Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Bài thuyết trình thơ thiền lý trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 27 trang )

Bài thuyết trình:

Thơ Thiền Lý Trần
Nhóm 2:
-Trần Thị Hằng
-Trần Thảo Trang
-Trần Hoàng Phi
- Thảo
Mục Lục
MỞ ĐẦU
1.Đối tượng và phạm vi thuyết trình
2. Phương pháp thuyết trình
4. Bố cục đề tài
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Văn học trung đại Việt Nam
4. Thơ thiền trong văn học trung đại
2.1 Khái niệm thơ thiền
2.2 Đặc điểm hình thức nghệ thuật của thơ thiền
3. Vài nét về ảnh hưởng của phật giáo trong văn học Việt Nam
7. Đạo phật thời Lý-Trần
CHƯƠNG II: THƠ THIỀN TRONG VĂN HỌC LÝ –TRẦN
1. Tinh thần nhập thế
2. Tinh thần phật giáo
2.1 Phật-Nho phân công hợp tác
2.2 Phật – Lão kết hợp tịnh hành
Văn học Phật Giáo là một
kho tàng lớn lao có lịch sử
từ hàng nghin năm, nếu
kể cả các kinh điển, kinh
luận nói chung. Con
người trong văn học Phật


giáo được mô tả và khơi
gợi ở nhiều góc độ phong
phú , bao gồm chính hình
ảnh Đức Phật với những
tiền thân các vị Phật, các
kiếp người, với nhiều
trạng thái và cơ duyên
Phật pháp khác nhau.
Chùa Một Cột
Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp Bắc Ninh
MỞ ĐẦU
1. Đối tượng và phạm vi thuyết trình
Đối tượng thuyết trình: Ở đề tài này đối tượng thuyết trình của nó là“Yếu
tố Phật giáo và đạo giáo trong văn học trung đại” Phạm vi thuyết trình: Với đề
tài là: “ Yếu tố Phật giáo và đạo giáo trong văn học trung đại” Nhưng tôi chỉ đi
thuyết trình về Phật giáo trong văn văn học trung đại, mà phạm vi thuyết
trình chủ yếu là: Thơ Thiền trong văn học Lý-Trần.
2. Phương pháp thuyết trình.
Để nghiên cứu đề tài này trước tiên tôi đã tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu
của vấn đề, tìm hiểu và nhìn nhận các khía cạnh mà các tác giả đã nghiên cứu
từ đó rút ra vấn đề chung nhất cho vấn đề cần giải quyết. Kết hợp tổng hợp và
phân tích để đi đến kết luận.
3. Bố cục đề tài.
Đề tài tôi nghiên cứu gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội
dung của đề tài gồm hai chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Thơ Thiền trong văn học Lý Trần.

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành
văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX, văn học trung
đại phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực
lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao, được
đào tạo từ ''cửa Khổng sân Trình'' và những sánh tác chỉ lưu truyền trong tầng lớp
công chúng ấy, bên cạnh đó văn học thời kì này còn chịu ảnh hưởng bởi thi pháp
văn chương cổ điển. Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ
nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế
sự. Văn học trung đại luôn bám sát lịch sử dân tộc,
phản ánh những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước.
Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người.
Các tác phẩm trong giai đoạn văn học này cũng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ
truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam rất yêu thiên nhiên, yêu đời
sống vui vẻ, lạc quan, có nghị lực và sức mạnh vượt qua thử thách.
Trung đại” là một thuật ngữ của khoa học lịch sử phương Tây
để chỉ một thời đại nằm giữa thời cổ đại và thời cận đại, có
nghĩa là giai đoạn lịch sử gắn liền với chế độ phong kiến. Thuật
ngữ “Văn học trung đại” được dùng khá phổ biến ở Việt Nam
trong vòng vài chục năm trở lại đây, thay cho khái niệm tương
tự: văn học thời “trung cổ” hay “trung thế” (thậm chí “trung thế
kỷ” như cách dịch trong công trình Phương Đông và Phương
Tây của N.Konrat, tuy cũng không phải đồng nhất hoàn toàn.
Một trong những nghĩa khác của “Trung cổ” hay “Trung thế” là
chỉ một giai đoạn trong văn học thời phong kiến mà thôi.
2. Thơ thiền
trong văn học trung đại.
2.1 Khái niệm thơ thiền.
Trong từ điển Nho, Phật, Đạo, NXB Văn học Hà Nội (2001) cho
rằng, thơ Thiền lúc đầu là những bài kệ. Đây là thể văn Phật
giáo, còn gọi là “tụng”, nói chung là do bốn câu tổ thành. Có các

loại, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 32 chữ. Là văn vần, loại thể tài giống
như thơ.
Nhưng từ đời Đường, kệ được “thơ hoá”. Nhà thơ nói bang
hình ảnh, kêu gọi chứ không dung khái niệm khô khan. Do
vậy, thơ kệ làm thành một bộ phận của thơ Thiền, tức dòng
thơ thể hiện cảm xúc mang ý vị Thiền học nhưng vẫn đậm đà
chất thơ. Kệ thường được viết trong những hoàn cảnh: lúc
nhà thơ sắp viên tịch, khi ngộ đạo, khi trả lời đệ tử về giáo lí
đạo Phật… Các bài kệ hầu hết không có nhan đề, nhan đề là do
người đời sau đặt ra. Theo GS Trần Đình Sử, thơ Thiền phải có
ba tính chất: Truyền nhận được cảm nhận thế giới của Thiền
học, bộc lộ được vẻ đẹp của thế giới, của tâm hồn và là thơ của
tầng lớp tăng lữ cao cấp, tầng lớp trí thức đặc biệt, không
giống với tình cảm Phật giáo dân gian.
Khái niệm thơ Thiền mang một nghĩa tương đối rộng, có tính
chất mở. Ta có thể thấy đó là những bài kệ trong Thiền uyển
tập anh, khoá hư lục, tuệ trung thượng sĩ ngũ lục hoặc những
bài thơ mang cảm hứng Thiền. Trong văn học đời Trần, số thơ
này xuất hiện ở một tần số cao hơn văn học Phật giáo thời Lý.
Một số hình ảnh và phật giáo thời Lí.
Một số hình ảnh và phật giáo thời Trần
2.2 Đặc diểm hình thức nghệ thuật của thơ Thiền
Thơ Thiền trong văn học trung đại không những mang đặc
điểm lớn về mặt nội dung mà ở hình thức nghệ thuật cũng có
nhữn đặc điểm khiến chúng ta quan tâm chú ý.
Về ngôn ngữ: Trong một số bài thơ Thiền thường xuất hiện
một số từ ngữ nhà Phật như: sắc, không, chân như, hữ huyền,
duyên, nghiệp, tứ diệu đế… những điển tích, điển cố phật giáo.
Thơ thiền thường hay xuất hiện hình ảnh núi.
Về hình tượng nghệ thuật: Thơ thiền thường xuất hiện những

hình ảnh ẩn dụ, so sánh, biểu tượng để nói về giáo lý đạo Phật
như: hoa sen, hoa mai, đình núi, dòng sông, sông nước…
Về kết cấu thơ, bài thơ: Thơ thiền thường sử dụng kiểu câu
nghi vấn, phi cảm xúc thông thường.
Một số sách về thơ thiền mà các bạn có thể tìm hiểu
thêm.
\
3. Vài nét về ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học Việt Nam
Sử liệu đã khẳng định sự hiện hữu và việc đồng hành mật thiết của
Phật giáo với dân tộc Việt Nam trải qua suốt chiều dài lịch sử hơn
2.000 năm. Chính tinh thần hòa nhập nhuần nhuyễn của Phật giáo
trong đời sống của người dân Việt đã tạo thành mô hình Phật giáo
Việt Nam có sắc thái độc đáo, tràn đầy sức sống. Trí tuệ và công sức
của hàng đệ tử Phật còn lưu dấu ấn son sắt trên những trang sử oai
hùng với nhiều thành quả bảo vệ đất nước một cách thần kỳ. Đặc
biệt, giới Phật giáo cũng góp phần đáng kể qua những tác phẩm văn
thơ, làm sáng danh nền văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn
khá dài.
Thật vậy, trong thời kỳ nước nhà vừa độc lập,Phật giáo đã đóng vai
trò khá quan trọng. Lực lượng sáng tác văn học lúc đó chủ yếu cũng
là các nhà sư.
Đến thời Lý, là giai đoạn thịnh đạt của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo
đã giữ vị trí độc tôn và góp phần chính yếu cho nền văn hóa dân tộc
trong suốt hơn 200 năm. Ảnh hưởng của Phật giáo thể hiện rõ nét ở
mọi lĩnh vực hoạt động.
Thời nhà Trần, các vị minh vương đã anh dũng dẹp tan giặc
Nguyên Mông một cách vẻ vang. Mang lại sự thái bình, độc lập
cho nước nhà xong, các ngài lại đưa ra những tư tưởng trong
sáng của những bậc chân tu ngộ đạo, tạo thành một dòng
Thiền nổi tiếng - Trúc Lâm Yên Tử.

Văn học chữ Nôm được hình thành trong thời Trần.
Ngoài văn học thời Lý - Trần hưng thịnh, phần nhiều các nhà
thơ cổ điển Việt Nam đều chịu ảnh hưởng đạo Phật. Nhất là
qua những tác phẩm của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi,
Lê Thánh Tông, Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác, Lê Quý
Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du…

4. Đạo Phật thờ Lý - Trần
Phật giáo có mặt ở Việt Nam trong hơn 20 thế kỷ qua đã có một vai trò,
một vị trí quan trọng nhất định trong lịch sử dân tộc. Nhất là Phật giáo
Lý – Trần đã thể hiện trí tuệ và từ bi sâu sắc bằng sự nhập thế sinh
động và đa dạng qua tư tưởng, lời nói, hành động gắn bó với cuộc sống
an vui hạnh phúc của dân tộc. Cả hai triều đại Lý – Trần Phật giáo đã
trở thành quốc giáo. Lúc bấy giờ, cả nước từ vua, quan đến thứ dân
đều theo Phật, đến chùa quy y, giữ giới, tụng kinh, Thiền định nên mới
có được một tinh thần an lạc, hòa hợp và thuần từ.
Các vua thời đại Lý – Trần được thừa hưởng những thành qủa tốt đẹp
của thế hệ trước, đồng thời biết phát huy những tinh hoa gạn lọc được
từ bên ngoài biến thể sao cho phù hợp với quốc dân thủy thổ mà
không đánh mất bản sắc dân tộc. Thêm vào đó, họ đã thấm nhuần lời
chỉ bảo của Thiền sư Pháp Thuận:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô cư như điện các
Xứ xứ tức đao binh
Đạo Phật đã tạo cho dân tộc Việt Nam đương thời một niềm tin mạnh
mẽ vào tự lực, vào khả năng trong sáng thuần khiết của bản thân để
sống đúng và sống đẹp theo tinh thần Chánh kiến, Chánh tư duy và
Chánh mạng. Đây chính là nguyên nhân làm cho triều đại Lý – Trần
phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử với những chiến công vẻ vang và

sự thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa. … Chính đạo Phật đã
chan hòa vào lòng dân tộc góp phần hình thành một quan niệm, một
lối sống tích cực, hữu ích cho con người và cho cuộc sống.
Hơn thế nữa, Phật giáo đời Lý đã có những Thiền sư nổi tiếng làm cầu
nối cho Phật giáo đời Trần đạt đến đỉnh cao trong lịch sử để khẳng
định quyền tự chủ tự cường của một đất nước. Vì vậy, dân tộc Việt
Nam sẵn sàng chống lại bất cứ sức mạnh nào muốn phá hoại nền hòa
bình, hạnh phúc của mình.
Nói chung, các ông vua Phật tử thuần thành đời Lý và đời Trần đều có
tấm lòng thương yêu dân như vậy là nhờ thấm nhuần tinh thần từ, bi,
hỷ, xả, vô ngã vị tha của đạo Phật. Đường lối lấy đức trị dân của hai
triều đại Lý – Trần đã minh chứng sự hội nhập của Phật giáo vào đời
sống văn hóa, chính trị và xã hội của dân tộc Việt Nam.
Song, điểm đặc sắc của hai triều đại Phật giáo Lý – Trần là
ngoài những ông vua Phật tử thuần thành, còn có những ông
vua kiêm Thiền sư, kiêm là những nhà Phật học uyên bác, viết
sách, giảng kinh, không khác gì các cao Tăng thạc đức.
Và điểm nổi bật của Phật giáo Lý – Trần là nó cung cấp một
triết lý sống, chứ không phải là những tín điều chết, các Phật
tử Lý – Trần đã quán triệt, đã thực hiện triết lý đó bằng cả cuộc
sống của chính mìmh.
Đạo Phật thời Lý – Trần là đạo Phật của từ bi và trí tuệ, là hai
đức hạnh hàng đầu của Phật giáo.
Hai triều đại Lý – Trần đánh dấu đỉnh cao của sự hội nhập Phật
giáo vào giòng sống của đất nước và xã hội Việt Nam. Một sự
hội nhập được trải dài trên mọi bình diện của đời sống. Phật
giáo thời Lý – Trần đã hình thành một nước Việt Nam thật sự
độc lập, tự chủ, có đủ sức mạnh tự thân để đánh đuổi mọi cuộc
xâm lăng của ngoại ban.
Tóm lại, tính độc đáo và sáng tạo của Phật giáo Lý – Trần chính

là ở chỗ luôn luôn chủ động gạn lọc, tiếp thu cái hay, gạt bỏ cái
dở, từ đó sáng tạo ra một xã hội thường xuyên đổi mới, trẻ
trung, cập nhật với thời thế, có nhiều sinh khí. Đó là điểm nổi
bật nhất của Phật giáo thời Lý – Trần trong những thế kỷ đầu
xây dựng nền độc lập, tự chủ.
CHƯƠNG II: THƠ THIỀN TRONG VĂN HỌC LÝ- TRẦN
1. Tinh thần nhập thể.
Tinh thần Nhập thế của Phật giáo thời Trần” xuất phát từ lời
dạy của Quốc sư Viên Chứng với vua Trần Thái Tông là người
đi đầu thực hiện đã tạo thành làn sóng Phật Giáo Việt Nam
mang vị mặn dân tộc, phả vào tất cả mọi bờ mé tâm thức của
từng người dân Việt và kết tụ nên tiếng vang lớn “Phật giáo
đời Trần là quốc giáo” trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đến
đời vua thứ ba triều Trần là Trần Nhân Tông, vừa thừa tiếp
dòng chảy “Nhập thế” ấy và vừa thừa sức sáng tạo đã làm nên
đợt sóng thần bất diệt, tác động lớn đến nền văn hóa xã hội
Đại Việt thời Trần. Đó là sự ra đời của dòng thiền Trúc Lâm
Yên Tử mà chính Ngài làm Đệ Nhất Tổ.
Đạo Phật là gì? Đạo Phật là câu hát não nùng để ru
ngủ cho những dân chán đời ở cõi đông phương, ru cho êm
giấc mộng nghìn năm.
Chính giai đoạn thời Trần với luồng gió “nhập thế” lớn mạnh
của Phật giáo đã dựng nên một bối cảnh huy hoàng của lịch sử
Việt Nam trải dài gần hai trăm năm, tạo nên những trang sử
hào hùng oanh liệt của dân tộc Đại Việt nhỏ bé đã ba lần chiến
thắng đội quân xâm lược vô địch Nguyên – Mông đương thời.
Thời Trần được khai sáng nhờ vị vua đầu triều là Trần Thái
Tông. Thế nhưng, người khai thông tư tưởng cho Thái Tông và
trao cho nhà vua chiếc chìa khóa tinh thần vững chãi lại là
Quốc sư Viên Chứng – một nhà sư “ăn rau răm, nhai hạt dẻ,

uống nước suối, vui cảnh núi rừng” trên núi Yên Tử.
Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng
lặng lẽ mà hiểu, đó chính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ
điều đó thì lập tức thành Phật, không cần tìm kiếm bên ngoài.
Phật tức tâm, tâm tức Phật;
Diệu chỉ sáng ngời suốt cổ kim
Bụt ở trong nhà chẳng phải tìm xa
Nhân khuẩy bổn nên ta tìm Bụt
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta
Kế thừa và phát huy truyền thống “ Đạo Phật không rời cuộc
sống” này, các vị vua thiền sư thời trần đã đem đạo phật vào
cuộc đời một cách hữu hiệu từ phương châm hành động: “ lấy ý
muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên
hạ làm tấm lòng của mình” , và đã hình thành “ tinh thần nhập
thuế tích cực”.
Phong cách của các nhà nhập thế thời Trần là sống “hòa quang
đồng trần”, tức sống hoà lẫn trong thế tục. Các thiền sư thời
Trần sống cùng mọi người nhưng không hề làm ra vẻ khác
người, vẫn chia xẻ buồn vui một cách tự nhiên cùng nhân tình
thế thái:
Đói thì ăn chừ cơm góp mười phương
Mệt thì ngủ chừ nơi chẳng quê hương
Đó là mô hình “sống ở đời mà vui với đạo” của vua Nhân Tông:
Ở trần vui đạo cứ tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Báu sẵn trong nhà thôi tìm kiếm
Lặng lòng đối cảnh hỏi chi thiền
Sống rất đạm bạc, không quan trọng hóa những thiếu thốn vật chất
tầm thường:
Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa hoặc chằm hoặc xể

Cơm cùng cháo đói no đòi bữa dầu bạc dầu thoa
Như hoa sen tinh khiết vươn lên từ chốn bùn lầy, các vị sống trà
trộn giữa dòng đời nhưng mọi cám dỗ cuộc đời không làm vấy bẩn
được tâm thái an tường tĩnh lặng.
Tóm lại, Phật giáo thời Lý-Trần lấy “hướng nội” làm nền tảng, lấy
“nhập thế” làm hướng đi đã hình thành phong cách Phật giáo Việt
Nam đặc biệt: không cầu kỳ, không mê hoặc, không giáo điều cứng
nhắc.
2. Tinh thần Phật giáo
2.1 Phật- Nho phân công hợp tác
Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận dân tộc ta vốn có tinh thần
dân chủ và sống phóng khoáng nên từ khi Tam giáo vào Việt
Nam, cha ông ta đã biết tự mở cửa đón nhận những tinh hoa
của hệ tư tưởng ấy, chọn lọc, dung hợp và biến chúng thành
cái của mình, phù hợp với điều hiện và hoàn cảnh sống của
mình, phục vụ cho mình.
Qua các tác phẩm, các Thiền sư Lý – Trần đã thừa nhận tư
tưởng của đất Thánh cần thiết cho sự duy trì trật tự của xã hội
cũng như giáo lý của Đức Phật cần thiết cho sự giải thoát tâm
linh con người.

×