Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.63 KB, 15 trang )

Bài tập học kì Môn Luật lao động Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá, quan hệ giữa người
lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao
động. Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm
việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu
được những giá trị mới lớn hơn – lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối
đa luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được
các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích
đối lập này giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở thành mâu
thuẫn, bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau. Do vậy,
tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy.Vì vậy việc tìm hiểu, giải quyết
tình huống cụ thể có liên quan đến tranh chấp lao độngsẽ giúp chúng ta hiểu sâu
sắc hơn các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh
chấp lao động.
NỘI DUNG
1, Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động
tập thể.
“Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi
và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động” (Khoản 1 Điều 44 BLLĐ sửa
đổi bổ sung năm 2007)
Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp xảy ra giữa “tập thể lao động và
người sử dụng lao động”
Tranh chấp lao động tập thể thường là những tranh chấp về thỏa ước lao
động tập thể.
Tập thể lao động là một tập hợp người lao động trong một phạm vi sử dụng
lao động nhất định được hình thành thông qua sự liên kết giữa những người lao
động với nhau nhằm thực hiện những mục tiêu xã hội vì quyền lợi của họ (tập thể
lao động) trong lĩnh vực lao động.


(1)
(1)
: Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10 năm 2006
1
Họ và tên: Nguyễn Thị Thoa MSSV: 341203
Bài tập học kì Môn Luật lao động Việt Nam
Các yếu tố cơ bản để xác định một tranh chấp lao động tập thể:
+ Tranh chấp lao động đó phải có sự tham gia của toàn bộ hoặc đa số người
lao động trong một đơn vị sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận chức năng
của đơn vị sử dụng lao động đó hoặc có sự tham gia hợp lệ của đại diện những
người lao động ở những cấp độ khác nhau.
+ Những người lao động hoặc đại diện của người lao động (không chỉ, bao
gồm cả công đoàn) tham gia vào vụ tranh chấp lao động phải có chung mục đích,
nguyện vọng và quyền lợi chung.
+ Nội dung tranh chấp lao động tập thể phải là các vấn đề liên quan tới quá
trình lao động như việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao
động khác…
Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể
là mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau. Bởi vì:
Thỏa ước lao động tập thể là kết quả của sự thỏa thuận giữa tập thể lao động
và người sử dụng lao động về các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động như:
An toàn, vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền
thưởng…. và tranh chấp lao động tập thể thường là những tranh chấp phát sinh từ
các vấn đề đã được thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể như việc các bên
không thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong thỏa ước, tranh chấp về
việc phải sửa đổi, bổ sung những nội dung đã không còn phù hợp với điều kiện
thực tế tại thời điểm phát sinh tranh chấp…Chính vì vậy, thỏa ước lao động tập
thể chính là biện pháp pháp lý quan trọng để người lao động và người sử dụng lao
động xây dựng được mối quan hệ hài hòa, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát
triển ổn định, phồn vinh của doanh nghiệp…và vì lợi ích của mỗi bên qua đó ngăn

chặn tranh chấp lao động, đặc biệt là tranh chấp lao động tập thể. Hơn thế nữa,
thỏa ước lao động tâp thể còn là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp lao động
tập thể.
Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể
được thể hiện ở các khía cạnh sau:
1.1. Thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, ngăn ngừa mâu
thuẫn xung đột giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động ( tức là ngăn
ngừa, hạn chế, tranh chấp lao động trong đó có tranh chấp lao động tập thể )
2
Họ và tên: Nguyễn Thị Thoa MSSV: 341203
Bài tập học kì Môn Luật lao động Việt Nam
Không chỉ góp phần tạo nên cộng đồng về quyền lợi và nâng cao ý thức
trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động, thỏa ước lao động tập thể còn là
một trong những biện pháp pháp lý quan trọng để hạn chế xảy ra các tranh chấp
trong quan hệ lao động, đặc biệt đối với tranh chấp lao động tập thể.
Đối với người lao động trong doanh nghiệp, với ý nghĩa lớn lao động là sự
liên kết các cá nhân mỗi người lao động thành một khối thống nhất về quyền, về
lợi ích và về ý chí thỏa ước lao động tập thể tạo điều kiện để họ bình đẳng hơn với
người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, giúp họ có được vị thế tương
xứng, có tiếng nói mạnh hơn trong việc thương lượng với người sử dụng lao động
về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động. Thỏa ước lao động khi đã
được kí kết và có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, được nhà nước thừa
nhận và bảo vệ, giúp hạn chế được những yêu sách không chính đáng có thể phát
sinh trong quá trình tiến hành quan hệ lao động từ phía người sử dụng lao động –
phía thường có ưu thế hơn trong quan hệ lao động với người lao động, qua đó sẽ
ngăn ngừa được những mâu thuẫn xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động.
Đồng thời nó cũng giúp hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những
người lao động trong các bộ phận doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp trong
cùng ngành, nghề, bảo đảm ổn định việc làm cho người lao động.
Đối với người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể sẽ giúp họ tăng

thêm sự chủ động trong sản xuất, kinh doanh đồng thời cũng là yếu tố quan trọng
giúp kiềm chế xu hướng bột phát yêu sách không chính đáng từ phía người lao
động với doanh nghiệp, góp phần ổn định doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập
thể được kí kết sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động đối
với việc thực hiện nghĩa vụ lao động, nhờ đó năng suất, chất lượng lao động được
nâng cao, kế hoạch sản xuất của người sử dụng lao động được đảm bảo thực hiện.
Lợi ích của doanh nghiệp được đảm bảo sẽ là một yếu tố quan trọng đảm bảo lợi
ích các bên, giúp hạn chế xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động tại doanh
nghiệp.
Như vây, thỏa ước lao động tập thể chính là một công cụ pháp lý quan trọng
để tập thể người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao
động hài hòa, ổn định cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp và vì
lợi ích của mỗi bên.
3
Họ và tên: Nguyễn Thị Thoa MSSV: 341203
Bài tập học kì Môn Luật lao động Việt Nam
1.2. Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh
chấp lao động đặc biệt là tranh chấp lao động tập thể.
Quan hệ lao động là quan hệ thiên về khía cạnh lợi ích. Vì vậy, bất đồng
giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động trong quan hệ này là điều
thường xuyên phát sinh, khó có thể hạn chế tuyệt đối. Có những bất đồng mà họ
không thể tự giải quyết được mà phải nhờ đến các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giải quyết, thậm chí có những bất đồng trở thành tranh chấp lao động tập
thể rất quyết liệt, không thể giải quyết được dẫn đến đình công.
Tranh chấp lao động gồm hai loại: tranh chấp lao động các nhân và tranh
chấp lao động tập thể.
Tranh chấp lao động cá nhân thường phát sinh trong việc áp dụng các quy
phạm pháp luật vào từng quan hệ lao động cụ thể. Hay nói cách khác chúng
thường phát sinh trong quá trình thực hiện, thay đổi chấm dứt hợp đồng lao động
hoặc trong việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội….vì

vậy hợp đồng lao động là căn cứ quan trọng nhất để cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp. Tuy nhiên, bên cạnh hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập
thể cũng là căn cứ quan trọng đẻ giải quyết tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp,
cơ quan có thẩm quyền bao giờ cũng xem xét những thỏa thuận trong hợp đồng
có phù hợp với thỏa ước tập thể hay không. Nếu thỏa thuận đó trong hợp đồng mà
trái với thỏa ước (theo hướng bất lợi cho người lao động) thì những thỏa thuận
trong thỏa ước sẽ được coi là căn cứ để giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Tranh chấp lao động tập thể thường là những tranh chấp về thỏa ước lao
động tập thể như: tranh chấp về việc các bên không thực hiện đúng các nội dung
đã thỏa thuận trong thỏa ước (tranh chấp lao động tập thể về quyền), tranh chấp
về việc phải sửa đổi, bổ sung những nội dung đã không còn phù hợp với điều kiện
thực tế tại thời điểm phát sinh tranh chấp (tranh chấp lao động tập thể về lợi ích)
…Đương nhiên, thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để giải
quyết tranh chấp này. Từ tranh chấp tập thể về lợi ích có thể dẫn đến sửa đổi, bổ
sung Thỏa ước lao động tập thể đã kí kết, hoặc kí kết một thỏa ước lao động tập
thể mới phù hợp với thời điểm hiện tại tại doanh nghiệp.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên ta thấy rằng thỏa ước lao động tập thể và
tranh chấp lao động tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Có thể nói rằng, thỏa
4
Họ và tên: Nguyễn Thị Thoa MSSV: 341203
Bài tập học kì Môn Luật lao động Việt Nam
ước lao động tập thể vừa là cơ sở của tranh chấp lao động tập thể, vừa là căn cứ
để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Vì vậy, nếu chế định về thỏa ước lao
động tập thể của pháp luật lao động được quan tâm xây dựng và hoàn thiện phù
hợp với thực tế, nếu các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức hữu quan quan tâm
đầy đủ đến việc kí kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể thì có thể hạn chế
được đến mức tối đa các tranh chấp lao động, đặc biệt là tranh chấp lao động tập
thể có thể xảy ra trong thực tế.
2. Giải quyết tình huống.
a, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu.

Tranh chấp trong tình huống trên là tranh chấp lao động cá nhân giữa người
lao động là T và người sử dụng lao động là –Ngân hàng ACB về quyết định sa
thải T của Ngân hàng. T làm việc cho ngân hàng ACB tại chi nhánh Trung yên
quận thanh xuân, Hà Nội. Ngày 17/6/2006, ngân hàng ra quyết định sa thải T,
nhưng T không đồng ý với quyết định sa thải này.
Theo quy định tại Điều 93 BLLĐ: “Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm
đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu
thấy không thoả đáng, có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ
quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do
pháp luật quy định”
Khi người lao động bị xử lý kỷ luật có thể khiếu nại tới người sử dụng lao
động vì chính người sử dụng lao động là người ra quyết định xử lý kỷ luật người
lao động. Họ cũng có thể khiếu nại với UBND các cấp, cơ quan lao động giúp
UBND trong việc giải quyết khiếu nại này cụ thể tại Điều 186 và Điều 187 là
thanh tra nhà nước về lao động. Trình tự được tiến hành theo Luật khiếu nại tố
cáo.Trong trường hợp không nhất trí với quyết định sa thải, người lao động có thể
yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.Việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải
quyết tranh chấp lao động được quy định tại chương XIV của BLLĐ và Bộ luật tố
tụng dân sự.
5
Họ và tên: Nguyễn Thị Thoa MSSV: 341203
Bài tập học kì Môn Luật lao động Việt Nam
Điều 166 BLLĐ quy định: 1- Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết các
tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động hoà giải không thành, hoặc không giải quyết trong thời hạn quy
định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này
2- Những tranh chấp lao động cá nhân sau đây có thể yêu cầu Toà án nhân dân
cấp huyện giải quyết, không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:
a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;;

Tranh chấp trong tình huống trên là tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động
theo hình thức sa thải, khi xảy ra tranh chấp nếu hai bên có yêu cầu hòa giải thì có
thể hòa giải ngay tại cơ sở. Nhưng ở đây khi xảy ra tranh chấp này, T nên khởi
kiện đến Tòa án cấp quận (huyện) luôn mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại
cơ sở, bởi tranh chấp này có liên quan đến quyền lợi thiết thực giữa hai bên. Kéo
dài thì T không có việc làm, không có thu nhập sẽ ảnh hưởng tới đời sống cũng
như tâm lý. Còn Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đến tiến độ cũng như sự ổn định
của sản xuất, kinh doanh. Nếu qua hội đồng hòa giải cơ sở hay hòa giải viên của
cơ quan lao động cấp quận (huyện) thì thời gian giải quyết vụ việc kéo dài. Vì vậy
đảm bảo nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ
quyền và lợi ích của các bên, T có quyền yêu cầu tòa án cấp quận (huyện) giải
quyết mà không cần phải qua hòa giải và trong trường hợp này được miễn án phí.
Ở đây, T làm việc cho Ngân hàng ACB tại chi nhánh Trung yên quận
Thanh Xuân, Hà Nội. Theo quy định tại Điều 35 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm
2004:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định
như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có
trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
6
Họ và tên: Nguyễn Thị Thoa MSSV: 341203

×