


24
• Trên các lập địa tốt ở miền trung và miền nam, trong điều kiện thâm canh cao năng
suất cua r rừng trồng keo lai trong luân kỳ 5 - 7 năm có thể đạt lượng tăng trưởng
35-40 m
3
/ha/năm (Bảng 11). Thậm chí trên các lập địa đất đồi trọc thoái hóa mạnh
như ở Ba Vì lượng tăng trưởng của keo lai vẫn có thể đạt 15 m
3
/ha/năm trong khi
keo tai tượng chỉ đạt 9 m
3
/ha/năm (Đoàn Ngọc Dao, 2003). Tuy nhiên, các ghi
nhận này chỉ yếu được đánh gái trên các ô nhỏ, keo lai đồng thời cũng có sự đồng
nhất về sinh trưởng tốt hơn keo bố mẹ (Bảng 11).

• Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tiến hành xác định các dòng tốt nhất cho
khảo nghiệm trên diện rộng. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, 5 dòng keo lai có
sinh trưởng tốt nhất BV10, BV16, BV29, BV32 and BV33 đã được lựa chọn, và
cho trồng thử trên diện rộng trên các vùng sinh thái từ năm 1996.

• Các dòng vô tính có thể phân biệt sử dụng kỹ thuật di truyền phân tử

• Keo lai bắt buộc phải sử dụng dòng vô tính, cây hạt keo lai có sự phân hóa rất lớn
về sinh trưởng do đó không được sử dụng trong trồng rừng (Lê Đình Khả 2001).


• Các dòng vô tính có thể được lưu trữ bằng nuôi cấy mô để giữ được khả năng nhân
giống và chất lượng cây giống, các vườn vật liệu phải sử dụng cây mô. Hầu hết cây
giống cho trồng rừng được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, sử dụng thuôc
kích thích ra rễ do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng sản xuất có thể đạt tỷ lệ ra
rễ đến 80%.

• Tại nhiều tỉnh công nghệ giâm hom đã được ứng dụng rộng rãi để nhân giống keo
lai cho sản xuất có gía thành thấp và công nghệ nhân giống đơn giản, một số vườn
ươm ở tỉnh Quảng Bình có thể sản xuất hàng triệu cây hom một năm, với giá thành
khoảng US$0.03/cây.

• Bên cạnh các dòng keo lai đã được công nhận, một số cơ sở nghiên cứu đang tiếp
tục tiến hành nghiên cứu tạo thêm các giống keo lai mới cho sản xuất, bên cạnh đó
nghiên cứu lai tạo giống keo lai mới cũng đang được tiến hành, qua đó sẽ làm đa
dạng háo nguồn giống keo lai cho sản xuất, nâng cao tính bền vững cho rừng trồng.

25

×