ĐÀI TiẾNG NÓI ViỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II
KHOA BÁO CHÍ
Giảng viên: Cô Lại Thị Hồng Vân
Nhóm 3:
Nguyễn Thị Hân
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Bùi Ngọc Hằng
Nguyễn Thị Minh Hải
Đặng Thị Hân
Nguyễn Thị Khánh Hòa
Nguyễn Ngọc Hân
Mikhail Aleksandrovich Solokhov
I.TÁC GiẢ
-Mikhail Aleksandrovich Sholokhov(24/5/1905-
21/2/1984) là một nhà văn Liên Xô nổi tiếng và đã
được trao Giải Nobel Văn học năm 1965.
-Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế
giới. Là một nhà tiểu thuyết có tài, ông được liệt vào
hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
- Solokhov sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-
xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông. Ông tham gia
công tác cách mạng từ khá sớm. Cuối năm 1922 ông
đến Mat-xco-va, làm nhiều nghề kiếm sống như: đập
đá, khuân vác, kế toán. Thời gian rảnh rỗi, ông dành
cho việc tự học và đọc văn học.
-
Năm 1926, ở tuổi 21, ông đã in hai
tập truyện ngắn là “Truyện sông
Đông” và “Thảo nguyên xanh”.
-
Năm 1925, ông trở về quê và bắt
đầu viết tác phẩm tâm huyết nhất
của đời mình – tiểu thuyết “Sông
Đông êm đềm”.
Solokhop
và vợ
-
Solokhov là đảng viên Đảng cộng sản
Liên Xô từ năm 1932. Năm 1939 ông
được bầu làm Viện sĩ viện hàn lâm
Khoa học Liên Xô. Trong thời gian
chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát
xít Đức xâm lược, ông theo sát Hồng
quân trên nhiều chiến trường với tư
cách phóng viên báo Sự thật.
-Tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” đã
được ông viết ròng rã trong gần 14 năm
với 4 quyển, 8 phần. Tác phẩm đã trở
thành một trong những tiểu thuyết
của Văn học Xô viết phổ biến nhất và
lập tức ông được tặng giải thưởng quốc
gia.
-Nhà văn lão thành A.Xê-ra-phi-mô-vích
đã ví Solokhov: “…con đại bàng non
tung cánh trong bầu trời văn học”.
Truyện ngắn “Số phận con người” của
Solokhov là cột mốc quan trọng mở ra
chân trời mới cho văn học Nga. Dung
lượng tư tưởng lớn của truyện khiến có
người liệt nó vào loại anh hùng ca. Tác
phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và
chiến tranh một cách toàn diện, chân
thực, sự đổi mới cách miêu tả nhân vật,
khám phá tính cách Nga, khí phách anh
hùng và nhân hậu của người lính Xô Viết.
Sự thật táo bạo bao trùm toàn bộ tác
phẩm của Sô lokhov. Sự thật đó được
tôn trọng trong từng câu văn, từng chi
tiết, từng hình ảnh. Ông dám nói lên sự
thật đôi khi khắc nghiệt, cay đắng. Ông
coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật
là “ca ngợi nhân dân – người lao động,
nhân dân – người xây dựng, nhân dân
anh hùng” của mình.
-Sau khi “Sông Đông êm
đềm” được xuất bản, suốt nhiều thập
kỷ, vì bản thảo bị thất lạc, trong văn
đàn Nga đã dấy lên những cuộc tranh
luận về việc Sholokhov có phải là tác
giả thực sự của “Sông đông êm đềm”
hay không? Nhiều nghi vấn đặt ra rằng
ông đã viết tác phẩm này dựa trên bản
thảo của một nhà văn khác.
-Khi bắt đầu viết “Sông Đông êm
đềm”, Sholokhov mới 21 tuổi, thiếu trải
nghiệm cuộc sống để có thể viết nên
những áng văn dày dặn như thế. Hơn
nữa, các tác phẩm sau này của
Sholokhov có chất lượng văn chương
kém hơn hẳn.
-Mặc kệ dư luận, Sholokhov không
biện minh hay trách cứ, ông tiếp tục
hoàn tất tác phẩm để đời của mình.
-Tháng 11/1999, Ủy ban Di
sản văn học tổ chức họp báo
công bố tìm thấy bản thảo viết
tay của Sholokhov cho tác
phẩm “Sông Đông êm
đềm”. Điều này càng khẳng
định thêm tuyên bố trước đó.
II. TiỂU THUYẾT
“SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM”
-Phần một (1928), viết về giai đoạn 1912 đến
1916: nhân vật chính Gregori Melekhov mới bắt đầu
lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh
thế giới lần thứ nhất.
-Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến
đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười
nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng
Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
-Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918
đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn
ra khốc liệt.
-Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5
năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm
1922.
-Sông Đông êm đềm miêu tả
một giai đoạn lịch sử mười năm từ
1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý
rộng lớn: mặt trận miền Tây nước
Nga trong Thế chiến thứ nhất,
Ukraina, Ba Lan, Romania cho đến
Sankt-Peterburg, Moskva nhưng
chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông
và tập trung vào một làng Cozak
ven sông.
TÓM TẮT TRUYỆN
-Truyện kể về số phận con
người trong chiến tranh, sự
đúng sai của những quyết
định trong cuộc đời mỗi con
người, quan niệm về tình yêu,
hôn nhân và ngoại tình
Chuyện khắc hoạ 10 năm cuộc đời
của nhân vật Gregori Melekhov. Anh
đem lòng yêu Aksinia, vợ một người
hàng xóm. Để ngăn cản mối quan hệ
này phát triển, gia đình Gregori cưới
Natalia cho anh. Để được sống bên
nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà
đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất vì bị
chồng mới cưới ruồng bỏ, Natalia đã
quyên sinh nhưng không chết.
Sau này, Gregori phải đi lính trong
những năm đầu của Thế chiến
I. Tham gia chiến tranh, Gregori
cảm nhận được tính chất tàn bạo,
vô nghĩa của nó. Mặc dù chán ghét
chiến tranh và không ý thức được
mình chém giết để làm gì nhưng vó
ngựa của Gregori vẫn phiêu bạt
khắp các chiến trường, lao vào
những trận đánh đẫm máu.
Ở nhà, Aksinia sống trong cơ cực,
cô đơn, đứa con đầu lòng chết vì
bệnh tật, nàng đã ngã vào vòng tay
của tay con trai chủ nhà. Khi về
phép, biết chuyện dan díu của
Aksinia, Gregori quay trở về sống
với Natalia. Sau khi Gregori hết nghỉ
phép và quay về quân ngũ, Natalia
sinh đôi một trai, một gái.
Sau những gì đã xảy ra, Gregori và
Aksinia vẫn nối lại quan hệ. Tuyệt
vọng vì lại mất Gregori lần nữa,
Natalia nhờ một bà lang bỏ đi đứa
con đang mang trong người. Nàng
chết do mất máu, trước khi chết
Natalia đã tha thứ cho Gregori.
Không lâu sau, đứa con gái của
Gregori và Natalia cũng chết do
bệnh tật.
Sau khi giải ngũ về quê, trải qua
nhiều biến cố chính trị, Gregori bỏ
trốn theo quân thổ phỉ. Tới khi
không còn đất dung thân, Gregori
đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa
mong có được cuộc sống yên ổn
nhưng trên đường trốn chạy bị phát
hiện, Aksinia trúng đạn chết trên
tay Gregori
Cùng trong lúc này, Gregori đã đem
tất cả vũ khí thả xuống sông Đông
như một hành động giã từ vũ khí. Trở
về vùng sông Đông, anh gặp lại con
trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh
trai ( lính bảo hoàng) bị em rể ( hồng
quân) giết. Tất cả những gì còn lại của
Gregori trên đời là đứa con trai duy
nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu
thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con
về nhà.
Người ta thường so sánh Sông
Đông êm đềm với Chiến tranh
và Hoà bình của Lev Tolstoy.
Sholokhov đã viết với tất cả sự
thật dù tàn nhẫn nhưng nó là hệ
quả tất yếu của hoàn cảnh và
tác động xã hội.