Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vị trí quan trọng của nông thôn Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.22 KB, 12 trang )

Điểm xuất phát
 Vị trí quan trọng của nông thôn TQ
Trong suốt mấy chục thế kỉ dưới chế độ phong kiến, nông thôn TQ có một vị
trí vô cùng quan trọng. Nhân lực, tài lực của nhà nước phong kiến đều dựa vào nông
dân. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đều được dấy lên từ nông thôn. Đảng cộng sản
Trung quốc đã phát động lực lượng to lớn của nông dân thực hiện chiến lược “lấy
nông thôn bao vây thành thị” cuối cùng đã giải phóng được trung quốc đại lục, lập ra
nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/ 1949.
Sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, Đảng cộng sản TQ chủ
trương lấy nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân xem công tác nông thôn là
trọng điểm trong toàn bộ công tác của Đảng. TQ vốn có tiềm năng lớn về nông
nghiệp với hơn 100 triệu hecta đất canh tác bằng 7% diện tích đất canh tác của TG.
 Tình hình nông thôn TQ trước cải cách
Do những sai lầm của đường lối tả khuynh đã phá hoại nặng nề nông thôn TQ
– một quốc gia với nông dân chiếm 80% dân số (khoảng 800 triệu nông dân tính vào
năm 1977), mà trong đó có 70% thuộc loại nghèo khổ. Một nền nông nghiệp rơi vào
tình trạng của nền kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên, năng suất lao động thấp kém không
đảm bảo được lương thực cho dân chúng.
 Nông thôn, nông nghiệp, nông dân có vị trí hết cức quan trọng là nơi khởi
nguồn, đột phá của tiến trình cải cách và mở cửa TQ.
Vì vậy công cuộc cải cách toàn diện của TQ đã phải bắt đầu từ nông thôn. Sau này đại
hội XIV của Đảng đã nhận định: “cải cách bắt đầu từ nông thôn – đó là quyết định
chiến lược phù hợp với tình hình đất nước Trung Quốc”.
Quá trình cải cách nông thôn TQ
3 giai đoạn lớn:
Giai đoạn 1: được bắt đầu từ 1978 đến 1991.
Giai đoạn 2: bắt đầu từ năm 1992 đến năm 2000
Giai đoạn 3: được bắt đầu từ năm 2000 đến nay
Giai đoạn 1 : Giai đoạn xây dựng thể chế kinh tế mới ở nông thôn.
Trong giai đoạn này bao gồm 2 bước cải cách chính:
Bước 1: từ 12/1978 đến 10/ 1984


 Nội dung chính
 Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân với “công xã nhân dân”. Mục đích làm
hủy bỏ công xã nhân dân với sở hữu 3 cấp, lấy đội sản xuất làm cơ sở trước kia, bởi
vì chế độ này đã không phù hợp với yêu cầu phát triển của sức sản xuất nông thôn.
Khôi phục lại tổ chức chính quyền ở nông thôn, công xã nhân dân được chuyển thành
chính quyền nhân dân xã, đại đội sản xuất được chuyển thành ủy ban nhân dân thôn,
đội sản xuất chuyển thành xóm.
 Vẫn kiên trì sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất “chủ yếu là đất đai” trong nông
nghiệp, thực hiện tách quyền sở hữu tập thể với quyền quản lý sản xuất kinh doanh.
Tiến hành khoán sản phẩm đến nhóm sản xuất, đến hộ gia đình.
 Nhà nước nâng giá thu mua nông phẩm nhằm khuyến khích nông dân tích cực
sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Năm 1979 bình quân giá nông phẩm đã tăng lên 20,1
%, năm 1980 nâng giá 8,1% sau đó mỗi năm bình quân nâng giá khoảng 3%.
 Quá trình thực hiện
Trong giai đoạn này khâu then chốt của cải cách nông thôn TQ vẫn là quá trình
hình thành chế độ trách nhiệm khoán đến hộ gia đình. Có thể chia quá trình thực hiện
chính sách khoán trong nông nghiệp ở TQ thành 3 giai đoạn nhỏ.
Giai đoạn 1, từ năm 1978 đến năm 1980, đây là giai đoạn chủ yếu thực hiện
khoán “chui”, ( tức là các địa phương bí mật khoán “hộ”).
Giai đoạn 2, từ năm 1980 đến năm 1983, khoán được phổ biến rộng rãi nhưng
vẫn trên con đường thực hiện.
Giai đoạn 3, khoán đến hộ được phổ biến rộng rãi như một biện pháp, một
chính sách được hoàn thiện dưới dạng kéo dài hợp đồng khoán, phát triển dưới hình
thức đấu thầu các hộ chuyên.
Thực ra, để có quyết định thừa nhận khoán đến hộ gia đình đã phải trải qua
một quá trình tranh luận gay go rất phức tạp. Năm 1978, khoán ở An Huy và Tứ
Xuyên là khoán “chui”. Sau khi hai tỉnh trên khoán có hiệu quả, nhà nước đã cho
phép khoán nhưng chỉ khoán đến tổ, nhóm sản xuất, không được khoán đến hộ gia
đình (Theo nghị quyết trung ương 3 khóa XI tháng 12 – 1978).
Đến ngày 27 – 9 – 1980, tại văn kiện số 75 của Đảng đã nhắc lại phạm vi cho

phép khoán sản lượng đến người lao động, đến hộ gia đình, chỉ ở những vùng núi xa
xôi, những khu vực nghèo nàn lạc hậu, còn ở những nơi khác chỉ chủ trương khoán
đến tổ nhóm sản xuất. Chế độ này được gọi là “năm khoán, một thưởng”.
Phải đến đại hội XII của ĐCS Trung Quốc tháng 9 – 1982, Trung Quốc mới
chính thức công nhận chế độ khoán đến hộ gia đình trên cơ sở sở hữu ruộng đất tập
thể.
Đầu năm 1983, chế độ khoán đến hộ được phổ biến rộng rãi toàn Trung Quốc,
công xã nhân dân được coi như đã bị giải tán. Năm 1983, lánh đạo TQ đã cho phép
nông dân:
1. Bán sản phẩm tự do sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
2. Vận chuyển nông sản đi xa hay buôn bán nhỏ.
3. Mua máy móc nng nghiệp, công cụ và phương tiện vận tải.
4. Được thuê từ 7 đến 11 lao động.
Đến năm 1984, ĐCS đã khuyến khích việc tập trung dần ruộng đất vào tay các
nông dân có kinh nghiệm, cho phép các hộ thiếu lao động được trả ruộng khoán cho
tập thể để phân phối lại và các hộ này có thể chuyển sang một công việc khác.
 Ưu điểm của chính sách khoán đến hộ gia đình
1. Sử dụng thế mạnh của nông nghiệp gia đình truyền thống, nguồn lao động dồi
dào – đặc điểm quan trọng của nông nghiệp TQ. Sự kết hợp giữa các gia đình trong
phạm vi nhỏ dễ thích ứng với tính chất thường của điều kiện tự nhiên và chênh lệch
giữa thời gian lao động, thời gian sản xuất, sử dụng triệt để các loại sức lao động, tư
liệu lao động và thời gian lao động. Thực tế cho thấy nhiều lĩnh vực mà kinh doanh
tập thể không hiệu quả bằng kinh doanh gia đình (ví dụ như chăn nuôi gia suc, gia
cầm).
2. Kết hợp trực tiếp người lao động với tư liệu sản xuất, trực tiếp gắn hiệu quả
lao động với mức thù lao. Đây là một vấn đề mà trước cải cách, chế độ công xã không
giải quyết được nên đã không động viên được tính tích cực của người nông dân, dẫn
đến hiệu quả kinh tế thấp.
3. Kinh tế gia đình được coi trọng hơn kinh tế tập thể làm cho sản xuất có tính
thích ứng lớn, nó tập hợp được lực lượng sản xuất thủ công, sức kéo động vật và lực

lượng sản xuất hiện đại.
 Hạn chế
Khoán đến hộ gia đình cũng có những hạn chế. Đó là trình độ lao động và quy
mô nhỏ ở phạm vi gia đình là những trở ngại trong việc động viên và triển khai vốn
đầu tư, ứng dụng khoa học kĩ thuật, chuyên môn hóa sản xuất theo quy mô lớn.
Để khắc phục những mặt hạn chế đó, TQ đã đề ra phương châm “kinh doanh
hai tầng”, tức là xử lý thích đáng giữa tính tập trung (kinh doanh tập thể) và tính phân
tán (kinh doanh gia đình, cá thể) trong sản xuất nông nghiệp. Những năm giữa của
thời kì này , TQ đã hình thành và phát triển mạnh mẽ các “hộ chuyên”. Thực chất của
chính sách phát triển các hộ chuyên là khuyến khích chuyên môn hóa nông nghiệp và
kích thích phát triển sản xuất tư nhân ở nông thôn.
Tóm lại: Các chính sách khoán hộ, phát triển hộ chuyên đã góp phần làm thay
đổi bộ mặt nông thôn TQ sau cải cách. Nó làm cho sản xuất được chuyên môn hóa, nó
thừa nhận quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của người nông dân…Thực
tế cải cách nông nghiệp ở TQ còn chứng minh các hình thức sở hữu chỉ là phương
tiện để nâng cao sức sản xuất của con người, nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra,
sự chú ý đúng mức lợi ích của người lao động là điểm mấu chốt trong chính sách cải
cách kinh tế nông thôn ở TQ.
Bước 2: từ 1985 đến 1991
 Nội dung chính của cải cách nông thôn TQ bước 2 giai đoạn 1
Tại hội nghị công tác nông thôn toàn quốc ngày 2/11/1988, khi đề cập đến nội
dung của bước thứ hai cải cách nông thôn, phó thủ tướng Điền Kỳ Vân nói: “Nông
thôn Trung Quốc làm được một cải cách đã mười năm, thực sự đã giành được những
thành tựu to lớn. Mấy năm đầu chủ yếu khoán sản phẩm đến hộ gia đình, mấy năm
sau chủ yếu cải cách thể chể lưu thông ở nông thôn, xây dựng cơ chế thị trường, điều
chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nghề nông thôn”.
 Quá trình thực hiện
Trong giai đoạn này cải cách ở nông thôn TQ được nhà nước vận dụng ba
chính sách lớn sau đây:
 Một là: Bắt đầu từ năm 1985 hủy bỏ thống nhất thu mua, phân phối nông sản

phẩm đã được thực hiện 30 năm qua, vận dụng các chính sách mới thu mua theo hợp
đồng kế hoạch nhà nước để tôn trọng đầy đủ quyền tự chủ của người nông dân, bước
đầu xây dựng mối quan hệ giữa nhà nước và người nông dân trên cơ sở trao đổi hàng
hóa ngang giá.
 Hai là: Bắt đầu từ năm 1985 thay đổi phương pháp thu thuế của nông dân bằng
hiện vật. Thay thế việc thu hiện vật bằng tiền mặt, làm cho kinh tế nông thôn phát
triển theo hướng kinh tế hàng hóa.
 Ba là: Bắt đầu từ tháng 5/ 1985 nhà nước lần lượt thả nổi mua bán nông sản
phẩm (trừ khẩu phần lương thực, dầu ăn của cư dân thành phố), tiến hành bù giá vào
lương.
Cuộc cải cách này có những tiến triển nhất định, nhưng so với mấy năm trước
thì bước tiến không nhanh bằng, bởi vì:
1. Từ năm 1985 cải cách ở nông thôn cùng tiến hành đồng thời với cải cách ở
thành thị, trong đó chủ yếu là cải cách ở thành thị, nhiệm vụ cải cách ở nông thôn đã
bị xem nhẹ hơn.
2. Cải cách ở nông thôn vấp ngã phải một số vấn đề nan giải như vấn đề giá cả,
vấn đề lưu thông… những vấn đề phức tạp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ,
nhịp nhàng với cải cách ở thành thị mới có thể tháo gỡ được.
3. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, hoàn thiện cơ chế thị trường và
phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn là những nhiệm vụ rất khó khăn, lâu dài,
không thể thực hiện có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn.
 Thành tựu và ưu điểm
Trong giai đoạn này, một mặt, nhà nước ban hành các chính sách thu mua mới,
nâng giá sản phẩm nhằm phát huy vai trò tự chủ của người nông dân, làm cho kinh tế
nông thôn phát triển theo hướng hàng hóa hóa; mặt khác, nhà nước cần thống nhất
quản lý để ổn định, nhằm làm lành mạnh nền kinh tế, thúc đẩy cải cách tiếp tục phát
triển.
 Cải cách thể chế lưu thông, giá cả nông sản phẩm là điều kiện cơ bản cho nông
nghiệp phát triển vững chắc trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa. Nhưng việc
tiến hành cải cách lại hết sức khó khăn bởi vì nó đều liên quan đến điều chỉnh lợi ích,

sự ổn định xã hội, sự vận động của nền kinh tế. Vì vậy, cải cách thể chế lưu thông
hàng hóa và cải cách giá cả phải là một quá trình, được cân nhắc kỹ lưỡng từng bước,
tính toán bước đi, có kế hoạch chắc chắn. Tình hình thực tế ở Trung Quốc cho thấy
“chế độ hai đường ray” kết hợp quản lý có kế hoạch và điều tiết thị trường trong khâu
giá cả nông sản và lưu thông hàng hóa vẫn chưa thể nào bỏ được. Cụ thể: coi giá
lương thực là giá cơ sở, là mặt bằng giá cho tất cả các giá nông sản phẩm khác. vận
dụng quy luật giá trị trong công tác giá cả nông nghiệp. Giá thu mua hợp đồng của
một số nông sản phẩm, nhất là lương thực đã được nâng cao hơn. Đồng thời có biện
pháp ngăn ngừa tình trạng nâng cao giá quá mức. Thông qua chức năng nhà nước và
biện pháp thu thuế, sử dụng các hinh thức lây công nghiệp bù cho nông nghiệp, lấy

×