Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THPT bằng việc liên hệ thực tiễn liên quan đến bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.66 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1/- Cơ sở lý luận
Trong thời đại của chúng ta, ai cũng hiểu là sự giáo dục có một tầm
quan trọng đặc biệt đối với sự hưng thịnh của đất nước. Vì vậy trong
Nghị quyết Đại hội lần IX của Đảng nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền
giáo dục của quốc gia đó.
Nhân loại đã học được một bài học thực tiễn và bổ ích nơi các
nước phát triển trên thế giới: Nước nào có một nền giáo dục tiên tiến thì
nước đó có một đời sống xã hội ổn định và có mức thu nhập GDP thuộc
loại cao nhất và ngược lại. Chúng ta không bao giờ quên sự kiện nhân
ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; nêu về
tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Non sông Việt Nam có trở nên tuơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các
em”.
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát
triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của
ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức
cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào
cuộc sống. Muốn vậy, chúng ta phải quan tâm từ căn bản để có những
điều kiện “dạy tốt - học tốt” nghĩa là phải nâng cao chất lượng dạy - học;
một trong những yếu tố rất quan trọng để quyết định chất lượng dạy -
học đó là “Phương pháp giảng dạy”.
2/- Cơ sở thực tiễn

Lộ Trung Thiện - 1 -
Phân môn Hoá học trong trường THPT giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh Mục đích của
môn học là giúp cho học sinh nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn


và hoàn chỉnh thông qua các bài học, tiết học, tiết thực hành… của hoá
học. Học hoá học để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua
cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự hình thành và phá vỡ liên kết hoá
học cũng như sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản
ứng hoá học…Mặt khác học hoá học là sự khởi nguồn, là cơ sở phát huy
tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ cho đời sống con người. Hoá
học góp phần giải toả cách nhìn phiến diện về thế giới quan làm phương
hại đến đời sống, tinh thần của con người.
Để đạt được mục tiêu đó thì giáo viên dạy Hoá học là nhân tố tham
gia quyết định chất lượng (phương pháp giảng dạy). Muốn vậy, ngoài
những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học phải có phương
pháp trưyền đạt gây hứng thú để học sinh dễ lĩnh hội kiến thức hoá học.
Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc.
Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía
cạnh “Nâng cao hiệu quả dạy - học môn Hoá học ở trường THPT bằng
việc liên hệ thực tiễn liên quan đến bài:Kim loại kiềm thổ và hợp chất
quan trọng của kim loại kiềm thổ trong chương trình Lớp 12 ” với mục
đích góp phần làm cho HS học Hoá học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với
đời sống và lôi cuốn HS khi học môn Hoá học.

Lộ Trung Thiện - 2 -
PHẦN I
THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
1/- Thực trạng

Lộ Trung Thiện - 3 -
Trước tình hình đổi mới về cách dạy - học như hiện nay thì
phương pháp giảng dạy đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả
giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả là phải phát
huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc

dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề
cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo
tính khoa học, hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và có hệ thống sư
phạm.Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả
những quan điểm nêu trên, vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng
quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất.
Thực tế giảng dạy cho thấy môn Hoá học trong trường phổ thông
là một trong những môn học khó, nếu không có những bài giảng và
phương pháp phù hợp đối với thế hệ học sinh thì dễ làm cho học sinh thụ
động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học
sinh không muốn học hoá học, ngày càng xa rời với giá trị thực tiễn của
Hoá học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục,
chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng
dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều
thế hệ học trò vẫn còn nhiều. Do đó phương pháp ít có tiến bộ mà người
giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, còn
học sinh không chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học.
2/- Giải quyết thực trạng
Từ thực trạng trên tôi có suy nghĩ rằng để việc giảng dạy môn Hoá
học đạt hiệu quả cao hơn thì phải tìm cách cải tiến phương pháp sao cho
phù hợp trong các bài giảng hoá học ở trường THPT. Một trong những
phương pháp tôi đã làm là “Nâng cao hiệu quả dạy - học môn hoá học ở
trường THPT bằng việc liên hệ thực tiễn liên quan đến bài học”. Có
những vấn đề hoá học có thể giúp HS hiểu biết đúng đắn về những hiện

Lộ Trung Thiện - 4 -
tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, hiểu được những dụng ý
khoa học Hoá học trong những câu ca dao - tục ngữ mà thế hệ trước để
lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng
những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán xa lạ, lại có tác

dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong học tập, làm cho
môn học không còn khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp.
Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết hết mọi
vấn đề trong thực tiễn mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ của cá nhân, coi
đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần
tạo ra và phát triển phuơng pháp dạy Hoá học hiệu quả cao hơn qua các
bài giảng Hoá học.

Lộ Trung Thiện - 5 -
PHẦN II
CÁC GIẢI PHÁP
1/- Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học tôi đã thấy rằng liên hệ thực tiễn
có liên quan đến bài học ở môn Hoá học THPT sẽ tạo hứng thú, khơi dậy
niềm đam mê, HS hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học Hoá
học. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng,
xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực

Lộ Trung Thiện - 6 -
tế liên quan phù hợp với từng đối tượng HS (yếu, trung bình, khá , giỏi,
nông thôn, thành thị…), hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích
cực chủ động của HS, phải mang tính hợp lý và hài hoà, nhẹ nhàng, đôi
lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm bảo được mục đích học môn Hoá
học. Tuy nhiên thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều (như thứ
gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn, nhưng thiếu nó thì kém
đi hiệu quả ăn uống).
2/- Các giải pháp thực hiện
“Nâng cao hiệu quả dạy - học môn Hoá học ở trường THPT bằng
việc liên hệ thực tiễn liên quan đến bài học” bằng cách:
a) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày sau khi

đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS căn cứ
vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà
hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, HS sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi
vì sao lại có hiện tượng đó tạo tiền đề thuận lợi khi học bài mới
tiếp theo một cách khoa học.
b) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày qua
các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu
vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho HS hiểu và thấy
được ý nghĩa thực tiễn bài học. GV có thể giải thích để giải toả tính
tò mò của HS.
c) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thay
cho lời giới thiệu bài mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS
bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình
thường mà hằng ngày HS vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm
của HS trong quá trình học tập.
d) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thông
qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho HS

Lộ Trung Thiện - 7 -
trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải
thích. Vì muốn giải được bài toán Hoá học đó HS phải hiểu được
nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì và
giải quyết như thế nào?
e) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thông
qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể
xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Cách này có thể
tạo không khí học tập thoải mái, kích thích niềm đam mê học Hoá
học.
f) Tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
sống thường ngày ở địa phương, gia đình… sau khi đã học, tìm

hiểu, nghiên cứu qua một nội dung, một vấn đề Hoá học.
3/- Cách tổ chức thực hiện
Để tổ chức thực hiện được GV có thể dùng nhiều phương tiện,
nhiều cách như: Bằng lời giải thích, bằng hình ảnh, đoạn phim, bài hát,
ca dao - tục ngữ, chuyện kể… có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng
máy chiếu hay không dùng máy chiếu, điều này phụ thuộc vào GV ở mỗi
trường THPT, vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy
động tối đa vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh
nghiệm có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng có những phong cách
không thể áp dụng cho GV khác (vì mỗi một GV có những phong cách
khác nhau).
Những ví dụ minh hoạ thông qua một số hiện tượng thực tiễn trong
số muôn vàn hiện tượng thực tiễn có thể áp dụng, nhưng trong SKKN
này tôi chỉ nêu từng vấn đề cụ thể với đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy -
học môn Hoá học ở trường THPT bằng việc liên hệ thực tiễn có liên
quan đến bài: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại
kiềm thổ trong chương trình Lớp 12”.

Lộ Trung Thiện - 8 -
Ví dụ 1:Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn” mang hàm ý
khoa học Hoá học như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO
3
trong nước tồn tại
phương trình điện ly:
CaCO
3


Ca

2+
+
2
3
CO

(*)
Khi nước chảy cuốn theo các ion
2
Ca
+
,
2
3
CO

theo nguyên lý chuyển
dịch cân bằng hoá học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại
sự giảm nồng độ
2
Ca
+
,
2
3
CO

nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn
dần.
Lĩnh vực áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá

có những dòng chảy đi qua nếu không để ý trong xây dựng thì sẽ ảnh
hưởng không ít, góp phần hiểu được dụng ý khoa học của câu tục ngữ,
làm cho hoá học trở nên gần gũi, thiết thực hơn. GV có thể xen vấn đề
này trong khi dạy đến phần về muối
3
CaCO
( tiết 48 lớp 12)
Ví dụ 2: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng
phong phú đa dạng như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là
3
CaCO
, khi trời mưa trong không
khí có
2
CO
tạo môi trường axit làm tan được đá vôi, những giọt nước
mưa rơi xuống như muôn vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những
đường nét khác nhau
3 2 2 3 2
( )CaCO CO H O Ca HCO↓ + + =
(*)
và xuất hiện quá trình điện ly:
2
3 2 3
( ) 2Ca HCO Ca HCO
+ −
= +

2 2

3 3
CaCO Ca CO
+ −
↓= +

Lộ Trung Thiện - 9 -
Theo thời gian dần tạo ra các hang động, khi nước có
3 2
( )Ca HCO
ở đất đá
do áp suất nhiệt độ đột nhiên hạ xuống thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ
có tồn tại phương trình: C
3 2 3 2 2
( )a HCO CaCO CO H O↓ + ↑ +€
Như vậy lớp
3
CaCO
lưu lại ngày càng nhiều và dày, gọi đó là nhũ có màu,
hình thù đa dạng.
Lĩnh vực áp dụng: Hiện tượng này thường thấy trong các hang
động núi đá. GV có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần muối
cacbonat (tiết 48 lớp 12)
Ví dụ 3:Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở
dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, nghĩa là
có chứa
3 2 3 2
( ) , ( )Ca HCO Mg HCO
. Khi nấu sôi có phương trình hoá học:
3 2

( )Ca HCO →

3 2 2
CaCO CO H O↓ + ↑ +
3 2
( )Mg HCO →

3 2 2
MgCO CO H O↓ + +
3 3
,CaCO MgCO
sinh ra đóng cặn.

Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm một lượng giấm
3
(CH COOH
5%
)

ancol etylic
2 5
( )C H OH
đun sôi để nguội qua đêm thì tạo thành một lớp
cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.
Lĩnh vực áp dụng: GV có thể xen vào trong bài giảng nước cứng
(tiết 49 lớp 12). Mục đích cung cấp mẹo vặt trong đời sống cũng góp
phần cho HS hiểu bản chất của vấn đề có trong đời sống hàng ngày, HS
có thể ứng dụng trong gia đình mình, tạo sự hưng phấn trong học tập và
đó cũng là một thí nghiệm tự làm được.


Lộ Trung Thiện - 10 -
PHẦN III
KẾT QUẢ
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với
lớp áp dụng liên hệ thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.
Kết quả giảng dạy ở trường của năm học 2008 – 2009 tôi đã có số
liệu cụ thể trong bảng sau:
Lớp
Mức độ áp dụng
đề tài
Không khí học
tập
Kết quả học tập
Giỏi Khá TB Yếu Kém
12X
3
Không áp dụng
hoặc ít áp dụng
Ít sôi nổi, trầm 0% 3% 65% 32% 0%
12T
3
Áp dụng thường
xuyên
Sôi nổi, hăng say
phát biểu
5% 15% 70% 10% 0%
12T
4
Áp dụng thường
xuyên

Sôi nổi, hăng say
phát biểu
7% 15% 72% 6% 0%

Lộ Trung Thiện - 11 -
PHẦN IV
KẾT LUẬN
Để có những tiết học đạt kết quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy
nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và
trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ
dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn
lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng HS. Trong nội dung đề tài
“Nâng cao hiệu quả dạy - học môn Hoá học ở trường THPT bằng việc
liên hệ thực tiễn có liên quan đến bài học” tôi đã đề cập đến một số vấn
đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp,
tiếp xúc hàng ngày. Tôi hy vọng đây là vấn đề cởi mở gợi ra một quan
niệm trong dạy - học Hoá học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề
cập mọi hiện tượng có liên quan. Với thực trạng học Hoá học và yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi
đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng dạy - học Hoá học trong
thời kỳ mới.

Lộ Trung Thiện - 12 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách Giáo Khoa Hoá học lớp 10 – 11 – 12
(Nhà xuất bản Giáo dục –
2008 )
[2] Sách Giáo viên Hoá học lớp 10 – 11 – 12

Lộ Trung Thiện - 13 -

(Nhà xuất bản Giáo dục –
2008 )
[3] Phân phối chương trình môn Hoá học Trung học phổ thông
(Tài liệu chỉ đạo chuyên môn áp dụng từ
năm học 2008 – 2009; Vụ trung học phổ
thông)
[4] Tài liệu Giáo khoa chuyên Hoá học 11 – 12
(Nhà xuất bản Giáo dục –
2001 )
[5] Từ điển Hoá học phổ thông
(Nhóm tác giả: Nguyễn Thạt Cát - Chủ
biên,
Hoàng Minh Châu, Đỗ Tất
Hiển,
Nguyễn Quốc Tín, NXB Giáo dục –
2002.)
[6] Giáo dục toàn diện và sự phát triển xã hội
(Tác giả: Nguyễn Văn Tỷ, NXB Thanh Niên –
2009)

Lộ Trung Thiện - 14 -
MỤC LỤC
Trang
Các chữ viết tắt
2
Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3
PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
1 Thực trạng
5

2 Cách giải quyết
5
PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP

Lộ Trung Thiện - 15 -
1 Đặt vấn đề
7
2 Các giải pháp
7
3 Cách thực hiện
8
PHẦN III: KẾT QUẢ
10
PHẦN IV: KẾT LUẬN
11
Tài liệu tham khảo
12
Mục lục
13

Lộ Trung Thiện - 16 -

×