Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

So sánh đi sâu cải cách thể chế kinh tế nông thôn ở Trung Quốc và ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.18 KB, 4 trang )

So sánh đi sâu cải cách thể chế kinh tế nông thôn ở Trung Quốc và ở Việt
Nam
1. Điểm tương đồng trong phương hướng cải cách kinh tế nông thôn ở Trung
Quốc và Việt Nam
Mục tiêu cải cách kinh tế nông thôn của Trung Quốc và của Việt Nam đều là phát
triển kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập của nông dân, cuối cùng tiến hành
hiện đại hóa nông nghiệp.
Trải qua cải cách mấy năm trước đây, kinh tế nông thôn ở Trung Quốc và Việt
Nam đều có được sự phát triển với những mức độ khác nhau, đã giải quyết được
vấn đề lương thực cho nông dân và vấn đề cung ứng nguyên liệu cho ngành chế
biến nông sản. Nhưng kinh tế nông thôn của hai nước còn phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề giống nhau, như kinh tế nông thôn phát triển chậm, thu nhập của
nông dân thấp, thị trường nông thôn phát triển không tốt.Những vấn đề này đã hãm
sự phát triển của kinh tế nông thôn hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Tiếp đó,
xoay quanh vấn đề hiện đại hóa nông nghiệp, hai nước đều phải áp dụng biện pháp
thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, tăng thu nhập cho nông dân, vực dậy thị
trường nông thôn, đi sâu cải cách kinh tế nông thôn.
Phân tích từ tổng thể, phương hướng cải cách kinh tế nông thôn của Trung Quốc và
Việt Nam có những điểm tương đồng sau:
1.1. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Căn cứ vào đề án kế hoạch 5 năm lần thứ 10, phát triển kinh tế- xã hội Trung
Quốc, nguyên tắc điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn là hướng ra
thị trường, dựa vào khoa học kỹ thuật, lấy nông hộ và xí nghiệp kinh doanh chuyên
môn hóa nông nghiệp làm chủ thể, không ngừng hướng sản xuất theo chiều sau và
chiều rộng. Lấy những sản phẩm có ưu thế, nâng cao chất lượng, và tăng hiệu quả
làm trung tâm, tích cực điều chỉnh cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu sản phẩm và cơ
cấu chất lượng sản phẩm, phát triển nhanh ngành chăn nuôi, đến năm 2005, tỷ
trọng giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi đạt khoảng 33% trong tổng sản phẩm
nông nghiệp.
Tăng cường xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nông nghiệp, hệ thống kiểm
tra chất lượng và hệ thống thông tin thị trường, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn quốc


tế, xây dựng những cơ sở mẫu về sản xuất tiêu chuẩn hóa nông sản.
Nguyên tắc điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Việt Nam là,
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, từng bước nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, hạ thấp tỷ
lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).số lượng và
tỷ trọng của các nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng lên. Tỷ lệ hộ
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2001 chiếm 5,8% trong khi
năm 1994 chỉ 1,6%, hộ dịch vụ chiếm 11,2 % awnm 2001, năm 1994 chỉ 6,4%. Cơ
cấu trong nhóm hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cũng đã có sự thay đổi theo
hướng tỷ lệ hộ thủy sản, lâm nghiệp tăng lên và tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm đi. Nếu
như năm 1994, hộ thủy sản chiếm 2,3% trong nhóm hộ nông, lâm và thủy sản
chiếm 1,9% so với tổng số hộ nông thôn thì năm 2001, các tỷ lệ tương ứng là 3,5%
và 2,8%.
1.2. Chú trọng kết hợp sự phát triển của xí nghiệp hương trấn ở Trung
Quốc và công nghiệp nông thôn ở Việt Nam với sự phát triển xây dựng
đô thị, sắp xếp hợp lý lao động dôi dư ở nông thôn.
Tăng nhanh tiến trình đô thị hóa và phát triển xí nghiệp hương trấn là biện pháp
hiệu quả để sắp xếp hợp lý lao động dôi dư ở nông thôn.
Căn cứ vào tinh thần của Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiến
trình đô thị hóa phải tuân theo quy luật khách quan, đô thị hóa phải phù hợp với
tình hình đất nước, phù hợp với sự phát triển hài hòa của các thành phố nhỏ, vừa,
lớn và các thị trấn nhỏ, từng bước hình thành hệ thống đô thị và thị trấn hợp lý.
Khuyến khích thành lập các xí nghiệp nhỏ và vừa để tạo thêm việc làm cho lao
động ở nông thôn.
Công cuộc kiến thiết đô thị và công nghiệp nông thôn của Việt Nam bắt đầu muộn,
do đó, công cuộc xây dựng đô thị và quy mô công nghiệp nông thon khá nhỏ.
Nhưng, Việt Nam đã nhận thấy rằng, chỉ có phát triển đô thị và công nghiệp nông
thôn mới có thể nhanh chóng sắp xếp lao động dôi dư ở nông thôn.
1.3. Chú trọng phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
Đề án kế hoạch 5 năm lần thứ 10 phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc đã nêu

rõ, 5 năm tới, làm tốt việc duy trì và xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ và vừa ở
nông thôn như hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, tiếp tục xây dựng và cải cách đồng
bộ những khu tưới tiêu loại hình loại hình lớn với mục tiêu là tiết kiệm nước.
Việt Nam cũng coi trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
Hàng trăm đầu tư cho xây dựng thủy lợi đều tăng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình-
công trình thủy lợi nổi tiếng ở Việt Nam không chỉ cung cấp điện cho sản xuất cho
các ngành kinh tế và điện sinh hoạt cho dân cư, mà còn có đóng góp quan trọng
trong việc thoát nước chống lũ cho nông nghiệp, bảo đảm những mùa vụ bội thu.
2. Điểm khác biệt
2.1. Quyền lợi đối với đất đai của nông dân Trung Quốc và Việt Nam hiện
nay không giống nhau, nên nội dung và hình thức cải cách cũng khác
nhau
Quyền lợi đối với ruộng đất mà nông dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam được
hưởng là khác nhau.
Đề án kế hoạch 5 năm lần thứ 10 phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc nêu rõ,
“trên cơ sở ổn định lâu dài quan hệ khoán ruộng đất, khuyến khích các vùng có
điều kiện tích cực tìm tòi cải cách chế độ chuyển nhượng quyền kinh doanh đất”.
Qua đó, có thể thấy, từ nay về sau, Trung Quốc còn cần tăng cường cải cách chế độ
chuyển nhượng quyền kinh doanh đất đai.
Luật đất đai đã được sửa đổi, bổ sung và công bố năm 1998 của Việt Nam quy
định, nông dân được hưởng 5 quyền đối với ruộng đất.
 Quyền lợi về ruộng đất mà nông dân Việt Nam được hưởng nhiều hơn so
với nông dân Trung Quốc.
2.2. Hình thức tổ chức sản xuất khác nhau
ở Trung Quốc vẫn khẳng định lấy nông hộ và xí nghiệp kinh doanh chuyên môn
hóa nông nghiệp làm chủ thể. Khuyến khích xí nghiệp chế biến nông sản, xí nghiệp
tiêu thụ và các cơ quan nghiên cứu khoa học kéo nông hộ tham gia thị trường, và
cùng với nông hộ hành thành nên cơ chế có lợi cùng hưởng, rủi ro cùng chịu.
ở Việt Nam, có nhiều mô hình trang trại, nhưng phổ biến nhất là mô hình trang trại
gia đình. Ngoài ra có ba loại mô hình trang trại khác nhưng số lượng tương đối ít.

Loại thứ nhất là trang trại vốn tư nhân, loại thứ hai là trang trại quốc doanh, loại
thứ ba là trang trại mô hình kinh tế hợp tác hoặc mô hình hợp tác xã.
2.3. Áp dụng biện pháp cải cách đồng bộ khác nhau
Về phía Trung Quốc
Một là, tiếp tục cải cách thể chế lưu thông lương thực theo hướng thị trường. Hoàn
thiện chế độ giá bảo hộ thu mua lương thực, dự trữ lương thực và quỹ rủi ro.
Hai là, thúc đẩy toàn diện cải cách thuế, phí ở nông thôn.
Ba là, cải cách tiền tệ nông thôn, tăng đầu tư vốn vay cho nông nghiệp, cải tiến
phương thức vay vốn ngân hàng, nâng cao trình độ dịch vụ tiền tệ.
Bốn là, đi sâu cải cách khoa học kỹ thuật ở nông thôn, tăng đầu tư cho khoa học kỹ
thuật, khuyến khích sáng tạo kỹ thuật trong nông nghiệp.
Năm là, làm tốt công tác hỗ trợ người nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số. Tăng
cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực khó khăn, nhanh chóng phát triển
sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế.
Về phía Việt Nam,
Một là, đẩy mạnh toàn diện cơ cấu nông nghiệp. Việt Nam vừa phải chú trọng đảm
bảo ổn định sản xuất lương thực, vừa phải phát triển sản phẩm mang tính đa dạng.
Hai là,khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp chế biến trong cơ cấu kinh tế
nông thôn và chế biến nông sản, đồng thời tổ chức các ngành hữu quan tiến hành
thảo luận về triển vọng phát triển và quản lý quy mô của ngành công nghiệp chế
biến.
Ba là, nhà nước từng bước mở rộng đầu tư cho nông nghiệp, và xây dựng kiện toàn
chế độ kiểm tra giám sát, bảo đảm vốn đầu tư trực tiếp đến tay địa phương, cơ sở
và nhân dân.
Bốn là, để khuyến khích và giúp đỡ nông nghiệp nông thôn chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, Nhà nước đã ban hành một số chính sách có lợi như chính sách ruộng đất,
chính sách đào tạo cán bộ quản lý.
Năm là, kiên quyết loại bỏ những quy định pháp luật gây trở ngại và trói buộc lực
lượng sản xuất phát triển, bảo đảm lực lượng sản xuất có được sự giải phóng nhiều
hơn.

Sáu là, nâng cao cải cách quản lý hành chính. Tăng cường phân cấp quản lý, phối
hợp phân công, xây dựng cơ chế điều hòa, tập hợp phương án kế hoạch của Nhà
nước ở khu vực này, để phát huy tính chủ động, tính sáng tạo của địa phương.

×