Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh yếu khối lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.23 KB, 41 trang )

RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH YẾU LỚP 3
Rèn kĩ năng viết chính tả
cho học sinh yếu khối lớp 3
*************
A-/ Phần mở đầu :
I-/ Bối cảnh của đề tài :
- Nói chung từ một tác phẩm văn học hoành tráng cho đến một tác
phẩm tầm thường , bao giờ trong đó cũng chứa đựng một điểm chính làm
cốt lõi là lỗi chính tả
- Mặc khác phân môn chính tả là một trong những phân môn Tiếng
Việt ở tiểu học, dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả,phát triển
năng lực sử dụng kĩ năng viết vào hoạt động giao tiếp.
- Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác(các hình nét)ghi lại tiếng
nói.
- Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của con người.Trẻ em đến
tuổi đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ.
- Ở giai đoạn đầu (bậc tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực
tiếng nói mẹ đẻ.Từ đó bắt đấu dạy cho các em học chữ.Muốn đọc thông
viết thạo trẻ phải được học chính tả.
- Qua đó đề tài chính là nơi mà bản thân muốn gởi gắm tâm tư ,
cảm xúc tới người xem . Tùy rung động , tùy xu hướng , tùy lúc , tùy nơi
mà bản thân của mỗi người sẽ đưa những suy nghĩ vào một đề tài thích
hợp cho mỗi bài viết của mình .
II-/ Lý do chon đề tài :
Qua 2 năm giảng dạy ở khối lớp 3, bản thân nhận thấy học sinh
còn viết sai nhiều lỗi chính tả nhất là ở những em học yếu từ đầu năm
học, thậm chí còn có cả ở học sinh khá , giỏi . Ở năm học vừa qua từ
những đức kết kinh nghiệm của bản thân phần nào khắc phục những khó
khăn ấy đến cuối năm những học sinh yếu không còn tình trạng viết sai
chính tả nữa đạt từ mức chuẩn kiến thức trở lên , học sinh khá giỏi đều
đạt điểm 10. trong năm học này tôi đã thực hiện từ đầu năm học hiệu quả


một cách đáng kể . Nên tôi quyết định chọn đề tài: Rèn kĩ năng viết chính
tả cho học sinh lớp yếu .
III-/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

1.Phạm vi nghiên cứu:Từ những đúc kết kinh nghiệm của bản thân về :
-Rèn cho học sinh, học yếu viết đúng phân môm chính tả ở khối lớp
3 nói riêng và ở tiểu học nói chung .
2 .Đối tượng nghiên cứu:
-Học sinh lớp ba Trường tiểu học Phú Hiệp Năm học 2010 –
2011và 2011-2012
IV-/ Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
- Một là khắc phục được nhanh chống những lỗi sai của học sinh khi viết
chính tả .
- Giúp học sinh ham thích học môn chính tả để đạt được điểm cao .
- Phần nào tránh mất thời gian của tiết học .
- Giúp giáo viên thoải mái về tâm lý trong giảng dạy …
B-/ Phần nội dung :
I-/Cơ sở lí luận :
Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học
tiếng Việt .Chính tả là phân môn có tính chất công cụ,tính chất thực hành
làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của tiếng Việt.Cùng với
phân môn tập Viết , chính Tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng
tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp
.Mục đích của dạy chính tả là rèn luyện khả năng “đọc thông ,viết
thạo”,chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngôn ngữ.
Khi tập nói và đi học trẻ em mới sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức
nói.Hệ thống ngữ âm hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp của tiếng
mẹ đẻ được hình thành ở trẻ em Việt Nam một cách tự nhiên, tự phát và
vô thức , thông qua dạng thức nói.
Bước vào bậc tiểu học, trẻ em mới bắt đầu học chữ tiếp xúc với dạng

viết của ngôn ngữ .Để nắm chắc dạng thức viết (biết viết ,biết đọc chữ
viết)trẻ em phải học chữ,viết chữ và học chính tả.
Hệ thống chữ viết và hệ thống qui tắt chính tả được hình thành ở trẻ
em qua con đường học vấn một cách tự giác và có ý thức .
Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ em sẽ có một bước
phát triển nhảy vọt ; từ tư duy cụ thể trực quan và cảm tính , trẻ em tiến
đến tư duy khái quát từu tượng và lí tính , hoạt động ngôn ngữ của trẻ em
phát triển , khả năng và lĩnh vực giao tiếp mở rộng .
Hệ thống chữ viết và hệ thống chính tả đối với học sinh cấp tiểu học
là tri thức mới mẽ . Nắm bắt được nội dung kí hiệu của hệ thống chữ viết ,
học sinh có phương tiện tiếp thu , lĩnh hội tri thức khoa học tự nhiên và xã
hội , hình thành những phẩm chất có văn hóa .
Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em , tức
là trên cơ sở trình độ trẻ em nắm và sử dụng dạng thức nói (hệ thống ngữ
âm và các hệ thống bộ phận cấu thành ngôn ngữ ).Ở độ tuổi khác nhau
nguồn gốc dân tộc và địa bàn cư trú khác nhau,với những ảnh hưởng tiếp
xúc văn hóa trong các cộng đồng có nét riêng ,trình độ nắm và sử dụng
dạng thức nói của học sinh ở từng lớp và từng cấp tiểu học không đồng
đều .Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạy chính tả đề ra phải sát hợp với
từng đối tượng .
II-/Thực trạng của vấn đề :
Thực trạng là ở học sinh tiểu học các em viết chính tả còn sai rất
nhiều , có phải là do ở tiểu học việc nhận dạng chữ viết của cá em còn
gặp khó khăn hay do các em chưa đọc thông thạo chữ . Để giúp các em
nắm vững một số qui tắc chính tả , từ đó các em viết không còn sai như
trước .
III-/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề :
Mặc dù các em đã đọc thông viết thạo nhưng các em chưa nắm
được những qui tắc thì việc viết chính tả của các em còn gặp khó khăn rất
nhiều.Dưới đây là những nguyên tắc dạy chính tả:

1. Nguyên tắc dạy chính tả gắn với việc phát triển tư duy:
Phát triển tư duy cho học sinh gắn với sự hướng dẫn của giáo
viên trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo kết quả việc tiếp thu và vận
dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn . Khi phân tích luyện tập , sửa chữa
hoặc cung cấp kiến thức mới cần tiến hành theo một số thao tác tư duy để
kích thích hứng thú tìm hiểu , giúp học sinh nắm chắc các hiện tượng và
tìm ra cách giải quyết đúng đắn các hiện tượng đó.Tránh áp đặt máy móc
những qui tắt mà học sinh chưa được gợi mở suy nghĩ để thực hiện một
cách tự giác.Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt
học sinh chiếm lĩnh các qui tắt chính tả và ghi nhớ áp dụng vào việc viết
văn bản bằng thao tác hệ thống tư duy hợp lí. Qua đó giáo viên cần phải
nắm vững các quy tắc chính tả ,ví dụ :
* Quy tắc ghi phụ âm đầu :
a) Quy tắc viết k,c,q :
/k/ được ghi bằng ba hình thức khác nhau nhưng phổ biến nhất là bằng
chữ cái c , ngoại trừu một số trường hợp sau đây :
- Trước nguyên âm i , e, ê , ví dụ : kỉ niệm , thước kẻ , truyện kể , kiên cố ,
ngày kia…
- Trước âm đệm u được ghi bằng q : ví dụ : quả , quan , quên , quy
b) Quy tắc viết g , gh :
- Trước các nguyên âm i , e , ê và iê , phụ âm ( gờ ) ghi bằng gh , ví dụ :
ghi , ghế , ghé …
- phụ âm ghi bằng g trong các trường hợp còn lại
c) Quy tắc viết ng, ngh
- Trước các nguyên âm i , e , ê và iê ,( phụ âm ng ) ghi bằng ngh ví dụ :
nghĩ , nghỉ , nghe , nghệ nghiêng.
- Ghi bằng ng trong các truờng hợp còn lại …
* Quy tắc viết d , g , gi : trong trường hợp này ta cần nhớ nghĩa và cách
viết tương ứng . Trong trường hợp còn lại cần phải tra cứu tự điển chính
tả :

a) Những từ có phụ âm đầu phân vân giữa d hay gi :
- nếu thấy có biến thể tr thì ta viết là gi .
- nếu thấy có biến thể nh thì ta viết là d .
Ví dụ : giả / trả , giai / trai , giao / trao ,…
Dàu / nhàu , dòm / nhòm , dện , nhện …
- Đại bộ phận khác , muốn xác định viết đúng phải dựa vào sự đối lập về
nghĩa
Ví dụ :
Gia : có nghĩa là tăng thêm ( gia hạn , tăng gia , gia vị ,…)
Gia : nhà ( gia đình , gia trưởng , gia tài …)
Da : lớp da bọc ngoài thân thể người và vật ( da dẻ ,da thịt , da trời ,…)
*Quy tắc viết âm dệm u , o :
- u viết sau chữ q : quang , quân…như đã nêu trên .
- u trước các nguyên âm â , ê , y , yê , ya: phụ huynh , hoa huệ , dấu
huyền , trời khuya, uyên ương ,…
- o trước các nguyên âm a, ă ,e : khoa , khoan , khoăn , khoe ,…
* Quy tắc viết một số nguyên âm làm âm chính :
- Nguyên âm a , ă khi đứng trước y và u , nód được viết là a . Ví dụ : đỏ
au , tay chân , ( so sánh với : ao làng , ai oán ) .
- Quy tắc viết nguyên âm đôi : iê , uô , ươ :
ie , ye ,ia , ya
- Viết ie liền sau âm đầu trước âm cuối : ví dụ : chiến công , tiên tiến ,…
- Viết ye sau âm đệm , mở đầu tiếng , trước âm cuối : tuyên truyền ,
thuyền quyên , niêm yết ,…
- Viết ia sau phụ âm đầu không có âm cuối : chia phần , tứ phía , cây
mía ,…
Viết ya sau âm đệm , không có âm cuối : trời khuya ,…
- ua , uô :
- Viết ua khi không có âm cuối : : của cải , mua chuộc ,…
- Viết uô khi có âm cuối : suối tiên , muôn trùng ,…

- Viết ưa , ươ :
- Viết ưa khi không có âm cuối : lưa thưa , mưa móc ,…
- Viết ươ khi có âm cuối : yêu nước , thương nòi ,…
- Quy tắc viết nguyên âm i , có thể được viết bằng i , y :
- Viết i sau âm đầu : bình minh , bi quan , …
- Viết y sau âm đệm : quy hoạch , bi luỵ , luỹ hoa ,…
- Khi nguyên âm i đứng một mình thì i đối với từ thuần việt ỉ eo , ì ạch ; viết
y đối với từ gốc Hán : y tá ,ý kiến ,…
* Ngoài ra còn có một số quy tắc ghi thanh điệu ; quy tắc viết hoa theo
Quyết định số 07 /2003 /QĐ – BGD& ĐT ngày 13/3/ 2003 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Ví dụ : tên người và tên địa danh
Hồ Chí Minh , Trần Hưng Đạo ,… Phú Tân , An Giang ,…
2. Phương pháp chữa các lối chính tả thông thường :
Trong thự tế , lỗi chính tả rất đa dạng . Để khắc phục lỗi chính tả ,
tập phát âm đúng . Phát âm đúng được hiểu là phát âm theo chuẩn . Có
phát âm đúng thì mới viết đúng . Vì chính tả tiếng Việt là chính tả ghi âm .
Tuy nhiên , đây là yêu cầu rất khó thực hiện do cách phát âm của mỗi em
học sinh . Các em có luyện tập trước và cố nhớ từng chữ một . Nhiều
trường hợp chính tả khó quy về quy tắc mẹo . Bởi vậy , cách tốt nhất là
phải kiên trì , nhẫn nại học và nhớ từng trường hợp .
Sau đây , bản thân chỉ đề cập đến một số lỗi chính tả tiêu biểu để có thể
sửa sai cho các em . Chia làm ba loại : Các lỗi về dấu thanh , các lỗi về
vần và các lỗi về phụ âm đầu

Ngoài ra, muốn viết đúng chính tả các em còn phải nắm
vững cấu tạo của âm tiết . Âm tiết trong tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh
có tổ chức chặt chẽ được biểu thị sơ đồ sau:
Thanh
Âm đầu

Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
- Vần là một khối rất chặt.
- Thanh phủ trùm lên đầu các phần âm đầu và vần.
- Thanh và vần kết hợp rất chặt chẽ. Ví dụ chỉ có âm chính
thôi cũng thành tiếng được, như ô (dù) - gồm có: Âm chính + thanh ngang.
Từ những lý do trên bản thân tôi thấy học sinh lớp 3 ở lớp
mình thường mắc những lỗi chính tả như sau:
2 . .Mô tả lỗi sai:
2.1/ Sai âm đầu:
Tr – ch : Thống kê 22 bài của học sinh thấy có 05 em -
chiếm 23 % viết sai tr thành ch.
Ví dụ như em Thuỳ Dương lớp 3B viết bài tập 2a trang 56
SGK TV3 tập1 :
“Mình chòn , mũi nhọn.
Trẳng phải bò châu .
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn .”
* Trong trường hợp này giáo viên phải nắm chắc để hướng dẫn học
sinh :
SKKN: Dạy tập viết lớp 2, Vũ Xuân Hải
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VŨNG TÀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TẬP VIẾT LỚP 2
Người thực hiện: VŨ XUÂN HẢI
Giáo viên: lớp 2
Năm học 2006 – 2007
Mục lục
[ẩn]
1 PHẦN I:LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2 PHẦN II: PHẠM VI ĐỀ TÀI
3 PHẦN III: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
4 PHẦN IV: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
5 PHẦN V: KẾT QUẢ
6 PHẦN VI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I:LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ vô
cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Người ta
thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học
đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiều học là vô cùng quan
trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là của học sinh đầu cấp Tiểu học
đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những
phẩm chất đạo đức tôt như: tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn
Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học
sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận,
lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình ”
Tính đến nay, Bộ Giáo Dục đã nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi chữ viết
ở Tiểu học. Sau nhiều lần thay đổi, chúng ta lại quay trở về vơi mẫu chữ mềm mại,
thanh gọn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và có thẩm mĩ hơn. Tuy nhiên,
sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được. Thực
trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai,
viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu,
trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện
được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các
môn học khác nói chung. Là một gioá viên dạy lớp 2, tôi nhận thấy Tập viết là một trong
những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học
sinh, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 lại càng quan trọng hơn. Vậy nên, tôi rất muốn giảng
dạy môn Tập viết thật tốt để học sinh viết đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn. Đó cũng
là nhằm nâng cao chất lượng dạy- học ở Tiểu học nói chung và dạy – học chữ viết nói

riêng.
Chính vì vậy thấy được tầm quan trọng của môn tập viết, tôi đa đi sâu tìm hiểu, học hỏi
và nghiên cứu ra những yếu tố biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp , mong các em trở
thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước.
PHẦN II: PHẠM VI ĐỀ TÀI
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập
viết để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 2 viết đẹp hơn,
đặc biệt chữ hoa tốt hơn.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 2B và học sinh khối 2 – Trường tiểu học NGUYỄN THỊ MINH KHAI - TP.
VŨNG TÀU
3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 3 NĂM
 Năm học: 2003 – 2004
 Năm học: 2004 - 2005
 Năm học: 2005 – 2006
PHẦN III: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. THUẬN LỢI:
 Trong những năm trở lại đây, việc rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học được
Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban giám hiệu, các thầy
cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, mục tiêu rèn chữ cho học
sinh lớp 1 cũng như lớp 2 được đặt lên hàng đầu.
 Mỗi giáo viên được trang bị bộ chữ dạy Tập viết.
 Giáo viên được tham dự những chuyên đề về Tập viết và các cuộc thi “Viết chữ
đẹp”, “Triển lãm vở sạch chữ đẹp” để học hỏi và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh
nghiệm.
 Hàng tuần, học sinh đều có thêm tiết học để luyện viết thêm.
 Nội dung các bài Tập viết rõ ràng, phù hợp và cụ thể. Đặc biệt, học sinh còn được
luyện thêm về cách viết chữ nghiêng.
2. KHÓ KHĂN:

 Vở Tập viết của học sinh còn mỏng nên rất dễ bị nhoè.
 Trình độ học sinh không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc kèm các
cháu học tập, đặc biệt là trong môn Tập viết.
PHẦN IV: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. NHỮNG CĂN CỨ:
1. Vị trí môn Tập viết ở Tiểu học (như đã trình bày ở phần I)
2. Khả năng viết chữ và thực trạng dạy Tập viết của giáo viên Tiểu học hiện nay: Về cơ
bản, giáo viên Tiểu học chữ viết đạt chuẩn theo mẫu. Tuy nhiên tỷ lệ giáo viên viết chữ
đẹp chưa cao. Có những giáo viên còn viết theo thói quen của mình. Việc chuẩn bị cho
một giờ dạy Tập viết của giáo viên cũng như việc cho điểm và nhận xét trong vở học
sinh cũng chưa được chu đáo mà việc dạy Tập viết của giáo viên ở các lớp Tiểu học
phải được tiến hành theo hai khâu cơ bản sau:
 Soạn giáo án Tập viết:
 Thực hiện giáo án trong giìơ dạy trên lớp.
Nhận thức của người lãnh đạo và người dạy về vai trò của môn Tập viết chưa sâu sắc.
Trong môn Tiếng Việt, chưa thực sự coi trọng phân môn Tập viết như các phân môn
Tập đọc, Luyện từ và câu Vì thế, chưa tạo được sự hững thú khi dạy và học các phân
môn này. ở trong một số trường khi đi kiểm tra, giáo án Tập viết vẫn còn một số giáo
viên chưa hướng dẫn học sinh một cách cơ bản và tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mấu,
chưa kết hợp nhần nhuyễn việc dạy viết chữ với việc dãy nghĩa của từ, chưa hướng
dẫn học sinh cách trình bày theo từng loại văn bản (thơ, văn xuôi).
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Bước vào tiếp xúc với chương trình lớp 2, việc rèn luyện chữ cho các em viết phải thật
cẩn thận, đúng và đẹp là điều mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu,
học hỏi đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp. Sau đây là
một số suy nghĩ và việc mà tôi đã làm:
1. Những điều kiện về cơ sở vật chất:
 Anh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học
sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong nội thành đều đảm bảo các yêu cầu

cơ bản, nhất là đối với trường tôi – một trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố nhiều
năm. Anh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng, bàn
ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh cấp lớp 2.
 Đồ dùng học tập của học sinh:
Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn bảng và phấn viết cũng được tôi
lưu tâm đến. Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các em những quyển vở có
đường kẻ tin đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực. Được sự ủng hộ từ phía nhà
trường, có vở của nhà trường được sản xuất với chất lượng cao, giấy không bị thấm
mực. Đối với vở tập viết có nhãn vở, có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy
trong mùa hè, mùa thu.
Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học sinh,
đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất. Có nhiều học sinh được bố mẹ mua cho
bảng làm chất liệu mêca màu trắng, dùng bút dạ viết bảng. Dùng loại bảng và bút này
có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh viết không chủ động, mực ra đậm nhạt không
đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh. Hơn nữa, do bút to quá cỡ tay cầm bút của học
sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ.
Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở, bút chì, bút
mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì tôi thống nhất toàn lớp để tránh tình
trạng của em này thì có ô to, bảng của em kia thì có ô nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập
viết.
2. Sử dụng các đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết:
2.1 Những đồ dùng dạy Tập viết hiện nay:
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ
và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục
đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu
và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới
phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới,
luyện tập hoặc củng cố bài học.
 Mẫu chữ trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành treo trên lớp.
Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng

khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác
khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ.
 Bộ mẫu chữ in theo quy định cho giáo viên.
2.2 Đồ dùng tự làm đạt hiệu quả trong việc dạy - học Tập viết:
Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, giáo viên có thể nghiên cứu tự làm các loại đồ dùng
trực quan rất hữu ích cho việc dạy học Tập viết như: chữ mẫu phần từ ứng dụng để
học sinh nhìn rõ cách viết, điểm đặt bút từ đâu đến đâu để viết cho liền mạch và giúp
cho thao tác của giáo viên được nhanh hơn.
Hay loại đồ dùng tự làm cũng rất tiện lợi cho các loại bảng con có đính nam châm ở
sau để viết trực tiếp lên bảng cho học sinh lên viết để học sinh ngồi dưới dễ dàng nhận
xét.
a) Đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét (dùng để phân tích chữ mẫu):
 Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con
chữ:
- Cấu tạo gồm những nét nào?
- Kích thước cao, rộng bao nhiêu ô?
 Cách làm đồ dùng:
- Giấy bìa cứng khổ A4 (1 tờ).
- Các tờ nhựa trong khổ A4 (số lượng tuỳ thuộc vào số nét chữ trong con chữ).
- Giấy đề can màu đỏ để cắt từng nét chữ rồi dàn lên từng tờ nhựa trong.
- Một đến hai gáy xoắn bằng nhựa mềm để đóng các tờ nhựa trong lại.
- Màu dạ để kẻ ô vuông lên tờ bìa cứng.
 Cách sử dụng: Dùng trong phần
giảng bài mới: Viết chữ hoa, chữ
thường:
- Giáo viên dùng que chỉ chỉ vào từng nét chữ trên trang nhựa cứng.
- Giáo viên nói đến nét nào thì lật từng nét ấy minh họa cho học sinh nhìn rõ.
- Giáo viên giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ ấy và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi:
“Để hoàn thành một con chữ thì các con cần viết mấy nét và đó là những nét nào?”
 Tác dụng của

đồ dùng:
- Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn.
- Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ cần viết.
- Giáo viên cũng có thể dùng đồ dùng này hướng dẫn học sinh cách viết một con chữ hoàn chỉnh.
V
í
d

:
T
r
o
n
g

b
à
i
T

p

v
i
ế
t

C
h



h
o
a

A


(
l

p

2
)
,
g
i
á
o

v
i
ê
n

d
ù
n
g


q
u
e

c
h

v
à

đ
ư
a

r
a

h


t
h

n
g

c
â
u


h

i
:
 (
?
)

C
á
c

c
o
n

n
h
ì
n

l
ê
n

b

n
g


v
à

c
h
o

c
ô

b
i
ế
t
đ
â
y

l
à

c
h


g
ì
?


(
c
h


A

h
o
a
)
 (
?
)

C
h


A

h
o
a

đ
ư

c


c

u

t

o

b

i
m

y

n
é
t
?

(
g

m

3

n
é
t

)
 (
?
)

C
h
o

c
ô

b
i
ế
t
n
é
t
t
h


n
h

t
c

a


c
h


A

h
o
a

l
à

n
é
t
g
ì
?

(
n
é
t
1

g

n


g
i

n
g

n
é
t
m
ó
c

n
g
ư

c

(
t
r
á
i
)

v
à


h
ơ
i
l
ư

n



p
h
í
a

t
r
ê
n

v
à

n
g
h
i
ê
n
g


v


p
h
í
a

b
ê
n

p
h

i
)
.
 (
?
)

N
é
t
t
h



2

l
à

n
é
t
g
ì
?

(
g
i
á
o

v
i
ê
n

l

t
t
r
a
n

g

t
h


b
a

r
a

v
à

y
ê
u

c

u

h

c

s
i
n

h

n
ê
u
:
n
é
t
3

l
à

n
é
t
l
ư

n

n
g
a
n
g
)
G
i

á
o

v
i
ê
n

c
h

t
l

i
b

n
g

c
â
u

h

i
:

C

h


A

h
o
a

g

m

m

y

n
é
t
c
h


g
h
é
p

l


i
?


×