Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề thi thử đh địa (1+2) có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.53 KB, 14 trang )

ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2014
Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C
ĐỀ SỐ 1
I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I: (2,0 điểm)
1. Nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng của các dãy núi đến sự khác biệt
về thiên nhiên giữa 2 vùng núi: Đông Bắc và Tây Bắc, giữa đông Trường Sơn và Tây
Nguyên?
2. Nêu các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Tại sao tỉ lệ tăng dân số ở
nước ta hiện nay có xu hướng giảm? Điều này có làm cho nguồn lao động nước ta
không còn dồi dào trong vài năm tới không? Vì sao?
Câu II: (3,0 điểm)
1. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Tại
sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn so với Tây
Nguyên?
2.Tại sao Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp?
Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa như thế nào đối với sự
phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng?
Câu III: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006)
Năm 1990 1995 1999 2003 2006
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
6042
19225
6765
24963
7653
31393
7452
34568


7324
35849
1. Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2006.
2.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của
nước ta thời kỳ trên.
3. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của
nước ta từ năm 1990 đến 2006.
II - PHẦN RIÊNG: (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (Câu IV. a hoặc
IV.b)

Nhiệt đới gió mùa là kiểu khí hậu đặc trưng cho vùng Đông Nam Á.
Em hãy:
1. Giải thích vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
2. Trình bày những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?

Bằng kiến thức đã học em hãy:
1. Phân tích giá trị kinh tế của hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long?
2. Nêu những giải pháp để hạn chế lũ của Sông Hồng và sông Cửu Long?
Hết
 !"#$%&'%()*+,-+'.
/+
2
(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
Câu Nội dung Điểm
I
Sự phân hóa thiên nhiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp chủ
yếu do tác động kết hợp của gió mùa và hướng của các dãy núi. Thể hiện ở:
Đông Bắc với Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn
- Đông Bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt gió mùa, là nơi đầu tiên đón gió
mùa Đông Bắc nên có khí hậu lạnh nhất nước ta về mùa đông.

- Tây Bắc: So với Đông Bắc thì ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hơn
( do bức chắn địa hình là dãy HLS) nên khí hậu ấm hơn, mang sắc thái của thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (vùng núi thấp Tây Bắc), tuy nhiên khu vực núi cao
mang sắc thái ôn đới, mùa đông khí hậu lạnh giá, cảnh quan thiên nhiên giống
như ôn đới.
- Đông Trường Sơn: đón các luồng gió từ biển vào tạo nên một mùa mưa vào thu
đông thì Tây Trường Sơn (Tây Nguyên) lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay
gắt xuất hiện cảnh quan rừng thưa.
- Tây Trường sơn (Tây Nguyên) vào mùa mưa thì Đông Trường Sơn nhiều nơi
lại chịu tác động của gió tây khô nóng.
0,25
0,25
0,25
0,25
- Nêu các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta (nêu đúng các đặc điểm):
đông dân, có nhiều thành phần dân tộc; dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ;
sự phân bố dân cư không đều.
- Ở nước ta hiện nay tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm vì gia tăng dân số nước
ta chủ yếu do gia tăng tự nhiên. Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện KHHGĐ.
- Điều này (tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm) không làm cho nguồn lao động
của nước ta không còn dồi dào trong vài năm tới vì:
+ Hiện tại nguồn lao động nước ta rất dồi dào ( chưa được sử dụng hết). Số trẻ
em sắp bước vào độ tuổi lao động còn lớn.
+ Khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển nên nhiều lĩnh vực máy móc đã thay
thế sức lao động của con người.
0,25
0,25
0,25
0,25
II

0-1+2345/67-68)79:
-3/4 diện tích là đồi núi trong đó có nhiều cao nguyên, đồi trung du bán bình
nguyên địa hình tương đối bằng phẳng có khả năng hình thành các vùng chuyên
canh cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn.1/4 là đồng bằng, địa hình bằng phẳng
dễ dàng canh tác, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hằng năm.
-Đất miền núi, chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá ba dan, đá phiến, đá vôi
và đá mẹ khác. Ở đồng bằng còn có một số loại đất khác như: đất phù sa, đất
xám phù sa cổ (rìa Đồng bằng sông Hồng và nhiều nhất ở Đông Nam Bộ) thích
hợp với cây công nghiệp.
- Nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt
đới, cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú
cho cây trồng phát triển quanh năm cũng như phơi sấy và bảo quản. Chế độ
nhiệt có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng đã tạo điều kiện để bố trí một tập
đoàn cây công nghiệp đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới .
-Nước mặt và nước ngầm phong phú với mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp
và khá dày đặc, các hệ thống sông lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông nghiệp
0,25
0,25
0,25
0,25
3
trù phú đồng thời cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây
công nghiệp nói riêng.
-Tập đoàn cây công nghiệp đa dạng, bên cạnh các cây công nghiệp bản địa thì
các cây công nghiệp nhập ngoại có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái
của nước ta như cao su, cà phê, ca cao…cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế
cao.
Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn
so với Tây Nguyên?
-Do Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa

dạng cả về không gian và thời gian, nhiều nhóm đất, nhiều dạng địa hình khác
nhau vì vậy có cơ cấu câu trồng đa dạng. Ngược lại Tây Nguyên có khí hậu cận
xích đạo gió mùa với hai mùa mưa khô rõ rệt.
Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghi`p kết hợp vì:
-Lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông- tây, nhưng lại trải dài theo chiều bắc-
nam. Phía tây là vùng đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía đông là vùng biển
rộng lớn.
-Có khá nhiều tài nguyên ( nông- lâm- ngư nghiệp) nhưng chủ yếu ở dạng tiềm
năng chưa khai thác hết (diễn giải)
-Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân
cư, dân tộc, lịch sử cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế để khai thác lãnh thổ
hợp lý và hiệu quả nhất.
-Việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp góp phần hình thành cơ cấu kinh
tế chung của vùng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian và
giữ cân bằng sinh thái.Trong khi cơ cấu công nghiệp còn nhỏ bé thì việc hình
thành cơ cấu nông- lân- ngư nghiệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của vùng.
Vi`c phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa đối với sự
phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ.
-Là tuyến huyết mạch hỗ trợ một phần cho quốc lộ 1A, Cùng với các tuyến
đường ngang, kết nối các vùng kinh tế cửa khẩu như Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo
với nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan, đồng thời phân bố lại sản xuất,
dân cư và bảo vệ an ninh quốc phòng.
-Đánh thức kinh tế phía tây của vùng, rút ngắn về trình độ phát triển kinh tế- xã
hội giữa miền ngược và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần tích
cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây.
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III
Năng suất lúa của nước ta :
Năng suất lúa của nước ta = Sản lượng / Diện tích 0,25
0,25
a. Tốc độ tăng trưởng ( % )
0,5
4
Năm 1990 1995 1999 2003 2006
Năng suất(tạ/ha) 31,8 36,9 41,0 46,4 48,9
b. Vẽ biểu đồ :
- Biểu đồ đường (3 đường)
- Có đơn vị, tên biểu đồ, khoảng cách các năm chính xác, chú giải.
;<+=>";?@
1,0
Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của
nước ta từ năm 1990 đến 2006
- Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006 có sự
biến động : Sản lượng và năng suất tăng liên tục còn diện tích giai đoạn đầu
(1990 -1999 ) tăng sau đó có giảm ( 1999 - 2006 )
- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất (186%) kế đến là năng suất (154%)
thấp nhất là diện tích ( 121% )
- Diện tích giai đoạn 1990 - 1999 tăng nhờ khai hoang và tăng vụ, giai đoạn
1999-2006 giảm do việc lấn chiếm đất nông nghiêp để thổ cư, xây dựng công
nghiệp, đô thị hóa
- Năng suất tăng nhờ tăng cường kỹ thuật trong sản xuất : thủy lợi, phân bón,

thuốc trừ sâu, giống mới, máy móc, điện.
0,25
0,25
0,25
0,25
IV.
a
2,0
IV.
b
- Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu và phạm vi
hoạt động của gió mùa Châu Á .
- Do lãnh thổ tiếp giáp với vùng biển rộng lớn .
- Tính chất nhiệt
+ Nhiệt độ trung bình năm từ 22- 27
0
C; Tổng lượng bức xạ lớn 130kcal/cm
2
/năm
+ Số giờ nắng thay đổi tùy nơi từ 1400- 3000 giờ/năm, cán cân bức xạ quanh
năm luôn dương .
- Lượng mưa và độ ẩm
+ Lượng mưa lớn trung bình từ 1500 - 2000mm/năm, có nhiều nơi lượng mưa
trên 3000mm/năm như Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh….
+ Độ ẩm cao trên 80%, cân bằng ẩm dương .
- Chế độ gió thay đổi theo mùa khiến khí hậu nước ta có sự phân hóa
+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc hoạt động… nên khí hậu mang tính chất lạnh
khô.
+ Mùa hạ có gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam hoạt động nên khí hậu nhìn
chung nóng ẩm mưa nhiều .

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
A,-'1B<CD3EF!GA
- Bồi đắp nên hai châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất nước ta là điều kiện để
phát triển nền nông nghiệp, là hai vựa lúa lớn của cả nước.
- Cung cấp phù sa, nguồn phân bón tự nhiên có ý nghĩa đối với cây trồng; Sông
Hồng hàng năm tải ra biển khoảng 120 triệu tấn phù sa, sông Cửu Long hàng
năm tải ra biển khoảng 70 triệu tấn phù sa. Góp phần mở rộng diện tích châu thổ.
0,25
0,25
5
Năm 1990 1995 1999 2003 2006
Diện tích 100 112 127 123 121
Sản lượng 100 130 163 180 186
Năng suất 100 116 129 146 154
- Là cơ sở để xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho cây trồng, thau
chua, rửa mặn, cải tạo đất.
- Tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy trong nước và quốc tế; cung cấp
nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm cho nhân dân.
- Riêng hệ thống sông Hồng còn có giá trị thủy điện lớn chiếm 11 triệu KW
(39%) dự trữ thủy năng của cả nước.
,.7-721%HA
* Đối với sông Hồng (0,5đ)
+ Đắp đê củng cố hệ thống đê vững chắc nhằm chống lũ

+ Tiêu lũ ở các sông nhánh và ở các ô trũng
+ Phát triển các công trình thủy điện lớn ở các sông chính và ở các phụ lưu (đặc
biệt là ở Sông Hồng) để kiểm soát lũ
+ Bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn
* Đối với đồng bằng Sông Cửu Long (0,5đ)
+ Kinh nghiệm sống chung với lũ
+ Kiểm soát lũ từng phần đắp các tuyến đê bao, tuyến đường vượt lũ
+ Dùng nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu để thau chua, rửa mặn
+ Chuyển đổi cơ cấu thời vụ chọn các giống lúa ngắn ngày chọn được phèn
trong điều kiện nước tưới bình thường.
0,25
0,25
0,5
0,5
Hết
6
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014
MÔN: ĐỊA LÝ: Khối C
ĐỀ SỐ 2
I%E+EAJ?7K
A.Phần chung cho tất cả các thí sinh (8,0 điểm)
Câu I L?6+
1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta? Vì sao phải tăng cường hợp tác
với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
2. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả
nguồn lao động ở nước ta hiện nay?Việc mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý
nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?
Câu II ML?6+
1.Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm
của nước ta hiện nay?

2. Giải thích tại sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất nước ta?
Câu III ML?6+Cho bảng số liệu :
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: triệu USD)
Năm 1999 2003 2007 2011
Giá trị xuất khẩu 11541,4 20149,3 48561,4 96905,7
Giá trị nhập khẩu 11742,1 25255,8 62764,7 106749,8
Tổng số 23283,5 45405,1 111326,1 203655,5
1.Tính cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm.
2.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của
nước ta giai đoạn 1999 – 2011
3. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, hãy rút ra nhận xét và giải thích.
B.Phần riêng L?6+Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn L?6+
Phân tích những điều kiện phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta? Cho biết ý
nghĩa của tuyến giao thông đường bộ xuyên quốc gia quan trọng nhất ở nước ta?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao L?6+
Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên biển, hải đảo ở nước ta? Vấn đề khai
thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo ở nước ta hiện nay như thế nào?
…Hết……
7
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
8
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C MÔN ĐỊA LÝ- 2014
Câu I: 2,0
1)Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta?Vì sao phải tăng cường
hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục
địa?
a) Các bộ phận của vùng biển nước ta bao gồm:
+ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở 12

hải lí.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện chủ quyền của các nước ven biển( bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế
quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…)vùng này cách lãnh hải 12 hải lí.
+ Vùng đặc quyền kinh tế biển là vùng nhà nước ta có chủ quyềm hoàn toàn về mặc
kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy
bay của nước ngoài vẫn đi lại theo công ước quốc tế. Vùng này có chiều rộng 200 hải
lí.
+Thềm lục địa là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc phần
lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu 200m
hoặc sâu hơn nữa. Nhà nước ta có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn
tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa VN.
b) Phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển
và thềm lục địa vì:
- Trong các vấn đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đăc quyền kinh tế, do nhiều
nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực còn nhiều
tranh chấp, phức tạp, đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một
cách hòa bình.
- Biển Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước láng giềng. vì vậy việc tăng cường
đối thoại, hợp tác giữa VN và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển
ổn định trong khu vực , bảo vệ được lợi ích chính đáng của nhà nước và nhân dân ta,
giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
- Việt Nam là nước ĐNÁ lục địa, có nhiều lợi ích ở biển Đông, vì vậy mỗi công dân
VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển hải đảo của đất nước cho hôm nay và cho cá thế
hệ mai sau.

2) Trình bày các phương hướng giải quyết vi`c làm nhằm sử dụng hợp lý và hi`u
quả nguồn lao động ở nước ta hi`n nay?Vi`c mở rộng đa dạng hóa các loại hình
đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết vi`c làm ở nước ta?
a.Phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn lao động ở

nước ta hiện nay.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng,các ngành cho hợp lý.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý phát triển các ngành dịch vụ.
1.0
….
1.0
9
- Tăng cường hợp tác liên kết quốc tế, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động.
b.Ý nghĩa của việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đối với vấn đề giải
quyết việc làm
- Giúp nâng cao trình độ lao động, đa dạng hóa ngành nghề cho người lao động, tạo
điều kiện cho họ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình CNH, HĐH.
=> tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra việc làm hay khả năng tự
kiếm việc làm trong và ngoài nước. Mặt khác cũng giúp tận dụng triệt để nguồn lao
động trong nước.
Câu II 3,0
1)Công nghi`p chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghi`p trọng
điểm của nước ta hi`n nay vì:
- Có thế mạnh lâu dài:
+ Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt
(cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả…), nguyên liệu từ ngành chăn nuôi, nguyên
liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản…
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước là thị trường của trên 80 triệu dân với
mức sống ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng với nhu
cầu rất lớn.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy…

- Đem lại hiệu quả cao:
+ Về mặt kinh tế:
Công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít,
thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn
nhanh.
Hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của cả nước.
Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan
trọng. Năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt 1,4 tỉ USD, 885 nghìn tấn cà phê đạt
725 triệu USD và 2,8 tỉ USD hàng thuỷ sản.
+ Về mặt xã hội:
Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.
- Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, gia súc lớn.
+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành côlng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

2) ĐNB có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác vì ĐNB đã hội tụ
được các thế mạnh chủ yếu sau đây:
*Vị trí địa lý:
- Kề với ĐBSCL( vùng lương thực thực thực phẩm lớn nhất cả nước),giáp duyên
hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Cămpuchia vừa là thị trường vừa là nơi cung
cấp nguyên liệu.
- Có vùng biển với các cảng lớn,thuận lợi cho giao lưu với các vùng khác trong
nước và quốc tế.
* Tự nhiên:
1,5
….
1.5
10
- Địa hình tương đối bằng phẳng, đất bazan khá màu mỡ chiếm khoảng 40% diện

tích của vùng, ngoài ra còn có đất xám bạc màu trên phù sa cổ tập trung thành vùng
lớn, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn.
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo,lượng nhiệt lượng ánh sáng dồi dào,là vùng
khuất gió thích hợp cho sự phát triển của cây trồng vật nuôi ( đặc biệt là cây
CN).
- Có nguồn nước ngầm và nước mặt phong phú ( hệ thống sông Đồng Nai có giá trị
lớn về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông )
- Khoáng sản: Dầu khí thềm lục địa có trữ lượng lớn,có khả năng phát triển thành
ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngoài ra còn có sét cao lanh.
- Sinh vật : có diện tích rừng ở Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Giờ, cung cấp
củi, gỗ cho các tỉnh và làm nguyên liệu giấy cho liên hiệp giấy Đồng Nai. Có vườn
quốc gia Cát Tiên.Có các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa VT,
Cà Mau-Kiên Giang) có ý nghĩa đối với pt ngành thuỷ hải sản.
* KTXH
- Nguồn lao động dồi dào,tập trung nhiều lao động có trình độ cao
- Cơ sở hạ tầng phát triển nhất nước và đang được hoàn thiện
- Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp : có các trung tâm công nghiệp lớn
như: Thành phố HCM, Biên Hoà, Vũng Tầu, nhiều cơ sở chế biến
- Các thế mạnh khác như: (sự năng động, sự thu hút đầu tư với nước ngoài,chính
sách của nhà nước )
Câu III: 3.0
a)Xử lý số liệu (Đơn vị: % )

Năm 1999 2003 2007 2011
Giá trị xuất khẩu 49,6 44,4 43,6 47,6
Giá trị nhập khẩu 50,4 55,6 56,4 52,4
Tổng số 100 100 100 100
b)Vẽ biểu đồ miền, đúng, đẹp
c) Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:

-Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng( 8,7 lần), giá trị nhập nhẩu luôn cao hơn giá trị xuất
khẩu
- Giá trị xuất và nhập đều tăng nhưng nhập khẩu tăng(9 lần) nhanh hơn giá trị xuất
khẩu (giá trị XK tăng 8,4 lần)
- Cơ cấu giá tri xuất nhập khẩu có sự thay đổi về tỷ trọng :
+ Tỷ trọng xuất khẩu giảm nhưng không đều: Từ năm 1999- 2007 giảm, từ 2007-
2011 tăng.
+ Tỷ trọng nhập khẩu tăng nhưng không đều: Từ năm 1999- 2007 tăng, từ 2007- 2011
giảm.
- Về cán cân XNK: cơ bản là nhập siêu, tuy nhiên nhập siêu ở giai đoạn sau về bản
chất khác với giai đoạn truớc.
* Giải thích:
- Tổng giá trị XNK tăng vì: nhờ đổi mới kinh tế đối ngoại, tăng cường liên kết và mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng.
- Nước ta luôn nhập siêu vì tiềm lực kinh tế nước ta chưa lớn, ngoại thương còn gặp
0,2
5
1,5
0.7
5
0,5
11
nhiều khó khăn. Cơ cấu xuất nhập khẩu không ổn định vì phụ thuộc vào thị trường bên
ngoài.
Câu IV. 2,0
Câu IV.a Theo chương trình chuẩn
1. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành giao thông
vận tải ở nước ta? Cho biết ý nghĩa của tuyến giao thông đường bộ xuyên quốc gia
quan trọng nhất ở nước ta?
a)Điều kiện phát triển ngành GTVT

-Thuận lợi:
+ Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng, thuận
lợi để giao lưu với các nước trên thế giới.
+ Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng,
ngoài khơi có nhiều đảo, quần đảo là nơi trú ngụ cho tàu thuyền khi gặp bão.
+ Có các hệ thống sông lớn có giá trị GTVT. Khí hậu nóng quanh năm thuận lợi
cho giao thông hoạt động thường xuyên liên tục.
+ Dải đồng bằng kéo dài, chạy dọc ven biển là điều kiện thuận lợi xây dựng giao
thông nối liền Bắc-Nam. Trên đất liền có các sông, các thung lũng chạy theo hướng
đông-tây, tây bắc-đông nam thuận lợi cho xây dựng các tuyến đường ngang đan chéo.
+ Hiện nay kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng lớn, giao lưu
ngày càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông.
+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào ngành GTVT ngày
càng được chú trọng.
+ Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng giao thông.
-Khó khăn:
+ Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích, nhiều dãy núi lan ra sát biển, địa hình hiểm
trở nên xây dựng mạng lưới giao thông khó khăn tốn kém, đòi hỏi trình độ cao, vốn
lớn.
+ Các thiên tai như bảo, lũ lụt làm ảnh hưởng lớn đến mạng lưới đường giao thông.
1,5
12
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc nên cần phải xây dựng nhiều cầu cống rất tốn kém.
+ Trình độ KHKT của nước ta còn hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn
còn ít.
+ Vốn đầu tư thiếu, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
+ Trình độ quản lý yếu.
+ Sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng.
b)Ý nghĩa của tuyến giao thông đường bộ xuyên quốc gia quan trọng nhất ở nước ta
- Tuyến giao thông đường bộ xuyên quốc gia quan trọng nhất ở nước ta là quốc lộ 1.

Tuyến này bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn ) đến Nam Căn Cà Mau, chạy từ
Bắc xuống Nam qua 6/7 vùng kinh tế quan trọng và qua hầu hết các trung tâm kinh tế
lớn của đất nước.
- Đảm bảo trung chuyển điều hòa hàng hóa nguyên nhiên liệu của các miền. Qua đó
tạo điều kiện để thúc đẩy phân công lao động trên lãnh thổ, phát huy thế mạnh của mỗi
vùng miền.
- Đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại, giao lưu văn hóa của người dân ở các miền đất
nước.
- Kết nối các đầu mối giao thông quan trọng, cùng các tuyến GT khác, kết nối các địa
phương trong cả nước, tạo điều kiện tăng cường quá trình chuyên môn hóa, hợp tác
hóa kinh tế giữa các vùng.
- Là con đường có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng.
0,5
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao
a) Phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển, hải đảo ở nước ta vì:
- Vùng biển, hải đảo nước ta giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh
tế biển khác nhau (khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác dầu khí, giao thông vận
tải biển, du lịch biển, đảo).
- Môi trường biển, hải đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được vì vậy cần
được khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển, hải đảo có tính biệt lập với các môi trường xung quanh lại do có
diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, do khai thác chưa hợp lí
nên hiện nay đang có nguy cơ suy thoái, ô nhiễm.
- Việc khai thác biển, hải đảo ở nước ta chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng
của vùng
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để
nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn
lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
b) Vấn đề khai thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo ở nước ta hiện nay:
* Khai thác tài nguyên sinh vật biển đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.,

Sản lượng thủy sản khai thác TB từ 1,2 - 1,4 triệu tấn/năm. Với 4 ngư trường lớn Cà
Mau- Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng- Quảng
Ninh, Hoàng Sa- Trường Sa.
- Biện pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay là:
+Tránh khai thác quá mức các loại có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng phương tiện
đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
- Đấu tranh chống tàu nước ngoài vi phạm vùng biển nước ta để khai thác hải sản.
2.0

13
- Khai thác hợp lý nguồn lợi yến sào trên các đảo đá.
- Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
*Khai thác tài nguyên khoáng sản vùng thềm lục địa:
- Khai thác dầu khí ngày càng được đẩy mạnh thăm dò và khai thác với quy mô
ngày càng lớn. Trong tương lai CN lọc dầu hóa dầu, tổ hợp khí điện đạm sẽ làm thay
đổi đáng kể sự phát triển kt và phân hóa lãnh thổ.
- Cần tránh không để không xảy ra sự cố môi trường trong quá trình thăm dò, khai
thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
- Ngoài ra đang đẩy mạnh khai thác các tài nguyên khác như muối, cát… đem lại kết
quả cao.
* Phát triển du lịch biển:
- Đây là một trong những nguồn đóng góp khá lớn vào kinh tế đất nước trong những
năm gần đây. Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi tắm đẹp đã được
đưa vào khai thác, ngày càng đáp ứng được nhu cầu.
- Cần chú ý bảo vệ cảnh quan môi trường, trú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để khai
thác du lịch lâu dài, bền vững.
* Phát triển GTVT biển:
- Có nhiều đk thuận lợi để xd cảng nước sâu, mở cửa nền kt: Cái Lân, Nghi Sơn, Dung
Quất, tích cực cải tạo, nâng cấp các cảng hiện có như Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng
- Đối với các đảo: cần phát triển các tuyến hàng hải nối với đất liền, xây dựng cầu

cảng, trạm viến thông
14

×