Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆTRUNG THƯỢNG SĨCHO THƠTHIỀN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.95 KB, 132 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________________




Trần Thị Thu Hiền






NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆ TRUNG
THƯỢNG SĨ CHO THƠ THIỀN VIỆT NAM










LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC












Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________________________



Trần Thị Thu Hiền





NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆ TRUNG
THƯỢNG SĨ CHO THƠ THIỀN VIỆT NAM




Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 60 22 34




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN






Thành phố Hồ Chí Minh - 2009



Lời cảm ơn




Đề tài này được thực hiện hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình
của PGS. TS. Đoàn Thị Thu Vân cùng sự góp ý của các Giáo sư – Tiến sĩ

phản biện và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
những sự giúp đỡ chân thành và quý báu đó.
Dù đã rất nỗ lực, song do khả năng và thời gian hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những điểm thiếu
sót. Kính mong nhận được sự
đóng góp chân thành từ các Giáo sư – Tiến sĩ cũng như các bạn đồng
nghiệp.

Người thực hiện
Trần Thị Thu Hiền


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều thời kì.
Trong từng thời kì, do đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá xã hội, hệ tư
tưởng… nên diện mạo văn học không tránh khỏi có sự khác nhau. Văn học Lý
– Trần ra đời trong hoàn cảnh cả đất nước liên tục chiến đấu chống ngoại xâm
và Phật giáo phát triển cực thịnh nên bên cạnh mảng văn học yêu nước còn có
sự xuất hiện của mảng thơ th
iền như một khu vườn nghệ thuật mới lạ và đầy
sức thu hút. Dù do hoàn cảnh lịch sử, tác phẩm thơ văn thiền không còn lại
bao nhiêu, nhưng xuất phát từ tinh thần “thức nhất phiến, tri toàn thiên” ta vẫn
tìm thấy nhiều điều thú vị.
Trong rừng Thiền đa sắc ấy, Tuệ Trung là người may mắn khi
tác phẩm
của ông còn lại tương đối nhiều so với các tác giả cùng thời. Tuy nhiên Tuệ
Trung được người đời sau ca ngợi không phải ở số lượng tác phẩm mà chính
là ở những đóng góp của Thượng sĩ cho thời đại Lý Trần nói riêng, cho văn

thơ thiền Việt Nam nói chung. Sáng tác của một thiền sư – cư sĩ, tất nhiên
hàm chứa những triết lí của Phật giáo. Song nếu xem chúng chỉ đơn thuần là
giáo lí, truyền giảng kinh Phật thôi thì chưa đủ. Bởi vì “giữa thơ thiền và lời
triết lí truyền giáo có khoảng cách rất xa. Cái gì tạo nên khoảng cách ấy?
Đó
là chất thơ, là rung cảm nghệ thuật, là cảm quan sáng tạo của nhà thơ trước
cuộc đời, là ẩn tàng bao dấu ấn tâm hồn của nhà thơ trong đó...” [109, tr.492].
Nhận định này của tác giả Nguyễn Phạm Hùng tuy viết về “Thơ thiền v
à việc
lĩnh hội thơ thiền thời Lý” song cũng rất phù hợp khi nói về Tuệ Trung. Ông
là một thiền gia lỗi lạc được người đương thời rất mực đề cao, đồng thời cũng
là một nghệ sĩ có lối viết riêng khó lẫn.




Đóng góp của Tuệ Trung là không thể phủ nhận, song do xa lạ với
sách giáo khoa cũng như do cái chất uyên áo không dễ lí giải trong các tác
phẩm thơ thiền nên Thượng sĩ vẫn còn là nhân vật mới mẻ, nếu không muốn
nói là lạ lẫm với phần đông độc giả. Bởi vậy, tìm hiểu những đóng góp của
Tuệ Trung cho thơ thiền Việt Nam là một cách đưa nhà thơ – nhà triết học có
vai trò quan trọng đối với học phong của một thời đại hoàng kim
trong lịch sử
dân tộc đến với mọi người, đồng thời cũng là mở ra cho bản thân cơ hội được
hiểu thêm về Thượng sĩ cũng như thơ văn thời đại Lý Trần.
2. Lịch sử vấn đề:
Tuệ Trung Thượng sĩ là cây đại thụ trong rừng thiền Việt Nam. Cho
đến nay đã có khá nhiều bài tham luận, công trình viết về ông. Các công trình
đó có thể chia làm hai hướng nghiên cứu sau:
2.1. Tuệ Trung là một bộ phận nhỏ trong đối tượng nghiên cứu:

2.1.1. Nội dung nghiên cứu thiên về tư tưởng Phật giáo:
- Năm
1985, Ủy ban khoa học xã hội – Viện nghiên cứu triết học cho
xuất bản quyển Lịch sử Phật Giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên.
Công trình này bàn về Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập từ Ấn Độ sang vào
thế kỉ thứ II cho đến thế kỉ XIX. Trong phần bàn về đặc điểm P
hật giáo đời
Trần, công trình này có đề cập ngắn gọn đến tư tưởng thiền của Tuệ Trung.
Qua đó khẳng định: “Tuệ trung không xuất gia, ông là một cư sĩ, nhưng có
trình độ thiền học cao” [106, tr.248].
- Nguyễn Đăng Thục đã công bố một loạt công trình như: Thiền học
Việt Na
m, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (nhiều tập), Lịch sử triết học phương
Đông (nhiều tập)… bàn về Thiền tông Việt Nam và tính kế thừa của nó qua
nhiều thời kì. Đặc biệt trong công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập IV,
NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992, ở chương XIII – “Trúc Lâm bí quyết” hay
thiền học đời Trần, tác giả đã bàn về những điểm đáng ngờ trong hành trạng




của Tuệ Trung Thượng sĩ cũng như tìm hiểu tư tưởng Thiền của ông. Qua sự
phân tích, lí giải, tác giả kết luận: tinh thần thiền học đặc biệt của Thượng sĩ
là “không ăn chay, không cầu Phật, không “học Thiền”, không thuyết pháp,
chỉ thuyết thực nghĩa là chỉ thực nghiệm cái chân lí nghệ thuật thiên nhiên tự
do, phóng khoáng” [51, tr.222].
- Nguyễn Lang, trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, NXB
Văn học, 1992, đã dành bảy chương trong tổng số mười lăm chương để giới
thiệu về Phật giáo đời Trần. Riêng ở chương XI, tác giả đã dành một dung
lượng khá lớn trang viết giới thiệu về Tuệ Trung Thượng sĩ với các phần sau:

+ Diện mục Tuệ Trung
+ Hòa quang đồng t
rần
+ Đập vỡ thái độ bám víu vào khái niệm
+ Phá vỡ những vấn đề giả tạo
+ Diệu khúc bản lai tu cử xướng
Qua năm p
hần lớn này, Nguyễn Lang khẳng định Tuệ Trung là một
thiền gia lớn có hành trạng đặc biệt: “Tùy tục hay không tùy tục, trộn lẫn với
đời hay không trộn lẫn với đời, hành tung của tuệ Trung chỉ có thể là hành
tung của Tuệ Trung, chẳng ai có thể bắt chước mà trở nên một Tuệ Trung
được” [66, tr.312].
- Năm 1995, quyển Thiền học đời Trần do Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam
xuất bản, gồm 28 bài viết của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề tác
phẩm, tư tưởng của các thiền gia đời Trần. Trong số đó có thể kể đến bốn bài
viết đề cập trực tiếp về Tuệ Trung Thượng sĩ: Con người Tuệ Trung Thượng
sĩ của Minh Chi, Chất thiền nơi Tuệ Trung Thượng sĩ của Thích Minh Tuệ,
Tuệ Trung Thượng sĩ và Tinh t
hần siêu phóng của Tuệ Trung Thượng sĩ của
Thích Thanh Từ. Bốn bài viết này lí giải về thân thế, phong cách và đạo Thiền
của Tuệ Trung Thượng sĩ. Các tác giả chỉ ra tâm hồn của Tuệ Trung Thượng




sĩ là một tâm hồn siêu thoát, có thể hòa ánh sáng của mình vào cõi đời bụi
bặm.
- Nguyễn Hùng Hậu viết Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập
I, Từ khởi nguyên đến thế kỉ XIV, NXB Khoa học xã hội, năm 2000 và

Trương Văn Chung bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ về Tư tưởng triết
học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần năm 1996. Cả hai công trình này đều
đi vào phân tích, tổng kết tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm
qua
việc phân tích hành trạng và tác phẩm của từng nhân vật Thiền phái như: Trần
Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền
Quang. Tuệ Trung xuất hiện trong hai công trình này đều với vị thế là bậc
thầy về tư tưởng đối với người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Tư tưởng
Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ được Trương Văn Chung khẳng định là

“thiền hành động, thiền nhập thế tích cực (...). Tính tích cực ở đây không chỉ
ở sinh hoạt hàng ngày mà có mục đích cao cả và lớn lao (...). Thiền ở Tuệ
Trung Thượng sĩ không dừng lại ở hoạt động giới hạn trong việc hành thiền
như ngồi thiền, tu thiền… Mà Thiền ở Tuệ trung Thượng sĩ được khái quát
hơn, rộng lớn hơn, có thể gọi là
sống thiền.” [105, tr.58]. Còn Nguyễn Hùng
Hậu nhấn mạnh: “Tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ có ảnh hưởng lớn đến
Phật giáo đời Trần đặc biệt là Thiền Trúc Lâm Yên Tử (…). Ông là một nhà
tư tưởng hiếm có của nước ta” [60, tr.128]. Tác giả minh giải nhận định trên
thông qua hai phần “Thế giới quan của Tuệ trung Thượng sĩ” (mục 2.2.4 –
chương II) và “Nhân sinh quan của Tuệ trung Thượng sĩ” (mục 3.2.5 –
chương III).
- Quyển Lịch sử Phật giáo Việt Na
m, tập III (Từ Lý Thánh Tông đến
Trần Nhân Tông) của Lê Mạnh Thát được NXB Tp. Hồ Chí Minh ấn hành
năm 2002 đã lý giải về hành trạng của Tuệ Trung Thượng sĩ cũng như khẳng





định những đóng góp của ông về mặt tư tưởng. Tác giả Lê Mạnh Thát khẳng
định:
Có thể nói lối sống thiền mà Tuệ Trung Trần Tung đưa ra vừa
là một tổng kết tinh hoa tư tưởng của một giai đoạn Phật giáo mà
bắt đầu với vua Lý Thánh Tông và dòng Thiền Thảo Đường, đồng
thời vừa mở ra một giai đoạn Phật giáo mới, giai đoạn Phật giáo cư
trần lạc đạo của vua Trần Nhân Tông (
...). Tuệ Trung Trần Tung
không chỉ cống hiến cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả Phật
giáo thế giới. [25, tr.788].
- Trong công trình Tư tưởng Việt Nam thời Lý Trần do PGS. TS.
Trương Văn Chung và PGS. TS. Doãn Chính đồng chủ biên (NXB Chính trị
quốc gia, 2008) có hai bài viết đề cập trực tiếp đến Tuệ Trung Thượng sĩ. Bài
Bước đầu tìm hiểu tư tưởng triết học Tuệ Trung Thượng sĩ của CN. Diệu
Minh bàn bạc về bản thể luận và nhận thức luận của Thượng sĩ. Trên cơ sở
đó, tác giả bài viết k
hẳng định:
Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng sĩ đã trở thành một
trong những cơ sở lí luận, là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho Phật
hoàng Trần Nhân Tông sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,
trở thành giá đỡ tinh thần vững chắc cho sự thống nhất cao về tư
tưởng trong đời sống xã hội, đưa chế độ phong kiến Việt Nam bước
vào thời kì phát
triển hưng thịnh rực rỡ vào bậc nhất trong lịch sử.
[104, tr.140].
Bài Thiền học của Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung và hiện tượng học
của Edmund Huserl: một số điểm tương đồng trong học thuyết về nhận thức
và phương pháp luận triết học của Ths. Nguyễn Trọng Nghĩa khi tiến hành so
sánh đã đá
nh giá: “Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung (1230 – 1291) là một nhà





Thiền học xuất sắc thời Trần, giữ vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết
học Việt Nam thế kỉ XIII.” [104, tr.141].
- Gần đây nhất vào tháng 11 năm 2008, tại Quảng Ninh đã diễn ra hội
thảo về Trần Nhân Tông nhân 700 năm ngày vị tổ thứ nhất của phái Thiền
Trúc Lâm viên tịch. Trong hội thảo này có rất nhiều bài tham luận khi viết về
Trần Nhân Tông như: Vua Trần Nhân Tông và tinh thần “Bụt ở trong
nhà”, Vua Trần Nhân Tông và bài học giải phóng dân tộc… được đăng tải
trên các website đã tôn kí
nh đề cập đến tư tưởng của Tuệ Trung với tư cách là
người thầy, người chắp hạt giống chánh pháp cho vị vua này.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu thiên về văn học:
Hướng nghiên cứu này có các công trình đáng lưu ý như:
- Quyển Văn học trung đại Việt Nam do Lê Trí Viễn chủ biên (tài liệu
lưu hành nội bộ của trường Đại học Sư phạm T
p. Hồ Chí Minh, 1985) và
quyển Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX) do Đoàn Thị
Thu Vân chủ biên (NXB Giáo Dục, 2008) khi viết về văn học thời đại Lý –
Trần, có đề cập đến một số câu hoặc bài thơ của Tuệ Trung để minh họa cho
các đặc điểm nội dung, nghệ thuật của t
hơ Thiền thời đại.
- Hai chuyên luận của tác giả Nguyễn Công Lý là Bản sắc dân tộc
trong văn học Thiền tông thời Lý Trần (NXB Văn hóa thông tin, 1997) và
Văn học Phật giáo thời Lý Trần – diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2002) cung cấp cho độc giả cái nhìn có hệ thống,
đầy đủ về diện mạo, đặc điểm và bản sắc dân tộc trong văn học thời Lý
Trần,

đặc biệt là về dòng văn học Phật giáo của một thời đại phát triển rực rỡ vào
bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Để củng cố vững chắc các luận
điểm của mình, tác giả trích dẫn nhiều dẫn chứng, bao gồm trong đó cả những
sáng tác của Tuệ Trung.




- Nguyễn Phạm Hùng với ba chuyên luận: Văn học Lý – Trần nhìn từ
thể loại (NXB Giáo Dục, 1996), Thơ thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử
và tư tưởng (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998) và Trên hành trình văn
học trung đại (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) đã đưa ra nhiều lí giải
thú vị về thơ thiền Việt Nam qua các thời kì (thời nhà Lý, thời nhà Trần, thời
nhà Lê đến nhà Nguyễn) cũng như sự cần thiết phải nghiên cứu thơ thiền từ
khía cạnh thể loại. Đặc biệt trong công trình Thơ thiền Việt Nam – Những
vấn đề lịch sử và tư tưởng (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998), ở chương
V – Thơ thiền thời Trần, Nguyễn Phạm hùng đã chỉ ra nét riêng trong sáng tác
của các gương mặt tiêu biểu cho thơ thiền thời kì này như: Trần Thái Tông,
Trần Tung (Tuệ Trung), Trần Nhân Tông, Huyền Quang. Khi viết về Tuệ
Trung, tác giả nhận định: “Cái độc đáo của nội dung thơ thiền Trần Tung là ở
tư tưởng phóng cuồng hết sức mạnh liệt. Cái độc đáo của hình thức thơ thiền
Trần Tung là mở rộng các biện pháp biểu hiện, từ thơ tới ca. Ca từ bằng chữ
Hán của Trần Tung khó có tác gia thiền nào sánh kịp…” [68, tr.152]
.
- Tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã có một loạt bài viết bàn về văn học Lý
Trần đăng trên TCVH như: Một vài nhận xét về thơ thiền Lý Trần, TCVH,
1992, số 2, tr.35; Quan niệm về con người trong thơ thiền Lý Trần, TCVH,
1993, số 3, tr.12; Khoảnh khắc “Quên” trong thơ thiền, TCVH, 1998, số 4,
tr.90… Và đáng chú ý hơn cả là quyển chuyên luận Khảo sát đặc trưng nghệ
thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XVI (NXB Văn học và Trung

tâm
nghiên cứu Quốc học, 1996). Trong công trình này, tác giả tập trung khảo
sát đặc điểm nghệ thuật của thơ thiền Lí Trần về các mặt: ngôn ngữ, hình
tượng, giọng điệu, thể loại và kết cấu. Ở đó, nhiều sáng tác của Tuệ Trung đã
được dẫn chứng và phân tích để làm sán
g tỏ cho các luận điểm.
- Lê Giang, năm 2001 đã bảo vệ thành công luận án ngữ văn về Ý thức
văn học cổ trung đại Việt Nam. Trong mục 1.3.2. Ý thức văn học của các




thiền sư thời Lý Trần, tác giả nhận thấy: Tuệ Trung là thiền gia sống theo cảm
hứng tự do giống như Bố Đại hòa thượng, thiền sư Phổ Hóa, sư Trí Dược…
Đồng thời Lê Giang khẳng định: “cho đến trước khi Trần Tung xuất hiện,
chưa bao giờ chúng ta gặp một hồn thơ tự do, hào sảng đến như thế” [24,
tr.40]. Tác giả không phân tích sâu nhận định này, nhưng có trích dẫn bài Đề
tịnh xá và một đoạn trong Phóng cuồng ngâm làm
dẫn chứng.
- Năm 2008, luận án tiến sĩ ngữ văn Giá trị văn học trong tác phẩm
của Thiền phái Trúc Lâm của Trần Lý Trai đã lí giải tác phẩm của Tuệ
Trung cùng những sáng tác của các tác giả thuộc Thiền phái về các mặt:
+ Tư tưởng Thiền học với quan điểm Phật tại tâm, chủ thuyết cư trần
lạc đạo, tinh thần tùy duyên, phương thức hành Thiền tu chứng.

+ Những cảm hứng chính như: cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng
cõi thiên nhiên Phật nhiệm màu, cảm hứng nhân văn – thế sự, cảm hứng quê
hương đất nước – quê hương Thiền tông.
+ Giá trị nghệ thuật về các mặt: thể loại, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ
thuật.

Đối tượng chính của các công trình này là văn học của cả một thời đại,
Tuệ Trung chỉ là một tác giả trong số rất nhiều tác giả góp phần làm
nên diện
mạo văn học của thời đại ông đương sống. Vì vậy thơ văn của Thượng sĩ chưa
được bàn bạc cặn kẽ.
2.2. Tuệ Trung là một đối tượng chính của công trình nghiên cứu:
- Hướng nghiên cứu này có bài viết của Nguyễn Huệ Chi xuất hiện từ
rất sớm t
rên Tạp chí Văn học: Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ
thiền thời Lý Trần (TCVH, 1977, số 4, tr.116). Trong bài viết này, Nguyễn
Huệ Chi ngoài việc chỉ ra sự nhầm lẫn của Bùi Huy Bích (tác giả Hoàng Việt
thi tuyển) về thân thế của Tuệ Trung còn đề cập đến sự “lạ” trong sáng tác
của Thượng sĩ. Đó là thơ ca của Tuệ Trung “thể hiện khá đậm nét bản sắc con




người nhà thi sĩ (…). Bởi vì, nói đến Phật là nói đến vô tâm, là bình đẳng, là
không sai biệt (…). Ấy vậy mà một nhà tu hành trong quá trình cầu đạo lại
dám thả lỏng cho bản ngã của mình tự do bộc lộ” [54, tr.127].
- Nguyễn Duy Hinh, năm 1998 đã hợp tác với NXB Khoa học xã hội
xuất bản quyển sách Tuệ Trung nhân sĩ – Thượng sĩ – Thi sĩ . Công trình
này gồm ba chương chính:
+ Chương I: Tuệ Trung – nhân sĩ, Nguyễn Duy Hinh tập trung xác
định vị trí của Tuệ Trung trong lịch sử bảo vệ nước nhà cũng như trong lịch
sử phát triển của Thiền tông ở Việt Nam.
+ Chương II: Tuệ Trung – T
hượng sĩ, Nguyễn Duy Hinh minh giải
một số vấn đề Thiền học chính của Tuệ Trung.
+ Chương III: Tuệ Trung – thi sĩ, Nguyễn Duy Hinh tiến hành phân

loại thơ của Tuệ Trung (không xét phần Đối cơ và Tụng cổ) thành hai nhóm
thơ thiền ý và thơ th
iền lí. Trong quá trình phân loại, dựa theo hai nhóm này,
tác giả lí giải nội dung của từng bài thơ, nhưng không phân tích kĩ chất thơ
trong tác phẩm của Thượng sĩ.
Qua ba chương này, Nguyễn Duy Hinh khẳng định: “Tuệ Trung là một
nhân sĩ quý tộc, một Thượng sĩ hạng trí giả, một nhà thơ thiền mà chất Lão
Trang đậm đà trong hình tượng thơ ca (…). Thơ thiền của Tuệ Trung thoát
tục mà không xuất thế, cuồng mà không say.” [48, tr.254]
.
- Năm 2000, Viện khoa học xã hội – Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm
đã kết hợp với NXB Đà Nẵng cho ra đời quyển Tuệ Trung thượng sĩ với
Thiền tông Việt Nam. Ngoài phần giới thiệu của NXB, 3 bài viết về Trần
Hưng Đạo, Ngô Thì Nhậm, Huyền Quang và 2 bài viết nhận xét chung về
Thiền tông Việt Nam, công trình gồm 30 bài tham luận của các tác giả khác
nhau phân tích, lí giải tư tưởng Thiền học và đặc điểm
con người Tuệ Trung
thông qua sáng tác và các giai thoại. Trong các bài viết, các tác giả đã thống




nhất Tuệ Trung là thiền gia, nhà tư tưởng, nhà quân sự, đồng thời là vị thầy
của Sơ Tổ Trúc Lâm, có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đến Thiền tông đời
Trần nói riêng, Thiền tông Việt Nam nói chung. Trong công trình này có một
số bài viết khẳng định sáng tác của Tuệ Trung ngoài việc thể hiện ông là một
thiền sư uyên thâm, còn có giá trị văn chương, cho thấy Tuệ Trung không chỉ
là Thượng sĩ mà còn là thi sĩ. Thích Tín Đạo nhận định:
(…)Trong Thượng sĩ ngữ lục (…) đi sâu vào lĩnh vực nghiên
tẩm và thưởng thức, chúng ta sẽ bắt gặp t

rong đó những nguồn cảm
hứng tuyệt vời qua cái nhìn của một thiền sư cư sĩ, âm điệu nhẹ
nhàng toát lên một cách nhịp nhàng rung chuyển về cả hai mặt:
nghệ thuật thẩm mĩ và tư tưởng siêu thoát…
(…)Thượng sĩ không những làm nổi bật hình ảnh một cư sĩ đã
thâm nhập lẽ đạo trong việc dốc tâm thọ pháp tu tập thực hành về
Thiền học với cá
c thiền sư nổi tiếng thời đó để chứng ngộ pháp
chánh, ông còn là hình ảnh một thi nhân không những chỉ biết rung
cảm ca tụng vẻ thẩm mĩ của thiên nhiên, mà còn biết thưởng thúc
nét sinh động hay tịch lặng của nó qua lăng kính nhìn về thực tại...
[107, tr.185].
Cùng gặp gỡ với ý kiến trên, Trần Thanh Đạm khẳng định thê
m:
(…)Vị Thượng sĩ ấy trước hết là một thi sĩ. Có lẽ phải dành
cả một chuyên đề riêng để bàn về thi hứng và thi pháp thơ Tuệ
Trung. Tôi cứ nghĩ rằng trong các thiền gia thời Lý – Trần thì Tuệ
Trung thi sĩ hơn cả. Đặc biệt ông là cao thủ về thơ tứ tuyệt vốn
cũng là một lợi khí nghệ thuật của Thiền tông Trung Hoa, Nhật Bản,

Việt Nam. Những bài tứ tuyệt của Tuệ Trung về tứ thơ thầm trầm và
lời lẽ cao đẹp có thể sánh với thơ Vạn Hạnh, Viên Chiếu đời Lý,
song ở ông phong phú, dồi dào hơn… [107, tr.276].




Đó quả là những nhận định tinh tế, tiếc là các tác giả chưa lí giải cụ thể.
Tuy nhiên, có thể khẳng định tập sách là một công trình rất có giá trị, gợi mở
nhiều điều thú vị về hành trạng, lối sống, tư tưởng cũng như đóng góp về thơ

văn của Tuệ Trung Thượng sĩ.
Ngoài ra còn có một số bài viết in rải rác trên các website như: Hiểu
thêm tâm trạng của Tuệ Trung Thượng sĩ qua một số bài thơ thiền của Hà
Quảng (http:// gio-o.
com), Thơ thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung của
Lê Thiếu Nhơn (http:// lthieunhon.com), Tuệ Trung Thượng sĩ Ngữ lục giảng
giải của Thích Thanh Từ (http:// www thuvienhoasen.com), Những dòng thơ
đời của Tuệ Trung Thượng sĩ của Huệ Thiên (http:// www quangduc.com),
Con trâu đất – một biểu tượng độc đáo của Tuệ Trung của Thích Đức Thắng
(http:// www thuonghylenien.
com), Thơ thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ của
Vũ Quần Phương (http:// www daouduytue.com)…
Nhìn chung các bài tham luận và các công trì
nh nghiên cứu nêu trên
chủ yếu tìm hiểu Tuệ Trung với tư cách là con người Thiền học, khai thác sâu
tư tưởng thiền học của Thượng sĩ. Chưa có công trình nào tập trung khai thác
về Tuệ Trung với tư cách là một nhà thơ với những đóng góp của ông về cả
nội dung – tư tưởng lẫn nghệ thuật cho thơ thiền Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả
những điều đã được lí giải là cơ sở quý báu, cần thiết để luận văn bước đầu
tìm
hiểu về Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ thiền Việt
Nam với tư cách là nhà thơ thiền một cách tương đối toàn diện, có hệ thống
và chuyên sâu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Ngay tên đề tài đã cho thấy đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là
thơ thiền của Tuệ Trung. Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu thơ thiền Tuệ
Trung với mục đích m
inh họa cho tư tưởng Thiền học mà đi sâu tìm hiểu
đóng góp của Thượng sĩ cho thơ thiền Việt Nam.





Về thuật ngữ thơ thiền, từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên
cứu đề cập, giới thuyết.
Đoàn Thị Thu Vân trong luận án PTS Khảo sát đặc trưng nghệ thuật
của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV, cho rằng: Thơ Thiền là những
bài thơ của các tác giả là Thiền sư hoặc không phải là thiền sư nhưng hâm mộ
Thiền, có nghiên cứu và hiểu biết về Thiền, sáng tác theo những nội dung:
- Trực tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông – đó l
à những bài kệ.
- Gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông bằng hình ảnh trong
thiên nhiên và cuộc sống hằng ngày với cách nói ẩn dụ, nghịch ngữ…
- Bày tỏ cảm
xúc mang ý vị Thiền trước cái đẹp của thiên nhiên, con
người, cuộc sống; hoặc bày tỏ trạng thái tâm
tư đã giác ngộ chân lí, miêu tả
cái đẹp vi diệu bên trong con người.
Nguyễn Công Lý t
rong công trình Văn học Phật giáo thời Lý Trần
diện mạo và đặc điểm lại cho thơ văn thiền gồm có bốn loại:
- Loại thứ nhất là kệ: trực tiếp t
rình bày giáo lí, tư tưởng nhà Phật bằng
hình thức thơ ngắn gọn, cô đúc.
- Loại thứ hai là kệ được thi vị hoá (còn gọi là thơ triết lí): thể hiện triết
lí nhà Phật
thông qua thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn với ngôn ngữ lung linh,
đầy hình ảnh đẹp và gợi cảm, giàu chất thơ.
- Loại thứ ba là thơ mang cảm hứng Thiền học: là những bài thơ m
ang

cảm xúc trữ tình nhưng nội dung có đề cập đến tâm, Phật, sinh, tử, Niết bàn,
chân như, sắc không…
- Loại thứ tư là thơ tức cảnh sinh tình, bộc lộ cảm xúc, tâm t
rạng của
Thiền sư đối với cái lung linh mỹ lệ của ngoại cảnh thông qua cảm quan
Thiền học.
Như vậy, qua hai công trình trên có thể thấy khái niệm thơ thiền là một
thuật ngữ có hàm
nghĩa tương đối rộng và có tính chất mở. Trên cơ sở tiếp




thu, tổng hợp những quan niệm đã đề cập, khi nghiên cứu thơ thiền Tuệ
Trung, thuật ngữ thơ thiền được người viết sử dụng để chỉ toàn bộ 49 bài thơ
tách riêng và những câu, đoạn thơ rải rác trong hai phần Đối cơ và Tụng cổ
trong tác phẩm Thượng sĩ ngữ lục.
Về tài liệu: các sáng tác của Tuệ Trung đem
ra khảo sát được lấy trong
quyển Thơ văn Lý Trần, tập II, quyển t
hượng, do Nguyễn Huệ Chi chủ biên,
Uỷ ban KHXHVN, Viện văn học, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 (có
đối chiếu với Tổng tập văn học Việt Nam, tập II – trọn bộ 42 tập – của nhà
xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, năm 2000).
Về nội dung, kế thừa những bài viết của người đi trước mang tính
gợi
ý, định hướng, luận văn sẽ tập trung khai thác những đóng góp của Thượng sĩ
cho thơ thiền Việt Nam về cả hai mặt nội dung – tư tưởng và nghệ thuật. Vấn
đề tiếp cận tuy không mới nhưng là bước đi căn bản cần thiết để nhìn nhận tác
giả dưới góc độ một thiền sư – nhà thơ.

4. Đóng góp của luận văn:
Như đã khẳng định, Tuệ Trung là người chuộng đạo Thiền, lại là người
có đạo học uyên thâm, tác phẩm của ông tất nhiên là những t
ác phẩm nói về
đạo Phật, song do cách truyền giảng đặc biệt, chúng còn là những tác phẩm
văn học. Vì vậy thiết nghĩ cũng nên xét đóng góp của Thượng sĩ từ góc độ của
một nhà thơ thiền.
Trong l
uận văn này, dựa trên cơ sở của những công trì
nh nghiên cứu
trước, người viết bàn thêm về những vấn đề sau:
- Phát hiện những đóng góp về nội dung – tư tưởng của Tuệ Trung cho

thơ thiền Việt Nam trên cơ sở so sánh với các tác giả đời Lý và sự kế thừa của
các tác giả đời Trần.




- Phát hiện và lí giải một số nét riêng về đặc trưng nghệ thuật của thơ
thiền Tuệ Trung trong quan hệ với đặc trưng nghệ thuật chung của thời đại Lý
Trần.
Với việc lí giải những vấn đề trên, luận văn góp thê
m một cách nhìn để
hình tượng nhà thơ Tuệ Trung trở nên hoàn thiện hơn.
5. Phương pháp nghiê
n cứu:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp và
thao tác s
au:

- Phương pháp phân tích: Để rút ra những đóng góp của tác giả của
Tuệ Trung cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, việc trước tiên cần làm là đi
vào phân tích chính những sáng tác của nhà thơ này. Trên cơ sở đó sẽ có cái
nhìn đầy đủ, chính xác hơn về những đặc điểm đáng lưu ý.
- Phương pháp tổng hợp (Phương pháp hệ thống):
Đây là phương pháp
hữu hiệu trong việc xác định những đóng góp chính của Tuệ Trung. Đặc điểm
về nội dung cũng như nghệ thuật của một tác giả thường trải dài trong suốt
quá trình sáng tác chứ ít khi thể hiện đầy đủ trong chỉ một tác phẩm (trừ một
số trường hợp đặc biệt như Truyện Kiều của Nguyễn Du). Sáng tác của Tuệ
Trung cũng không ngoại lệ. Vì vậy cần có một cái nhìn xuyên suốt để chỉ ra

những đặc điểm cần lưu ý, đồng thời cũng là những đóng góp trong toàn bộ
tác phẩm của ông.
- Phương pháp so sánh – lịch sử: Để làm nổi bật những đóng góp riêng
của Tuệ Trung cho thơ Thiền Việt Nam, không thể tách tác giả ra khỏi dòng
chảy của thơ văn thời đại. Chỉ khi đặt nhà thơ trong quan hệ so sánh với
những bậc tiền bối đi trước, cũng như thế hệ các tác giả cùng t
hời và sau đó,
mới thấy được ông đã kế thừa điều gì và sáng tạo ra điều gì mới mẻ.
- Thao tác thông kê: tuy sử dụng không nhiều, song đây là thao tác cần
thiết để tạo nên cơ sở nhận định mang tính khoa học ở những chỗ cần thiết.




6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, phần cơ bản của luận văn gồm có ba chương:
- Chương 1: Thời đại Lý Trần và Tuệ Trung Thượng sĩ (Đề cập đến:

thời đại Lý Trần, Phật giáo Thiền tông thời Lý Trần, hành
trạng của Tuệ Trung Thượng sĩ).
- Chương 2: Những đóng góp về nội dung – tư tưởng của Tuệ Trung
cho thơ thiền Việt Nam (Gồm các nội dung: tư tưởng “t
ùy
duyên”, tinh thần phá chấp triệt để, tinh thần tự tin vào bản
thân, tinh thần dung hợp tam giáo).
- Chương 3: Những đóng góp về nghệ thuật của Tuệ Trung cho thơ
thiền Việt Nam (Khai thác các mặt: ngôn ngữ, giọng điệu,
hình tượng, thể thơ và kết cấu).


















Chương 1:
THỜI ĐẠI LÝ TRẦN VÀ TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ


1.1. Bối cảnh lịch sử – xã hội thời Lý Trần
Mùa đông năm 938, phát huy truyền thống yêu nước, bền bỉ đấu tranh,
bằng mưu lược tài ba, Ngô Quyền đã chiến thắng quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập
tự chủ. Tuy nhiên sau mười một thế kỉ bị đô hộ bởi giặc phương Bắc, đất
nước ta phải đi lên từ một cơ sở vật chất yếu kém
với tài nguyên khánh kiệt,
nhân dân mỏi mệt sau thời gian bị kìm kẹp, lại thêm sự giao lưu bất bình đẳng
từ âm mưu đồng hóa. Nhiệm vụ đặt ra cho những thế hệ đi đầu quả không dễ
dàng.
Nhưng chính trên mảnh đất hoang tàn ấy, bằng tinh thần quật khởi, dân
tộc Đại Việt đã xây dựng nhà nước phong kiến độc lập ngày càng hùng mạnh
và phát triển về mọi mặt qua nhiều triều đại: Ngô (939-967), Đinh (968-980),
Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Trần (1225-1400), Hồ (1400-1007)…
Bên cạnh khôi
phục lại những giá trị tinh thần truyền thống, dân tộc ta đã
khôn ngoan lấy mình làm chủ để đón nhận tinh hoa văn hóa nước ngoài nhằm
tạo nên một nền văn hóa vừa phong phú vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Với tinh
thần ấy, sau mấy triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đặt n
hững nền móng đầu tiên,
đến triều đại Lý và Trần (gọi chung là thời đại Lý Trần), Đại Việt trở thành
đất nước phát triển về mọi mặt.
Sự lớn mạnh của Đại Việt thể hiện trước hết ở khía cạnh chính trị.
Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định Đại
Việt là đất nước độc lập thống nhất có chủ quyền. Từ cái mốc lịch sử này dân
tộc ta đã tiếp tục ba lần đại thắng quân Tống (981, 1075, 1077), bì
nh định
quân Chiêm Thành (1069), đặc biệt là ba lần đẩy lui đế quốc Nguyên Mông vĩ





đại từng chiếm giữ nhiều quốc gia ở Châu Á và Châu Âu. Cán cân ngoại giao
giữa Đại Việt và các nước phương Bắc ở thời kì này luôn được giữ ở thế cân
bằng. Dân tộc ta nhất quyết từ chối những yêu sách vô lí của ngoại bang đồng
thời khéo léo và quyết liệt buộc họ phải trả lại kì hết đất đai thuộc về Đại
Việt.
Tốc độ phát triển mau lẹ này còn thể hiện rõ ở mặt kinh tế. Nếu dưới
triều Ngô, Đinh công cuộc khôi
phục kinh tế chưa đạt thành tựu là bao thì đầu
thời nhà Lý trở đi công cuộc xây dựng đó đã thực sự khởi sắc, đặt nền tảng
cho sự phát triển vững chắc. Nông nghiệp được chú trọng, việc khẩn hoang và
xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp rất được coi trọng.
Hàng loạt ngành nghề thủ công truyền thống như dệt, gốm, in, chạm k
hắc, mĩ
nghệ… được khôi phục và phát triển. Nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc trên gỗ,
đá, gốm đạt đến trình độ khá cao. Đặc biệt là hình ảnh con rồng – con vật linh
của người Việt đã được tạc trên đình chùa với dáng vẻ mềm mại uyển chuyển.
Nhiều công trình nổi tiếng xuất hiện như: chùa Diên Hựu (chùa Một cột) đời
Lý, Tháp Phổ Minh ở Nam Định, Tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phúc vào đời Trần…
Thời đại này còn tạo ra bốn công trình nổi tiếng được mệnh danh là “An Nam

tứ đại khí”. Đó là: Tháp Báo Thiên, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông
Quy Điền và đỉnh (vạc) chùa Phổ Minh.
Việc học tập, thi cử đào tạo nhân tài, xây dựng đất nước cũng được
quan tâm. Ở đời Lý bên cạnh lệ bảo cử và
tiến cử làm quan, đến đời Vua Lý
Thánh Tông và Lý Nhân Tông còn có kỳ thi tuyển chọn nhân tài. Nhà Lý còn
cho xây dựng Văn miếu (1070), mở trường Quốc tử giám (1076). Sang đời

Trần, nhà nước đã ra lệ thi và các kì thi đồng thời đặt ra các học vị chính thức
trong thi cử. Việc học không chỉ đóng khung ở kinh thành, trong giới quý tộc
mà còn mở rộng ra các địa phương. Các sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian
được ưa chuộng từ vua chúa đến thứ dân. Theo Đại Việt sử kí, trong cung




mỗi khi có yến tiệc, các vua quan thường múa hát theo những điệu dân gian,
tay người nọ đặt lên vai người kia, chân người nọ dẫm lên chân người kia
không phân biệt ngôi thứ, phẩm cấp. Đó là những hình ảnh sinh động, hiếm
thấy trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Chính điều ấy đã tạo nên cho thời đại
Lý Trần không khí chan hòa, thân dân mà không một triều đại nào về sau có
được.
Vào thời kì này, ngoài tín ngưỡng dân gian, đạo Phật, đạo Nho, đạo
Lão đều được tiếp nhận, tinh lọc với tinh thần cởi mở và sáng tạo của con

người thời đại. Đặc biệt đây là thời kì Phật giáo đóng vai trò tích cực trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo lí Phật giáo khi vào Đại Việt đã
hòa quyện với tín ngưỡng dân gian, kết hợp với Nho giáo và Đạo giáo, trở
thành một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng của
dân tộc. Chính sách “Tam giáo
đồng nguyên”, dựa trên yếu tố cốt lõi là tư
tưởng tiến bộ của Phật giáo đã làm nên hào khí vang dội của thời đại Lý Trần
– Thời đại tập trung tất cả những tinh hoa trong đời sống tư tưởng của con
người: đức độ, trí tuệ và tình cảm.
Hào khí ấy, học phong ấy dựa trên nền kinh tế, chính trị, giáo dục tiến
bộ đã khiến thời đại Lý Trần phát triển đạt đến đỉnh cao của sự phồn thịnh và

tạo nên hình ảnh con người với nhân cách cao đẹp đáng kính, “phản ảnh đúng

đặc trưng tinh thần của thời đại: nhân thứ, khoan dung, rộng mở, dân chủ mà
dũng liệt” [45, tr.68]. Đó là những ông vua anh minh, thương dân như con
như Lý Thánh Tông. Làm vua mà dễ dàng từ bỏ ngai vàng như “trút chiếc
giày rách” như Trần Thái Tông lúc trẻ; khi về già lại nhường ngôi cho con,
làm
thái thượng hoàng cùng xây dựng chính sự. Đó là những vị tướng vì an
nguy của xã tắc sẵn sàng xóa bỏ hiềm khích mâu thuẫn của gia tộc, ở ngôi cao
chức trọng được ân sủng đặc biệt nhưng không lạm dụng chức quyền, luôn
giữ trọn đạo làm tôi. Đó là những phi tần, công chúa quên đi việc làm đẹp,




hạnh phúc của bản thân, biết đặt quyền lợi của quốc gia trên quyền lợi của gia
đình. Đó là những thiền sư, cư sĩ tu theo đạo Phật, nhưng không ngại dấn thân
vào cuộc đời vì lợi ích của xã tắc… Ta có thể mượn một vài đoạn trong sách
sử của người xưa để hình dung rõ hơn về hào khí của con người thời ấy.
 “Vua Lý Thánh Tông cũng giống các vua đời trước tuy đóng đô
ở Thăng Long nhưng tình cảm thường gắn bó với ruộng đồng và rất thương
dân (...). Một lần ngự ở điện Thiên Khánh để xử kiện, con gái vua là Động
Thiên đứng hầu bên cạnh, phạm
nhân là một chàng trai trẻ phạm tội vì không
hiểu luật. Nhà vua gọi chúa ngục lại chỉ vào con gái mình mà nói:
- Ta yêu con ta như các bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm
họ không hay biết nên tự phạm vào luật pháp ta rất thương xót. Từ nay các
tội bất kỳ nặng nhẹ cần răn dạy kĩ lưỡng và nhất nhất phải đều khoan giảm.
Và nhà vua đã tha bổng cho người con trai nọ. Lần khác gặp trời rất
lạnh nghĩ đến dân vua chạnh lòng với tả hữu:
- Ta ở trong thâm cung sưởi lò t
han, mặc áo hồ cừu mà khí lạnh còn thế

này, huống hồ những kẻ bị giam trong ngục thất xiềng xích
khổ đau, ngay
gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm, một khi gặp cơn giá
lạnh thổi há chẳng bị chết rét ư? Ta rất đỗi thương xót.
Nói rồi vua sai tả hữu đem chăn chiếu trong kho ban cho tù nhân và mỗi
ngày phát cho tù nhân ăn hai bữa cơm và vua xuống chiếu miễn cho cả nước
nửa số thuế năm đó” [78, tr.76-77].
 Lý Thường Kiệt là vị tướng tài đời nhà Lý. Ông là người có công
lớn trong kháng chiến chống quân Tống. “Ông trong tỏ ra khoan m
inh, ngoài
thì ân huệ. Sửa đổi tục xấu cho dân, không quản khó nhọc. Làm việc thì cố
tránh phiền dân, sai dân thì cốt dỗ dân vui lòng làm việc; vì đó mà dân được
nhờ. Đem bụng khoan thứ cứu dân, lấy lòng nhân ái yêu dân; vì đó mà được
dân kính trọng. Lấy vũ oai để trừ lũ ác, lấy chính luật mà xử kiện, nhờ đó mà




không ai oán, cho nên ngục thất chẳng cần coi. Xem sự đủ ăn là nguyện của
dân, lấy việc cấy cày là gốc của nước, nhờ đó mà mùa không mất. Cai trị giỏi
nên không cần đánh dẹp. Nuôi nấng những kẻ già nua, cho nên kẻ già được
yên. Đạo ông như thế có thể coi là gốc để trị an, thuật để yên dân thật là đẹp
đẽ (…). Khi việc binh tạm rảnh, việc chính trị tạm thưa thì vui cùng sơn thủy,
giúp dựng chùa chiền…” [53, tr.118-119]
.
 “Mậu thìn năm thứ mười một (1268). Mùa xuân, tháng giêng
vua (Trần Thánh Tông) từng bảo với tôn thất rằng: Thiên hạ là thiên hạ của tổ
tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng anh em họ cùng hưởng phú quý;
tuy bên ngoài cả thiên hạ phụng sự một người tôn quý, nhưng bên trong ta
cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui, các

khanh nên lấy câu nói ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên thế là
phúc muôn năm của tôn miếu xã tắc vậy. Đến đây xuống chiếu cho các vương
hầu tôn thất, xong buổi chầu t
hì vào trong điện và lan đình, cùng nhau ăn
uống; hoặc có khi trời tối không về thì đặt gối dài chăn rộng cùng ngủ liền
giường với nhau để tỏ hết lòng yêu nhau. Còn như lễ lớn chầu mừng, tân
khách yến tiệc thì phân biệt ngôi thứ cao thấp. Vì thế nên vương hầu bấy giờ
không ai là không hòa thuận kính sợ, mà không có lỗi lệch vì sự nhờn mặt
kiêu căng” [42, tr.442-443]
.
 “Quốc Tuấn là con Yên Sinh Vương, lúc mới sinh ra có người
thấy tướng trông thấy bảo rằng: Người này sau có thể giúp nước cứu đời (…).
Yên Sinh Vương với Chiêu Lăng (tức Trần Thái Tông) vốn không ưa nhau,
mang lòng hậm hực, tìm gặp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Khi
Yên Sinh Vương sắp mất cầm tay Quốc Tuấn mà giối giăng rằng: Mày mà
không vì cha lấy được thiên hạ thì cha chết không nhắm mắt. Quốc Tuấn để
bụng t
hôi nhưng không cho thế là phải. Đến khi nước lung lay, quyền bính
quân quốc ở tay mình, Quốc Tuấn đem lời cha rặn nói với hai gia nô là Dã




Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô can rằng: làm kế ấy tuy được phú quý một
lúc mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương chẳng phải phú quý hay
sao? Chúng tôi thề xin chết làm gia nô chứ không muốn làm quan mà không
có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi. Quốc
Tuấn cảm kích đến phát khóc rồi khen ngợi mãi (...). Thái Tông có vài văn bia
ở sinh từ của Quốc Tuấn để ví với Thượng phụ ngày xưa. Lại cho là có công
lớn phong làm Thượng quốc công, cho phép được phong tước cho người khác

từ tước Minh tự trở xuống duy có tước hầu thì phong trước mà tâu sau.
Nhưng Quốc Tuấn chưa từng phong tước cho một người nào. Khi giặc Hồ
xâm
lấn, Quốc Tuấn bảo nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, chỉ cho làm
Lang tướng giả chứ không làm Lang tướng thực, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi
như thế. Ông từng làm sách để khích lệ tướng hiệu dưới quyền, dẫn việc Kỉ
Tín lấy m
ình chết thay cho Hán Cao, Do Vu lấy lưng chịu giáo thay cho Sở
Tử, đều là dạy đạo lòng trung vậy” [42, tr.502-504].
Như vậy có thể thấy thời đại Lý Trần là thời đại của sự phục hưng và
tinh thần nhân văn cao đẹp. Thời đại ấy để lại cho dân tộc nhiều di sản văn
hóa có giá trị, đặc biệt là về hệ tư tưởng. Trong đó Phật giáo là một trong
những yếu tố căn bản tạo nên tinh hoa và bản sắc của dân tộc. Vì vậy khi đề
cập đến văn học – tác phẩm tinh thần của những con người ưu tú của thời đại
này, cần phải quan t
âm đến sự ra đời và phát triển của Phật giáo, đặc biệt là
đặc điểm của nó trong thời đại Lý Trần.
1.2. Phật giáo Thiền tông thời Lý Trần
Phật giáo khởi nguyên ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ thứ VI trước Công
Nguyên. Người sán
g tạo ra đạo Phật là thái tử Tất Đạt Đa. Cảm thông trước
nỗi khổ của người dân, đặc biệt là tầng lớp nô lệ, năm 29 tuổi ngài đã từ bỏ
ngai vàng và cuộc sống phú quý trong cung điện để tìm con đường giải thoát
cho chúng sinh. Sau gần 7 năm lang thang, ngài đã giác ngộ được con đường




giải thoát trong lúc ngồi suy ngẫm dưới gốc cây bồ đề. “Con đường giải
thoát” mà ngài tìm ra là con đường tránh được hai cực: lạc thú và khổ hạnh.

Ngài xem con người là sự tập hợp của nhiều yếu tố vật chất không ngừng biến
hóa nên sẽ không có cái gọi là linh hồn bất tử.
Khi Phật Thích Ca mất, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái.
Trong đó nổi bật nhất là hai tông phái: Tiểu thừa và Đại thừa. Tông phái Tiểu
thừa phát triển ở miền Nam Ấn Độ và truyền sang các nước Sơrilanca, Thái
Lan, Campuchia… (nó còn đư
ợc gọi là Phật giáo Nam phương hay Phật giáo
Pali). Tông phái Đại thừa phát triển ở Bắc Ấn và truyền qua các nước Tây
Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản… (tông phái này còn được gọi là Phật giáo Bắc
phương hay Phật giáo Sanskrit).
Việt Nam là đất nước nằm trong bán đảo Đông Dương, giữa chiếc nôi
của hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc nên hiển nhiên sẽ chịu ảnh
từ cả hai phía. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo truyền vào
nước ta từ thế kỉ thứ II bằng con đường tiếp nhận tự nguyện từ các thương
buôn và t
u sĩ người Ấn Độ trước khi Trung Quốc áp dụng chính sách đồng
hóa nước ta. Trong công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Lang có
viết: “Luy Lâu là trụ sở của Giao Chỉ, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng
Việt Nam, tức huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Từ đây có n
hững
tuyến đường thủy bộ nối với Bành Thành và Lạc dương. Các nhà buôn người
Ấn Độ và người Trung Á đến buôn bán ở đây rất sớm và theo sau họ là các
nhà sư đến hành đạo và truyền đạo... Ở đây lại xuất hiện một trong những tác
phẩm Phật giáo viết sớm nhất bằng chữ Hán, đó là cuốn Lý hoặc Luận của
Mâu Tử, viết vào t
hế kỉ thứ II, xuất hiện những người trưởng thành về tu
luyện rồi sang Trung Quốc truyền đạo như Mâu Tử, Khương Tăng Hội...”
[106, tr.29]. Nhà sư Đàm Thiên (người Trung Quốc) khi trả lời Tùy Văn Đế
về Phật giáo Giao Châu cũng khẳng định: “Xứ Giao Châu có đường thông



×