Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ vốn đầu tư CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.68 KB, 55 trang )

1



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



TRẦN VIẾT NGUYÊN



NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.01.15



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ






HUẾ - 2015



2




Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế


Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Mai Văn Xuân


Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Huế
tại: Hội trường Đại học kinh tế, Đại học Huế -Số 100 Phùng Hưng, TP. Huế
Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2015



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia;
- Cổng thông tin điện tử – Đại học Huế;
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.














1



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài
Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi trường và
những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là các
nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác động trực tiếp, nặng nề của
thiên tai gồm cả Việt Nam.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
giải quyết việc làm, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh lương
thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số quốc
gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin,
các nước ở châu Phi… đã phải rất khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm.
Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây,
có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia thiếu lương

thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt là gạo và hải sản,
tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường ngày càng được chú
trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát
triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém,
chưa đáp ứng yêu cầu thời đại.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu
cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp một cách hiệu quả.
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực hiện, do
vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu trực tiếp có
nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh
giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, ở Việt Nam nghiên cứu
muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống,
chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu đến cuối năm 2013 như:
77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP(tổng sản phẩm quốc nội) của tỉnh, là
lĩnh vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống
người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5 tấn lạc,
455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu con gia cầm,
47.700 tấn thuỷ sản,…), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam Giang
– Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông (sông Hương,
2




sông Bồ, sông Ô Lâu,…), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho phép phát triển một
nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp và
nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cuộc sống người dân trên địa bàn, nhất là
người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông nghiệp giai
đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và giảm mạnh trong
giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp qua đào tạo nghề đến cuối
năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là 58,4%). Việc khơi thông các nguồn
lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của
tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính sống còn cho sự tồn tại và phát triển.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản cho phát triển kinh tế xã
hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải pháp
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu
chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Các nghiên cứu trực tiếp hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh
tế trên thế giới từ những năm 1990 đến nay (ở Việt Nam muộn hơn), nhưng nghiên cứu rời
rạc theo từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu hệ thống và toàn diện. Các nghiên cứu
kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội và môi trường xuất
hiện những năm gần đây sau một thời gian dài có báo cáo Brundland về phát triển bền vững
năm 1987, nhưng chưa nghiên cứu hệ thống, chỉ cung cấp một số chỉ tiêu liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mục tiêu cụ thể của luận án: Hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ
sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm rút ra về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp, xác định phương pháp nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng hiệu
quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Xác định nhu cầu vốn đầu tư,
quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và các giải
pháp tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, huy động, sử dụng và tổ chức quản lý
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung vào hệ thống
các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Nghiên cứu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1991 đến nay, trong đó theo ngành giai đoạn
3



1991-2013, theo nguồn vốn và theo địa phương một số huyện, thị xã đại diện từ Bắc vào
Nam, từ Đông sang Tây, theo 3 vùng sinh thái (ven biển đầm phá, vùng đồng bằng và vùng
miền núi) giai đoạn 2001-2013. Kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
về xã hội và môi trường, một số dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, các doanh nghiệp
nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
tỉnh Thừa Thiên Huế. Xác định nhu cầu vốn, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.
5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn đầu tư cho
phát triển nông nghiệp, bài học kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp.
Luận án xác định xu thế biến động GDP nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp dưới dạng hàm bậc hai (các nghiên cứu trước là hàm tuyến tính bậc nhất) nhằm
phân tích, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, theo ngành, theo
nguồn vốn, theo địa phương, một số dự án đầu tư, các doanh nghiệp nông nghiệp. Trong đó
chỉ ra vốn đầu tư cho phát triển cho ngành thuỷ sản là hiệu quả nhất, nguồn vốn doanh
nghiệp và dân doanh hiệu quả nhất, huyện Phong Điền thuộc vùng ven biển và đầm phá là
hiệu quả nhất do khai thác tiềm năng thuỷ sản. Xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
Đồng thời, kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
với GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp và tổng năng suất các nhân tố trong nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có sự tương quan trong ngành nông, lâm
nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan do thiếu vốn và vốn không ổn định.
Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.













4





Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát
triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Kết quả
nghiên cứu, luận án chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp bao gồm:
Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so
với GDP nông nghiệp, ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) nông nghiệp, đóng góp nhân
tố vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng GDP nông nghiệp, sự phát triển
các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả về mặt xã hội: Năng suất lao động nông nghiệp, số
việc việc làm do vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, số lượng lao động nông nghiệp
được đào tạo, các sản phẩm thiết yếu cho xã hội.
Các chỉ tiêu kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi trường: Mức vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm phòng chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường,
nâng tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Các chỉ tiêu định tính tác động đến sự
phát triển xã hội, bảo vệ và gìn giữ tài nguyên và môi trường.
Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm:
Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, GDP, giá trị
sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chính sách vốn đầu tư cho
phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực,
khoa học công nghệ cho nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số lượng người
dân hưởng lợi và giá trị lợi ích mang lại cho xã hội, đặc điểm tự nhiên và điều kiện văn hoá
xã hội vùng nghiên cứu.
Kinh nghiệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thế giới cho thấy:
Tăng trưởng toàn cầu liên quan đến sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư
cao sẽ có tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Các quốc gia thành đạt, tốc độ tăng trưởng cao
thường đi đôi với hệ số ICOR thấp (thường không quá 3). Các nền kinh tế mới nổi trong

thời kỳ phát triển như Việt Nam hiện nay, ICOR thấp hơn nhiều so với Việt Nam. ICOR
phụ thuộc vào nhiều nhân tố (cơ cấu đầu tư, khoa học và công nghệ, chính sách, quản lý…),
ICOR ở các nước phát triển thường lớn, các nước chậm phát triển thấp, ICOR nông nghiệp
thấp hơn công nghiệp
Tăng trưởng TFP (tổng năng suất các nhân tố) nông nghiệp cao hơn nhiều vốn, lao
động và tác động lớn đến tăng trưởng GDP nền kinh tế. TFP nông nghiệp cao hơn phi nông
nghiệp, trong khi đóng góp vốn và lao động thấp hơn nhiều. Hội tụ TFP có thể ở cấp độ toàn
cầu, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực trong những khoảng thời gian khác nhau. Tăng
trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung đột. Phát triển nông nghiệp
đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, tất cả các cấp độ phát triển, tiến bộ kỹ
thuật nông nghiệp nhanh hơn lĩnh vực khác.
5



Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp Việt Nam, luận án đã chỉ ra chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp cả nước, các tỉnh, thành phố, trong đó chỉ ra chưa có kế hoạch đầu tư trung và dài
hạn, dẫn đến thiếu chiến lược, không ổn định trong hoạch định, thực thi chính sách cũng
như tổ chức quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, điều kiện hạ tầng, nguồn nhân
lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn thiếu và yếu nhiều, dẫn đến thu hút đầu tư
cho phát triển nông nghiệp đạt thấp, chính sách thu hút và ưu đãi vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp không khả thi. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam chưa
hợp lý, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm chủ yếu, ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ, tốc độ tăng
trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thấp.
Nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa
Thiên Huế chiếm chủ yếu trong nguồn vốn nông nghiệp nhà nước của tỉnh, lại phải tuân thủ
trực tiếp từ chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Trung ương, các kết quả, kinh
nghiệm rút ra về chính sách vốn và quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu và những vấn đề chưa được làm sáng tỏ
về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhiệm vụ luận án là:
- Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách toàn diện
theo ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu toàn diện theo ngành, theo nguồn
vốn, theo địa phương, lãnh thổ, theo dự án, doanh nghiệp nông nghiệp. Nghiên cứu chuyên
sâu các ngành trong nông nghiệp.
- Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập khung phân
tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Kiểm chứng mối tương quan giữa vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp với các yếu tố khác trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
Thừa Thiên Huế. Xem xét mô hình xu thế biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp làm cơ sở xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
- Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu
quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.










6




Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng để phát triển nông
nghiệp toàn diện nhưng địa hình dốc, hẹp, chia cắt giữa các vùng trong tỉnh, khó khăn trong
cơ giới hoá nông nghiệp, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, biến đổi khí
hậu tăng chi phí và nhu cầu đầu tư, làm giảm thời gian hoạt động và hiệu quả vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp. Thừa Thiên Huế có hệ thống giáo dục đào tạo với nhiều trường
đại học, cơ sở nghiên cứu, người dân cần cù, chịu khó, hiếu học tạo nguồn nhân lực cũng
như tiềm năng khoa học công nghệ cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế tăng trưởng khá cao là tiền đề đẩy mạnh đầu tư cho
phát triển nông nghiệp nhưng quy mô, chất lượng, trình độ phát triển còn thấp, cơ cấu ngành
nghề chưa hợp lý, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, hạ tầng trong nông nghiệp yếu và
thiếu cùng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đang cản trở hạn chế sự phát triển, làm giảm
hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có chính sách chung về vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp, chưa có kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trung hạn, chính sách ưu
đãi và hỗ trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp không khả thi do chưa tương thích với điều
kiện cơ sở hạ tầng, nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp…quá trình thực hiện
các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp là một quá trình dài, hồ sơ thủ tục phức tạp. Các
định hướng, quy hoạch khá đầy đủ và toàn diện từ bao quát chung đến các ngành trong nông
nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho huy động, sử dụng vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Vấn đề tiếp theo là hoàn thiện dần
và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp mới:
Tiếp cận theo mục tiêu, phương pháp phân tích đánh giá dựa vào kết quả các chỉ tiêu hiệu
quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời đã thiết lập khung phân tích hiệu quả
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp
thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo
a) Các phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích chung: Phân tổ là phương pháp
chính để tổng hợp, Các phương pháp phân tích, so sánh, bản đồ, biểu đồ, đồ thị, mô hình
toán. Sử dụng các kiểm định, ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức),
phương pháp chuyên gia, quan sát, phân tích, đánh giá dựa vào kết quả.
b) Một số phương pháp cụ thể: Phương pháp tính toán vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp, xác định các khoản mục, phân ngành vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và tính
toán hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu đại
diện theo địa phương, vùng sinh thái, lãnh thổ, chủ thể, phương pháp dự báo nhu cầu vốn
7



đầu tư cho phát triển nông nghiệp và phương pháp tiếp cận nghiên cứu theo mục tiêu,
phương pháp đánh giá dựa vào kết quả.
2.3. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Khung phân tích bao gồm nội dung phân tích, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các nhân
tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, các phương pháp nghiên cứu.
Trong đó, trên cơ sở các nội dung, chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đánh giá hiệu
quả, xác định nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu.
































Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Môi trường bên
ngoài
(Chính trị, kinh
tế, đầu tư, tài

chính, KHCN )

Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, phân
tích, đánh giá, mô hình toán và dự báo, phân
tích, đánh giá dựa vào kết quả, tiếp cận theo
mục tiêu
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp về kinh tế, xã hội, môi trường, theo
ngành, địa phương-vùng sinh thái, theo
nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp, kết
quả và hiệu quả một số dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp
Chỉ tiêu đánh giá
- Về kinh tế: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp trên GDP nông nghiệp, ICOR
nông nghiệp, tỷ phần đóng góp vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp theo mô hình
Solow
- Về xã hội: Lao động, năng suất lao động,
việc làm và thu nhập, sản phẩm thiết yếu
- Về môi trường: diện tích rừng trồng mới,
tỷ lệ che phủ rừng, vốn cho môi trường, hạ
tầng nông nghiệp phòng chống thiên tai, bảo
tồn gen, đa dạng sinh học
GDP nông nghiệp
(Quy mô, cơ cấu,
tăng trưởng)

Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp
Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông
nghiệp, nhóm giải pháp huy động và sử dụng
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhóm
giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Lao động nông
nghiệp (Quy mô, cơ
cấu, tăng trưởng,
chất lượng)

Đặc điểm tự
nhiên (Khí hậu,
thời tiết, vị trí địa
lý, địa hình, thổ
nhưỡng,…)

Điều kiện kinh
tế - xã hội
Dân số, văn hoá,
giáo dục, GDP,
các nguồn lực
kinh tế (vốn, lao
động, hạ tầng kỹ
thuật, TN, CS
kinh tế,…)


Chủ thể quản lý
vốn đầu tư cho
phát triển nông
nghiệp (Nhà
nước, người dân,
doanh nghiệp,
các chính phủ, tổ
chức, doanh
nghiệp nước
ngoài)

Khoa học công
nghệ trong nông
nghiệp

Tài nguyên nông
nghiệp (Đất, nước,
rừng, biển, sông, hồ,
động, thực vật)

Chính sách vốn
đầu tư cho nông
nghiệp (Hoạch định
và Thực thi )

Vốn đầu tư cho
phát triển nông
nghiệp (Quy mô, cơ
cấu, tăng trưởng)

theo ngành, nguồn
vốn, địa phương

Định hướng, quy
hoạch phát triển
nông nghiệp

8



Chương 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa
Thiên Huế
3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế
Giá trị vốn đầu tư cho phát triển tăng qua các giai đoạn nhưng quy mô còn nhỏ. Vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp có tăng trong cơ cấu chung nhưng chỉ chiếm 12,4% thời
kỳ 1991-2013, vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản chỉ chiếm 9,2% trong nông nghiệp.
Tỷ trọng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần (còn 11,3% năm 2014) đúng với
chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tuy nhiên lao động nông nghiệp còn lớn (32,8%
2013), mức đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vai trò và vị trí của nó.
Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thay đổi lớn qua các giai
đoạn, một trong những nguyên nhân là quy mô vốn nhỏ. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản
giảm mạnh giai đoạn 1991-1995 và 2006-2010, chưa đúng vai trò ngành mũi nhọn. Nhìn
chung, vốn đầu tư cho phát triển tăng, giảm theo xu hướng chung nền kinh tế, nhưng mức
độ khác nhau giữa các lĩnh vực, các ngành tuỳ theo mức độ quan tâm ưu tiên đầu tư.
3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế
Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn ngân sách nhà nước

(NSNN) chiếm tỷ trọng lớn nhất (64,04%), cùng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
(15,6%) đã chiếm chủ yếu cả thời kỳ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 100%
thực hiện trong 3 năm 2002-2004, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đầu tư khá
lớn trong một số năm, các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Tương tự lĩnh vực nông
nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp, nguồn vốn NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất (70,6%),
cùng với ODA (16,4%) đã chiếm chủ yếu, vốn TPCP được đầu tư khá lớn trong một số
năm, các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng thấp.
Ngành thuỷ sản, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm lớn nhất (29,7%) và ODA
chiếm khá lớn (8,5%). Sự khác biệt với ngành nông lâm nghiệp là nguồn vốn người dân và
doanh nghiệp đầu tư khá lớn (23,9%), là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển thuỷ sản cao hơn các ngành khác trong nông nghiệp. Từ năm 2012, đã có nguồn FDI
lớn đầu tư vào ngành thuỷ sản trên địa bàn huyện Phong Điền, dẫn đến nguồn vốn FDI tăng
mạnh chiếm 15,6%, bước đầu cho thấy những nỗi trội về công nghệ, quản lý, xử lý môi
trường và năng suất, chất lượng cao hơn nhiều.
3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế
a) Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ngành
Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển các ngành trong nông nghiệp chưa hợp lý. Vốn đầu
tư cho phát triển thủy lợi lớn, chiếm tỷ trọng cao (42,1% giai đoạn 2001-2005 và 63,5% giai
đoạn 2006-2010), ngành nông nghiệp chiếm 37,6% giai đoạn 2001-2005, 26,3% 2006-2010,
trong khi ngành thủy sản thấp và giảm rõ rệt (18,3% giai đoạn 2001-2005 và 6,1% 2006-
2010), ngành lâm nghiệp thấp (2% giai đoạn 2001-2005 và 4,3% 2006-2010).
9



Điều này là chủ trương thực hiện kiên cố hóa kênh mương và đầu tư cho các công
trình đê, kè sông, biển theo các chương trình của tỉnh và Trung ương, đặc biệt là đầu tư xây
dựng hồ Truồi, hồ Tả Trạch, hồ Thuỷ Yên-Thuỷ Cam, hồ Châu Sơn, hồ Hoà Mỹ, đập Thảo
Long…là những công trình lớn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, thoát lũ,
điều hòa nước ngọt, phòng chống lụt, bão, nước biển dâng, phục vụ tưới, tiêu, kết hợp cung

cấp nước sinh hoạt, góp phần ổn định sản xuất và đời sống dân cư. Chương trình phát triển
thủy sản được xem là thế mạnh của tỉnh nhưng mức độ đầu tư còn khiêm tốn.
b) Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo huyện, thị xã, thành phố Huế
Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của các huyện, thị xã, thành phố Huế
thay đổi lớn trong thời kỳ 2001-2013, những năm đầu các huyện Phong Điền, Phú Vang,
Phú Lộc và A Lưới lớn về sau đặc biệt từ năm 2006, thị xã Hương Thuỷ chiếm chủ yếu.
Ngành nông nghiệp huyện Phong Điền và A Lưới chiếm tỷ trọng chủ yếu những năm đầu
nhưng có xu hướng giảm mạnh dần đều, trong khi của các huyện Phú Lộc, Phú Vang,
Hương Trà và Quảng Điền tăng mạnh những năm cuối lên xấp xỉ Phong Điền và A Lưới.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp tương đối đồng đều giữa các địa
phương, trong đó huyện Phú Lộc cao nhất, huyện miền núi Nam Đông thấp nhất. Tỷ trọng
vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản huyện Phú Vang đạt mức cao, cách biệt so với các địa
phương khác, các huyện Phú Lộc, Quảng Điền tương đối lớn, các địa phương còn lại thấp
đúng với tiềm năng, riêng huyện Phong Điền thấp so với tiềm năng. Tỷ trọng vốn đầu tư
cho phát triển thuỷ lợi thị xã Hương Thuỷ chiếm chủ yếu (54,62% cả giai đoạn), đặc biệt là
từ năm 2006 trở về sau, trong khi giai đoạn đầu của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong
Điền chiếm tỷ trọng lớn.
3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh
a) Hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế
Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so GDP nông nghiệp
Tỷ lệ vốn Đầu tư cho phát triển so GDP nông nghiệp thời kỳ 1991-2013 đạt mức rất
thấp (8,9%) so tỷ lệ chung (50,1%). Của ngành thủy sản rất thấp so với các ngành khác giai
đoạn 1991-2000 nhưng tăng mạnh giai đoạn 2001-2013 (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so GDP (theo giá cố định 1994)
tỉnh Thừa Thiên Huế 1991-2013 (%)
Chỉ tiêu
1991-
1995
1996-

2000
2001-
2005
2006-
2010
2011-
2013
1991-
2000
2001-
2010
1991-
2013
Tổng nền kinh tế
24,0
40,6
65,0
57,0
44,8
33,8
60,0
50,1
Công nghiệp
54,9
52,1
29,5
38,8
23,5
53,1
35,8

34,3
Dịch vụ
18,7
46,4
107,3
75,6
62,9
35,5
87,3
69,1
Tổng nông nghiệp
7,9
7,8
12,4
8,1
7,5
7,9
10,1
8,9
Nhóm nông lâm nghiệp
8,6
7,6
8,0
6,4
5,3
8,1
7,2
7,3
Thuỷ sản
2,3

8,9
26,2
12,3
12,6
6,6
18,1
14,4
Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế
10



Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 1991-2013, một đồng GDP được tạo ra được
sử dụng một lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,09 đồng), thấp hơn nhiều cả
nền kinh tế và các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ICOR
ICOR Thừa Thiên Huế thấp hơn bình quân cả nước nhưng tăng mạnh. ICOR nông
nghiệp giảm dần so ICOR chung của tỉnh cả thời kỳ, ICOR thuỷ sản rất thấp so ICOR chung
và nông nghiệp, nhưng tăng mạnh 2006-2010 và giảm lại trong 2011-2013 (bảng 3.6).
Bảng số 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013
(Giá cố định năm 1994, dấu - :chỉ giá trị ICOR âm)
Chỉ tiêu
1991-
1995
1996-
2000
2001-
2005
2006-
2010

2011-
2013
1991-
2000
2001-
2010
1991-
2013
ICOR chung
2,7
6,5
6,8
4,7
5,1
4,5
5,5
5,5
ICOR công nghiệp
3,8
5,4
2
2,5
3,0
4,5
2,3
2,7
ICOR dịch vụ
1,5
6,5
13

6,1
5,4
3,7
8,5
6,8
ICOR tổng nông nghiệp
5,1
4,9
2,9
3,7
4,8
5,0
3,1
3,8
ICOR nông lâm
-
-
4,4
2,9
-
-
3,6
8,3
ICOR thuỷ sản
0,1
0,8
2,1
5,6
2,3
0,5

2,5
1,5
Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế
Chỉ số này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư nông nghiệp cao hơn bình quân chung tỉnh
Thừa Thiên Huế và nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt ngành thủy sản đạt mức cao nhất,
ngành thủy sản thiếu nhiều vốn.
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua chỉ số đóng góp của các
nhân tố vào tăng trưởng GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Đóng góp của vốn đầu tư cho phát triển vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005
chiếm chủ yếu dẫn đến TFP âm, nhưng giảm mạnh giai đoạn 2006-2013 trong khi đóng góp
lao động thấp nên TFP khá lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cho phát triển thấp
trong giai đoạn 2001-2005 nhưng tăng mạnh trong 2016-2013 (bảng 3.7, trang 11).
Trong giai đoạn 2001-2013, tăng trưởng GDP nông nghiệp chủ yếu do đóng góp của
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp âm cả thời kỳ, dẫn đến TFP
nông nghiệp đạt mức cao, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả, điều này là
chủ yếu ngành thuỷ sản, ở nhóm ngành nông lâm không hiệu quả. Nhìn chung, đóng góp
các yếu tố của các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định (bảng 3.7).
Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 2001-2013, một % tăng trưởng GDP nông
nghiệp được tạo ra do vốn đầu tư trong nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu hướng phát
triển nông nghiệp, đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho phát triển nông nghiệp giảm
dần, thay vào đó là sự tăng lên của khoa học công nghệ, và quản lý, chất lượng lao động.
Kiểm chứng mối tương quan tăng trưởng GDP, vốn đầu tư cho phát triển, lao động
của tổng thể nền kinh tế, các ngành nông nghiệp theo mô hình Cobb-Douglas và mô hình
Solow bằng phương pháp Least Squares, kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-
Godfrey Serial Correlation LM, kết quả cho thấy tổng thể nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp,
nhóm ngành nông lâm hội tụ do R
2
, p-value đạt mức thấp, các kiểm định Durbin-Watson và
11




kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM là phù hợp, riêng thuỷ sản không hội tụ
do p-value đạt mức cao. Tương tự khi kiểm chứng bình quân lao động kết quả cho thấy R
2

đạt mức cao, p-value đạt ở mức thấp, tức là có mối tương quan, hội tụ ở mức cao. Điều này
phù hợp với nhiều nước, địa phương trên thế giới.
Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2001-2013 (%)
TT
Chỉ tiêu
2001-
2005
2006-
2010
2001-
2010
2011-
2013
2001-
2013
1
Tăng trưởng GDP chung
9,6
11,6
10,8
8,8
10,4


Công nghiệp
15,0
14,3
15,3
7,7
13,5

Dịch vụ
8,2
12,4
10,3
11,6
10,6

Tổng nông nghiệp
4,2
1,9
3,2
1,6
2,8

Nhóm nông lâm nghiệp
1,8
1,8
2,0
-0,1
1,5

Thuỷ sản
12,4

2,3
7,2
5,5
6,8
2
Đóng góp vốn ĐT cho PT chung
9,2
1,9
6,9
1,5
5,2

Công nghiệp
2,4
1,6
4,9
-1,7
2,6

Dịch vụ
16,1
1,5
8,8
5,0
7,5

Tổng nông nghiệp
6,5
4,0
6,3

2,1
0,9

Nhóm nông lâm nghiệp
6,8
6,7
8,0
2,3
0,6

Thuỷ sản
5,8
-0,9
1,4
1,9
1,6
3
Đóng góp lao động chung
2,3
1,1
0,9
1,2
1,0

Công nghiệp
2,5
1,2
2,9
3,1
3,0


Dịch vụ
4,3
1,9
0,6
1,5
1,0

Tổng nông nghiệp
-0,2
-0,3
-0,4
-1,3
-5,5

Nhóm nông lâm nghiệp
-1,4
-0,7
-0,1
-1,6
3,4

Thuỷ sản
9,3
0,4
4,1
-1,1
-7,4
4
Đóng góp TFP chung

-2,0
8,7
3,0
6,1
4,1

Công nghiệp
10,1
11,5
7,5
6,4
7,9

Dịch vụ
-12,2
8,9
0,9
5,1
2,1

Tổng nông nghiệp
-2,1
-1,8
-2,7
0,8
7,5

Nhóm nông lâm nghiệp
-3,6
-4,2

-5,3
-0,8
-2,5

Thuỷ sản
-2,7
2,8
1,6
3,7
12,6
Nguồn: Tính toán từ số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư và Niên giám thống kê hàng năm của Cục
Thống kê Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013
Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân lao động là do đóng góp của
tăng số lượng vốn bình quân lao động và giảm số lượng lao động, ngoại trừ ngành thuỷ sản
tăng trưởng GDP bình quân lao động do đóng góp tăng của vốn bình quân lao động và số
lượng lao động.
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chủ yếu dùng để xây dựng các
công trình, mua sắm trang thiết bị cho nông nghiệp đã đưa một lượng vốn cho công nghiệp
12



và dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ (toàn bộ giá trị
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp sau khi đầu tư chuyển dịch vào giá trị công nghiệp và
dịch vụ). Việc đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp chủ yếu nằm ở vùng nông thôn, miền
núi, hải đảo, do vậy góp phần chuyển dịch sự phát triển ở các vùng khó khăn, phát triển kinh
tế nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
b) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với phát triển xã hội
Tạo việc làm, tăng năng suất và đào tạo lao động

Năng suất lao động nông nghiệp đạt mức thấp, bình quân 3.892 nghìn đồng bình
quân giai đoạn 2011-2013, năng suất lao động bị giảm từ năm 2006 về sau. Năng suất lao
động nhóm ngành nông lâm không tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 và giảm trong 2011-
2013. Ngành thủy sản tăng rất cao giai đoạn 2001-2005 nhưng tăng thấp giai đoạn 2006-
2010, phù hợp với mức độ vốn đầu tư cho phát triển thủy sản. Số việc làm được tạo ra từ
vốn đầu tư cho phát triển các ngành nông và lâm nghiệp rất lớn, ngành thuỷ sản thấp, trái
ngược với số lao động nông lâm giảm, lao động ngành thuỷ sản tăng, cần điều chỉnh tăng
vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản nhiều hơn các ngành nông, lâm nghiệp
Thu nhập bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp giảm từ 21 triệu đồng năm
2005 xuống 13 triệu đồng năm 2008 sau đó tăng lên 19 triệu đồng năm 2010, trong khi các
doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng tăng dần. Thu nhập bình quân hàng
năm người lao động ngành nông nghiệp giảm từ 22 triệu đồng năm 2005 xuống còn 14 triệu
đồng năm 2010, doanh nghiệp lâm nghiệp đạt 37 triệu đồng năm 2005 giảm đột ngột xuống
còn 19 triệu đồng và tăng dần lên 38 triệu đồng năm 2010. Thu nhập bình quân người lao
động thủy sản tăng nhanh từ 6 triệu đồng 2005 lên 29 triệu đồng 2010.
Tỉnh đã huy động và lồng ghép nhiều nguồn lực cho chương trình xoá đói giảm nghèo
(Vốn huy động 5 năm đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 2,76 lần kế hoạch); nâng cao năng lực cán bộ,
thực hiện khuyến nông, xây dựng mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi có năng suất và
hiệu quả cao, cho hộ nghèo vay vốn (170.500 lượt hộ vay), dạy nghề con em hộ nghèo.
Trong giai đoạn 2006-2012, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho đào tạo
nghề lao động nông thôn và người nghèo là 115 tỷ đồng nhằm đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị, hoạt động đào tạo nghề và trong giai đoạn 2006-2011, đã đào tạo nghề cho 13.388
người lao động. Đầu tư xây dựng và hỗ trợ đào tạo 01 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung
cấp và 12 trung tâm, cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoa học
công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tạo sản phẩm thiết yếu cho xã hội
Sản lượng, năng suất các cây lương thực tăng nhanh, tương đối ổn định qua các năm
từ năm 1995 đến năm 2013, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội. Diện tích, sản lượng các cây công nghiệp tăng nhanh trong cả
thời kỳ 1995-2013, nhưng diện tích cây lạc, sản lượng cà phê giảm, sản lượng lạc tăng chậm

trong 2006-2013. Diện tích cây ăn quả năm 2005 tăng 1.579 ha, trong đó bưởi, thanh trà
tăng 742 ha so với năm 2000.
Số lượng trâu, bò giảm dần từ năm 1995 đến 2001, sau đó tăng dần đến 2008 và giảm
dần, tốc độ giảm 1996-2000 đàn trâu là 3%, đàn bò 3,2%, 2001-2005 đàn trâu tăng 0,1%,
13



đàn bò tăng 0,6%, 2006-2010 đàn trâu giảm 3,2%, đàn bò tăng 0,8%. Số lượng lợn tăng
trong 1996-2005, đặc biệt tăng nhanh trong 2001-2005 và giảm 2006-2010 (giảm bình quân
hàng năm 1%) và tăng trở lại 2011-2013. Số lượng gia cầm tăng cả trong 1996-2013 đặc
biệt nhanh trong 1996-2000 và 2006-2013. Diện tích, sản lượng thuỷ sản tăng cả thời kỳ
1995-2013, nhất là nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích và sản lượng nuôi tôm tăng nhanh trong
1995-2005 và chững lại 2006-2010, năng suất nuôi tôm tăng nhanh thời kỳ 1995-2013.
c) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đối với môi trường
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư cho các công trình đê, kè sông, biển, trồng
và bảo vệ rừng, theo các chương trình của tỉnh và Trung ương là những công trình lớn phát
triển kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống lụt, bão, nước biển dâng,
phục vụ tưới, tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững. Với mức đầu tư
vốn cho thuỷ lợi là 633 tỷ đồng giai đoạn 2001-2005 và 2.783 tỷ đồng 2006-2010 so với
năng lực tưới tiêu tăng thêm, ở góc độ kinh tế chưa hiệu quả nhưng quan trọng trong duy trì,
nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội.
Diện tích trồng rừng tập trung và khoanh nuôi tái sinh được đầu tư, duy trì khá đều
qua các năm, do vậy, diện tích đất có rừng che phủ tăng từ 187,5 ngàn ha năm 1995 lên
286,9 ngàn ha năm 2013; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,1% năm 1995 lên 57% năm 2013.
3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính, gồm 7 huyện, 2 thị xã và thành phố
Huế, địa hình chia thành 3 vùng sinh thái rõ rệt, đó là vùng ven biển và đầm phá gồm 4
huyện: Phong Điền – Quảng Điền – Phú Vang và Phú Lộc, vùng đồng bằng gồm: thị xã
Hương Trà - thị xã Hương Thuỷ - thành phố Huế và vùng miền núi gồm 2 huyện: Nam

Đông và A Lưới. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa
phương và vùng sinh thái, tác giả lựa chọn 3 địa phương đại diện là: huyện Phong Điền (ở
Đông Bắc, nằm ven biển và đầm phá của tỉnh), thị xã Hương Thuỷ (miền Trung, vùng đồng
bằng của tỉnh) và huyện A Lưới (ở Tây Nam, khu vực miền núi của tỉnh).
Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với giá trị sản lượng ngành nông nghiệp Phong
Điền và Hương Thuỷ thấp hơn huyện miền núi A Lưới, nhưng vẫn tăng trưởng giá trị sản
lượng nông nghiệp khá đều đặn dẫn đến ICOR nông nghiệp thấp hơn nhiều, hiệu quả vốn
cao hơn nhiều A Lưới, tuy nhiên giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng của Phong Điền và
Hương Thủy đều bị âm, A Lưới tăng trưởng khá cao trái ngược với các giai đoạn trước đó.
Phù hợp với tình hình chung toàn tỉnh và những phân tích các phần trên, hiệu quả
vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản theo ICOR huyện Phong Điền và thị xã Hương Thuỷ khá
cao, A Lưới thấp. Nhóm ngành nông lâm nghiệp Phong Điền, Hương Thủy hiệu quả vốn
đầu tư khá cao, A Lưới rất thấp. Tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp Phong Điền cao
hơn nhiều Hương Thuỷ và A Lưới, trong đó đóng góp TFP nông nghiệp Phong Điền tuy
không cao, nhưng đều trong cả thời kỳ 2001-2013, trong khi của Hương Thuỷ âm trong
2006-2010, rất thấp giai đoạn 2011-2013 (chủ yếu do đóng góp của TFP thuỷ sản, của nhóm
ngành nông lâm nghiệp rất thấp 2001-2005 và âm trong 2006-2010) và của A Lưới âm trong
2001-2005 và khá cao 2006-2013 (bảng 3.11).
14



Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng giá trị sản
lượng nông nghiệp theo địa phương, vùng sinh thái bình quân hàng năm các giai đoạn
thời kỳ 2001-2013
Chỉ tiêu và địa
phương
Tăng trưởng giá trị
sản lượng nông nghiệp (%)
Đóng góp vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp (%)
2001-
2005
2006-
2010
2001-
2010
2011-
2013
2001-
2005
2006-
2010
2001-
2010
2011-
2013
Phong Điền
6,6
8,9
7,0
-5,7
-1,0
-1,1
-1,3
18,9
Hương Thuỷ
2,3
3,6
2,1

-3,1
2,3
-4,6
0,6
-4,3
Thuỷ sản
32,8
8,6
22,2

1,7
-8,2
5,2

Nông lâm nghiệp
1,4
3,2
1,3

2,4
-3,9
0,3

A Lưới
3,0
3,2
3,4
4,7
13,3
-15,3

-1,8
-13,5
Đóng góp lao động nông nghiệp
Đóng góp TFP nông nghiệp
Phong Điền
-0,2
0,1
0,0
na
7,8
9,9
8,3
na
Hương Thuỷ
0,3
0,6
1,0
-0,4
7,5
0,6
Thuỷ sản
32,8
8,6
22,2
21,6
21,2
18,7
Nông lâm nghiệp
0,4
0,5

1,0
-1,4
6,5
0,0
A Lưới
-0,2
-1,5
-1,8
-10,1
19,9
6,9
Nguồn: Tính từ dữ liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thống kê Phong Điền, A Lưới, Hương Thuỷ
Riêng từ năm 2011 đến nay, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp A Lưới
có nhiều cải thiện rõ rệt, tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp cao hơn các giai đoạn
trước, ICOR giảm mạnh, trái ngược với Phong Điền và Hương Thuỷ giá trị sản lượng giảm
dẫn đến ICOR âm, đây là điều đặc biệt cần được quan tâm.
Nhìn chung, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển của từng huyện phù hợp với hiệu quả
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp toàn tỉnh, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành
thuỷ sản đạt mức cao, nhóm ngành nông lâm thấp hơn. Mặc dù vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp Phong Điền tăng trưởng thấp hơn, nhưng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp cao hơn Hương Thuỷ và A Lưới phù hợp với tiềm năng phát triển thuỷ sản của
huyện ven biển và đầm phá, và sự chia cắt, địa hình bất lợi của huyện miền núi, những tiềm
năng phát triển lâm nghiệp của huyện miền núi chưa được khai thác hiệu quả, các địa
phương đồng bằng với diện tích nông nghiệp dần bị thu hẹp nhưng vẫn chưa phát triển tốt
nông nghiệp công nghệ cao, năng suất, chất lượng cao.
3.2.3. Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một số dự án, chương trình
Thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1999-2009, đã huy động
374.876 triệu đồng (Trung ương 125.980 triệu đồng, địa phương 72.995 triệu đồng, viện trợ
54.300 triệu đồng, doanh nghiệp và dân 78.334 triệu đồng, tín dụng 43.267 triệu đồng).
Diện tích đưa vào quản lý bảo vệ rừng 330.625 lượt ha, trồng 42.138 ha, khoanh nuôi tái

sinh 81.360,75 lượt ha với hơn 12.183 hộ tham gia nhận khoán góp phần tạo việc làm, xoá
đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân vùng dự án.
Chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng lên, cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, vừa
có tác dụng phòng hộ, vừa tăng thu nhập cho hộ dân, tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản
15



trái phép, số vụ cháy rừng giảm rõ rệt. Với sự đổi mới công tác giống và biện pháp thâm
canh năng suất từ 50-70m
3
/ha/chu kỳ (thu nhập từ 20-30 triệu/ha) lên 150-180m
3
/ha/chu kỳ
(thu nhập 60-70triệu/ha) giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu từ rừng. Sản lượng gỗ
khai thác hàng năm trên 160 nghìn m
3
; tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng được bảo tồn năm 2010
đạt 60,8%, 2011 đạt 61,6%. Tuy nhiên, các trang thiết bị chưa đầy đủ.
Công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng thay thế dần gỗ rừng tự nhiên phát triển, kết hợp
cả quy mô lớn, vừa và nhỏ. Nhu cầu tiêu thụ gỗ và nguyên liệu từ rừng trồng ngày càng tăng
của các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…qua các đơn vị xuất nhập
khẩu, cùng với các nhà máy chế biến nguyên liệu giảm thiểu tình trạng ép giá thu mua. Giai
đoạn 2004-2009 chế biến 963 ngàn tấn dăm gỗ, 126 ngàn m
3
cửa xẻ gỗ, 22 ngàn m
3
mộc
dân dụng, 67 ngàn tủ gỗ, 114 ngàn bàn gỗ, 934 ngàn ghế gỗ, 3 ngàn giường, tủ.
Thực hiện dự án góp phần to lớn bảo vệ môi trường, giảm thiểu ảnh hưởng biến đổi

khí hậu, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, hạn chế sạt lỡ ven biển, điều hòa và giữ nguồn
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng, kiểm soát các
đe doạ về đa dạng sinh học vùng dự án, tăng diện tích rừng trồng vùng phòng hộ ven biển
lên gần 5.000 ha. Độ che phủ rừng từ 43% năm 1999 lên 56,2% 2009.
Thực hiện kế hoạch về tài nguyên - môi trường và phát triển bền vững, công tác bảo
tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái đầm phá được chú trọng. Xây mới khu bảo tồn
thiên nhiên Phong Điền, Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung, khu bảo tồn Sao La,
thành lập mới 6 khu bảo vệ thủy sản. Thực hiện Dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học
tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” do ADB tài trợ; xúc tiến xây dựng khu bảo tồn đất ngập
nước cửa sông Ô Lâu Nâng diện tích các khu bảo tồn đạt 10,6% tổng diện tích đất.
Chương trình củng cố nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam tại tỉnh
Thừa Thiên Huế, có tổng chiều dài được phê duyệt là 181 km (trong đó có 174 cống), với
kinh phí 600 tỷ đồng. Từ năm 2006 đến nay đầu tư được 34 km đê (với 21 cống các loại)
với tổng mức đầu tư 148,4 tỷ đồng, trồng 2,8 km cây chắn sóng, loại cây chủ đạo là cây hóp,
tuy nhiên do không phù hợp với điều kiện thời tiết đến nay đa số cây hóp không phát triển; còn
lại 147 km đê trong đó còn 169 cống nhu cầu tiếp tục đầu tư cần khoảng 972,4 tỷ đồng.
Đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp đến năm 2015 (2009), kết quả thực hiện sau 5 năm đã tổ chức đào tạo và
giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 850 lao động, đầu tư 2 dự án xử lý nước thải giá
trị 8,2 tỷ đồng, 14 dự án về mô hình sản xuất, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật và hỗ trợ 32 tổ chức, cơ sở sản xuất nông nghiệp đào tạo nghề nông
nghiệp, nông thôn. Khôi phục, phát triển một số làng nghề truyền thống như đệm bàng Phò
Trạch, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, du nhập một số nghề mới như mây tre đan xuất khẩu, thêu
ren, cho 68 hộ gia đình vay vốn đổi mới máy móc thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, hỗ trợ xây
dựng nhà máy chế biến hạt giống lúa, hệ thống chuyển phân, thức ăn tự động.
Dự án tín dụng người nghèo đã cho 35 nghìn lượt hộ vay với tổng dư nợ lên 205 tỉ
đồng, Chương trình giải quyết việc làm có 100 dự án được vay với tổng vốn 11,14 tỉ đồng,
giải quyết việc làm cho 3.000 lao động. Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn đã tổ
chức hàng chục lớp tập huấn khuyến nông, lâm, ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình thâm
16




canh lúa nước, trồng lạc tại Nam Đông, A Lưới; dự án hỗ trợ sản xuất xã nghèo tiếp tục đầu
tư xây dựng và chăm sóc mô hình lập vườn cây ăn quả trên địa bàn 8 huyện; dự án đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đã tổ chức tập huấn cho 170 cán bộ
huyện, xã, phường năm 2002 không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 21,1% năm 2005.
Các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội đã giải quyết việc làm mới 12 nghìn lao
động/năm, tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn đạt 77% .
Chương trình kiên cố hoá kênh mương thực hiện 507 km kênh và 54 km đê bao, nâng
diện tích được tưới lên 85% đồng thời giải quyết thoát lũ, ngăn mặn, góp phần ổn định sản
xuất và đời sống dân cư, đến nay đã chủ động tưới cho 17.543 ha đạt 72,78% diện tích, và
tiêu cho 6.600 ha đạt 55%. Kết quả dung tích các hồ chứa khoảng 80 triệu m
3
…đảm bảo
năng lực tưới chủ động cho 45,6 nghìn ha (đạt 77,1% diện tích) và tiêu 13,8 nghìn ha (đạt
23,3%). Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi chủ yếu tập trung cho cây lúa, chưa đủ khả năng thực
hiện cho các cây trồng khác, nuôi trồng thuỷ sản và phòng chống thiên tai.
3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (trước thuế) của doanh nghiệp nông nghiệp thấp, thấp hơn
mức bình quân chung của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) trên vốn chủ sở
hữu doanh nghiệp nông nghiệp rất thấp, thấp hơn nhiều lãi suất cho vay của ngân hàng, sau
khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ, lợi nhuận được chia của chủ sở
hữu vốn càng thấp nhiều hơn nữa. Cho thấy doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế còn
nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Tỷ phần đóng góp vốn đầu tư giai
đoạn 2006-2013 doanh nghiệp nông nghiệp thấp, riêng ngành lâm nghiệp cao (bảng 3.13).
Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2006-2013 (%)
Chỉ tiêu
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Đóng góp của vốn
21,7
43,2
47,4
33,7
15,3
11,4
33,8
5,8
Tổng DN nông nghiệp
26,3
-1,8
364,7
44,4
-27,6
1,6
24,6
-1,5
Ngành nông nghiệp
26,4
7,6
135,0
120,8

5,3
2,2
32,4
-2,8
Ngành lâm nghiệp
28,9
16,6
1.409,1
1,9
-80,6
25,1
-5,3
-9,9
Ngành thủy sản
21,1
-43,9
-3,5
7,6
376,5
-11,8
-29,2
28,0
Đóng góp của lao động
0,3
1,2
1,4
1,1
0,8
0,5
0,0

0,2
Doanh nghiệp nông nghiệp
2,0
0,1
14,3
-0,8
2,1
0,2
-1,0
-0,2
Ngành nông nghiệp
0,7
1,1
52,0
-0,7
0,4
-0,2
-1,2
0,2
Ngành lâm nghiệp
7,9
-0,9
0,4
-0,9
-2,1
8,7
0,3
-0,4
Ngành thủy sản
-7,6

0,0
-0,6
-5,3
68,8
-0,7
-1,2
-1,1
Đóng góp TFP chung
10,6
-15,1
-18,0
-17,1
12,0
31,0
-18,2
-4,0
Doanh nghiệp nông nghiệp
29,8
16,3
-106,2
-64,6
36,8
42,7
-25,8
12,5
Ngành nông nghiệp
33,1
47,7
58,9
-121,7

6,6
20,8
-33,8
13,1
Ngành lâm nghiệp
49,6
-37,8
-1.031
-44,3
24,2
91,7
11,6
19,1
Ngành thủy sản
-50,2
105,6
-14,3
10,9
458,8
73,5
22,4
-13,6
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê
17



Cho thấy doanh nghiệp lâm nghiệp được đầu tư nhiều vốn, doanh nghiệp ngành nông
nghiệp và thủy sản thiếu vốn. Đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng của các doanh
nghiệp nông nghiệp thấp. Điều này cần được xem xét điều chỉnh hợp lý vừa nâng cao trình

độ tay nghề người lao động, vừa trả thu nhập thích đáng cho người lao động cũng đồng thời
xem xét việc đầu tư vốn đúng mức theo nhu cầu cho các doanh nghiệp nông nghiệp. Đóng
góp yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng giai đoạn 2006-2013 doanh nghiệp nông
nghiệp rất lớn nhưng một số năm bị âm (bảng 3.13).
3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn nhà nước (ngân
sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi, ODA)
Theo quy định của luật ngân sách nhà nước và thực tế triển khai, nguồn vốn ngân
sách nhà nước đầu tư cho dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, phục vụ công
cộng, các thành phần khác không tham gia. Các công trình chủ yếu đầu tư hạ tầng nông
nghiệp như kiên cố hoá kênh mương, đê kè, sông biển, hồ chứa, trồng, bảo vệ rừng, phát
triển khu bảo tồn thiên nhiên duyên hải miền Trung, Phong Điền, vườn quốc gia Bạch Mã,
không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhưng quan trọng trong bảo vệ tài nguyên môi
trường, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, sạt lở, tạo việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học.
Vốn tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ người dân thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ,
nhưng ảnh hưởng nặng nề thiên tai năm 1999, làm nhiều người dân mất trắng, không có khả
năng trả nợ, Nhà nước phải thực hiện miễn, giảm nợ. Từ đó nguồn vốn này tập trung hỗ trợ
chương trình kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng
nuôi trồng thuỷ sản. Dù không có hiệu quả kinh tế trực tiếp cho chủ đầu tư, nhưng là hạ tầng
chung phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người dân nâng cao năng lực sản xuất lâu dài.
Các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài tập trung đầu tư vào các chương trình, dự án
giảm nghèo, phòng chống thiên tai, không có hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhưng quan trọng
về xã hội như xoá đói, giảm nghèo, nâng cao năng lực người dân trong phát triển kinh tế-xã
hội, phòng chống thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu.
Nhìn chung, nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư cho
phát triển nông nghiệp (86,1% 2001-2013), nhưng chủ yếu đầu tư cho phát triển hạ tầng,
phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên và môi trường, không mang lại hiệu quả kinh tế, là
nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế.
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn người dân và
doanh nghiệp

Nguồn vốn người dân và doanh nghiệp các ngành nông, lâm nghiệp rất thấp (2%),
chủ yếu ở ngành thuỷ sản (23,9% vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản và 53,2% nguồn vốn
người dân và doanh nghiệp trong nông nghiệp 2001-2013) nên hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển thuỷ sản cao hơn ngành nông và lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả vốn đầu tư cho
doanh nghiệp nông nghiệp vẫn thấp, doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều khó khăn.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực hiện trong 3 năm (2002-2004) do
không hiệu quả, doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động nhưng bắt đầu thu hút
vốn đầu tư lớn trở lại từ năm 2012 cho ngành thủy sản dẫn đến nguồn vốn FDI tăng mạnh
18



chiếm 15,6%, với những ưu thế vượt trội về công nghệ, quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường,
là tiềm năng hiệu quả cao.
Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế, nguồn vốn
của người dân và doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng vẫn thấp so các các
ngành ngoài nông nghiệp. Nguồn vốn nhà nước chỉ tập trung cho phát triển xã hội và môi
trường, lại chiếm tỷ trọng chủ yếu, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp về mặt kinh tế, cần quan tâm hơn về vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Nhà nước Trung ương và Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong ban hành chính sách vốn đầu
tư, quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế khá đầy đủ và toàn diện,
với nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, đạt kết quả quan trọng trong bảo vệ môi
trường như tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Bên cạnh đó, do tập trung phát
triển du lịch chưa quan tâm đúng mức phát triển kinh tế nông nghiệp, chỉ tiêu kế hoạch phát
triển nông nghiệp thấp, nguồn lực tỉnh hạn chế, lại tập trung vốn đầu tư cho hạ tầng thuỷ lợi,
bảo vệ môi trường, xã hội, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng.
Người dân và doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã

và doanh nghiệp nông nghiệp) trên địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế và nguồn lực, yếu
kém về quản lý, kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Do vậy, dù số lượng doanh nghiệp
nông nghiệp, trang trại tăng khá nhanh nhưng công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoạt động nông nghiệp quá phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên, xử lý ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát dịch bệnh yếu dẫn đến nhiều rủi ro
trong nông nghiệp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Các tổ chức nước ngoài đã hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhưng chủ
yếu phục vụ dân sinh, bảo vệ môi trường thông qua nguồn vốn ODA, chưa thu hút được vốn
đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp, đến năm 2012 mới có 01 nhà đầu tư thực hiện.
b) GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trưởng thấp, một số huyện, thị xã tăng
trưởng âm, đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, nguồn vốn bên
ngoài chiếm chủ yếu (hỗ trợ của Trung ương và nguồn ODA) lại tập trung chủ yếu cho hạ
tầng phục vụ công ích, dân sinh, môi trường (hệ thống hồ chứa, đê, kè ) dẫn đến hiệu quả
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa cao về mặt kinh tế nhưng có nhiều kết quả quan
trọng trong bảo vệ môi trường (tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh), an sinh xã hội.
d) Nguồn nhân lực nông nghiệp giảm dần, lao động tay nghề thấp là nguyên nhân
quan trọng làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác
đào tạo nghề trong thời gian gần đây đã được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo không
ngừng tăng nhanh, là tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp trong thời gian đến, vấn đề cần được chú trọng là thực hiện tốt công tác quản lý, sử
dụng lao động hiệu quả lao động sau đào tạo.
19



đ) Khoa học, công nghệ, quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã được tập
trung đầu tư, nhưng vẫn ở trình độ thấp so với các nước, đây là nguyên nhân chìa khoá ảnh
hưởng đến năng suất lao động, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp và lao động nông

nghiệp giảm làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
e) Tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số người dân hưởng lợi, lợi ích xã hội
Thừa Thiên Huế có hệ thống tài nguyên nông nghiệp phong phú, đa dạng để phát
triển nông nghiệp toàn diện, đặc biệt cho phát triển thuỷ sản, lâm nghiệp. Đất nông nghiệp
chiếm chủ yếu trong tổng diện tích đất của tỉnh nhưng địa hình dốc, manh mún (76.186 hộ
dưới 0,5 ha chiếm 73,5% tổng số hộ có sử dụng đất nông nghiệp) dẫn đến khó cơ giới hoá,
cần thực hiện tốt chính sách “dồn điền, đổi thửa“. Tài nguyên nông nghiệp chưa được khai
thác hiệu quả là nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp về mặt kinh tế. Tài nguyên rừng được chú trọng đầu tư, dẫn đến diện tích trồng rừng
mới hàng năm khá lớn, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh tăng hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp về môi trường. Với tỷ lệ người dân khu vực nông thôn và lực lượng lao
động nông nghiệp còn rất lớn, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội có ý
nghĩa lớn, tuy nhiên, đời sống người dân khu vực này còn khó khăn, cần được tập trung đầu
tư thực hiện trong thời gian đến.
g) Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có
nhiều ưu đãi thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhưng chưa có kế hoạch đầu tư
trung hạn, chưa có chính sách chung, chưa tương thích với điều kiện phát triển dẫn đến
không khả thi, chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp đề ra thấp dẫn đến thiếu đầu tư hợp
lý cho phát triển nông nghiệp.
h) Hệ thống định hướng và quy hoạch cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
khá toàn diện, đầy đủ từ định hướng, quy hoạch chung đến các ngành trong nông nghiệp và
các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như huy động,
sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa tốt dẫn đến
hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế về mặt kinh tế chưa cao.
i) Các yếu tố như đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác của tỉnh
Thừa Thiên Huế và môi trường bên ngoài. Thừa Thiên Huế là vùng đất Cố đô, người dân
cần cù, chịu khó, có nhiều ngành nghề truyền thống, với hệ thống các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề khá đồng bộ, cung cấp nguồn nhân lực. Tuy
nhiên, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, ngân sách nhà
nước tỉnh giành cho đầu tư thấp gây khó khăn cho huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp cùng với điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, hạn
chế thời gian thi công, giảm chất lượng, tăng suất đầu tư và giảm tuổi thọ các công trình sau
đầu tư làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT
Một là, tận dụng những điểm mạnh bên trong phù hợp với cơ hội bên ngoài cho việc
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tăng mạnh đầu tư cho phát triển
nông nghiệp theo Nghị quyết 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa
20



X và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tận dụng kinh tế xã hội ngày càng phát
triển, ngân sách nhà nước ngày càng tăng, giành tỷ lệ phù hợp vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp theo đúng nhu cầu. Tận dụng nguồn vốn Trung ương và ODA để nâng nhanh
tỷ lệ che phủ rừng. Phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản đang đạt
mức cao, tập trung đầu tư vốn. Phát huy lợi thế trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ ưu tiên vốn phát triển nhân lực, khoa học công nghệ, cơ giới hoá nông nghiệp, phát
triển giống cây, con và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông nghiệp phù hợp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy lợi thế là một cửa ngõ và cầu nối với trung tâm kinh tế năng
động Đông Bắc Á và nhu cầu nông sản thế giới ngày càng tăng để hội nhập kinh tế quốc tế,
phát triển nông nghiệp.
Hai là, khắc phục, lựa chọn sự cân bằng tối đa để biến những điểm yếu bên trong
phù hợp với cơ hội bên ngoài thành điểm mạnh khai thác cơ hội nâng cao hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp. Đóng góp của vốn đầu tư cho phát triển vào tăng trưởng
GDP nông nghiệp lớn, không ổn định, cần được kết hợp với nâng cao chất lượng lao động.
Huy động tối đa nhằm tiến tới ổn định quy mô và nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp nhằm ổn định tăng trưởng và phát triển bền vững nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu
tư vốn cho ngành thuỷ sản (đặc biệt là huyện Phong Điền) và lâm nghiệp huyện Nam Đông.
Quy định chung chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng đồng bộ giữa

thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực nhằm thu hút tối đa và sử dụng hiệu quả
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Ba là, điều chỉnh điểm mạnh bên trong liên quan thách thức bên ngoài thành cơ hội
cho nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tỷ lệ đầu tư cho phát triển
nông nghiệp/GDP nông nghiệp đạt mức thấp là điểm mạnh hiệu quả hiện tại, nhưng là nguy
cơ giảm hiệu quả trong tương lai, cần điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hạ tầng nông nghiệp sau đầu tư. Tỷ lệ lao động
nông nghiệp giảm, cần đầu tư đẩy nhanh phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật, nhân lực
chất lượng cao, tăng nhanh năng suất lao động, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Tư là, điều chỉnh hoặc loại bỏ điểm yếu bên trong liên quan nguy cơ bên ngoài giảm
thiểu rủi ro làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Loại bỏ tình trạng TFP nông lâm nghiệp âm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
nông nghiệp, khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong dân và FDI nhằm
nâng dần tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển ngoài nhà nước, phát huy nội lực, phát triển nông
nghiệp bền vững. Phát triển hệ thống thuỷ lợi cho các cây trồng khác ngoài cây lúa.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hoá các
chủ đầu tư, công khai, mở rộng tham gia cho các nhà thầu đủ năng lực, đồng thời đẩy mạnh
quản lý chất lượng công trình, tăng cường phối hợp trong đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp hướng vào nâng cao thu nhập, đời sống dân
cư, đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp kết hợp với nâng cao dân trí trong vùng hưởng lợi
của các dự án đầu tư. Ưu tiên vốn đầu tư cho phát triển nhằm thích nghi với biến đổi khí
hậu, phòng chống thiên tai, phát triển kết cấu hạ tầng giảm thiểu hoá địa hình chia cắt.
21



Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế
Đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế. Đầu tư cho phát triển rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ
môi trường. Đầu tư cho phát triển thuỷ sản Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Phát triển các nguồn lực, nhân tố phát triển nông nghiệp, bao gồm hạ tầng, nguồn
nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản
Phát triển các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên nông nghiệp
4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn
2014-2030
Căn cứ vào dự báo nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế,
nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai còn thiếu vốn, yêu cầu Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020, xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư
cho phát triển và GDP nông nghiệp (được tính toán kiểm định là hàm bậc hai), luận án đưa
ra các kịch bản và lựa chọn kịch bản tối ưu. Kết quả xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2020 khoảng 12.000 đến 14.200 tỷ đồng,
giai đoạn 2021-2030 khoảng 20.700 đến 25.700 tỷ đồng
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa
Thiên Huế
Một là, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp
Nâng cao nhận thức vai trò phát triển nông nghiệp bền vững, từ đó có những định
hướng, chính sách đúng đắn và quán triệt thực hiện. Ưu tiên đầu tư vốn, nguồn nhân lực,
khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp.
Tập trung phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Quy hoạch, kế
hoạch phát triển cho nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển nông nghiệp.
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp. Bảo vệ, phát triển
và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp
Hai là, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp Thừa Thiên Huế

Tập trung huy động tối đa nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Ưu tiên đầu tư các công trình dự án nhằm phấn đấu tăng tỷ lệ nguồn thu ngân sách nhà nước
nội địa của tỉnh
Khuyến khích thực hiện triệt để tích tụ và tập trung vốn cho đầu tư cho phát triển
nông nghiệp ở cả từng người dân, từng tổ chức, nhà nước và xã hội. Có chính sách tập trung
huy động nguồn vốn FDI, nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ
22



Ban hành kế hoạch danh mục dự án và vốn đầu tư trung và dài hạn. Trong đó phân
kỳ, nguồn vốn và trách nhiệm cụ thể; lồng ghép, phát huy hiệu quả các nguồn vốn, tránh
trùng lắp, giảm đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên. Thực hiện tốt công
tác chuẩn bị đầu tư sẵn sàng triển khai thực hiện khi có vốn.
Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Lựa chọn ngành, lãnh thổ, đối tác, dự án ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện tốt công
tác quản lý và quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ chủ trương, chính sách đến
quy hoạch, kế hoạch và tổ chức quản lý việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Ưu tiên tập trung đầu tư cho ngành thuỷ sản do có hiệu quả cao, ưu tiên đầu tư cho
phát triển thuỷ sản Phong Điền, đầu tư cho phát triển lâm nghiệp Nam Đông. Ưu tiên đẩy
nhanh đầu tư các dự án phát triển hạ tầng nông nghiệp
Ưu tiên đầu tư đào tạo phát triển nâng cao trình độ tay nghề người lao động, vừa trả
thu nhập thích đáng cho người lao động và đầu tư vốn đúng mức nhu cầu.
Ưu tiên cho các dự án then chốt có phạm vi tác động rộng lớn kích thích, thúc đẩy
đến sự phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng khác nhau, các dự án đầu tư
tạo nguồn thu lớn cho nhà nước và dân cư.
Các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh tăng cường quản lý các chủ đầu tư, nhà thầu tuân
thủ đúng quy định; tăng cường quản lý, hướng dẫn, xử lý nghiêm vi phạm và tạo điều kiện
cho các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Thực hiện công khai,

minh bạch trong chính sách, quản lý vốn đầu tư công.
Ưu tiên cho các công trình dự án thực hiện đảm bảo các quy định, thủ tục đầu tư, tiến
độ, chất lượng trong phân bổ, thanh toán vốn đầu tư. Ưu tiên vốn cho công tác quản lý vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế
Ba là, giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế
Hoàn thiện chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế, điều
chỉnh chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Hệ thống hoá, điều chỉnh
văn bản chính sách Trung ương liên quan vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên
Huế. Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh
Thừa Thiên Huế, công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển, vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp
Giải pháp về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực trong thực hiện vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế






23



KẾT LUẬN

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản
cố định, hàng tồn kho và tài sản vô hình được sử dụng trong nông nghiệp. Vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp được phân loại theo ngành, lãnh thổ, nguồn vốn và theo thời gian, có
đặc trưng gắn liền với sản xuất nông nghiệp và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh
tế xã hội. Nghiên cứu trực tiếp hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghệp trên thế giới
và Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, nhưng chưa có nghiên cứu một cách hệ thống,
chuyên sâu và toàn diện.
Kết quả nghiên cứu tác giả luận án chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường và hệ thống các
nhân tố ảnh hưởng gồm: Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp, GDP và sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn
nhân lực, khoa học công nghệ, quản lý đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chính
sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp,
đặc điểm tự nhiên và điều kiện văn hoá xã hội vùng nghiên cứu. Xác định các phương pháp
nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy giá trị,
quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đạt
thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn chưa hợp lý, thu hút vốn đầu tư đạt thấp.
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy trong
giai đoạn 1991-2013, một đồng GDP nông nghiệp được tạo ra được sử dụng một lượng vốn
đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,09 đồng), thấp hơn nhiều nền kinh tế chung và các lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2001-2013, 1% tăng trưởng GDP nông nghiệp do
vốn đầu tư nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu hướng phát triển của lĩnh vực nông nghiệp,
đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho phát triển nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là
sự tăng lên của khoa học công nghệ, quản lý và chất lượng lao động.
Theo ngành, vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản hiệu quả cao nhất về mặt kinh
tế, ngành nông nghiệp thấp nhất, vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp và lâm
nghiệp có ý nghĩa lớn trong gìn giữ và bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Theo địa phương,
vùng sinh thái, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền đại diện vùng ven
biển và đầm phá hiệu quả cao nhất do phát huy trong khai thác tiềm năng phát triển thuỷ
sản, huyện A Lưới đại diện vùng miền núi đạt hiệu quả thấp nhất do nhu cầu đầu tư hạ tầng
lớn trong khi tăng trưởng nông nghiệp đạt thấp nhưng đã có nhiều cải thiện giai đoạn 2011-

2013. Theo nguồn vốn, chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp, người dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất về
mặt kinh tế, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các ngành trong công nghiệp và dịch vụ, hoạt
động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn.
Mặc dù chưa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt nhiều kết
quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội và môi trường.

×