Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

GIÁO án lớp 5 học kỳ II môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.34 KB, 34 trang )

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 19
CHÂU Á (tiết 1)
(MT + BĐ)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: Châu á, châu Mỹ, châu
Phi, châu Đại Dương, châu Nam cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ
Dương. Nêu được vị trí giới hạn của châu Á: Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích
đạo, 3 phía giáp biển và đại dương. Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. Nêu
được một số đặc điểm và địa hình, khí hậu của châu Á: 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi
cao và đồ sộ nhất thế giới. Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, hàn đới.
2. Kỹ năng : Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh
thổ châu Á. Đọc tên và chỉ vị trí một soó dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á
trên bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục, đại dương giáp với châu Á.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi trường của người dân châu Á: Sống ở đồng bằng
là chủ yếu; làm nông nghiệp (liên hệ).
* BĐ: Biết được những nét lớn về đặc điểm tự nhiên châu Á, trong đó biển, đại dương có vị trí
quan trọng. Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển ở châu á: đánh bắt, nuôi trồng hải
sản (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Tự nhiên châu Á, quả Địa cầu. Tranh, ảnh về một số cảnh thiên
nhiên của châu Á.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- GTB : Trực tiếp.


2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn (15 ph)
* Mục tiêu : HS xác định được các châu lục và
đại dương trên thế giới, xác định vị trí và giới hạn
của châu Á trên bản đồ và Quả địa cầu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ rồi đặt câu hỏi :
+ Đọc tên và chỉ lược đồ các châu lục trên thế
giới?
+ Đọc tên và chỉ lược đồ các châu lục và đại
dương mà châu Á tiếp giáp?
+ So sánh diện tích châu Á với các châu lục


- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS khác xung phong lên chỉ lược đồ, lớp
nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
khác? Em có nhận xét gì?
+ So sánh dân số châu Á với các châu lục khác?
Em có nhận xét gì?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí châu Á trên Quả địa
cầu.
* BĐ: Biết được những nét lớn về đặc điểm tự
nhiên châu Á, trong đó biển, đại dương có vị trí
quan trọng. Biết một số ngành kinh tế của cư dân
ven biển ở châu á: đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
b. Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (10 phút )

* Mục tiêu : HS nhận biết được các đặc điểm tự
nhiên của châu Á.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 và đọc SGK để
nhận biết các khu vực của châu Á.
- Mỗi khu vực châu Á có đặc điểm tự nhiên ra
sao?
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 và nhận biết các kí
hiệu núi, đồng bằng, ghi lại tên của chúng ra giấy.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi
trường của người dân châu Á: Sống ở đồng bằng
là chủ yếu; làm nông nghiệp.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
- HS quan sát hình 3 và đọc SGK để nhận
biết các khu vực của châu Á.
- 3 em đọc tên các khu vực được ghi trên
lược đồ. Sau đó nêu tên theo kí hiệu a, b, c,
d, đ của hình 2 rồi tìm chữ ghi tương ứng
của các khu vực trên hình 3.
- HS lần lượt nêu đặc điểm của mỗi khu vực
trong châu Á. Nhận xét về sự đa dạng của
thiên nhiên châu Á.
- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát hình 3 và nhận biết các kí hiệu
núi, đồng bằng, ghi lại tên của chúng ra
giấy.
- 3 em đọc tên các dãy núi, đồng bằng đã ghi
chép được.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :




Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 20
CHÂU Á (tiết 2)
(NL)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á: Có số dân đông nhất.
Phần lớn dân cư châu á là người da vàng. Nêu được một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của
cư dân châu á : Chủ yếu người dân làm nông ngjhiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát
triển. Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á : Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
2. Kỹ năng : Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư
dân và hoạt động sản xuất của người dân châu
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam á. Giải
thích được vì sao dân cư châu á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu
mơ, đa số cư dân làm nông nghiệp. Giải thích được vì sao Đông Nam á lại sản xuất được nhiều

lúa gạo:Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
* NL : Khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực của châu Á. Sơ lược một số nét về
tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ Tự nhiên châu Á.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên trình bày nội dung chính
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Cư dân châu Á ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được đặc điểm của dân
cư châu Á .
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 105, đọc
bảng số liệu trang 103 trong SGK rồi so sánh dân
số châu Á với các châu lục khác. So sánh dân số
và diện tích châu Á với châu Mĩ từ đó rút ra nhận
xét.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn ở mục 3 và nhận xét

- 1 em lên trình bày.

- HS quan sát hình trang 105, đọc bảng số
liệu trang 103 trong SGK rồi so sánh dân số
châu Á với các châu lục khác. So sánh dân

số và diện tích châu Á với châu Mĩ từ đó rút
ra nhận xét.
- HS đọc đoạn văn ở mục 3 và nhận xét về
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
về chủng tộc và nơi cư trú của người châu Á.
b. Hoạt động 2 : Hoạt động kinh tế ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được các ngành sản
xuất chính và nơi phân bố của chúng.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.Yêu cầu HS
quan sát hình 5 để nhận biết các hoạt động sản
xuất khác nhau của người dân châu Á. Tìm các
kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và
nhận xét sự phân bố của chúng.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Khu vực Đông Nam Á (10 ph)
* Mục tiêu : Giúp HS xác định vị trí, khí hậu và
các loại rừng, các ngành sản xuất của khu vực
Đông Nam Á.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 104 và
hình 5 trang 106, đọc và ghi lại tên của 11 quốc
gia trong khu vực. Xác định khí hậu và các loại
rừng ở khu vực Đông Nam Á.
- Yêu cầu HS liên hệ với các hoạt động sản xuất,
các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp Việt
Nam để xác định các ngành sản xuất chính của
khu vực Đông Nam Á.
- GV nhận xét và chốt ý chính viết bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
* NL : Khai thác dầu có ở một số nước và một
số khu vực của châu Á. Sơ lược một số nét về
tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu
vực của châu Á
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
chủng tộc và nơi cư trú của người châu Á.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu
học tập của nhóm, sau đó đại diện của
nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung .
- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ lược đồ
phân bố các ngành sản xuất.
- Lớp nhận xét và bổ sung.

- HS quan sát hình 3 trang 104 và hình 5
trang 106, đọc và ghi lại tên của 11 quốc gia
trong khu vực. Xác định khí hậu và các loại
rừng ở khu vực Đông Nam Á.
- HS liên hệ với các hoạt động sản xuất, các
sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp Việt
Nam để xác định các ngành sản xuất chính
của khu vực Đông Nam Á.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :






Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 21
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh
tế Cam-pu-chia và Lào : Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-
chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều
lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt;Lào sản xuất quế, cánh
kiến, gỗ và lúa gạo
2. Kỹ năng : Dựa vào lược đồ bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung
Quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này. Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nề kinh
tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công ghiệp hiện đại
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí
và địa hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á. Bản đồ các nước châu Á. Quả Địa cầu.
Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên trình bày nội dung chính
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.

- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Cam-pu-chia. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí địa lí, đặc
điểm kinh tế Cam-pu-chia.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ các nước châu
Á và quả Địa cầu rồi phát phiếu học tập cho các
nhóm .
+ Chỉ và nêu vị trí của Cam-pu-chia trên lược đồ

- 1 em lên trình bày.

- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung .
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chỉ lược đồ và
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
và quả Địa cầu.
+ Nêu đặc điểm về kinh tế của Cam-pu-chia.
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
b. Hoạt động 2 : Lào. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí địa lí, đặc
điểm kinh tế Lào.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các nước châu
Á và quả Địa cầu rồi phát phiếu học tập cho các
nhóm .
+ Chỉ và nêu vị trí của Lào trên lược đồ và quả
Địa cầu.

+ Nêu đặc điểm về kinh tế của Lào.
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
c. Hoạt động 3 : Trung Quốc. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí địa lí, đặc
điểm kinh tế Trung Quốc.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ các nước châu
Á và quả Địa cầu rồi phát phiếu học tập cho các
nhóm .
+ Chỉ và nêu vị trí của Trung Quốc trên lược đồ
và quả Địa cầu.
+ Nêu đặc điểm về kinh tế của Trung Quốc.
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
quả Địa cầu, xác định vị trí địa lí của Cam-pu-
chia.
- Các nhóm quan sát và nhận xét.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung .
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chỉ lược đồ và
quả Địa cầu, xác định vị trí địa lí của Lào.
- Các nhóm quan sát và nhận xét.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung .

- Đại diện các nhóm lần lượt lên chỉ lược đồ và
quả Địa cầu, xác định vị trí địa lí của Trung
Quốc.
- Các nhóm quan sát và nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :




Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Địa lý tuần 22
CHÂU ÂU
(MT)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ của Châu Âu: Nằm ở phía
tây châu á, có 3 phía sát biển và đại dương. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân
cư và hoạt động sản xuất của châu Âu: 2/3 diện tích là đồng băng, 1/3 diện tích là đồi núi; Châu
Âu có khí hậu ôn hoà; Dân cư chủ yếu là người da trắng; Nhiều nước có nề kinh tế phát triển.
2. Kỹ năng : Sử dụng quả địa câu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh
thổ châu Âu. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng băng, sông lớn của châu Âu
trên bản đồ(lược đồ). Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và
hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi trườngcủa người dân châu Âu: Sống tập trung ở
thành phố; phát triển công nghiệp (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Tựï nhiên châu Âu, quả Địa cầu. Lược đồ các nước châu Âu.

Tranh, ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu Âu.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên nhắc lại nội dung chính của
tiết trước. Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn (10 ph)
* Mục tiêu : HS xác định vị trí và giới hạn của
châu Âu trên bản đồ và Quả địa cầu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ rồi đặt câu hỏi
+ Đọc tên và chỉ lược đồ các châu lục và đại
dương mà châu Âu tiếp giáp?
+ Dựa vào bảng thống kê trang 103 SGK, so sánh
diện tích châu Âu với các châu lục khác? Em có
nhận xét gì?
+ So sánh dân số châu Âu với các châu lục khác?
Em có nhận xét gì?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí châu Âu trên Quả địa
cầu.

HS lên nhắc lại nội dung chính của tiết trước.


- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS khác xung phong lên chỉ lược đồ, lớp
nhận xét.
- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
b. Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (10 phút)
* Mục tiêu : HS nhận biết được các đặc điểm tự
nhiên của châu Aâu.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và đọc cho nhau
nghe tên các dãy núi, các đồng bằng lớn của châu
Aâu.
- Yêu cầu HS tìm vị trí các hình 2 theo kí hiệu a,
b, c, d trên lược đồ hình 1, mô tả cho nhau nghe
quang cảnh của mỗi địa điểm.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Dân cư và hoạt động kinh tế ở
châu Âu ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết được các đặc điểm dân
cư, kinh tế của châu Aâu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát số liệu bài 17 và hình 3 và
xác định những nét khác biệt về chủng tộc của
người dân châu Aâu với người dân châu Á.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 và kể một số hoạt
động sản xuất được phản ánh qua SGK.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
* Kết luận : Đa số dân châu Aâu là người da
trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi
trườngcủa người dân châu Âu: Sống tập trung ở

thành phố; phát triển công nghiệp.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình 1 và đọc cho nhau nghe tên
các dãy núi, các đồng bằng lớn của châu Aâu.
- HS tìm vị trí các hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d
trên lược đồ hình 1, mô tả cho nhau nghe
quang cảnh của mỗi địa điểm.
- HS lần lược trình bày kết hợp chỉ các hình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.
- HS quan sát số liệu bài 17 và hình 3 và xác
định những nét khác biệt về chủng tộc của
người dân châu Aâu với người dân châu Á.
- HS quan sát hình 4 và kể một số hoạt động
sản xuất được phản ánh qua SGK.
- HS lần lược trình bày kết hợp chỉ các hình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :



Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 23
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU

(NL)
(Bài tự chọn)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm nổi bật của 2 quốc gia Pháp và Liên bang Nga
: Liên bang Nga nẳm ở cả châu á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông.
Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế; Nước Pháp
nằm ở tây Âu, là nước phát triển công nghiêp, nông nghiệp và du lịch.
2. Kỹ năng : Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* NL : Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá
(liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ các nước châu Âu. Quả Địa cầu. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên trình bày nội dung chính
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Liên bang Nga. ( 15 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí địa lí, đặc
điểm kinh tế của Liên bang Nga.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các nước châu
Âu và quả Địa cầu rồi phát phiếu học tập cho các
nhóm .

+ Chỉ và nêu vị trí của Liên bang Nga trên lược
đồ và quả Địa cầu.
+ Nêu đặc điểm về diện tích, dân số, khí hậu, tài
nguyên, khoáng sản, các sản phẩm nông

- 1 em lên trình bày.

- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung .
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chỉ lược đồ và
quả Địa cầu, xác định vị trí địa lí của Liên bang
Nga.
- Các nhóm quan sát và nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
nghiệp,công nghiệp của Liên bang Nga?
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
* NL : Liên bang Nga có nhiều tài nguyên
khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
b. Hoạt động 2 : Pháp. ( 15 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí địa lí, đặc
điểm kinh tế của Pháp.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các nước châu
Âu và quả Địa cầu rồi phát phiếu học tập cho các
nhóm .
+ Chỉ và nêu vị trí của Pháp trên lược đồ và quả
Địa cầu.
+ Hãy so sánh khí hậu, vị trí địa lí với Liên bang
Nga?

+ Nêu đặc điểm về kinh tế , các sản phẩm nông
nghiệp, công nghiệp của Pháp?.
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học
tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát
biểu, nhóm khác bổ sung .
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chỉ lược đồ và
quả Địa cầu, xác định vị trí địa lí của Pháp.
- Các nhóm quan sát và nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :








Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 24
ÔN TẬP
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Tìm được vị trí châu á, châu Âu trên bản đồ.

2. Kỹ năng : Khái quát đặc điểm châu á, châu Âu về: Diện tích, địa hình, khí hậu, dân
cư, hoạt động kinh tế.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Thế giới. Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Xác định và mô tả trên lược đồ
trống ( 15 phút )
* Mục tiêu : HS xác định và mô tả được vị trí các
đại dương, châu Á, châu Aâu, các dãy núi lớn của
châu Á, châu Aâu trên lược đồ trống.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu học tập cho HS có sẵn lược đồ
trống.
- GV nhận xét và cho điểm.
b. Hoạt động 2 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng?
(15 phút)

- 1 em lên trình bày.

- HS nhận phiếu và điền vào lược đồ trống :
+ Tên châu Á, châu Aâu, Bắc Băng Dương,

Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Đại Tây
Dương, Địa Trung Hải.
+ Tên một số dãy núi : Hi-ma-lay-a, Trường
Sơn, U-ran, An-pơ.
- Vài em xung phong lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
* Mục tiêu : Củng cố về diện tích, khí hậu, địa
hình, chủng tộc, hoạt động kinh tế của châu Á và
châu Âu.
* Cách tiến hành : Tổ chức trò chơi.
- GV yêu cầu HS các nhóm làm bài trên phiếu
học tập.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS các nhóm làm bài trên phiếu học tập.
- Nhóm nào làm nhanh nhất, lên gắn kết quả
trên bảng và giải thích sơ lược thì thắng cuộc.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :

















Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 25
CHÂU PHI (tiết 1)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
1. Kiến thức : Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi: Châu Phi ở phía nam châu
Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục; Nêu được một số đặc
điểm về địa hình, khí hậu: Địa hình chủ yếu là cao nguyên; Khí hậu nóng và khô; Đại bộ phận
lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
2. Kỹ năng : Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ
châu Phi. Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: vìo
nằm trong vòng đại nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền. Dựa
vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Tựï nhiên châu Phi, quả Địa cầu. Tranh, ảnh về một số cảnh
hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa van.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên nhắc lại nội dung chính của
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn (15
phút)
* Mục tiêu : HS xác định vị trí và giới hạn của
châu Phi trên bản đồ và Quả địa cầu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ rồi đặt câu hỏi
+ Đọc tên và chỉ lược đồ các châu lục và đại
dương mà châu Phi tiếp giáp?
+ Dựa vào bảng thống kê trang 103 SGK, so sánh
diện tích châu Phi với các châu lục khác? Em có
nhận xét gì?
+ So sánh dân số châu Phi với các châu lục khác?
Em có nhận xét gì?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí châu Phi trên Quả địa

HS lên nhắc lại nội dung chính của tiết trước.


- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS khác xung phong lên chỉ lược đồ, lớp
nhận xét.

- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
cầu.
b. Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (15 phút)
* Mục tiêu : HS nhận biết được các đặc điểm tự
nhiên của châu Phi.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi
và trả lời các câu hỏi :
+ Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
+ Khí hậu châu Phi có gì khác với các châu đã
học, vì sao?
- GV nhận xét và chốt ý chính ghi bảng.
* Kết luận : Châu Phi có khí hậu nóng và khô
bậc nhất thế giới.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát lược đồ, đọc SGK và trả lời câu
hỏi.
- HS lần lược trình bày kết hợp chỉ các hình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :











Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 26
CHÂU PHI (tiết 2)
(MT + NL)
(Bài tự chọn)
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm vè dân cư và hoạt động sản xuát của người
dân châu Phi: Châu lục có chủ yếu là dân cư chủ yếu là người da đen; Trồng cay công nghiệp
nhiệt đới khai thác khoáng sản; Nêu được một số đặc điểm nỏi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ
đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
2. Kỹ năng : Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi trường của người dân châu Phi : Sống tập trung ở
ven biển và các thung lũng sông (liên hệ).
* NL : Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Kinh tế châu Phi. Tranh, ảnh về một số dân cư, hoạt động kinh tế
của người dân châu Phi.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên nhắc lại nội dung chính của
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Dân cư và hoạt động kinh tế
của châu Phi (20 phút)
* Mục tiêu : HS xác định dân cư và hoạt động
kinh tế của châu Phi.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát tranh và nội dung SGK
rồi đặt câu hỏi :
+ Dân số châu Phi đứng thứ mấy trên thế giới?
+ Người châu Phi thuộc chủng tộc da gì?
+ Dân cư châu Phi chủ yếu tập trung ở những nơi
nào?
+ Kinh tế châu Phi có những đặc điểm gì so với
các châu lục đã học?
+ Đời sống người dân châu Phi như thế nào? Tại

HS lên nhắc lại nội dung chính của tiết trước.


- Hs quan sát tranh và nội dung SGK rồi trả
lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
sao?

+ Kể tên và chỉ lược đồ những nước có nền kinh
tế phát triển nhất ở châu Phi?
* NL : Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó
có dầu khí.
b. Hoạt động 2 Ai Cập ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết một số nét tiêu biểu về
Ai Cập. Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của
Ai Cập.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi
và trả lời các câu hỏi :
+ Chỉ vị trí sông Nin?
+ Cho biết vị trí của Ai Cập?
+ Ai Cập nổi tiếng thế giới về gì?
- GV nhận xét và chốt ý chính ghi bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi
trường của người dân châu Phi : Sống tập trung
ở ven biển và các thung lũng sông
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS khác xung phong lên nêu tên và chỉ lược
đồ, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
- HS lần lượt trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.


RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :




Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 27
CHÂU MĨ ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu
Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu :
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Địa hình châu Mĩ từ Tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên; Châu Mĩ có
nhièu đới khí hạu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
2. Kỹ năng : Sử dụng quả địa cầu, lược đồ, bản đồng nhận biết vị trí, giới hạn , lãnh thổ
châu Mĩ. Chỉ và đặt tên các dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ,
lược đồ.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi : Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài
từ phần cực Bắc tới cực Nam. Quan sát bản đồ( lược đồ ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ
và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ. Dựa vào lược đồ trống
ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Tựï nhiên châu Mĩ, quả Địa cầu. Tranh, ảnh về rừng A-ma-dôn.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên nhắc lại nội dung chính của

tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn (15 ph)
* Mục tiêu : HS xác định vị trí và giới hạn của
châu Mĩ trên bản đồ và Quả địa cầu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ rồi đặt câu hỏi
+ Đọc tên và chỉ lược đồ các châu lục và đại
dương mà châu Mĩ tiếp giáp?
+ Dựa vào bảng thống kê trang 103 SGK, so sánh
diện tích châu Mĩ với các châu lục khác? Em có
nhận xét gì?
+ So sánh dân số châu Mĩ với các châu lục khác?
Em có nhận xét gì?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí châu Mĩ trên Quả địa
cầu.
b. Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (15 phút)

HS lên nhắc lại nội dung chính của tiết trước.


- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS khác xung phong lên chỉ lược đồ, lớp
nhận xét.
- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà

* Mục tiêu : HS nhận biết được các đặc điểm tự
nhiên của châu Mĩ.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Mĩ
và trả lời các câu hỏi :
+ Địa hình châu Mĩ có đặc điểm gì?
+ Khí hậu châu Mĩ có gì khác với các châu đã
học, vì sao?
+ Nêu tên và chỉ lược đồ các dãy núi cao ở phía
tây châu Mĩ?
+ Nêu tên và chỉ lược đồ hai đồng bằng lớn ở
châu Mĩ?
+ Nêu tên và chỉ lược đồ các dãy núi thấp ở phía
đông châu Mĩ?
+ Hai con sông lớn của châu Mĩ?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn và chỉ
lược đồ vị trí của nó?
- GV nhận xét và chốt ý chính ghi bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát lược đồ, đọc SGK và trả lời
câu hỏi.
- HS lần lược trình bày kết hợp chỉ các hình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lần lượt xung phong lên bảng nêu tên và
chỉ vào lược đồ các dãy núi cao phía tây, các
dãy núi thấp phía đông, đồng bằng và sông
lớn của châu Mĩ.

- Lớp quan sát và nhận xét.
- HS lần lược trình bày.
- Vài HS nêu và lên bảng chỉ.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 28
CHÂU MĨ (tiết 2)
(MT + NL)
(Bài tự chọn)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ: Dân cư chủ yếu
là người có nguồn gốc nhập cư; Bắc Mĩ có nèn kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản
và khai thác khoáng sản để xuất khẩu; Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền
kihn tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp dứng hàng đầu thé giới và nong sản xuất khẩu
lớn nhất thế giới.
2. Kỹ năng : Chỉ và đọc trên bản đồ tên và thủ đô của Hoa Kì; Sử dụng tranh, ảnh, bản
đồ, lược đồ để nhận biết mọt số đặc điểm của dân cư và hoạt đông sản xuất của người dân chau
Mĩ.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi trường của người dân châu Mĩ: Sống tập trung ở
ven biển và miền đông (liên hệ).

* NL : Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ. Ở Hoa Kỳ sản xuất điện là
một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Thế giới, quả Địa cầu. Tranh, ảnh về các hoạt động kinh tế của
châu Mĩ.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên nhắc lại nội dung chính của
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Dân cư và hoạt động kinh tế
châu Mĩ (20 phút)
* Mục tiêu : HS xác định dân cư và hoạt động
kinh tế châu Mĩ.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs đọc SGK rồi đặt câu hỏi :
+ Châu Mĩ đứng hàng thứ mấy về số dân trong
các châu lục?
+ Người dân từ các châu lục nào đã đến sống ở
châu Mĩ?
+ Dân cư châu Mĩ tập trung chủ yếu ở đâu?
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với
Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ,
Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc

Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ?
- Yêu cầu HS triển lãm các tranh ảnh về các hoạt
động kinh tế của châu Mĩ.

HS lên nhắc lại nội dung chính của tiết trước.


- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS khác xung phong lên chỉ lược đồ phân
biệt giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ, lớp
nhận xét.
- Mỗi em giới thiệu với lớp về các tranh, ảnh
sưu tầm được.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- GV khen ngợi những em sưu tầm nhiều tranh,
ảnh nhất.
b. Hoạt động 2 : Hoa Kì (10 phút )
* Mục tiêu : HS nhận biết được vị trí địa lí và các
đặc điểm kinh tế của Hoa Kì.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Mĩ
và chỉ vị trí của Hoa Kì cũng như thủ đô Oa-sinh-
tơn.
- Yêu cầu HS xem SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Hoa Kì giáp với những quốc gia và đại dương
nào?
+ Diện tích và dân số của Hoa Kì như thế nào so
với thế giới?

+ Nền kinh tế Hoa Kì có đặc điểm gì?
- GV nhận xét và chốt ý chính ghi bảng.
* NL : Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản
trong đó có dầu mỏ. Ở Hoa Kỳ sản xuất điện là
một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng
đầu thế giới.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
* MT : Sự thích nghi của con người với môi
trường của người dân châu Mĩ: Sống tập trung ở
ven biển và miền đông.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS chỉ lược đồ tự nhiên châu Mĩ và chỉ vị
trí của Hoa Kì cũng như thủ đô Oa-sinh-tơn.
- HS xem SGK và trả lời các câu hỏi .
- HS lần lược trình bày .
- Lớp nhận xét, bổ sung.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :




Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 29
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
(MT + NL + BĐ)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Xác định vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại

Dương, châu Nam Cực : Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các
đảo, quần đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương; Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực;
Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo; Châu Nam Cực là châu
lục lạnh nhất thế giới.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
2. Kỹ năng : Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại
Dương, châu Nam Cực. Nêu được một số đặc điểm về dan cư, hoạt động sản xuất của châu Đại
Dương: Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục; Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu,
len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luỵện kim,
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
* Học sinh khá, giỏi: nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với
các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van;
phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
* MT : Sự thích nghi của con người với môi trường của người dân châu Đại dương: Sống tập
trung ở các đảo (liên hệ).
* NL : Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển
mạnh (liên hệ).
* BĐ: Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại dương, châu Nam Cực; Biết được những nguồn lợi
và những ngành kinh tế tiêu biển của vùng này trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên, biển đảo
(toàn phần).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả Địa cầu.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên nhắc lại nội dung chính của
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.

- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Châu Đại Dương (17 phút)
* Mục tiêu : HS nêu những đặc điểm tiêu biểu về
vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại
Dương. Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí,
giới hạn của châu Đại Dương.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs đọc SGK rồi đặt câu hỏi :
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu nào?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc
châu Đại Dương trên bản đồ và quả Địa cầu?
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu như thế nào?
+ Các đảo và quần đảo có khí hậu như thế nào?
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ động, thực vật gì đặc
biệt?
+ Các đảo và quần đảo có hệ động, thực vật gì
đặc biệt?
+ Dân số châu Đại Dương có gì khác với các
châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a có gì khác với dân
cư các đảo và quần đảo?

HS lên nhắc lại nội dung chính của tiết trước.


- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS khác xung phong lên chỉ Bản đồ và quả
địa cầu vị trí của châu Đại Dương, lục địa Ô-
xtrây-li-a và các đảo, quần đảo của châu Đại
Dương.
- Lớp quan sát và nhận xét.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của châu Đại
Dương?
* NL : Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng
lượng là một trong những ngành phát triển mạnh.
b. Hoạt động 2 : Châu Nam Cực (13 phút)
* Mục tiêu : HS nêu những đặc điểm tiêu biểu về
vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư của châu Nam Cực.
Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn
của châu Nam Cực.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm xem lược đồ và tư liệu trong
SGK để trả lời các câu hỏi :
+ Chỉ trên lược đồ vị trí địa lí của châu Nam
Cực?
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam
Cực?
- GV nhận xét và chốt ý chính ghi bảng.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
* MT : Sự thích nghi của con người với môi
trường của người dân châu Đại dương: Sống tập
trung ở các đảo.
* BĐ: Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại
dương, châu Nam Cực; Biết được những nguồn

lợi và những ngành kinh tế tiêu biển của vùng
này trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên, biển
đảo.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc
SGK và trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm xung phong phát biểu.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS khác xung phong lên chỉ Bản đồ và quả
địa cầu vị trí của châu Nam Cực.
- Lớp quan sát và nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :




Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 30
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
(BĐ)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ
Dương và Bắc băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
2. Kỹ năng : Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ( lược đồ), hoặc
trên quả địa cầu. Sử dụng bảng số liệu và bản đồ(lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về
diện tích, độ sâu mỗi đại dương
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.

* BĐ: Biết đại dương có diện tích gấp 3 lần lục địa; Đại dương có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với đời sống con người; Những hiểm họa từ đại dương, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí
hậu hiện nay (toàn phần).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên nhắc lại nội dung chính của
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí của các đại dương (15
phút)
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và xác định vị trí
của 4 đại dương trên bản đồ thế giới và quả địa
cầu.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 và 2
SGK rồi hoàn thành phiếu học tập.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đúng nhất.
b. Hoạt động 2 : Một số đặc điểm của các đại
dương (15 phút)
* Mục tiêu : HS mô tả được một số đặc điểm của
các đại dương. Biết phân tích bảng số liệu và bản

HS lên nhắc lại nội dung chính của tiết trước.



- Các nhóm quan sát hình 1 và 2 SGK rồi
hoàn thành phiếu học tập.
- Thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm vào
phiếu theo 3 cột : Tên đại dương, giáp với các
châu lục, giáp với các đại dương.
- Đại diện nhóm : 1 em trình bày kết hợp chỉ
bản đồ, 1 em chỉ trên quả địa cầu.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
đồ để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại
dương.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu
hỏi :
+ Xếp các đại dương theo thứ tự lớn đến bé theo
diện tích?
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? Bao
nhiêu mét?
- GV nhận xét và chốt ý chính ghi bảng.
* Kết luận : Thái Bình Dương là đại dương có
diện tích lớn nhất và độ sâu trung bình lớn nhất.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học
trên bảng.
* BĐ: Biết đại dương có diện tích gấp 3 lần lục
địa; Đại dương có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với đời sống con người; Những hiểm họa từ
đại dương, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí
hậu hiện nay.

- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS chỉ lược đồ vị trí của Thái Bình
Dương.
- Lớp quan sát và nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- Vài em nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :





Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Địa lý tuần 31
Địa lí địa phương
CỦ CHI – QUÊ HƯƠNG TÔI (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết dựa vào lược đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của Củ Chi. Nêu
được một số đặc điểm địa lí, đặc điểm tự nhiên của Củ Chi.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
2. Kỹ năng : Biết đặt câu hỏi và lưa chọn thông tin để giải đáp. Vận dụng các kiến thức
vào thực tiễn đời sống.
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi
trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Tựï nhiên Củ Chi, tài liệu học tập. Tranh, ảnh về một số cảnh ở

Củ Chi.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Ổn định : hát
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn (15
phút)
* Mục tiêu : HS xác định vị trí và giới hạn của
Củ Chi trên lược đồ.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ rồi đặt câu hỏi
:
+ Nêu vị trí và giới hạn của Củ Chi trên lược đồ
thành phố Hồ Chí Minh?
+ Dựa vào bảng thống kê trang 2 của tài liệu, so
sánh diện tích và dân số của Củ Chi với các
quận, huyện khác? Em có nhận xét gì về mật độ
dân số của Củ Chi ?
+ So sánh dân số Củ Chi với các châu lục khác?
Em có nhận xét gì?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí Củ Chi trên lược đồ
thành phố Hồ Chí Minh.
b. Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (15 phút)
* Mục tiêu : HS nhận biết được các đặc điểm tự
nhiên của Củ Chi.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi :

+ Địa hình Củ Chi có đặc điểm gì?

Hát


- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS xung phong phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS khác xung phong lên chỉ lược đồ, lớp
nhận xét.
- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
- HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi.
- HS lần lược trình bày kết hợp chỉ các

×