Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

ĐÁNH GIÁ cấu TRÚC vốn của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
Môn học : Tài chính tiền tệ
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

GVHD: TS Nguyễn Anh Tuấn
SVTH: Nhóm 3 - TC08-K33
1. Đỗ Như An
2. Hồ Thị Bích Hưng
3. Nguyễn Thu Hiền
4. Đoàn Huỳnh Mai
5. Nguyễn Ngọc Anh Thư
6. Lê Thị Cẩm Tú
7. Đỗ Hồng Vân
Tp HCM, ngày 14 tháng 12 năm 2009
MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN…………………………1
CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
I. Vốn chủ sở hữu…………………………………………………………………………
3
1. Vốn điều l ệ………………………………………………………………………
3
2. Các quỹ dự trữ……………………………………………………………………
3
3. Vay nợ dài hạn……………………………………………………………………
4
II. Vốn huy động………………………………………………………………………….


5
1. Vốn huy động từ tiền gửi…………………………………………………………
5
1.1. Tiền gửi không kỳ hạn……………………………………………………….
5
1.2. Tiền gửi có kỳ hạn…………………………………………………………
6
1.3. Tiền gửi tiết kiệm……………………………………………………………
6
1.4. Tiền gửi khác………………………………………………………………
6
2. Nguồn vốn đi vay………………………………………………………………….7
2.1. Vay của ngân hàng trung
ương……………………………………………… 7
2.2. Vay của các tổ chức tín dụng khác…………………………………………
7
2.3. Vay trên thị trường vốn………………………………………………………
7
2.4. Vay từ những nguồn khác……………………………………………………
7
3. Nguồn vốn khác……………………………………………………………………
7
III. Tài sản có……………………………………………………………………………
8
1. Khoản mục ngân quỹ………………………………………………………………
8
2. Khoản mục cho vay………………………………………………………………
8 3.
Đầu tư hoặc chứng khoáng……………………………………………………… 8
4. Tài sản cố định…………………………………………………………………….

9
CHƯƠNG II : NHỮNG ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HIỆN NAY
I. Tổng quan thực trạng của các khối ngành ngân hàng trong những năm
qua……… .10
II. Đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu của NHTMCP so với toàn
ngành………………… .11
1. Sự tăng trưởng của vốn điều lệ…………………………………………………
.11
2. Hiệu quả của việc tăng trưởng vốn điều lệ
13
3. Những khó khăn trong việc huy động vốn điều lệ của các ngân hàng hiện
nay… 16

III. Đánh giá nguồn vốn huy động của
NHTMCP 18
1. Tổng quan nguồn vốn huy động của khối ngân hàng…………………………….
18
2. Đánh giá nguồn vốn huy động của
NHTMCP………………………………… 19
2.1. Thực trạng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
cổ phần trong những năm qua………………………………………………… .
19
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP qua nguồn vốn huy
động…….22
2.3. Rủi ro thanh khoản ………………………………………………………
23
Kết luận………………………………………………………………………….
25
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại phát triển rất nóng trên
thị trường Việt Nam. Nhiều chi nhánh ngân hàng được mọc lên, các chính sách ưu
đãi, các cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi làm nóng cả các trang báo. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính, sự phát triển của hệ thống các tổ
chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là đương nhiên. Nhưng không
phải ở đâu, hệ thống ngân hàng cũng phát triển nhanh đến chóng mặt như ở nước
ta. Đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những
người có nhu cầu về vốn, ngân hàng thương mại đã giúp cho nguồn vốn được lưu
thông một cách dễ dàng, nguồn vốn trong nền kinh tế được sử dụng ngày càng
hiệu quả. Xuất phát từ đặc điểm đó, cho nên hoạt động của các ngân hàng thương
mại gắn liền với các quá trình huy động và cho vay. Từ đó, muốn xem xét hoạt
động của một ngân hàng thương mại, ta có thể xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của
một ngân hàng thương mại.
Nhìn vào thị trường ngân hàng thương mại ở Việt Nam, sẽ thấy ngay sự
chiếm lĩnh thị phần rất lớn của khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Nhưng
nếu theo dõi sự tăng trưởng của các ngân hàng trong những năm trở lại đây, đặc
biệt là trong 2006-2007, sẽ nhận ra có sự chuyển dịch thị phần khá nhanh từ khối
ngân hàng quốc doanh qua khối ngân hàng thương mại cổ phần. Với cơ chế điều
hành và quản lý năng động, ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng chiếm thị
phần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín dụng.
Vậy ngân hàng thương mại cổ phần đã hoạt động như thế nào? Cơ chế hoạt
động ra sao? Hiệu quả hoạt động có vượt trội hơn các ngân hàng khác không mà
lại được dự đoán là sẽ chiếm lĩnh thị phần tài chính trong tương lai? Như đã nói ở
trên, muốn phân tích hoạt động của một ngân hàng, có thể xem xét qua cấu trúc
vốn của ngân hàng đó. Vấn đề phát triển của các ngân hàng cũng đang là một
trong những vấn đề nóng hổi trên thị trường tài chính ngày nay. Vì vậy, nhóm tiểu
luận làm đề tài “ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN” như một cái nhìn, xem xét về cấu trúc vốn của khối ngân hàng
này, từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình hoạt động của nó.
Vì còn những hạn chế về kiến thức, về thông tin và sự nhận xét còn tương

đối chủ quan nên bài viết còn nhiều sai sót. Mong thầy có thể góp ý và gửi nhận
xét về cho nhóm để nhóm có thể rút ra những bài học qua bài tiểu luận này.
Rất mong nhận được nhận xét của thầy về mail:
Nhóm tiểu luận
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
gân hàng thương mại cổ phần là một trong các định chế tài chính trung
gian tiêu biểu, nó đóng vai trò quan trọng trong việc khai thông các nguồn
vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế,
đảm bảo cho nền kinh tế vận hành nhịp nhàng hữu hiệu. Ngân hàng thương mại cổ
phần có loại hình sở hữu hỗn hợp. Vốn điều lệ ngân hàng hình thành trên cơ chế
góp vốn cố phần, trong quá trình kinh doanh cần mở rộng quy mô, ngân hàng có
thể phát hành thêm cổ phần mới. Loại hình ngân hàng này phổ biến trong cơ chế
kinh tế thị trường phát triển. Cơ chế quản lý và điều hành kinh doanh năng động,
với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, cho nên hoạt
động của ngân hàng thương mại cổ phần rất đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh
vực kinh tế xã hội. Vì thế các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng chiếm thị
phần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín dụng.
N
Các chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần: ngân hàng thương mại cổ phần
có đầy đủ những chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại, đó là:
• Chức năng trung gian tín dụng:
Đóng vai trò cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu
về vốn. Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại cổ phần hình thành nên quỹ cho vay cấp
tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ
thể đi vay, vừa là chủ thể cho vay, giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tín
dụng về khối lượng và cả thời gian tín dụng, đồng thời biến vốn nhàn rỗi không
hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh.
• Chức năng trung gian thanh toán:

Việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng góp phần tiết giảm chi phí và lượng tiền
mặt trong lưu thông và đảm bảo an toàn trong thanh tóan, cho phép khách hàng
thanh toán nhanh và hiệu quả, góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ
luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, chức
năng này cũng giúp ngân hàng thương mại cổ phần thu hút nhiều khách hàng mở
tài khỏan tại ngân hành, từ đó thu hút nguồn vốn tiền gửi.
• Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính:
Sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính tuy ảnh hưởng lớn đến thị phần và
quy mô họat động tín dụng của ngân hàng thương mại, nhưng đồng thời cũng tạo
điều kiện cho ngân hàng thương mại đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận. Ngân
hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng có những
lợi thế so sáng nhất định trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính, đó là:
o Ưu thế về cơ sở vật chất: dễ dàng tiếp xúc với khách hàng.
o Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao của đội ngũ nhân viên trong
lĩnh vực tài chính đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ tài
chính do ngân hàng cung cấp.
o Ưu thế về thông tin: có những thông tin lưu trữ về tình hình kinh doanh,
tình hình tài chính của khách hàng tương đối đầy đủ và sâu sắc, cộng thêm
khả năng tập hợp và phân tích thông tin nhạy bén và kịp thời về thị trường
tài chính tiền tệ; dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp sẽ hiệu quả và
giảm thiểu rủi ro đầu tư tài chính.
Các chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần có mối quan hệ mật thiết với
nhau, bổ sung cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ
bản, tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt các chức năng sau.
CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ được ngân
hàng thương mại tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay, đầu tư và thực hiện các
dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 loại chính: vốn chủ sở

hữu/ vốn tự có và vốn huy động/ tài sản nợ và vốn tự có của ngân hàng.
I. Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là lượng vốn mà chủ ngân hàng phải có để hoạt động,
thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại. Nguồn hình thành loại vốn này rất
đa dạng, tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu
và sự phát triển của thị trường. Có thể hiểu vốn tự có của ngân hàng theo 2 cách
tiếp cận sau:
o Về khía cạnh kinh tế: vốn tự có là vốn do chủ sở hữu đóng góp và lợi nhuận
tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, tức là gồm có vốn điều lệ và
các quỹ dự trữ.
o Về khía cạnh quản lý: vốn tự có của ngân hàng lúc này bao gồm vốn chủ sở
hữu và các khoản nợ dài hạn. Luật các tổ chức tín dụng quy định:” Vốn tự
có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ”
khác của tổ chức tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước. Vốn tự
có là căn cứ để tính các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Một số khoản nợ dài hạn gồm: vay chính phủ dài hạn, phát hành trái phiếu
dài hạn… Đây là đặc trưng khác biệt giữa ngân hàng so với doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Tuy nhiên khái niệm vốn tự có bao gồm một số khoản nợ dài hạn chỉ áp
dụng trong quản lý và kiểm soát rủi ro đối với các ngân hàng, còn phân tích hiệu
quả kinh doanh và quản trị tài chính người ta chỉ sử dụng khái niệm vốn tự có theo
bản chất kinh tế.
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh (thường không quá 10%
tổng nguồn vốn), nhưng nguồn vốn tự có của ngân hàng có vai trò quan trọng đối
với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và khả năng phát triển
trong tương lai. Nó được thể hiện qua các nội dung sau:
o Là tấm đệm chống lại rũi ro phá sản, vì bộ phận vốn này dùng để trang trải
những khoản thua lỗ cho đến khi ngân hàng có thể tập trung giải quyết các
vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời.
o Là khoản vốn tối cần thiết mà ngân hàng phải có để được nhà nước cấp

giấy phép hoạt động.
o Là cơ sở xác định niềm tin cho việc huy động các nguồn vốn của khách
hàng trên thị trường.
o Đảm bảo cung cấp ngăn lực tài chính cho sự phát triển và tăng trưởng các
loại hình dịch vụ mới.
Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:
1. Vốn điều lệ:
Đây là số vốn của ngân hàng phải có để đi vào hoạt động và được ghi vào
điều lệ. Tùy theo loại hình ngân hàng mà nó được hình thành từ những nguồn khác
nhau: cụ thể đối với ngân hàng thương mại cổ phần là do cổ đông góp vốn được
tính theo mệnh giá cổ phiếu. Là lĩnh vực kinh doanh có ngành nghề, do vậy vốn
điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do ngân hàng trưng ương quy định.
Vốn điều lệ của ngân hàng cổ phần bao gồm:
o Vốn cổ phần phổ thông: là vốn được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ
phiếu phổ thông đã phát hành.
o Vốn cổ phần ưu đãi: là vốn được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu
ưu đãi đã phát hành.
Có 2 phương pháp để bổ sung vốn điều lệ:
o Phương pháp tích tụ: Bắt nguồn từ các quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ phát
triền kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng,. Quy mô và tiến độ của quá trình này
phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ trích lập các quỹ theo
phương án phân phối lợi nhuận trong kỳ. Phương án này phải được thực
hiện thường xuyên và thường làm cho trị giá cổ phiếu của ngân hàng tăng
lên trên thị trường
o Phương pháp tập trung vốn: áp dụng trong những năm cụ thể, cần thiết
phải tăng vốn điều lệ theo quy định của ngân hàng trung ương hoặc thực
hiện chiến lược phát triển quy mô kinh doanh trong tương lai mà nguồn vốn
từ tích tụ, không đáp ứng kịp. Hình thức cụ thể: mở rộng liên doanh, phát
hành cổ phiếu …Từ đó cho thấy, giá trị của cổ phiếu có thể bị thay đổi, ảnh
hưởng đến lợi ích của cổ đông. Vì vậy ban điều hành công ty cần xem xét

kỹ trước mỗi quyết định huy động vốn của mình.
2. Các quỹ dự trữ:
Để duy trì hoạt động kinh doanh các NHTM được trích lập các quỹ dự trữ:
o Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Hàng năm được trích theo tỷ lệ nhất định
từ lợi nhuận sau thuế (ở nước ta, mức trích lập này ở khoảng 5% ). Mức tối
đa của quỹ bằng mức vốn điều lệ thực có. Trong đó, phần chênh lệch giá
bán cổ phiếu với mệnh giá theo quy định hoạch toán vào quỹ này.
o Quỹ dự phòng tài chính: là các khoản dự phòng tổn thất được xem như là
một bộ phận của vốn tự có để bù đắp thua lỗ (ở Việt Nam, mức trích này là
10% từ lợi nhuận sau thuế). Số dự trữ này không vuợt quá 25% vốn điều lệ.
o Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ phát triển nghiệp vụ …, các quỹ này cũng
được trích lập theo quy định của pháp luật
3. Vay nợ dài hạn:
Bao gồm cổ phiếu ưu đãi, chứng khoán nợ trái phiếu được chuyển đồi, tín
phiếu vốn. Ngoài ra chính phủ còn cho vay dài hạn trong những trường hợp đặc
biệt.
Chứng khoán nợ chuyển đổi là một dạng trái phiếu nhưng có đặc điểm là
xếp hạng ưu tiên sau người gửi và được pháp chuyển đổi thành cổ phiếu phổ
thông. Tín phiếu vốn là một dạng chứng khoán nợ nhưng chỉ được thanh toán khi
phát hành được cổ phiếu mới.
Các hình thức của vay nợ dài hạn đã trở nên rất quan trọng trong cấu trúc
vốn ngày này của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng lớn. Vì chúng có chi phí
tương đối thấp để đáp ứng nhu cầu tăng vốn theo quy định của ngân hàng trung
ương, đồng thời không làm giảm lợi tức trên mỗi cổ phần khi phát hành thêm cổ
phần mới.
II. Vốn huy động:
Nguồn vốn huy động hay còn được gọi là tài sản nợ ngân hàng, bộ phận
nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn kinh
doanh. Thông qua huy động mang tính thường xuyên trong quá trình kinh doanh
như: tiếp nhận các khoản gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, làm cho ngân hàng

thương mại trở thành một trung gian tài chính tiêu biểu có mối quan hệ rộng rãi
với đông đảo khách hàng là doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư.
1. Vốn huy động từ tiền gửi:
Đây là vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân hàng
thương mại và đó là mục tiêu tăng trưởng hằng năm của ngân hàng. Có nhiều hình
thức huy động khác nhau như:
1.1.Tiền gửi không kỳ hạn:
Là số tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục
đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ,
và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh. Người gửi có thể rút ra bất cứ khi
nào và ngân hàng phải có nhiệm vụ đáp ứng kịp thời đầy đủ.
Đây là nguồn huy động có chi phí thấp nhất của ngân hàng bởi người gửi
sẵn lòng bỏ qua một số tiền lãi để có một tài sản có tính lỏng cao sử dụng cho các
hoạt động thanh toán mua hàng.
Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và thực
hiện tốt các dịch vụ trung gian, thu hút nhiều khách là cá nhân hay doanh nghiệp
lớn. Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cơ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của các
khoản tiền gửi được thực hiện tốt sẽ làm cho mức dư tiền gửi tại các ngân hàng
luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để
cho vay mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
1.2.Tiền gửi có kỳ hạn:
Là những khoản tiền mà các doanh nghiệp hay các tổ chức xã hội gửi ở
ngân hàng sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, ngân
hàng có thể giải quyết cho khách hàng rút tiền trước kỳ hạn khi có yêu cầu, nhưng
phải bị phạt tiền bằng cách chuyển từ lãi suất gửi có kỳ hạn sang lãi suất không kỳ
hạn thấp hơn. Đây là nguồn vốn ổn định, vì vậy các ngân hàng thương mại có thể
chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng vốn, tìm kiếm những khoản đầu tư có thời
gian hợp lý và thu lợi nhuận cao.
Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, mục đích của người gửi tiền là lợi tức mà
không quan tâm đến những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp. Vì vậy, để

tăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng công cụ lãi suất, linh
hoạt trong các chính sách khách hàng để tạo sự quan tâm thu hút khách hàng, đặc
biệt là nhóm khách hàng cá nhân.
1.3.Tiền gửi tiết kiệm:
Là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại huy động tiền nhàn rỗi trong tầng
lớp dân cư. Ở Việt Nam, hình thức gửi tiết kiệm phổ biến là:
o Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại mà khách hàng có thể gửi và rút ra
bất kỳ lúc nào.
o Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian
nhất định. Tuy nhiên, khách hàng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu mức
lãi suất thấp hơn.
o Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: thông thường đây là hình thức tiết kiệm
trung và dài hạn. Người tham gia ngoài việc được ngân hàng trả lãi còn
được cấp tín dụng nhằm bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện
phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Để thu hút loại tiền này, các ngân hàng thương mại có những giải pháp
nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền như mở rộng mạng lưới huy động, lãi suất linh
hoạt….
1.4.Tiền gửi khác:
Các ngân hàng thương mại còn huy động các khoản tiền gửi khác như tiền
gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước, tiền gửi từ các
đoàn thể xã hội….
2. Nguồn vốn đi vay:
Trong cơ chế thị trường, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính,
để tạo ra cơ cấu nguồn vốn ổn định và hợp lý về quy mô, kỳ hạn và mức rủi ro
trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng có thể mở rộng quy mô nguồn vốn bằng
các nghiệp vụ đi vay từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hay các
trung gian tài chính khác và vay từ công chúng.
2.1. Vay của ngân hàng trung ương:
Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngâh hàng trung ương cấp phép

hoạt động đều được vay vốn tại ngân hàng trung ương trong trường hợp cần bổ
sung vốn khả dụng theo hạn mức tín dụng được cấp. Ngân hàng trung ương cho
ngân hàng thương mại vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn như: cho vay lại theo hồ
sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạn
khác; cho vay bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạn
khác; cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ; cho vay đặc biệt khi ngân hàng
thương mại mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn hệ thống. Khoản vay
này liên quan đến lượng tiền cung ứng của ngân hàng Trung ương đến việc thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
2.2. Vay của các tổ chức tín dụng khác:
Qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn
nhàn rỗi từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ
chi trả cấp bách. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hòa vốn khả dụng
và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng.
2.3. Vay trên thị trường vốn:
Ngân hàng chủ động phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn nhằm thực hiện
những dự án đầu tư đã định. Các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
tiền gửi; trong đó, kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu
là loại phiếu nợ trung dài hạn. Các giấy tờ có giá đó được ngân hàng thương mại
phát hành từng đợt với mục đích và số lượng cụ thể và được ngân hàng Trung
ương chấp nhận. Khả năng vay mượn tùy thuộc vào uy tín của ngân hàng, lãi suất
và trình độ phát triển của thị trường tài chính.
2.4. Vay từ những nguồn khác:
Với những ngân hàng thương mại có các mối quan hệ quốc tế rộng lớn, có thể
tranh thủ các khoản vốn tín dụng hoặc tiếp nhận từ các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.
3. Nguồn vốn khác:
Ngoài những loại vốn được tạo lập trên, ngân hành thương mại còn tạo lập
vốn từ những nguồn khác:
o Vốn ủy thác: ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ như: ủy thác

cho vay, ủy thác đầu tư, cấp phát, giải ngân và thu hộ… Các dịch vụ này
làm gia tăng vốn ngân hàng thương mại. Trong trường hợp ngân hàng
thương mại đã tiếp nhận vốn nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch
hoặc vốn cho vay đã thu hồi nhưng chưa đến hạn chuyển cho chủ đầu
tư.
o Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng thương mại làm
trung gian thanh toán như: số vốn trong thời gian đã trích tài khoản của
người chi trả nhưng chưa chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do
phải luân chuyển, xử lý chứng từ thanh toán; số vốn trong thời gian
khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một số
hình thức như: séc bảo chi, thẻ tín dụng, thẻ ký quỹ, séc chuyển tiền…
III. Tài sản có:
Tài sản có là những khoản mục sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm: ngân
quỹ, tín dụng, đầu tư hoặc chứng khoán, tài sản cố định.
1. Khoản mục ngân quỹ:
o Tiền mặt tại quỹ: gồm tiền giấy và tiền kim loại giữ tại ngân hàng. Mục
này chiền khoảng 15%- 20% tổng nguồn vốn. Vì việc sữ dụng các
phương tiện thanh toán như séc, thẻ thanh toán còn nhiều hạn chế, nên
việc rút tiền mặt tự tài khoản ở ngân hàng hoặc vay bằng tiền mặt để
thực hiền các khoản chi trả chiềm tỷ trọng tương đối cao.
o Tiền gửi tại Ngân hàng trung ương và các ngân hàng đại lý: khoản tiền
này được sữ dụng để thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản giữa
các ngân hàng khi khách hàng rút tiền để chi trả cho các doanh nghiệp
hoặc cá nhân có tài khoản ở các ngân hàng khác bằng séc, ủy nhiệm chi
hoặc thẻ thanh toán.
2. Khoản mục cho vay:
Đây là khoản mục sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Mục tiêu của việc cấp
tín dụng là lợi nhuận, còn tính chất thanh khoản của các khoản mục này chỉ giữ
vai trò chủ yếu, vì việc bán các hợp đồng tín dụng qua hình thức tái chiếu khấu bị
hạn chế.

Riêng ở Việt Nam thị trường chuyển đổi các khoản cho vay hầu như chưa được
hình thành. Mối quan tâm của ngân hàng đối với khoản mục này là quản trị rủi ro
và chấp hành các giới hạn do pháp luật và ngân hàng trung ương quy định.
3. Đầu tư hoặc chứng khoán:
Các loại chứng khoán như: công trái, trái phiếu đô thị, tín phiếu, trái phiếu
công ty…Đầu tư vào các loại chứng khoán đều mang lại thu nhập cho ngân hàng.
Do đó, tùy theo loại hoạt đồng mà ngân hàng mua loại chứng khoán này hoặc
khác, nếu ngân hàng quan tâm đến tính thanh khỏan thì đầu tư vào tín phiếu kho
bạc … Thêm nữa, loại hình này còn tạo điều kiện để phân tán rủi ro, vì đã đa dạng
hóa danh mục đầu tư của mình (chuyển một phần vốn sang đầu tư vào các chứng
khoán của các công ty lớn khác).
4. Tài sản cố định:
Đây là những tài sản hình thành từ nghiệp vụ mua sắm tài san của ngân
hàng thương mại cổ phần. Vì đặc điểm kinh doanh của ngân hàng là dựa trên niềm
tin, cũng như an toàn và chính xác cao, nên việc đầu tư vào loại tài sản này thường
rất lớn và cần thiết (khoảng 10% trên tổng vốn tự có/ vốn chủ sở hữu)
Những ngân hàng có đầu tư vào các tài sản này với quy mô lớn sẽ tạo được sư
quan tâm, tin tưởng của khách hàng từ đólam2 gia tăng khả năng huy động nguồn
vốn kinh doanh. Với hệ thống chi nhánh rộng khắp trong và ngoài nước sẽ giúp
cho ngân hàng mở rộng đa dạng hóa các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng, tăng năng
lực cạnh tranh trên thị trường.
CHƯƠNG II : NHỮNG ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ
VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HIỆN NAY
I. Tổng quan thực trạng của các khối ngành ngân hàng
trong những năm qua:
Nhìn chung , trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng
nhanh chóng về cả số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng
trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007. Số lượng ngân hàng tăng tập
trung vào hai khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước

ngoài cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư
trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế.
Từ năm 2001-2005 là thời kì có nhiều biến động xảy ra trên thế giới cũng
như trong nước làm cho quá trình phát triển của ngành ngân hàng cũng có sự gián
đoạn ( từ 83 năm 1999 giảm xuống còn 74 năm 2001) .Giai đoạn này là giai đoạn
có nhiều sự kiện bất ổn chính trị của các nước trên thế giới và sự tăng vọt giá
nhiên, nguyên liệu làm cho lạm phát tăng nhanh, thiên tai , dịch bệnh cúm gia cầm
vào năm 2004 đã làm chỉ số giá tiêu dung tăng vọt ( 9.5 % vào năm 2004) , hơn
nữa đồng USD vào thời kì này. Tất cả các sự kiện này đã tạo ra những ảnh hưởng
trực tiếp đối với quá trình phát triển của ngành ngân hàng đặc biệt đối với khối
ngân hàng thương mại cổ phần, năm 2001-2004 chính là giai đoạn mà khối ngành
ngân hàng này chấn chỉnh và củng cố theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Theo
đó, các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả đã bị thu hồi giấy phép, vì thế trong
giai đoạn này có sự suy giảm đáng kể trong quy mô phát triển của khối ngân hàng
thương mại cổ phần. Từ năm 2006 trở đi, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần
được giữ ổn định do các chỉ định từ phía chính phủ về quy định tạm dừng cấp cho
thành lập các ngân hàng cổ phần mới cho đến khi có những điều chỉnh phù hợp
đối với các tiêu chí thành lập cho loại hình ngân hàng thương mại này , năm 2008
mới có một ngân hàng nhà nước cổ phần hóa tăng số lượng ngân hàng thương mại
cổ phần lên thành 38 và có tiềm năng số lượng này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương
lai.
Tóm lại, trong những năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng có
nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhất là đối với khối ngân hàng thương mại cổ
phần và ngân hàng liên doanh nước ngoài, đồng thời, tiềm năng này cũng tạo nên
mức độ cạnh tranh trong ngành, chủ yếu là giữa khối ngân hàng thương mại cổ
phần và khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Hiệu quả hoạt động của khối
ngân hàng thương mại cổ phần tỏ ra vượt trội hẳn, tạo nên sự dịch chuyển thị phần
từ khối ngân hàng thương mại quốc doanh sang khối ngành ngân hàng thương mại
cổ phần. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng tăng trưởng, theo các báo cáo tài chính
gần đây, ngành ngân hàng nước ta đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro đó là

những rủi ro trong tín dụng, rủi ro trong thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt
động đầu tư.
II. Đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu của NHTMCP so với
toàn ngành:
Tốc độ tăng trưởng trong nguồn vốn chủ sở hữu của khối ngân hàng thương
mại cổ phần có xu hướng tăng và gia tăng vượt trội so với các khối ngân hàng
thương mại khác trong ngành. Đặc biệt trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của
các ngân hàng, tỉ trọng của vốn điều lệ là thành phần có ảnh hưởng đến hoạt động
của ngân hàng nhiều nhất .
1. Sự tăng trưởng của vốn điều lệ:
a/ Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ :
Trong thời gian qua, xét riêng về nguồn vốn chủ sở hữu, khối ngân hàng
thương mại cổ phần đã đạt được những tỉ lệ tăng trưởng đáng kể so với các khối
ngân hàng khác trong ngành. Cụ thể, từ báo cáo tài chính của các ngân hàng ta có
biểu đồ tăng trưởng vốn điều lệ các ngân hàng như sau :
Sự tăng trưởng trong quy mô vốn giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể
năng lực tài chính, biểu đồ trên đã cho thấy sự tăng trưởng vượt trội của các ngân
hàng hàng cổ phần so với các ngân hàng quốc doanh, trong đó có ngân hàng đã có
tốc độ tăng trưởng lên đến 500% ( Chúng ta chỉ so sánh khối ngân hàng thương
mại cổ phần với khối ngân hàng thương mại quốc doanh vì trong khía cạnh qui mô
vốn điều lệ thì đây là hai khối ngân hàng nổi bật nhất trong ngành).Tuy khối ngân
hàng thương mại quốc doanh có quy mô vượt trội hơn hẳn tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng lại kém xa so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này phản ánh
tình trạng phân hóa rõ nét giữa các khối ngân hàng , tính đến năm 2008 thì nước ta
có 80 ngân hàng tất cả đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó bao gồm 5 ngân
hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh, đến nay thì con số đã tăng lên
38 đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần.
b/ Nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng trưởng vốn điều lệ:
Việc tăng vốn điều lệ là một động thái "cực tốt". Dấu hiệu này cho thấy hệ

số an toàn tài chính của các ngân hàng đang được cải thiện đáng kể, tiềm lực tài
chính lành mạnh hơn và nó thể hiện rằng các DN trong nước cũng tin tưởng hơn
vào ngân hàng bằng việc đầu tư nhiều hơn vào hệ thống này (mua cổ phiếu, gửi và
vay tiền).
Bên cạnh đó, việc cổ phần hoá khiến các công ty tư nhân, công ty cổ phần,
công ty TNHH ra đời và lớn lên từ lượng vốn chủ yếu của các NH cổ phần. Điều
này khiến tổng tài sản rủi ro của ngân hàng trong tăng. Vì vậy các ngân hàng buộc
phải tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số an toàn.
Các nhà đầu tư trong nước ngày càng tin tưởng hơn và thích đầu tư vào
ngân hàng cổ phần, bằng chứng là cổ phiếu ngân hàng vẫn là mặt hàng hấp dẫn
nhất trên thị trường chứng khoán phi chính thức (chưa niêm yết).
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc tăng vốn điều lệ nhằm bảo đảm sức
cạnh tranh cho các ngân hàng (NH) thương mại cổ phần (TMCP) đã trở thành vấn
đề cấp bách, giúp các NH tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh doanh và khả
năng sinh lời.
c/ Cách thức bổ sung vốn điều lệ.
Trong quá trình kinh doanh vốn điều lệ thường xuyên được bổ sung. Quá
trình này đươc thực hiện qua hai phương thức cơ bản.
o Phương thức tích tụ: bắt nguồn từ các quỹ trong đó chủ yếu nhất là quỹ bổ
sung vốn điều lệ, quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng.
o Phương thức tập trung vốn cụ thể thông qua hình thức bổ sung từ ngân sách
nhà nước mở rộng liên doanh, phát hành cổ phiếu. Trong đó hình thức phát
hành cổ phiếu là phương thức chủ yếu để tăng vốn điều lệ. NHTMCP Sài
Gòn Thương Tín phát hành 158.474.924 cổ phiếu trong tháng 9/2009 với
mục tiêu là huy động đươc 1.584.749.240.000 đồng. NHTMCP Phương
đông chào bán 40.246.000 cổ phần trong 12/2009 để huy động nguồn vốn :
402.460.000.000 đồng.
2. Hiệu quả của việc tăng trưởng vốn điều lệ:
a/ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Tỷ lệ CAR – tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh

năng lực tài chính cùa ngân hàng, Chỉ tiêu này được dung để xác định khả năng
của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các
rủi ro khác như rủi ro tín dụng , rủi ro vận hành.
Trong những năm qua, khối ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ an toàn
vốn bình quân lên đến 12%, trong khi khối ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ
tăng từ 6-9% ( từ năm 2006-2007) .
Điều này phản ánh năng lực cũng như tiềm năng tài chính vượt trội của khối ngân
hàng thương mại cổ phần so với ngân hàng thương mại quốc doanh. Quy định của
ngân hàng nhà nước Việt Nam ( đến năm 2008) CAR của các ngân hàng phải đạt
được tối thiểu là 8 % , trong khi đến cuối năm 2007, khối ngân hàng thương mại
cổ phần đã đạt đến mức trung bình là 12 % vượt xa so với con số quy định. Tỷ số
CAR đã phần nào phản ảnh hiệu quả hoạt động của khối ngân hàng thương mại cổ
phần so với các ngân hàng thương mại quốc doanh.
b/ Tỉ số ROA và ROE:
ROA (lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận sau thuế
trên tổng vốn chủ sở hữu), đây là hai chỉ tiêu được dùng khá phổ biến trong đánh
giá cấu trúc vốn để phân tích khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.
Trong khoảng thời gian phân tích 2002-2008, có một sự chênh lệch rất rõ
ràng về ROA bình quân giữa hai nhóm ngân hàng. Các ngân hàng cổ phần đã sử
dụng tài sản một cách có hiệu quả hơn hẳn các ngân hàng quốc doanh.
Thế nhưng, khi so sánh ROE giữa hai nhóm ngân hàng, thì sự chênh lệch
này lại không rõ ràng lắm. Không những thế, ROE của khối ngân hàng quốc
doanh trong những năm gần đây, còn cao hơn cả ROE của khối ngân hàng thương
mại cổ phần. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với các báo cáo tài chính của ngân
hàng về tỉ số ROA.
Tuy nhiên, dựa trên giá trị sổ sách của tài sản cố định mà các ngân hàng
này nắm giữ, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân cho điều nghịch lí này.
Về lý thuyết, giá trị tài sản cố định càng cao thì tài sản sinh lời càng thấp và ngược
lại. Như đã nêu ở các phần trên, khối ngân hàng thương mại quốc doanh ra đời
sớm hơn các khối ngân hàng khác và dĩ nhiên là khối ngân hàng nắm giữ những

tài sản khổng lồ bao gồm nhà cửa, đất đai, các bất động sản khác, thế nhưng giá trị
thực tế của chúng chỉ được thể hiện một tỷ lệ khiêm tốn trên sổ sách các ngân
hàng.
Nếu được định giá đúng với giá trị thực của nó, thì chắc chắn, tỷ lệ tài sản
sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng quốc doanh sẽ giảm sút một cách đáng
kể. Bên cạnh đó, trong trường hợp tài sản cố định được định giá lại (cao hơn) thì
vốn tự có thực của các ngân hàng quốc doanh sẽ được điều chỉnh cao hơn rất
nhiều. Điều đó cũng sẽ kéo theo tỷ lệ ROE thực tế của các NHQD sẽ thấp hơn
nhiều so với các số liệu tính toán.
Như vậy, nếu tính toán lại, ROE của các ngân hàng quốc doanh sẽ thấp hơn
nhiều so với các ngân hàng cổ phần. Sức hấp dẫn của ROE của nhóm các
NHTMCP còn dựa vào một thế mạnh khác:sự đóng góp của các thu nhập ngoài
lãi.
Rõ ràng , ngoại trừ năm 2007, thì trong khoảng thời gian phân tích, tỷ lệ thu nhập
ngoài lãi cận biên (chủ yếu là thu từ dịch vụ) của các ngân hàng cổ phần cao hơn
các ngân hàng quốc doanh. Trong các năm qua, các ngân hàng quốc doanh đã tập
trung vào cho vay tín dụng nhiều hơn nhiều so với nhóm các ngân hàng cổ phần.
Các ngân hàng cổ phần, thay vì quá tập trung vào tín dụng, đã có một danh mục tài
sản đa dạng hơn, với nhiều danh mục dịch vụ cung ứng hơn. Chính nhờ vậy mà có
tính bền vững hơn trong thu nhập của các ngân hàng cổ phần so với các ngân hàng
quốc doanh.
3. Những khó khăn trong việc huy động vốn điều lệ của các ngân
hàng hiện nay:
Để bảo đảm cho các NH TMCP có đủ năng lực tài chính, quy mô vốn điều
lệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2006/CP về danh mục vốn pháp định
của các tổ chức tín dụng (TCTD), xác định mức vốn pháp định áp dụng các cho
các NH TMCP phải đạt 1.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31-12-2008 và 3.000 tỷ
đồng vào năm 2010. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc tăng vốn điều lệ nhằm
bảo đảm sức cạnh tranh cho các ngân hàng (NH) thương mại cổ phần (TMCP) đã
trở thành vấn đề cấp bách, giúp các NH tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh

doanh và khả năng sinh lời. Do vậy các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng vốn
điều lệ.
Trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của NHTMCP từ 103%-
500%. Tính riêng năm 2009 với những tháng cuối cùng kéo theo áp lực gia tăng
vốn điều lệ tại các ngân hàng càng lớn. Một số ngân hàng lớn dù đã vượt 3.000 tỷ
đồng vốn điều lệ theo quy định nhưng vẫn tranh thủ tăng vốn trong năm 2009.
Sacombank (ngân hàng có mức vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam) có kế hoạch tiếp
tục tăng vốn điều lệ từ 4.449 tỷ đồng lên 6.093 tỷ đồng trong tổng số 8.530 tỷ
đồng vốn tự có đến cuối năm 2008. Eximbank cũng trình Đại hội cổ đông thông
qua kế hoạch tăng vốn từ 2.800 tỷ đồng lên 7.400 tỷ đồng; ngân hàng Đông Á có
kế hoạch tăng vốn từ 1.600 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính – tiền
tệ nói chung đang gặp nhiều khó khăn, những nghị quyết tiếp tục phát hành thêm
cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm nay của các ngân hàng Thương mại cổ
phần (TMCP) gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, các ngân hàng chủ yếu tăng vốn
thông qua phát hành cổ phiếu, tuy nhiên càng tăng vốn thì cổ phiếu ngân hàng sẽ
càng mất giá, không hấp dẫn nhà đầu tư.
Trong thời điểm này vì gần đây, trong nhiều nhóm cổ phiếu hấp dẫn, cổ
phiếu ngân hàng đang bị đánh tụt hạng. Bên cạnh đó các NHTMCP ồ ạt tăng vốn
bằng cách phát hành cổ phiếu dẫn đến việc huy động vốn càng khó khăn hơn.
Huy động vốn của các ngân hàng lớn đang gặp khó khăn. Đối với những
ngân hàng nhỏ, sức ép gia tăng huy động vốn càng không dễ dàng khi thanh khoản
của các ngân hàng này tương đối thấp.
Tóm lại:
Những năm 2006 trở lại đây, nguồn vốn chủ sở hữu của khối ngành ngân
hàng thương mại cổ phần có xu hướng tăng trưởng vượt trội và vượt trên mức
trung bình của toàn ngành. Trong điều kiện quy định mới về vốn pháp định của
các tổ chức tiền tệ thì hầu hết các ngân hàng trong nhóm này đã tăng vốn gần đạt
mức quy định cho năm 2008. Hơn nữa, tỉ số an toàn vốn tối thiểu lại đạt trên mức
quy định 8% phản ánh ưu thế cạnh trạnh của khối ngân hàng thương mại này. Một

số ngân hàng cổ phần đã tiếp tục khẳng định ưu thế cạnh tranh của mình bằng việc
thực hiện bán cổ phần cho đối tác chiến lược là các ngân hàng lớn trên thế giời
nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như về mặt quản trị. Trong khi so với các
khối ngân hàng thương mại khác như khối ngân hàng thương mại quốc doanh bộc
lộ những yếu kém trong hiệu quả hoạt động, ngân hàng cổ phần đã chứng tỏ
những ưu thế cạnh tranh trong việc gia tăng hiệu quả quản lý tài sản, đa dạng hóa
danh mục đầu tư, phát triển dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Vì thế có sự chuyển
dịch thị phần rõ rệt từ khối ngành thương mại quốc doanh sang khối ngành thương
mại cổ phần. Điều này cũng chứng tỏ những ưu thế của mô hình ngân hàng
thương mại cổ phần, do đó tiến trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc
doanh cũng đang được khuyến khích và thúc đẩy, với cổ phần hóa, Chính phủ sẽ
được giảm nhiều gánh nặng trợ cấp dưới nhiều hình thức khác nhau cho các ngân
hàng, và bên cạnh đó, chính các áp lực của thị trường sẽ là những nhân tố thúc đẩy
và biến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước thành những năng lực
cạnh tranh thực sự.
III. Đánh giá nguồn vốn huy động của NHTMCP:
1. Tổng quan nguồn vốn huy động của khối ngân hàng:
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng.
Sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu và ngày càng đẩy tỷ số an toàn tối thiểu
lên cao. Nhưng tỷ lệ CAR cao là chưa đủ để khẳng định ngân hàng có hoạt động
tốt hay không. Bởi vì bên cạnh yêu cầu an toàn, ngân hàng cần đáp ứng được yêu
cầu trong huy động vốn. Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn
1500 ngàn tỷ dồng tương đương 130% GDP 2007. Sự tăng trưởng có được chủ
yếu tập trung vào 2 mảng truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ huy động
tiền gửi tăng trưởng nhanh thúc đẩy tốc độ tín dụng tăng theo nhanh chóng và luôn
đạt ở mức cao, đạt trung bình trên 35%/năm trong suốt giai đoạn 2002-2007.
Tăng trưởng tín dụng - tiền gửi giai đoạn 2002-2007
Nguồn:IMF, Tổng cục thống kê
Nguyên nhân quan trọng làm cho ngành ngân hàng có sự phát triển mạnh
mẽ là do nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định. Và sự đầu

tư mạnh vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các kênh
huy động giúp cho người dân dần hình thành thói quen gửi tiền thông qua ngân
hàng.
Độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi tỷ lệ tiền gửi/ GDP
tăng nhanh qua các năm và đạt 78% vào cuối 2006. Điều này cho thấy mức độ
phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp
so với mức trung bình trong khu vực.
So sánh tỷ lệ huy động/GDP năm 2006
Các chỉ tiêu này cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm tới có thể giảm xuống, đồng thời hệ
thống ngân hàng sẽ phải tập trung hơn vào việc tăng năng lực tài chính và nâng
cao chất lượng hoạt động.
2. Đánh giá nguồn vốn huy động của NHTMCP:
2.1.Thực trạng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ
phần trong những năm qua:
Bên cạnh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, các ngân hàng cũng đã gia tăng
nhanh chóng nguồn vốn huy động của mình. Trong những năm qua, mặc dù vẫn
khối ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chiếm một thị phần không nhỏ chi
phối các hoạt động huy động tiền gửi nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm
mạnh do sức cạnh tranh từ ngân hàng thương mại cổ phần. Đặc biệt trong 2006-
2007, khối ngân hàng thương mại cổ phần đã phát triển rất mạnh, và ngày càng
cho thấy sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Ngoại trừ ngân hàng Ngoại thương Vietcombank mới chuyển từ khối ngân
hàng quốc doanh qua khối ngân hàng thương mại cổ phần, thì ngân hàng có sức
tăng vốn huy động lớn nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
Nguồn:Từ bảng BCTC của các ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng đều có sự tăng trưởng nhanh, năm sau gấp đôi năm
trước.Sức tăng trưởng mạnh mẽ này xuất phát từ tốc độ tăng tiền gửi của khách
hàng. Nhờ vào sự năng động, linh hoạt với thị trường ,mở rộng và đa dạng hoá các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích, như dịch vụ thẻ, kiều hối, thanh toán, chuyển

tiền, nhờ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng tốc độ xử lý công việc, tự động
hoá nhiều khâu nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng
suất lao động, nên thu hút người dân ngày càng tin tưởng vào chất lượng của ngân
hàng và tỷ lệ tiền gửi của khách hàng vào khối ngân hàng thương mại ngày càng
nhiều.
Điều đó cũng được thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi của các ngân hàng thương
mại cổ phần chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tất cả
các ngân hàng đều có tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng nguồn vốn huy động
rất cao, với ngân hàng thấp nhất là xấp xỉ 50%, có những ngân hàng tỷ lệ này lên
đến 83%.
Tỷ lệ tiền gửi tăng cũng đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng của các khoản
tiền gửi khác từ phía ngân hàn nhà nước và các tổ chức tín dụng khác đặc biệt là
trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ lệ vay nợ ngân hàng trung ương của các ngân
hàng thương mại giảm mạnh, trừ ngân hàng Vietcombank do mới chuyển từ khối
ngân hàng thương mại quốc doanh sang. Điều này không phải do số tiền vay nợ
giảm mà chủ yếu là do tốc độ tăng tiền gửi khách hàng quá nhanh và tổng tài sản
của các ngân hàng thương mại tăng trưởng vượt bậc sa với trước. Tỷ lệ vay nợ của
các tổ chức tín dụng khác chủ yếu hình thành trên thị trường liên ngân hàng. Cho
thấy thị trường ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là khối ngân hàng thương mại đang
từng bước phát triển và hoàn thiện hơn.
Đây cũng chính là các lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ
phần so với các ngân hàng thương mại nhà nước.Với xu hướng nói trên, trong năm
những năm tới, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tiếp tục có sự bứt phá, vươn
lên mạnh mẽ trong cạnh tranh, còn các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục
bận bịu quá nhiều với việc cổ phần hoá cũng như những lực cản khác, nên sẽ bị
"hụt hơi" trong cuộc đua trên thị trường tài chính.
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP qua nguồn vốn
huy động:
. Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng nhà nước , tuy không chiếm tỉ trọng lớn
như trong khối ngân hàng thương mại quốc doanh , nhưng từ năm 2006 -2007, tỷ

trọng trong huy động vốn của khối ngành ngân hàng thương mại cổ phần tăng
nhanh hơn hẳn so với các khối ngân hàng cùng ngành ( 23% -33.14% , tăng trên
10 %) .Từ đó phản ánh hiệu quả hoạt động đột phá của khối ngành ngân hàng
thương mại cổ phần, nhờ vào các kênh huy động vốn hiệu quả và đa dạng từ các
kênh huy động khác nhau , đặc biệt là chứng khoán, thị trường bất động sản thong
qua nhiều phương án phong phú : mở rộng các chi nhánh, mạng lưới dịch vụ,
phòng giao dịch, tăng lãi suất, các khuyến mãi dịch vụ hấp dẫn .

×