Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 61 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ HƯNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Cẩn
MSSV : 13120080
Lớp : Kế toán tổng hợp 13A.04
Hệ : Liên thông chính quy
Khóa : 13A
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Quang Chung
HÀ NỘI - 2014
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biêu
Danh mục sơ đồ
LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ HƯNG 3
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Vũ Hưng 3
1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu 3
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Vũ Hưng 4
1.1.3. Quy trình, cách thức mã hoá NVL tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng
5
1.1.4. Đánh giá nguyên vật liệu tại 6
1.1.4.1 Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho 7


1.1.4.2. Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho 7
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng 8
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật
liệu 8
1.2.2. Phương thức sử dụng nguyên vật liệu 9
1.2.3. Hệ thống kho chứa đựng nguyên vật liệu 10
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ HƯNG 13
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
2
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vũ
Hưng 13
2.1.1. Trình tự luân chuyển chứng từ 13
2.1.1.1 Quy trình phản ánh nghiệp vụ nhập nguyên vật
liệu 13
2.1.1.2. Quy trình phản ánh nghiệp vụ xuất nguyên vật
liệu 18
2.1.2.Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vũ
Hưng 21
2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng 28
2.2.1. Kế toán các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu 28
2.2.2. Kế toán các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu 30
2.2.3. Công tác kế toán nguyên vật liệu thừa trong kiểm kê 31
2.2.4. Kế toán chi tiết các khoản công nợ phải trả người bán tại Công ty Cổ
phần Vũ Hưng 31
2.2.5- Sổ sách kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng 34
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ HƯNG 38

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ
phần Vũ Hưng 38
3.1.1. Ưu điểm 38
3.1.2. Nhược điểm 41
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
3
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cổ
phần Vũ Hưng 42
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Giải thích
1 C.ty Công ty
2 DN Doanh nghiệp
3 ĐVT Đơn vị tính
4 KCN Khu công nghiệp
5 NVL Nguyên vật liệu
6 SL Số lượng
7 ST Số tiền
8 STT Số thứ tự
9 TK Tài khoản
10 TNHH Trách nhiệm Hữu hạn
11 VL Vật liệu
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
4
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng, biểu Trang
1 Bảng 1.1 – Danh mục vật tư 6

2 Biểu 2.1 – Hoá đơn 15
3 Biểu 2.2 – Biên bản kiểm nghiệm 16
4 Biểu 2.3 - Phiếu nhập kho 17
5 Biểu: 2.4- Phiếu đề nghị cấp vật tư 19
6 Biểu: 2.5- Phiếu xuất kho 20
7 Biểu: 2.6- Thẻ kho 22
8 Biểu: 2.7- Thẻ kho 23
9 Biểu: 2.8- Sổ chi tiết nguyên vật liệu 25
10 Biểu: 2.9- Sổ chi tiết nguyên vật liệu 26
11 Biểu: 2.10- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn 27
12 Biểu: 2.11- Sổ chi tiết thanh toán với người bán 32
13 Biểu: 2.12- Bảng tổng hợp công nợ phải trả 33
14 Biểu: 2.13- Sổ nhật ký chung 35
15 Biểu: 2.14- Sổ cái TK 152 36
16 Biểu: 2.15- Sổ cái TK331 37
17 Bảng 3.1- Sổ danh điểm vật liệu 48
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
5
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1
Sơ đồ 2.1: Thủ tục nhập kho tại Công ty Cổ
phần Vũ Hưng
14
2
Sơ đồ 2.2: Thủ tục xuất kho tại Công ty Cổ
phần Vũ Hưng
18
3

Sơ đồ 2.3: Qui trình ghi sổ kế toán chi tiết tại
Công ty Cổ phần Vũ Hưng
21
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
6
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
7
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
của kinh tế nước ta ngày càng được đẩy nhanh và mạnh thể hiện qua các văn
bản cao cấp như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Cơ chế ưu đãi thuế hội
nhập của các nước Asean, Hiệp định thương mại Việt - Đức
Trong xu thế hội nhập đó, hai yếu tố nổi bật và quan trọng nhất là hợp
tác chặt chẽ và cạnh tranh quyết liệt. Bị cuốn trong vòng xoáy đó, các doanh
nghiệp phải củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán,
quy trình sản xuất để có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị
trường .
Đảm bảo cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng và giá bán sản phẩm trên
thị trường, doanh nghiệp cần phải thực hiện và quản lý tốt việc sản xuất từ
khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn. Để thực hiện tốt
công tác quản lý đó Lãnh đạo doanh nghiệp cần có thông tin kế toán kịp thời,
chính xác để đưa ra được sự đánh giá, hiệu chỉnh và quyết định đúng đắn
nhằm hạ giá thành sản phẩm và chất lượng vẫn đảm bảo tốt nhất. Một trong
những thông tin kế toán quan trọng gắn liền với việc hạ giá thành sản phẩm
đó là thông tin về kế toán nguyên vật liệu vì nguyên vật liệu thường chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu
tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của

mình.
Nội dung đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của em gồm 3 Chương:
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
1
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
- Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty
Cổ phần Vũ Hưng.
- Chương 2: Thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại công tu Cổ phần
Vũ Hưng.
- Chương 3: Hoàn thiện Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần
Vũ Hưng.
Chuyên đề này được hoàn thành là trải qua quá trình học tập, tiếp thu
kiến thức trên ghế nhà trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và quá trình tìm
hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ phòng Kế toán - Tài
chính cũng như Ban giám đốc Công ty Cổ phần Vũ Hưng đã tạo điều kiện,
giúp đỡ và chỉ bảo trong thời gian tìm hiểu tại Công ty. Em cũng xin trân
thành cảm ơn Thạc sỹ Trần Quang Chung đã hướng dẫn tận tuỵ chỉ bảo em
trong quá trình viết và hoàn tất chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Cẩn
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
2
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ HƯNG
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Vũ Hưng
1.1.1- Đặc điểm nguyên vật liệu

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là Công ty chuyên
sản xuất đồ may mặc sẵn phục vụ trong và ngoài nước, chủng loại sản phẩm
rất phong phú và đa dạng, nhiều mẫu mã và kích cỡ nên Công ty phải sử dụng
nhiều loại vật liệu khác nhau như: các loại vải; các phụ kiện khác như: các
loại chỉ, khuy, khoá, cúc, móc, băng gai, chun, mex; nhiên liệu các loại như:
điện, xăng, dầu máy để sản xuất các loại sản phẩm có quy cách mẫu mã khác
nhau.
Hiện nay, các loại vật liệu dùng cho công nghệ may của Công ty đều có
sẵn trên thị trường, giá cả ít biến động. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để
xí nghiệp đỡ phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu ở trong kho.
Công ty Cổ phần Vũ Hưng có đặc điểm là tìm thị trường tiêu thụ trước
(khách hàng) rồi mới tiến hành khai thác nguyên vật liệu để tiến hành sản
xuất. Làm như thế để đảm bảo cung cấp đầy đủ vật liệu cho sản xuất, vừa
tránh tình trạng mua nhiều làm ứ đọng trong kho, gây thiệt hại đến giá trị sản
phẩm khi sản xuất ra và tránh được tình trạng thiếu vật liệu gây gián đoạn cho
quá trình sản xuất, đồng thời gây ứ đọng vốn lưu động làm cho sản xuất kinh
doanh kém hiệu quả.
Đối với vật liệu chính là vải nhiều khi là do khách hàng cung cấp hoặc
Công ty phải tự tìm mua tuỳ theo yêu cầu của đối tác đặt hàng. Việc lựa chọn
số lượng và chất lượng nguyên vật liệu được căn cứ vào định mức tiêu hao và
tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép do bộ phận kỹ thuật lập cho mỗi đơn đặt hàng.
Việc tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm cần chú trọng
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
3
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
đến việc cung ứng vật liệu đầu vào. Việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
đòi hỏi phải đúng tiến độ, chủng loại, đúng khối lượng và chất lượng đảm bảo
cho sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng vẫn còn nguyên giá trị như thiết
kế.
Do đặc thù của nguyên vật liệu dễ bị ẩm mốc, ố, bục mủn nên đòi hỏi

Công ty phải có kho hàng đủ tiêu chuẩn quy định để việc bảo quản vật tư
đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản
phẩm.
1.1. 2- Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Vũ Hưng
Trong Công ty vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau về
công dụng, tính năng lý hoá, phẩm cấp chất lượng. Mặt khác, nguyên vật liệu
lại thường xuyên biến động, do đó để quản lý và hạch toán được nguyên vật
liệu cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Trên cơ sở kết quả phân loại,
tuỳ thuộc vào công dụng, tính năng, vai trò, tác dụng của từng thứ, từng loại
vật liệu mà có biện pháp quản lý hạch toán cho phù hợp.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng
của từng thứ vật liệu trong sản xuất kinh doanh, vật liệu tại Công ty Cổ phần
Vũ Hưng chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính, gồm: như vải dệt kim, vải kẻ karo, vải sẹc, vải
voan ren, vải thô gai, số lượng các loại vải nhiều, mỗi loại có màu sắc kích cỡ
khác nhau.
- Vật liệu phụ, gồm: chỉ, khóa, ken, mex, vải lót, cúc các loại.
- Phụ tùng thay thế, gồm: các loại phụ tùng chi tiết để thay thế sửa chữa
máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như: Dây cua roa máy khâu,
kim máy khâu, dầu tra máy.
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
4
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
- Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất ra sản
phẩm như các loại vải vụn.
Như vậy, việc phân loại nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Vũ Hưng
nói chung là phù hợp với đặc điểm và vai trò và tác dụng của mỗi thứ trong
sản xuất kinh doanh, giúp cho nhà quản lý được dễ dàng hơn. Dựa trên cơ sở
phân loại này giúp Công ty theo dõi được số lượng từng loại vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, từ đó đề ra phương thức quản lý phù hợp.

1.1. 3- Quy trình, cách thức mã hoá Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần
Vũ Hưng
Do đặc điểm, đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên danh mục
nguyên vật liệu của công ty là khá nhiều do vậy việc mã hoá vật liệu là một
yếu tố tất yếu trong việc quản lý vật liệu.
Tại Công ty cổ phần Vũ Hưng ngay từ khi thiết kế phần mềm kế toán
thì bộ phận kế toán đã xây dựng danh mục vật liệu khá đầy đủ và rõ ràng.
Danh mục vật liệu tại công ty được mã hoá theo chữ cái đầu và ký hiệu
của vật liệu đó và tập hợp trên kho NVL, ví dụ:
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
5
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Bảng 1.1 – Danh mục vật tư
TT Tên vật liệu Mã hoá vật liệu Tên kho TK kho
1 Chỉ may CH_M1 NVL 152
2 Chỉ thêu BO_T3 NVL 152
3 Cúc áo CU_A2 NVL 152
4 Mex giấy ME_G2 NVL 152
5 Mex vải ME_V4 NVL 152
6 Vải dệt kim VA_DK NVL 152
7 Vải sẹc VA_SE NVL 152
8 Vải thô gai VA_TG NVL 152
9 Vải voan ren VA_VR NVL 152

(Danh mục vật tư Công ty cổ phần Vũ Hưng tại ngày 31/12/2013)
Đối với những vật liệu được nhập mua mới mà chưa có trong danh mục
vật liệu thì kế toán NVL tiến hành lập mã vật tư cho vật liệu mới đó và việc
theo dõi, quản lý được thực hiện như các vật liệu đã có từ trước đó.
1.1.4- Đánh giá nguyên vật liệu
Tại Công ty cổ phần Vũ Hưng kế toán sử dụng giá thực tế của vật liệu

để hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu.
1.1.4.1- Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
Giá thực tế mua ngoài nhập kho là phải đánh giá giá mua trên hoá đơn
và chi phí vận chuyển bốc dỡ (không bao gồm cả thuế giá trị gia tăng).
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
6
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thì giá thực tế nhập kho bằng giá
tiền phải trả cho bên bán cộng thuế nhập khẩu cộng lệ phí thanh toán cộng chi
phí vận chuyển mà chi phí đó được theo dõi riêng và được tính hết vào sổ
nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng.
VD: Theo hoá đơn số 0085817 ngày 02/05/2013 công ty nhập mua
ngoài của công ty TNHH Jeesung Vina 2.350 mét vải kẻ caro giá 26.600
đồng /mét và 2000 mét vải dệt kim giá 25.000 đồng/mét, chi phí vận chuyển
do bên bán chịu.
Như vậy
Trị giá thực tế của vải kẻ caro nhập kho = 26.600 x 2.350=62.510.000
Trị giá thực tế của vải dệt kim nhập kho = 25.000 x 2.000=50.000.000
1.1.4.2- Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:
Tại Công ty cổ phần Vũ Hưng, đối với nguyên vật liệu xuất dùng Công
ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân theo công thức:
Giá thực tế từng loại
xuất kho
=
Số lượng từng loại
xuất kho
* Giá đơn vị bình quân
Trong đó: Giá đơn vị bình quân tính theo giá đơn vị bình quân cả kỳ dự
trữ, Kỳ tính giá được tính theo tháng
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Tài liệu về vải kẻ caro trong tháng 05/2013 tại Công ty.
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
Giá thực
tế vật liệu
nhập kho
=
Giá mua ghi
trên hoá
đơn (không
VAT )
+
Chi phí thu
mua
+
Thuế nhập
khẩu (nếu
có)
-
Các khoản
giảm trừ
(nếu có )
7
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
( Xem Sổ chi tiết vật liệu vải kẻ caro biểu 2.8).
Đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ
=
Trị giá thực tế tồn
kho đầu kỳ
+

Trị giá thực tế hàng
nhập trong kỳ
Số lượng thực tế
tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng thực tế hàng
nhập kho trong kỳ
26.553 đồng = 26.420.000 + 132.101.200
1.000 + 4.970
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ
Giá trị vải kẻ caro xuất dùng:
- Ngày 10/05/2013: 1.350 * 26.553 = 35.846.550 đồng.
- Ngày 16/05/2013: 2.740 * 26.553 = 72.755.220 đồng.
Tổng giá trị xuất dùng trong kỳ: 108.601.770 đồng.
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty cổ phần Vũ Hưng
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm của công ty đa dạng,
gồm nhiều loại, mặt khác lại được nhập từ nhiều nguồn khác nhau cả trong
nước lẫn ngoài nước:
NVL chính – vải: chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, một
số ít được nhập từ trong nước.
NVL phụ – chỉ, khóa, ken, mex, vải lót, cúc các loại, nhiên liệu và phụ
tùng được mua chủ yếu từ nguồn trong nước.
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
8
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Do tính chất nguyên vật liệu của công ty nhiều về số lượng, đa dạng về
chủng loại nên công ty rất chú trọng tới việc quản lý nguyên vật liệu. Toàn bộ
nguyên vật liệu nhập mua trong nước công ty đều thu mua theo phương thức
hàng giao tại kho của công ty, đối với nguyên vật liệu nhập khẩu công ty uỷ

thác cho một đơn vị thứ ba thực hiện việc nhập mua các mặt hàng này, đơn vị
uỷ thác này có trách nhiệm với lô hàng về tận kho công ty. Chính sách thu
mua này giúp cho công tác quản lý rất thuận tiện và tránh được thất thoát.
Căn cứ vào tình hình sản xuất của công ty theo từng đơn đặt hàng, từng
kế hoạch sản xuất theo mùa vụ phòng kinh doanh lập kế hoạch cung ứng vật
liệu cho sản xuất và cân đối việc thu mua.
1.2.2. Phương thức sử dụng nguyên vật liệu.
Việc sử dụng nguyên vật liệu được căn cứ vào định mức sản xuất cho
từng sản phẩm. Định mức được xây dựng phù hợp với đặc điểm, quy cách
phẩm chất của sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, không ngừng
phấn đấu giảm lượng nguyên vật liệu tiêu dùng trên cơ sở vẫn đảm bảo chất
lượng sản phẩm đã quy định.
Trên cơ sở định mức sản xuất sản phẩm và kế hoạch sản xuất, Phòng
kinh doanh lập kế hoạch nhu cầu vật tư bằng Lệnh sản xuất và giao cho các
bộ phận liên quan để lĩnh vật tư cho sản xuất.
Mỗi tổ sản xuất đều có một nhân viên phụ trách việc cung ứng vật tư
cho tổ mình. Căn cứ vào lệnh sản xuất và Phiếu xin lĩnh vật tư, nhân viên
cung ứng vật tư tới kho để lĩnh vật tư và mang về tổ sản xuất cấp phát cho
công nhân sản xuất. Cuối ngày hoặc cuối đợt sản xuất của mỗi lô hàng, nhân
viên này có trách nhiệm tập hợp, kiểm kê nguyên vật liệu thừa và giao thủ
kho nhập lại kho.
1.2.3. Hệ thống kho chứa đựng nguyên vật liệu.
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
9
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Để đảm bảo cho việc bảo quản NVL được thuận lợi thì công ty có hệ
thống kho tàng như sau:
 Kho nguyên vật liệu: đây là kho tổng hợp, là nơi cung cấp toàn bộ NVL
chính cho sản xuất.
 Kho vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng: là nơi chứa vật liệu phụ của

công ty nhưng do tính chất lý hóa và yêu cầu bảo quản riêng nên được
để sang một kho riêng biệt.
Do tính chất của các nguyên vật liệu của công ty như trên nên các kho
đều được xây dựng kiên cố và được trang bị các thiết bị cần thiết cho việc bảo
quản. Do đó mà vật tư luôn được bảo quản với chất lượng tốt. Nền kho đều
được xây cao hơn mặt sân bên ngoài 15cm, các nguyên vật liệu không đặt
trực tiếp xuống nền nhà mà đều được xếp lần lượt, riêng biệt trên một lớp kệ
bằng nhựa dầy 20cm để hạn chế độ ẩm của nền nhà kho nên thuận lợi cho quá
trình bảo quản và quản lý nguyên vật liệu.
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng
Đối với công tác thu mua và xây dựng định mức thì căn cứ vào tình
hình sản xuất của công ty theo mùa vụ và theo từng đơn đặt hàng, Phòng kinh
doanh lập kế hoạch cung ứng vật liệu cho sản xuất, cân đối việc thu mua, tìm
hiểu chất lượng của NVL sao cho phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, đồng
thời lập định mức dự trữ tối thiểu, tối đa.
Công tác quản lý nguyên vật liệu luôn được công ty trú trọng.
Ban giám đốc công ty thường xuyên đi kiểm tra hệ thống lưu trữ tại các
kho và bộ phận sản xuất để đôn đốc nhắc nhở kịp thời các bộ phận trong việc
bảo quản và sử dụng. Khi phát hiện những trường hợp vi phạm quy định trong
việc bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu Ban giám đốc có chế tài xử phạt đúng
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
10
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
đắn nhằm nâng cao ý thức cho người lao động đồng thời là nâng cao hiệu quả
sản xuất.
Việc tổ chức bảo quản kho nguyên vật liệu của công ty tuân theo quy
định trong quy chế hoạt động quản lý kho chung đó là sắp xếp khoa học
nguyên vật liệu theo ngăn, theo thứ tự, đảm bảo cách mặt đất và vách tường
để chống ẩm thấp. Người chịu trách nhiệm bảo quản và sắp xếp nhập kho
nguyên vật liệu là thủ kho và hai nhân viên phụ trách. Thủ kho chính có

nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất vật tư khi có yêu cầu. Các nhân viên tại
kho có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ sự biến động của vật tư để kế toán xác định
được đúng và chính xác sự tiêu hao NVL vào chi phí sản xuất.
Theo định kỳ thủ kho và các nhân viên phải sắp xếp lại nguyên vật liệu
để phát hiện các trường hợp nguyên vật liệu có được bảo quản tốt hay không.
Công ty có một Ban kiểm nghiệm vật tư thực hiện việc kiểm kê vật tư
sau mỗi quý để xác định mức độ tiêu hao, hao hụt so với thực tế một cách kịp
thời để tìm ra nguyên nhân (nếu có sự hao hụt) và có hướng xử lý phù hợp
đồng thời ban kiểm nghiệm vật tư cũng làm công việc kiểm nghiệm chất
lượng vật tư nhập vào.
Cuối mỗi năm, công ty tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho.
Công tác kiểm kê do Ban kiểm nghiệm vật tư, phòng kinh doanh, phòng kế
toán và thủ kho kết hợp tiến hành. Mục đích của việc kiểm kê là xác định
chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu hiện có, phát hiện kịp thời và xử
lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng mất mát, ứ đọng, kém phẩm chất trên cơ
sở đó đề cao trách nhiệm của thủ kho và cán bộ sử dụng, từng bước chấn
chỉnh và đưa vào nề nếp công tác quản lý nguyên vật liệu.
Đối với nguyên vật liệu khi xuất dùng, thủ kho căn cứ trên phiếu xin
lĩnh vật tư của bộ phận sản xuất và phải có đầy đủ chữ ký phê duyệt của
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
11
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
phòng kinh doanh khi đó thủ kho mới xuất vật tư, đảm bảo vật tư xuất ra đúng
mục đích.
Đối với nguyên vật liệu xuất bán hoặc phế liệu thanh lý, thủ kho đều
phải căn cứ vào hoá đơn bán hàng và phiếu xuất kho do phòng kinh doanh
chuyển xuống có chữ ký phê duyệt của phòng kinh doanh thì mới xuất kho.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ HƯNG
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Vũ Hưng

2.1.1. Trình tự luân chuyển chứng từ
2.1.1.1- Quy trình phản ánh nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu:
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
12
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Bước 1: Căn cứ vào hoá đơn hoặc giấy báo nhận hàng, người bán cùng
với bộ phận kế toán và bộ phận kho tiến hành kiểm tra hàng hoá lập biên bản
kiểm tra thành 02 bản. 01 bản giao cho người bán và 01 lưu tại Phòng kế toán
của Công ty;
Bước 2: Sau khi kiểm tra hàng hoá xong, thì tiến hành nhập kho. Kế
toán lập căn cứ vào biên bản kiểm tra và chứng từ gốc (hoá đơn hoặc giấy báo
nhận hàng của người bán) kế toán tiến hành nhập kho hàng hoá và lập 03 liên
phiếu nhập (Mẫu số: 01 - VT). Liên 1 lưu tại quyển gốc, liên 2 giao cho người
bán, liên 3 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và chuyển cho Phòng kế toán để
ghi vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu và phản ảnh vào sổ tổng hợp
Bước 3: Sau khi nhập kho và lập phiếu nhập xong, thủ kho căn cứ vào
phiếu nhập kho và phản ánh vào thẻ kho và kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết
nguyên vật liệu.
Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu gồm có các chứng từ sau:
+ Hoá đơn mua hàng (hoặc giấy báo nhận hàng).
+ Biên bản kiểm nhận vật tư.
+ Phiếu nhập kho.
Sơ đồ 2.1: Thủ tục nhập kho tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
13
Nguyên vật
liệu
Biên bản kiểm
nhận
Phiếu nhập

Thẻ kho
Sổ chi tiết
nguyên vật liệu
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Để hiểu rõ hơn thủ tục nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Vũ Hưng ta có thể xem ví dụ về thủ tục nhập và các chứng từ nhập kho vật
liệu mua của Công ty TNHH Jeesung Vina trong tháng 05/2013 như sau:
Biểu: 2.1 – Hoá đơn
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 02 tháng 05 năm 2013
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
NX/2010B
0085817
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Jeesung Vina
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
14
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Địa chỉ: KCN Khắc Niệm - Tp. Bắc Ninh - Bắc Ninh
Số tài khoản
Điện thoại: Mã số thuế:
2300311522
Đơn vị mua hàng: Công ty Cổ phần Vũ Hưng
Địa chỉ: xã Thanh Khương - Thuận Thành - Bắc Ninh
Số tài khoản
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế:
2300377508
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn
vị

tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Vải kẻ caro Mét 2.350
26.600 62.510.000
2 Vải dệt kim Mét 2.000
25.000 50.000.000
Cộng tiền hàng
112.510.000
Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT
11.251.000
Tổng cộng tiền thanh toán
123.761.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm hai mươi ba triệu bảy trăm sáu mươi mốt
nghìn đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận, hoá đơn)
Biểu: 2.2- Biên bản kiểm nghiệm
Đơn vị: Công ty Cổ phần Vũ Hưng
Bộ phận:
Mẫu số: 03-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Ngày 02 tháng 05 năm 2013

- Căn cứ Hoá đơn số 0085817 ngày 02/05/2013 của Công ty TNHH Jeesung Vina
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
15
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
- Ban kiểm nghiệm gồm:
+ Bà: Nguyễn Hải Hà Dung Chức vụ: Kế toán Đại diện: Phòng kế toán (Trưởng ban)
+ Bà: Nguyễn Thị Mừng Chức vụ: Thủ kho Đại diện: Bộ phận Kho
+ Bà: Tạ Thị Hạnh Chức vụ: Kỹ thuật Đại diện: Kỹ thuật của C.ty Jeesung
Vina
Đã kiểm nghiệm các loại:
STT
Tên, nhãn hiệu,
quy cách vật tư,
công cụ, sản
phẩm, hàng hoá

số
Phương
thức
kiểm
nghiệm
Đơn
vị
tính
Số
lượng
theo
chứng
từ
Kế quả kiểm nghiệm

Ghi
chú
Số lượng
đúng quy
cách,
phẩm chất
Số lượng
không
đúng quy
cách,
phẩm chất
A B C D E 1 2 3 F
1
Vải kẻ caro Đo mét Mét
2.350 2.350
2 Vải dệt kim Đo mét Mét 2.000 2.000
Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: Hàng đủ điều kiện nhập kho, với số lượng
theo hoá đơn
Đại diện kỹ thuật
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trưởng ban
(Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu: 2.3- Phiếu nhập kho
Đơn vị: Công ty Cổ phần Vũ Hưng
Bộ phận:
Mẫu số: 01-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Số: 352
PHIẾU NHẬP KHO Nợ: 152
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
16
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Ngày 02 tháng 05 năm 2013 Có: 331
- Họ và tên người giao: Tạ Thị Hanh
- Theo Hoá đơn số 0085817 ngày 02/05/2013 của Công ty TNHH Jeesung Vina
- Nhập tại kho: Nhà máy Địa điểm: Cụm công nghiệp Thanh Khương
STT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách vật tư, công cụ,

số
Đơn
vị
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng từ
Thực
nhập
A B C D 2 3 F
1 Vải kẻ caro Mét 2.350 2.350 26.600 62.510.000
2 Vải dệt kim Mét 2.000 2.000 25.000 50.000.000
Cộng 112.510.000
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm mười hai triệu năm trăm mười nghìn đồng
- S ch ng t g c kèm theo: 02 ch ng t (hoá n v biên b n ki mố ứ ừ ố ứ ừ đơ à ả ể
nghi m)ệ
Người lập phiếu

(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Ngày 02 tháng 05 năm 2013
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.1.1.2- Quy trình phản ánh nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của công ty được xuất dùng cho sản xuất quần áo là
chủ yếu, nhưng cũng có một số ít được xuất dùng cho chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí sản xuất chung.
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
17
Trường ĐH KTQD Báo cáo chuyên đề thực tập
Khi các phân xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng vật tư, tại các phân
xưởng lập phiếu yêu cầu xuất vật tư với Phòng kế toán, sau khi đã được duyệt
Phòng kế toán lập phiếu xuất kho thành 04 liên. Liên 1 lưu tại quyển gốc, liên
2 Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi
vào sổ kế toán, liên 3 giao cho bộ phận sử dụng vật tư để ghi sổ theo dõi.
Tại kho: thủ kho kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ xuất vật
tư. Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho tiến hành xuất ghi số thực xuất của vật
tư vào thẻ kho và chuyển lại phiếu xuất kho cho Phòng kế toán để vào Sổ chi
tiết nguyên vật liệu.
Sơ đồ 2.2: Thủ tục xuất kho tại Công ty Cổ phần Vũ Hưng
Để hiểu rõ hơn thủ tục xuất kho nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần
Vũ Hưng ta có thể xem ví dụ về thủ tục xuất và các chứng từ xuất kho nguyên
vật liệu trong tháng 05/2013 như sau:
Biểu: 2.4- Phiếu đề nghị cấp vật tư
Đơn vị: Công ty Cổ phần Vũ Hưng

Bộ phận: Tổ Cắt
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SV: Nguyễn Văn Cẩn Lớp: KT13A.04
18
Phiếu đề nghị
xuất vật tư
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Sổ chi tiết
nguyên vật liệu

×