Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: Hạch toán tài sản cố định hữu hình
tại Công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Họ tên sinh viên : Phan Thúy An
Lớp : Kế toán K8
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Lời
Hà Nội, tháng 5/2009
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết
định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối
với doanh nghiệp, TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và
tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công
nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất
kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học trở
thành lực lượng sản xuất kỹ thuật trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để
tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp Nhà nước,
mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ, nhất là TSCĐHH đối với quá
trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những
kế hoạch biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động. Vấn đề sử
dụng TSCĐHH sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận
mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Công ty quản
lý đường sắt Hà Hải là nơi mà TSCĐHH được sử dụng rất phong phú, nhiều
chủng loại. Vì những lý do nêu trên, em đã chọn đề tại: “Hạch toán Tài sản
cố định hữu hình tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải”.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung báo cáo chuyên đề được trình bày
theo 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty
Chương II: Thực trạng hạch toán Tài sản cố định hữu hình
Chương III: Phương hướng hoàn thiện Tài sản cố định hữu hình
Website: Email : Tel : 0918.775.368
i
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Trong hoạt động giao thông vận tải có các ngành: Hàng Không, Hàng Hải,
Đường Bộ, Đường Sắt… Trong đó đường sắt đóng một vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế- xã hội, nó được coi là xương sống của hệ thống vận
tải của đất nước. Bởi vì nó đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt trong công tác
vận tải trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong hòa bình, xây dựng
đất nước.
Các trang thiết bị động lực chủ yếu là các đầu máy, toa xe, cầu, đường và các
trang thiết bị khác để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển.
Công ty quản lý đường sắt Hà Hải tiền thân của nó là một đoạn công vụ thuộc
Tổng cục đường sắt và được thành lập tháng 8 năm 1954 với 250 lao động và
trang thiết bị thô sơ, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ duy tu sửa chữa bảo dưỡng
đường sắt khu vực Hà Nội.
Đất nước hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 bắt đầu việc khai thông đường sắt
Bắc- Nam thì lúc này Tổng cục Đường sắt quyết định thay đổi tên từ đoạn
công vụ vận chuyển thành đoạn cầu đường Hà Hải.
Năm 1979 theo quyết định của ngành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nên Tổng cục
Đường sắt đã cắt giảm một số khối lượng (km đường sắt) để chuyển giao cho
khu đoạn Thái Nguyên.
Năm 1985 theo quyết định của Tổng cục Đường sắt thì đoạn cầu đường Hà
Nội sát nhập với Xí nghiệp quản lý cầu Long Biên và giải thể Xí nghiệp cầu
Long Biên, lúc này đoạn cầu đường Hà Hải đổi tên thành Xí nghiệp cầu
đường Hà Hải.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đến năm 1988 do ngành Đường sắt thay đổi cơ cấu tổ chức nên Xí nghiệp cầu
đường Hà Hải lại đổi tên thành Xí nghiệp quản lý Đường sắt Hà Hải (quản lý
đường sắt từ Hà Nội đến Hải Phòng).
Theo quyết định số 866/1998/TCCB-LĐ ngày 17/4/1998 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp quản
lý đường sắt Hà Hải nay là Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải.
Như vậy về tổ chức của công ty có sự lớn mạnh và hoàn thiện không ngừng
để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành Đường sắt.
Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải thuộc Tổng cục Đường sắt nay thuộc liên
hiệp Đường sắt Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Thành lập từ năm
1954 trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước và sự trưởng thành của bản
thân, công ty quản lý Đường sắt Hà Hải đã phục vụ và khai thác hàng năm
được một số lượng hành khách và hàng hóa rất lớn, nhằm đảm bảo cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Đến nay tổng số cán bộ công nhân của công ty là 1083 người, với một số
lượng công nhân viên như vậy cùng với trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng
nâng cao, nhu cầu giao lưu trong nước cũng như Quốc tế, công ty quản lý
Đường sắt Hà Hải phải luôn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm
vụ sản xuất và kinh doanh vận tải mà cấp trên giao cho.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng số 1.1: Một số chỉ tiêu phát triển của công ty trong những năm qua
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua biểu số 1 ta thấy:
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh qua các năm 2007 so với
năm 2006 giảm. Lý do năm 2006 đạt giá trị tổng sản lượng cao là qua khai
thác sử dụng đã nhiều năm hiện trạng đường sắt công ty quản lý có chất lượng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
I
1
2
II
III
IV
V
VI
VII
Gía trị tổng sản lượng
Sửa chữa thường xuyên
Tự kinh doanh
- Đại tu, XDCB nhỏ
- Ngoài ngành
Tổng chi phí
Lợi nhuận thực hiện
Các khoản nộp NS
- Thuế doanh thu
Trích nộp các quỹ
- Qũy phát triển sản xuất
- Qũy dự phòng tài chính
- Qũy k.thưởng phúc lợi
Tổng số lao động
Thu nhập bình quân
Trong đó lương b.quân
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Người
đ/tháng
19.295
12.905
6.390
5.779
611
19.045
250
120
120
130
78
8
44
854
1.050.000
1.020.000
12.979
11.345
1.643
1.082
552
12.844
135
32
32
103
62
5
36
878
1.600.00
0
1.570.00
0
16.286
13.853
2.433
1.226
1.207
16.136
150
36
36
114
68
6
42
1.083
1.820.000
1.800.000
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giảm sút và đã xảy ra một số vụ trục trặc kỹ thuật như trật bánh, thiếu thốn
phụ kiện, tà vẹt, ray (do hỏng không có thay thế).
Để đảm bảo khai thác vận tải được tốt, qua điều tra cụ thể và được cấp trên
đồng ý, công ty đã được cấp kinh phí để đại tu một số tuyến đường nhờ đó giá
trị tổng sản lượng được nâng cao.
Do vậy năm 2007 trạng thái đường mới được đại tu đã tạm thời ổn định, chi
phí sửa chữa giảm.
Năm 2008 do nhu cầu vận tải lớn cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước,
số lượng hàng hóa, hành khách tăng nhanh dẫn tới hệ số thông qua các ga của
các đoàn tàu tăng nhanh, tốc độ bình quân của tầu hỏa tăng không ngừng để
đáp ứng cho nhu cầu và xu hướng chung của khách hàng đối với ngành. Vì
vậy ngành đường sắt đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Trong đó công
ty quản lý Đường sắt Hà Hải đã được quan tâm đầu tư về kinh phí sửa chữa
thường xuyên.
Nhận xét tình hình thực hiện với kế hoạch:
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, không phụ thuộc vào nguồn kinh phí cấp
trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chủ để có thể giải quyết công việc kinh
doanh được tốt.
Về lợi nhuận: Do đặc điểm của công ty là một đơn vị hưởng ngân sách Nhà
nước cấp. Từ khâu điều tra lập kế hoạch đến khâu nghiệm thu sản phẩm đều
có sự giám sát, theo dõi của Kho bạc Nhà nước về phân ban cơ sở hạ tầng
Liên hợp vận tải Đường sắt khu vực I, do vậy phần lớn giá trị tổng sản lượng
đó là hạng mục sửa chữa thường xuyên Đường sắt không có lợi nhuận. Chỉ có
một tỷ lệ nhỏ như: Đai tu, xây dựng cơ bản nhỏ, ngoài ngành là có chút ít lợi
nhuận, phần này không đáng kể.
Mức độ tăng lương bình quân trong 3 năm chỉ đảm bảo giá trị đồng lương
theo hệ số trượt giá trên thị trường. Mức lương này so với các ngành khác
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đang còn thấp chưa đảm bảo được mức sinh hoạt và đời sống của công nhân
viên với giá cả thị trường.
1.2 Tổ chức bộ máy công ty
1.2.1 Hình thức quản lý, cơ cấu tổ chức:
Công ty quản lý đường sắt Hà Hải với tổng số 1083 cán bộ công nhân viên.
Ngoài bộ phận quản lý còn lại được phân bố đều trên tổng số 20 cung đường
nằm dọc theo các tuyến đường sắt:
- 4 đội cầu, một xưởng cơ khí, 1 tổ máy, 1 tổ may, 1 tổ gỗ, 1 cung kiến
khúc và một tổ bảo vệ cầu Long Biên. Ngoài ra còn có 4 cung chắn làm
nhiệm vụ gác chắn đường ngang.
- Bộ máy quản lý của công ty bao gồm 7 phòng ban chuyên môn dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc
phụ trách chung và 3 phó giám đốc.
+ Phó giám đốc kỹ thuật đường, gác chắn.
+ Phó giám đốc kỹ thuật cầu.
+ Phó giám đốc tổng hợp.
1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng nhiệm vụ cụ thể dựa trên
các quy định của cấp trên và của Ban giám đốc ban hành. Đặc biệt trong công
tác tổ chức, quản lý, sản xuất của công ty thì mối quan hệ của các phòng là
hết sức mật thiết và quan trọng, đảm bảo công tác chỉ đạo sản xuất kịp thời
thông suốt, đáp ứng yêu cầu của công tác sản xuất kinh doanh.
• Phòng kế hoạch vật tư:
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản
xuất của công ty:
+ Kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính
+ Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khi kế hoạch đã được cấp trên duyệt, phòng kế hoạch vật tư phải lập kế hoạch
tác nghiệp cho các đơn vị, nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch chung của
công ty.
Phòng kế hoạch vật tư còn có nhiệm vụ tính toán, cân đối mua sắm vật tư,
trang thiết bị, lên phương án vận chuyển, chuyển đổi và cấp phát kịp thời
đồng bộ cho các đơn vị thi công, phục vụ kịp thời cho công tác duy tu sửa
chữa được đảm bảo về chất lượng và tiến độ thi công.
• Phòng kỹ thuật:
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác kỹ thuật, tổ chức các đoàn nghiệm
thu kiểm tra. Xây dựng các phương án, sửa chữa các điểm suy yếu có thể mất
an toàn thiết kế và chỉ đạo thi công giám sát công tác duy tu, sửa chữa thường
xuyên toàn bộ khối lượng công ty quản lý.
• Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính, báo cáo và theo dõi tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chạy vốn và cung cấp vốn kịp thời cho
các đơn vị thi công, theo dõi, cấp phát tiền lương và các khoản thu nhập cho
cán bộ công nhân viên.
• Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức nhân lực sản xuất công tác
cán bộ, công tác cán bộ, công tác quản lý chế độ tiền lương, đào tạo giáo dục,
an toàn lao động, chế độ chính sách của người lao dộng.
• Phòng bảo vệ:
Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác nội chính, đối nội, đối ngoại chi xí
nghiệp, quản lý và theo dõi trang thiết bị văn phòng trong công ty, quản lý
nhà và đất trong toàn công ty. Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quân
sự bảo vệ. Ký kết hợp đồng về công tác bảo vệ vật tư, thiết bị đường sắt.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Phòng y tế:
Than mưu cho Ban giám đốc về công tác y tế, sinh đẻ có kế hoạch, phòng
chống các tệ nạn xã hội, có biện pháp ngăn ngừa phòng các bệnh dịch, giới
thiệu bệnh nhân lên bệnh viện cấp trên, xác nhận chế độ ốm đau cho người
lao động. Kiểm tra đôn đốc cán bộ công nhân viên về việc ăn, ở, giữ vệ sinh
môi trường.
1.2.3 Sơ đồ cơ cấu quản lý
Sơ đồ 1.3: Tổ chức quản lý công ty quản lý đường sắt Hà Hải
1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức sản xuất
a. Địa bàn, mặt bằng sản xuất, vị trí của công ty:
Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải đóng tại thị trấn Gia Lâm thuộc quận Long
Biên_ Hà Nội. Trên mặt bằng 4270m2 nhà làm việc các phòng ban, nhà kho.
Nhiệm vụ chính của công ty là thực hiện nhiệm vụ duy tu sửa chữa bảo quản
đường sắt khu vực công ty quản lý.
Tên công ty: Công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Điện thoại: 0438.730.146
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giám đốc
Phòng giám đốc kỹ
thuật cầu
Phòng giám đốc kỹ
thuật đường
Phòng giám đốc
tổng hợp
Phòng
KT
Phòng
KH
Phòng
VT- TB
Phòng
TCKT
Phòng
TCCB-
LĐ
Phòng Y
tế
Phòng
Bảo vệ
Phòng Hành
chính tổng
hợp
Các đơn vị
trực thuộc
công ty
Phòng Quản
lý chắn đường
ngang
Đội tuần
tra GT
đường sắt
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Đặc điểm tình hình sản xuất:
- Công tác quản lý về cầu đường tương đối phức tạp, tuyến đường sắt nằm
trên hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Mật độ dân cư đông đúc ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác duy tu sửa chữa cũng như công tác bảo đảm
an toàn giao thông hai bên đường sắt và các điểm đường ngang (giao cắt với
đường bộ).
Công ty quản lý khu vực đường sắt có mật độ vận tải cao. Hiện nay tuyến
đường Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày có 8 chuyến đi về (4 đôi
tàu)
Hà Nội- Vinh: hàng ngày có 3 đôi tàu đi về.
Hà Nội- Thanh Hóa: hàng ngày có 1 đôi tàu đi về.
Hà Nội- Đà Nẵng: có 1 đôi tàu đi về
Hà Nội- Yên Bái: có 1 đôi tàu đi về.
Ngoài tàu khách còn có 14 chuyến tàu hàng chạy trên tuyến:
Tuyến Hà Nội- Hải Phòng, một ngày có 7 đôi tàu khách nhanh, 1 đôi
tàu chợ và 5 đôi tàu hàng.
Tuyến Hà Nội- Lạng Sơn, một ngày có 3 đôi tàu khách và 12 chuyến
tàu hàng.
Ngoài ra trong 1 tuần có 2 chuyến tàu liên vận Quốc tế.
Tuyến Hà Nội- Thái Nguyên một ngày có 3 đôi tàu khách và 12 đôi tàu
hàng.
- Về trang thiết bị gồm nhiều chủng loại:
+ Đường :
Ray P43, Tà vẹt bê tông K1.
Ray P43, tà vẹt bê tông K2 và K2A
Ray P43, tà vẹt gỗ.
Một số đường lồng, ghi lồng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Cầu:
Một số cầu lớn hư hại nhiều do bị đánh phá trong chiến tranh (cầu Long Biên,
cầu Phú Lương) hướng đường có mật độ xe cộ đi lại nhiều, các cầu đều nằm
trên quốc lộ giao thông quan trọng chịu khối lượng chuyên chở hành khách và
hàng hóa rất lớn của đường sắt cũng như đường bộ như cầu Phú Lương, cầu
đường, cầu Tam Bạc…
Trong phạm vi quản lý của công ty có nhiều chân hàng quan trọng như ga Hà
Nội, ga Giáp Báp, ga Hải Phòng, ga Yên Viên, cảng Hải Phòng, cảng Vật
Cách, Nhà máy xi măng Hải Phòng, xăng dầu Thượng Lý, xăng Đức Giang…
Từ đặc điểm và tình hình như vậy đòi hỏi công ty quản lý đường sắt Hà Hải
phải có một bộ máy chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải của ngành, hoàn
thành kế hoạch hàng năm được xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực
I giao, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và giảm chi phí sản xuất của
công ty, giảm giá thành sản phẩm.
Đồng thời với việc tăng nhanh về vận tải, vấn đề duy tu sửa chữa đường sắt
càng phải được quan tâm và phải bảo đảm tuyệt đối an toàn chạy tàu đem lại
tín nhiệm cho ngành. Chính vì điều đó đã có tác động qua lại giữa khối lượng
sửa chữa đường sắt và tiền lương, các khoản thu nhập của cán bộ công nhân
viên của công ty.
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: theo hình thức tập trung
- Đặc điểm: Toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được
thực hiện tập trung ở phòng kế toán còn các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ
thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo
nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin.
- Ưu điểm: Bộ máy kế toán gọn nhẹ. Thống nhất được sự chỉ đạo tập trung về
Website: Email : Tel : 0918.775.368
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp vụ kế toán, về hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin
nhanh trong bộ phận kế toán.
- Nhược điểm: Nếu chưa sử dụng phương tiện xử lý thông tin hiện đại mà địa
bàn hoạt động rộng sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo.
1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của các kế toán
- Kế toán trưởng:
+ Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, phù hợp với quy mô
phát triển của công ty và theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
+ Phân công lao động kế toán hợp lý, hướng dẫn toàn bộ công việc trong
phòng kế toán, đảm bảo cho từng bộ phận kế toán, từng nhân viên kế toán
phát huy được khả năng chuyên môn, tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận kế toán có liên quan, góp phần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của
kế toán cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tổ chức kiểm kê định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn, xác định giá trị tài sản theo
mặt bằng thị trường.
+ Chịu trách nhiệm lập và nộp đúng hạn báo cáo quyết toán thống kê với chất
lượng cao. Tổ chức bảo quản, giữ tài liệu chứng từ, giữ bí mật các số liệu
thuộc quy định Nhà nước.
- Kế toán vốn bằng tiền:
+ Theo dõi và hạch toán các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
+ In trực tiếp chứng từ thu chi theo mẫu từ chương trình. In sổ quỹ tiền mặt,
tiền gửi, chứng từ phát sinh, các bảng kê, nhật ký chứng từ, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
- Kế toán công nợ:
+ Theo dõi và hạch toán các khoản công nợ phải thu, phải trả, khoản tạm ứng.
+ Theo dõi được hạn mức công nợ, tuổi nợ chi tiết cho từng khách hàng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ In ấn bảng thông báo nợ, chứng từ chưa thanh toán dứt điểm, sổ chi tiết và
tổng hợp công nợ, bảng kê đối chiếu công nợ...
- Kế toán tài sản cố định:
+ Quản lý tài sản cố định và tăng giảm theo nhiều hình thức.
+ Quản lý theo từng đối tượng sử dụng, loại tài sản, nguồn vốn.
+ Tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng
+ In trực tiếp thẻ theo dõi tài sản cố định, báo cáo theo nhiều hình thức như
đơn vị sử dụng, loại tài sản, nguồn vốn, in khấu hao cơ bản, kiểm kê tài sản,
thuyết minh tăng giảm.
- Kế toán vật tư và tồn kho:
+ Theo dõi và hạch toán các chứng từ nhập kho, xuất kho, chuyển kho nội bộ
và kiểm kê đánh giá tồn kho.
+ Tính giá tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Theo dõi được lượng hàng hóa tồn kho vượt mức tối đa, và nhỏ hơn mức tối
thiểu cho từng mặt hàng.
+ Thống kê nhập xuất tồn kho tức thì. Lập các báo cáo chi tiết chứng từ nhập
xuất kho, thẻ kho, tồn kho theo từng kho hay toàn công ty, theo từng tài
khoản, mã hàng.
- Kế toán thuế:
+ Theo dõi và hạch toán thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
+ Lập các bảng kê thuế, tờ khai thuế, quyết toán thuế và báo cáo tình hình
thực hiện ngân sách với Nhà Nước.
- Kế toán chi phí và giá thành:
+ Theo dõi và hạch toán các khoản chi phí theo từng sản phẩm dịch vụ, công
trình chi tiết đến từng yếu tố chi phí.
+ Phân bổ chi phí mềm dẻo và theo nhiều tiêu thức.
+ Theo dõi và hạch toán các khoản chi phí phân bổ dần.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Lập các báo giá thành, tính chi phí cho từng sản phẩm dịch vụ hoàn thành,
dở dang và tự động cập nhật giá vốn hàng bán.
- Kế toán tổng hợp:
+ Lập các bút toán kết chuyển tự động như: kết chuyển chi phí, kết chuyển
doanh thu, kết chuyển lãi, lỗ, kết chuyển chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.
+ In ấn sổ cái chi tiết, tổng hợp, cân đối số phát sinh, nhật ký chứng từ.
+ Báo cáo cân đối tài khoản, cân đối kế toán và các báo cáo tài chính. Cho
phép thiết lập công thức tính toán động khi in các báo cáo tài chính.
+ Công cụ khóa sổ cuối kỳ, chuyển số dư, theo dõi và duyệt chứng từ.
1.4.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Ghi chú:
Quan hệ chuyên môn nghiệp vụ
Quan hệ chỉ đạo
1.5 Tổ chức công tác kế toán
1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng theo QĐ15/2006-BTC
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp KH đường thẳng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kế toán trưởng
KT
vốn
bằng
tiền
KT
công
nợ
KT
TS
CĐ
KT
vật
tư
KT
thuế
KT
tổng
hợp
KT
CP
&
GT
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: PP bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá
trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị hàng tồn
kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Ưu điểm là giá hàng xuất kho, hàng
tồn kho phản ánh phù hợp. Nhưng trong điều kiện công ty phát sinh nhiều
nghiệp vụ nhập, xuất thì công việc tính giá hàng xuất kho phải tiến hành
thường xuyên, dẫn đến phức tạp.
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình
hình nhập- xuất- tồn vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Cuối kỳ, căn cứ vào số
liệu kiểm kê thực tế so sánh, đối chiếu với số liệu trên sổ sách. Tìm các
nguyên nhân chênh lệch và các giải pháp kịp thời. Ưu điểm là xác định được
giá trị vật tư hàng hóa ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán, tuy nhiên rất
phức tạp, công việc hạch toán nhiều.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.5.2 Vận dụng chế độ kế toán
1.5.2.1 Vận dụng chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng
từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày
31/5/2004 của Chính phủ.
- Tất cả chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều
phải tập trung vào bộ phận kế toán công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra các
chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của
chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
1.5.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán gồm 9 loại trong bảng danh mục hệ thống tài
khoản kế toán doanh nghiệp (loại 1 đến loại 9 thực hiện theo phương pháp ghi
Website: Email : Tel : 0918.775.368
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kép) và 1 loại ngoài bảng (loại 0 thực hiện theo phương pháp ghi đơn).
Loại 1,2: Nhóm Tài khoản Tài sản.
Loại 3,4: Nhóm Tài khoản Nguồn vốn.
Loại 5,6,7,8,9: Nhóm Tài khoản trung gian.
Loại 0: Có số dư cuối kỳ ghi ngoài bảng cân đối kế toán.
Công ty mở chi tiết Tài khoản cho từng đơn vị trực thuộc, từng khách hàng,
từng nhà cung cấp, điều đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng và khoa học.
1.5.2.3 Vận dụng sổ sách kế toán
Công ty thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định
số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định.
Công ty ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ 2.2.2.3: Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số
liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên
quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang
tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong
các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các
Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết
thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số
liệu vào Nhật ký – Chứng từ.
- Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ , kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký –
Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng các sổ hoặc
thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng
tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng
từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
1.5.2.4 Vận dụng các báo cáo kế toán
- Các báo cáo tài chính: Công ty lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương
lịch.
+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Website: Email : Tel : 0918.775.368
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
- Các báo cáo nội bộ: bao gồm báo cáo doanh thu, chi phí, công nợ… báo cáo
định kỳ, báo cáo bất thường. Báo cáo này được lập ra để phục vụ cho yêu cầu
quản trị của công ty ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo kế toán quản trị không
bắt buộc phải công khai.
+ Báo cáo doanh thu:
Tuần báo cáo (thời kỳ báo cáo)
Số lượng, đơn giá, thành tiền
Chi tiết nhóm hàng: chi tiết theo nhóm hàng, chi tiết theo khu vực
Tổng cộng số tiền
+ Báo cáo công nợ:
Công nợ phải thu đầu kỳ
Trong tuần thu được bao nhiêu
Khách hàng nợ thêm trong tuần bao nhiêu
Công nợ cuối kỳ còn bao nhiêu.
+ Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh:
Dự toán sản xuất
Dự toán tiêu thụ
Dự toán hàng tồn kho
Dự toán chi phí
Dự toán tiền
Dự toán kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐHH
Website: Email : Tel : 0918.775.368
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá TSCĐHH
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐHH
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:
- Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có
thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh
doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).
Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa
được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh
doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua
nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành…)
hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài
sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ.
- Đặc điểm của TSCĐ:
Tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều
niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm
làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị của TSCĐ
giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng
trên 1 năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên 1
năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp
vào tài sản lưu động. Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, một tài sản
được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên
10 triệu đồng.
- TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ
thuê tài chính, đầu tư tài chính dài hạn, TSCĐ dở dang.
2.1.1.2 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
- Khái niệm TSCĐHH: (Chuẩn mực kế toán VN số 03- TSCĐ hữu hình)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ.
- Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
+ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do
các tài sản này mang lại.
+ Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định.
2.1.2 Phân loại và tính giá TSCĐHH tại công ty
2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH:
Theo Thông báo số 1457/TB-TC của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Tài
sản của công ty được phân thành 2 nhóm.
Nhóm 1: bao gồm những TSCĐ thuộc Ngân sách Nhà nước cấp, công ty theo
dõi hao mòn vô hình.
Nhóm 2: Những TSCĐ khác không thuộc NSNN, công ty theo dõi và trích
khấu hao.
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như nhà
cửa, vật kiến trúc, cầu cống… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất
kinh doanh.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Là các phương tiện dùng để vận chuyển
như ôtô, xe tải, đường ống.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý
như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hòa.
- Tài sản cố định khác: Bao gồm các TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh
vào các loại nói trên.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2.2 Tính giá TSCĐHH
- Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐHH, công ty tiến hành đánh giá
TSCĐHH ngay khi đưa vào sử dụng. Tùy từng loại TSCĐHH mà công ty có
cách thức đánh giá khác nhau.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được
chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản
thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận
chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về
sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí trực tiếp
khác.
+ TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu:
Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương
thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các
chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
+ TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được
thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh
theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả
chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh
toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn
hóa) theo quy định của Chuẩn mực “chi phí đi vay”.
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài
sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc
giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc
tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
- TSCĐ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng
hay phương pháp tuyến tính. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng
năm là bằng nhau và được xác định như sau:
M
KH
= NG/ T
sd
Trong đó:
M
KH
: Mức khấu hao hàng năm
NG: Nguyên giá TSCĐ
T
sd
: Thời gian sử dụng ước tính
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Mức khấu hao được phân
bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định. Tuy nhiên,
phương pháp này không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài sản cố định hữu
hình trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thích hợp đối với công
ty có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐHH lớn, chủng loại phức tạp. Vì nếu
áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượng tính toán nhiều, gây khó
khăn cho công tác quản lý của công ty.
2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐHH
2.2.1 Chứng từ sử dụng:
Bộ sổ kế toán của công ty bao gồm các chứng từ kế toán sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐHH: Biên bản này xác nhận việc giao nhận
TSCĐHH. Sau khi hoàn thành việc mua sắm, được cấp phát, viện trợ, nhận
góp vốn liên doanh và TSCĐHH thuê ngoài. Biên bản này do 2 bên giao nhận
lập 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
- Biên bản thanh lý TSCĐHH (Mẫu số 03) do ban thanh lý lập để ghi sổ kế
toán.
- Biên bản giao nhận TSCĐHH sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 04): căn
cứ để ghi vào chi phí sửa chữa.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Biên bản đánh giá lại TSCĐHH: Biên bản này xác định giá trị hao mòn, giá
trị còn lại sau khi đánh giá lại và xác định mới số liệu trên sổ sách kế toán để
xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại tăng hay giảm. Biên bản
này do hội đồng đánh giá lại lập.
2.2.2 Sổ sách chi tiết sử dụng:
- Đánh số hiệu cho TSCĐHH, lập thẻ TSCĐHH hoặc vào sổ chi tiết
TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản.
Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐHH. Thẻ này
nhằm mục đích theo dõi chi tiết từng loại tài sản của công ty, tình hình thay
đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản. Thẻ do
kế toán TSCĐHH lập, kế toán trưởng ký xác nhận và được lưu giữ ở phòng
kế toán trong suốt quá trình sử dụng.
- Ngoài ra còn dùng các sổ hạch toán chi tiết như: Sổ chi tiết TSCĐHH, bảng
tổng hợp chi tiết TSCĐHH.
Sổ chi tiết TSCĐHH: mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở theo dõi một
loại TSCĐHH. Sổ chi tiết này là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải
cung cấp được các thông tin cho người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu
hao một năm, số khấu hao TSCĐHH tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐHH,
lý do ghi giảm TSCĐHH. Song song với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến
hành tổng hợp TSCĐHH để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động
quản lý TSCĐHH và tính thống nhất trong hạch toán.
• Mua TSCĐHH để phục vụ sản xuất kinh doanh, biên bản được lập chi
tiết như sau:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY QLĐS HÀ HẢI
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên bản giao nhận TSCĐ
Ngày 15/12/2008
Số: 14
Nợ: TK 211
Có: TK 112
Căn cứ hợp đồng kinh tế số 11, ngày 16/05/2007 về việc bàn giao TSCĐ hữu
hình: Máy khoan ray
Bên nhận TSCĐ gồm:
Ông: Nguyễn Văn Thìn. Chức vụ: Giám đốc Cty quản lý đường sắt Hà Hải
Ông: Bùi Văn Tiến. Chức vụ: Trưởng phòng Vật tư- Thiết bị
Bên giao TSCĐ gồm:
Ông: Đặng Mạnh Sức. Chức vụ: Giám đốc Công ty XNK cung ứng vật tư
thiết bị đường sắt.
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Tên TSCĐ: Máy khoan ray. Số hiệu TSCĐ: KR-05
Nước sản xuất: Pháp Năm sản xuất: 2004
Số lượng: 01 cái. Chất lượng: Hoạt động tốt
Gía trị TSCĐ: 63.900.000 đồng.
Giám đốc bên nhận Kế toán trưởng bên nhận Người nhận Người giao
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
Biên bản này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Khi bộ phận sử dụng gửi lên cho bộ phận kế toán Biên bản giao nhận TSCĐ
thì bộ phận kế toán căn cứ vào chứng từ để lập Thẻ tài sản cố định.
HÓA ĐƠN (GTGT)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Liên 2 (Giao khách hàng)
Ngày 17 tháng 12 năm 2008
Đơn vị bán hàng : Công ty XNK cung ứng vật tư thiết bị đường sắt
Địa chỉ: 132 Lê Duẩn – Hà Nội Số tài khoản: 0123654951
Điện thoại: 043.8224943 Mã số thuế: 0789513570
______________________________________________________________
Họ tên người mua: Bùi Văn Tiến
Đơn vị : Công ty quản lý đường sắt Hà Hải Mã khách hàng: HH
Địa chỉ: Phường Gia Thụy, Long Biên – Hà Nội Số tài khoản: 150161495
Hình thức thanh toán : Bằng TGNH Mã số thuế: 0100769656
STT Tên hàng hoá,dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy khoan ray Cái 1 63.900.00
0
63.900.000
Cộng tiền hàng 63.900.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 6.390.000
Tổng cộng thanh toán: 70.290.000
Số tiền bằng chữ: Bẩy mươi triệu hai trăm chín mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)
Công ty mua TSCĐHH về chưa sử dụng ngay mà phải qua lắp đặt, trước khi
vào sổ kế toán, bộ phận sử dụng phải tập hợp chứng từ cho các khoản chi phí
đầu tư: Thuế trước bạ, chi phí chạy thử… Căn cứ vào các chứng từ liên quan,
bộ phận kế toán lập Biên bản quyết toán.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
23