Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

GIÁO án lớp 5 HOC kỳ i môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.71 KB, 36 trang )

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lí tuần 1
VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
(BĐ)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam : Trên bán đảo
Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á Việt Nam vừa có đất liền vùa có đảo, quần đảo;
Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc , Lào, Cam-pu-chia. Ghi nhớ diện tích
phần đất liền Việt Nam khoảng 330000km
2
.
2. Kỹ năng : Chỉ phần đất liền Việt Nan trên bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi: Biết được một số khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại; Biết phần
đất liền Viêtn Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam với đường bờ biển hình hình chữ
S.
* BĐ: Giúp học sinh biết đặc điểm về vị trí địa lí nước ta; có biển bao bọc; vùng biển nước ta
thông với đại dương, thuận lợi cho việc giao lưu Biết tên một số quần đảo, đảo của nước ta;
biết biển có diện tích rộng hơn phần đất liền của nước ta. Giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh
hải (bộ phận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, quả Địa cầu. Hai lược đồ trống như hình
1 SGK, 2 bộ bìa nhỏ. Mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ : Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa,
Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- GTB : Trực tiếp.


2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn. (10
phút)
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí và giới
hạn của nước ta trên bản đồ và Quả địa cầu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 trong SGK
rồi đặt câu hỏi :
+ Đất nước ta gồm các bộ phận nào?
+ Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược
đồ?
+ Phần đất liền nước ta giáp với những nước
nào?
+ Biển bao bọc phía nào của nước ta?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí nước ta trên Quả
địa cầu.


- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Gồm đất liền, biển, đảo và quần đảo, vùng
trời.
+ 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
+ Giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+ Phía đông, nam và tây nam.
+ Đảo : Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú
Quốc,… Quần đảo : Trường Sa, Hoàng Sa.
- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao

lưu với các nước khác?
b. Hoạt động 2 : Hình dạng và diện tích. (10
phút)
* Mục tiêu : HS xác định được hình dạng và
diện tích phần đất liền của nước ta.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 và đọc SGK và
hỏi :
+ Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
+ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần
đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu
km
2
?
+ So sánh diện tích nước ta với một số nước
có trong bảng số liệu?
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Trò chơi tiếp sức. ( 5 phút )
* Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài học , thể
hiện tính nhanh nhẹn, đồng đội.
* Cách tiến hành : chơi theo đội.
- GV treo 2 lược đồ trống lên bảng.
- GV hô “ Bắt đầu”.
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng
cuộc.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Nhận xét tiết học.
* BĐ: Giúp học sinh biết đặc điểm về vị trí

địa lí nước ta; có biển bao bọc; vùng biển
nước ta thông với đại dương, thuận lợi cho
việc giao lưu Biết tên một số quần đảo, đảo
của nước ta; biết biển có diện tích rộng hơn
phần đất liền của nước ta. Giáo dục ý thức về
chủ quyền lãnh hải.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
+ Bờ biển daiø, biển Đông rộng, thông với đại
dương.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung :
+ Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển
cong như hình chữ S.
+ Dài 1650 km.
+ Chưa đầy 50 km.
+ Khoảng 330 000 km
2
.
+ Diện tích nước ta lớn hơn diện tích các nước
Lào, Cam-pu-chia nhưng nhỏ hơn các nước
Trung Quốc, Nhật Bản.

- 2 đội chơi đứng xếp hàng trước bảng.
- Mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa (mỗi em 1
tấm ). lần lượt từng HS lên dán tấm bìa vào
lược đồ trống cho đúng các địa danh. Đội nào
dán đúng và xong trước là thắng.
- Cùng GV nhận xét, hoan hô đội thắng cuộc.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa Lý tuần 2
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
(MT + NL + BĐ)
I. MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN3/4 diện tích
là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng; nêu tên một số khoáng sản chính của VN:than, sắt, a-pa-
tít, dầu mỏ, khí tự nhiên
2. Kỹ năng : Chỉ các dãy núivà đồng bằng lớn trên bản đồ, lược đồ ; dãy Hoang Liên
Sơn, Trương Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, ĐB duyên hải Miền Trung; chỉ được một số
mỏ khoá sản chính trên bản đồ, lược đồ : than ở Quảng Ninh, Sắt ở Tháy Nguyên, a-pa-tít ở
Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : biết khu vực có dãy núi và một số dãy núi có hướng tây bắc đông nam,
cánh cung.
* MT : Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và khai thác khoáng sản ở nước
ta (Toàn phần).
* NL + BĐ : Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất
nước. Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện
nay. Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường. Khai thác một cách hợp lí
và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt (bộ phận/liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ khoáng sản Việt Nam.

2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên trình bày và chỉ bản đồ
về vị trí, hình dạng và diện tích nước ta.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Địa hình. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được đặc điểm địa
hình của nước ta trên bản đồ .
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 trong SGK
rồi đặt câu hỏi :
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên
hình 1?
+ Kể tên và chỉ lược đồ các đồng bằng lớn của
nước ta?

- 1 em lên trình bày.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ 1 em lên bảng trình bày và chỉ lược đồ, lớp
nhận xét.
+ 1 em lên bảng trình bày và chỉ lược đồ, lớp
nhận xét. Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam
Bộ và đồng bằng ven biển Miền Trung.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Nêu một số đặc điểm chính về địa hình của

nước ta?
b. Hoạt động 2 : Khoáng sản. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí có mỏ
khoáng sản trên lược đồ.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.Yêu cầu HS
quan sát hình 2 và vốn hiểu biết để trả lời câu
hỏi :
+ Kể tên một số loại khóang sản ở nước ta?
+ Hoàn thành phần ghi phiếu học tập.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Trò chơi tiếp sức. ( 7 phút )
* Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài học , thể
hiện tính nhanh nhenï, đồng đội.
* Cách tiến hành : chơi theo cặp 2 em.
- GV treo Bản đồ Địa lí tự nhiên VN và Bản
đồ Khoáng sản VN lên bảng.
- Yêu cầu mỗi em trong cặp chỉ trên Bản đồ
Tự nhiên và em còn lại chỉ trên Bản đồ
Khoáng sản theo các yêu cầu của GV.
- Mỗi cặp GV nêu ra 1 yêu cầu như : Chỉ ra
dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ nơi có mỏ A-pa-tit.
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng
cuộc.
* MT : Một số đặc điểm về môi trường, tài
nguyên thiên nhiên và khai thác khoáng sản ở
nước ta.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
* NL+BĐ: Ảnh hưởng của việc khai thác

than, dầu mỏ đối với môi trường. Khai thác
một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng
sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí
đốt.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
+ ¾ diện tích là đồi núi, còn lại là đồng bằng,
phần lớn là đồng bằng cha6u thổ do sông bồi
đắp.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung :
+ Than, a-pa-tít, sắt, bô-xít, dầu mỏ, …
+ HS ghi vào bảng số liệu và trình bày trước
lớp.

- Các đội chơi đứng xếp hàng trước bảng.
- Cặp nào chỉ đúng và nhanh thì thắng.
- Cùng GV nhận xét, hoan hô đội thắng cuộc.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa Lý tuần 3
KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam: Khí hậu nhiêt đới
ẩm gió mùa; Có sự khác nhau giữa 2 miền: Miền Bắc có mùa đông lanh, mưa phùn; miền Nam
nóng quanh năm với 2 mùa mưa khô rõ rệt.
2. Kỹ năng : Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tớ đời sống và sản xuất của nhân dân ta,
ảnh hưởng tích cưc: Cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dang; ảnh hưởng
tiêu cức: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, …Chỉ ranh giới khí hậu bắc nam (dãy núi Bạch Mã ) trên bản
đồ (lược đồ); Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đớ gió mùa. Biết
chỉ các hướng gió: Đông bắc, tây nam, đông nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ Khí hậu Việt Nam hoặc hình 1
phóng to. Quả Địa cầu. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên trình bày và chỉ bản đồ
về vị trí các dãy núi.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nước ta có khí hậu nhiệt
đới gió mùa. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được đặc điểm khí
hậu của nước ta là nhiệt đới gió mùa.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 trong SGK
và quả Địa cầu rồi phát phiếu học tập cho các
nhóm :
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và
cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Có
khí hậu nóng hay lạnh?

- 1 em lên trình bày.

- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung :
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Nêu đặc điểm về khí hậu nhiệt đới gió mùa
ở nước ta?
+ Hoàn thành bảng chữ trong phiếu bài tập.
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
b. Hoạt động 2 : Khí hậu giữa các miền có
sự khác nhau. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS phân biệt được sự khác nhau
về khí hậu giữa 2 miền Nam, Bắc.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch
Mã trên Bản đồ Địa lí tự nhiên.
- GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới
khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời :
+ Nêu sự chênh lệch về nhiệt độ giữa tháng 1
và tháng 7?
+ Nêu sự khác nhau về các mùa khí hậu?

+ Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông
lạnh và nóng quanh năm?
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Aûnh hưởng của khí hậu.
(7 phút).
* Mục tiêu :HS nhận biết được ảnh hưởng của
khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân
ta.
* Cách tiến hành : làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí hậu
tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của
mình về ảnh hưởng của các cơn bão ở nước ta
trong những năm qua.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Nhận xét tiết học. Liên hệ thực tiễn.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV :
+ 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
+ HS trình bày trước lớp, HS còn lại nhận xét,
bổ sung.
+ 1 em lên chỉ và trình bày, lớp nhận xét.
- HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống
và sản xuất của nhân dân ta.
- HS lần lượt trình bày tự do theo hiểu biết của
mình.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Địa Lý tuần 4
SÔNG NGÒI
(MT + NL)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN: Mạng lưới
sông ngòi dày đặc; Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mua:mùa mưa thường có lũ lớn và
có nhiều phù sa; Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: Bồi đắp phù sa,
cung cấp nươc, tôm cá, nguồn thuỷ điện.
2. Kỹ năng : Xác lập được mối qua hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi : nước
sông lên xuống theo mùa: mùa mưa thươìng có lũ lớn; mủa khô nước sông hạ thấp. Chỉ được vị
trí một số con sông : Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Biết những ảnh hưởng do nước sông lên xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của
nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có
lũ lụt gây thiệt hại.
* MT : Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống con người (toàn phần ).
* NL : Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một
số nhà máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An. Sử dụng
điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.

- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nước ta có mạng lưới sông ngòi
dày đặc. (7 phút)
* Mục tiêu : HS biết được nước ta có mạng lưới
sông ngòi dày đặc.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 trong SGK và trả
lời câu hỏi :
+ Nước ta có nhiều hay ít sông so với các nước mà
em biết?
+ Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt
Nam?
+ Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn
nào?
+ Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung?

- 1 em lên trình bày.

- HS quan sát hình 1 và SGK rồi trả lời
câu hỏi :
+ Nhiều sông nhưng ít sông lớn.
+ 1 em lên vừa kể, vừa chỉ trên Bản đồ,
lớp nhận xét.
+ HS, 1 em lên vừa kể, vừa chỉ trên Bản
đồ, lớp nhận xét.
+ Ngắn và dốc.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.

b. Hoạt động 2 : Sông ngòi nước ta có lượng nước
thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa. (7 phút)
* Mục tiêu : HS biết sông ngòi nước ta có lượng
nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình 2,
hình 3 rồi hoàn thành phiếu giao việc.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Vai trò của sông ngòi nước ta. (7
phút).
* Mục tiêu :HS nhận biết được vai trò của sông
ngòi nước ta tới đời sống và sản xuất của nhân dân
ta.
* Cách tiến hành : làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ :
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và các con sông bồi đắp
nên chúng.
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly và Trị
An.
* NL : Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và
giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà
máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An. Sử dụng điện và nước
tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
* MT : Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời
sống con người.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu
học tập của nhóm, sau đó đại diện của
nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- HS phát biểu :
+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
+ Cung cấp nước cho đồng ruộng và
sinh hoạt.
+ Là nguồn thủy điện và là đường giao
thông.
+ Cung cấp nhiều tôm cá,…
- 2 HS lần lượt lên bảng chỉ, lớp nhận
xét.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa Lý tuần 5
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
(MT + NL + BĐ)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta : Vùng biển
VN là một bộ phận của đồng bằng; Ở vùng biển VN nước không bao giờ đóng băng; Biển có
vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
2. Kỹ năng : Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha
Trang, Vũng Tàu…trên bản đồ(lược đồ).

3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi
khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế. Khó khăn: thiên tai,
* MT : Biết được vai trò của biển ,có ý thức bảo vệ và khai thác biển hợp lí ( toàn phần).
* NL : Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên. Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự
nhiên đối với môi trường không khí, nước. Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày (bộ phận/liên hệ).
* BĐ: Biết đặc điểm của vùng biển nước ta; Vai trò lớn của biển: tài nguyên, dầu mỏ, khí đốt,
muối, cá Biển là đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều phong cảnh đẹp; Các hoạt
động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi
trường; Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững;
Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển,
đảo (toàn phần).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Hình 1 trong SGK phóng to. Phiếu học
tập. Tranh ảnh về bãi biển Nha Trang, Vũng Tàu, …
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vùng biển nước ta. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết vùng biển nước ta trên lược
đồ.
* Cách tiến hành : Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 trong SGK và trả lời

câu hỏi :
+ Biển nước ta gọi là biển gì?
+ Biển nước ta nằm trong đại dương nào?

- 1 em lên trình bày.

- HS quan sát hình 1 và SGK rồi trả lời
câu hỏi :
+ Biển Đông.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Biển Đông bao bọc nước ta ở những phía nào?
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
* Kết luận : Vùng biển nước ta là một bộ phận của
biển Đông.
b. Hoạt động 2 : Đặc điểm của vùng biển nước ta.
( 7 phút )
* Mục tiêu : HS biết đặc điểm của vùng biển nước ta.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK rồi hoàn thành
phiếu giao việc.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
* BĐ: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân
tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
c. Hoạt động 3 : Vai trò của biển nước ta. ( 7 phút ).
* Mục tiêu :HS nhận biết được vai trò của biển nước
ta tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
* Cách tiến hành : làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ :
+ Vị trí các địa danh nghỉ mát nổi tiếng của cả nước.

+ Vị trí các mỏ dầu khí trên biển.
* NL : Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên. Ảnh
hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với
môi trường không khí, nước. Sử dụng xăng và gas tiết
kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học trên
bảng.
* MT : Biết được vai trò của biển ,có ý thức bảo vệ
và khai thác biển hợp lí.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
+ Nằm trong Thái Bình Dương.
+ Phía đông, nam và tây nam.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu
học tập của nhóm, sau đó đại diện của
nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung .
- HS phát biểu :
+ Điều hòa khí hậu.
+ Cung cấp tài nguyên biển.
+ Là đường giao thông.
+ Có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
- 2 HS lần lượt lên bảng chỉ, lớp nhận
xét.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :






Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa Lý tuần 6
ĐẤT VÀ RỪNG
(MT + NL)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe–ra-lit. Nêu được
một số đặc điểm của đất phù sa, đất phe – ra –lít: Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi
đắp, rất màu mỡ, phân bố ở đồng bằng; Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng thường nghèo
mùn, phân bố ở vùng đồi núi.
2. Kỹ năng : Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn: Rừng rậm nhiệt đới:
cây cối rậm, nhiều tầng; Rừng ngập mặn : Cây có bộ rễ nâng khỏi mặt đất. Nhận biết nơi phân
bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ(lược đồ):
đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi,núi; đấtphù sa phân bố chủ yếu
ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất ngập mặn ven biển; Biết một số tác dụng
của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp, nhiều sản
vật đặc biệt là gỗ.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* MT : Biết được vai trò của đất và rừng đối với đời sống con người; có ý thức bảo vệ và khai
thác đất, rừng hợp lí ( toàn phần).
* NL : Rừng cho ta nhiều gỗ. Một số biện pháp bảo vệ rừng : Không chặt phá, đốt rừng, (lh).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 ph ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.

- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Đất ở nước ta. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết một số đặc điểm các loại
đất và sự phân bố của chúng.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu Hs đọc SGK và thảo luận, ghi vào
phiếu học tập.
- Yêu cầu HS lên chỉ Bản đồ vùng phân bố hai loại
đất chính của nước ta.

- 1 em lên trình bày.

- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu
học tập của nhóm, sau đó đại diện của
nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung .
- HS xung phong lên chỉ, lớp nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
b. Hoạt động 2 : Rừng ở nước ta. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS biết đặc điểm của rừng nước ta, sự
phân bố chủ yếu của chúng.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 và đọc
SGK rồi hoàn thành phiếu học tập.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ sự phân bố của rừng
trên Bản đồ
+ Ngập mặn.

+ Rừng rậm nhiệt đới.
c. Hoạt động 3 : Nhấn mạnh kiến thức và mở
rộng. ( 7 phút ).
* Mục tiêu :HS được củng cố các kiến thức vừa học,
vừa được mở rộng thực tế.
* Cách tiến hành : làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung về đất và
rừng đã học.
- Để bảo vệ rừng, Nhà nước và nhân dân phải làm
gì?
- Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- Đất và rừng có mối quan hệ như thế nào?
* NL : Rừng cho ta nhiều gỗ. Một số biện pháp bảo
vệ rừng : Không chặt phá, đốt rừng ,
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
* MT : Biết được vai trò của đất và rừng đối với
đời sống con người; có ý thức bảo vệ và khai thác
đất, rừng hợp lí.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu
học tập của nhóm, sau đó đại diện của
nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung .
- Vài HS xung phong lên chỉ, lớp nhận
xét.
- HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lần lượt trình bày, lớp nhận xét, bổ
sung.

- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa Lý tuần 7
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Xác định và mô tả được vị trí nươc ta trên bản đồ. Biết nêu các kiến thức
đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên
như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
2. Kỹ năng : Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo,
quần đảo của nước ta trên bản đồ.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Giảm tải : Không yêu cầu hệ thống hoá, chỉ cần nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên
Việt Nam: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống Việt
Nam.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 ph ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.

- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Xác định và mô tả được vị trí
nước ta trên Bản đồ. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS xác định và mô tả được vị trí
nước ta trên Bản đồ.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Phương án 1 :
- GV phát phiếu học tập cho HS có sẵn lược đồ
trống.
- GV kiểm tra và cho điểm một số HS.
- Phương án 2 :

- 1 em lên trình bày.

- HS nhận phiếu :
+ Tô màu vào lược đồ để phân biệt giới
hạn phần đất liền của nước ta.
+ Điền tên : Trung Quốc, Lào, Cam-pu-
chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa
vào lược đồ.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- Yêu cầu HS lên chỉ Bản đồ và mô tả vị trí, giới
hạn của nước ta.
- GV nhận xét và cho điểm.
b. Hoạt động 2 : Nêu tên và chỉ được vị trí một
số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên
bản đồ. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS biết nêu tên và chỉ được vị trí một
số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên

bản đồ.
* Cách tiến hành : Tổ chức trò chơi.
- GV yêu cầu HS chia 3 nhóm và 2 nhóm đứng
đối diện nhau còn 1 nhóm làm trọng tài. Sau đó
luân phiên nhóm trọng tài vào cuộc thay cho nhóm
khác.
c. Hoạt động 3 :HS biết hệ thống hóa các kiến
thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức
độ đơn giản. (7 ph ).
* Mục tiêu :HS thực hiện tốt bài tập 2 trong phiếu
học tập
* Cách tiến hành : làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV nhận xét và cho điểm các nhóm.
- GV chốt lại các ý chính, yêu cầu HS nhắc lại.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS xung phong lên chỉ, lớp nhận xét.
- HS nhóm này nói tên một dãy núi, một
con sộng,…HS nhóm kia đứng đối diện
với em đó có nhiệm vụ chỉ trên lược đồ
cho đúng vị trí . Em làm trọng tài khẳng
định Đ/S.
- Trò chơi cứ thế tiếp diễn…
- Các nhóm nhớ lại và trả lời vào phiếu
học tập của nhóm, sau đó đại diện của
nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung .

- Vài em nhắc lại.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :






Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Địa lý tuần 8
DÂN SỐ NƯỚC TA
(MT)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết sơ lược về dân số , sự gia tăng dân số của VN: VN thuộc hàng các
nước đông dân trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh; Biết tác động của dân số đông và tăng
nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của
người dân về ăn, ở , học hành., chăm sóc y tế.
2. Kỹ năng : Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và
sự gia tăng dân số.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi nêu một số VD cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
* MT : Mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường: Sức
ép của dân số với môi trường (bộ phận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên :Bảng số liệu trong SGK phóng to. Biểu đồ tăng dân số VN. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Dân số. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết dân số nước ta năm 2004
và so sánh với một số nước khác.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu Hs nhìn bảng tóm tắt và trả lời câu
hỏi :
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
+ Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong khu
vực Đông Nam Á?
+ Em có nhận định gì về dân số ở nước ta?
* Kết luận : Nước ta có số dân năm 2004 là 82
triệu người, đứng hàng thứ 3 trong khu vực Đông
Nam Á và là 1 trong những nước có số dân đông

- 1 em lên trình bày.

- HS nhìn bảng tóm tắt và trả lời :
+ Là 82 triệu người.
+ Đứng hàng thứ 3.
+ Dân số đông.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
trên thế giới.
b. Hoạt động 2 : Gia tăng dân số. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết dân số nước ta tăng

nhanh.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu Hs nhìn lược đồ và trả lời câu hỏi :
+ Cho biết số dân nước ta lần lược trong các năm
1979, 1989 và 1999?
+ Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta?
* Kết luận : Nước ta có số dân tăng nhanh.
c. Hoạt động 3 : Hậu quả của việc gia tăng dân
số. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS biết hậu quả của việc gia tăng dân
số.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm dựa vào nguồn ảnh đã
chuẩn bị, vào vốn hiểu biết rồi hoàn thành phiếu
học tập.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
* Kết luận : Việc gia tăng dân số sẽ gây ra nhiều
khó khăn nhất định trong sinh hoạt, đời sống, học
tập, vui chơi, …
* MT : Mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia
tăng dân số với việc khai thác môi trường.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nhìn lược đồ và trả lời :
+ Là 52,7 triệu người, 64,4 triệu người
và 76,3 triệu người.
+ Tăng nhanh.

- Các nhóm quan sát và trả lời vào
phiếu học tập của nhóm, sau đó đại diện
của nhóm phát biểu, nhóm khác bổ
sung.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Địa lý tuần 9
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
(MT)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam : Việt Nam là nước có nhiều
dân tộc trong đó người kinh có số dân đông nhất; mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc
ở đồng bằng ven biển và thưa thớt ở vùng núii; khoảng ắ dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
2. Kỹ năng : Sử dụng bảng số liêu, biểu dồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản
để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng ven
biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân thiếu lao động.
* MT : Ở đồng bằng thì đất chật người đông; ở miền núi thì cư dân thưa thớt… ( Liên hệ ). Mối
quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường (Sức ép của dân
số với môi trường). ( Bộ phận )
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

1. Giáo viên : Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản miền núi, đồng bằng và đô thị của
Việt Nam. Bản Mật độ dân số Việt Nam. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Các dân tộc. (7 ph )
* Mục tiêu : HS nhận biết đặc điểm các dân
tộc ở Việt Nam.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ
yếu ở đâu? Các dân tộc khác sống chủ yếu ở
đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người mà em biết?
b. Hoạt động 2 : Mật độ dân số. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết thế nào là Mật độ

- 1 em lên trình bày.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Dân tộc Kinh đông nhất, sống chủ yếu ở
đồng bằng, ven biển. Các dân tộc còn lại
sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.

+ Như Dao, Mường, Tày, Gia-rai, Tà-ôi, …
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
dân số và biết mật độ dân số nước ta năm 2004
là bao nhiêu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu Hs nhìn lược đồ và trả lời câu
hỏi
+ Cho biết mật độ dân số là gì?
+ Nêu nhận xét về mật độ dân số giữa nước ta
với một số nước châu Á?
- GV nhận xét và viết ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Phân bố dân cư. ( 7 phút )
* Mục tiêu : HS biết sự phân bố dân cư của
nước ta là không đồng đều.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm dựa vào lược đồ và
kênh chữ trong SGK rồi hoàn thành phiếu học
tập.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
học trên bảng.
* MT : Ở đồng bằng thì đất chật người đông;
ở miền núi thì cư dân thưa thớt…Mối quan hệ
giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc
khai thác môi trường (Sức ép của dân số với
môi trường).
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nhìn lược đồ và trả lời :

+ Là số dân trung bình sống trên 1 km
2
diện
tích đất tự nhiên.
+ Mật độ dân số của nước ta cao.
- Các nhóm dựa vào lược đồ và kênh chữ
trong SGK rồi hoàn thành phiếu học tập của
nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát biểu,
nhóm khác bổ sung .
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :







Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Địa Lý tuần 10
NÔNG NGHIỆP
(NL)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triền nông nghiệp ở
nước ta: Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp : Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng,
cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên; Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở
đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên; Biết nước ta trồng nhiều
loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
2. Kỹ năng : Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi

chính ở nước ta(lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn). Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận
xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng, cây công nghiệp ở vùng núi,
cao nguyên; trâu bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi: Giải thích được vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do
đảm bảo nguồi thức ăn. Giải thích được vì sao cây trồng ở nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì
khí hâu nóng ẩm.
* Giảm tải : Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp (không yêu
cầu nhận xét)
* NL : Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó. Sơ
lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta. Các biện pháp nhà nước đã thực
hiện để bảo vệ rừng (bộ phận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ kinh tế Việt Nam. Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công
nghiệp, cây ăn quả ở nước ta. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Ngành trồng trọt. ( 15 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết đặc điểm ngành trồng
trọt của nước ta.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Kể tên một số cây trồng ở nước ta?


- 1 em lên trình bày.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Lúa, ăn quả, cà phê, …
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
+ Em hãy cho biết cây lúa gạo, cây công nghiệp lâu
năm được trồng chủ yếu ở vùng nào?
+ Cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào
trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
+ Em hãy nêu một số cây trồng ở địa phương
mình?
- GV nhận xét, viết ý chính lên bảng.
* NL : Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở
nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó. Sơ lược
một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước
ta. Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ
rừng.
b. Hoạt động 2 : Ngành chăn nuôi. ( 12 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết đặc điểm ngành chăn
nuôi ở nước ta.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu Hs nhìn lược đồ và trả lời câu hỏi :
+ Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Dựa vào hình 1 hãy cho biết lợn, trâu, bò, gia
cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?
+ Hãy kể tên một số loài thủy sản mà em biết?
+ Nước ta có điều kiện thuận lợi nào để nuôi thủy
sản?

- GV nhận xét và viết ý chính lên bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 5 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
+ Cây lúa gạo.
+ Vùng đồng bằng.
+ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong
nông nghiệp. Ở nước ta, trồng trọt phát
triển mạnh hơn chăn nuôi.
+ HS nêu tự do.
- HS nhìn lược đồ và trả lời :
+ Trâu, bò, lợn, gà, …
+ Lợn, gà, … nuôi nhiều ở đồng bằng. Bò,
trâu, … nuôi nhiều ở vùng núi.
+ Cá, tôm, cua, …
+ Bờ biển dài, thời tiết thuận lợi, …
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 11
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
(NL + BĐ)

I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm
nghiêp, thuỷ sản ở nước ta: Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai
thác gỗ và lâm sản, phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du; Ngành thuỷ sản bao gồm các
ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và những vùng có
nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
2. Kỹ năng : Sử dụng lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ
cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản:
vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh
nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng; Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
* Giảm tải : Sử dụng sơ đồ, bản số liệu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và
thuỷ sản (không yêu cầu nhận xét).
* NL : Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó. Sơ
lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta. Các biện pháp nhà nước đã thực
hiện để bảo vệ rừng (bộ phận).
* BĐ: Nguồn lợi hải sản mà biển mang lại cho con người, khai thác nguồn lợi đó để phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
cần gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển- Rừng ngập mặn (bộ phận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Bản
đồ kinh tế Việt Nam. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.

- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Lâm nghiệp. (12 p )
* Mục tiêu : HS nhận biết đặc điểm ngành lâm
nghiệp Việt Nam.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm
nghiệp?
+ Dựa vào bảng số liệu SGK, em hãy nêu
nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của
nước ta?

- 1 em lên trình bày.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Các hoạt động như : Trồng và bảo vệ rừng,
khai thác gỗ và các lâm sản khác
+ Có giai đoạn diện tích rừng bị giảm ( 1995 ),
có giai đoạn diện tích rừng lại tăng ( 2004 ).
+ Vì trước năm 1995 ta khai thác rừng bừa
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Hãy giải thích vì sao có giai đoạn diện tích
rừng bị giảm, có giai đoạn diện tích rừng lại
tăng?
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có
chủ yếu ở đâu?
* NL : Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng
ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó. Sơ
lược một số nét về tình hình khai thác rừng

(gỗ) ở nước ta. Các biện pháp nhà nước đã
thực hiện để bảo vệ rừng.
b. Hoạt động 2 : Ngành thủy sản. ( 12 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết đặc điểm của ngành
thủy sản Việt Nam.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm nhìn lược đồ và trả lời
câu hỏi vào phiếu học tập :
+ So sánh sản lượng thủy sản ở năm 1990 và
năm 2003?
+ Ngành thủy sản có các hoạt động gì?
+ Kể tên các loại thủy sản đang được nuôi
nhiều ở nước ta?
+ Nước ta có điều kiện gì để phát triển ngành
thủy sản?
- GV nhận xét và viết ý chính lên bảng.
* BĐ: Nguồn lợi hải sản mà biển mang lại
cho con người, khai thác nguồn lợi đó để phát
triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven
biển. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng
ven biển cần gắn với giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường biển- Rừng ngập mặn.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 5 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
học trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
bãi, sau đó Nhà nước đã vận động nhân dân
trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng tăng
lên.

+ Ở vùng núi, trung du và một phần ở ven
biển.
- Các nhóm nhìn lược đồ và trả lời câu hỏi vào
phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, lớp
nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :




Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa Lý tuần 12
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
CÔNG NGHIỆP
(NL)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp : Khai thác
khoá sản, luyện kim, cơ khí; làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,
2. Kỹ năng : Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề,
nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có. Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công
ở điại phương (nếu có). Xác định trên bản đồ những địa phương có hàng thủ công nổi tiếng.
* NL : Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một
số ngành công nghiệp ở nước ta. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công
nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện, (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm
của chúng. Bản đồ Hành chính Việt Nam. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Các ngành công nghiệp (15
phút)
* Mục tiêu : HS nhận biết đặc điểm ngành
công nghiệp Việt Nam.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, lược đồ, tranh ảnh
và trả lời câu hỏi :
+ Kể tên các ngành công nghiệp ở nước ta?
+ Kể tên sản phẩm của một số ngành công
nghiệp?
+ Hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp

- 1 em lên trình bày.

- HS đọc SGK, lược đồ, tranh ảnh và trả lời
câu hỏi :
+ Nước ta có nhiều ngành công nghiệp như
khai thác khoáng sản, điện, luyện kim, cơ
khí,…

+ Điện : điện, khai thác khoáng sản : than,
dầu mỏ, …
+ Như : dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
xuất khẩu mà em biết?
+ Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào
đối với đời sống và sản xuất?
b. Hoạt động 2 : Nghề thủ công. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết đặc điểm của các
nghề thủ công Việt Nam.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm nhìn hình ở SGK và
trả lời câu hỏi vào phiếu học tập :
+ Nghề thủ công nước ta có vai trò gì?
+ Nghề thủ công nước ta có đặc điểm gì?
+ Kể tên các nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta
mà em biết?
- GV nhận xét và viết ý chính lên bảng.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ nơi có các nghề thủ
công nổi tiếng của nước ta.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 5 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
học trên bảng.
* NL : Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng
lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm
của một số ngành công nghiệp ở nước ta. Sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các
ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ,
điện,
- Nhận xét tiết học.

- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
tôm,…
+ Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ
dùng cho đời sống và xuất khẩu.
- Các nhóm nhìn lược đồ và trả lời câu hỏi
vào phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, lớp
nhận xét.
- HS xung phong lên bảng chỉ địa điểm và
nêu tên nghề nổi tiếng, bạn khác nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :







Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 13
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
(BĐ)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp: Công nghiệp
phân bố rộng khắp đắt nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển; Công nghiệp khai
thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành CN khác phân bố chủ yếu ở các vùng
đồng bằng và ven biển. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là HN và TPHCM.
2. Kỹ năng : Sử dụng bản đò, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của CN. Chỉ một

số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ HN, TPHCM, Đà Nẵng, …
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TPHCM.
Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng
và vùng ven biển : do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
* BĐ: Vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất: sự hình thành những trung tâm công
nghiệp ở vùng ven biển với những thế mạnh khia thác nguồn lợi từ biển (dầu khí, đóng tàu,
đánh bắt, nuôi trồng hải sản, cảng biển ). Những khu công nghiệp này cũng là một tác nhân
gây ô nhiễm môi trường biển. Cần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển nói chung, các khu
công nghiệp biển nói riêng (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp. Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Phiếu
học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Sự phân bố các ngành công
nghiệp. ( 15 phút )
* Mục tiêu : HS nhận vị trí các ngành công
nghiệp trên bản đồ.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, lược đồ và trả lời
câu hỏi :
+ Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai

thác than?
- Yêu cầu HS lên chỉ bản đồ.
+ Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai
thác dầu mỏ?
- Yêu cầu HS lên chỉ bản đồ.
+ Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai
thác A-pa-tít?
- Yêu cầu HS lên chỉ bản đồ.

- 1 em lên trình bày.

- HS đọc SGK, lược đồ, tranh ảnh và trả lời
câu hỏi :
+ Như Quảng Ninh.
- 1 em lên chỉ trên bản đồ, lớp nhận xét.
+ Như Biển Đông, thềm lục địa phía Nam của
nước ta.
- 1 em lên chỉ trên bản đồ, lớp nhận xét.
+ Như Lào Cai.
- 1 em lên chỉ trên bản đồ, lớp nhận xét.

×