Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

LỖI CHÍNH tả của học SINH lớp 5 NGUYÊN NHÂN và BIỆN PHÁP sửa CHỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.77 KB, 29 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐƠNG TRIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀNG AN

*****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MƠN TIẾNG VIỆT
“LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGUYÊN NHÂN
VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA”

Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ THÚY
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tràng An
Tổ chuyên môn:
Tổ 4 - 5
Năm học: 2014 - 2015

Đông Triều, tháng 3/2015

1


2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN
PHÁP SỬA CHỮA ”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm văn hiến đã tích lũy được một kho
tàng tập quán, văn học và văn hóa rất đa dạng và phong phú. Việc giữ gìn sự trong


sáng của tiếng Việt cả trong lời nói lẫn chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất
cả mọi người dân Việt Nam. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Trong tiếng ta,
một chữ có thể dùng để diễn đạt rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có
bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất
lớn để diễn tả tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hồn tồn
đúng. Khơng sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta”. Đặc biệt
chữ viết có giá trị rất to lớn. Vì chữ viết dựa trên ấn tượng về thị giác cho nên có
thể thắng được khơng gian, thời gian và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng "tam sao
thất bản". Nhờ có chữ viết, chúng ta mới hiểu lịch sử quá khứ của nhân loại.
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi thời kì có chữ viết trong q trình phát triển
của lồi người là giai đoạn lịch sử cịn thời kì trước đó là giai đoạn tiền sử.
Trong sự nghiệp giáo dục, ai cũng chung nhau một lòng mong mỏi là làm sao,
làm thế nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả, góp phần làm
rạng danh tiếng Việt. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cả trong lời nói lẫn
chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam.
Mơn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ
năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong cuộc
sống. Thông qua việc dạy và học mơn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy; Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và những kiến thức
3


xã hội, tự nhiên và con người về văn hóa và văn học Việt Nam; Bồi dưỡng tình u
và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hình thành nhân cách con người.
Một trong những phân môn không kém phần quan trọng của mơn Tiếng Việt đó
chính là phân mơn Chính tả. Nó được coi là phương tiện để học sinh có điều kiện
thuận lợi tiếp thu các mơn học khác. Đặc biệt qua phân mơn chính tả rèn luyện cho
học sinh viết đúng, đẹp góp phần rèn tính cẩn thận, tính kỉ luật. Người xưa nói:
“nét chữ, nết người”, câu nói này đi sâu vào lịng người, nó tạo ra một động lực
mạnh mẽ cho thế hệ người dạy, người học. Đây cũng là vấn đề được ngành giáo

dục quan tâm để giáo dục thế hệ trẻ. Nó là cơ sở hình thành kĩ năng, kĩ xảo cần
thiết trong cuộc sống, đó là : nghe - đọc - viết - cảm thụ.
Chính tả là mơn học mang tính tổng hợp và là phương tiện của q trình giáo
dục nhân cách con người. Muốn một giờ học chính tả tốt thì giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy - học sao cho phù hợp, gây được hứng thú học tập của học sinh.
Biết được ưu - nhược điểm của học sinh để từ đó tìm ra ngun nhân và biện pháp
sửa chữa phù hợp trong quá trình giảng dạy, vốn tri thức quả là vơ tận, ngày càng
địi hỏi cao kéo theo sự giảng dạy phù hợp. Mà nhiệm vụ của mỗi giáo viên là
trang bị cho thế hệ trẻ hành trang nói - viết tiếng Việt ngày một tốt hơn.
Trong chương trình Tiểu học, mơn tiếng Việt được quan tâm nghiên cứu tương
đối nhiều hơn so với tầm quan trọng của nó. Rất nhiều người nghiên cứu vấn đề
này với nhiều mức độ khác nhau. Điều dễ nhận thấy là cần phải có những đổi mới,
những bổ sung sao cho đạt kết quả cao. Thực tế, khi viết hiện tượng học sinh mắc
lỗi chính tả rất hay gặp ở Tiểu học. Đặc biệt là học sinh ở khối 4 + 5, đây là khối
lớp mà các em phải tiếp cận với số lượng ngôn ngữ cao hơn, tốc độ viết đòi hỏi
nhanh hơn. Cho nên việc viết đúng - đẹp ở đây quả là quan trọng. Có viết đúng thì
nói mới đúng, mới hiểu để giải quyết vấn đề sao cho phù hợp. Do vậy, học sinh
mới hiểu và diễn đạt đúng. Nguyên nhân học sinh khi viết sai chính tả cũng một
phần là do việc hướng dẫn và chữa lỗi cho các em còn xem nhẹ, hạn chế. Bản thân
giáo viên chưa thực sự coi trọng giờ dạy với đặc trưng riêng của nó. Vì vậy, chúng
ta cần phải khắc phục những tồn tại này để nâng cao chất lượng chữ viết cho học
sinh, làm phương tiện để các em phát triển kĩ năng: đọc - nghe - nói - viết tốt.
4


Xuất phát từ đây, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ LỖI
CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA” , với

mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp dạy chính tả cho học sinh lớp 5.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Để kế thừa và phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước, đồng thời tìm ra
phương pháp dạy học thích hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, hiệu quả
giáo dục. Nhằm nâng cao, bồi dưỡng về kĩ năng kĩ xảo chữ viết cho học sinh, giúp
học sinh thuận tiện trong quá trình giao tiếp, làm giàu vốn kiến thức cho các em từ
trang sách vở hàng ngày cho tới thực tế cuộc sống.
Nhiệm vụ quan trọng là tìm ra nguyên nhân học sinh lớp 5 viết sai lỗi chính tả
để có biện pháp sửa chữa khắc phục, nâng cao chất lượng dạy - học; trau dồi, đào
tạo học sinh mặt về ngôn ngữ; ngôn ngữ phải là ngôn ngữ đúng chuẩn.
Thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, nhằm giúp học sinh hạn chế tối đa
việc viết sai chính tả, nâng cao trình độ sử dụng ngơn ngữ, ý thức hơn trong nghe,
đọc, nói, viết để học tập tốt các mơn học và các lớp trên, góp phần tích cực vào
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khi chọn cho mình đề tài sáng kiến kinh nghiệm để nghiên cứu này, tôi tự ý
thức được trách nhiệm của người giáo viên trong giảng dạy và đặc biệt trong giảng
dạy chính tả. Tơi tiến hành đi sâu tìm hiểu nghiên cứu: nội dung cấu trúc chương
trình sách giáo khoa tiếng Việt 5 và vở bài tập tiếng Việt 5 đã in sẵn; tài liệu về
phương pháp dạy học mơn chính tả ở Tiểu học. Tìm hiểu thực tế dạy - học; trao đổi
kinh nghiệm với giáo viên; tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc viết sai lỗi chính tả ở
học sinh lớp 5;đề xuất một số biện pháp sửa chữa và tiến hành dạy thực nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
5


Thu thập các loại sách, báo có liên quan đến đề tài.
Đọc và khái quát các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chủ yếu là các

loại sách về ngơn ngữ học, Từ điển chính tả, Từ điển học sinh, Mẹo luật chính tả.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
2.1. Phương pháp quan sát
2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
2.3. Phương pháp phỏng vấn
2.4. Phương pháp thống kê toán học
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Trong xã hội phát triển hiện nay, khi mà sự vận dụng chữ viết một mức độ cực
kỳ rộng lớn, việc đọc, viết đúng chính tả đối với con người hiện đại trở thành một
yêu cầu không thể coi nhẹ. Rèn kỹ năng viết là một trong bốn kỹ năng nghe, đọc,
nói, viết; là một hoạt động giáo dục ngơn ngữ, đồng thời cũng là giáo dục về tính
chính xác, cẩn thận, kỷ luật và thẩm mỹ…. Nó phải được xây dựng trên cơ sở lý
luận khoa học vững chắc. Nhưng rèn luyện để nói tốt, viết tốt khơng thể đơn thuần
tập trung vào việc trang bị lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết khoa học về tiếng Việt mà
trước hết và chủ yếu là đưa học sinh vào hoạt động ngơn từ, hoạt động thực tiễn
nói, viết một cách cụ thể. Qua đó hình thành kỹ năng, thói quen đúng chuẩn.
Thế nhưng hiện tượng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của
cộng đồng xã hội. Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ là
học sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đơi khi có cả một số giáo viên
và những người thành đạt.
Trong nhà trường, vai trò của chính tả rất quan trọng. Một văn bản viết đúng
chính tả làm cho việc truyền thơng tin một cách chính xác đến người nhận, người
nghe. thể hiện một nhận thức đúng đắn về tiếng Việt. Hướng dẫn HS viết đúng là
một việc làm thiết thực nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời góp phần giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tăng thêm tình yêu của mọi người đối với tiếng
mẹ đẻ.

6



Sai chính tả là vi phạm chuẩn mực ngơn ngữ. Nó chứng tỏ sự thiếu hụt tri thức
văn hóa của người viết. Viết sai chính tả là khơng tơn trọng mình và khơng tơn
trọng người khác, làm giảm hiệu quả thông tin, nhiều khi làm người đọc hiểu sai ý
định của người viết và gây phản cảm khi tiếp nhận văn bản
Trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp ở Tiểu học, với trách nhiệm của
giáo viên là phải có kiến thức sâu rộng, kỹ năng dạy và ứng xử tốt, tế nhị, nắm bắt
được tâm tư tình cảm của học sinh, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với
từng đối tượng học sinh, biết được những ưu thế và hạn chế của học sinh để có
biện pháp khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy tối đa về ưu thế.... Điều đó
địi hỏi ở người giáo viên phải ln ln phấn đấu tìm tịi những phương pháp và
hình thức dạy học phù hợp với khả năng học sinh, để làm sao học sinh có những
kiến thức và kỹ năng cơ bản cho các em, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh... Việc dạy - học chính tả là một việc làm mang tính khoa học rèn cho học
sinh viết - đọc đúng chính tả, luyện được chữ viết đẹp, phát triển tư duy sáng tạo.
Muốn đạt được điều đó giáo viên phải cần có “cái tâm, cái tầm, cái tình”.
Học sinh Tiểu học có một tri thức nhất định về ngữ âm, từ vựng. Bởi vì chữ viết
ghi âm, âm phát ra như thế nào thì viết như thế đó. Vì vậy học sinh phải phát âm
đúng để viết đúng chính tả. Ngồi ra, học sinh cần có tri thức từ vựng, quy tắc
chính tả: viết hoa, ghi âm đầu, vần, dấu thanh, kiến thức ngữ âm, nghĩa của từ thì
học sinh mới viết đúng chính tả. Tình trạng học sinh viết sai chính tả khá phổ biến:
âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh hỏi và thanh ngã.
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy rõ tầm quan trọng của phân
mơn chính tả nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên
là trang bị cho thế hệ trẻ hành trang nói - viết Tiếng Việt ngày một tốt hơn. Qua
phân mơn chính tả học sinh được luyện viết chữ đẹp để giáo dục nhân cách “chữ
viết cũng là một biểu hiện của nết người”. Đó là cơ sở để hình thành kĩ năng, kĩ
xảo cần thiết cho cuộc sống đó là : nghe - nói - viết - cảm thụ.
2.Thực trạng
2.1. Mặt thuận lợi:

7


Đội ngũ chuyên môn của trường cùng tổ khối rất quan tâm, thường xuyên kiểm
tra, dự giờ đánh giá xếp loại, tuyên dương kịp thời sau mỗi đợt thi đua, đặc biệt là
sau phong trào thi “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” cấp trường giữa giáo viên và học
sinh, qua việc rèn viết chữ đẹp ở vở luyện chữ đẹp do phịng chỉ đạo mà các em đó
được rèn thường xuyên từ các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 và được sự ủng hộ, quan tâm
của phụ huynh. Đối với đội ngũ giáo viên của trường tất cả đều hăng say, nhiệt tình
trong cơng tác, có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao. Bản thân tôi luôn được các
đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ về phương pháp, kinh nghiệm kết hợp sự nỗ lực hết
mình của bản thân.
Lớp 5A tơi chủ nhiệm gồm có 32 học sinh : nữ 18 và nam 14 em; độ tuổi đồng
đều 2004; phần lớn các em ngoan, chăm học, bên cạnh một số em cịn có phần hạn
chế do hồn cảnh gia đình, 70% học sinh con em gia đình làm nghề nơng; 30% học
sinh con em gia đình cơng chức.
Sau khi nhận công tác chủ nhiệm và thực tế giảng dạy chính tả của lớp, qua các
tiết học, tơi thấy các em đều có hứng thú học tập và rèn luyện chữ viết. Tuy nhiên
do năng lực của bản thân nên một số em còn hạn chế về mặt chữ viết. Tôi đã làm
phiếu trắc nghiệm “Điều tra hứng thú học mơn chính tả của học sinh”, tơi đã thu
được kết quả: 100% các em học sinh đánh dấu vào ơ thích học mơn chính tả vì để
được rèn luyện chữ viết đẹp và viết đúng chính tả..
Đối với phụ huynh học sinh trong các cuộc họp tơi có trao đổi vấn đề này thì
nhận thấy 100% phụ huynh mong muốn con em mình cùng rèn luyện để nâng cao
chất lượng chữ viết, và họ muốn có phương pháp cùng giáo viên để hướng dẫn
thêm cho con em họ ở gia đình.
2.2. Mặt khó khăn:
Lớp học nhiều học sinh tốc độ viết cịn chậm, chữ viết khơng đúng cự ly, cỡ
chữ, các nét chữ không liền mạch, quy tắc viết chính tả nắm chưa chắc, ý thức rèn
viết chữ đẹp chưa cao, có em chỉ nghĩ rằng cứ viết thành chữ là được rồi chứ

khơng cần viết đẹp bởi vì mình đã học lớp 5. Một số phụ huynh tưởng như cứ yên
tâm con mình học đến lớp 5 rồi chắc chắn viết sẽ tốt chính tả.
2.3. Các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh việc học sinh viết sai lỗi chính tả
8


Qua thực tế trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy
học sinh thường viết sai lỗi chính tả là do một số nguyên nhân sau:
a. Về việc giảng dạy của giáo viên:
- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa đi sâu vào việc luyện viết từ khó,
dễ lẫn trong bài, đặc biệt là khả năng kết hợp từ, tiếng trong việc phân biệt và viết
đúng để tìm ra quy tắc viết; chưa chu đáo, tỉ mỉ trong việc hướng dẫn học sinh viết
và trình bày bài.
- Do giáo viên cịn sự nhầm lẫn trong phát âm.
- Do giáo viên còn lúng túng trong bước giải nghĩa từ khó, chưa truyền đạt sâu để
các em hiểu và viết đúng; còn coi nhẹ việc tìm và viết từ khó, dễ lẫn.
- Do giáo viên chưa thực sự chú trọng việc rèn luyện chữ viết của bản thân mình,
chưa thực sự nâng cao chất lượng chữ viết của mình trong giảng dạy, đặc biệt là
phương pháp trình bày bài viết trên bảng trong mọi tiết dạy, trong lời phê trong vở
của học sinh để các em lấy chữ viết, cách trình bày đó để noi theo và chưa tạo ra sự
thống nhất, sự chuẩn mực về chữ viết của mình đối với học sinh. Từ đó để hình
thành thói quen, quy định trình bày bài khi viết, tạo ra sự thống nhất, sự chuẩn mực
cho học sinh. Cho dù giáo viên có phương pháp dạy học tốt đến đâu nhưng không
chú ý đến việc rèn chữ và sửa lỗi sai chính tả cho học sinh thì kết quả học tập cũng
khơng cao.
- Thực tế cho thấy việc phát âm chuẩn trong khi đọc vô cùng quan trọng. Khi đọc
nếu người thấy phát âm không chuẩn xác dẫn đến việc trị viết sai chính tả .
- Do GV bộ môn chưa chú trọng việc sửa lỗi chính tả cho HS:
Muốn cho HS viết đúng chính tả, thì tất cả GV trong nhà trường phải đặc biệt
quan tâm đến lĩnh vực này. Thơng thường, chỉ có chủ nhiệm mới yêu cầu về viết

đúng chính tả trong bài làm của HS. Các giáo viên bộ mơn khác ít quan tâm đến
việc luyện phát âm, rèn chính tả, chưa chú ý đến chữ viết của HS, khơng lưu tâm
chính tả đúng hay khơng.
b. Về phía học sinh
- Do bản thân từng cá nhân học sinh chưa thực sự tự mình cố gắng, nỗ lực học tập,
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết trong học tập.
9


- Do việc nắm quy tắc chính tả của các em khi viết còn chưa rõ ràng.
- Do phát âm sai; bản thân các em nghe định hướng phát âm lại còn hạn chế, do
các em khi đọc thường đọc sai, ngọng những lỗi đó cũng dẫn đến việc viết sai.
- Do các em không chú tâm về việc tiếp thu bài giảng của giáo viên, khơng có ý
thức tự rèn luyện chữ viết cho chính bản thân mình. Khả năng viết chữ của các em
còn hạn chế do năng lực của bản thân, do thiếu sự quan tâm của gia đình cũng ảnh
hưởng tới chất lượng chữ viết.
- Do năng lực sức khỏe các em và do trí nhớ của các em cũng ảnh hưởng nhiều.
- Một bộ phận khơng nhỏ HS cịn lười học, khơng chịu suy nghĩ, khơng rèn kỹ
năng nói đúng, viết đúng.
- Do HS ít đọc sách báo, tạp chí.
Hiện nay, đa số HS khơng có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ nghèo
nàn, ít ỏi nên khi gặp tình huống thì khơng có từ ngữ để biếu đạt nên thường viết
sai. Người đọc sách nhiều, có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả.
c. Về phía gia đình, nhà trường, xã hội
- Do ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình, do mơi trường nơi các em ở, do một số gia
đình thiếu sự quan tâm phó mặc cho các em và giáo viên.
- Do phong trào “ Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” chưa động viên kịp thời đối với các
em, chưa thực sự tạo ra sự thi đua trong các em.
- Do bàn ghế ngồi học, do tư thế ngồi học, cách cầm bút sai quy định, do phân tán
tư tưởng cũng dẫn tới việc viết hỏng, viết sai…

- Do ảnh hưởng phương ngữ của địa phương hay lẫn giữa l/n… cũng dẫn tới việc
viết sai lỗi chính tả.
d. Về nghiên cứu sản phẩm
Tơi tiến hành thực trạng trên phiếu học tập của học sinh thu được kết quả
như sau :
- Đối tượng học sinh giỏi + khá : làm bài đúng, nhanh, chữ viết đẹp và làm bài
khơng sai chính tả .

10


- Đối tượng học sinh trung bình : tốc độ làm bài chậm hơn, làm được bài nhưng
nhiều từ còn khơng có nghĩa, chữ viết cịn chưa sạch, đẹp, trình bày bài chưa khoa
học.
- Đối tượng học sinh trung bình yếu: làm bài rất chậm, nội dung bài làm không có
nghĩa, chữ viết xấu, trình bày bài bẩn, khơng biết kết quả bài làm đúng hay sai.
Qua thăm lớp, dự giờ, qua thực tế giảng dạy, qua việc trao đổi với giáo viên
và nghiên cứu sản phẩm của học sinh, tôi thấy các em hay viết sai những lỗi sau :
Lỗi sai
1. Phụ âm l/n

Ví dụ từ viết đúng
- lo lắng

Học sinh viết sai thành
- no nắng

2. Phụ âm

- nắm tay

- xổ số

- lắm tay
- sổ số

3. Phụ âm đầu tr/ ch

- sương mù
- con trâu

- xương mù
- con châu

4. Phụ âm đầu r/d/gi

- tranh vẽ
- rây bột

- chang vở
- giây bột

- nhảy dây

- nhảy rây

- giây phút
- nghiêng ngả

- dây phút
- ngiêng ngả


- gập ghềnh

- ngập nghềnh

6. Sai ở âm cuối

- ngọ nguậy
- lan man

- gọ nghuậy
- lang mang

7. Sai ở một số vấn đề khó

- bn làng
- về hưu

- buông làng
- về hiu

8. Viết hoa tuỳ tiện

- rượu
- riệu
- Trường Tiểu học Tràng - Trường tiểu học Tràng

s/x

5. Phụ âm đầu g/gh/ngh/ng


An

an

- Huân chương Sao vàng

- Huân chương Sao Vàng

- Võ Thị Sáu
9. Viết sai dấu thanh hoặc - bị ngã

- Võ thị Sáu
- bị ngỏ

đánh dấu thanh sai vị trí:

- q lớp

- quỹ lớp

Nhìn chung trong phần luyện tập các em đều có ý thức làm bài tập. Các em học
sinh khá + giỏi các em giải quyết bài tập tốt. Còn đối với học sinh trung bình và
11


yếu các em làm bài với tốc độ chậm thường chỉ làm những bài tập dễ. Qua đây, tôi
thấy các em khi viết chưa thực sự hiểu bài, chưa thực sự tập trung sự chú ý vào
việc học tập, chưa chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn làm bài. Điều ảnh hưởng
trực tiếp là các em chưa thực sự hiểu được việc “Rèn chữ viết là rèn đức tính con

người”. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh viết sai lỗi chính tả của
mình khi viết.
Tóm lại : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của học sinh
lớp 5. Nguyên nhân cơ bản nhất là do thầy chưa có phương pháp giảng dạy tốt nhất
và trò chưa xác định được phương pháp học tập đúng, do ảnh hưởng của tiếng nói
địa phương cũng như gia đình. Bên cạnh đó là cơ sở vật chất học ở lớp cũng như ở
nhà cũng ảnh hưởng tới chữ viết của học sinh. Để tìm hiểu rõ vấn đề này tôi đã tiến
hành dự một số giờ để tìm hiểu về NGUYÊN NHÂN VIỆC VIẾT SAI LỖI CHÍNH TẢ
CỦA HỌC SINH LỚP 5 để từ đó có BIỆN PHÁP SỬA CHỮA cho phù hợp việc làm của

mình.
3. Biện pháp sửa chữa:
3.1. Mục tiêu của biện pháp
Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của học sinh, vấn
đề mà cả xã hội đang quan tâm, việc tìm ra các biện pháp phù hợp là hết sức cấp
bách đối với những ai làm công tác giáo dục. Trong quá trình giảng dạy thì mục
tiêu chính là giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy đúng, dạy hay, hiệu quả nhất
để giúp học sinh khắc phục được lỗi viết sai chính tả của mình.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện:
* Trao đổi với giáo viên
Trong thực tế giảng dạy, sinh hoạt tổ chúng tôi có trao đổi với nhau về việc
học sinh thường viết sai lỗi chính tả và đều nhận thấy câu trả lời học sinh thường
viết sai ở những trường hợp sau :
- Sai về phụ âm đầu, vần khó, dấu thanh, vị trí đánh dấu thanh, dấu câu, quy tắc
viết hoa.
- Đặc biệt trong phần phân biệt từ khó, từ dễ lẫn.
- Bài viết còn thiếu tiếng.
12



Sau đó chúng tơi trao đổi với nhau về cách sửa sai cho học sinh mà các đồng
chí đó làm và nhận được câu trả lời :
- Về lỗi sai tiếng thì cần phân tích lại cho học sinh theo cách phân tích âm tiết, rèn
cho học sinh thói quen chú ý nghe - đọc để từ đó rèn cho học sinh cách phát âm
chuẩn để viết không nhầm lẫn.
- Rèn luyện cho chính bản thân giáo viên ý thức đọc: to - rõ - chuẩn - diễn cảm để
học sinh dễ nghe, dễ phân biệt để viết đúng.
Ví dụ : l/n ; s/x ; tr/ch ; dấu hỏi / dấu ngã…
Đi sâu vào việc tìm hiểu xem các đồng nghiệp có chú ý vào việc sửa sai cho học
sinh hay khơng thì các đồng nghiệp đều chú ý cịn nói rõ sửa chữa bằng cách:
- Giúp học sinh luyện viết thật nhiều tiếng có phụ âm dễ lẫn.
- Quan tâm đến đối tượng học sinh hay viết sai lỗi chính tả
- Ra bài tập thêm yêu cầu các em tự rèn ở nhà.
- Rèn cho học sinh thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Chú ý đến việc rèn đọc soát lỗi sai và biết tự sửa sai.
Quan trọng là học sinh các em phải có ý thức học tập tốt, ý thức được “Nét chữ
là thể hiện tính người” để từ đó bản thân lỗ lực, cố gắng phân đấu và vươn lên.
Muốn làm được điều đó, trước hết tơi phải đặt phân mơn chính tả nằm trong mối
quan hệ giữa các phân mơn khác của Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn tập đọc và
từ ngữ. Học sinh muốn viết đúng được thì phải hiểu được nghĩa và phát âm đúng
từ đó. Nếu học sinh phát âm sai, tuỳ tiện sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai hoặc do
thói quen lâu ngày không được sửa chữa. Trong các giờ tập đọc, tôi dành nhiều
thời gian hơn cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh, đặc biệt là hai âm l và n. Giáo
viên phát âm mẫu cho học sinh học tập và hướng dẫn cách phát âm tỉ mỉ. Đặc biệt
tôi không bao giờ được phạm sai lầm về lỗi phát âm này. Nếu không việc sửa lỗi
của giáo viên sẽ mất tác dụng.
* Đề ra biện pháp khắc phục:
3.2.1. Đội ngũ giáo viên cần phải ngày càng nâng cao chất lượng về phương pháp
dạy học, đặc biệt là về chất lượng chữ viết đúng - viết đẹp - chuẩn và phải thực sự
gương mẫu trong việc rèn chữ viết, cách trình bày bảng, kể cả trong bài soạn, trong

13


lời nhận xét ghi vào vở học sinh. Có quy định riêng để tạo ra sự thống nhất - chuẩn
mực đối với các em để các em noi theo. Thường xuyên uốn nắn, sửa chữa sau mỗi
bài viết là con đường ngắn nhất để rèn luyện sửa chữa cho các em. Đôn đốc, kiểm
tra kết quả rèn luyện của học sinh theo từng đợt, tháng thi đua ghi bảng tổng hợp,
xếp loại treo ở lớp để khích lệ phong trào thi đua, biểu dương học sinh làm tốt, học
sinh có nhiều cố gắng, nhất là trong đôi bạn cùng tiến. Có sự tích luỹ “vở sạch viết chữ đẹp” của học sinh những năm trước kết hợp sự rèn chữ của giáo viên để
lấy đó làm mẫu cho học sinh noi theo, bắt chước và tự phấn đấu cố gắng vươn lên
để viết chính tả ngày một tốt hơn.
3.2.2. Giúp học sinh nắm lại quy tắc viết chính tả:
Đây là cơng việc hết sức quan trọng, học sinh có nắm chắc quy tắc viết chính tả
thì các em viết chính tả mới đúng.
Cụ thể : muốn ghép các âm tạo thành vần thì hướng dẫn các em xem vần đó có
mấy âm ghép lại, đó là những âm nào, có cấu tạo ra sao? Xếp như thế nào cho
đúng. Có như vậy các em sẽ ghép các âm thành vần, tiếng, từ, câu đúng. Việc làm
này đòi hỏi sự tỉ mỉ trong hướng dẫn học sinh, đòi hỏi các em phải luôn thực hành
để nhớ nắm chắc và hiểu sâu hơn quy tắc. Muốn vậy giáo viên cần nắm chắc quy
tắc một cách cụ thể, chi tiết để giảng lại, cung cấp cho học sinh được tốt hơn. Khi
củng cố lại quy tắc cho các em cần cho các em luyện tập thực hành thêm nhiều ở
lớp, ở nhà, ở tất cả các môn học.
3.2.3. Giúp học sinh tự phát hiện chỗ sai và đề xuất cách sửa chữa
Khi dạy đến phần đọc lại tồn bài cho học sinh sốt - sửa lỗi sai, giáo viên
cần đọc to, rõ ràng, chính xác, u cầu các em chú ý nghe sốt lỗi bằng bút chì và
sửa lỗi sai theo đúng quy định. Khi thu một số bài để chấm tại lớp thì học sinh
dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo theo cặp soát lỗi cho nhau. Sau khi soát lỗi cho nhau,
học sinh nhận xét bài của bạn, nêu biện pháp đề xuất cách sửa chữa lỗi sai để các
em phát huy được tính sáng tạo tích cực, điều quan trọng là các em nhận ra cái sai
cơ bản của mình để tự sửa chữa. Để làm được điều này giáo viên cần tỉ mỉ, kiên trì

xây dựng thói quen cho học sinh trong giờ học, chú ý tìm ra cái sai cơ bản để giúp
các em sửa sai lỗi đó. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi thông qua môn học khác, phân
14


môn luyện từ và câu, giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác.
Ví dụ : líu hay níu (- Líu : Chim hót líu lo; - Níu : Đừng níu áo nhau). Học sinh
nắm được cách viết những từ khó: tìm và đọc đúng từ khó viết dễ lẫn trong bài,
giúp học sinh phân biệt rõ nghĩa của từ này với từ kia để khắc sâu. Muốn viết đúng
một từ, học sinh phải biết đặt từ đó trong mối quan hệ với cụm từ và các văn bản.
Nếu ta tách từ đó ra khỏi văn bản có thể sẽ khơng hiểu được nghĩa và do đó dẫn
đến việc viết sai chính tả. Bên cạnh đó muốn học sinh viết đúng giáo viên phải cho
học sinh nắm được khả năng kết hợp của các kí hiệu từ. Chẳng hạn:
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với nhau để tạo nên phụ âm đơn.
Ví dụ: “ngh”, “ng”, “gh”, “tr”. Trong Tiếng Việt dùng 9 kí hiệu từ đơn: ph, th,
ch, kh, nh, ng, gh, ngh, tr. Với hình thức chuỗi như vậy khơng bao giờ được phép
kết chuỗi đảo ngược các thứ tự sắp xếp như rt, hn...
+ Các con chữ nguyên âm kết hợp với nhau để tạo nên một kí tự ngun âm đơi.
Ví dụ: iê, ia, ươ, uô, ua, uâ...
3.2.4. Chấm, chữa bài tay đôi cùng học sinh.
Việc làm này là phương tiện quan trọng và cụ thể, cần được tiến hành đồng
thời với các biện pháp khác. Giáo viên cần chấm bài ngay sau khi các em viết
xong, để các em trực tiếp nhận ra lỗi sai để tự sửa sai ngay. Sai lỗi nào các em cần
được phát âm lại kết hợp nghe giáo viên phát âm, phân tích, giảng giải lại để khắc
sâu hơn kiến thức, quy tắc. Sau đó yêu cầu học sinh sửa lại ngay cả về chữ viết, lỗi
chính tả và phát âm, trình bày. Làm như vậy nhiều lần sẽ khắc phục dần và sửa lỗi
sai cho mình.
3.2.5. Ln giúp đỡ học sinh viết sai lỗi chính tả .
Biện pháp này cần hướng dẫn học sinh ngay trong giờ viết chính tả và tất cả
các mơn học khác, các em có thói quen sửa lỗi viết sai của mình ở mọi lúc, mọi

nơi, liên tục và thường xuyên. Bởi vì các em vốn học yếu về kiến thức mà phương
pháp bộ môn lại rất chậm, giáo viên cần luôn động viên các em một cách kịp thời,
thường xuyên, luôn quan tâm tới các. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng rèn
chữ cho các em ở nhà. Quan tâm tới chất lượng đọc của các em, làm sao cho các
em đọc đúng - chuẩn - diễn cảm, đặc biệt những từ ngữ có phụ âm dễ lẫn trong khi
15


viết. Tăng cường cho các em luyện tập thực hành những lỗi mà các em hay viết sai,
phát động thi đua giữa những học sinh cùng có khả năng viết như nhau trong từng
bài viết cụ thể với điểm số cụ thể để các em cùng thi đua, cùng phấn đấu, cùng tìm
ra biện pháp khắc phục để sửa chữa sai sót, để tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Làm như vậy, các em sẽ mau tiến bộ và sẽ khắc phục hạn chế việc viết sai lỗi
chính tả của mình.
3.2.6. Luyện cho các em viết đúng - phát âm đúng ngoài giờ học.
Việc làm này tiến hành ngay trong phong trào “ chống nói ngọng trong giáo
viên và học sinh ” toàn trường, thiết thực nhất là tiến hành trong mọi lúc, mọi nơi,
trong bất kì trường hợp nào, từ việc phát âm chuẩn các cặp từ dễ lẫn như: l/n; s/x;
ch/tr đến việc phát âm những từ khó. Muốn vậy giáo viên ln phải uốn nắn cách
phát âm cho học sinh trong và ngoài giờ học, trong khi trò chuyện. Tổ chức cho
các em thi phát âm chuẩn trong các giờ tập đọc, kể chuyện để nâng cao chất lượng
đọc đúng để nghe - viết đúng của học sinh.
3.2.7. Luyện cho các em thói quen lập và sử dụng “sổ tay chính tả”; thói quen sử
dụng Từ điển chính tả:
Sổ này giúp các em ghi chép các quy tắc chính tả trong q trình học, lập bảng
khả năng kết hợp của các phụ âm dễ lẫn : s/x ; l/n ; ch/tr;… ghi chép lập bảng
thống kê những trường hợp mình hay viết sai và cách sửa lỗi sai đó. Cần có vở tự
rèn chữ riêng ở nhà dưới sự kiểm tra của giáo viên và cha mẹ học sinh. Cần có vở
rèn luyện chữ viết đẹp theo sự chỉ đạo của phũng giáo dục.
Hiện nay, việc sử dụng từ điển vẫn còn khá xa lạ với học sinh. Từ điển chính

tả là cơng cụ hướng dẫn viết đúng chính tả tiếng Việt ngày nay. Có hai vấn đề cần
phải sử dụng từ điển: Một là khi gặp từ khó, chưa xác định được rõ ràng thì nên tra
từ điển để nắm thêm nghĩa của từ hạn chế việc viết sai chính tả; Hai là khi viết sai
từ, cần tra cứu từ điển để sửa sai. Thực tế, học sinh Tiểu học chưa hình thành thói
quen sử dụng từ điển tiếng Việt phục vụ cho việc học tập. Giáo viên cần phải
quảng bá, phổ biến để học sinh biết lựa chọn những cuốn từ điển có chất lượng,
dần tạo thành thói quen tra cứu từ điển của học sinh, từ đó mới phát huy vai trị của
từ điển trong sử dụng ngơn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
16


3.2.8. Rèn luyện thói quen đọc sách, lịng say mê đọc sách.
Ngoài sử dụng từ điển để tra cứu từ, học sinh cịn phải rèn luyện thói quen
tốt đọc sách, lòng say mê đọc sách. Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp
chúng ta khắc phục những sai sót trong việc sử dụng ngơn ngữ như viết sai chính
tả, viết những câu khơng đúng ngữ pháp tiếng Việt, hoặc sử dụng những từ ngữ
không hợp với đối tượng giao tiếp. Đọc sách cịn giúp ta có thêm vốn từ vựng
phong phú, phát triển ngôn ngữ…, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp chúng ta hình
thành những kĩ năng ngôn ngữ.
3.2.9. Phối kết hợp cùng nhà trường thực sự quan tâm: Bàn ghế ngồi học phải đúng
qui cách, phòng học đủ ánh sáng, đổi chỗ ngồi của học sinh theo tháng để học sinh
có dịp học hỏi theo nhiều bạn.
3.2.10. Dạy cho các em biết dùng các mẹo chính tả:
* Mẹo lẫn lộn L và N: Đây là lỗi khá phổ biến nói chung. Sự lẫn lộn về mặt từ
vựng đã khiến nhiều trường hợp trong khi nói và viết đã nhầm lẫn giữa L và N. Để
khắc phục lỗi này, ta có các mẹo sau:
- Về âm đệm: L có thể đứng trước âm đệm, cịn N thì khơng.
Theo thống kê, các vần có âm đệm trong tiếng Việt là oa, oă, uâ, oe, uê, uy.
Vì vậy, chỉ cần nhớ câu sau “ Ngoa ngoắt Tuấn khoe quê Thúy”để nhận biết vần có
âm đệm là có thể áp dụng mẹo này.

Theo mẹo này, ta có thể yên tâm viết: lòa xòa, cái loa,loắt choắt, loăn quăn,
luẩn quẩn, lí luận, quần loe, lóe sáng, luyến tiếc, luyện tập, lũy thừa, liên lụy…
Mẹo này có một ngoại lệ: nỗn nghĩa là trứng chỉ dùng trong hai từ Hán
Việt là noãn cầu và noãn sào.
- Về láy âm : Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, L có thể láy âm với các âm
đầu khác, cịn N thì khơng có khả năng này. Vậy, nếu gặp một tiếng không rõ viết
với L hay N, ta hãy thử tạo một từ láy âm phụ âm đầu. Nếu tiếng đó có thể đứng
trước thì nó được viết với L. Sau đây là một số ví dụ về khả năng láy phụ âm đầu
rất rộng rãi của L:
- L láy với B: lắp bắp, lõm bõm, lạch bạch, lấn bấn, lu bù…
- L láy với C (K, Q): la cà, lục cục, lấn cấn, lẩm cẩm, luẩn quẩn, loăng quăng…
17


- L láy với D: lở dở, lim dim, lai dai…
- L láy với Đ: lốm đốm, lục đục, lờ đờ, lao đao, long đong, lênh đênh…
- L láy với H: lúi húi, loay hoay…
- L láy với M: lơ mơ, liên miên, lễ mễ, lan man, lề mề…
- L láy với X: lao xao,lăng xăng, loăn xoăn, lèo xèo…
- L láy với T: le te,lon ton, lách tách, lung tung, lả tả…
- L láy với R: lai rai, lâm râm, lè rè…
Trong trường hợp tiếng đang xét ở vị trí thứ hai của từ láy âm, ta lại có một quy
tắc khác: L láy âm với các âm khác ngồi GI và âm đầu zêzo mà khơng láy âm với
các âm khác. Chẳng hạn ta có:
- L láy âm với B: bông lông, bảng lảng, bằng lăng…
- L láy với CH: chói lọi, cheo leo,chìm lỉm…
- L láy với KH: khóc lóc, khéo léo, khét lẹt…
Trong khi đó, N chỉ láy với GI và âm đầu zêzo: giãy nảy, gian nan,áy náy, …
* Mẹo đồng nghĩa lài- nhài: Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với L hay N mà thấy
đồng nghĩa với một tiếng khác viết với NH thì có thể kết luận tiếng chưa rõ ấy sẽ

được viết với L. Có thể minh họa mẹo này qua các ví dụ sau: Lài- nhài, lầmnhầm, lem- nhem, lời- nhời, loáng – nhoáng, lố lăng- nhố nhăng…
* Mẹo lẫn lộn TR với CH
- TR đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, thổ
trạch,trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc…
- TR đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế , trù bị, trùng hợp, phong
trào, lập trường ,trầm tích, trừng trị…
- Về láy âm: CH láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau,
trái lại TR không láy âm đầu với các phụ âm khác , trừ bốn ngoại lệ đều là láy với
L: Trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét…
- CH đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi,
chểnh mảng, chào mào, chộn rộn, chình rình,chống váng, chờn vờn, chon von,
chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng…

18


- CH đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng,
lởm chởm,loai choai…
- Về đồng nghĩa tranh – giành: Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với CH hay TR mà
lại đồng nghĩa với một từ viết với GI thì từ đó phải được viết với TR.
Ví dụ: Tranh- giành, nhà tranh- nhà gianh, trầu – giầu, trai- giai, trăng- giăng,
tráo trở- giáo giở,, trối trăng- giối giăng, trời- giời, tro- gio, trả- giả…
- Về trường từ vựng:
- Mẹo cha- chú: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với CH
chứ không viết với TR: Cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút , chít…
- Mẹo chum- chạn: Đồ dung trong gia đình được viết với CH chứ khơng viết với
TR: Cái chạn, cái chum, cái chai, cái chiếu, cái chăn, cái chõng, cái chày giã gạo,
cái chổi, cái chuồng gà, cái chĩnh, cái chậu…( Có một ngoại lệ: Cái tráp).
- TR không đi với các vần oa, oă, oe. Chỉ có CH là đi với các vần này.
* Mẹo lẫn lộn R với D và GI

- Về âm đệm: R và GI không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các
vần này. Chẳng hạn như: Dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất…
(Trường hợp ngoại lệ roa trong cu- roa).
- Về láy âm “Co ro- bịn rịn”: R láy âm với B và C ( K) là những hình thức mà D
khơng có. Ví dụ như: Bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, bối rối, co ro, cập rập…
- Về run rẩy- rừng rưc: Những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động tượng
thanh,chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau, chỉ những sắc thái ánh sáng
động, tươi, chói đều viết với R. Ví dụ như: Rì rào, rả rích, răng rắc, rầm rập, róc
rách, rúc rích, ra rả, run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình, rạo rực, rần rật…
Trên đây là các mẹo khắc phục lỗi chính tả mà tôi đã áp dụng, “Mẹo” được hiểu
như cách làm độc đáo giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ cách viết đúng những chữ
cái hay nhầm lẫn trong khi viết chính tả. Song, có thể nói, các mẹo đó có tác dụng
như những đơn thuốc mà các nhà ngơn ngữ học đã pha chế cho chúng ta để giúp
cho việc chữa lỗi chính tả hàng ngày, người giáo viên phải biết áp dụng linh hoạt
để giảng dạy cho các em.

19


Tóm lại: Để học sinh viết chính tả đạt kết quả cao nếu tất cả giáo viên đều có ý
thức rèn kĩ năng chữa lỗi trong các tiết học thì học sinh sẽ tiến bộ và đạt kết quả
cao. Để làm được giáo viên phải có lịng nhiệt tình, có tâm huyết với nghề nghiệp.
3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về “ LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGUYÊN
NHÂN VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA” của tôi đã được tôi ứng dụng trong giảng dạy

chính tả kết hợp với sự giúp đỡ của đồng nghiệp về phương pháp, kinh nghiệm và
sự nỗ lực hết mình của bản thân đã phần nào giúp tơi tìm ra phương pháp dạy học
cho chính mình ngày càng được tốt hơn.
Việc sửa sai lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 cần được tiến hành trong một thời

gian dài, trong suốt cả quá trình học. Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, để đưa
ra các biện pháp khắc phục không phải đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể
thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả địi hỏi người
giáo viên phải kiên trì bền bỉ. Cho nên mỗi giáo viên cần tìm mọi biện pháp giúp
đỡ học sinh, hạn chế tới mức tối đa việc viết sai lỗi chính tả cho học sinh để các em
dần khắc phục, coi việc rèn và sửa sai lỗi chính tả cho học sinh là một hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh …, tránh trường hợp
học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
3.4. Kết quả thu được, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trước thực tế như vậy, bản thân tôi phải hết sức cố gắng nỗ lực nhiều mặt
như: tâm lý học lý luận dạy học, các kiến thức về ngữ âm, về văn học.... làm sao
phải để học sinh “tâm phục khẩu phục”. Có như vậy chất lượng giáo dục chính tả
mới thu được kết quả như mong muốn.
Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tơi nhận thấy học
sinh có những tiến bộ rõ rệt trong việc nắm bắt các quy luật chính tả, đặc biệt là
các tiếng có phụ âm đầu l / n, gi / r / d, tr / ch, s / x và thanh hỏi, thanh ngã so
với đầu năm tỉ lệ viết đúng đạt trên 90%. Ngoài ra, các em còn thể hiện sự viết
đúng, viết đẹp trong bài chính tả nói riêng và các bài tập của mơn học khác nói
chung. Trong tiết học chính tả, khơng khí lớp học trở nên hào hứng, sôi nổi, các em
20


học sinh khơng cịn rụt rè e ngại mà đã có sự tự tin, hăng hái phát biểu ý kiến xây
dựng bài.
Kết quả này được thể hiện rõ trong các bài viết, bài tập của mơn chính tả trong
lớp tơi giảng dạy như sau:
Bài chính tả tuần học thứ nhất: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
(Theo Tơ Hồi)
Các từ học sinh viết sai
+ bêng vực


Từ đúng sau khi sửa
+ bênh vực

Số lượng học sinh Tỉ lệ %
6
18,75

+ ngục đầu

+ gục đầu

4

12,5

+ khẻo

+ khỏe

2

6,25

Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy học sinh viết sai chính tả khá nhiều. Trước
khi đọc cho học sinh viết, tơi đã hướng dẫn tìm từ, phân tích cấu tạo từ và giải
nghĩa từ khó rồi, cho học sinh luyện viết các từ khó rất kĩ, nhưng học sinh vẫn viết
sai nhiều.
Bài chính tả ở tuần học thứ 9:


Thợ rèn
(Khánh Nguyên)

Các từ học sinh viết sai
+ nhọ nưng

Từ đúng sau khi sửa Số lượng học sinh Tỉ lệ %
+ nhọ lưng
2
6,25

+ quay
+ quai
2
6,25
Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy, sau nhiều tuần rèn luyện, củng cố kiến
thức chính tả số lượng học sinh viết sai rất ít. Điều này cho thấy áp những biện
pháp khắc phục rất hiệu quả.
Bài chính tả ở tuần học thứ 12: Người tìm đường lên các vì sao
(Theo Lê Nguyên long – Phạm Ngọc Toàn)
Các từ học sinh viết sai
+ Xi - Ôn - Cốp - Xki

Từ đúng sau khi sửa Số lượng học sinh Tỉ lệ %
+ Xi – ôn – cốp - xki
2
6,25

+ rủi do
+ rủi ro

1
3,125
Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy học sinh viết sai chính tả giảm rất
nhiều. Điều này cho thấy áp những biện pháp khắc phục tích cực, đạt hiệu quả cao.
Bài chính tả này có nhiều từ khó, tên riêng, tên nước ngoài nhưng số lượng học
21


sinh viết sai giảm nhiều và tất cả học sinh của lớp đều hoàn thành tốt bài tập, chữ
viết và trình bày bài đẹp.
PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ
(Bài tập này được kiểm tra vào tuần học thứ 22)
Họ và tên học sinh: ............................................................................
Lớp: 5A, Trường Tiểu học Tràng An
Bài 1: Điền tr hay ch vào chỗ trống cho đúng:
......ải tóc, gương ......eo .....ên tường, vợ .....ồng, cô tổng phụ .....ách,
tạm .....ú, ......ọng điểm, chán ......ường
KẾT QUẢ TỪ PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ
TT Các từ học sinh viết sai Kết quả đúng
1
trải tóc
chải tóc
2
tạm chú
tạm trú

Số lượng học sinh
1
2


Tỉ lệ %
3,125
6,25

Bài 2: Lựa chọn v , d , gi , r điền vào chỗ trống cho đúng:
.....ó thổi, ......oanh nghiệp, bay .....út lên cao, niềm .....ui, đứng ....ậy,
thầy .......áo, cơn ......ận, ......ỡ .....ào, .....ung .....inh, bứt ....ứt, bối ......ối
KẾT QUẢ TỪ PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ
TT Các từ học sinh viết sai
1
liềm vui
2
bối dối

Kết quả đúng
niềm vui
bối rối

Số lượng học sinh Tỉ lệ %
1
3,125
1
3,125

Bài 3: Điền s hay x vào chỗ trống cho đúng:
ánh .....ao, sáng .....ủa, tóc .....oăn, đồ .....ộ, cây .....ấu, xinh .....ắn ,
......ám ......ịt, .....ầm .....ập, xối .....ả
KẾT QUẢ TỪ PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ
TT Các từ học sinh viết sai
1 sám sịt

2

Kết quả đúng
xám xịt

Số lượng học sinh
1

Tỉ lệ %
3,125

Bài 4: Hãy viết hoa 5 cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng.
22


Ví dụ:
- Huân chương Độc lập.
- Huy chương Anh hùng lao động.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Nhà giáo Ưu tú.
- Huân chương Chiến công hạng nhất.
KẾT QUẢ TỪ PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ
TT Các từ học sinh viết sai
1
Nhà giáo ưu tú

Kết quả đúng
Nhà giáo Ưu tú

Số lượng học sinh Tỉ lệ %

1
3,125

Nhận xét chung về các bài tập: Bài tập này được kiểm tra vào tuần thứ 22
của năm học cho thấy việc học sinh sai chính tả rất ít. Chứng tỏ học sinh đã tiến bộ
rất nhiều sau q trình rèn luyện (22 tuần).
Tóm lại: Qua thực nghiệm dạy viết chính tả và chấm bài khảo sát. Tôi thấy vấn đề
cơ bản là các em viết bài tốt hơn. Đặc biệt các em biết tự sửa lỗi sai cho mình, cho
bạn, kĩ năng nghe - đọc - viết chuẩn hơn, luyện tập thực hành tốt hơn. Bài viết trình
bày chính xác, sạch , chữ viết đẹp.

* Giá trị của vấn đề nghiên cứu:
Trong sự nghiệp giáo dục, người giáo viên đều mong mỏi là làm sao, làm thế
nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả, góp phần làm rạng danh
tiếng Việt, sử dụng đúng chính tả có tầm quan trọng cho cả quốc gia và là một yêu
cầu tất yếu của xã hội hiện tại.
Đi sâu nghiên cứu đề tài sáng kiến tơi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác
định được chất lượng viết chính tả của học sinh, từ đó đề ra những biện pháp cần
thiết để khắc phục. Đây là nhiệm vụ của mỗi người giáo viên, nhiệm vụ này có
hồn thành triệt để hay khơng tơi nghĩ cũng cần có sự giúp đỡ của các cấp, các
ngành có liên quan. Được như vậy tơi tin rằng hiện tượng học sinh viết sai chính tả
sẽ hạn chế rất nhiều.
III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
23


1. Kết luận:
* Lỗi chính tả của học sinh lớp 5 – Nguyên nhân chính là do:
- Phương pháp dạy của giáo viên chưa có tính thuyết phục học sinh.
- Học sinh chưa xác định được phương pháp học tập đúng.

- Ảnh hưởng của gia đình, của tiếng nói địa phương.
* Các biện pháp sửa lỗi sai chính tả
1.1. Cải tiến phương pháp dạy của giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên, đặc biệt về chữ viết của giáo viên và phương pháp trình bày bảng
tạo ra sự chuẩn mực là trang viết mẫu để học sinh noi theo.
1.2. Thường xuyên rèn chữ, luyện viết cho giáo viên - học sinh (có vở viết riêng).
1.3. Nâng cao nhận thức của vấn đề xem nó cũng ngang bằng các môn học khác
trong giáo vien - học sinh - phụ huynh học sinh.
1.4. Duy trì và đẩy mạnh phong trào “giữ vở sạch - viết chữ đẹp” kết thúc mỗi
tháng, đợt thi đua có đánh giá, xếp loại động viên kịp thời. Giáo viên thi “Giáo án
sạch - chữ viết đẹp”.
1.5. Giáo viên nên giữ lại những “vở sạch – viết chữ đẹp” chuẩn ở những năm học
trước để làm mẫu cho học sinh những năm tiếp theo.
1.6. Cần có chuyên đề nghiên cứu phương pháp dạy - học vấn đề này vì nó rất
quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5.
1.7. Thực sự coi trọng rốn cho học sinh viết đúng chính tả, viết đẹp, giữ gìn sách
vở, đồ dùng học tập tốt giữa nhà trường - giáo viên - cha mẹ học sinh.
1.8. Cuối cùng phải có sự luyện tập hết mình của giáo viên - học sinh.
1.9. Làm tốt cơng tác chủ nhiệm:
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh, nhất là đối tượng học sinh yếu,
cần nhiệt tình quan tâm giúp đỡ đến những học sinh cịn viết sai nhiều lỗi chính tả.
- Ở lớp giáo viên ln chú ý đến học sinh thường sai lỗi chính tả để nhắc nhở, sửa
sai kịp thời trong tất cả các mơn học.
- Ngồi ra cần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, viết có trách nhiệm khơng được
"viết đối phó" có như thế các em sẽ ghi nhớ được kiến thức mà giáo viên cung cấp.

24


Vì vậy người giáo viên cần khơng gừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng

cao trình độ, tay nghề. Có nắm chắc kiến thức, mới có thể giúp học sinh chữa lỗi
và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả.
2.Kiến nghị:
- Đối với giáo viên Tiểu học:
Mỗi thầy, cô giáo phải là một tấm gương chuẩn mực về sử dụng ngơn ngữ. Phải
kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ năng lực học tập
của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học và tự bồi dưỡng để
nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường. Rèn luyện chính tả cho học sinh là trách nhiệm của của tất cả giáo
viên.
- Đối với học sinh.
Các em học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và
rèn luyện, luôn ghi nhớ “nét chữ - nết người”.
- Đối với phụ huynh HS
Cần dành nhiều thời gian trong việc theo dõi, uốn nắn, động viện con em mình
trong việc rèn luyện chữ viết, rèn chính tả.
Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân mơn chính tả
tơi đã áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp. Mặc dù vấn đề tôi đưa ra chưa phải là
tối ưu nhưng phần nào nó đó giúp tơi tìm ra phương pháp dạy học tốt hơn cho bản
thân. Nếu tích cực thực hiện tơi tin rằng vấn đề tôi đưa ra sẽ đạt kết quả cao hơn.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của ban giám khảo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đông Triều, ngày 16 tháng 3 năm 2015
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Thúy
25



×