NỘI DUNG Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:……………………………………………….
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:………………………………….
1. Thuận lợi:……………………………………………….
2. Khó khăn:……………………………………………
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:……………………………………
A. Xác định và thực hiện đúng vai trò người giáo viên
trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1:……………………
1. Các nguyên tắc rèn chữ viết …………………………….
2. Cách viết con số:…………………………………………
B. Biện pháp rèn chữ cho học sinh:…………………….
1. Rèn chữ viết trong giờ tập viết:…………………………
2. Kết hợp với rèn chữ trong giờ học vần:………………….
3. Phối hợp với gia đình học sinh…………………………
IV. KẾT QUẢ:……………………………………………………
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:…………………………………
VI. KẾT LUẬN:………………………………………………….
02
02
02
03
03
03
04
06
07
07
10
10
12
14
14
1
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT
CHO HỌC SINH LỚP 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chữ viết là một phát minh lớn của con người. Nhờ chữ viết mà con người
có thể ghi lại và truyền lại những tri thức của thế hệ trước cho thế hệ sau. Ông
cha ta có lời dạy rất ý nghĩa “Nét chữ, nết người”, thật vậy bởi chữ viết giúp
con người thể hiện tất cả những hiểu biết, những tâm tư, tình cảm giữa con
người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Từ đó chữ viết đẹp, rõ
ràng để thể hiện đầy đủ ý nghĩa của nó đã trở thành mối quan tâm của con
người. Không ai có thể viết chữ đẹp từ khi mới cầm bút trong tay, muốn cho các
em học sinh viết chữ đẹp cũng không phải là khó. Tục ngữ có câu “Có công mài
sắt có ngày nên kim” sự cần mẫn, chịu khó để rèn cho mình có một thói quen
tốt, không chỉ có trong công tác, trong giảng dạy mà cần chú ý cả việc hình
thành thói quen cho học sinh.
Phân môn Tập viết ở bậc Tiểu học được xem là nền tảng của việc rèn
luyện chữ viết, thể hiện đúng nội dung câu tục ngữ “Luyện nét chữ, rèn nết
người”. Ở bậc học này, là một giáo viên dạy lớp 1, “ lớp vỡ lòng” tôi cảm nhận
được cái khó và cả niềm vui trong việc trang bị cho các em kiến thức về bộ chữ
cái Tiếng việt và những yêu cầu kĩ thuật để viết đúng viết đẹp. Bởi hầu hết học
sinh ở lứa tuổi này chưa có kĩ năng trong việc luyện nét chữ viết là nền tảng của
việc học tập ở tất cả các môn sau này. Thực tế ở địa phương tôi, là một xã vùng
sâu, vùng xa của huyện, việc phụ huynh dành thời gian để giúp con em của mình
chăm sóc chữ viết ít được xem trọng.
Từ sự chịu khó, chịu thương có được trong tâm hồn người làm công tác
giảng dạy, việc rèn chữ viết qua các năm dạy học lớp 1 đã thôi thúc trong tôi
phải làm thế nào những “ đứa con” của mình có được những nét chữ rõ ràng,
đẹp, đúng quy cách để từ đó hình thành một con người có đủ đức, trí, lao, thể,
2
mĩ. Đó là lí do tôi nghiên cứu và chọn đề tài “Biện pháp rèn luyện chữ viết
cho học sinh lớp 1”.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi:
- Một số học sinh đã được học lớp mẫu giáo nên các em phần nào đã biết
được hệ thống chữ cái nên khả năng tiếp thu và rèn chữ viết dễ dàng hơn.
- Một số phụ huynh học sinh rất quan tâm việc rèn luyện chữ viết của con
em mình, nên đây là động lực giúp tôi rất nhiều trong công tác giáo dục.
2. Khó khăn:
- Vì đây là học sinh lớp 1, các em như trang giấy trắng, nên đa số các em
chưa nắm nguyên tắc, các yêu cầu, kĩ năng viết chữ; Khả năng mềm dẻo, sức
bền của các em chưa nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến việc luyện viết chữ.
- Trường lớp ở khu vực vùng sâu, vùng xa, có nhiều gia đình từ nơi khác
đến sinh sống,…Việc chuẩn bị vào lớp 1 không đạt yêu cầu số trẻ 5 tuổi qua
trường mẫu giáo còn thấp, nên khi vào lớp 1 tất cả đều rất mới với các em. Như
các em chưa biết cách cầm phấn để viết vào bảng con, bảng lớp, không biết
cách cầm bút chì để viết vào vở tập viết, các ngón tay các em cầm phấn, bút một
cách cứng ngắt, có em cầm bút cầm phấn cả năm ngón tay, cách viết các nét cơ
bản không nắm được các nét nên viết không đúng nét.
Ví dụ: Nét cong kín các em viết ngược từ dưới vòng lên.
+ Nét móc xuôi ( l ) viết nét sổ thẳng trước rồi kéo nét xiên sau,…
+ Nét khuyết trên viết nét thẳng trước sau đó mới viết nét khuyết sau.
Từ chỗ không nắm vững các nét cơ bản nên việc viết các chữ cái cũng
không theo thứ tự.
Ví dụ: chữ cái “ a” viết móc ngược trước rồi viết nét cong kín.
Chữ cái “ n” viết hai nét thẳng xuống rồi kéo nét móc trên tiếp theo để tạo
thành chữ cái “n”.
Chữ cái “e” viết nét cong trái trước, kéo nét xiên phải sau, để tạo thành chữ
“e”.
Chữ cái “d, đ” viết nét móc xuôi trước rồi viết nét cong kín sau.
3
- Một số phụ huynh học sinh còn ít quan tâm đến việc luyện chữ viết của
con em mình và họ nghĩ rằng vào lớp 1 biết đọc, viết là đủ không cần thiết phải
luyện, phải rèn, không cần viết đẹp.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. Xác định và thực hiện đúng vai trò người giáo viên trong việc rèn
chữ viết cho học sinh lớp 1:
Chữ viết của người giáo viên sẽ là mẫu là hình ảnh minh họa sinh động và
trực tiếp đối với từng nét chữ của học sinh, vì vậy chữ viết người giáo viên lớp 1
phải đúng, đẹp vì đó là chữ mẫu cho học sinh quan sát và viết theo. Ngoài ra tư
thế viết của người giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nét chữ của học
sinh. Vì thế vai trò mẫu mực của người giáo viên trong việc rèn chữ viết cho học
sinh là rất quan trọng.
Hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu
1. Các nguyên tắc rèn chữ viết:
- Để rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, theo tôi cần phải nắm vững:
a. Nhiệm vụ cơ bản của việc dạy phân môn Tập viết:
4
- Việc dạy môn tập viết phải được phối hợp nhịp nhàng với việc dạy học
vần. Rèn cho học sinh luyện tập viết với hai hình thức chủ yếu:
+ Về tri thức: Cần hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng độ
cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
+ Về kĩ năng: Luyện cho học sinh các thao tác viết từ những chữ đơn giản
đến phức tạp, đồng thời giúp các em xác định đúng khoảng cách, vị trí, đúng cỡ
chữ trên bảng con, trên vở để viết đúng mẫu, rõ ràng, luyện dần viết nhanh viết
đẹp. Ngoài ra, cần chú ý rèn luyện các kỹ năng như: Tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, để bảng khi viết bảng, để vở khi viết vở.( Có em không biết cách sử dụng
bảng các em để bảng đứng không để bảng ngang khi viết),…
b. Khi dạy tập viết tôi luôn theo các qui tắc sau:
* Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận trên cơ thể trong việc
tham gia vào viết chữ:
- Để thực hiện tốt các quy tắc này, tôi hướng học sinh phải biết nhắc lại
cách để vở sao cho đúng, cách cầm bút, tư thế ngồi viết như thế nào là đúng.
Chú ý luyện cho học sinh khi viết một chữ cái phải nhớ được hình dạng của nó,
cách thể hiện trên dòng kẻ và cách di chuyển của ngòi bút; Rèn tư thế ngồi sao
cho hợp lý và giữ khoảng cách giữa mắt và vở cho đúng cũng như không tì ngực
vào bàn. Đối với các em học sinh lớp 1, bước đầu các em sẽ khó thực hiện tốt
mọi việc nêu trên vì những hoạt động đó đòi hỏi sự nỗ lực nhiều về ý chí, sự
phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trong cơ thể đều phải tham gia vào quá trình
viết chữ, đặc biệt các cơ bàn tay và ngón tay. Vì thế vai trò của người giáo viên
giúp các em làm tốt công việc này là vô cùng quan trọng. Khi thực hiện nguyên
tắc này tôi thường chú ý việc áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng trong giờ
học để giúp học sinh thả lỏng cơ thể và tiếp tục việc học, việc luyện chữ viết
một cách dể dàng hơn.
* Xem việc dạy tập viết là việc dạy hình thành một kỹ năng:
- Viết tốt, viết đẹp mọi con chữ còn là một nghệ thuật và là một kỹ năng,
theo tôi cần phải chú ý đến các yếu tố về cảm xúc – tâm lý trong việc chi phối
5
luyện viết chữ. Vì thế tôi thường xuyên theo dõi và tuyên dương mọi cố gắng
của học sinh, bởi vì mỗi nét chữ được hình thành chính là sự nỗ lực hết mình từ
phía bản thân các em.
- Hướng dẫn học sinh viết liền mạch các chữ cái, viết dấu phụ, dấu thanh
trên hoặc dưới các chữ cái. Học sinh chỉ có được kĩ năng viết chữ thật sự khi bài
viết của các em đúng mẫu, rõ ràng, đúng tốc độ qui định về tư thế ngồi viết, cách
cầm bút, để vở, cách trình bày trên bảng con, trên vở tập viết.
- Tôi chú trọng giúp học sinh nắm độ cao trong từng nhóm con chữ và các
nét cấu tạo cơ bản trong tiếng việt:
+ Nhóm các con chữ một đơn vị (a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô , ơ, u, ư, v, x).
+ Nhóm các con chữ 1,25 đơn vị ( r, s).
+ Nhóm các con chữ 1,5 đơn vị (t).
+ Nhóm các con chữ 2 đơn vị (d, đ, q, p).
+ Nhóm các con chữ 2,5 đơn vị (h, l, b, k, g, y).
+ Các nét thẳng: thẳng đứng, nét ngang, nét xiên: xiên trái, xiên phải, nét
hất.
+ Các nét cong: cong kín, cong hở ( cong hở trái, cong hở phải).
+ Các nét móc: móc xuôi, móc ngược, nét móc hai đầu có thắt ở giữa.
+ Các nét khuyết: khuyết trên, khuyết dưới.
Tôi còn chú trọng hướng dẫn học sinh của mình nắm vững cách viết các nét:
Ví dụ: Nét cong hở phải.
- Điểm đặt bút bên dưới dòng kẽ thứ ba một chút, đưa bút sang phải và lượn
cong xuống cho đến dòng một rồi đưa bút về bên trái, lượn cong lên cho đến
điểm dừng bút khoảng giữa dòng 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với
điểm đặt bút một chút.
2. Cách viết các con số:
- Việc dạy viết chữ số có liên quan rất nhiều đến việc dạy toán ở tiểu học
nhất là lớp 1. Để có thể đọc, viết được số từ 0 đến 100, các em cần đọc và viết
được 10 chữ số cơ bản từ 0 đến 9.
6
- Các chữ số đều có chiều cao là 2 đơn vị.
Ví dụ: Con số 1
- Con số 1 gồm hai nét: nét xiên phải và nét thẳng đứng. Điểm đặt bút là
giao điểm của dòng kẻ ngang số 4 và đường kẻ dọc số 2. Từ điểm 1 (điểm đặt
bút) viết nét xiên hơi cong chạy đến giao điểm đường kẻ dọc 5 và đường kẻ
ngang 3 (số 2) rồi tiếp tục sổ thẳng xuống đến đường kẻ ngang 1.
Số mẫu
Ví dụ: Con số 4
- Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang 5, giữa đường kẻ dọc 2, 3 ( điểm 1)
kéo xuống hơi vòng về phía trái đều giáp dòng kẻ ngang 1 thì tạo nét thắt sao
cho nét thắt này nằm gọn trên đường kẻ 1. Sau đó, tiếp tục viết đường kẻ ngang
chạy qua đường kẻ dọc 3 nữa ô vuông. Lia bút lên giao điểm giữa dòng kẻ
ngang 3 và đường kẻ dọc 3 từ đó viết nét sổ thẳng xuống đường kẻ ngang 1.
Số mẫu
Ví dụ: Con số 7
- Từ điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 1 ở giữa hai dòng kẻ ngang 4 và 5 đưa
rê lên về phía phải cho đến khi gặp đường kẻ ngang 5. Tiếp đó viết nét ngang
chạy dài đến đường kẻ dọc 3 rồi viết tiếp nét xiên trái chạy thẳng xuống đến
7
dòng kẻ ngang 1. Điểm kết thúc là giao điểm của đường kẻ dọc 2 và đường kẻ
ngang 1.
Số mẫu
B. Biện pháp rèn chữ cho học sinh:
1. Rèn chữ viết trong giờ tập viết:
- Trong giờ tập viết trên bảng lớp phần cơ bản nhất của luyện viết là mỗi
người giáo viên chúng ta cần cung cấp kỹ thuật viết chữ cho học sinh.
Như đã trình bày ở trên, đặc điểm của địa phương là vùng sâu, vùng xa, một số
học sinh không được học lớp mẫu giáo nên khi viết chữ khó khăn với các em
nhiều hơn.
- Để giúp các em làm tốt điều này, ngay từ đầu năm học, tôi khuyến khích
các em tập vẽ trên không trung bằng ngón tay, sau đó cho các em vẽ tự do bằng
phấn trên bảng con, để các em tự làm chủ được động tác của bàn tay, các ngón
tay, cầm bút được vững vàng, dần dần tôi hướng dẫn cầm bút bằng ba ngón tay
(ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), dùng ba ngón tay di chuyển từ trái sang phải,
cầm bút nghiêng về bên cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, tư thế
ngồi viết (lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu phải cúi, mắt cách vở khoảng
25 – 35cm, tay phải cầm bút, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở, hai chân để song song
thoải mái). những tư thế này tôi kiên trì uốn nắn các em từ những ngày đầu vào
lớp và theo dõi liên tục cho đến khi hình thành được thói quen.
8
Giáo viên theo dõi quan sát lớp
- Đối với những em không nắm vững các nét cơ bản trên thường xuyên viết
sai, ngày ngày theo dõi liên tục nhắc nhở từng nét cho các em luyện viết nhiều
lần cả trong lớp và ở nhà.
- Cũng như hàng ngày trong những giờ tập viết, tập chép tôi luôn luôn nhắc
nhở và theo dõi kiểm tra để học sinh tự điều chỉnh nề nếp như:
+ Sắp xếp vở, bút đúng chỗ.
+ Ngồi đúng tư thế trước khi viết.
Học sinh ngồi đúng tư thế
9
- Tôi luôn chú trọng vào tâm lý của các em, ở lứa tuổi này như đã trình bày,
sức bền, sức mềm dẻo các em chưa cao nên thường mỏi tay, mỏi cổ, mắt,… Viết
được nữa bài tôi chú ý cho các em vận động tay chân bằng những bài thể dục
nhẹ nhàng như cho các em xoay cổ tay, đầu qua lại sau đó tiếp tục viết cho đến
hết bài.
Ví dụ: Cho các em vừa đọc thơ vừa thể hiện những động tác thể dục nhẹ
thư giảng như:
“Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này
Cúi mãi mỏi lưng Là hết mệt mỏi”
2.Kết hợp rèn chữ trong tiết học vần:
- Học vần và tập viết luôn có sự hỗ trợ cho nhau, khi dạy hết hai vần của
tiết 1 giáo viên cho học sinh viết bảng con để củng cố lại các nét và độ cao của
những con chữ khi viết.
10
Ví dụ: Khi viết vào bảng con vần “ung, ưng,” từ ngữ “bông súng, sừng
hươu”. Giáo viên nêu câu hỏi chữ “ung, ưng” có mấy chữ cái ghép lại, và các
con chữ có độ cao mấy đơn vị chữ. Khi viết sang chữ “bông súng, sừng hươu”
giáo viên hỏi khoảng cách giữa chữ “bông” và chữ “súng”, chữ “sừng”và chữ
“hươu” là bao nhiêu, không những khoảng cách giữa các con chữ mà độ cao
của các con chữ rất quan trọng như độ cao của chữ “b và chữ g” có 2,5 đơn vị,
độ cao chữ “s” 1,25 đơn vị. Từ đó hình thành cho các em về khoảng cách và độ
cao để các em nhớ rõ, khắc sâu hơn vận dụng tốt vào bài viết của mình.
Học sinh viết bảng con chữ bông súng
3. Phối hợp với gia đình học sinh:
- Hơn bất cứ môn học ở các lớp nào khác, hằng ngày ở học sinh lớp một,
các em đều cần viết tập thêm ở nhà để cũng cố thêm bài viết ở lớp. Vì thời gian
ở nhà rộng rãi hơn ở lớp. Để cho việc phối hợp được chặc chẽ hơn tôi cùng gia
đình thống nhất hỗ trợ học thêm ở nhà như sau:
a. Bố trí góc học tập ổn định cho học sinh:
- Hiện nay do chính sách sinh đẻ có kế hoạch mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2
con nên sự quan tâm của gia đình được nhiều hơn. Gặp gỡ từng gia đình tôi đề
11
nghị phụ huynh bố trí góc học tập, thuận tiện cho việc luyện viết ở nhà tránh sử
dụng mặt giường, ghế ngồi để kê bài viết.
b. Sắp xếp cho các em tập viết giờ giấc quy định:
- Có thời khoá biểu học tập ở nhà.
- Phụ huynh phải có thời gian quy định giờ giấc cho con em mình.
- Thời gian làm việc mỗi lần có thể dài từ 20 – 30 phút, phải có cha mẹ
hoặc anh chị đôn đốc theo dõi chu đáo, không phó mặt cho các em viết qua loa
chủ yếu để nộp bài đủ cho giáo viên.
c. Hỗ trợ việc rèn viết cho các em:
- Tôi yêu cầu mỗi học sinh phải có vở rèn chữ ở nhà. Vở rèn chữ được giáo
viên viết mẫu mỗi ngày theo yêu cầu bài viết và hướng dẫn các em viết ở nhà.
d. Kết hợp với gia đình học sinh:
- Nhà trường có phân công giáo viên giảng minh hoạ các tiết dạy để giúp
phụ huynh nắm bắt được phương pháp giảng dạy, các yêu cầu của luyện viết và
chính họ sẽ nhìn thấy được sự cố gắng của con em mình trong tập thể lớp hoặc
nhìn thấy sự thi đua giữa các em với nhau mà tích cực hỗ trợ việc học của các
em hơn.
- Để gia đình kết hợp với tôi trong việc rèn thêm cho các em học ở nhà,
hàng tuần tôi gửi vở báo bài và đều có ghi ý kiến nhận xét của mình vào đó. Để
gia đình tiện vịêc theo dõi và đôn đốc việc học của các em.
-Tất cả các việc làm trên đã tác động rất nhiều đến phụ huynh học sinh,
nhất là những gia đình có suy nghĩ “Chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ, không cần
viết, không cần rèn luyện công phu”. Sau một thời gian họ đã cho tôi biết rằng
nhờ những biện pháp mà bản thân họ đã có trách nhiệm nhiều hơn trong công
tác giáo dục, rèn chữ viết cho con em.
12
IV. KẾT QUẢ:
* Qua những việc làm sư phạm trên hàng tháng đánh giá kết quả “Vở sạch
chữ đẹp” của lớp tôi đã có tiến bộ.
Năm học Xếp loại
2009 – 2010 A B C
Tháng 9 2 2 24
Tháng 10 3 8 17
Tháng 11 5 11 12
Tháng 12 7 14 7
Học kỳ I 7 16 5
- Học sinh được tham gia dự thi “Vở sạch chữ đẹp” vòng trường: 07 học
sinh và có 05 học sinh đạt. Sau đây tôi chọn những bài viết tiêu biểu minh họa
cho kết quả đạt được trong học kì I này.
13
14
- Với kết quả khả quan trên tôi thật sự hài lòng và tiếp tục đề ra kế hoạch
chỉ tiêu phấn đấu đến cuối học kỳ II học sinh đạt “Vở sạch chữ đẹp” như sau:
. A: 15 em
B: 13 em
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Với trách nhiệm là người giáo viên dạy lớp, tôi luôn luôn trao đổi kiến
thức từng bộ môn, cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy để xây dựng phương
pháp học tốt cho học sinh.
-Tích cực kết hợp với phụ huynh để có được sự hỗ trợ không nhỏ từ phía
gia đình các em trong việc chuẩn bị dụng cụ học tập cũng như sự quan tâm đôn
đốc của phụ huynh đối với các em trong việc rèn chữ viết ở nhà để tạo thành
một thói quen tốt.
- Trong giảng dạy tôi luôn lấy học sinh là chủ thể, giáo viên là người hướng
dẫn giúp đỡ học sinh thực hành luyện viết thật nhiều.
VI. KẾT LUẬN:
- Là giáo viên lớp 1, tôi mới hiểu rõ được vai trò của mình trong việc rèn,
việc uốn nắn từng con chữ cho học sinh của lớp vỡ lòng. Sau một thời gian miệt
mài và tích cực hơn để nhìn thấy sự cố gắng và sự tiến bộ của học sinh. Từng
nét chữ các em đã không còn “gà bới” như đầu năm học, các em đã viết nhanh
hơn, đẹp hơn: Tôi đã rất mừng vì sự cố gắng, chăm chút của tôi đã có kết quả.
Kết thúc đề tài tôi đã chọn và viết với tinh thần là người mẹ của 28 đứa con lớp
1B thân yêu. Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô
đồng nghiệp đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều để hoàn thành đề tài.
Tân Định, ngày 20 tháng 01 năm 2010.
Người viết
15
PHIẾU CHẤM, XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Họ và tên: Lê Thuỳ Cúc
- Thuộc tổ: 1 ( khối 1)
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Định.
- Tên đề tài:“Biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1”
1/ Về nội dung: (90 điểm)
Nội dung Nhận xét Điểm chuẩn Điểm đạt
1/ Tính mới: 20
2/ Tính hiệu quả: 25
3/ Tính khoa học: 25
4/ Tính ứng dụng
thực tiễn 20
Cộng 90
2/ Về hình th ứ c :( 10 điểm)
16
a) Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được
sử dụng chính xác, khoa học; Các kiến thức được hệ thống một cách chặt chẽ
phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay: ( 5 điểm)
……………………………………………………………………………
….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………
b) Đề tài được đánh máy vi tính, cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman;
Dòng cách dòng 1.5; 30 dòng trên một trang A4, trang trí khoa học, đóng bìa
đẹp. Bìa SKKN phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: Tên đơn vị; tên trường; tổ
phân môn; tên đề tài; năm thực hiện; tên tác giả; số điện thoại ( 5 điểm).
……………………………………………………………………………
….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………
3/ Tổng cộng: …………….điểm.
Xếp loại:…………………….
17