Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

giáo án lớp 3 cả năm môn rèn tập làm văn theo VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 75 trang )

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về “Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh”; điền vào tờ giấy in sẵn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.


- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Hãy viết những điều em biết về Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, theo gợi
ý sau:
- Đội là một tổ chức như thế nào?
- Chi đội lớp em tên là gì? Thuộc liên đội nào?
- Kể tên một số hoạt động của chi đội lớp em.
Đáp án tham khảo:
Đội là tổ chức của thiếu nhi. Chi đội lớp em tên
Chi đội 3.3 thuộc Liên đội Trường Tiểu học
Trung Lập Thượng. Chi đội lớp em thường tổ
chức văn nghệ, tham gia hội thi, tìm hiểu các
anh hùng liệt sĩ ở địa phương, quyên góp giúp
đỡ đồng bào lũ lụt,
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Chép lại cho sạch đẹp Đơn xin cấp thẻ
đọc sách (sau khi đã điền đủ nội dung cần
thiết), theo mẫu in trong sách Tiếng Việt 3, tập
một, trang 11.











Tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trung Lập Thượng, ngày 24 tháng 8 năm 2011
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện Trường Tiểu học Trung Lập Thượng.
Em tên là: Nguyễn Thị Tuyết Hoa
Sinh ngày: 6 tháng 11 năm 2003 Nam(nữ): Nữ
Nơi ở: xã Phước Hiệp, Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.
Học sinh lớp: 3.2 Trường Tiểu học Trung Lập Thượng.
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ
đọc sách năm học 2013 – 2014.
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi
quy định của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Người làm đơn.
Nguyễn Thị Tuyết Hoa
Bài 3. Hãy kể tên những Đội viên đầu tiên của
Đội mà em biết?






Đáp án:
Anh Nông Văn Dền đội trưởng – Bí danh Kim
Đồng.
Anh Nông Văn Thàn. – Bí danh Cao Sơn
Anh Lý Văn Tịnh – Bí danh Thanh Minh.

Chị Lý Thị Mỳ – Bí danh Thủy Tiên
Chị Lý Thị Xậu – Bí danh Thanh Thủy.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM




Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về “Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh”; điền vào tờ giấy in sẵn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Khoanh tròn trước chữ cái trả lời đúng:
a) Đội thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 30/4/1975
B. 15/5/1941
C. 2/9/1945
b) Bài hát của Đội là:
A. Tiến quân ca
B. Đoàn ca
C. Đội ca
Đáp án:
B. 15/5/1941
C. Đội ca

Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Trình bày cấu trúc của một lá đơn.











Tham khảo:
Phần đầu của lá đơn gồm:
- Tên nước ta (quốc hiệu) và tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
- Tên đơn.
- Địa chỉ nhận đơn.
Phần chính của đơn gồm:
- Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường , lớp của
người viết đơn.
- Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn.
Phần cuối của lá đơn gồm:
- Tên và chữ kí của người viết đơn.
Bài 3. Hãy nêu tên 3 phong trào lớn của Đội
mà em biết?







Đáp án:
Các phong trào của Đội là:
- Phong trào Trần Quốc Toản phát động năm
1947
- Phong trào kế hoạch nhỏ năm 1960
- Phong trào Thiếu nhi làm nghìn việc tốt phát
động năm 1961.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM







Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về viết đơn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Trình bày phần đầu của “Đơn xin vào

đội”.







Tham khảo:
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
Trung Lập Thượng, ngày 13 tháng 11 năm 2013
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gởi:
- Thầy Tổng phụ trách Đội
- Ban chỉ huy Liên Đội.
- Ban chỉ huy Chi đội lớp 3.2
Em tên là : Nguyễn Thị Tuyết Hoa, sinh
ngày 15/5/2006.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Ghi số thứ tự vào ô trống theo đúng
trình tự của lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh:
n Tên người hoặc tổ chức nhận đơn
1n
Mở đầu đơn : viết tên Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh
n
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết
đơn

n Trình bày lí do viết đơn
n Tên của lá đơn
n
Lời hứa của người viết đơn khi đạt
được nguyện vọng
n
Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh
của người viết đơn ; người viết là
học sinh của lớp nào, trường nào
8n
Chữ kí và họ, tên của người viết
đơn
Tham khảo:
Ghi đúng số thứ tự vào các ô trống (theo trình
tự của bài tập) : 4 – 1 – 2 – 6 – 3 – 7 – 5 – 8
Bài 3. Em hãy viết 3 đến 5 câu bày tỏ nguyện
vọng được vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh và lời hứa nếu đơn được chấp nhận.





Tham khảo:
Sau khi học Điều lệ và lịch sử Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là
tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở
thành những con người có ít cho đất nước.
Em làm đơn này xin được vào đội và
xin hứa: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy; tuân

theo Điều lệ Đội; giữ gìn danh dự Đội.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM



Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 4
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về điền vào tờ giấy in sẵn; kể
về gia đình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Viết vào chỗ trống một đoạn văn ngắn
(từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình em với một
người bạn cùng trường em đang học dựa vào
các câu hỏi gợi ý sau :
- Gia đình em có mấy người ? Đó là những ai ?
- Từng người trong gia đình em hiện đang làm
những việc gì ? (Ở đâu ?)
- Em có tình cảm như thế nào với mọi người
trong gia đình ?
Tham khảo:
Gia đình em có 4 người. Đó là bố em, mẹ em,
em và Cu Bi. Bố em làm thợ vàng ở chợ, mẹ
em làm giám đốc công ty may Hoa Xuân, em
và Cu Bi đang đi học. Em rất yêu quý gia đình

mình.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)
kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của
em đối với em.
Bài làm











Tham khảo:
Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình
không hoàn hảo. Từ khi em cất tiếng khóc chào
đời em chỉ biết có mẹ, với em mẹ là hiện thân
của mọi điều tốt đẹp nhất.
Mẹ là người đã tập cho em những bước đi,
tiếng nói đầu tiên. Những lúc em vấp ngã mẹ
cũng là người nâng đỡ em đứng dậy. Mẹ đã
chăm lo cho em từng bữa ăn giấc ngủ, dạy cho
em những điều hay lẽ phải. Khi em đến trường
mẹ cũng chính là người giúp em trong học tập,
giúp em có những ước mơ về một tương lai

tươi sáng hơn.
Để đền đáp công ơn của mẹ, em sẽ cố gắng
học giỏi để mẹ vui lòng.
Bài 3. Điền vào mẫu sau: Tham khảo:
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM



Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô chủ nhiệm lớp……
Trường tiểu học ………………
Em tên là:………… …………
Học sinh lớp:…… …………
Em làm đơn này xin phép cô (thầy) cho em nghỉ
buổi học: …………………………………
Lí do nghỉ học: ………………………………

Em xin hứa: ………………………………
Ý kiến của gia đình học sinh
Học sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trung Lập Thượng, ngày 19 tháng 10 năm 2013
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nghiệm lớp 3.2. Trường Tiểu
học Trung Lập Thượng
Em tên là: Nguyễn Thị Tuyết Hoa
Học sinh lớp: 3.2.
Em làm đơn này xin phép cô cho em nghỉ buổi học
ngày 20/10/2013.
Lí do nghỉ học: Em đi khám bệnh phụ khoa.
Em xin hứa sẽ chép bài đầy đủ và làm bài cẩn thận.
Ý kiến của gia đình học sinh:
Học sinh
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về điền vào giấy tờ in sẵn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả
lời đúng: Cách ghi nội dung bức điện của một
học sinh:
A. Nguyễn Thị Tuyết Hoa, lớp 3.2, Trường
Tiểu học Trung Lập Thượng, Củ Chi.
B. Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên trường Tiểu
học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành
phố Hồ Chí Minh.
C. Con và bố khoẻ, đã đến Sầm Sơn sáng nay.
Đáp án:
A. Nguyễn Thị Tuyết Hoa, lớp 3.2, Trường
Tiểu học Trung Lập Thượng, Củ Chi.

B. Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên trường Tiểu
học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành
phố Hồ Chí Minh.
C. Con và bố khoẻ, đã đến Sầm Sơn sáng nay.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả
lời đúng: Cách ghi địa chỉ người nhận của một
bức điện:
A. Con khoẻ và được là học sinh giỏi bố ạ.
B. Nguyễn Thị Tuyết Hoa, ấp Cây Trôm, xã
Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh.
C. Nguyễn Thị Tuyết Hoa, ấp Cây Trôm, Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đáp án:
A. Con khoẻ và được là học sinh giỏi bố ạ.
B. Nguyễn Thị Tuyết Hoa, ấp Cây Trôm, xã
Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh.
C. Nguyễn Thị Tuyết Hoa, ấp Cây Trôm, Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài 3. Điền vào phần chính của một bức điện
báo như mẫu sau:
- Họ tên, địa chỉ người nhận:


- Nội dung:



- Họ tên, địa chỉ người gửi:


Tham khảo:
- Nguyễn Thị Tuyết Hoa, ấp Cây Trôm, xã
Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Nội dung: Con khỏe, mọi chuyện tốt đẹp.
- Họ tên, địa chỉ người gửi: Nguyễn Thị Tuyết
Hồng, ấp Trung Bình, xã Trung Lập Thượng,
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM







Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về giới thiệu trường lớp; kể
về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; kể về gia đình mình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Em hãy giới thiệu về trường mình cho
một bạn học ở trường khác rồi ghi lại lời giới
thiệu đó.
Tham khảo:
Trường em mang tên Trường
Tiểu học Trung Lập Thượng, tên
mái trường gắn liền với địa danh
của một xã anh hùng. Từ ngôi
trường này, biết bao thế hệ học
sinh đã được các thầy cô chắp
cánh ước mơ bay cao, bay xa,
trên khắp mọi miền đất nước.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Em hãy viết đoạn văn kể về gia đình
mình cho các bạn cùng nghe.
Tham khảo:
Gia đình mình gồm bốn người , đó là :
bố , mẹ, mình và em . Bố mình bốn
mươi tuổi , là công nhân xây dựng .
Tuy công việc rất vất vả , nhưng bố
luôn dành thời gian quan tâm tới gia
đình mình . Mẹ mình ba mươi ba
tuổi , là nhân viên văn phòng . Công
việc của mẹ mình rất bận rộn , mẹ đi
làm từ sang đến tối mới về . Về nhà ,
mẹ còn đi chợ , nấu cơm và dạy mình
học . Còn mình là chị lớn trong nhà .
Mình học lớp 3C , trường tiểu học La
Thành . Em mình mới hai tuổi thôi ,

nhưng nó rất ngoan . Từ khi có em ,
mình không biết làm nũng bố mẹ
nữa . Về nhà , mình nhìn thấy em là
hết mệt ngay . Mình rất yêu gia đình
ấm cúng và hạnh phúc của mình.
Bài 3. Khaonh tròn vào chữ cái trước ý trả lời
đúng nhất: Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh là:
A. Tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng
(5-9 tuổi, sinh hoạt trong các sao nhi đồng), lẫn
thiếu niên (9-14 tuổi),
B. Tập hợp trẻ em từ 5-14 tuồi sinh hoạt trong
các chi đội thiếu niên tiền phong Hồ CHí Minh.
C. Cả A và B đều sai.
Tham khảo:
A. Tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng
(5-9 tuổi, sinh hoạt trong các sao nhi đồng), lẫn
thiếu niên (9-14 tuổi),
B. Tập hợp trẻ em từ 5-14 tuồi sinh hoạt trong
các chi đội thiếu niên tiền phong Hồ CHí Minh.
C. Cả A và B đều sai.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM




Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa


Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 7
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về kể lại buổi đầu đi học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. “Ai đã từng qua một thời cắp sách hẳn không thể nào quên không khí của những buổi tựu
trường. Với tôi, ngày khai trường luôn là một kỷ niệm đẹp. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi.
Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn nên thường đến ngày khai trường và lễ tết chúng tôi mới có
quần áo mới. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động, sao tôi
cảm thấy có cái sự nô nức nhiệt tình hơn hẳn ngày nay.”
Đoạn văn trên là phần nào ?
A. Giới thiệu buổi đầu tiên đi học.
B. Kể lại những kỉ niệm trong buổi đầu tiên đi học.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
C. Kết thúc chuyện kể về buổi đầu đi học.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)
kể về buổi đầu em đi học dựa vào gợi ý sau :
- Em đến trường lần đầu vào buổi sáng hay
buổi chiều?
- Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa
đi?
- Trên đường tới trường, em nhìn thấy những
cảnh gì?
- Buổi đầu đi học, điều gì làm em thấy lạ lùng,
bỡ ngỡ?

- Lúc đó, em mong muốn điều gì?

Tham khảo:
Nhớ lại buổi đầu tiên đi học, lòng em
lại bồi hồi, náo nức. Buổi sáng hôm
ấy, mẹ em bận đi công tác nên bố đưa
em tới trường. Tới cửa trường, bố
dừng lại mua cho em một quả bóng
bay và lá cờ đỏ sao vàng trông rất
đẹp. Bố đưa em vào tận sân trường,
đến chỗ cô giáo đang tập trung các
bạn học sinh lớp một. Lúc đầu em còn
bỡ ngỡ nhưng khi nhìn thấy mấy bạn
cùng phố đã quen biết, em mừng quá
chạy lại chuyện trò tíu tít. Buổi lễ khai
giảng năm học mới hôm ấy thật vui
vẻ. Những quả bóng xanh đỏ thi nhau
bay vút lên trời cao như mang theo cả
niềm vui buổi đầu đi học của chúng
em.
Bài 3. “Ngày đầu tiên đi học
Em nước mắt nhật nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi sao thiết tha…”
(Nguyễn Ngọc Thiện)
Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là
một kỉ niệm khó quyên. Hãy kể lại ngày đầu
tiên đến trường của em.





Tham khảo:
Sáng hôm ấy, trong sân trường,
người đông dần. Các bạn nam tỏ ra
mạnh dạn hơn. Các bạn nữ ngại
ngùng quẩn bên chân mẹ chẳng nỡ
rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường
đồ sộ, em thấy mình nhỏ bé làm sao!
Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ
và tập làm quen với chỗ đông người.
Buổi khai trường đầu tiên trong
đời học trò thật long trọng và trang
nghiêm. Tiếng trống trường giòn giã
thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ
Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột.
Một nỗi xúc động khó tả vang lên
trong lòng. Em bịn rịn chia tay mẹ,
cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM




Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 8
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về viết đoạn văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)
nói về một người bạn mà em quý mến.
* Gợi ý :
- Người bạn đó là ai ? Học ở lớp nào ? Trường
nào ?
- Người bạn đó có điểm gì nổi bật (về hình
dáng, hoạt động hoặc tính tình) ?
- Tình cảm của em đối với bạn như thế nào ?
Tham khảo:
Quân là bạn thân cùng học lớp 3B
với tôi. Quân có dáng người cao
nhưng hơi gầy. Vậy mà cậu ấy lại
rất mê đá bóng. Cứ ra sân chơi
bóng, cậu ấy lại chạy nhanh thoăn
thoắt ít ai rượt đuổi kịp. Quân có
tính nết sôi nổi, dễ mến, dễ gần.
Chẳng cứ gì tôi, các bạn trong lớp
đều yêu quý Quân và tự hào về
“người cầu thủ tài ba” ấy.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể
về một việc em đã từng giúp đỡ một người thân
trong gia đình hoặc giúp đỡ một người bạn của
em.
* Gợi ý :

- Việc em đã làm diễn ra vào lúc nào ? Ở đâu ?
- Em đã làm việc đó như thế nào ?
- Kết quả hoặc ý nghĩa của việc đó là gì ?


Tham khảo:
Hôm qua ngoài trời mua to lắm, em
đi qua đoạn đường dốc, trơn, lầy
lội, thì thấy một bác "bị tàn tật" đi
qua môt đoan đường đó. Thấy vậy,
em vội chạy tới đẩy chiếc xe lăn 4
bánh qua đoạn lầy. lên chỗ đường
đã được bê tông bao phủ, đường rất
bằng rất dễ đi và đó cũng là chỗ rẽ
vào trường em. Nên khi nghe tiếng
trống trường vang lên, em vội chia
tay với chú và chạy nhanh đến
trường. Em rất hãnh diện về việc
làm của mình sáng qua.
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7
câu) kể về bố (mẹ hoặc người thân) của em.
* Gợi ý :
- Bố (mẹ hoặc người thân) của em bao nhiêu
tuổi ?
- Bố (mẹ hoặc người thân) của em làm nghề gì?
- Bố (mẹ hoặc người thân) có điểm gì nổi bật
(về hình dáng, hoạt động, tính tình…) ?
- Bố (mẹ hoặc người thân) yêu quý, chăm sóc
em ra sao ? Tình cảm của em đối với bố (mẹ
hoặc người thân) như thế nào ?

Tham khảo:
Bà nội của tôi năm nay đã ngoài
sáu mươi tuổi. Bà ở nhà giúp bố mẹ
tôi một vài công việc trong gia
đình. Bà nội rất yêu quý hai anh em
tôi. Thỉnh thoảng bà dắt hai anh
em đi chơi ở vườn hoa và kể nhiều
chuyện rất hay. Mỗi khi tôi được
điểm mười, bà lại khen : "Cháu làm
cho cả nhà ta vui lắm đó!".
Tôi rất yêu quý bà nội. Tôi sẽ cố
gắng học thật giỏi, được thật nhiều
điểmmười để hôm nào bà cũng vui.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM






Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 9
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về kể về người hàng xóm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)
kể về người hàng xóm mà em quý mến.
* Gợi ý :
+ Người đó tên gì, bao nhiêu tuổi?
+ Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm gia đình em với người hàng xóm
đó?
+ Tình cảm người hàng xóm đó đối với gia
đình em?
Tham khảo:
Bên cạnh đó, em cần phải tìm hiểu thêm về
hình dáng (dáng người, đôi mắt, làn da, mái tóc
…), tính tình của người hàng xóm đó (hiền
lành, chăm chỉ …) Công việc người đó ra sao?
Em có thể nêu được những việc em chứng kiến
người hàng xóm đó giúp đỡ em (giúp đỡ mọi
người xung quanh) hoặc em giúp đỡ người
hang xóm đó. Từ đó em mới quý mến họ.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Viết 5 - 7 câu để kể về người hàng xóm
mà em quý mến.
Bài làm



.

.


Tham khảo:
Gần nhà em có một chị hàng
xóm mà em rất quý mến.Chị năm
nay khoảng hai mươi tư tuổi.Chị
Hiên là một cô giáo rất hiền
hâụ.Chị có dáng người thanh
mảnh,,cao và hơi gầy.Những lúc
em co bài khó,thì chị lại giảng dạy
cho em hiểu.Chị thường nhắc nhở
chúng em cần phải:”nghe lời bộ
mẹ,học giỏi,ngoan ngoãn.”
Chúng em rất yêu quý chị
Hiên,Chị Hiên cuãng rất quý em
như quý người em ruột cuả mình.
Bài 3. Hãy kể về người hàng xóm mà em quý
mến.
Bài làm



.

.



Tham khảo:
Mùa hè năm nay gia đình em
chuyển đến nơi ở mới. Người hàng
xóm đầu tiên mà em quen là chị

Diệp. Chị có dáng người cao cao.
Mái tóc của chị dài và luôn được
tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi
khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh
trông thật duyên. Buổi chiều nào
chị cũng sang nhà em chơi. Lúc
đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ
có chị nên em đã làm quen được
với rất nhiều bạn mới. Rồi chị dẫn
em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn
hoa. Em rất vui được làm bạn với
chị Diệp.
Em mong chị Diệp mãi mãi ở
gần nhà em.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM


Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa


Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 10
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về kể về người hàng xóm;
người lao động trí óc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Viết về người hàng xóm mà em kính
mến nhất.
Bài làm



.

.

Tham khảo:
Trong xóm, em quý mến nhất là
bác Hà, tổ trưởng của khu phố em.
Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi,
bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác
ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính
tình lại vui vẻ. Bác rất hài hòa, quan
tâm đến mọi người, nhất là đối với
gia đình của em.
Cả xóm em ai cũng yêu mến bác
Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bác Hà là người hàng xóm mà em
quý mến nhất.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)
kể về người lao động trí óc.
* Gợi ý :

1. Người đó tên là gi? Làm nghề gì? ở đâu?
Quan hệ như thế nào với em?
2. Công việc hằng ngày của người đó là gì?
Công việc đó có gì nổi bật, đặc biệt?
3. Người đó làm việc với tinh thần và thái độ
như thế nào?
4. Công việc đó quan trọng và cần thiết như thế
nào đối với mọi người?
5. Em có thích công việc ấy không?
6. Tình cảm của em đối với người đó?
Tham khảo:
Ở nhà em, ai cũng là giáo viên dạy
học sinh phổ thông, riêng cậu em
dạy nghề ngành Đường sắt. Hằng
ngày, cậu dạy lí thuyết trên lớp.
Đến giờ thực hành, cậu đưa sinh
viên đến các toa tầu, đường ray để
hướng dẫn các sinh viên tu tạo và
dạy lái. Đến tối, cậu cặm cụi soạn
bài trên máy tính để ngày hôm sau
giảng bài cho tốt. Cậu luôn nỗ lực
hết mình cho sinh viên…Hàng
năm, hàng trăm sinh viên đã ra
trường để phục vụ các chuyến tàu
Bắc Nam. Em rất yêu quý và tự hào
về công việc của cậu
Bài 3. Hãy kể về người hàng xóm mà em quý
mến.
Bài làm




.

.


Tham khảo:
Người hàng xóm luôn cùng gia
đình em “tối lửa tắt đèn có nhau” là ông
Lương. Năm nay ông khoảng 46 tuổi. Vì
sức khỏe yếu nên ông phải nghỉ hưu
sớm. Ông có dáng người nhỏ nhắn, nước
da ngăm đen vì sương gió. Ông là người
“ ăn ở như bát nước đầy” nên cả xóm em
ai cũng yêu quý ông. So với các bạn
trong xóm ông quý em hơn cả. Có quà gì
ngon ông thường để dành cho em. Ông
thường kể cho em những câu chuyện
hay và bổ ích. Cả nhà em ai cũng coi
ông như người trong nhà.
Em rất yêu và kính trọng ông.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM


Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa


Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…
Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 11
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về viết thư.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. “Nơi gửi, ngày tháng năm; lời xưng
hô” là phần nào của một bức thư? Khoanh tròn
vào ý đúng nhất:
A. Phần đầu thư.
B. Phần chính bức thư.
C. Phần cuối thư.
Đáp án:
A. Phần đầu thư.
B. Phần chính bức thư.
C. Phần cuối thư.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa
Bài 2. Em hãy viết một bức thư ngắn gửi cho
một người thân ở xa.
* Gợi ý :
- Dòng đầu thư (nơi gửi, ngày …. tháng …
năm).
- Lời xưng hô với người nhận thư (VD : Bác
Nhung kính yêu ! ).
- Nội dung thư (từ 4 đến 5 câu) :
+ Thăm hỏi.
+ Báo tin về bản thân và gia đình.
+ Lời chúc, hứa hẹn…

- Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.
……, ngày …… tháng …… năm ……
Tham khảo:
Bạn Minh thân mến !
Có lẽ bạn ngạc nhiên lắm khi nhận
được thư mình phải không ?Mình
được biết bạn trên mục " Kết bạn
bốn phương " .Mình thấy lời giới
thiệu của bạn rất giống với mình
,nên mình viết thư làm quen bạn
đây

Mình rất mong thư hồi âm của
bạn . Hãy gửi thư cho mình theo
địa chỉ trên bạn nhé !
Chúc bạn sức khỏe và thành công.
……, ngày …… tháng ……
năm ……
Bài 3. Viết phần thăm hỏi (phần chính) của
một bức thư thăm hỏi bạn ở xa.
Bài làm



.

.


Tham khảo:

Nam thân mến, dạo này sức khỏe
của mẹ cậu thế nào? Bác đã đỡ chưa? Bố
cậu vẫn đi công tác xa à? Em Lâm bắt
đầu vào lớp Một rồi đấy phải không?
Vừa đi học, vừa chăm mẹ ốm, lại trông
em, làm việc nhà mà cậu vẫn chu đáo
mọi việc, cậu thật tài. Nghe câu chuyện
của Nam bà mình đã khóc đấy. Thấy
gương cậu mà mình thấy thật xấu hổ vì
nhiều lần mình làm bố mẹ không hài
lòng về chuyện học hành. Mình tự hứa
phải cố gắng thật nhiều để trở thành con
ngoan trò giỏi như Nam. Nam cũng vậy
nhé.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM


Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 3/1 Giáo viên : Nguyễn Thị Hoa


Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 12
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nói về quê hương.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài
tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ.
yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to
trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Mỗi vùng quê đều có những cảnh đẹp

khác nhau và để lại ấn tượng lâu bền trong lòng
người. Em hãy giới thiệu và kể về quê hương
em theo gợi ý :
a/ Quê em ở đâu?
b/ Đó là một vùng quê như thế nào?
c/ Ở đó có những cảnh vật nào đáng nhớ?
d/ Tình cảm của em với quê hương như thế
nào?
Tham khảo:
Củ Chi là quê hương của em. Nơi đây
em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru
của mẹ, trong hương thơm ngào ngạt của
đồng lúa chín. Một vùng quê hiền hòa,
yên tĩnh bên dòng Sài Gòn thơ mộng,
nước sông trong như dòng sữa mẹ. Có
hồ sen, giếng nước, có lũy tre cao ngất,
có những vườn rau xanh rờn. Xa xa trên
đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
Em nhớ nhất những chiều đựợc thả diều
cùng đám bạn và ngắm nhìn đàn trâu no
cỏ đi về.
Design by quangtlt.cuchi Năm học 2013 - 2014

×