Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Bước đầu nghiên cứu, đánh giá hoạt động cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh thái nguyên năm 2001 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 48 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
TRỊNH THỊ HỔNG
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN cứ u, ĐÁNH GIÁ HOẠT
ĐỘNG CUNG ÚNG THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN NÃM 2001-2002
( KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHÓA 1998-2003 )
Người hướng dẫn : PGS. TS Lê Viết Hùng
Nơi thực hiện : Thái Nguyên.
Thời gian thực hiện: Từ 02/2003 - 05/2003
Hà Nội, tháng 6, năm 2003
m f f i
J>Ờ9 €cÂM ƠQl
Tôi xin chân thành bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Vỉêí Hùng,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cẩm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của:
- Ban giám đốc sởy tế, phòng Quản lý Dược, phòng kế hoạch thuộc sở
y tếThái Nguyên.
- Ban giám đốc và các phòng ban của công ty Dược Thái Nguyên.
- Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Thái Nguyên.
Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Tổ chức
quản lý Dược, thư viện trường đại học Dược Hà Nội và gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2003
Sinh viên
Trịnh Thị Hồng.
MỤC LỤC
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT 4
ĐẬT VẤN ĐỂ 5
PHẦN 1: TỔNG QUAN


6
1.1. MỘT VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC THẾ GIỚI

6
1.2. VÀI NÉT VỂ THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM

7
1.2.1. Ngân sách Y tế
.
7
1.2.2. Tiền thuốc bình quân/đầu người 9
1.2.3. Nguồn thuốc cung ứng cho thị trường 10
1.2.4. Mạng lưới cung ứng thuốc 12
1.3. MÔ HÌNH DỊCH v ụ DƯỢC Ở VIỆT NAM

12
1.3.1. Dịch vụ dược nhà nước
12
1.3.2. Dịch vụ Dược tư nhân 13
1.4. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CƯNG ÚNG THUỐC CHO CỘNG ĐồNG



.
13
1.4.1. Thuận tiện
13
1.4.2. Kịp thời! 13
1.4.3. Chất lượng thuốc đảm bảo 14
1.4.4. Giá cả hợp lý 14

1.4.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 14
1.4.6. Kinh tế 15
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MẠNG LƯỚI CUNG ÚNG THUỐC 15
1.5.1. Chỉ tiêu số dân bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ 15
1.5.2. Chỉ tiêu diện tích bình quân một điểm bán thuốc phục vụ 15
1.5.3. Chỉ tiêu bán kính bình quân một điểm bán thuốc phục vụ 16
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU17
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ú u 17
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN c ú u 17
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 17
PHẦN 3 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT 18
3.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN 18
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân số 18
2
3.1.2. Đặc điểm Y tế 18
3.2. TÌNH HÌNH CUNG ÚNG VÀ SựPHÁT TRIEN m ạ n g lưới c u ng
ÚNG THUỐC Ở THÁI NGUYÊN


20
3.2.1. Tình hình cung ứng thuốc 20
3.2.2. Sự phát triển mạng lưới bán thuốc 20
3.3. MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC
21
3.3.1. Số lượng điểm bán 21
3.3.2. Phân bố điểm bán thuốc 23
3.3.3. Các chỉ tiêu dân số, diện tích, bán kính bình quân một điểm bán
thuốc phục vụ 25
3.4. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGƯỜI BÁN THUỐC 27
3.5. NGUỒN THUỐC CỦA CÁC LOẠI HÌNH BÁN THUỐC 28

3.6. DANH MỤC THUỐC VÀ TỶ LỆ THUỐC THIÊT YÊU

30
3.7. DOANH SỐ BÁN CỦA CÁC LOẠI HÌNH BÁN THUỐC HỢP PHÁP
VÀ TIỀN THUỐC BÌNH QUÂN ĐAU n g ư ờ i

.

31
3.7.1. Doanh số bán của các loại hình
31
3.7.2. Tiền thuốc tiêu thụ bình quân đầu người 34
3.8. GIỜ MỞ CỬA CỦA CÁC LOẠI HÌNH BÁN THUỐC 35
3.9. GIÁ BÁN LẺ MỘT số THUỐC THIẾT YÊU 35
3.10. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG THUỐC 37
3.11. BÀN LUẬN CHUNG 38
3.11.1. Về các chỉ tiêu mạng lưói cung ứng thuốc 38
3.11.2. Các chỉ tiêu về phục vụ cung ứng thuốc của các loại hình bán
thuốc
.


39
3.11.3. Về tình hình chất lượng thuốc 42
3.11.4. Về tiền thuốc bình quân đầu người 42
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 43
4.1. KẾT LUẬN 43
4.1.1. Về mạng lưới cung ứng thuốc 43
4.1.2. Các chỉ tiêu phục vụ 43
4.1.3. Doanh số bán và tiền thuốc bình quân đầu người


44
4.1.4. Tình hình chất lượng thuốc

.
44
4.2. KIẾN NGHỊ

r.

’ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
3
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
NTTN: Nhà thuốc tư nhân
ĐLBT: Đại lý bán thuốc
NCKH: Nghiên cứu khoa học
XNDPTW: Xí nghiệp dược phẩm trung ương
DNTN: Doanh nghiêp tư nhân
BHYT: Bảo hiểm y tế
YHCT: Y học cổ truyền
TYT: Trạm Y tế
DSTĐH: Dược sỹ trên đại học
DSĐH: Dược sỹ đại học
DSTH: Dược sỹ trung học
KTV: Kỹ thuật viên
4
ĐẶT VẤN ĐỂ

Thuốc có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân, là một trong những yếu tố chủ yếu đảm bảo mục tiêu sức
khoẻ cho mọi người. [8]
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mô
hình bệnh tật của đất nước đang là một mô hình đan xen giữa mô hình bệnh
của các nước phát triển và bệnh của các nước đang phát triển. Thách thức lớn
nhất của y tế nước ta là phải đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh cho
nhân dân trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và đang dần chuyển sang
cơ chế thị trường. Công bằng trong cung ứng thuốc phải được hiểu là: Đảm
bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc đặc biệt là thuốc thiết yếu, có chất
lượng để mọi người dân được sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả
với giá cả hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của các tầng
lớp nhân dân.[3]
Miền núi là nơi giao thông không thuận lợi, đời sống kinh tế xã hội của
nhân dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc cung ứng đầy đủ kịp thời thuốc có
chất lượng, giá cả hợp lý đến tận tay người dùng đang đóng vai trò hết sức
quan trọng. Thái Nguyên cũng là một tỉnh miền núi và chưa có một nghiên
cứu nào về tình hình cung ứng thuốc ở đây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài
“Bước đầu nghiên cứu đánh giá hoạt động cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên năm 2001 - 2002” nhằm:
1. Khảo sát thực trạng và đánh giá tình hình cung ứng thuốc trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục các tồn tại để nâng cao
chất lượng cung ứng thuốc cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. MỘT VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC THẾ GIỚI
Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự gia
tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giói và sự gia tăng tuổi thọ, nhu
cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ lệ chất xám cao nên giá

thường đắt. [8]
Sự tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia. Các
nước phát triển chỉ chiếm 25% dân số toàn thế giới nhưng trị giá thuốc tiêu
thụ chiếm tới 79% tổng giá trị thuốc tiêu thụ cho toàn thế giới. Trái lại, các
nước đang phát triển, dân số chiếm tới 75% dân số toàn thế giới nhưng lượng
thuốc tiêu thụ chỉ chiếm 21 %. [8]
Việc chiếm lĩnh thị trường thuốc thế giới thường do một số hãng dược
phẩm lớn. Dưới đây là doanh số bán và tỷ lệ bán tăng trưởng nhanh nhất của
10 hãng dược phẩm hàng đầu thế giới.
Bảng 1. Mưòi hãng đứng đầu về doanh số bán thuốc kê đơn
trong 6 tháng đầu năm 2000.
Xếp
hạng
Hãng
Doanh số
(triệu USD)
% Tăng
1
Pfizer
9.640
-
2 Merck & Co
9.379 18
3
Astra Zeneca
7.806
8
4 Glaxo Wellcome
7.214 12
5

Brisol Myers Squibb
7.000 15
6 Aventis
6.540 12
7
Smith Kline Becham
6.508
9
8
Johnson & Johnson
6.263
16
9
Pharmacia
6.025 14
10
American Home
2.425 16
6
Lợi nhuận của các hãng dược phẩm khá cao. Merche & Co đứng đầu
với lãi làm ra là 8,6 tỷ USD chiếm 26,4% doanh số, Glaxo Smith Kline đứng
thứ nhì với số lãi là 6,7 tỷ USD (30,3% doanh số). Đứng về lãi so với doanh số
bán thì Johnson & Johnson có lãi xuất cao nhất (33,6%), tiếp theo là
GlaxoSmith (30%) và Novartis (28,5%).
Bảng 2. Những hãng đứng đầu về tỷ lệ lãi (% so với doanh số bán năm99)
Hãng
Lãi
(TriệuUSD)
Doanh số bán
(Triệu USD)

Tỷ lệ
(% lãi)
Johnson & Johnson
3.595
10.694 33,6
Glaxosmith Kline
6.734
22.209
30,3
Novartis
3.612
12.679
28,5
Bristol Myers Squibb
4.018
14.309
28,1
Merck & Co
8.619 32.714 26,4
Lilly
2.516
9.375 25,4
Hoffmann LaRoche
2.332
10.973 21,3
Pharmacia
2.189 11.177 19,6
Astra Zeneca
2.711
14.834 18,3

Aventis
2.609 14.808 17,6
(Nguồn: Scrip Magazine 2-2001)
Về mặt đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D), Pfizer đứng đầu với
4,5 tỷ USD cho năm 1999, Glaxo Smith Kline đứng thứ hai với 3,7 tỷ USD.
Nhưng tính chi phí R&D so với doanh số bán thì Lilly lại chi nhiều nhất
(19%), tiếp đến là Hoffmann LaRoche với 18,5% và Pharmacia 17,9%.
1.2. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM
1.2.1. Ngân sách Y tế
Năm 2000, ngân sách Y tế khoảng 65 nghìn đồng/người/năm, thấp hơn
nhiều so với tiền thuốc bình quân đầu người (5,4 USD, tương đương khoảng
7
80 nghìn đồng). Đại bộ phận tiền thuốc do người dân tự bỏ ra mua còn tiền
thuốc do nhà nước dự tính theo đầu người chỉ xấp xỉ đật 0,67 USD. Ngân sách
Y tế chiếm khoảng 4,7 - 5,8% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. [8]
Năm 2001, tổng ngân sách cho Y tế là 6.189,514 tỷ đồng được phân bố
theo các lĩnh vực như sau:
Bảng 3. Ngân sách Y tế năm 2001.
Lĩnh vực
Tổng số (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
1. Xây dựng cơ bản tuyến TW
409,600 6,62
2. NCKH
37,460 0,61
3. Đào tạo
109,141 1,76
4. Chi phí cho sự nghiệp Y tế
theo nguồn.
Trong đó:

5.622,645
90,84
- Viên trợ + vốn vay
330,000
5,33
- Viên phí
840,000
13,57
- BHYT
850,000
13,73
- NSNN cấp
3.602,645 58,21
5. Quản lý hành chính
10,688 0,17
Tống số chi
6.189,534
100%
(Nguồn: Niên giám thống kê Y tế 2001)
8
Từ kết quả bảng 3 ta có biểu đồ sau
Hìnhl. Biểu đồ ngân sách Y tế theo các lĩnh vực năm 2001
1.2.2. Tiền thuốc bình quân/đầu người
Nhờ nguồn cung ứng thuốc ngày càng đa dạng, với mạng lưới phân phối
thuốc rộng khắp, cùng với đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, mức
tiêu thụ thuốc của nhân dân ngày càng tăng.
Bảng 4. Mức tỉêu thụ thuốc qua các năm
Năm
1991
1992 1993 1994

1995 1996
1779
1998
1999
2000 2001 2002
Tiền thuốc
bq(USD/ng)
0,5
1,5
2,5 3,4 4,2
4,6 5,2 5,5 5,0 5,4
6,0
6,7
(Nguồn: Niên giám thống kê YTế 1991 - 2001).
Tuy nhiên, tiền thuốc bình quân đầu người/năm của Việt Nam vẫn
thuộc vào loại thấp của thế giới. Năm 1998 là 5,5 USD so với mức bình quân
của thế giới là 40 USD /người/năm, ở các nước đang phát triển là 10
USD/người/năm. [3]
9
Bảng 5. GDP và tiền thuốc bình quân đầu người của một số nước ASEAN
năm 2000
TT Tên nước GDP/người/năm
Tiền thuốc
bq/ng/năm
1 Indonesia 723,4 2,05
2
Malaysia 3.853,0 10,56
3 Philippine 988,8
13,19
4 Singapore 22.959,7 51,54

5
Thái Lan 2.013,6 9,64
6 Việt Nam
405,6 5,4
(Nguồn: IMS Health & “Số liệu Kinh Tế - Xã Hội các nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới”) -NXB Thống kê 2002-
Tiền thuốc bình quân đã thấp nhưng phân bố tiền thuốc giữa các vùng
trong nước còn quá chênh lệch. [3]
Bảng 6. Tiền thuốc bình quân/đầu ngườỉ/năm của Việt Nam theo vùng năm 1998
Khu vực
Tiền thuốc bình
quân/đầu người (USD)
Đồng băng 2 - 4
Miền núi phía Bắc 0 ,5- 1,5
Đô thi 5 -1 2
Hà Nôi 8 -1 0
TP HỒ Chí Minh 13-15
(N
guồn: Cục quản lý Dược)
1.2.3. Nguồn thuốc cung ứng cho thị trường
Nguồn thuốc cung ứng cho thị trường Việt Nam do hai nguồn sản xuất
trong nước và nhập từ nước ngoài.
- Nguồn thuốc nhập luôn giữ vai trò chủ yếu. Nguồn thuốc nhập chủ yếu do
buôn bán giữa các doanh nghiệp có chức năng xuất nhậph khẩu với các công
ty dược phẩm nước ngoài. Hàng năm nhà nước phải dùng hàng trăm triệu USD
10
để mua thuốc cho dân dùng. Nguồn thuốc nhập qua đường tiểu ngạch chủ yếu
do các tỉnh biên giới thực hiện. Nhập lậu vẫn còn tồn tại, không quản lý được
nguồn gốc và chất lượng thuốc. [8]
- Nguồn thuốc sản xuất trong nước đã có sự gia tăng đáng kể. Năm 1998, giá

trị tổng sản lượng đạt 1485,176 tỷ nhưng đến năm 2001 đã đạt 2.657,415 tỷ,
năm 2002 là 3.144,158 tỷ tăng 18,32% so với năm 2001. [14]
Nói chung ngành Dược Việt Nam đang càng ngày càng đạt được những
bước tiến quan trọng cả trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc.
Bảng 7. Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2002
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
TH2001
2002
Tỷlệ 2002/2001
1. GTTSL(tính theo giá
cố định 1994)
Triệu đồng
2.657.415 3.144.158
118,32
2. Doanh thu sản xuất
Triệu đồng
2.760.262 3.288.854
119,15
3. TGT xuất khẩu
1.000 USD
13.625 11.888
87,25
4. TGT nhập khẩu
1.000 USD 417.631
457.128
109,46
5. Bình quân tiền
thuốc/đâu người
USD

6
6,7
111,67
6. Nộp ngân sách
Triệu đồng
483.756 592.713
122,52
(Nguồn: Cục quản lý dược)
Từ bảng trên trên ta thấy:
- So với năm 2001, sản xuất tăng 19%, nộp ngân sách tăng 22,5% tiền
thuốc bình quân đầu người tăng 11,67%, ổn định mức tăng trưởng.
- Xuất khẩu giảm 12,75% (năm 2001 giảm 33,4% so với năm 2000).
Tuy nhiên cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển đổi tích cực theo hướng tăng trị
giá thuốc thành phẩm tân dược và đông dược. Đặc biệt năm 2002 là năm đầu
tiên xuất khẩu được 20 tấn Ampicillin nguyên liệu sang thị trường Châu Âu.
11
- Các doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu sản
xuất các dạng bào chế mới như viên sủi bọt, viên nang mềm, dạng thuốc phun
mù, dạng gel bôi ngoài da
- Năm 2002 đã có hàng trăm mặt hàng mới được cấp số đăng ký, tổng
số đăng ký còn hiệu lực là 6.184 thuốc trong nước và 4.743 thuốc nước ngoài.
Số hoạt chất sử dụng của thuốc trong nước tăng từ 365 (năm 2001) lên 384
(năm 2002); số hoạt chất sử dụng của thuốc nước ngoài năm 2002 là 864 hoạt
chất.[13,14]
1.2.4. Mạng lưới cung ứng thuốc
Theo thống kê của 61 sở Y tế tỉnh thành phố đến ngày 31/12/2002 toàn
quốc cógần 35.200 quầy bán lẻ (tăng gần 900 quầy so với năm 2001).[14]
Trong đó có:
> 4400 quầy thuộc DNNN.
> Gần 3.000 quầy thuộc DNNN đã cổ phần hoá.

> 10.300 quầy đại lý bán lẻ (năm 2001 là 10.367)
> Gần 8.400 nhà thuốc tư nhân (năm 2001 là 8.014)
> 9.000 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã (năm 2001 là 8.760)
Tổng công ty Dược Việt Nam hiện có 2.066 quầy bán lẻ của các doanh nghiệp
trực thuộc. Như vậy cứ bình quân 2.100 người dân có một quầy bán lẻ phục
vụ. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 6,0 USD (năm 2001) lên 6,7 USD
(năm 2002). [13, 14]
1.3. MÔ HÌNH DỊCH v ụ DƯỢC Ở VIỆT NAM
1.3.1. Dịch yụ dược nhà nước
Theo luật doanh nghiệp ban hành ngày 26/6/1999, mô hình dịch vụ Dược nhà
nước gồm:
> Các DNNN, các công ty dược phẩm, XNDP TW, địa phương.
> Đại lý thuốc của các công ty tại các xã.
> Hiệu thuốc của công ty Dược và quầy thuốc của hiệu thuốc.
12
> Dịch vụ Y tế nhà nước kết hợp bán thuốc.
> Thuốc dành cho BHYT.
1.3.2. Dịch vụ Dược tư nhân
Theo pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ban hành ngày 13/10/1993, mô
hình dịch vụ Dược tư nhân gồm:
> Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DNTN và đại lý thuốc của
Công ty doanh nghiệp tại xã, phường.
> Nhà thuốc tư nhân.
> Dịch vụ Y tế tư nhân có kết hợp bán thuốc.
> Cơ sở sản xuất thuốc YHCT có vốn thấp hơn vốn pháp định (Tổ
hợp cá nhân).
1.3.3.Trạm Y tế xã, phường có cấp phát thuốc, quầy thuốc của trạm Y
tế xã
1.4. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CUNG ÚNG THUỐC CHO CỘNG ĐồNG
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn giám

sát và đánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến cơ sở như sau: [5]
1.4.1. Thuận tiện
Điểm bán thuốc gần dân: người dân đi đến điểm bán thuốc không
mất nhiều thời gian dù đi bằng phương tiện thông thường(30-60phút)
Giờ giấc bán:
+ Phù hợp với tập quán sinh hoạt của địa phương.
+ Cần có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu.
+ Thủ tục mua bán thuận lợi, nhất là thuốc thông thường không cần
đơn (OTC).
1.4.2. Kịp thòi
Có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại
để thay thế.
13
Có sẵn và đủ các loại thuốc thiết yếu.
Có đủ số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu người mua.
1.4.3. Chất lượng thuốc đảm bảo
Thuốc đảm bảo chất lượng cần thiết.
Không bán thuốc:
+ Chưa có số đăng ký hoặc chưa được phép nhập, sản xuất.
+ Thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
+ Thuốc quá hạn dùng.
1.4.4. Giá cả hợp lý
Có niêm yết giá công khai.
Không tăng giá khi nhu cầu tăng.
Có đủ các loại thuốc cũng như chủng loại tuy nguồn gốc khác nhau, thuốc
nội, thuốc ngoại, thuốc mang tên gốc, biệt dược để phù hợp với khả năng tài
chính của người mua.
1.4.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
- Khả năng chuyên môn của người bán thuốc đáp ứng trình độ chuyên môn
theo quy định (tối thiểu là dược tá).

- Có đạo đức
+ Tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng.
+ Không đơn thuần chạy theo lợi nhuận.
- Có trách nhiệm cao
+ Hướng dẫn tận tình cho khách hàng về kiến thức dùng thuốc.
+ Bao gói thuốc chu đáo trước khi giao cho khách.
+ Ghi chép đủ nội dung yêu cầu cần thiết trên túi thuốc giao cho khách.
- Chấp hành tốt quy chế chuyên môn và các quy định khác:
+ Quy chế bán thuốc kê đơn,
+ Quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện và các quy chế chuyên môn khác
+ Chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, làm nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với
nhà nước.
14
1.4.6. Kinh tế.
- Giá thành điều trị, giá thuốc hợp vói khả năng chi trả của người bệnh (đặc
biệt là ngưòi nghèo).
- Đảm bảo đủ lợi ích điều trị tốt và chi phí thấp, hợp lý với toàn xã hội và
người bệnh.
- Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng và cá thể.
- Thực hiện đúng đủ các chính sách kinh tế, thuế của nhà nước đã quy định.
- Đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc.
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MẠNG LƯỚI CUNG ÚNG THUỐC.
Để hướng dẫn và đánh giá hiệu quả phục vụ của màng luóti cung ứng thuốc, ở
một số nước trên thế giói đã đề ra chỉ tiêu đánh giá như : căn cứ vào số dân,
diện tích phục vụ, phạm vi của một điểm bán thuốc.Bộ Y tế Việt Nam đã
hướng dẫn cách tính một số chỉ tiêu màng lưới phân phối thuốc như sau : [5]
1.5.1. Chỉ tiêu số dân bình quân 1 điểm bán thuốc phục yụ
Công thức : p = —
& M
• P: Chỉ tiêu số dân bình quân cho 1 điểm bán (người).

• N: Tổng số dân trong khu vực.
• M: Tổng số điểm bán trong khu vực.
1.5.2. Chỉ tiêu diện tích bình quân một điểm bán thuốc phục vụ
s
Công thức: s = —
M
• s : Diện tích phục vụ của một điểm bán thuốc (Km2).
• s : Diện tích khu vực (Km2).
• M : Tổng số điểm bán thuốc trong khu vực.
15
1.5.3. Chỉ tiêu bán kính bình quân một điểm bán thuốc phục vụ
Công thức : R =
V 7tM
• R: Bán kính phục vụ của một điểm bán thuốc (Km).
• S: Diện tích khu vực (Km2).
• % = 3,14
• M: Tổng số điểm bán thuốc trong khu vực.
16
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cú u
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình dịch vụ Dược ở địa bàn
tỉnh Thái Nguyên bao gồm:
- Dịch vụ Dược nhà nước gồm:
+ Công ty Dược Thái Nguyên.
+ Các hiệu thuốc huyện và quầy của hiệu thuốc thuộc Công ty Dược.
- Các trạm Y tế có bán thuốc.
- Dịch vụ được tư nhân gồm:
+ Các công ty TNHH dược,
+ Nhà thuốc tư nhân,
+ Đại lý cho các doanh nghiệp dược.

Ghi chú: ở Thái Nguyên chưa có DNTN dược; công ty Dược Thái Nguyên tiến
hành cổ phần hoá vào tháng 3 năm 2003.
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN c ú u
Tình hình cung ứng thuốc và sự phát triển của mạng lưới cung
ứng thuốc ở Thái Nguyên.
Mạng lưới cung ứng thuốc.
Trình độ chuyên môn người bán thuốc.
Nguồn thuốc của các loại hình bán thuốc.
Danh mục thuốc và tỷ lệ thuốc thiết yếu.
Số giờ mở cửa của các loại hình.
Doanh số bán thuốc và tiền thuốc bình quân đầu người.
Chất lượng thuốc.
Giá bán lẻ một số thuốc thiết yếu.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ
Phương pháp hồi cứu
Các phương pháp tỷ trọng, cân đối, so sánh, biểu đồ
17
PHẦN 3 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân số.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía Bắc với diện tích
3541,1 km2 và gần 1,1 triệu dân. Thái Nguyên có 9 huyện thành trong đó: 1
thành phố, 1 thị xã, 2 huyện trung du, còn lại là miền núi và vùng cao. Đa số
dân làm nông nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập bình
quân 200 USD/người/năm (năm 2002).
Bảng 8. Các huyện, thành phố ở Thái Nguyên (số liệu năm 2002)
STT Tên huyện Số xã
Dân số(người)
Diện
tích(km2)

Ghi chú
1
TP Thái Nguyên 25 230.000 170,65 Thành phố
2 Đồng Hỷ 20 113.256 508,23 Miền núi
3 Võ Nhai
15 61.845 843,5 Vùng cao
4 Phú Lương 16 103.063 352,82 Miền núi
5 Đại Từ
31 161.800 576,18
Miền núi
6 Định Hoá
24 89.096 500,82
Miền núi
7 Tx Sông Công
9
43.718 83,64 Thị xã
8 Phổ Yên 18 153.836 261,01 Trung du
9
Phũ Bình
22
136.942
244,25
Trung du
Tổng 180 1.093.556 3.541,1
3.1.2. Đặc điểm Y tế
Mô hình bệnh tật ở tỉnh Thái Nguyên năm 2002 với 10 bệnh có tỷ lệ
mắc cao nhất tại bệnh viện là : Viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng -
Amidan, tăng huyết áp nguyên phát, viêm dạ dầy tá tràng, sỏi tiết niệu, sẩy
18
thai, chấn thương nội sọ, bệnh của ruột thừa, gãy xương do chấn thương. Các

nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất là: Chấn thương nội sọ, xuất huyết não.
Cùng với sự phát triển của nghành Y tế Thái Nguyên đã từng bước phát triển
và đạt nhiều thành tựu trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Với mạng lưới Y tế
gồm:
+ 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
+ 14 phòng khám đa khoa khu vực
+ 180 trạm Y tế xã phường
+ 9 trung tâm Y tế huyện thành thị xã (trong đó: 7/9 trung tâm Y tế
có bệnh viện, trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên có một nhà hộ
sinh và trung tâm Y tế thị xã Sông Công có một phòng khám đa
khoa).
+ Tổng số gường bệnh: 2387
+ Đội ngũ cán bộ: 709 bác sĩ và 1379 y sĩ
Về công tác dựơc:
+ Loại hình dịch vụ dược nhà nước gồm: Công ty dược phẩm Thái
Nguyên (tiến hành cổ phần hoá tháng 3 năm 2003) với 9 hiệu thuốc
huyện và 72 quầy bán lẻ trên toàn tỉnh, 4 quầy bán buôn trong đó: 1
quầy bán và giới thiệu sản phẩm của CT CPDP Hà Tây, 1 của
Traphaco, 1 của DP cửu Long, 1 của Công ty DPTW2.
+ Loại hình dịch vụ dược tư nhân cũng phát triển mạnh với 3 công ty
TNHH kinh doanh thuốc, 74 nhà thuốc tư nhân và 81 đại lý bán
thuốc.
+ Về đội ngũ cán bộ dược: cả tỉnh có 32 DSTĐH, 63 DSĐH, 127
DSTH và 320 dược tá.
19
3.2. TÌNH HÌNH CUNG ÚNG VÀ s ự PHÁT TRIEN m ạ n g lưới c u ng
ÚNG THUỐC Ở THÁI NGUYÊN
3.2.1. Tình hình cung ứng thuốc
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, tình hình cung ứng thuốc còn gặp
rất nhiều khó khăn. Bên cạnh các loại hình bán thuốc hợp pháp, ở Thái

Nguyên vẫn còn tồn tại các loại hình bán thuốc không hợp pháp bao gồm: Các
cơ sở khám bệnh tư nhân tự ý bán thuốc; các cá nhân tự do bán thuốc ở chợ, ở
nhà không có giấy phép.
Nguyên nhân tồn tại các loại hình này là do: một là, ở các xã miền núi
ít điểm bán thuốc nên sự xuất hiện các cơ sở này đáp ứng được nhu cầu của
nhân dân; hai là, do thuốc không đảm bảo chất lượng (không có nguồn gốc rõ
ràng) nên giá thường rẻ hơn; ba là, do thói quen của người dân, họ quan niệm
là “thuốc ở đâu cũng là thuốc miễn là tiện lợi và giá cả hợp lý là được”. Bên
cạnh đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng thiếu chặt chẽ nên các cơ sơ
bán thuốc bất hợp pháp vẫn ngang nhiên tồn tại.
3.2.2. Sự phát triển mạng ỉướỉ bán thuốc
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng, và để phục vụ tốt
hơn nữa nhu cầu của nhân dân các xã vùng sâu mạng lưới cung ứng thuốc ở
Thái Nguyên ngày càng phát triển.
Bảng 9. Mạng lưới cung ứng thuốc ở Thái Nguyên năm 2001 - 2002
Loại hình
Số lượng
%Tăng so
với 2001
Năm 2001
Năm 2002
- Khu vưc nhà nước
+ DNNN
01
01 0,00
+ Hiệu thuốc huyện và quầy của HT 63 81
+28,57
+ TYT xã có bán thuốc
170
170 0,00

- Khu vưc tư nhân
+ Công ty TNHH
01
03 +200,00
+ NTTN 71 74
+4,23
+ Đại ìỹ bẳn thiiĩỗc
166
82 -50,60
20
Nhận xét:
Từ kết quả bảng trên ta thấy so với năm 2001 thì mạng lưới cung ứng
thuốc ở Thái Nguyên có sự mở rộng đáng kể. Số lượng điểm bán thuốc của
DNNN tăng đáng kể từ 63 quầy lên 81 quầy tỷ lệ tăng là 28,57%. Công ty
TNHH tăng từ 1 công ty lên 3 công ty. Số lượng nhà thuốc tư nhân tăng không
đáng kể, tỷ lệ tăng 4,23%. Số lượng đại lý bán thuốc tư nhân giảm do việc
thực hiện thông tư 02/2000, tỷ lệ giảm 50,6%. Riêng TYT xã vẫn giữ nguyên.
Tổng số TYT xã ở Thái Nguyên là 180, trong đó 10 xã chưa có quầy thuốc.
3.3. MẠNG LƯỚI CUNG ÚNG THUỐC
3.3.1, Số lượng điểm bán
Qua hồi cứu số liệu tại sở Y tế Thái Nguyên thu được số lượng điểm
bán thuốc trên địa bàn tỉnh thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 10. Số lượng các loại hình bán thuốc hợp pháp.
Loại hình
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng
ĐBT
Tỷ trọng các
loại hình(%)

Số lượng
ĐBT
Tỷ trọng các
loại hình(%)
1. Hiệu thuốc và
quầy của HT
63 13,38
81 19,76
2. Công ty TNHH
1 0,21
3 0,73
3. Nhà thuốc TN 71
15,07 74
18,05
4. Đại lý BT
166 35,24
82
20,00
5. Tủ thuốc TYT 170
36,10 170
41,46
Tổng số
471 100
410
100
21
Từ bảng 10 ta có biểu đồ sau:
□ Hiệu thuốc và
quầy của HT
■ Công ty

TNHH
0 NTTN
SĐLBT
0 Tủ thuốc TYT
Hình 2. Biểu đồ tỷ trọng các loại hình bán thuốc năm 2001
Hình 3. Biểu đồ tỷ trọng các loại hình bán thuốc năm 2002.
36,10% 13’38% - ° ’21%
35,24%
22
Nhận xét: Từ kết quả bảng 10 ta thấy:
Tổng số điểm bán thuốc năm 2002 giảm do với năm 2001 chủ yếu do
sự giảm mạnh của số lượng đại lý bán thuốc do việc thực hiện thực hiện
thông tư 02/2000. Số lượng quầy của hiệu thuốc tăng đáng kể từ 63 quầy
bán thuốc (năm 2001) lên 81 quầy (năm 2002). Công ty TNHH tăng thêm
2 công ty. Số lượng NTNN tăng không đáng kể (3)
3.3.2. Phân bố điểm bán thuốc.
Bằng phương pháp hồi cứu, tổng hợp số liệu qua báo cáo các năm của
công ty Dược Thái Nguyên, và sở Y tế Thái Nguyên kết hợp với điều tra khảo
sát thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thu được kết quả phân bố điểm bán
thuốc năm 2002 như sau:
Bảng 11. Phân bố điểm bán thuốc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Huyện, thành, thị xã
Tổng số xã
phường
Số điểm
bán
Bình quân
ĐBT/xã phường
1. TPThái Nguyên
25

112 4,48
2. TX Sồng Công
9
24
2,67
3. Huyện Phổ Yên
18
32
1,78
4. Huyện Phú Bình
22
36 1,64
5. Huyện Đồng Hỷ
20
42
2,10
6. Huyện Định Hoá
24 45
1,88
7. Huyện Phú Lương
16
37
2,31
8. Huyện Đại Từ
31
47
1,52
9. Huyện Võ Nhai
15 25
1,67

Tổng
180 400
2,22
Từ bảng trên ta có biểu đồ phân bố điểm bán thuốc trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên như sau:
23
Hình 4. Biểu đồ phân bố điểm bán thuốc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nhận xét:
Sự phân bố điểm bán thuốc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất không
đồng đều.
Riêng thành phố Thái Nguyên có 112 điểm bán thuốc, bình quân số điểm
bán cho một xã phường là 4,48. Đặc biệt, trong tổng số 68 nhà thuốc tư nhân
được khảo sát thì đã có 54 nhà thuốc tập trung ở thành phố (chiếm tỷ lệ
79,4%). Riêng 2 huyện miền núi là Võ Nhai và Phú Lương không có nhà
thuốc tư nhân.
Điểm bán thuốc của DNNN phân bố khá đồng đều ở các huyện, tuy
nhiên tập trung nhiều nhất vẫn ở thành phố Thái Nguyên (29/85).
Đặc biệt ở Thái Nguyên có 170/180 TYT xã có quầy thuốc còn 10 TYT
xã chưa có quầy thuốc chiếm tỷ lệ 5,56%.
24

×