Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................5
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ
CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN CHI NHÁNH THÁI BÌNH...............................................................5
I. Quá tình hình thành và phát triển của cả hệ thống và chi nhánh
Ngân hàng phát triển từ năm 2000 đến nay..............................................5
1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam.......................5
1.1. Quá trình phát triển giai đoạn 2000-2006....................................5
1.2. Quá trình phát triển giai đoạn 2006 đến nay................................6
2. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh
Thái Bình ..................................................................................................7
II. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái
Bình...............................................................................................................8
1. Huy động, tiếp nhận vốn ......................................................................9
2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:..................................9
3. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:...........................................10
4. Nhận ủy thác quản lí nguồn vốn ODA ...............................................10
5. Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín
dụng của ngân hàng phát triển...............................................................10
6. Cung cấp các dịch vụ thanh toán ........................................................10
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế...................................................10
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao........10
III. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phát triển........................................10
1. Cơ cấu tổ chức hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam..................10
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1. Sơ đồ tổ chức tại hội sở chính ....................................................11
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại hội sở
chính..................................................................................................11
2. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Thái Bình....14
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại chi nhánh.............................................14
2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh .....................14
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐẨU TƯ CỦA NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THÁI BÌNH....................................17
I. Tình hình kinh doanh và đầu tư của cả hệ thống Ngân hàng phát
triển trong hai năm gần đây 2007-2008...................................................17
1. Công tác huy động vốn và tiếp nhận vốn ...........................................17
2. Công tác giải ngân, thu nợ vốn tín dụng đầu tư trong nước................18
2.1. Công tác giải ngân......................................................................18
2.2. Công tác thu nợ ..........................................................................18
3. Công tác thẩm định tại hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam......19
4. Tình hình tài chính - kế toán và thanh toán.........................................20
II. Tình hình kinh doanh và đầu tư của chi nhánh Ngân hàng phát
triển Thái Bình...........................................................................................20
1. Công tác huy động vốn.......................................................................20
1.1. Công tác huy động vốn giai đoạn 2000-2006..............................20
1.2. Công tác huy động vốn giai đoạn 2007-2008..............................22
2. Công tác cho vay, thẩm định dự án.....................................................23
2.1. Giai đoạn 2000-2006..................................................................23
2.2. Giai đoạn 2007-2008..................................................................24
3. Công tác thu nợ vốn vay tín dụng đầu tư............................................24
3.1. Giai đoạn 2000-2006..................................................................24
3.2. Giai đoạn 2007-2008 .................................................................25
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4. Tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu ..................................................25
4.1. Giai đoạn 2000-2006..................................................................25
4.2. Giai đoạn 2007- 2008 ................................................................26
I. Vai trò của ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình trong việc
sử dụng và quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước............28
1. Vai trò của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển đối với phát triển
kinh tế - xã hội.........................................................................................28
2. Vai trò của NHPT trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng
đầu tư của nhà nước................................................................................29
II. Thực trạng huy động và sử vốn đầu tư phát triển qua chi nhánh
NHPT Thái Bình........................................................................................30
1. Công tác huy động vốn tại NHPT chi nhánh Thái Bình.....................30
1.1. Công tác huy động vốn giai đoạn 2000-2006..............................30
1.2. Công tác huy động vốn giai đoạn 2007-2008..............................31
2.2. Sử dụng vốn TDĐTPT vào hỗ trợ xuất khẩu...............................34
III. hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Thái Bình............36
1. hiệu quả sử dụng vốn tại các dự án đầu tư phát triển qua công tác thu
nợ.............................................................................................................36
1.1. Giai đoạn 2000-2006..................................................................36
1.2. Giai đoạn 2007-2008 .................................................................36
2. Hiệu quả sử dụng vốn TĐTPT thể hiện qua mức độ đóng góp vào mức
tăng trưởng kinh tế xã hội của toàn tỉnh..................................................37
C. KẾT LUẬN...............................................................................................38
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua để tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế, nhà nước đã ta đã ra sức phát triển các hình thức đầu tư và đặc biệt là
việc mở rộng nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh các nguồn vốn đã
phát huy tác dụng thì vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đang dần
dần tỏ rõ vai trò của mình đối với việc vực dậy các thành phần kinh tế cũng
như các vùng, ngành nghề kém phát triển. Để nguồn vốn này phát huy tác
dụng mạnh mẽ chính phủ đã thành lập ngân hàng phát triển Việt Nam, một tổ
chức chuyên quản và sử dụng nguồn vốn này của chính phủ.
Sau hơn hai năm thành lập và phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam
đã tích cực hoạt động việc xây dựng bộ máy, cơ chế chính sách, quy trình
nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội
trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường vận hành theo
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Ngân hàng phất
triển không những phát huy tác dụng ở tầm vĩ mô mà nó còn góp phần tăng
trưởng kinh tế các vùng, miền trong cả nước thông qua hoạt động của 59 chi
nhánh tại các tỉnh thành phố. Được đánh giá là một trong những chi nhánh
hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống, Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh
Thái Bình đã có những đóng góp to lớn cho hoạt động của hệ thống ngân
hàng cũng như phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn tín dụng nhà nước để
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đưa Thái bình vươn lên
thành một tỉnh có sự phát triển kinh tế năng động so với các tỉnh thành khu vự
miền bắc. Là một sinh viên năm cuối khoa Đầu tư – Đại học kinh tế quốc dân
Hà Nội, sinh ra và lớn lên tại tỉnh Thái Bình, được sự cho phép của nhà
trường và quý cơ quan tôi đã được thực tập tại Ngân hàng phát triển chi nhánh
tỉnh Thái bình, trong quá trình thực tập tại tỉnh nhà nhờ sự giúp đỡ và góp ý
tận tình của giáo viên hướng dẫn Phạm Văn Hùng và quý cơ quan tôi đã hoàn
thành bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp giới thiệu những nét chung nhất về hoạt
động của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình.
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ
CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN CHI NHÁNH THÁI BÌNH
I. Quá tình hình thành và phát triển của cả hệ thống và chi nhánh Ngân
hàng phát triển từ năm 2000 đến nay
1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam
Trong quá trình phát triển của đất nước thời kì đổi mới, để vực dậy
những nghành nghề, khu vực kinh tế kém phát triển chính phủ đã tận dụng tối
đa nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Tuy nhiên nguồn vốn này
chưa thực sự mang lại tác dụng như mong đợi do chưa có một tổ chức chuyên
trách quản lý huy động và sử dụng nó; đứng trước yêu cầu cấp bách đó thủ
tướng chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển và nguồn
vốn này đã phát huy tác động tích cực qua hoạt động của hệ thống Quỹ Hỗ
Trợ Phát Triển được thành lập vào năm 2000. Sau hơn 7 năm hoạt động do
hiệu quả to lớn mà hệ thống Quỹ Hỗ Trợ mang lại, cộng thêm sự cần thiết
phải có một tổ chức chuyên nghiệp và quy mô hơn thực hiện chức năng hỗ trợ
phát triển của chính phủ thủ tướng Phan Văn Khải cùng bộ Tài Chính đã ra
quyết định thành lập Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (Việt Nam
development bank - VDB) từ hệ thống Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển sau 6 năm hoạt
động
1.1. Quá trình phát triển giai đoạn 2000-2006
Tiền thân là quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập theo nghị định số
50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999. Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức tài chính nhà
nước thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước thông qua
việc cho vay. thu nợ các dự án đầu tư; bảo lãnh vay vốn đối với cá dự án ưu
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đãi của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành nghề lĩnh vực, chương
trình kinh tế lớn của nhà nước và các vùng khó khăn cần hỗ trợ khuyến khích
đầu tư. Quỹ được tiếp nhận vốn ngân sách nhà nước, vốn vay nợ và viện trợ
nước ngoài của chính phủ; huy động vốn trung và dài hạn của các thành phần
kinh tế và vốn nước ngoài; tổ chức việc thanh toán với khách hàng có quan hệ
trực tiếp với hoạt động của quỹ. Trong hơn 6 năm hoạt động hệ thống quỹ đã
không ngừng mở rộng quy mô về cả nhân lực lẫn nguồn vốn huy động và sử
dụng. Hoạt động của quỹ đã mang lại nhiều thành tựu lớn trong công cuộc hỗ
trợ các ngành nghề và các thành phần kinh tế khó khăn
1.2. Quá trình phát triển giai đoạn 2006 đến nay
Tại quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 chính phủ đã
đồng ý thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ
hỗ trợ phát triển để thực hiện cả hai nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín
dụng xuất khẩu. Hoạt động và tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
được quy định phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của ngân hàng.Việc
chuyển đổi Quỹ hỗ trợ phát triển thành Ngân hàng Phát triển đã được tính đến
từ lâu. Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đổi này là cần thiết nhằm giúp nước ta
tránh việc vi phạm các quy định của WTO. Bởi vì khi gia nhập WTO việc hỗ
trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như trước đến nay sẽ bị cấm. Trong giai đoạn
2006-2010, những hình thức hỗ trợ sẽ ngày càng giảm dần và tiến tới xóa bỏ
hẳn.
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu,
được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và các ngân
hàng thương mại trong và ngoài nước, được tham gia hệ thống thanh toán với
các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng phát triển kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ từ Quỹ hỗ trợ phát
triển
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh
Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuộc châu thổ sông Hồng với dân
số đông và diện tích đất nông nghiệp thuộc loại lớn trên cả nước, từ những
đặc điểm trên Thái Bình đã có những bước phát triển mạnh về kinh tế, tuy
nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được phát triển kinh tế ở Thái Bình
vẫn còn nhiều yếu kém như: kinh tế phát triển chưa bền vững, nhịp độ tăng
trưởng thấp so với các tỉnh trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
Sản xuất nông nghiệp chậm chuyển sang sản xuất hàng hóa, quy mô nhỏ lẻ
phân tán, hiệu quả thấp. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, chủ yếu là
công nghiệp của địa phương, thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu,
trình độ tay nghề người lao động không cao, không có những điều kiện địa lí
thuận lợi để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho đầu tư
phát triển của địa phương cũng như cho phát triển công nghiệp và các ngành
nghề phục vụ công nghiệp. Hoạt động tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho
phát triển sản xuất kinh doanh. Đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đưa Thái
Bình trở thành một địa phương có nền công nghiệp phát triển thì việc chi
nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập đã mang lại rất nhiều thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây Theo quyết định số 03/QĐ-NHPT của
tổng giám đốc ngân hàng phát triển Việt Nam quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh
Thái Bình đã chính thức được tổ chức lại thành ngân hàng phát triển chi
nhánh Thái Bình. Trong những năm hoạt động, chi nhánh đã hỗ trợ rất nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành nghề mang lại hiệu quả
kinh tế thấp như chăn nuôi, đóng tàu loại nhỏ và trung, nuôi trồng thủy hải
sản tại vên biển Tiền Hải; vực dậy nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thốn
chưa có điều kiện về vốn để phát triển như làng nghề dệt vải xã Thái Phương
huyện Hưng Hà hay nghề trồng đâu nuôi tằm chế biến sợi thô phục vụ xuất
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khẩu tại huyện Vũ Thư...; các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn tại khu
công nghiệp đang cần vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ hiện đại thay
cho các công nghệ cũ lạc hậu. Do có sự đóng góp to lớn trong phát triển kinh
tế, xã hội tại địa phương nên kể từ khi thành lập chi nhánh đã phát triển cả về
quy mô nhân lực cũng như tổng vốn hoạt động.
II. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái
Bình
Tại quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của thủ tướng
chính phủ đã quy định chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng phát triển: huy
động, tiếp nhận nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện
tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước và một số
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật .
Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục tiêu lợi nhuận, tỷ lệ
dự trữ bắt buộc bằng không phần trăm. Ngân hàng phát triển được chính phủ
bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân
sách theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của Ngân hàng phát triển là
5.000 tỉ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của quỹ hỗ trợ, thời gian hoạt động
là 99 năm kể từ khi quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 có hiệu
lực.
Ngày 20/12/2006 Chính phủ ban hành nghị định số 151/2006/NĐ-CP
về công tác tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Có thể nói
Ngân hàng Phát triển là một tổ chức tín dụng đặc biệt được chính phủ giao
thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu cho nhà nước bao gồm cho
vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực
hiện hợp đồng. Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục đích lợi
nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí.
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngân hàng phát triển được tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
gồm: vốn điều lệ của ngân hàng phát triển, vốn ngân sách nhà nước cấp cho
các dự án theo kế hoạch hàng năm, vốn ODA được chính phủ giao; vốn huy
động từ phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp
luật, vay tiết kiệm bưu điện, Quỹ bảo hiểm xã hội, các tổ chức tài chính tín
dụng trong và ngoài nước; nhận tiền gửi của các tổ chức trong và ngoài nước;
vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế,
tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, tổ chức trong và ngoài nước; vốn nhận
ủy thác, cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế xã
hội, các hiệp hội trong và ngoài nước; các nguồn vốn khác theo quy định của
pháp luật
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng phát triển là các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế có dự án thuộc diện vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ
trợ sau đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có hợp đồng tín dụng
xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài thuộc diện vay vốn, bảo lãnh tín dụng
xuất khẩu và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín
dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của ngân hàng phát triển cũng được quy
định rõ ràng trong quyết định trên :
1. Huy động, tiếp nhận vốn
Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực
hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy
định của chính phủ.
2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
a) Cho vay đầu tư phát triển;
b) Hỗ trợ sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a) Cho vay xuất khẩu;
b) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
c) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
4. Nhận ủy thác quản lí nguồn vốn ODA
Nhận ủy thác quản lí nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại,
nhận ủy thác cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ
chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa ngân hàng
phát triển với các tổ chức ủy thác.
5. Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín
dụng của ngân hàng phát triển.
6. Cung cấp các dịch vụ thanh toán
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động của ngân hàng phát
triển theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát
triển và tín dụng xuất khẩu.
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
III. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phát triển
1. Cơ cấu tổ chức hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam
Theo điều lệ của Ngân hàng phát triển được chính phủ chấp thuận cơ
cấu tổ chức của ngân hàng phát triển bao gồm:
- Hội đồng quản lý
- Ban kiểm soát
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Bộ máy điều hành gồm:
+ Hội sở chính đặt tại thủ đô
+ Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước
1.1. Sơ đồ tổ chức tại hội sở chính
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại hội sở
chính
1.2.1. Ban thẩm định
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo thực
hiện công
tác thẩm định dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển và công tác phòng ngừa
ruie ro
b) Nhiệm vụ:
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Hội đồng quản lý
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc phụ trách các nghiệp
vụ
Các ban liên quan đến hoạt động tín
dụng
Lãnh đạo sở giao dịch và chi nhánh
Các phòng ban liên quan thuộc sở giao dịch, chi nhánh
Khách hàng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Trình bày văn bản bổ sung, sửa đổi các văn bản liên quan đến hoạt dộng
quản lí đầu tư
- Trình bày quy chế thẩm định lên tổng giám đốc
- Chỉ đạo kiểm tra công tác thẩm định
- Thẩm định các dự án nhóm A
- Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống tổ chức thực hiện thu thập tổng hợp
tin tức cung cấp cho việc thẩm định dự án và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong
toàn hệ thống
- Tổng hợp báo cáo định kì cho công tác phòng ngừi rủi ro và tín dụng
1.2.2. Ban nguồn vốn
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác huy động vốn, tiếp
nhận, quản lý, điều hành nguồn vốn, tổ chức thực hiện công tác huy động vốn,
cân đối nguồn và sử cụng nguồn vốn cho toàn hệ thống
b) Nhiệm vụ: tổng hợp báo cáo tham mưu cho tổng giám đốc các kế hoạch
định kì của tất cả các chi nhánh trong cả nước, chỉ đạo việc huy động, sử dụng
vốn trong toàn hệ thống. tham gia công tác thẩm định cùng với ban thẩm định
1.2.3. Ban tín dụng trung ương
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực
hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với
các dự án thuộc kinh tế trung ương.
b) Nhiệm vụ: Báo cáo xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, tham
gia thẩm định dự án nhóm A, dự án sử dụng vốn ODA, chủ trì thẩm định tài
chính với dự án nhóm B, C; tổng hợp, rà soát nhu cầy vay tín dụng đầu tư
phát triển.
1.2.4. Ban tín dụng địa phương
a) Chức năng: Tham mưu, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, bảo lãnh tín
dụng đối với các dự án thuộc kinh tế địa phương
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
b) Nhiệm vụ: Tham gia thẩm định các dự án nhóm A thuộc kinh tế địa
phương, thẩm định tài chính nhóm C,D thuộc kinh tế địa phương
1.2.5. Ban kế hoạch tổng hợp
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc trong viêc tổng hợp, phân tích
kinh tế xã hội, thị trường tài chính, tiền tệ , hoạch định kế hoạch, chiến lược
phát triển kinh tế cũng như kế hoạch hoạt động chung của cả hệ thống.
b) Nhiệm vụ: Tổng hợp báo cáo từ các chi nhánh để lên kế hoạch hoạt động
cho toàn bộ hệ thống
1.2.6. Ban quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế
a) Chức năng: Tham mưu tổ chức chỉ đạo công tác quản lý cho vay lại vốn
nước ngoài và cộng tác quan hệ quốc tế theo chiến lược phát triển của toàn hệ
thống
b) Chức năng: Tham gia tạo mối quan hệ, liên kết với các tổ chức kinh tế, tài
chính, tín dụng trên khắp thế giới nhằm thu hút nguồn vốn phục vụ cho hoạt
động của ngân hàng
1.2.7. Ban pháp chế
a) Chức năng: Chỉ đạo thực hiện công tác pháp chế, bảo về quyền lợi của
Ngân hàng phát triển
b) Nhiệm vụ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và quản lí các vấn đề liên
quan đến pháp lý trong quá trình hoạt động của Ngân hàng.
1.2.8. Trung tâm xử lí nợ
a) Chức năng: Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xử lý rủi ro, xử lý tài sản
đảm bảo tiền vay của toàn hệ thống
b) Nhiệm vụ: Quản lý rủi ro và các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo tín
dụng của khách hàng
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Thái Bình
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại chi nhánh
2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh
2.2.1. Phòng tổng hợp
a) Chức năng: Tham gia cùng với giám đốc trong công tác thẩm định dự án
các nhóm thuộc kinh tế địa phương, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ các hoạt động
chung của chi nhánh
b) Nhiệm vụ:
- Phối hợp tham gia ý kiến về nghiệp vụ thẩm định phương án tài chính,
phương án trả nợ vốn vay
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách
nghiệp vụ
Phó giám đốc phụ trách
khách hàng
Phòng tổng
hợp
Phòng tín
dụng
Phòng tài
chính
Phòng
hành chính
Khách hàng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng khác tham mưu về quyết định
cho vay tín dụng đầu tư phát triển với các dự án được phân cấp hay trình tổng
giám đốc đối với các dự án chưa được phân cấp
- Lập kế hoạch hoạt động cho cả chi nhánh
- Huy động vốn và điều hành nguồn vốn
- Thực hiện kiểm tra giám sát nội bộ
- Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng các thủ tục lập và thẩm định dự án
2.2.2. Phòng tín dụng
a) Chức năng: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho tín dụng, đầu tư trong nghiệp
vụ cho vay đầu tư các dự án trong và ngoài nước sử dụng vốn của chi nhánh.
b) Nhiệm vụ:
- Tham gia thẩm định các dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước ra nước ngoài
- Thực hiện công tác cho vay ngắn và dài hạn đối với các doanh nghiệp và các
cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển trong và ngoài tỉnh
Thái Bình
- Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ sau đầu tư như hỗ trợ lãi suất cho các dự án cho
vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
- Thực hiện giám sát khách hàng về khả năng trả nợ và đảm bảo thanh toán nợ
xấu
2.2.3. Phòng tài chính kế toán
a) Chức năng: Thực hiện hạch toán kinh doanh của ngân hàng và quản lý các
hoạt động thu chi của ngân hàng
b) Nhiệm vụ:
- Phối hợp cùng các phòng ban thẩm định tài chính các dự án vay vốn tại ngân
hàng
- Thực hiện giao dịch, quản lí các tài khoản tiền gửi của các cá nhân tại ngân
hàng
Đỗ Thị Quỳnh Trang - Lớp Đầu Tư 47A