Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

dự thảo chỉ tiêu nội bộ và nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu nội bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.69 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Số: / QĐ - HT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
- Căn cứ Nghị định số 31/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ về việc
thành lập Đại học Thái Nguyên;
- Căn cứ Quyết định số 3647/ QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên;
- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ,Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 28/11/2008 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày
9/9/2008 về chế độ trả lương thêm giờ đối với nhà giáo;
- Căn cứ kết quả thảo luận thống nhất công khai Quy chế chi tiêu nội bộ tại hội
nghị cán bộ viên chức của trường tổ chức vào tháng 02 năm 2009;
Theo đề nghị của Ban chỉ đạo triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong trường Đại học Kỹ


thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên năm 2009.
Điều 2: Bản Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể cán bộ viên chức, giáo viên nhà
trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi gửi:
- Đại học Thái Nguyên (để báo cáo)
- Kho bạc NN tỉnh TN (để theo dõi thực hiện)
- Các đơn vị theo Điều 3 (để thực hiện)
®¹i häc th¸i nguyªn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
NĂM 2009
(DỰ THẢO)
THÁI NGUYÊN THÁNG 01 NĂM 2009
QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số : /QĐ- HT ngày tháng năm 2009)
I. Cơ sở pháp lý xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Quyết định số 127/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ Về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang
có mức lương thấp, đời sống khó khăn;
- Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Căn cứ Quyết định số 3647/ QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên;
- Căn cứ Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của
Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên;
- Căn cứ Quyết định số 4448/QĐ/BGD&ĐT-KHTC ngày 9/8/2004 của Bộ
trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định quyền hạn và trách nhiệm
quản lý tài chính- tài sản trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
- Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
cho Đại học Thái Nguyên;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC ngày
9/9/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về chế độ trả lương
dạy thêm giờ đối với nhà giáo.
II. Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
1. Khi thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đơn vị phải hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình, đồng
thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Quy chế chi tiêu nội bộ gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức
thu, chi thống nhất trong toàn trường, đảm bảo cho nhà trường và các đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ chính trị được giao, sử dụng các nguồn kinh phí chủ động, có hiệu quả
và thống nhất trong công tác quản lý. Trong Quy chế chi tiêu nội bộ ưu tiên nguồn tài
chính để thực hiện các chế độ có liên quan đến con người và các khoản chi nghiệp vụ
để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học
của nhà trường, tạo điều kiện từng bước tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức trong
toàn trường.
3. Các tiêu chuẩn, định mức thu, chi trong Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để
Hiệu trưởng điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước
và các nguồn thu sự nghiệp của nhà trường.

4. Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở pháp lý để Kho bạc nhà nước thực hiện việc
kiểm soát chi và gửi Đại học Thái Nguyên để theo dõi, giám sát thực hiện.
5. Các tiêu chuẩn, định mức, nội dung chi sau đây nhà trường thực hiện đúng
các quy định của Nhà nước:
5.1. Tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo
Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy định Tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi
lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước.
5.2. Tiêu chuẩn về nhà làm việc theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-
TTg ngày 5/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử
dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
5.3. Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện
thoại di động.
5.4. Chế độ đi công tác tại nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác
phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách
nhà nước đảm bảo.
5.5. Chế độ tiếp khách thực hiện theo quy định tại thông tư số 57/2007/TT-BTC
ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài
vào làm việc tại Việt nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại việt nam
và chi tiêu tiếp khách trong nước.
III. Quy định về nguồn thu
Những nguồn thu của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp gồm có:
1. Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cho công tác đào tạo.
2. Ngân sách chi không thường xuyên cho công tác nghiên cứu khoa học.
3. Học phí hệ chính quy, học phí hệ vừa làm vừa học.
4. Học phí đào tạo chứng chỉ.
5. Lệ phí nhà ở sinh viên
6. Thu tiền trông xe sinh viên
7. Lệ phí tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học.

8. Các nguồn thu hợp pháp khác.
IV. Quy Định về nội dung chi
1. Tổng quỹ tiền lương của đơn vị bao gồm:
- Lương cơ bản của CBVC trong biên chế
- Lương hợp đồng dài hạn;
- Lương hợp đồng vụ việc;
- Tiền lương tăng thêm;
- Các khoản phụ cấp có tính chất lương;
- Các khoản đóng góp theo quy định của nhà nước.
Hàng năm, căn cứ vào nguồn thu, nhà trường dành 90 - 97% tổng quỹ lương để
chi lương cho cán bộ viên chức. Dành 3 - 10% chi cho cán bộ quản lý, công tác phục
vụ đào tạo (trong đó: 55% chi cho phụ cấp trách nhiệm cán bộ quản lý các cấp trong
trường, 45% chi cho phụ cấp kể đến mức độ tham gia công tác phục vụ, quản lý đào
tạo).
- Năm 2009 nhà trường dự kiến xây dựng quỹ lương như sau:
Trong đó:
- Q
L
:

Tổng quỹ lương của toàn trường năm 2009;
- L
CB
: Lương cơ bản;
- L

: Lương hợp đồng dài hạn;
- L
VV
: Lương hợp đồng vụ việc;

- L
TT :
Lương tăng thêm;
- ĐG : Các khoản đóng góp 19%; BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2%;
- PC : Bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ
cấp thâm niên, vượt khung, phụ cấp ưu đãi giáo viên, phụ cấp y tế, lương dạy thêm giờ
cho cán bộ giảng viên trong trường.
Theo công thức trên, tổng quỹ lương năm 2009 được tính như sau:
Q
L
= 7.570.182.000 + 2.723.505.000 + 40.000.000 + 2.782.000.000
+ 5.441.684.000 + 6.375.252.472 = 24.932.623.472 đồng
Trong đó:
(a) 96,52 % để chi lương, lương tăng thêm, các khoản đóng góp theo quy định
của nhà nước, phụ cấp lương cho CBVC: 24.062.623.472 đồng.
Q
L
= L
CB
+ L

+ L
VV
+ L
TT
+ ĐG + PC
(b) 3,48 % chi cho quản lý, công tác đào tạo: 870.000.000 đồng.
+ Dành 59% của (b) cho phụ cấp trách nhiệm cán bộ quản lý các cấp trong
trường: 513.300.000 đồng (Ký hiệu Q
1

);
+ Dành 41% của (b) cho phụ cấp kể đến mức độ tham gia công tác phục vụ,
quản lý đào tạo: 356.700.000 đồng (Ký hiệu Q
2
).
2. Thu nhập của mỗi giáo viên, CBVC được tính theo công thức sau đây:
T = T
1
+ T
2
Trong đó:
T
1
: Phần lương thanh toán qua thẻ ATM ;
T
2
: Phần chi thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Chi tiết hai phần trên bao gồm các khoản được giải thích chi tiết như dưới đây.
 Phần lương trả qua thẻ ATM :
T
1
= (Hệ số lương ngạch bậc + Các hệ số phụ cấp) x Lương cơ bản -
- [Một phần các khoản đóng góp (5% cho BHXH + 1% cho BH YT)]
Các hệ số phụ cấp chủ yếu bao gồm :
 Hệ số phụ cấp chức vụ (Theo quy định Nhà nước);
 Hệ số phụ cấp trách nhiệm (Theo quy định Nhà nước);
 Hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung ;
 Hệ số phụ cấp độc hại;
 Hệ số phụ cấp y tế ;
 Hệ số phụ cấp giáo viên :

HSPCGV = (Hệ số lương ngạch bậc + Hệ số phụ cấp chức vụ) x Hệ số giáo viên;
Hệ số giáo viên bằng 40% với giáo viên sư phạm, 25% với giáo viên khác.
 Phần chi thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ :
T
2
= (Hệ số lương ngạch bậc + Hệ số phụ cấp chức vụ) x Lương cơ bản x Hệ số
tăng thêm lương + Phúc lợi + Phụ cấp Q1 + Phụ cấp Q2 + Phụ cấp GS, PGS, TS –
(Công đoàn phí + Bảo hiểm Thân thể) .
+ Hệ số tăng thêm lương được tính như sau:
 Với giáo viên, CBVC có hệ số lương ngạch bậc cộng với hệ số phụ cấp chức
vụ lớn hơn 3,0 ; năm học 2007-2008 đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên, được tính
hệ số tăng thêm lương là 0,5 (Không phảy năm).
 Với giáo viên, CBVC có hệ số lương ngạch bậc cộng với hệ số phụ cấp chức
vụ từ 3,0 trở xuống; năm học 2007-2008 đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên, được
tính hệ số tăng thêm lương là 0,7 (Không phẩy bảy).
 Với giáo viên, CBVC mà năm học 2007-2008 không đủ điều kiện xét thi đua
(Nghỉ thai sản, nghỉ ốm, chưa đủ thời gian công tác) được hưởng 1/2 (một phần hai)
lương tăng thêm.
+ Phúc lợi : Được chi đồng đều cho mọi CBVC, được chi vào bảng lương hàng
tháng ;
+ Phụ cấp Q
1
: Phụ cấp trách nhiệm cán bộ quản lý các cấp (bảng 1);
+ Phụ cấp Q
2
: Phụ cấp mức độ tham gia công tác phục vụ, quản lý đào tạo
(bảng 2);
+ Phụ cấp GS, PGS, TS, thực hiện theo Quyết định số 323/QĐ-TCCB của Hiệu
trưởng về phụ cấp thêm lương cho Phó giáo sư, Tiến sỹ, được chi vào bảng lương
hàng tháng :

- Phó giáo sư : 600.000 đồng/ tháng ;
- Tiến sỹ : 300.000 đồng/ tháng ;
+ Đối với hợp đồng có thời hạn, mức lương được hưởng theo thoả thuận giữa
nhà trường và người lao động.
Bảng 1: Bảng hệ số Phụ cấp trách nhiệm cán bộ quản lý ( Q1).
Được chi vào bảng lương hàng tháng.
Nhóm Chức vụ Viết tắt Hệ số
Mức chi
(đ/tháng)
năm 2009
1 2 3 4 5
1
Bí thư Đảng uỷ
Hiệu trưởng
BTĐU
HT
3,50 700.000
2
Phó Bí thư Đảng uỷ
Phó hiệu trưởng
PBTĐU
PHT
3,00 600.000
3
TV Đảng uỷ
CT Công đoàn trường
TVĐU
CTCĐT
2,50 500.000
4

Trưởng phòng
BT Đoàn trường
Trưởng khoa có 40 cán bộ GV trở lên
GĐ trung tâm có 40 cán bộ GV trở lên
Kế toán trưởng
TP
BTĐT
TK
GĐTT
KTT
2,00 400.000
5
Phó trưởng phòng
Trưởng khoa có dưới 40 cán bộ GV
GĐ trung tâm có dưới 40 cán bộ GV
PTP
TK
GĐTT
1,50 300.000
P.Trưởng khoa có 40 cán bộ GV trở lên
PGĐTrung tâm có 40cán bộ GV trở lên
P.Trưởng phòng
P. TK
P. GĐTT
P.TP
1,50 300.000
1 2 3 4 5
6 P. Trưởng khoa có dưới 40 cán bộ GV P.TK 1,25 250.000
PGĐ Trung tâm có dưới 40 cán bộ GV P.GĐTT
7

Trưởng bộ môn
Quản đốc
TV Công đoàn trường
TV Đoàn trường
Chánh văn phòng Đảng uỷ
TBM

TVCĐT
TVĐT
VPĐU
1,20 240.000
8
P. trưởng bộ môn
Phó quản đốc
Đảng uỷ viên
BT chi bộ
UVBCH Công đoàn trường
CT Công đoàn bộ phận
Chánh văn phòng Công đoàn
P.TBM
P.QĐ
ĐUV
BTCB
UVBCHCĐ
CTCĐBP
CVPCĐ
0,80 160.000
9
Tổ trưởng tổ công tác
Chi uỷ viên

UVBCH Công đoàn bộ phận
Tổ trưởng CĐ trực thuộc
UVBCH Đoàn trường
Bí thư liên chi đoàn (là CBCC)
TTTCT
CUV
UVCHCĐBP
TTCĐTT
UVBCHĐT
BTLCĐ
0,50 100.000
10
Tổ phó tổ công tác
Tổ trưởng CĐ bộ phận
Tổ phó CĐ trực thuộc
UVBCH Liên chi đoàn (là CBCC)
T.PTCT
TTCĐBP
TPCĐTT
UVBCHLCĐ
0,30 60.000
11 Tổ phó Công đoàn bộ phận TP.CĐBP 0.15 30.000
Ghi chú: Nếu cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì tính 1 chức vụ cao nhất của
chính quyền hoặc Đảng, đoàn thể.
Bảng 2: Bảng hệ số phụ cấp kể đến mức độ tham gia công tác phục vụ, quản
lý đào tạo (Q2)
Năm 2009, mức chi phụ cấp kể đến mức độ tham gia công tác phục vụ, quản lý
đào tạo được chi vào bảng lương hàng tháng.
Hệ số 1 = 2.400.000 đ/năm
Hệ số 0,7 = 1.680.000 đ/năm

Hệ số 0,5 = 1.200.000 đ/năm
Hệ số 0,25 = 600.000 đ/năm
STT Đơn vị, Bộ phận Hệ số
Mức chi
(đ/tháng
/người)
1 Ban Giám Hiệu 1 200.000
2 Trưởng, phó các phòng, khoa: 0.7 140.000
3
- Trưởng bộ môn, QĐ phân xưởng
- Phó bộ môn, P.QĐ PX
- Viên chức, nhân viên hành chính ở các Phòng,
Ban, Khoa, Trung tâm
0.5 100.000
4 Trợ lý khoa học, đào tạo, CT HSSV ở các khoa 0,25 50.000
3. Chi thanh toán giờ giảng vượt định mức và mời giảng
Khối lượng giảng dạy quy định trong văn bản này là khối lượng tính cho các
hệ, bậc đào tạo chính quy trong trường được giao kế hoạch trong năm học. Khối lượng
giảng dạy các lớp vừa làm vừa học sẽ được nhà trường quy định riêng.
3.1. Nguồn kinh phí chi trả
- Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cho các hoạt động đào tạo đại học, sau
đại học.
- Ngân sách cấp bù học phí cho sinh viên sư phạm.
- Học phí thu được từ các bậc đào tạo của các hệ chính quy và vừa làm vừa học.
3.2. Đối tượng chi trả
- Cán bộ, viên chức đang trực tiếp giảng dạy tại các khoa, bộ môn, trung tâm
thực nghiệm, Trung tâm thí nghiệm.
- Cán bộ quản lý, cán bộ hành chính có tham gia giảng dạy.
- Cán bộ, giáo viên mời giảng ngoài trường.
3.3. Phương thức và mức chi trả:

- Đối với các cán bộ, giáo viên giảng dạy trong trường, căn cứ vào tổng số giờ
vượt được tính theo bộ môn, sau đó tính cho mỗi giáo viên. Giờ giảng dạy vượt định mức
được tính bằng tổng số giờ thực hiện trừ đi tổng số giờ định mức đã quy đổi của từng
giảng viên trong năm học. Định mức giờ giảng của giảng viên theo bảng 3.
- Đối với Giảng viên kiêm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể,
các công việc quản lý khác trong trường, nếu hoàn thành nhiệm vụ, tham gia giảng
dạy được giảm một phần định mức công tác giảng dạy (ĐMGD). Nếu giảng dạy vượt
số giờ định mức quy định được thanh toán toàn bộ số giờ vượt định mức đã quy đổi.
Mức giảm định mức của cán bộ giảng dạy do kiêm nhiệm các công tác quản lý và
định mức giảng dạy của các giảng viên kiêm nhiệm theo bảng 4.
Số giờ vượt định mức không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm được tính trả lương
dạy thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC ngày
9/9/2008.Từ 201 giờ tiêu chuẩn/năm trở lên được trả theo đơn giá thoả thuận, nhưng
không vượt quá 40.000 đồng/giờ tiêu chuẩn.
Mức chi trả cho cán bộ mời giảng được thưc hiện theo bảng 5.
Định mức công tác giảng dạy của giáo viên tính theo số tiết quy đổi theo bảng 6.
Bảng3: Bảng định mức công tác chuyên môn của cán bộ giảng dạy trong
trường
 Đối với giảng viên Đại học dạy các môn chung
Đơn vị tính: Giờ chuẩn
Chức danh
Giảng
dạy
Nghiên cứu
khoa học
Hoạt động
chuyên môn và
các nhiệm vụ
khác
Tổng

Giáo sư và Giảng viên cao cấp 360 175 40 575
Phó giáo sư và Giảng viên chính 320 150 65 535
Giảng viên 280 125 90 495
 Đối với giảng viên Đại học dạy môn Giáo dục thể chất
Đơn vị tính: Giờ chuẩn
Chức danh
Giảng
dạy
Nghiên
cứu khoa
học
Hoạt động
chuyên môn và
các nhiệm vụ
khác
Tổng
Giáo sư và Giảng viên cao cấp 500 175 40 715
Phó giáo sư và Giảng viên chính 460 150 65 675
Giảng viên 420 125 90 635
Giảng viên mới tuyển dụng trong thời gian tập sự: Quy định có 6 tháng đọc tài
liệu và soạn bài, vì vậy khung định mức giờ chuẩn giảng dạy là 50% khung định mức
giờ chuẩn của giảng viên.
 Đối với giáo viên hướng dẫn thực hành - Thí nghiệm (HDTH)
Đơn vị tính: Giờ chuẩn
Chức danh
Giảng dạy
Nghiên cứu khoa
học, học tập, bồi
dưỡng nâng cao
trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ
Tổng Ghi chú
Giáo viên hướng dẫn thực
hành, thí nghiệm
480 105 585
Giáo viên hướng dẫn thực
hành, thí nghiệm
(trong thời gian tập sự - 12
335 75 410 Thực hiện
70% khối
lượng định
tháng) mức
Định mức trên được áp dụng cho tất cả giáo viên lý thuyết và thực hành.
Bảng 4: Bảng định mức giảng dạy của các giảng viên kiêm nghiệm
Đơn vị tính: Giờ chuẩn
TT Hạng mục công việc
Định mức thực hiện giờ
chuẩn % so với định
mức của chức danh
Ghi
chú
1 2 2 2
I Chức vụ chính quyền
1 Hiệu trưởng, 15
2 Phó hiệu trưởng 20
3 Trưởng phòng, khoa chức năng 25
4 Phó trưởng phòng, khoa chức năng 30
5
Các giảng viên kiêm nhiệm biên chế ở
các phòng chức năng

30
6
Trưởng khoa, ban trung tâm :
- Đơn vị có 40 CBGD trở lên
- Đơn vị có dưới 40 CBGD
70
75
7
Phó trưởng khoa
- Đơn vị có 40 CBGD trở lên
- Đơn vị có dưới 40 CBGD
75
80
1 2 3 4
8
Trưởng Bộ môn giảng dạy
- Bộ môn có 10 CBGD trở lên
- Bộ môn có dưới 10 CBGD
80
85
9
Phó bộ môn
- Bộ môn có 10 CBGD trở lên
- Bộ môn có dưới 10 CBGD
85
90
10
Công tác trợ lý, chủ nhiệm lớp, cố vấn
học tập
85

II Chức vụ đoàn thể
11
* Công tác Đảng, đoàn thể cấp trường:
- Bí thư Đảng uỷ, CT Công đoàn trường 50
12
- Phó Bí thư Đảng uỷ, TV Đảng uỷ, PCT
Công đoàn, Trưởng Ban thanh tra ND,
Trưởng Ban Nữ công.
55
13 BT Đoàn trường 30
14 TV Đoàn trường, chủ tịch hội sinh viên 50
15
* Công tác Đảng, đoàn thể cấp đơn vị:
BT Chi bộ, CT Công đoàn bộ phận 70
16
Phó BT chi bộ, PCT CĐ bộ phận, BT
Liên chi đoàn 80
17
Bí thư Chi đoàn cán bộ, TV Liên chi
đoàn là cán bộ
85
18 Phó BT Chi đoàn cán bộ 90
19 Đi học NCS và cao học không tập trung 30
IV Các ưu tiên khác
20 Giảng viên tập sự 50
21 Giảng viên nữ có con dưới 30 tháng 90
V
Định mức giảm đối với giáo viên trung
học kiêm nhiệm công tác
22 Giám đốc trung tâm 75

23 Phó Giám đốc trung tâm 80
24
Trưởng phòng thí nghiệm, Quản đốc
xưởng thực hành
85
25
Phó trưởng phòng thí nghiệm, Phó quản
đốc xưởng thực hành
90
1 2 3 4
26 Tổ trưởng (trưởng ban thực hành) 92
27
Làm công tác giáo viên chủ nhiệm, cố
vấn học tập
90
28
Giáo viên mới tuyển dụng trong thời gian
tập sự (12 tháng)
70
Ghi chú: Nếu một giảng viên, giáo viên trung học kiêm nhiệm nhiều chức vụ chỉ
được tính giảm định mức theo mức cao nhất.
Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ đối với cán bộ giảng dạy vượt định mức
giờ tiêu chuẩn/ năm nhưng không quá 200 giờ chuẩn:
Tiền lương 1 giờ dạy =
Tổng tiền lương của 12 tháng
trong năm tài chính

Số giờ tiêu chuẩn trong năm
x
46 tuần


52 tuần
(Đồng/giờ)
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A , cán bộ giảng dạy có hệ số lương cơ bản là 6,78; hệ
số phụ cấp chức vụ 0,4; số giờ tiêu chuẩn trong năm là 535 giờ, sẽ có đơn giá tiền
lương dạy thêm giờ là:
Tiền lương dạy thêm giờ =
930.76
52
46
x
535
12x000.540x)4,078,6(
=
+
đồng/giờ.
3.4. Đối với các cán bộ mời giảng
Mức chi trả giờ giảng cho các cán bộ mời giảng trong trường và ngoài trường
đại học Kỹ thuật Công nghiệp được quy định như sau:
Bảng 5: Bảng đơn giá thanh toán của cán bộ mời giảng
STT Nội dung
GV Trong
trường
(đồng/tiết)
GV ngoài
trường
(đồng/tiết)
1 Chuyên đề NCS và giảng dạy cho cao học 80.000 100.000
2 Giảng dạy ngoại ngữ cho cao học 60.000 80.000
3 Giảng dạy đại học - 80.000

4 Giảng dạy ngoại ngữ cho đại học - 60.000
Ghi chú:
Các Giáo sư nước ngoài được mời giảng tại nhà trường, mức chi trả theo hợp
đồng cụ thể;
Bảng 6: Bảng định mức quy đổi trong giảng dạy, thi, chấm thi v. v
TT Hạng mục
Giờ
quy đổi
(GTC)
Ghi
chú
1 2 3 4
I Giảng dạy bậc đại học và THCN
1
Giảng dạy 1 tiết lý thuyết bậc đại học và THCN
- Lớp ≤ 60 sinh viên
- Lớp thêm 1-20 sinh viên thì tính thêm
- Lớp đào tạo chất lượng cao:
1,0
0,1
1,2
2
Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, tập giảng nghiệp vụ sư
phạm, thảo luận
- Giảng 1,0 tiết lý thuyết thực hành thí nghiệm (lớp đến 60 SV)
- Giảng 1,0 tiết lý thuyết thực hành thí nghiệm (lớp 41 SV
trở lên)
- Hướng dẫn 1 nhóm trong 1,5 giờ (nhóm 12-15 SV)
- Hướng dẫn thảo luận 1,0 tiết
1,0

1,2
1,0
0,75
3 Hướng dẫn tham quan kiến tập sư phạm: 1ngày(8 giờ) 1.5
4
Hướng dẫn bài tập lớn và đồ án môn học :
Gồm hướng dẫn, giải đáp và đánh giá.
- Hướng dẫn 1 bài tập lớn cho 1 SV
- Hướng dẫn 1 đồ án môn học cho 1SV
0.5
1,5
5
Hướng dẫn thực tập và đồ án, luận văn tốt nghiệp
- Hướng dẫn TTTN 1 nhóm trong 1 tuần ( 1nhóm 5 SV)
- Hướng dẫn ĐATNvà khoá luận tốt nghiệp 1SV/1đề tài
1.0
15.0
Giảng viên hướng dẫn đồng thời tối đa 5 SV
Giảng viên chính hướng dẫn đồng thời tối đa 7 SV
Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng
6
Chấm khoá luận và đồ án tốt nghiệp
- Chấm 1 khoá luận hoặc 1 đồ án TN. Tính cho 1 người
chấm (1 khoá luận 2 người chấm)
3,0
7
Coi thi, chấm thi 1 học phần (môn học)
- Ra đề thi đã tính cho xây dựng ngân hàng đề, không tính
giờ ra đề
- Coi thi viết 1 học phần / 1lớp / 1 giáo viên (Chi trực tiếp)

- Chấm thi viết giữa học phần và kết thúc học phần : 20 bài /
1 giáo viên chấm (1 bài 2 GV chấm)
- Hỏi thi vấn đáp 1 học phần: 10 SV/1GV (có 2 GV hỏi
thi/1SV). Với môn học GDTC 15 SV/1GV(có 2 GV hỏi
thi/1SV).
1,0
1,0
1 2 3 4
8
Tham gia kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp
Được tính chi trả trực tiếp theo quy định riêng, không tính
vào giờ chuẩn
II Giảng dạy sau đại học
1
Giảng dạy các môn học
- Dạy môn cơ sở, môn chung 1 tiết
- Dạy môn chuyên ngành 1 tiết
- Hướng dẫn thực nghiệm 1 tiết
- Hướng dẫn bài tập, thảo luận cho lớp ≤ 50 học viên
1,0
1,0
1,0
0,5
2
Chấm thi và đánh giá môn học
- Coi thi viết 1 buổi/1 người
- Chấm thi hết môn học 5 bài
1,0
1,0
3 Hướng dẫn luận văn thạc sĩ

- 1 học viên (tính vào năm hoàn thành luận văn) 75,0
4
Chấm luận văn thạc sĩ
- Tính cho 2 người chấm / 1 luận văn
- Tính cho cả Hội đồng / 1 luận văn
- Chi đại biểu, khách mời : Duyệt riêng
15,0
70,0
III Hướng dẫn nghiên cứu sinh
- Có quy định riêng
Ghi chú: Giảng dạy chương trình tiên tiến được trả riêng theo hợp đồng cụ thể.
4. Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng
4.1. Quy đổi các đề tài Nghiên cứu khoa học (NCKH):
- Chủ trì đề tài từ cấp trường trở lên, chủ trì các dự án sản xuất thử và hợp đồng
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được tính đủ số giờ NCKH.
- Các thành viên tham gia đề tài nghiên cứu được tính: Tham gia đề tài cấp Bộ
trọng điểm, đề tài cấp Nhà nước, Dự án sản xuất thử và hợp đồng đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất từ 100 triệu đồng trở lên được tính 70% giờ NCKH; tham gia đề
tài cấp Bộ không trọng điểm và Dự án sản xuất thử dưới 100 triệu đồng được tính 60%
giờ NCKH. Nếu công trình có nhiều thành viên tham gia thì tỷ lệ trên được chia đều
cho mỗi thành viên. Tham gia đề tài cấp trường thì chỉ tính cho chủ nhiệm đề tài.
- Hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được tính 30% giờ
NCKH.
4.2. Quy đổi các xuất bản phẩm sang định mức NCKH:
- 1 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế có
uy tín được Nhà trường xác nhận được tính 100% giờ NCKH.
- 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học công nghệ, tạp chí chuyên ngành cấp
quốc gia được tính 50% giờ NCKH.
- 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học công nghệ, tạp chí chuyên ngành cấp đại
học vùng được tính 30% giờ NCKH.

- 1 bài báo đăng trên thông báo khoa học của trường được tính 20% giờ NCKH
- Tham gia viết giáo trình đại học được nghiệm thu từ 1,5 tín chỉ trở lên được
tính hoàn thành nhiệm vụ NCKH.
- Tham gia viết giáo trình cao học được nghiệm thu từ 1,0 tín chỉ trở lên được
tính hoàn thành nhiệm vụ NCKH.
- Tham gia viết tài liệu tham khảo, chuyên khảo được nghiệm thu được tính
hoàn thành nhiệm vụ NCKH.
4.3. Quy đổi Nhiệm vụ tự bồi dưỡng
- Có bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ (có chứng chỉ của
lớp bồi dưỡng), hoặc có tham gia hội thảo (semina) khoa học, chuyên môn với tổng
thời gian từ 10 ngày trở lên được coi là hoàn thành nhiệm vụ tự bồi dưỡng. Giáo viên
tập sự phải có kế hoạch tự bồi dưỡng được thông qua bộ môn, cuối năm học phải có
kết quả báo cáo trước bộ môn.
- Những cán bộ giáo viên đang theo học các khóa ngoại ngữ do nhà trường cử
đi, học cao học, nghiên cứu sinh được tính hoàn thành nhiệm vụ tự bồi dưỡng.
4.4. Chế độ khuyến khích công bố công trình NCKH cấp quốc tế
Nhà trường có chế độ hỗ trợ chi phí đăng bài cho các bài báo khoa học được
đăng trên các tạp chí có uy tín, các báo cáo tại các Hội nghị khoa học quốc tế có uy tín.
Chế độ cụ thể do Hiệu trưởng quyết định.
5. Chế độ làm ngoài giờ
Đối với cán bộ các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm do yêu cầu công việc cần phải
làm ngoài giờ được Ban Giám hiệu duyệt thì được thanh toán tiền làm ngoài giờ theo
quy định nội bộ của trường là 25.000đ/ngày/người. Trường hợp đặc biệt, đối với
những công việc không thể quy theo ngày công (ví dụ xây dựng các chương trình phần
mềm máy tính ) thì mức thanh toán theo hình thức khoán sẽ do Hiệu trưởng duyệt.
Làm phách và khớp điểm của thi kết thúc học phần được chi bồi dưỡng 150
đồng/ một bài thi.
6. Học bổng sinh viên, học sinh
Chi theo quy định của Nhà nước: Đối với học bổng chính sách theo Quyết định
số 152/2007/QĐ-TTg, đối với học bổng khuyến khích học tập; theo Quyết định số

44/2007/QĐ- BGDĐT giành 15% học phí hệ chính quy.
7. Thi đua, khen thưởng
Thi đua, khen thưởng thực hiện theo Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30
tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thi đua, khen thưởng.
8. Phúc lợi tập thể
Nội dung các khoản chi phúc lợi trong trường có được do sự thống nhất giữa
công đoàn và chính quyền, bao gồm các khoản chi sau:
- Chi mua thuốc khám chữa bệnh thông thường cho cán bộ viên chức, khám sức
khoẻ định kỳ cho cán bộ theo dự toán.
9. Dịch vụ công cộng
Nhà trường tăng cường các biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm và sử dụng có
hiệu quả điện, nước, xăng và giao cho các phòng chức năng quản lý và theo dõi.
10.Vật tư văn phòng
- Để phục vụ cho công tác soạn giáo án, phấn viết giảng dạy, mức văn phòng
phẩm cấp cho mỗi giáo viên: 60.000 đ/năm.
- Đối với các phòng, khoa quản lý cấp phát theo thực tế sử dụng cho các hoạt động
quản lý chuyên môn của nhà trường (có sổ theo dõi cấp phát và ghi chép tình hình sử
dụng).
11. Thông tin, tuyên truyền, liên lạc
11.1. Về việc sử dụng điện thoại
Tiêu chuẩn trang bị điện thoại và chi phí mua máy điện thoại, chi phí lắp đặt và
hoà mạng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày
16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định, tiêu chuẩn, định mức sử
dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng đối với các cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành
chính sự nghiệp, Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công
vụ tại nhà riêng, Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện chế độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng đối với các cán bộ lãnh đạo
trong các cơ quan HCSN.

Nhà trường có quy định cụ thể cho từng máy điện thoại với các mức như sau:
* Điện thoại cố định đối với các đơn vị trong trường:
- Các máy điện thoại được thanh toán 100% cước phí gồm: Ban giám hiệu,
Chủ tịch công đoàn, Trưởng phòng, trưởng khoa sau đại học tính theo phòng chức
năng (Ngoài ra còn một số bộ phận do tính chất công việc được Hiệu trưởng quyết
định ).
- Chi khoán cước phí với mức 150.000 đ/tháng cho các máy còn lại của các
đơn vị trong nhà trường.
* Điện thoại cố định tại nhà riêng của một số cán bộ được thanh toán như
sau:
 Hiệu trưởng: 200.000đ/tháng
 Phó hiệu trưởng: 150.000đ/tháng
 Chủ tịch công đoàn: 150.000đ/tháng
* Chi khoán cước phí điện thoại di động:
 Hiệu trưởng: 400.000đ/tháng
 Phó hiệu trưởng: 250.000đ/tháng
 Chủ tịch công đoàn: 250.000đ/tháng
11.2. Về việc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc,
mạng LAN, máy FAX tại cơ quan
- Các phương tiện thông tin liên lạc trong các đơn vị chỉ phục vụ cho nhu cầu
công việc của cơ quan và phải được quản lý chặt chẽ, đúng quy định, không dùng cho
mục đích cá nhân và kinh doanh, cấm chơi Game trên các máy tính của nhà trường.
- Việc trang bị các phương tiện thông tin liên lạc phải căn cứ vào nhu cầu công
việc và khả năng tài chính của đơn vị để trang bị cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng phương tiện
thông tin liên lạc trong đơn vị mình.
12. Công tác phí
Căn cứ Thông tư số 23/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế
độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
các đơn vị sự nghiệp công lập, nhà trường quy định 2 hình thức thanh toán công tác phí

như sau:
Hiệu trưởng xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời
gian đi công tác) bảo đảm hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong phạm vi
dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.
* Thanh toán tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác:
a. Người đi công tác được thanh toán tiền tàu, xe bao gồm: Vé máy bay, vé tàu,
xe vận tải công cộng từ cơ quan đến nơi công tác và ngược lại, cước qua phà, đò ngang
cho bản thân và phương tiện của người đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước
chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã
trực tiếp chi trả. Giá vé trên không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan
du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu.
b. Căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn
kinh phí được giao, Hiệu trưởng xem xét duyệt thanh toán tiền vé máy bay, vé tàu, vé
xe cho cán bộ, công chức đi công tác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
c. Đối với những vùng không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh
doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê
phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh
toán tiền thuê phương tiện mà người đi công tác đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê
phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện (có tính đến giá vận tải phương
tiện khác đang thực hiện cùng thời điểm tại vùng đó cho phù hợp).
d. Trường hợp người đi công tác sử dụng xe ô tô cơ quan, phương tiện do cơ
quan thuê hoặc cơ quan bố trí thì người đi công tác không đựơc thanh toán tiền tàu xe.
* Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
- Đối với các đối tượng cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi
công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng nhà trường không bố trí được
xe ô tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công
tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên được nhà trường thanh toán tiền khoán tự túc
phương tiện khi đi công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo
số ki lô mét (km) thực tế và đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe do Hiệu trưởng quy định
căn cứ theo số km thực tế với mức giá thuê phổ biến đối với phương tiện loại trung

bình tại địa phương.
- Đối với các cán bộ, giáo viên không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi
công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan trên 15 km mà tự túc bằng
phương tiện cá nhân của mình thì đựơc thanh toán tiền tự túc phương tiện tương
đương với mức giá vé tàu, vé xe của tuyến đường đi công tác.
* Phụ cấp lưu trú:
- Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do nhà trường chi trả cho người đi công tác phải
nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính
từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường,
thời gian lưu trú tại nơi đến công tác);
Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác từ 20.000 đến 70.000 đồng/ ngày
- Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), căn cứ mức chi phụ
cấp lưu trú Hiệu trưởng quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp từ 20.000 đến 50.000
đồng/ ngày.
* Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
- Người đựơc nhà trường cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo
phương thức thanh toán khoán theo các mức như sau:
+ Đi công tác ở các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh:
Mức tối đa không quá 150.000 đồng/ ngày/ người;
+ Đi công tác ở các quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương: Mức tối đa
không quá 140.000 đồng/ngày/ người;
+ Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thành
phố, thị xã thuộc tỉnh: Mức tối đa không quá 120.000 đồng/ ngày/ người;
+ Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức tối đa không quá 100.000 đồng/ ngày/
người;
- Trong trường hợp mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ đựơc cơ
quan, đơn vị thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) như sau:
+ Trong trường hợp nhà trường phải thuê chỗ nghỉ cho đối tượng là Bộ trưởng
và các chức danh tương đương, được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là
400.000 đồng/ ngày/ phòng;

+ Đối với các đối tượng là Thứ trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các chức
danh tương đương đựơc thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa không vượt quá
350.000 đồng/ ngày/ phòng;
+ Đối với các chức danh cán bộ, công chức còn lại thanh toán theo giá thuê
phòng thực tế của khách sạn thông thường, nhưng mức thanh toán tối đa không vượt
quá 300.000 đồng/ ngày/ phòng 2 người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn
công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì đựơc thanh toán theo mức thuê phòng
tối đa không quá 300.000 đồng/ ngày/ phòng.
- Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ là giấy đi đường có
duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận
đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác và hoá đơn hợp pháp
trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế.
* Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng :
Đối với cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị, phải thường xuyên đi công tác lưu
động trên 10 ngày/tháng, Hiệu trưởng quy định mức khoán tiền công tác phí cho cán
bộ đi công tác theo mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ người/ tháng.
- Các trường hợp phát sinh do tính chất công việc cụ thể do Hiệu trưởng duyệt.
Chứng từ thanh toán cho CBVC đi công tác gồm:
+ Giấy đi đường có ký duyệt của Hiệu trưởng và có dấu xác nhận của cơ quan
đến công tác.
+ Hoá đơn thuê chỗ ở nơi đến công tác, vé tàu xe, cầu, đường, phà, cước hành
lý. Trường hợp khoán thì không cần loại chứng từ này để thanh toán.
13. Chi tiêu hội nghị
- Đối với các khoản chi hội nghị trong trường: Tuỳ theo tính chất cuộc họp
(Họp giao ban, họp công tác đào tạo, họp CTCT-HSSV, hội nghị) Hiệu trưởng nhà
trường sẽ quyết định mức chi tối đa không quá 50.000 đồng/1đại biểu.
- Các khoản chi hội nghị ngoài trường: Mức chi được thực hiện theo thông tư số
23/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi
tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công
lập. Đối với tiền đóng góp cho đại biểu dự hội nghị, Hiệu trưởng sẽ căn cứ vào nội dung

hội nghị, tính hợp pháp, hợp lý của khoản đóng góp để quyết định. Tiền đóng góp chỉ
được thanh toán khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Không được thanh toán các khoản
không đúng quy định.
14. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn
a) Kinh phí cho học sinh, sinh viên đi thực tập, thăm quan
- Chi cho công tác liên hệ địa điểm thực tập: 75.000đ/1 đoàn 5 SV
- Chi cho công tác liên hệ địa điểm tham quan 200.000đ/ 1 lớp SV.
- Chi báo cáo viên mời ngoài hướng dẫn các lớp tham quan: 5.000 đ/ SV/1 đợt.
- Chi cho công tác hướng dẫn thực tập tốt nghiệp ở các đơn vị ngoài trường:
theo hợp đồng giữa đơn vị và nhà trường (có quy định riêng từng ngành).
- Chi coi thi giữa học phần và hết môn (học phần):
+ Coi thi trong giờ hành chính: 20.000đồng/buổi/ cán bộ coi thi
+ Coi thi và ngày nghỉ, ngày lễ và buổi tối:30.000đồng/buổi/ cán bộ coi thi.
b) Vật tư thực hành, thực tập cho sinh viên, học sinh
Vật tư thực tập tại Trung tâm thực nghiệm, Thí nghiệm, thực tập: Theo quy
định riêng của nhà trường.
c) Chi phí thực tập của Khoa SPKT
Thực hiện theo quyết định của Hiệu trưởng.
d) Mua sắm tài liệu, giáo trình, sách thư viện
Chi mua theo nhu cầu thực tế của từng môn học và được Hiệu trưởng duyệt chi
theo từng lần mua.
e) Chi bồi dưỡng viết giáo trình, in giáo trình, xây dựng khung chương trình
(Theo QĐ số 470 /QĐ-ĐT ngày 1/8/07)
Quy định cụ thể như sau:
- Xây dựng chương trình khung đối với những môn học Bộ GD & ĐT chưa xây
dựng (chưa ban hành chính thức hoặc chưa có dự thảo) và chương trình môn học mới:
+ Chi biên soạn: 300.000 đồng đến 500.000 đồng/môn học
+ Hội thảo cấp Bộ môn: 300.000 đồng đến 400.000 đồng/môn học
+ Thông qua hội đồng ĐTKH đơn vị: 200.000 đồng đến 300.000 đồng/môn học
- Biên soạn giáo trình môn học in nội bộ đối với những môn học mới hoặc giáo

trình in ấn tại NXB Quốc gia:
+ Viết giáo trình: 50.000 đồng đến 70.000 đồng/tiết
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể: 15.000 đồng đến 20.000 đồng/tiết
+ Đọc phản biện và nhận xét: 500.000 đồng đến 800.000 đồng/giáo trình
(tuỳ theo số tiết của giáo trình để có mức cụ thể)
- Biên soạn giáo trình môn học in nội bộ đối với những môn học mới hoặc giáo
trình in ấn tại NXB Quốc gia thuộc lĩnh vực văn hoá phổ thông, tin học, ngoại ngữ:
+ Viết giáo trình: 30.000 đồng đến 50.000 đồng/tiết
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể: 5.000 đồng đến 10.000 đồng/tiết
+ Đọc phản biện và nhận xét: 300.000 đồng đến 500.000 đồng/môn
Các mức chi trên chỉ áp dụng cho việc biên soạn các giáo trình môn học mới
hoặc các giáo trình đã biên soạn và được in ấn tại các NXB quốc gia (Môn học mới do
Hội đồng khoa học – Đào tạo đơn vị xem xét và thủ trưởng đơn vị quyết định). Các
mức chi trên là mức tối đa, tuỳ theo mức độ phức tạp và yêu cầu cụ thể của từng môn
học để chi cho phù hợp.
f) Chi hoạt động văn thể cho cán bộ, sinh viên, học sinh
Các hoạt động văn, thể chi theo dự toán cụ thể được duyệt của ban giám hiệu.
g) Chi bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ:
- Chi bồi dưỡng cho cán bộ luyện tập tự vệ, phòng cháy, chữa cháy:
Ngày tập luyện: 15.000 đ/ngày/người
Ngày hội thao : 30.000 đ/ngày/người
h) Chi chuyên môn khác
- Chi thi Olympic theo số sinh viên thực tế dự thi và theo dự toán cụ thể được
duyệt.
- Chi hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học theo số đề tài thực tế tham gia và dự
toán cụ thể được duyệt.
- Chi NCKH đề tài cấp trường do trường đặt đơn được cấp kinh phí theo dự
toán được duyệt.
15. Chi mua sắm và sửa chữa tài sản cố định
Thực hiện theo quy chế hiện hành về mua sắm và sửa chữa tài sản cố định do

Nhà nước quy định.
16. Chi khác
Chi theo thực tế được duyệt trên cơ sở chế độ hiện hành. Tuy nhiên, hàng tháng
nhà trường sẽ chi tiền chè nước cho các đơn vị trong trường với mức chi là
150.000đ/tháng/đơn vị.
17. Lệ phí tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học:
Mức thu, chi tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học được quy định theo Thông
tư liên tịch số 28/2003/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 4/4/2003 của liên Bộ Tài chính,
Bộ GD & ĐT và các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính, Bộ GD & ĐT.
Trường hợp số chi lớn hơn số thu từ lệ phí tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học thì
có thể dùng thêm nguồn kinh phí ngân sách hoặc thu học phí của đơn vị để chi trả.
18.Các hoạt động có thu
18.1. Học phí chính quy
* Học phí chính quy được thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo
Quy chế đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ.
* Các nội dung chi được quy định như sau:
- Dành tối thiểu 40 - 50% cho việc điều chỉnh quỹ tiền lương.
- Chi 2% cho công tác thu và quản lý học phí.
- Chi 7-10 % cho quản lý các cấp.
- Chi 25% cho công tác chuyên môn.
- Số học phí còn lại được trích lập các quỹ (quỹ phát triển sự nghiệp, quỹ thi
đua, khen thưởng, quỹ phúc lợi).
18.2. Học phí học kỳ hè
Học kỳ hè là học kỳ tự nguyện đối với học sinh sinh viên. Vì vậy không thực
hiện chế độ miễn giảm học phí. Học phí kỳ hè được thu theo quy định hiện hành của
Nhà nước và theo Quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ của trường.
* Các nội dung chi được quy định như sau:
- Trích 40 % để lập Quỹ phát triển sự nghiệp;
- Trích 2% cho công tác thu và quản lý học phí;
- Chi tiền giảng dạy của giáo viên theo đơn giá bằng 1,3 giờ tiêu chuẩn, mỗi

giờ 40.000 đồng; thanh toán trực tiếp, không tính khối lượng vào số giờ thực hiện
trong năm.
- Số còn lại được chi cho quản lý các cấp, theo các hệ số cụ thể như sau:
+ Ban giám hiệu, trưởng phó phòng, với hệ số là: 1,5
+ Trưởng, phó khoa, với hệ số là: 1.0
+ Giáo viên: 0,5
+ Nhân viên các phòng, khoa, trung tâm: 1,0
18.3. Học phí vừa làm vừa học
* Học phí hệ vừa làm vừa học, thu theo quy định hiện hành của nhà nước.
* Các nội dung chi được quy định
. Chi trả đơn vị liên kết đào tạo Từ 20- 22%/ tổng học phí thu được.
. Số học phí còn lại 78- 80% được quy thành 100% chi cho các nội dung sau:
- Chi phí trực tiếp cho giảng dạy và học tập 51%, đơn giá 1 tiết = 52.000 đ, bao
gồm:
+ Chi trực tiếp giờ giảng: 40.000 đồng/1 GTC (có thể điều chỉnh theo mức độ
thu học phí );
+ Chi hỗ trợ đào tạo: 12.000đồng/1 GTC, trong đó: Bộ môn 2.000 đ, khoa
chuyên ngành 2.500 đ, Vĩ mô 1.500 đ, phòng ĐT 1.500 đ, phòng KH-QHQT 500 đ,
phòng QT-PV 500 đ, phòng HC-TV 1.000 đ, phòng TT-KT-ĐBCLGD 500 đ phòng
CTHSSV 1.000 đ, Phòng CNTT-Thư viện 500 đ, Khoa đào tạo SĐH 500đ.
+ Chi phí đi lại: Tuỳ từng địa điểm đào tạo có quy định riêng.
- Chi cho công tác thu và quản lý học phí: 2 %.
- Nộp ngân sách Nhà nước: 0,5%
- Chi tạo nguồn 3 % bao gồm các nội dung chi như sau:
+ Đi khảo sát mở lớp đại học hệ VLVH,
+ Kiểm tra cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy và học tập,
+ Chi phí đối ngoại, làm thủ tục chiêu sinh,
- Chi khác.
18.4. Tổ chức công tác trông xe : Thực hiện theo hợp đồng giao khoán từ
01/01/2009.

18.5. Ký túc xá sinh viên: Được thực hiện theo quy định riêng về công tác quản
lý ký túc xá sinh viên của nhà trường.
19. Sau khi trang trải các khoản chi phí theo quy định; phần chênh lệch
thu lớn hơn chi được sử dụng theo trình tự như sau:
* Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn
hơn chi dùng để:
- Hỗ trợ cán bộ, giáo viên được nhà trường cử đi học cao học hoặc nghiên cứu
sinh và các loại hình đào tạo khác, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo và mức thưởng được
quy định cụ thể như sau:
+ Đào tạo Thạc sỹ trong nước: Hỗ trợ 100% học phí, hỗ trợ 1.000.000 đồng làm
luận văn tốt nghiệp.
+ Đào tạo Tiến sỹ trong nước: Hỗ trợ 100% học phí, hỗ trợ 2.000.000 đồng/1
luận án tốt nghiệp.
+ Thưởng hoàn thành luận án Tiến sỹ đúng thời hạn: 40.000.000
đồng/người
+ Thưởng một lần 10.000.000 đồng/người cho CBVC không phải là giáo viên
tiếng Anh, thi đạt chứng chỉ TOEFL ≥ 550 và tương đương.
+ Thưởng một lần 5.000.000 đồng/người cho CBVC không phải là giáo viên
tiếng Anh, thi đạt chứng chỉ TOEFL ≥ 500 và tương đương.
- Các loại hình khác được cấp tiền học phí trong phạm vi khung học phí do nhà
nước quy định.
- Chi hỗ trợ một phần kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (theo nhu cầu đào
tạo của nhà trường).
- Hỗ trợ cán bộ, giáo viên làm hồ sơ phong hàm Giáo sư với mức hỗ trợ
10.000.000 đ/Hồ sơ;
- Hỗ trợ cán bộ, giáo viên làm hồ sơ phong hàm Phó giáo sư với mức hỗ trợ
5.000.000 đ/Hồ sơ;
- Đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ xung vốn đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật Công nghệ, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực cho cán bộ.

* Trích quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa hai quỹ không quá 3
tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
Quỹ phúc lợi:
- Chi hỗ trợ các khoa;
* Kỷ niệm thành lập các khoa, chi hội khoa (có dự toán chi được hiệu trưởng
duyệt cụ thể)
* Chi hỗ trợ các hoạt động chuyên môn trong năm được quy định cụ thể;( đối
với khoa có ≥ 50 cán bộ giáo viên được hỗ trợ 30.000.000 đồng, đối với khoa có dưới
50 cán bộ giáo viên được hỗ trợ 20.000.000 đồng, có chứng từ chi tiết kèm theo).
- Chi cho sinh viên tổng kết khi ra trường, chi hỗ trợ cho SV nhân dịp Tết
Nguyên Đán, thành lập trường.
- Chi trợ cấp đột suất cho cán bộ viên chức khi gặp khó khăn, ốm đau.
- Việc hiếu (Tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con) quy định chi như sau: 1vòng hoa
+ 200.000 đồng tiền phúng viếng + một chuyến xe. Việc hiếu với cán bộ của nhà
trường đã nghỉ hưu, gửi viếng một vòng hoa. Những trường hợp đặc biệt do Hiệu
trưởng quyết định.
- Chi trợ cấp cho sinh viên khi ốm đau, tai nạn.
- Chi hỗ trợ cho các cơ quan, đoàn thể đóng trên địa bàn phường, các tổ chức
xã hội và các cộng tác viên.
* Chi phúc lợi đồng đều cho CBVC trong nhà trường 4.000.000 đồng/ người/
năm. Được chi vào bảng lương hàng tháng.
Thi đua, khen thưởng Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11;
Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn
số 56/TĐKT-HD-V1 ngày 12/1/2006 của ban thi đua, khen thưởng Trung ương; các
văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng, hướng
dẫn xét công nhận các danh hiệu thi đua và tổng kết năm học, quy định mức tiền
thưởng cụ thể:
* Đối với Cán bộ, viên chức:
- Chiến sỹ thi đua cơ sở được thưởng: 300.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có
giá trị tương đương).

- Lao động tiên tiến, chiến sỹ tiên tiến được thưởng: 100.000 đồng (hoặc hiện
vật kỷ niệm có giá trị tương đương).
- Tập thể lao động xuất sắc, đơn vị quyết thắng được thưởng: 1.000.000 đồng
(hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).
- Tập thể lao động tiên tiến, đơn vị tiên tiến được thưởng: 500.000 đồng (hoặc
hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).
* Thi đua khen thưởng HSSV có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, mức
chi:
- Danh hiệu sinh viên xuất sắc : 200.000 đồng
- Danh hiệu sinh viên giỏi : 100.000 đồng
- Danh hiệu sinh viên khá : 50.000 đồng

×