Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Xí Nghiệp than Hà Ráng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.87 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
I. Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Xí Nghiệp
than Hà Ráng...............................................................................................2
1.Quá trình ra đời và phát triển của Xí Nghiệp than Hà Ráng..................2
2. Điều kiện sản xuất chủ yếu của XN......................................................3
A.Điều kiện địa chất - tự nhiên................................................................3
B.Quy trình công nghệ sản xuất..............................................................13
II. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................16
1.Tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp than Hà Ráng.......................................16
2.Bộ máy tổ chức quản lý chức năng, sản xuất.......................................19
III. Đánh giá hiệu quả kinh doanh...........................................................23
A.Tình hình thực hiện và xây dựng kế hoạch SXKD.............................23
B.Chế độ làm việc, Lương, thu nhập bình quân......................................26
IV. Khó khăn, thuận lợi, định hướng phát triển....................................28
1. Thuận lợi.............................................................................................28
2. Khó khăn.............................................................................................29
3. Định hướng phát triển.........................................................................30
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I. Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Xí Nghiệp than
Hà Ráng
1.Quá trình ra đời và phát triển của Xí Nghiệp than Hà Ráng
Mỏ than Hà Ráng (nay là Xí Nghiệp than Hà Ráng) được thành lập theo
quyết định số 179/TCCQ ngày 02/04/1988 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Trụ
sở Xí Nghiệp đặt tại Km 7 - Phường Quang Hanh - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh
Quảng Ninh.
Từ năm 1988 đến năm 1992: Mỏ than Hà Ráng là một đơn vị hạch toán
độc lập, cơ quan quản lý cấp trên là Liên Hiệp than Quảng Ninh thuộc Sở
Công Nghiệp Quảng Ninh.
Năm 1992 Liên hiệp than Quảng Ninh đổi tên thành Công ty than Quảng


Ninh, đồng thời chuyển đổi từ một cơ quan quản lý nhà nước sang doanh
nghiệp SXKD. Mỏ than Hà Ráng trở thành một đơn vị thành viên trực thuộc
Công ty than Quảng Ninh có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu
riêng và hạch toán phụ thuộc theo phương pháp độc lập trên cơ sở điều lệ
phân cấp quản lý của Công ty than Quảng Ninh.
Năm 1995: Tổng Công ty than Việt Nam được thành lập và Công ty than
Quảng Ninh là đơn vị thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam.
Đến năm 2001: Tổng Công ty than Việt Nam có quyết định đổi tên Mỏ
than Hà Ráng thành Xí Nghiệp than Hà Ráng trực thuộc Công ty than Quảng
Ninh; năm 2003 sáp nhập Xí Nghiệp than Núi Khánh vào Xí Nghiệp than Hà
Ráng và tổ chức hoạt động theo điều lệ của Công ty than Quảng Ninh.
Năm 2003: Tổng Công ty than Việt Nam có quyết định đổi tên Công ty
than Quảng Ninh thành Công ty than Hạ Long.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ năm 2003 đến nay: Hoạt động SXKD của Xí Nghiệp than Hà Ráng
thực hiện theo điều lệ phân cấp quản lý của Công ty than Hạ Long, bao gồm
hoạt động trên các lĩnh vực:
-Phân cấp về công tác sản xuất, chế biến than và tiêu thụ sản phẩm.
-Phân cấp về công tác kế hoạch vật tư, đầu tư XDCB.
-Phân cấp về công tác kỹ thuật - KCS.
-Phân cấp về công tác tổ chức cán bộ.
-Phân cấp về công tác lao động tiền lương.
-Phân cấp về công tác tài chính - tín dụng.
Trước bao nhiêu khó khăn và thử thách Xớ Nghiệp than Hà Rỏng không
ngừng đổi mới, luôn năng động sáng tạo trong quá trình tiếp xúc với khoa học
và công nghệ khai thác than Lộ thiên mới, tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý,
sản xuất phù hợp với mô hình nền Kinh tế thời kỳ mở cửa, tăng cường các
biện pháp quản lý lao động, động viên khuyến khích Công nhân viên trong
toàn công ty, tăng năng suất lao động, phát huy cải tiến kỹ thuật và áp dụng

vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả Kinh tế toàn công ty. Với mô hình sản
xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập.
2. Điều kiện sản xuất chủ yếu của XN
A.Điều kiện địa chất - tự nhiên
a.1, Vị trí địa lý.
Khai trường khu mỏ Hà Ráng có diện tích khoảng 13 km
2
nằm trong dải
chứa than điệp Hòn Gai-Cẩm Phả, được giới hạn bởi toạ độ (Hệ toạ độ Nhà
nước 1972) như sau:
X = 23.900 ÷ 27.000
Y = 412.300 ÷ 416.500
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
a.2. Địa hình.
Khu mỏ có địa hình đồi núi , địa hình bị phân cách mạnh. Khu khai thác
Núi Khánh nằm ở phía Tây Nam của khu mỏ, đỉnh núi có độ cao +390m. Nơi
thấp nhất là khu vực sông Diễn Vọng. Nhìn chung địa hình cao ở phía Nam
và Tây Nam và thấp dần về phái Bắc.
a.3. Khí hậu.
Khu mỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10, hướng gió chủ yếu là Nam và Đông
Nam, nhiệt độ trung bình 25 ÷ 27
0
C, cao nhất 37
0
C, mưa nhiều vào tháng 07
và tháng 08, lượng mưa lớn nhất trong một ngày có thời điểm là 280mm.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, hướng gió chủ yếu là Bắc và
Đông Bắc, nhiệt độ thấp nhất 4

0
C, độ ẩm không khí cao, tháng 11 và 12 cũng
chịu ảnh hưởng của thời tiết khô hanh vào ban ngày, ban đêm nhiệt độ không
khí giảm xuông và có độ ẩm cao.
a.4. Lịch sử nghiên cứu địa chất.
Xí nghiệp than Hà Ráng trước đây được người Pháp tiến hành khai thác
ở một số vỉa than song tài liệu không được cập nhật. Hiện nay Xí Nghiệp than
Hà Ráng thuộc Công Ty than Hạ Long được Tổng Công ty Than Việt Nam
giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ, thăm dò và khai thác than ở đây. Năm 1999 -:-
2003 Xí nghiệp Địa Chất và Trắc Địa thuộc công ty Địa Chất và Khai Thác
Khoáng Sản đã tổ chức đo vẽ và lập "Báo cáo tổng hợp tài liệu địa hình, địa
chất khu mỏ".
a.5. Đặc điểm địa chất mỏ.
*Đặc điểm địa tầng.
Địa tầng khu mỏ có mặt các trầm tích thuộc giới Mêzozoi và Kainozoi.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Địa tầng chứa than thuộc phụ điệp Hòn Gai thuộc giới Mêzozoi, hệ
Triat, thống thượng bậc Nori-reti (T3(n-r)hg).
Chiều dầy của phụ điệp này có chiều dày từ 2000m ÷ 2500m, chứa từ 10
đến 16 vỉa than và các dấu hiệu vỉa. Trong đó 7 vỉa có giá trị công nghiệp.
Dựa vào đặc điểm thạch học, mức độ chứa than và sự ổn định của các chu kỳ
độ hạt, chia phụ điệp chứa than thành 3 tập: Tập dưới, tập giữa và tập trên.
+Tập dưới: Là phần dưới của địa tầng Hà Ráng, giới hạn dưới tiếp giáp
với tầng Quang Hanh qua đứt gẫy A-A. Nham thạch chủ yếu là cuội kết, cát
kết, bột kết, sét kết và sét than, cấu tạo dạng khối. Phần trên của tập là cuội
kết, sạn kết mầu xám đen độ hạt đồng đều và khá tròn cạnh. Hoá thạch bảo
tồn kém. Mức độ chứa than ở tập này không đáng kể, không có giá trị công
nghịêp.
+Tập giữa: Được giới hạn từ vỉa 8 đến vỉa 16, có chiều dày khoảng 600

÷ 800m, chứa 7 vỉa than có giá trị công nghiệp, chúng được phân bố tại trung
tâm khu mỏ. Nham thạch gồm: cuội kết, sạn kết, cái kết, bột kết, sét kết và
than. Tập này chứa các vỉa than chính khu mỏ (gồm các vỉa 10 đến vỉa 16 ),
chiều dầy của vỉa mỏng, chất lượng than không cao.
+Tập trên: Giới hạn từ vách vỉa 16 và giới hạn trên là phần tiếp giáp tầng
màu đỏ LK. Chiều dày từ 400 ÷ 700m, nham thạch chủ yếu là các hạt đá thô,
sáng màu như cuội, sạn kết ở đây là cuội đa khoáng, các hòn cuội có màu
hồng, xám xanh và trắng đục.
Giới Kainôzôi (Hệ đệ tứ Q): Trầm tích đệ tứ gồm đất đá bở rời: cuội, sỏi,
cát, sét, sét nằm phủ lên hầu hết diện tích khu mỏ chiều dày từ 3 đến 6m.
*Đặc điểm kiến tạo.
+ Nếp uốn: Trong giới hạn khu mỏ đã phát hiện đơn tà Hà Ráng có
hướng Đông Bắc - Tây Nam với chiều dài 4 ÷ 5 km, chiều rộng trung bình 1 ÷
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2 km, đơn tà Hà Ráng có mức độ chứa than kém, chủ yếu là các vỉa sét và sét
than ở phần cuối của địa tầng.
+ Đứt gẫy: Trong khu mỏ có các đứt gẫy,
- Đứt gẫy nghịch A-A: Nằm ở phía Nam khu thăm dò, có phương á vĩ
tuyến, mặt trượt cắm phía Nam, góc dốc mặt trượt 75
0
, biên độ dịch chuyển từ
65 ÷ 120m.
- Đứt gẫy nghịch F.B: Nằm ở phía Tây khu thăm dò, có phương kéo dài
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cắm về Đông Bắc với góc dốc mặt trượt 60
÷ 70
0
. Đứt gẫy cắt qua và làm xê dịch các vỉa than từ vỉa 10 đến vỉa 19.
-Đứt gẫy nghịch F.A: Nằm ở trung tâm khu thăm dò, có hướng á kinh
tuyến cắt qua đứt gẫy F.C và các vỉa than từ V.8 đến V.15, mặt trượt cắm về

Tây với góc dốc mặt trượt 50 ÷ 65
0
, biên độ dịch chuyển khoảng 150m.
-Đứt gẫy nghịch F.C: Nằm ở trung tâm khu thăm dò , có phương Đông
Bắc- Tây Nam. Mặt trượt cắm đông nam với góc dốc mặt trượt 50 ÷ 65
0
. Đứt
gẫy này bị các đứt gẫy có sau xuyên cắt, dịch chuyển tạo thành nhiều đoạn.
-Đứt gẫy F.5: Nằm ở phía Đông Bắc khu thăm dò, có phương Tây Bắc-
Đông Nam. Mặt trượt của đứt gẫy cắm Đông Bắc, với góc dốc mặt trượt 70
0
đứt gẫy F.5 cắt qua các vỉa 8, 9, 13, 14, 15, 16.
-Đứt gẫy thuận F.N: Nằm ở phía Tây Nam khu thăm dò , có phương Tây
Bắc - Đông Nam. Mặt trượt cắm Đông Bắc, góc dốc mặt trượt 65
0
.
a.6. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than.
Trong giới hạn khai trường khu mỏ tồn tại 18 vỉa than từ vỉa 5 đến vỉa
19. Nhưng các vỉa có trữ lượng công nghiệp chỉ có 7 vỉa: 10, 11, 12, 13, 14,
15, 16, trong bỏo cỏo này chỉ huy động vào khai thác các vỉa có giá trị công
nghiệp cao, có độ tin cậy cao thông qua các công trình thăm dò và hiện trạng
khai thác lộ vỉa bao gồm: Vỉa 12, 13, 14 và vỉa 16.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
*Vỉa 10: có lộ vỉa phát triển theo phương Đông Bắc-Tây Nam, chiều dầy
vỉa lớn nhất ở khu giữa và có xu hướng giảm dần về hai phía Đông Bắc và
Tây Nam. Tại H.2551 vỉa dầy 10,20m với 3 lớp kẹp sét kết có chiều dầy là
1,2m. Tại H.205 chỉ còn gặp sét than. Vỉa 10 có cấu tạo phức tạp, vách trụ vỉa
là sét kết.
*Vỉa 11: Chạy song song với vỉa 10. Phần trung tâm vỉa có chiều dầy ổn

định nhưng vát mỏng về hai phía Đông Bắc và Tây Nam. Tại H.2655 vỉa dầy
6,32m, ở LK4 vỉa đã gặp chiều sâu 38,30m, chiều dầy than 2,15m. Vỉa 11 có
cấu tạo phức tạp, chiều dầy không ổn định, vách trụ vỉa là đá bột kết mầu
xám.
*Vỉa 12: Lộ ra từ Đông Bắc - Tây Nam. Phần trung tâm của vỉa có chiều
dầy ổn định và dầy hơn ở phía Đông Bắc, còn từ hào 141 về Tây Nam vỉa bị
vát đột ngột và chỉ còn lớp sét than mỏng ở H.150. Chiều dầy lớn nhất của vỉa
6.66m (H.2519), chiều dầy nhỏ nhất là 2.08m (LK29). Vỉa 12 có cấu tạo phức
tạp, vách trụ vỉa là sét , bột kết.
*Vỉa 13: Vỉa lộ ra chủ yếu ở phần trung tâm và chạy về phía Tây Nam,
LK 27-TV gặp vỉa ở chiều sâu 214.0m, có chiều dầy 4.33m vách trụ vỉa là sét
kết, bột kết, vỉa có chiều dầy tương đối ổn định, duy trì theo đường phương
khá liên tục. Chiều dầy max của vỉa là 12.35m(H.2504), chiều dầy min =
0.81m (H.2528). Đa số các hào gặp vỉa không có lớp kẹp, vỉa có cấu tạo
tương đối đơn giản.
*Vỉa 14: Vỉa này được lộ suốt Đông Bắc-Tây Nam, chiều dầy lớn nhất
của vỉa là 10.72m (H.2538) nhỏ nhất là 0.51m (LK 11b). Vỉa 14 có cấu tạo
phức tạp, số lớp kẹp nhiều nhất là 7 lớp. Vách trụ vỉa thường là bột kết có lúc
là cát kết.
*Vỉa 16: Chạy song song với vỉa 15, phần trung tâm vỉa 16 có chiều dầy
tương đối ổn định , chiều dầy lớn nhất là 13.60m ( H2636 ), nhỏ nhất là
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.00m (H2038). Vỉa có cấu tạo phức tạp, nhiều lớp kẹp, trụ đá lẫn trong vỉa
và vát mỏng dần về 2 đầu vỉa, vách trụ vỉa thường là sét kết, bột kết.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
a.7. Đặc tính chất lượng than.
*Đặc tính vật lý.
Than ở Xí nghiệp than Hà Ráng có vết vạch đen, ánh kim loại, đến bán

kim loại nhẹ. Vết vỡ vỏ sò, mặt vỡ bậc thang. Thường có các khe nứt theo 3
hướng vuông góc với nhau, dòn, dễ vỡ, có cấu tạo đồng nhất, phân lớp dạng
dải. Loại than bị phong hoá, màu đen, ánh đất và thường bị vụn nát.
*Đặc tính hoá học.
+Độ tro (A
k
): Độ tro của vỉa được tính cả A
k
HH

và A
k
TBC
. Nếu tỷ lệ lấy
mẫu được 60% cũng như kết quả phân tích chỉ đại diện cho 60% chiều dầy
vỉa thì không tính độ tro trung bình cân cho điểm đó.
+Chất bốc (V
CH
): Than ở Hà Ráng cũng như ở các khu vực lân cận đều
thuộc loại biến chất cao nên có V
CH
thấp.
+Độ ẩm phân tích (Wpt ): Than biến chất càng cao thì độ ẩm càng giảm.
Than Hà Ráng thuộc loại biến chất khá cao.
+Nhiệt lượng (Qch ): Nếu than có A
K
và Wpt cao, thì Q giảm. Than Hà
Ráng có nhiệt lượng cao, Q = 6000 -:- 8000 kcalo.
+Ô xít tro than: Các ô xít của tro than gồm: SiO2, Al203, TiO2, CaO,
MgO số lượng mẫu phân tích mẫu còn ít.

+Tỷ trọng (d ): Tỷ trọng than Hà Ráng cao so với các khu thăm dò lân
cận. Hầu hết các tỷ trọng lớn hơn 1,5 tấn/m
3
. Tỷ trọng dùng tính trữ lượng
trong báo cáo này lấy 1,5 tấn/m
3
.
a.8. Đặc điểm địa chất thuỷ văn - địa chất công trình.
*Đặc điểm địa chất thuỷ văn.
+Tầng chứa nước đệ tứ (Q):
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tầng chứa nước này nằm trên cùng của cột địa tầng, phân bố rộng khắp
trong khu mỏ. Bao gồm các loại nham thạch cát, cuội sỏi, cát bột lẫn mùn
thực vật kết cấu rời rạc. Nước được tồn tại trong các lỗ hổng của đất đá nằm
trong các thung lũng và suối có địa hình thấp còn trên các đỉnh đồi và sườn
đồi thường không có nước. Nguồn cung cấp là nước mưa, miền thoát là các
tầng chứa nước tầng dưới. Quan hệ thuỷ lực giữa tầng chứa nước đệ tứ Q với
tầng chứa nước Jura Hà Cối và tầng chứa nước Triat có quan hệ mật thiết với
nhau.
+Tầng chứa nước Jura Hà Cối (J
hc
):
Tầng chứa nước này phân bố ở phía Tây - Tây Bắc của khu mỏ với diện
lộ khoảng 0,6km
2
. Bao gồm các loại nham thạch cuội kết, sạn kết, cát và bột
kết, mầu tím thẫm gắn kết chắc vừa đến chắc phân lớp dầy. Nước được tồn tại
trong các lỗ hổng và kẽ nứt của các lớp cuội, sạn và cát kết.
Qua tài liệu lộ trình đã phát hiện ra 3 điểm lộ nước và đo được lưu lượng

Q
n
như sau: -Tại điểm lộ số 1 cho Q
n
= 0,21 l/s
-Tại điểm lộ số 2 cho Q
n
= 0.11 l/s
-Tại điểm lộ số 3 cho Q
n
= 0.20 l/s
Dựa vào lưu lượng của một số điểm lộ nước nằm trong tầng chứa nước
này cho ta sơ bộ đánh giá nước chứa trong tầng này không lớn.
Thành phần hoá học của nước trong tầng này dựa vào kết quả phân tích
nước qua 3 mẫu lấy ở các điểm 0 lộ cho thấy nước không màu , không mùi,
không vị, nước có tên gọi bi các bô nát natri kali.
Quan hệ thuỷ lực giữa tầng chứa nước này với tầng chứa nước đệ tứ Q
và tầng chứa nước Triat rất mật thiết với nhau.
Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nước ngầm là nước mưa, miền thoát
là các điểm lộ nước và thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nằm dưới.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+Tầng chứa nước Triat thống thượng điệp Hòn Gai (T
3
(n-r)hg)
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp trong khu mỏ trừ phần phía Tây
và Tây Bắc nó nằm dưới tầng chứa nước Jura.
Tầng chứa nước này có chứa các vỉa than có giá trị công nghiệp. Đây là
tầng chứa nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác lộ thiên cũng
như hầm lò.

Các loại đá chứa nước bao gồm cuội kết, sạn kết và các lớp cát kết từ thô
đến mịn, nước tồn tại trong các lỗ hổng và khe nứt.
Do đặc điểm trầm tích là các lớp chứa nước, các lớp cách nước và các
vỉa than nằm xen kẽ nhau tạo thành các chu kỳ trầm tích khá đều, mỗi chu kỳ
trầm tích lại tạo thành một vỉa than.
Qua việc xác định lưu lượng của các điểm lộ cho thấy độ chứa nước ở
tầng chứa này không lớn. Nhưng mực nước dưới đất lại rất gần mặt đất qua
tài liệu quan trắc lâu dài ở hai lỗ khoan cho như sau: Tại LK.22 có độ cao
miệng là +15.22, nhưng mực nước dưới đất Hmax = 15.22 nghĩa là lúc cao
nhất thì bằng miệng lỗ khoan và lúc thấp nhất Hmin = 8.72. Tại LK.12 cho
Hmax = 20.13 và Hmin = 18.63.
Nguồn cung cấp nước là nước mưa, quan hệ thuỷ lực giữa tầng chứa
nước này với sông Diễn Vọng chưa được xác định.
Thành phần hoá học của nước ở địa tầng này có độ PH từ 6.5 đến 7, hiện
tượng ăn mòn của nước đối với thiết bị khai thác ít hoặc không có hiện tượng
ăn mòn, nước có tên gọi bi Cácbônát Natri Kali.
* Đặc điểm địa chất công trình.
Thành phần vật chất của đất đá vây quanh.
+Sạn kết: Màu xám trắng đến xám sáng, thành phần chủ yếu là hạt thạch
anh mầu trắng đục, độ lựa chọn và mài mòn tương đối tốt, đường kính hạt từ
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
0.5 đến 1cm. Cấu tạo khối gắn kết chắc chắn, mảnh vỡ sắc cạnh ghồ ghề và
nhám.
Các lớp sạn kết thường nằm cách xa các vỉa than và có bề dày không ổn
định, có chỗ rất dày gặp ở LK5 tới 12m, chỗ rất mỏng chỉ vài chục cm.
Thường thấy các lớp sạ kết ở dạng thấu kính.
+Cát kết: Các lớp cát kết từ hạt thô đến hạt mịn phân bố rộng khắp trong
khu mỏ có màu xám sáng, xám tro, xám tối. Thành phần chủ yếu là cát thạch
anh có lẫn vẩy mica, cấu tạo khối phân lớp dày.

Các lớp cát hạt thô và hạt trung gắn kết chắc hơn lớp cát hạt mịn, mảnh
vỡ không sắc cạnh bằng các lớp đá hạt thô, kẽ nứt phát triển không đồng đều,
mặt kẽ nứt nhiều chỗ thấy vết bám ôxít sắt màu nâu.
+Bột kết: Màu xám, xám tối đến xám đen, thành phần chủ yếu là sét lẫn
ít mùn thực vật. Các lớp bột kết phân bố rộng khắp trong khu mỏ và có chiều
dày tương đối ổn định, chúng thường nằm gần vách và các trụ vỉa than, phân
lớp dày gắn kết chắc, mảnh vỡ không sắc cạnh, chiều dày trung bình các lớp
này thường từ 3 - 5m hoặc từ 6-8m, chỗ dày nhất lên tới 45m gặp ở LK29.
Các lớp nằm gần vách, trụ các vỉa than thường xuất hiện có háo thạch thực vật
dạng lá bảo tồn tương đối tốt, kẽ nứt phát triển không đều và thường cắt chéo
mẫu.
+Sét kết: Màu xám đen đến toàn đen, thành phần chủ yếu là sét lẫn mùn
thực vật, các lớp này thường nằm áp sát vách, trụ hoặc kẹp xen kẽ trong các
vỉa than, chiều dày mỏng không ổn đĩnh xuất hiện thất thường và luôn ở dạng
thấu kính, đôi chỗ có chứa hoá thạch thực vật dạng lá.
a.9. Trữ lượng than địa chất.
Ranh giới tính trữ lượng:
+ Phía Bắc giáp sông Diễn Vọng.
+ Phía Nam giới hạn là đứt gãy A-A
12

×