Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh bắc trung bộ việt nam hiện nay (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.7 KB, 27 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
TRNG HNG
KếT HợP TĂNG TRƯởNG KINH Tế
VớI BảO Vệ MÔI TRƯờNG ở CáC TỉNH BắC TRUNG Bộ
VIệT NAM HIệN NAY
Chuyờn ngnh: Ch ngha duy vt bin chng v
Ch ngha duy vt lch s
Mó s : 62 22 03 02
TểM TT LUN N TIN S TRIT HC
H NI - 2015
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: 1. PGS.TS. Trần Văn Phòng
2. PGS.TS. Bùi Văn Dũng
Phả n biệ n 1:
Phả n biệ n 2:
Phả n biệ n 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như toàn cầu
hoá diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều cơ hội cùng thách thức cho tất cả các
quốc gia, dân tộc. Nhận thức được điều đó, các quốc gia, dân tộc phải có
một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Song, nhiều khi vì mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, thu được
nhiều lợi nhuận nhất mà người ta đã quên đi các vấn đề xã hội, môi trường.


Quả thực, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn
kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng hoảng sinh thái
trên phạm vi toàn thế giới đang thu hút sự chú ý của các quốc gia, dân tộc,
các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý. Con người ngày càng
nhận thức rõ hơn rằng, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh
tế nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và giảm thiểu hậu
quả về môi trường thì phải phát triển bền vững.
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp
tục xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề đặt ra
cho chúng ta là trong khi phát triển kinh tế thì việc khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phải bảo vệ được môi trường tự nhiên một cách có hiệu
quả, nằm trong giới hạn cho phép của môi trường để bảo đảm cho sự phát
triển bền vững. Trong thời gian qua, việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện
chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền
vững; môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi
nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm
minh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói
quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Do đó, việc giải quyết tốt
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường vì sự phát
triển bền vững có ý nghĩa sống còn đối với nước ta cả trước mắt và lâu dài.
Trong quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế con người đã tác động
rất lớn đến môi trường. Trước thực trạng môi trường ngày càng xấu đi do
phát triển kinh tế gây ra, con người đã đặt ra yêu cầu và đi tìm các biện
pháp để vừa tăng trưởng, phát triển kinh tế nhưng ít gây tổn hại đến môi
trường nhất. Những địa phương có xuất phát điểm về kinh tế thấp như các
tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam, thường phải đẩy nhanh tốc độ phát triển, vì
vậy, mức độ tác động đến môi trường càng lớn do phải khai thác nhiều hơn
đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh từ

2
Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) là một vùng kinh tế còn khó khăn, có
điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa.
Bên cạnh đó, kinh tế kém phát triển dẫn tới tình trạng khai thác tràn lan tài
nguyên thiên nhiên và các nguồn lực, nhưng kết quả phát triển kinh tế
không cao, còn gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Thực tế việc kết hợp
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ còn
nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và
nhân dân trong vùng về vấn đề này vẫn còn hạn chế; vẫn còn biểu hiện
tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới
bảo vệ môi trường, v.v
Do vậy, kết hợp giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề mang tính bức thiết hiện
nay. Để bảo đảm sự cân bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường, thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những ý kiến
đề xuất và những giải pháp trong thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề này ở các tỉnh Bắc Trung bộ.
Vì vậy, để tiếp tục khẳng định cần phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường tự nhiên nhằm tạo ra môi trường cho sự phát triển bền vững,
tác giả chọn vấn đề: Kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng ở
các tỉ nh Bắ c Trung bộ Việ t Nam hiệ n nay làm đề tài luận án tiến sĩ Triết
học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mụ c đích củ a luậ n án
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường cũng như thực trạng kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay,
luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài
hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trên địa bàn vùng.
2.2. Nhiệ m vụ củ a luậ n án

- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam
hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài
hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3
3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
Luận án tập trung nghiên cứu, tìm hiểu sự kết hợp tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạ m vi nghiên cứ u
Môi trường là một vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau, như: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường
sống (tồn tại), môi trường sinh thái, môi trường phát triển, môi trường xã
hội Ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu sự kết hợp biện chứng tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở các tỉnh Bắc Trung bộ
Việt Nam hiện nay (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tính từ năm 2000 trở lại đây).
Tác giả luận án xác định ba nhiệm vụ chính cần phải giải quyết (2.2)
trong khuôn khổ cho phép của một luận án tiến sĩ Triết học, đặc biệt, tập
trung đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam
hiện nay. Các điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp đó sẽ được tác giả luận án
tiếp tục đào sâu nghiên cứu, khảo nghiệm trong quá trình nghiên cứu và công
tác của mình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luậ n

Cơ sở lý luận của luận án là phép biện chứng duy vật, những quan
điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường; những thành tựu lý luận hiện đại về cuộc cách mạng khoa học
- kỹ thuật và công nghệ.
4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án là: phương
pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; cách tiếp cận hệ thống, so sánh đối
chiếu, điều tra khảo sát trên tinh thần kết hợp lý luận với thực tiễn.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
- Làm rõ hơn cơ sở triết học của việc giải quyết sự kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
- Phân tích chỉ rõ thực trạng của việc giải quyết sự kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam
hiện nay.
- Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp
hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ
Việt Nam hiện nay.
4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập những vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường, kết hợp
vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế.
- Luận án có thể giúp những người làm công tác lãnh đạo, quản lý xã
hội, xây dựng pháp luật tham khảo vận dụng vào địa phương mình trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 13 tiết.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình đề cập đến những vấn đề lý luận về kết hợp
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
Nghiên cứu về những vấn đề lý luận kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường có rất nhiều công trình. Có thể kể đến một số công trình
tiêu biểu như: Các mô hình tăng trưởng kinh tế của tác giả Trần Thọ Đạt;
Giáo trình kinh tế phát triển của tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng; Môi trường
tự nhiên trong hoạt động sống của con người của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Lan; Cơ sở triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường của tác giả Bùi Văn Dũng
Nhìn chung, các nghiên cứu về những vấn đề lý luận kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường đã tập trung làm rõ nội hàm của khái
niệm tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, môi trường và bảo vệ môi
trường, đồng thời đi sâu nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, đưa ra một số
giải pháp để kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
1.2. Các công trình đề cập đến thực trạng kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Trung
bộ Việt Nam nói riêng
Đề cập đến thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Trung bộ nói riêng có các công
trình nghiên cứu như: Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển
kinh tế ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Ngừng; Quản lý môi
trường cho sự phát triển bền vững của tác giả Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc
Minh; Phát triển bền vững của Việt Nam: thành tựu, cơ hội, thách thức và
5
triển vọng của Ngô Quang Thái và Ngô Thắng Lợi; Bảo vệ môi trường
trước những yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước của tác giả Chu Thái Thành
Về phía địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ, có các công trình như:
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước tại các tỉnh Bắc Trung bộ v.v
Các nghiên cứu trên đã làm rõ, ở nước ta, trong thời gian qua, vấn đề
kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cùng nhiều vấn đề liên
quan khác đã trở thành nội dung quan trọng trong các chiến lược, các hội
nghị, hội thảo về phát triển. Các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã có sự quan tâm
nhất định về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với vảo vệ môi trường
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3. Các công trình đề cập đến quan điểm, giải pháp kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
Những năm gần đây, những nghiên cứu đề cập đến quan điểm, giải
pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường đã thu hút được sự
quan tâm, chú ý của nhiều người. Trong số những nghiên cứu liên quan
đến vấn đề này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu. Về các công
trình ngoài nước: Giới hạn của các mô hình tăng trưởng của tác giả Robert
U.Ayres; Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tăng trưởng bền vững ở
Trung Quốc của nhóm tác giả Wang Xiaolu, Fan Gang and Liu Peng;
Về các công trình trong nước: Phát triển bền vững từ quan niệm đến
hành động của các tác giả Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh; Mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Bùi Văn Dũng; Bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam của các tác giả Lê Thạc
Cán, Trương Quang Học, Phan Quang Thắng; Một số nguyên tắc phương
pháp luận căn bản của việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hoá xã
hội và môi trường sinh thái của tác giả Lương Đình Hải; Quản lý nhà nước
đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn
xã hội - nhân văn của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm;

Về luận án tiến sĩ đã thực hiện liên quan đến tăng trưởng kinh tế,
phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường có: Mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền, luận án tiến sĩ triết
học của Bùi Văn Dũng; Vai trò của Nhà nước đối với bảo vệ môi trường
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Thanh Hà; Vai trò
của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
6
trường sinh thái ở nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn
Thị Khương
Các công trình nghiên cứu trên đã chứng minh rằng trong quá trình
tăng trưởng kinh tế, con người đã tác động vào môi trường, khai thác sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và tàn phá môi trường. Do vậy, muốn
có sự tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải bảo vệ môi trường, đồng thời
bảo vệ môi trường là điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ
đó, các nghiên cứu tập trung phân tích và đưa ra một số giải pháp cơ bản
để có thể kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
1.4. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan và
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về việc kết hợp tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay
Từ các công trình nêu trên cho thấy, các tác giả đã nghiên cứu các
nội dung chủ yếu sau: 1. Xác định khái niệm liên quan tới tăng trưởng kinh
tế, bảo vệ môi trường và mối quan hệ biện chứng giữa con người với tự
nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong tiến trình phát
triển kinh tế chung của xã hội; 2. Nêu lên những nguyên nhân chủ yếu dẫn
tới tình trạng suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và bất ổn kinh tế trên
thế giới và ở trong nước cũng như những kinh nghiệm xử lý mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường thông qua các công cụ
chính sách, công cụ kinh tế và công cụ tài chính; 3. Nghiên cứu về một số
mô hình tăng trưởng được áp dụng trên thế giới cũng như ảnh hưởng của

nó tới khả năng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại các quốc gia và
sự lựa chọn của từng quốc gia trong điều kiện hạn hẹp về các nguồn lực
giữa mục tiêu tăng trưởng hay mục tiêu môi trường; 4. Thực tiễn giải
quyết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, vai trò của
các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, các thành phần kinh
tế và cộng đồng dân cư đối với sự nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam
trong thời gian qua cũng như chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế, xã
hội, môi trường và một số kinh nghiệm và giải pháp đã được áp dụng tại
nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh Bắc Trung bộ.
Về cơ bản, các tác giả đã phản ánh khá đầy đủ, chi tiết về khái niệm,
vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường đối với sự phát triển chung của xã hội trong tình hình hiện nay. Tuy
nhiên, về mặt lý luận các công trình nghiên cứu kể trên chưa nêu bật được
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc
Trung bộ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chưa phân tích được những
yếu tố về tự nhiên, chính trị, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế và môi trường
có ảnh hưởng tới mối quan hệ này nhằm đưa ra những phương hướng,
7
định hướng và giải pháp để giải quyết triệt để mối quan hệ này, giúp kinh
tế của vùng phát triển một cách bền vững, ổn định và nhanh chóng; về mặt
thực tiễn, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về
thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh
Bắc Trung bộ trên cơ sở liên kết vùng, ngành, vì vậy, chưa có cái nhìn khái
quát về việc phát triển bền vững ở vùng kinh tế này. Đồng thời, các tác giả
chưa đưa ra được hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thiết
thực, có khả năng áp dụng trên thực tế phù hợp, nhằm giải quyết vướng
mắc trong việc lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường trong điều kiện bị hạn chế bởi các nguồn lực của vùng kinh tế Bắc
Trung bộ Việt Nam.
Chương 2

KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Kinh tế, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
2.1.1. Kinh tế
Kinh tế là khái niệm phản ánh các hoạt động của con người có
liên quan tới quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ.
Nói đơn giản, kinh tế có nghĩa là: dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có
và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời ba câu hỏi: Sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?.
2.1.2. Tăng trư ở ng kinh tế và phát triể n kinh tế
2.1.2.1. Khái niệ m tăng trư ở ng kinh tế
Khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học là khái niệm dùng để
diễn tả động thái của nền kinh tế, khi sản lượng quốc gia, tiềm năng hay
khả năng sản xuất được mở rộng theo thời gian.
Tăng trưởng kinh tế là mức tăng sản lượng thực tế qua từng thời
kỳ, hiểu theo nghĩa thông thường thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng GDP,
GNP. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố chính là: số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực; số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên;
mức độ tích lũy vốn và sự đổi mới về khoa học và công nghệ.
2.1.2.2. Phát triể n kinh tế
Theo nghĩa triết học, phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ
mất đi và cái mới ra đời. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nói tới phát triển
8
là nói tới sự vận động đi lên, sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp của
những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn
mọi mặt của nền kinh tế, nó bao gồm sự tăng trưởng cũng như sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ hơn, góp phần nâng cao

chất lượng cuộc sống của người dân.
2.1.2.3. Tăng trư ở ng kinh tế trong mố i quan hệ vớ i phát triể n kinh tế
Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế,
theo nghĩa rộng nhất tăng trưởng kinh tế là phương tiện để đạt được phát
triển kinh tế, nhưng bản thân tăng trưởng lại là một đại lượng không hoàn
hảo của sự tiến bộ. Có thể coi tăng trưởng là phương tiện cơ bản nhất giúp
đạt được sự phát triển bởi tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy sự phát triển
của xã hội thông qua sự thay đổi về mặt lượng, các kích thước vật chất của
nền kinh tế, nhưng nó không dẫn đến sự tiến bộ xã hội hay sự phát triển
toàn diện theo hướng đầy đủ hơn, có hiệu quả hơn và tốt đẹp hơn.
Khái niệm phát triển kinh tế rộng hơn, bao hàm khái niệm tăng
trưởng kinh tế. Không có tăng trưởng kinh tế thì không có phát triển kinh
tế và phát triển kinh tế chính là điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội.
2.2. Môi trường và bảo vệ môi trường
2.2.1. Khái niệ m môi trư ờ ng
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về môi trường tùy thuộc vào khía
cạnh nghiên cứu, cách tiếp cận. Theo tác giả luận án: môi trường là tập
hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác
động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một
sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Có thể phân
chia môi trường thành ba loại chính là môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội và môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như vật lí, hoá học, sinh
học tồn tại ngoài ý muốn con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động
thực vật, đất, nước…
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy ước, quy định… ở các cấp khác nhau như:
Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…

- Môi trường nhân tạo là “toàn bộ các yếu tố nhân tạo (do chính
con người tạo nên) bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cá nhân con người và nhiều cơ
thể sống khác”.
9
Môi trường có những đặc trưng cơ bản như: cấu trúc phức tạp; tính
động; hệ thống mở; khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh.
2.2.2. Khái niệ m bả o vệ môi trư ờ ng
Bảo vệ môi trường là những hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm
để giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; bảo đảm sự cân bằng sinh
thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên.
Bảo vệ và cải thiện môi trường là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới
phúc lợi cho một dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới.
Môi trường vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Bảo vệ môi
trường đang trở thành yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi
dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất
quan trọng đối với cuộc sống và sự phát triển chung của xã hội loài người.
2.3. Yêu cầu, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến kết hợp
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
2.3.1. Yêu cầ u củ a việ c kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi
trư ờ ng
Thứ nhấ t, bả o vệ môi trư ờ ng tự nhiên hợ p lý là tiề n đề để tăng
trư ở ng kinh tế bề n vữ ng
Trong quá trình tồn tại, phát triển con người và xã hội loài người
phải tác động vào tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên. Bởi vì, con người - xã
hội - tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Con người và xã hội
loài người là một bộ phận của giới tự nhiên, nhưng chính bộ phận năng
động này tác động đã làm cho tự nhiên thay đổi. Quá trình thay đổi đó

chính là quá trình con người và xã hội loài người chuyển các nhu cầu của
mình sang giới tự nhiên, buộc tự nhiên phải chấp nhận và đáp ứng. Tự
nhiên đã biến đổi theo cấp độ của việc chuyển tải nhu cầu con người và xã
hội loài người vào tự nhiên. Nhu cầu xã hội càng lớn, tự nhiên phải chịu
sức ép càng lớn.
Ngày nay, với những hậu quả về môi trường do tăng trưởng kinh tế
không kết hợp với bảo vệ môi trường gây ra cho thấy nhiều khu vực cần phải
có sự tính toán để vừa bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế hợp lý đồng thời bảo vệ
được môi trường cho sự phát triển bền vững. Với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, một mặt, cho phép con người sử dụng các nguồn năng
10
lượng tiết kiệm hơn, mặt khác, có thể cho phép con người biến các sản phẩm
đầu ra của nền kinh tế trở thành nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo.
Thứ hai, tăng trư ở ng kinh tế hợ p lý là cơ sở cho việ c bả o vệ môi
trư ờ ng bề n vữ ng
Tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường luôn nằm trong
trạng thái của sự đối lập có xu hướng loại trừ lẫn nhau, nhưng đồng thời
cũng là tiền đề của nhau. Xu hướng loại trừ nhau thể hiện qua việc khai
thác tài nguyên thiên nhiên đáp ứng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
sẽ làm cho tự nhiên nghèo đi và đặt môi trường trước nguy cơ bị ô nhiễm.
Có thể thấy được mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường, nhưng mâu thuẫn này là mâu thuẫn trong sự ràng buộc biện chứng
của sự phát triển chứ không phải là mâu thuẫn thông thường theo cách
hiểu là loại trừ hẳn nhau.
Tăng trưởng kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường trên thực tế là hai
nhiệm vụ, nhưng thực chất là nhiệm vụ của một quá trình - quá trình giữ
mối quan hệ cân bằng của hệ thống con người - tự nhiên - xã hội. Chỉ có
tăng trưởng và phát triển kinh tế hợp lý, trên cơ sở đó có sự đầu tư tương
xứng cho môi trường mới có thể thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường,
mới có sự cân bằng trong tương quan giữa quá trình đẩy mạnh phát triển

kinh tế với bảo vệ môi trường.
2.3.2. Nộ i dung kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng
Kết hợp là tạo tiền đề cho nhau, gắn kết với nhau, tác động lẫn nhau,
trong một hệ thống, trong một quá trình phát triển; bổ sung cho nhau và
hạn chế những mặt yếu kém của nhau Kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường là mối quan hệ song hành, chi phối lẫn nhau. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện của phát triển, của tiến bộ, đó là tiền đề vật chất
- kinh tế để thực hiện bảo vệ môi trường.
Nội dung của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
được thể hiện ở: Một là, trong quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội phải bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường; Hai là, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý cho tăng trưởng
kinh tế; Ba là, phát triển công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp trong mối
quan hệ với bảo tồn, phát triển môi trường tự nhiên.
Chủ thể của sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường là
Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, doanh nhân và toàn thể nhân dân.
2.3.3. Nhữ ng nhân tố ả nh hư ở ng đế n việ c kế t hợ p giữ a tăng
trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng
11
2.3.3.1. Các nhân tố kinh tế
Thứ nhất, hoạt động phát triển kinh tế nói chung cần có đầu vào được
lấy từ môi trường; Thứ hai, tăng trưởng, phát triển sẽ tạo ra điều kiện vật
chất kỹ thuật để tiến hành bảo vệ môi trường tự nhiên.
2.3.3.2. Chính trị , văn hóa
Thứ nhất, chế độ chính trị của một quốc gia đóng vai trò quan trọng
trong định hướng, hướng dẫn, tạo khuôn khổ cho việc tổ chức và vận hành
xã hội nói chung, trong đó, nó có vai trò quan trọng trong xử lý mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; Thứ hai, chế độ chính
trị giúp xác lập và định hình một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, là cơ sở,
là môi trường để thực hiện các hoạt động kinh tế cũng như bảo vệ môi

trường; Thứ ba, chế độ chính trị giúp hình thành khuôn khổ trật tự cho các
quan hệ của các chủ thể trong xã hội, từ đó xác lập trật tự, quy tắc và
những ràng buộc, những chuẩn mực cũng như những giá trị chung để quản
lý xã hội; Thứ tư, chế độ chính trị góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện
hạn chế những khuyết tật của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói
chung; Thứ năm, chế độ chính trị có vai trò kiểm soát các nguồn lực trong
xã hội, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn cũng như các
nguồn đầu tư kinh tế. Trên cơ sở đó duy trì mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường; Thứ sáu, chế độ chính trị đảm bảo các chủ
thể kinh tế trong xã hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, trong đó
có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Văn hóa được khẳng định là “một thành tố cơ bản của sự phát triển
bền vững”, có khả năng góp phần mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, ổn
định xã hội và bảo vệ môi trường. Các giá trị và niềm tin của con người
định hình mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên cũng như
các cách thức con người quản lý và tác động đến môi trường tự nhiên.
Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường không chỉ
giới hạn trong các hoạt động sản xuất mà còn bao gồm các yếu tố văn hóa
xã hội như văn học, nghệ thuật, giáo dục, đặc biệt là phải xây dựng, phát
triển văn hóa lao động, văn hóa sản xuất kinh doanh, văn hóa ứng xử, văn
hóa doanh nhân, văn hóa môi trường.
2.3.3.3. Khoa họ c và công nghệ
Một là, khoa học và công nghệ tạo điều kiện cho các quốc gia, dân
tộc có điều kiện phát triển nền kinh tế xanh, sạch; Hai là, khoa học và
công nghệ góp phần tạo ra những nguyên, nhiên, vật liệu nhân tạo thay thế
dần một phần cho nguyên, nhiên, vật liệu tự nhiên; Ba là, khoa học và
công nghệ góp phần tái tạo tài nguyên thiên nhiên và xử lý chất thải một
cách hữu hiệu nhất; Bốn là, khoa học và công nghệ thúc đẩy kinh tế tăng
12
trưởng, phát triển, trên cơ sở đó có điều kiện kinh tế để bảo vệ môi trường

hợp lý.
2.3.3.4. Nhậ n thứ c củ a cán bộ , nhân dân, doanh nhân
Sự thành công trong mục tiêu kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường phụ thuộc phần lớn vào nhận thức đúng của con người. Khi
cán bộ, nhân dân, doanh nhân, người tiêu dùng và cộng đồng nói chung
nhận thức đúng về tầm quan trọng của kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường thì sẽ hình thành được quan niệm đúng về tiêu dùng
xanh và ủng hộ tiêu dùng xanh.
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC KẾT
HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và
môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam
3.1.1. Vị trí đị a lý và điề u kiệ n tự nhiên các tỉ nh Bắ c Trung bộ Việ t Nam
3.1.1.1. Vị trí đị a lý các tỉ nh Bắ c Trung bộ Việ t Nam
Bắc Trung bộ nằm kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và kinh tế
trọng điểm miền Trung. Phần đất liền của Bắc Trung bộ kéo dài từ
16000

B đến 20050

B và từ 103050

Đ đến 107013

Đ. Bắc Trung bộ là
phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam
Điệp tới Bắc đèo Hải Vân, gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Bắc Trung bộ có tổng diện

tích khoảng 51.459,2 km
2
chưa kể phần nội thủy và lãnh hải.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ở các tỉ nh Bắ c Trung bộ Việ t Nam
Tài nguyên đấ t: Bắc Trung bộ có tổng diện tích đất khoảng 51.500,7
km
2
. Trong đó, chủ yếu là đất rừng tự nhiên, đất rừng trồng và đất ươm
cây giống chiếm tỷ trọng nhỏ. Diện tích đất dùng cho nông nghiệp chiếm
tỷ trọng nhỏ, chủ yếu do đặc điểm về địa hình có bề ngang hẹp và bị chia
cắt bởi các dãy núi, con sông đâm ngang ra biển.
Tài nguyên nư ớ c: Do địa hình có xu hướng thấp dần từ tây sang
đông, Bắc Trung bộ có mật độ sông suối dày đặc và được phân chia thành
nhiều lưu vực sông nhỏ. Sông ngòi có lòng hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu
vực sông nhỏ, dòng chảy thường tập trung nhanh.
Tài nguyên rừ ng: Bắc Trung bộ có tổng diện tích có rừng là 2.830,7
nghìn ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm 1 phần khá lớn (khoảng
72%), diện tích trồng rừng tập trung khoảng 39,3 nghìn ha năm 2011 tăng
lên 47,4 nghìn ha năm 2012. Độ che phủ của rừng chỉ chiếm từ 47% đến
13
67% do nhiều nguyên nhân trong đó có cháy rừng, chặt phá rừng, rừng bị
khai thác quá mức.
Tài nguyên biể n: Bắc Trung bộ có bờ biển khá dài với dải đất ven
biển rộng, diện tích rừng phòng hộ ven biển khoảng 266.386 ha, đất rừng
đặc dụng ven biển có diện tích 150.465 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là
10.667 ha. Nhờ vào đường bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng với những bãi
cá, bãi tôm có trữ lượng lớn, nhiều cửa lạch, cửa biển, thuận lợi cho tàu
thuyền đánh cá ra vào, Bắc Trung bộ có các trung tâm nghề cá lớn, mang
lại nguồn lợi thủy sản dồi dào.
Tài nguyên khoáng sả n: Bắc Trung bộ hiện có trữ lượng khoáng sản

khá lớn, nhất là các loại nguyên vật liệu xây dựng.
Tài nguyên du lị ch: Bắc Trung bộ được xem là vùng đất có tiềm
năng phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch, bao gồm: du lịch biển;
du lịch hang động; du lịch sông hồ, suối nước nóng và du lịch sinh thái.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hộ i ở các tỉ nh Bắ c Trung bộ Việ t Nam
thờ i gian qua
3.1.2.1. Kinh tế
Tăng trư ở ng kinh tế : Trong thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung bộ đạt
được những kết quả đáng kể trong phát triển kinh tế. Trong giai đoạn từ
năm 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của các
tỉnh đều đạt khá, cao hơn giai đoạn 2006 - 2010.
Nhìn chung, công nghiệp và xuất khẩu của các tỉnh Bắc Trung bộ
đều tăng hàng năm. Các ngành kinh tế khác cũng phát triển một cách khá
toàn diện, quy mô và hiệu quả kinh tế được nâng lên. Giá trị gia tăng trong
các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân đều tăng so với mục
tiêu kế hoạch đề ra. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, cả về quy mô,
cơ cấu và chất lượng sản phẩm, giá trị tăng thêm bình quân hàng năm của
khu vực dịch vụ các tỉnh Bắc Trung bộ đạt 12,3%, đạt mục tiêu kế hoạch
đề ra. Sự tăng trưởng kinh tế này, một mặt đặt ra yêu cầu khai thác môi
trường tự nhiên của khu vực tăng lên; mặt khác, tạo điều kiện nhất định
cho việc bảo vệ môi trường của khu vực.
Chuyể n dị ch cơ cấ u kinh tế : Trong những năm qua, nhờ những nỗ
lực của các Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Bắc Trung bộ, với định hướng
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, cơ cấu kinh tế vùng đã có
sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong 5 năm vừa qua, tỷ trọng các
ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng giảm từ 32,3%
xuống còn 24,3%, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,6%
14
lên 41,3%, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4%. Trong nội
bộ từng ngành kinh tế đều có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ.

3.1.2.2. Xã hộ i
Theo phân bố hành chính, khu vực Bắc Trung bộ có 6 thành phố trực
thuộc tỉnh, 7 thị xã, 61 huyện. Các đô thị hiện đã được quy hoạch xây
dựng mới theo tiêu chuẩn đô thị quốc gia một cách khá hợp lý. Bắc Trung
bộ được coi là một trong những nơi “địa linh nhân kiệt”. Trong khó khăn
gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần
phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn, với tên
tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê Bắc Trung bộ nổi
tiếng văn chương, khoa bảng và rất đỗi anh hùng. Những giá trị về văn hoá
đã góp phần làm nên một Bắc Trung bộ với những nét đặc sắc riêng.
3.2. Thực trạng việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay
3.2.1. Bư ớ c đầ u có sự kế t hợ p mụ c tiêu tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o
vệ môi trư ờ ng trong việ c xây dự ng, hoạ ch đị nh chính sách, quy hoạ ch
phát triể n kinh tế - xã hộ i củ a vùng
Về cơ bản, công tác quy hoạch chung về kinh tế - xã hội của các tỉnh
đều chú ý kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Các cơ quan
quản lý nhà nước đã tích cực phối hợp với các Viện nghiên cứu, các nhà tư
vấn trong nước và quốc tế trong việc xây dựng quy hoạch, trong đó có sự
kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Là vùng kinh tế vẫn đang còn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp,
trong thời gian vừa qua, các tỉnh Bắc Trung bộ đã có nhiều tiến bộ trong
việc phát triển chương trình Nông thôn mới.
3.2.2. Kinh tế có bư ớ c tăng trư ở ng mạ nh mẽ do biế t khai thác tài
nguyên thiên nhiên ngày càng hợ p lý, hiệ u quả hơ n
Căn cứ vào đặc điểm địa lý và tài nguyên thiên nhiên của vùng, đối
với các tỉnh Bắc Trung bộ, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên thiên
nhiên đang là trụ cột chính cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả
về mặt xã hội.
Trong thời gian qua, kinh tế của vùng cũng đang dần loại bỏ sự đầu

tư dàn trải như trước đây mà thay vào đó, tập trung chủ yếu vào khai thác
và phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai
khoáng, luyện kim, hóa chất, chế biến nông lâm hải sản. Việc đầu tư cũng
tập trung vào một số vùng cơ bản có thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm hình thành các khu công nghiệp
mạnh của vùng như Nghi Sơn, Hoàng Mai, Thạch Khê, Vũng Áng…
15
Hiện nay, tại các tỉnh Bắc Trung bộ đã có sự thay đổi trong tỷ trọng
các ngành đóng góp vào GDP chung của tỉnh, của vùng, phản ánh sự
chuyển dịch tích cực của nền kinh tế, giảm và hạn chế bớt những ngành
phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những
nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh
tế thấp.
3.2.3. Vấ n đề kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng
ngày càng đư ợ c thể hiệ n rõ hơ n
Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong việc quy
hoạch, phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Bắc Trung bộ ngày càng
được thể hiện rõ trong nhiều văn bản quy hoạch, kế hoạch và dự án
phát triển.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và của
từng tỉnh, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững
được quan tâm, thể hiện sự quyết tâm cũng như nỗ lực của các địa phương
trong vấn đề phát triển bền vững.
Là một vùng kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, việc chú trọng tăng
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là vấn đề ưu tiên nhằm phấn đấu đưa các
tỉnh trong vùng “thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước”, phát triển đồng
bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như đạt được
“cơ cấu kinh tế hợp lý” để bảo đảm những mục tiêu an sinh xã hội và bảo
vệ môi trường.
3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh

tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay
3.3.1. Mâu thuẫ n giữ a yêu cầ u nhậ n thứ c đúng đắ n về kế t hợ p hài
hòa giữ a tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng vớ i thự c tế nhậ n
thứ c củ a cán bộ , đả ng viên, nhân dân và doanh nhân còn nhiề u bấ t cậ p
Trong những năm gần đây, sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường tại các tỉnh Bắc Trung bộ đã được quan tâm. Tuy nhiên, mới
chỉ dừng lại ở mức độ các chủ trương là chủ yếu, chưa trở thành hành động
có hiệu quả cao trên thực tế.
Sự nhận thức về việc kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường của cán bộ, đảng viên, nhân dân và ở các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, du lịch hay các cộng đồng dân cư cũng như đội ngũ
doanh nhân chưa đầy đủ khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường và quản lý tài nguyên vẫn đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh,
gây khó khăn trong công tác phòng ngừa và khắc phục, xử lý sự cố về
môi trường.
16
3.3.2. Mâu thuẫ n giữ a yêu cầ u phả i có quy hoạ ch, kế hoạ ch hợ p lý
cho việ c kế t hợ p hài hòa tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng và
thự c trạ ng công tác quy hoạ ch, kế hoạ ch này chư a đáp ứ ng đư ợ c yêu
cầ u
Mặc dù bước đầu, trong phần lớn các kế hoạch, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại địa phương đã có sự gắn kết
giữa mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội với bảo vệ môi trường.
Nhưng nhìn chung, sự gắn kết này chỉ mới dừng lại về mặt hình thức mà
chưa có sự kết hợp hài hòa.
Hiện nay, thực tế ở hầu hết các tỉnh Bắc Trung bộ cho thấy, tăng
trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng vốn đầu tư và khai thác
các nguồn tài nguyên thô, tỷ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, sức
cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường chưa cao, điều
này phản ánh trình độ của nền kinh tế cơ bản vẫn phát triển theo chiều

rộng, thiếu sự đầu tư phát triển cho chiều sâu, hầu hết các lĩnh vực sản xuất
vẫn sử dụng các loại công nghệ lạc hậu, gây lãng phí đầu vào nguyên,
nhiên liệu và gây ảnh hưởng lớn tới bảo vệ môi trường.
3.3.3. Mâu thuẫ n giữ a yêu cầ u phả i có hệ thố ng chính sách hợ p lý
bả o đả m kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng vớ i hệ thố ng
chính sách bả o đả m kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng
hiệ n tạ i còn nhiề u bấ t cậ p
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ban hành khá nhiều văn bản
và quy phạm pháp luật về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nhưng
trên thực tế, việc áp dụng và triển khai những văn bản này còn nhiều hạn
chế cần phải sửa đổi, bổ sung. Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Ngoài ra, những chế tài xử phạt liên
quan đến vi phạm môi trường tại các điểm gây ô nhiễm còn chưa đủ mạnh,
dẫn đến tình trạng tái phạm nhiều lần của các đơn vị, cá nhân gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, việc buông lỏng hoặc “làm ngơ” của một số cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường khiến cho việc phát hiện và xử lý các
trường hợp vi phạm chưa nghiêm, gây bức xúc cho người dân. Cải cách
hành chính ở các tỉnh Bắc Trung bộ đã thu được các kết quả quan trọng,
nhưng đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh đến cấp
xã còn thiếu về số lượng, năng lực, trình độ còn bất cập.
3.3.4. Mâu thuẫ n giữ a yêu cầ u ứ ng dụ ng khoa họ c và công nghệ vào
tăng trư ở ng kinh tế và bả o vệ môi trư ờ ng vớ i thự c tế chư a đápứ ng yêu cầ u
Trong thời gian từ 2012 - 2014, các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã triển
khai nhiều mô hình hợp tác mới trong phát triển kinh tế giữa các trường
đại học và địa phương, doanh nghiệp giúp cho việc ứng dụng tiến bộ khoa
17
học và công nghệ cũng như những kiến thức mới vào lĩnh vực sản xuất,
giúp nền kinh tế vùng đạt được bước phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên,
hiện nay việc triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn
các tỉnh Bắc Trung bộ hiện chưa được triển khai một cách đồng bộ, cũng

như việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất chưa tập trung
vào những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh, tỷ lệ các đề tài
và dự án được triển khai, nhân rộng trong thực tế hoạt động sản xuất - kinh
doanh và đời sống chưa cao…
Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ
của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu và định hướng của chiến lược phát
triển đa dạng các hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt, chưa tận
dụng được lực lượng nghiên cứu trong xã hội gồm các nhà trí thức, các cá
nhân có đam mê với khoa học và công nghệ. Điều này làm hạn chế việc
ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh để bảo vệ môi
trường.
3.4. Nguyên nhân của thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay
3.4.1. Nguyên nhân củ a thành tự u
Có sự quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể
cũng như toàn dân ta trong việc xây dựng nền kinh tế xanh, đảm bảo sự
cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường,
đảm bảo một cuộc sống bền vững cho toàn dân tộc trong hiện tại và
tương lai ;
Có sự tích cực, chủ động của các tỉnh vùng Bắc Trung bộ trong việc
thực hiện kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu bảo vệ
môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, của vùng
3.4.2. Nguyên nhân củ a vấ n đề đặ t ra
Do trình độ phát triển của các tỉnh Bắc Trung bộ còn thấp, dân số
tăng nhanh tạo sức ép lên vấn đề sử dụng tài nguyên vào bảo vệ môi
trường ;
Là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu,
Bắc Trung bộ thường xuyên gánh chịu nhiều hậu quả về môi trường ;
Trong xây dựng Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của

các tỉnh Bắc Trung bộ chưa căn cứ vào khả năng thực tế của địa phương,
chưa đáp ứng yêu cầu về kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường
18
Chương 4
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KẾT
HỢP HÀI HÒA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Một số quan điểm nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay
4.1.1. Kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng ở các tỉ nh
Bắ c Trung bộ phả i vì mụ c tiêu phát triể n bề n vữ ng
Việc hướng tới phát triển bền vững, hài hòa về kinh tế, xã hội và môi
trường hiện là yêu cầu cấp bách, là động lực quan trọng nhằm tiếp tục thúc
đẩy tiến trình phục hồi kinh tế thế giới và kinh tế quốc gia. Mục tiêu phấn
đấu về tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian sắp
tới khá cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước nhằm đưa kinh tế
khu vực dịch chuyển dần sang hướng chú trọng phát triển công nghiệp,
xây dựng và các ngành dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động sản xuất hướng tới
xuất khẩu.
Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường ở Bắc Trung bộ, nơi kinh tế vẫn còn chủ yếu dựa vào khai thác
tài nguyên thiên nhiên thì cần phải quán triệt mô hình tăng trưởng hài hòa,
bền vững. Những quan điểm phát triển bền vững đã được thể hiện rõ trong
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Trung bộ
thời kỳ 2010 - 2020. Cụ thể, trong Quy hoạch tổng thể của vùng và của
từng tỉnh đều chỉ rõ, để phát triển bền vững, các địa phương cần đổi mới
mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế của vùng từ phát triển theo
chiều rộng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu.
4.1.2. Xây dự ng chiế n lư ợ c kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ

môi trư ờ ng phả i phù hợ p vớ i điề u kiệ n tự nhiên củ a vùng
Bắc Trung bộ là vùng địa lý có nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế
do đặc điểm về địa lý, môi trường tự nhiên của vùng. Trong thời gian qua,
với nhiều nỗ lực, các tỉnh Bắc Trung bộ đã có những định hướng phát triển
ưu tiên đối với các khu kinh tế, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có khả năng
bứt phá, đồng thời chú ý hỗ trợ các địa phương gặp nhiều khó khăn nhằm
tạo ra sự cân đối nhất định về cơ cấu kinh tế vùng, từng bước thu hẹp
khoảng cách về xã hội và sự chênh lệch kinh tế, trên cơ sở đó bảo vệ môi
trường hiệu quả hơn. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung đến năm 2020, các tỉnh Bắc
Trung bộ cũng đã xác định quan điểm phát triển là: “Phát triển kinh tế - xã
19
hội vùng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và
định hướng Chiến lược biển Việt Nam; đảm bảo thống nhất với quy hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực”.
Vì vậy, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và
của từng địa phương đã có sự định hướng cụ thể nhằm phát triển kinh tế
bền vững phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường của
vùng như phát triển kinh tế dựa trên lợi thế, tiềm năng sẵn có của vùng
theo cơ cấu kinh tế mở, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp có
lợi thế so sánh; tạo ra sự liên kết về kinh tế giữa các tỉnh nhằm giảm bớt
khoảng cách và chênh lệch về trình độ phát triển.
4.1.3. Tránh tuyệ t đố i hóa tăng trư ở ng kinh tế , hạ thấ p bả o vệ môi
trư ờ ng và ngư ợ c lạ i tránh tuyệ t đố i hóa bả o vệ môi trư ờ ng, coi nhẹ tăng
trư ở ng kinh tế
Trong các giai đoạn phát triển trước, con người chỉ chú ý phát triển
kinh tế, chưa nhận thức được tác hại và hậu quả của việc khai thác tự nhiên
quá mức, và hậu quả mà nó gây ra cho cuộc sống của chính họ. Để khắc
phục điều này, các tỉnh Bắc Trung bộ ngay trong những chính sách phát
triển và hành động của con người, cần phải có sự cân nhắc giữa lợi ích về

mặt kinh tế với nghĩa vụ phải bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên - môi
trường - môi sinh. Trong thời gian qua, nếu xét về các chính sách kinh tế -
xã hội như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của
từng tỉnh, có thể thấy hầu hết các nhà quy hoạch còn quá chú trọng về mặt
lượng của tăng trưởng, phát triển kinh tế khi đưa ra các chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế nhanh, và ổn định về mặt xã hội, trong khi đó các chỉ tiêu
về môi trường thường chỉ được nhắc đến riêng rẽ, chưa có sự thể hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Để có thể đưa ra được một chính sách thống nhất, nhất quán và thể
hiện được sự kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường,
trong suốt quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và quá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường, cần phải có sự kết
hợp chặt chẽ, tham chiếu lẫn nhau giữa các nhà kinh tế, các nhà môi
trường và các nhà hoạch định chính sách trong từng bước, từng khâu và
từng giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay
20
4.2.1. Tăng cư ờ ng vai trò lãnh đạ o củ a các cấ p ủ y Đả ng, quả n lý
củ a các cấ p chính quyề n, sự tham gia chủ độ ng, tích cự c củ a Mặ t trậ n
Tổ quố c và các đoàn thể trong việ c kế t hợ p hài hòa tăng trư ở ng kinh tế
vớ i bả o vệ môi trư ờ ng
Các cấp, các ngành phải xác định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu,
vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, và cần phải thể hiện được
những mục tiêu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng ngành
cụ thể. Các cấp ủy Đảng cần quán triệt áp dụng cơ chế phát triển bền vững
như là cầu nối giữa các bộ, ngành, địa phương, chỉ đạo việc liên kết các
vấn đề môi trường với các vấn đề kinh tế - xã hội khi ban hành các quy
hoạch, quyết định phát triển.

Trong tình hình hiện nay của các tỉnh Bắc Trung bộ, bảo vệ môi
trường kết hợp với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội là nhiệm vụ vừa
cấp bách, vừa phức tạp, có tính chất đa ngành và liên vùng cao. Vì vậy,
việc nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự
quản lý thống nhất của nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ
quốc cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng
dân cư chính là chìa khóa đoàn kết, giải quyết những khó khăn bước đầu
và tạo nên sự đồng thuận để cùng thực hiện các giải pháp được đề ra trong
kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
4.2.2. Nâng cao nhậ n thứ c cho cán bộ , đả ng viên, nhân dân và
doanh nhân trong vùng về tầ m quan trọ ng củ a việ c kế t hợ p hài hòa tăng
trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng
Thứ nhất, làm tốt việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào
chương trình giảng dạy ở các cấp học, ngành học ; Thứ hai, tăng cường
giáo dục đạo đức sinh thái cho tất cả mọi đối tượng như cán bộ, đảng viên,
nhân dân, doanh nhân, trong việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường; Thứ ba, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận
thức cho tất cả mọi đối tượng như cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh
nhân, về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển bền vững cũng như mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; Thứ tư, phối hợp liên
ngành giữa các ngành, các tỉnh, thành phố, cơ quan thông tấn, báo chí
trong việc đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên hoặc xây dựng các chuyên trang,
chuyên mục thông tin về môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trên nhiều loại hình phương tiện thông tin đại chúng; Thứ năm, trước khi
xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, môi
21
trường cần tiến hành tham vấn cộng đồng và công khai các thông tin nhằm
tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng về các định hướng phát triển của
địa phương, qua đó có thể xác định và sàng lọc được những điểm mạnh -
yếu, thuận lợi - bất lợi về kinh tế - xã hội - môi trường của các dự án; Thứ

sáu, tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh,… trong công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội
viên, đoàn viên về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển bền vững
cũng như kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
4.2.3. Đẩ y mạ nh ứ ng dụ ng khoa họ c và công nghệ cao vào tăng
trư ở ng kinh tế xanh để góp phầ n bả o vệ môi trư ờ ng
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của
toàn dân, trong các ngành, các cấp về vai trò nền tảng và động lực của
khoa học và công nghệ trong việc xây dựng đất nước, trong quá trình tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như xây dựng một nền “công
nghiệp sạch”, nền “kinh tế xanh” cho địa phương. Có nhiều cơ chế, chính
sách tài chính, kinh tế khuyến khích và tạo lập môi trường phát triển lành
mạnh cho hoạt động khoa học và công nghệ. Nghiêm túc thực hiện Luật
Khoa học và công nghệ, cần phát hiện và nhân rộng những mô hình, cách
làm hay về phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là các mô hình tự
phát triển khoa học và công nghệ trong mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích
phát triển các sáng kiến trong sản xuất giúp tiết kiệm nguyên nhiên vật
liệu, giảm tác động và phát thải ra môi trường tự nhiên. Có chính sách thu
hút, sử dụng và đãi ngộ nhân tài khoa học và công nghệ, đồng thời chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần, đào tạo nhân lực cho các cơ sở khoa học và
công nghệ, nhằm tăng cường cả về chất lượng và số lượng cho đội ngũ
này. Cần tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ đáp
ứng nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới phục vụ phát triển
bền vững tại địa phương, tiến tới hội nhập với đất nước, khu vực và thế
giới.
4.2.4. Quy hoạ ch phát triể n và chuyể n dị ch cơ cấ u kinh tế phù hợ p để
tăng trư ở ng kinh tế , đồ ng thờ i làm tố t hơ n công tác bả o vệ môi trư ờ ng
Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu bảo vệ
môi trường: Trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế, các tỉnh Bắc

Trung bộ cần thiết phải đưa các chỉ số tác động môi trường vào trong tính
toán sự tăng trưởng GDP. Có cách thức, biện pháp thay đổi thái độ và
phương pháp tác động vào tự nhiên để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
đồng thời hạn chế mức độ suy thoái môi trường. Cần tiếp tục quy hoạch và
triển khai thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường, đặc biệt các đề tài ứng
22
dụng công nghệ sạch hơn, công nghệ tiên tiến ít chất thải, công nghệ sinh
học, công nghệ xử lý môi trường phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại, dịch vụ
Chuyển dịch cơ cấu để tăng trưởng kinh tế đồng thời làm tốt hơn
công tác bảo vệ môi trường: Cần thực hiện mô hình tăng trưởng có sự kết
hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó, xu hướng chủ đạo là
phát triển kinh tế theo chiều sâu thông qua việc đầu tư nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học và công nghệ của khu vực, tích
cực khuyến khích hoạt động chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ
sạch và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại các địa phương. Cần tăng
cường nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả của quá trình tăng
trưởng. Thiết lập các mục tiêu dài hạn của tăng trưởng, chú trọng đầu tư
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ và bền vững;
hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng,
tăng cường chất lượng nguồn nhân lực nhằm khơi nguồn cho đầu tư và
tăng trưởng dài hạn. Mô hình tăng trưởng phải bền vững, vì sự phát triển
chung của con người, trong đó, cần có chính sách sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên, chú trọng nâng cao khả năng tái sinh tài nguyên, chủ
động phòng chống, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường từ các
nguồn có khả năng gây ô nhiễm.
4.2.5. Hoàn thiệ n hệ thố ng chính sách, tăng cư ờ ng thanh tra, kiể m
tra, giám sát việ c kế t hợ p tăng trư ở ng kinh tế vớ i bả o vệ môi trư ờ ng củ a
các tổ chứ c, cá nhân, nhấ t là các doanh nghiệ p, đơ n vị kinh tế trên đị a bàn
Tăng cường năng lực quản lý phát triển bền vững của các cơ quan

quản lý nhà nước trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ. Căn cứ vào hệ thống
chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của quốc gia, mỗi địa phương cần cụ
thể hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá đó cho phù hợp với điều kiện kinh tế -
xã hội - môi trường của địa phương mình nhằm hỗ trợ cho kinh tế địa
phương phát triển trong khi vẫn duy trì và bảo đảm những chỉ tiêu về môi
trường. Tăng cường trách nhiệm và năng lực giám sát, thanh tra, kiểm tra
việc bảo vệ môi trường của các tổ chức dảng, tổ chức kinh tế - xã hội -
chính trị - nghề nghiệp của các địa phương, thông qua đó san sẻ trách
nhiệm này bằng việc xã hội hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Hình thành cơ
chế giám sát hữu hiệu hơn đối với việc thực thi phát triển bền vững tại các
địa phương, trong đó, đóng vai trò quyết định trong cơ cấu giám sát là các
cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, các
tổ chức kinh tế - xã hội - nghề nghiệp và các cộng đồng dân cư. Có quan
điểm chung trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh về vấn đề bảo vệ môi
23
trường có tính chất liên tỉnh, tính chất vùng bởi hoạt động phát triển bền
vững không thể thành công nếu được thực hiện một cách đơn lẻ, ngược lại,
để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường đối với các tỉnh Bắc Trung bộ cần xây dựng được một cơ chế hoạch
định chính sách, chiến lược, dự án phát triển kinh tế - xã hội - môi trường
có tính chất liên ngành, liên tỉnh, liên vùng nhằm tạo điều kiện phát huy
hiệu quả của các dự án, các hoạt động bảo vệ môi trường trên diện rộng
cũng như huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ trong phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đã làm rõ những nội dung sau:
1. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được biểu hiện rõ nét
qua mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phát triển dưới nhiều góc độ. Mỗi một
quan niệm đều có những điểm tích cực và có ảnh hưởng, giá trị tới đời

sống kinh tế hiện nay của nhân loại.
2. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã mở ra một cách nhìn mới về nhận thức
và giải quyết kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Theo tư duy biện chứng duy vật, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng con
người là sản phẩm của tự nhiên, lịch sử phát triển của xã hội loài người
chẳng qua chỉ là một giai đoạn trong lịch sử phát triển của giới tự nhiên.
Để có sự phát triển bền vững, con người cần phải bảo đảm sự thống nhất,
có chừng mực trong phát triển và khai thác tự nhiên. Đây cũng là điểm tiến
bộ trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về giải quyết kết hợp hài hòa
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, trùng hợp với tư tưởng tiến bộ
của xã hội về sự phát triển bền vững.
3. Tại Việt Nam, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển hài hòa, toàn diện xã hội xã hội chủ nghĩa,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, bước đi, quy hoạch, kế
hoạch, chiến lược phát triển phù hợp với quan niệm phát triển bền vững
trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị đã làm
ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của đất nước, suy giảm các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và các chức năng sinh thái của môi trường. Vì vậy,
việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường được đặt ra cấp
bách nhằm bảo đảm một quá trình phát triển nhanh chóng và bền vững.
4. Bắc Trung bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, có chung đặc điểm khắc
nghiệt về khí hậu, điều kiện tự nhiên khó khăn trong phát triển kinh tế - xã

×