Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng,thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Đến nay, hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp không còn là
điều xa lạ đối với bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào nữa. Hoạt động đầu tư
phát triển được hiểu là hoạt động sử dụng nguồn vốn và các nguồn lực khác mà
doanh nghiệp hiện tại đang có tiến hành một hoạt động nào đó nhằm duy trì sự
hoạt động và làm phát triển thêm tài sản của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển
đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Vì
vậy, bất cứ một doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần quan tâm đến hoạt động
đầu tư của mình. Không ngoại lệ, Tổng công ty cổ phần Sông Hồng cũng nhận
thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển. Trong những năm
gần đây, Tổng công ty cổ phần Sông Hồng luôn quan tâm chú trọng đến hoạt
động đầu tư phát triển của và công ty đã đạt những kết quả kinh doanh đáng kể.
Tuy nhiên, công ty cũng không tránh khỏi có những khó khăn và hạn chế
trong hoạt động đầu tư phát triển,khiến cho hoạt động đầu tư phát triển không
đạt được kết quả và hiệu quả như mong muốn. Qua quá trình tìm hiểu tình hình
thực tế hoạt động đầu tư phát triển của công ty cùng những kiến thức đã được
học, em đã quyết định chọn đề tài : “ Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần
Sông Hồng,thực trạng và giải pháp”.
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG
I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HÔNG
1. Một số thông tin chung về Tổng công ty
a. Tên công ty:
- Tên thương mại: Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
- Tên tiếng anh: Song Hong Corporation
b. Hình thức pháp lý:
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.


- Vốn điều lệ: 270 tỷ VNĐ. Trong đó nhà nước nắm giữ 19.763.178 cổ
phần chiếm 73,20% vốn điều lệ; Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động:
520.600 cổ phần chiếm 1,93% vốn điều lệ; Cổ phần bán đấu giá ra bên ngoài:
6.716.222 cổ phần chiếm 24,87% vốn điều lệ
c. Địa chỉ giao dịch:
- Trụ sở giao dịch: 70 An Dương - Phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ -
Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: (84-4) 3717 1603
- Fax: (84-4) 3717 1604
- Email:
- Webside: www.songhongcorp.vn
2. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng là doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Bộ Xây dựng, tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì được Bộ Kiến trúc
thành lập ngày 23/8/1958, trụ sở đóng tại Khu công nghiệp Việt Trì. Là đứa con
đầu lòng của ngành Xây dựng Việt Nam, Tổng công ty đã trải qua một chặng
đường đầy gian nan thử thách, không ngừng phấn đấu và trưởng thành, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Khu công nghiệp Việt Trì - Khu công nghiệp
đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp phần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đồng thời góp phần
vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Đây chính là nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng đầy vinh quang của ngành Xây
dựng Việt Nam sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc.
Từ bước khởi đầu với 40 cán bộ công nhân viên, đến năm 1959 Công ty
Kiến trúc Việt Trì đã có hơn 6.000 cán bộ công nhân viên hăng say lao động,
xây dựng các nhà máy Đường, Điện, Nhà máy Giấy, Hoá chất, Mỳ chính….
Ngày 18 tháng 04 năm 1959, Công ty rất vinh dự được Bác Hồ đến thăm nói

chuyện động viên, khích lệ cán bộ công nhân viên toàn công ty. Niềm vui và
hạnh phúc to lớn đó chính là động lực thúc đẩy để Công ty Kiến trúc Việt Trì
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, vừa xây dựng, vừa tham gia chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc. Chiến công của Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng
nhiều Huân chương kháng chiến, Huân chương lao động, nhiều Bằng khen cho
tập thể và cá nhân.
Năm 1973, Bộ Kiến trúc đổi tên thành Bộ Xây dựng, Công ty Kiến trúc
Việt Trì được đổi tên thành Công ty Xây dựng Việt Trì. Lực lượng cán bộ công
nhân viên trong thời kỳ này lên tới 12.000 người, tập trung xây dựng nhà máy
dệt Minh Phương, nhà máy sản xuất Thuốc kháng sinh, nhà máy Giấy Bãi Bằng,
nhà máy Giấy XZ 72 của Bộ Nội vụ, nhà máy Bê tông Đạo Tú, nhà máy Chế
biến hoa quả hộp Tam Dương, nhà máy đại tu vô tuyến Tam Đảo, Học viện
Khoa học kỹ thuật quân sự Vĩnh Yên…
Năm 1980, nhân kỷ niệm 22 năm ngày truyền thống của Công ty và để
phù hợp với phạm vi hoạt động, Công ty được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công
ty Xây dựng số 22; Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng nhiều công
trình lớn: mở rộng đợt hai nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi
Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)…
Ngày 14/6/1983, để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo thi công công trình nhà máy
tuyển quặng Apatit Lào Cai - công trình trọng điểm quốc gia; Bộ Xây dựng
quyết định thành lập Tổng công ty Xây dựng Vĩnh Phú - Hoàng Liên Sơn trên
cơ sở lực lượng nòng cốt là Công ty Xây dựng số 22, trụ sở đóng tại xã Tằng
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Loỏng - Huyện Bảo Thắng - Tỉnh Hoàng Liên Sơn, cách thành phố Việt Trì hơn
300 Km.
Sau hơn 10 năm xây dựng công trình Nhà máy tuyển quặng Apatít Lào
Cai, trải qua bao phấn đấu hy sinh, vừa sản xuất, vừa chiến đấu nơi biên cương
phía Bắc của Tổ quốc, công trình trọng điểm của cả nước đã hoàn thành đưa vào

sản xuất. Để phù hợp với nhiệm vụ mới, ngày 04/9/1991 Tổng công ty Xây
dựng Vĩnh Phú - Hoàng Liên Sơn được Bộ Xây dựng đổi tên thành Tổng công
ty Xây dựng Sông Hồng, đồng thời chuyển trụ sở về đóng tại Thành phố Việt
Trì - quê hương Đất Tổ Hùng Vương.
Ngày 25/8/2006, Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng được Bộ Xây dựng
quyết định chuyển mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công
ty Con, đổi tên thành Tổng công ty Sông Hồng.
Ngày 01/01/2007, được sự đồng ý của Bộ Xây dựng và UBND thành phố
Hà Nội, Tổng công ty Sông Hồng chính thức chuyển trụ sở từ thành phố Việt
Trì - Tỉnh Phú Thọ về địa chỉ số 70 An Dương - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà
Nội. Từ đất Tổ Hùng Vương, hòa theo dòng chảy của thời đại, Tổng công ty
Sông Hồng đã về với Thủ đô Hà Nội, mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn
hiến. Đây là một bước chuyển mình lớn lao, như một làn gió mới mẻ đưa con
thuyền Sông Hồng băng băng ra biển lớn.
Thực hiện Quyết định số 493-QĐ/TU ngày 08/10/2007 của Tỉnh ủy Phú
Thọ về việc chuyển giao Đảng bộ Tổng công ty Sông Hồng về trực thuộc Thành
ủy Hà Nội, ngày 08/12/2007 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ phối hợp với Ban
Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ chuyển giao Đảng bộ
Tổng công ty Sông Hồng từ Tỉnh ủy Phú Thọ về trực thuộc Thành ủy Hà Nội.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước của
Chính phủ nhằm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường, phát huy
thế mạnh doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư, Tổng công ty Sông Hồng đã tích
cực triển khai công tác Cổ phần hóa, chuyển mô hình hoạt động sang Tổng công
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
ty Cổ phần. Ngày 09/11/2009, Tổng công ty đã tổ chức thành công đợt IPO chào
bán chứng khoán ra công chúng.
Ngày 10/05/2010, Đại hội đồng cổ đông thành lập Tổng công ty Cổ phần
Sông Hồng đã được long trọng tổ chức tại Khách sạn Sofitel Plaza - Hà Nội. Đại

hội đã bầu ra Hội đồng quản trị Tổng công ty, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng. Chính thức từ ngày 10/ 05/ 2010,
Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng đã đi vào hoạt động theo Quyết định số
516/QĐ - BXD ngày 06/05/2010 của BXD về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng
công ty Sông Hồng thành Tổng công ty Cổ phần và theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 2600104283 do Phòng đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch đầu
tư Hà Nội cấp ngày 02/06/2010.
Trong các năm 2008, 2009, 2010, Tổng công ty Sông Hồng đã có những
bước chuyển mình mạnh mẽ, thể hiện ở giá trị SXKD năm sau cao gấp 1,5 lần
năm trước, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 45%. Doanh thu của Tổng công ty
năm 2010 đạt mức 3.912 tỷ.
Trải qua 55 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, với nhiều biến
động gắn liền với những đổi thay đi lên của đất nước; Tổng công ty CP Sông
Hồng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Xây dựng
giao cho. Từ một đơn vị nhỏ khi mới thành lập đến nay đã phát triển mạnh mẽ
với hàng chục đơn vị thành viên, công ty cổ phần, công ty liên kết hoạt động
trên khắp mọi miền đất nước; Lĩnh vực hoạt động từ xây dựng truyền thống
chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề: xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy điện, truyền tải điện, cấp thoát nước, sản xuất
công nghiệp, phát triển đô thị, đầu tư, kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu
lao động và vật tư cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác…
Với sự nỗ lực phấn đấu, cống hiến và không ngừng phát triển, Tổng công
ty CP Sông Hồng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng
nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý, nhiều Huân chương Độc lập, Huân
chương Kháng chiến, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều Bằng
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thưởng luân lưu của Thủ tướng Chính phủ,
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Xây dựng, Công đoàn ngành Xây dựng

và các Tỉnh, Thành trong cả nước - nơi những công trình lớn mà Tổng công ty
CP Sông Hồng đã, đang thi công và làm việc.
Với những kinh nghiệm và bài học thực tiễn quý báu đúc rút trong suốt 54
năm qua - độ tuổi của sự chín chắn và sức sống dẻo dai, mãnh liệt, Tổng công ty
Cổ phần Sông Hồng hôm nay đã kế tục sự nghiệp và phát huy truyền thống vẻ
vang của Công ty Kiến trúc Việt Trì thời kỳ 1958-1973, Công ty Xây dựng Việt
Trì thời kỳ 1973-1980, Công ty Xây dựng số 22 thời kỳ 1980-1983; Tổng công
ty Xây dựng Vĩnh Phú - Hoàng Liên Sơn thời kỳ 1983-1995, Tổng công ty Xây
dựng Sông Hồng thời kỳ 1995-2006; Tổng công ty Sông Hồng thời kỳ 2007-
2010 để cùng ngành Xây dựng Việt Nam viết tiếp những trang sử mới, góp phần
tích cực vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và Hội nhập
Quốc tế.
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
4. Nguồn lực của Tổng Công ty
4.1. Nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân SONG HONG CORP luôn thể hiện
được tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhạy bén, sáng tạo và trình độ chuyên
môn cao. Trong tổng số nhân lực của chúng tôi, các cán bộ, kỹ sư có trình độ
trên đại học và đại học chiếm số lượng lớn và luôn hợp tác chặt chẽ với các công
nhân kỹ thuật bậc cao, được đào tạo tay nghề thường xuyên và sàng lọc qua quá
trình hoạt động của mỗi dự án.
Hiểu được thành công của mình gắn liền với thành công của các đối tác nên
mỗi thành viên trong SONG HONG CORP luôn đến với từng dự án với niềm

đam mê, tinh thần trách nhiệm và nỗ lực không ngừng.
Bảng 1:Nguồn nhân lực của Tổng Công ty Sông Hồng
Đơn vị: Người
Phân loại Tổng số
I Hệ trên đại học 62
II Hệ đại học, cao đẳng 2.842
Kiến trúc sư 557
Kỹ sư các chuyên ngành 886
Cử nhân các chuyên ngành 1399
II Công nhân kỹ thuật 4.125
Thợ xây dựng 2.668
Thợ cơ khí 676
Thợ khác 782
Tổng cộng 7.029
4.2. Máy móc thiết bị
Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật
cũng đang ngày một phát triên không ngừng và tác động một phần không nhỏ
đến sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp. Trước tình hình đó bắt buộc
các Doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng tiến bộ của Khoa học
- Kĩ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiện nay thị trường xây dựng không ngừng được mở rộng và đòi hỏi các doanh
nghiệp xây dựng phải chuyển mình theo đà phát triển của ngành. Chính vì vậy bên
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
cạnh đội ngũ lao động được đào tạo một cách chuyên nghiệp, tổng công ty Sông
Hồng cũng đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng.
Máy móc thiết bị mà công ty sử dụng phải là những dòng máy tốt nhất, được sản
xuất theo công nghệ tiến tiến, hiện đại và xuất xứ từ những nước phát triển về công
nghệ như Đức, Nhật, ý, Nga.v.v… Với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại công ty

luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng đáp ứng
tiêu chuẩn thế giới.
Những kỹ sư có kinh nghiệm của Sông Hồng được sự hỗ trợ bởi một loạt
các kết quả nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại đã đảm bảo cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng được thừa hưởng chiều sâu
của một chuyên môn mang tính quốc tế mà chúng tôi có khả năng cung cấp.
Sông Hồng là nhà thầu đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng
thành công “công nghệ rung ép kết hợp với sức nước áp lực cao” để thi công
tường kè bê tông cốt thép ứng suất trước với chiều dài 12m trong việc xây dựng
công trình kè ven sông mà kè sông Đồng Nai là một bằng chứng.
Công nghệ thi công này hạn chế tối đa ảnh hưởng và phiền hà đối với hoạt
động bình thường của dân cư xung quanh, mặt khác cho phép rút ngắn thời gian thi
công đảm bảo độ tin cậy cao trong quá trình sử dụng và tính thẩm mỹ của công trình.
Sông Hồng hiện có đủ máy móc thiết bị và đội ngũ chuyên gia lành nghề
đảm bảo hoàn thành tốt bất kỳ dự án nào được thi công với công nghệ tiên tiến
này.
Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa cho hệ thống máy móc thiết bị
công nghệ của tổng công ty Sông Hồng:
Máy khoan cọc nhồi Cần trục tháp
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Trung tâm thí nghiệm VLXD Máy rung ép cọc ván thép
Xe bơm bê tông di động Máy rải nhựa đường
Xe vận chuyển bê tông v= 6m
3
/xe Trạm nghiềm sàng đá
Nhà máy sản xuất gạch ốp lát
Ceramic (CMC)
Trạm trộn bê tông tự động 60m3/h

Máy đào Khoan cọc nhồi
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Cột điện bê tông li tâm cao-hạ thế
Nhà máy sản xuất thanh nhôm định
hình Shalumi
Hình 1: Hệ thống máy móc thiết bị Tổng công ty Sông Hồng
5. Lĩnh vực Sản xuất Công nghiệp và Dịch vụ
- Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây
dựng, vật tư, thiết bị, nhiên liệu và các sản phẩm tiêu dùng khác; Khai thác và
chế biến, kinh doanh nguyên liệu, lâm sản, khoáng sản phục vụ xây dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng; Chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử; Sản xuất
và kinh doanh điện thương phẩm.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại, giáo dục, định hướng, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nghệ quản lý, ngoại ngữ cho người lao
động. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về xây dựng, vật
liệu xây dựng, tổ chức việc thực hiện đưa người lao động và chuyên gia Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Kinh doanh dịch vụ và du lịch, nhà hàng siêu thị; Dịch vụ thể dục, thể
thao, vui chơi giải trí (Không bao gồm kinh doanh phòng karaoke, vũ trường,
quán bar);
- Kinh doanh, thi công lắp đặt hệ thống thang máy, băng chuyền, hệ thống
điều hòa trung tâm, cục bộ, hệ thống điện tử, điện lạnh, thông gió cấp nhiệt, hệ
thống mạng thông tin, máy tính, tổng đài, anten, cáp truyền hình, truyền dẫn cáp
quang, hệ thống âm thanh và ánh sáng, thiết bị camera bảo vệ và hệ thống báo
động, hệ thống phòng cháy, chống chấy và chống sét, hệ thống cấp và thoát
nước;
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
11

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
- Kinh doanh thiết bị, dụng vụ và vật tư tiêu hao y tế, xây dựng và lắp đặt
hệ thống nước y tế, khí sạch, thiết bị thí nghiệm, xử lý môi trường trong các
công trình y tế;
- Sản xuất và kinh doanh các loại dây cáp điện và cáp viễn thông;
- Sản xuất và kinh doanh các phần mềm trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu
xây dựng và vật liệu mới;
- Kinh doanh và chế biến hàng nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, đồ
gỗ và đồ nhựa;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô, giao
nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ, đường sắt, đường biển,
đường sông và hàng không, đóng gói, gom hàng và lưu kho lưu bãi.
6. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2011
6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Sông Hồng
Nếu coi năm 2010 là thời điểm quyết định của công cuộc hội nhập thì
năm 2005 người ta đã nói đến rất nhiều thách thức của các doanh nghiệp trước
thềm hội nhập. Vì vậy mà sức ép đối với ngành xây dựng trong bối cảnh các tập
đoàn tài chính khổng lồ được phép hoạt động bình đẳng trên thị trường Việt
Nam là rất lớn.
Trong quá trình tìm hướng đi cho riêng mình, Hội đồng Quản trị và Ban
Điều hành Tổng Công ty Sông Hồng ý thức rằng tồn tại và phát triển đồng nghĩa
với việc giữ thương hiệu của mình trên thị trường.
6.2.Hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh ở Tổng Công ty Cổ phần
Sông Hông năm 2008-2012
Chỉ tiêu
Năm
Đơn
vị
2008 2009 2010 2011 2012(*)

1
Tổng giá trị
SXKD
4.323 4.612 4.940 5.049 4,200 Tỷ.đ
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
2 Doanh thu 2.433 2.601 2.758 3.431 3.711 Tỷ.đ
3
Lợi nhuận
trước thuế
26,612 29,712 35,519 17,755 18,5 Tỷ.đ
4
Kế hoạch Đầu

256.72 297 328
530,71
0
820 Tỷ.đ
5
Số lao động
bình quân
6100 6300 6600 7365 7200 Người
6
Thu nhập bình
quân/người/
tháng
3,5 3.7 4 5 4,9 Tr.đ
7 Tỉ lệ cổ tức 6 8 10 7 10,8 %
(*) Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh

Qua bảng 2, ta nhận thấy tổng giá trị SXKD tăng dần theo các năm: Từ
4.323 tỷ đồng ở năm 2008 lên đến 5.049 tỷ đồng ở năm 2011, tăng 726 tỷ đồng.
Điều đó cho thấy Tổng công ty Sông Hồng ngày càng mở rộng sản xuất kinh
doanh, phát triển để trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu đất
nước. Điều đó còn thể hiện qua việc doanh thu tăng theo hàng năm từ 2.433 tỷ
đồng năm 2008 lên 2.601 tỷ đồng năm 2009 và đạt 3.431 tỷ đồng vào năm 2011.
Không chỉ vậy, Tổng công ty Sông Hồng còn chú trọng về đội ngũ lao động. Số
lao động cũng tăng dần theo hàng năm cũng cho thấy Tổng Công ty ngày càng
lớn mạnh.
5.3.Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính
STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2010
1 Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Lần 0.92 0.92
2 Nợ phải trả/Vốn điều lệ Lần 4.8 6.0
3
Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở
hữu
Lần 3.23 4.68
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
4
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài
sản
% 4.5 2.6
5 Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ % 19.1 18.7
- Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn bằng 0,92 lần cho thấy Tổng công
ty đang sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn và điều này tiềm
ẩn nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó, công
nợ phải thu khách hàng, các khoản phải thu khác và chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là các tài sản khó có
thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn. Do đó, rủi ro về mất khả năng thanh toán của Tổng công ty là tương
đối lớn.
- Chỉ tiêu Nợ phải trả/Vốn điều lệ bằng 5,5 lần, cơ cấu Nợ phải trả/Vốn
chủ sở hữu bằng 82%/18% cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty chưa ở
mức an toàn và chưa hợp lý. Hoạt động sản xuất kinh doanh đang phụ thuộc
nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng thương mại khác nên
khả năng đảm bảo mức an toàn về tài chính và hiệu quả hoạt động giảm thấp.
Tổng công ty cần chú trọng việc cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm đạt được
mức an toàn về tài chính (tỷ lệ nợ/vốn điều lệ khoảng 3 lần) và cơ cấu nguồn
vốn tối ưu (cơ cấu nợ phải trả/vốn chủ sở hữu khoảng 60%/40%).
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản là và lợi nhuận sau thuế/doanh
thu là khá thấp so với các đơn vị trong ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế/Vốn điều lệ trong điều kiện sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là có thể
chấp nhận được.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2008-2012
1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển
1.1. Vốn đầu tư
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt
động đầu tư nói riêng, các doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn đầu tư đóng vai
trò rất quan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư. Đây là một nhân tố tổng hợp
phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà
doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô hoạt động của
doanh nghiệp, nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánh giá về

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp cần tập trung các
biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm
đảm bảo cho quá trình kinh doanh , tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Trong những năm qua, nhu cầu đầu tư (hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, máy
móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…) của Tổng Công ty cổ phần
Sông Hồng ngày càng gia tăng do vậy nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư
cũng được đặt ra.
Bảng 4: Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2008 đến 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1 Tổng mức đầu tư Tỷ.đ 524,54 605,34 763,58 696 820
2
Tốc độ tăng định
gốc
% __ 15,5 45,6 32,7 56,3
3
Tốc độ tăng liên
hoàn

% __ 15,5 26,1 -0.09 17,81
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn đầu tư có xu hướng tăng giảm không
đều qua các năm. Năm 2009 vốn đầu tư tăng 15,5% so với năm 2008, nhưng vốn
đầu tư trong 2011 lại có xu hướng giảm so với năm 2010 từ 763,58 tỷ đồng xuống
còn 696 tỷ đồng, giảm 0,09%, đến năm 2012 vốn đầu tư đã tăng 17,81% so với
năm 2011, đạt 820 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng giảm không đồng đều như vậy là do
trong các năm đó tình hình kinh tế thế giới có những biến tđộng khó lường, tỉ lệ
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
lạm phát ở các quốc gia tăng đáng kể, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu đi
xuống. Nước ta cũng không phải là ngoại lệ. Do đó công ty đã có những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư để có thể đạt trong sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên
xét một cách tổng thể, tổng mức vốn đầu tư tại Tổng công ty Sông Hồng tăng đáng
kể từ năm 2008 đến năm 2012, điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư tại công ty đã và
đang mang lại hiệu quả tốt đẹp, chính kết quả đó đã ngược trở lại thúc đẩy công ty
tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Điều này phù hợp với xu thế đang trong tiến
trình hội nhập của nước ta hiện nay.
Bảng 5: Tình hình thưc hiện vốn đầu tư so với kế hoạch của Tổng công
ty giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn ĐT kế hoạch 524,540
605,34
0
763,58
0
696,000 820
Vốn ĐT thực hiện 256,72
297,00

0
328,00
0
530,710 419
Tỷ lên Vốn ĐT thực hiện/
Vốn ĐT kế hoạch
48,9% 49% 43% 76% 51,1%
Trong giai đoạn 2008-2012, tình hình thực hiện vốn đầu tư luôn thấp hơn
so với kế hoạch đặt ra, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kế hoạch nằm
trong khoảng từ 40- 80%. Nguyên nhân là do nguồn vốn còn khan hiếm, công
tác chỉ đạo chưa tập trung, quyết liệt thực hiện theo kế hoạch và tiến độ đã xây
dựng. Tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng dần theo từng năm, phản ánh thực hiện đầu tư
gần sát với kế hoạch. Năm 2008, tỷ lệ này là 48,9% nhưng đến năm 2011 tỷ lệ
này đã lên đến 76%. Tuy nhiên vào năm 2010, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên
vốn đầu tư kế hoạch chỉ đạt 43%, thấp nhất trong giai đoạn.
1.2. Nguồn vốn đầu tư
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì đầu tư phát triển
có ý nghĩa quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng cũng như tốc độ gia
tăng lợi nhuận. Trong đó nguồn vốn đầu tư vừa là điều kiện tiên quyết vừa có
ảnh hưởng to lớn đến tính khả thi và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Bảng 6 : Tổng hợp nguồn vốn đầu tư tổng công ty cổ phần Sông Hồng
giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn
ĐT
256,720 297,000 328,000 530,710 419

Tốc độ tăng định
gốc
_ 15,6% 27,77% 106,7% 63,21%
Tốc độ tăng liên
hoàn
_ 15,6% 20,25% 94,57% -21,05%
Qua bảng 5, ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty
Cổ phần Sông Hông tăng dần lên qua các năm từ năm 2008 đến năm 2011. Cụ
thể, tổng nguồn vốn đầu tư năm 2009 là 297 tỷ đồng, tăng hơn 40,28 tỷ đồng so
với năm 2008, đạt 15,6%. Đến năm 2010, nguồn vốn đầu tư lại tăng lên 328 tỷ
đồng, tăng 31 tỷ đồng so với năm 2009, đạt 20.25%. Nguồn vốn đầu tư đạt cao
nhất vào năm 2011 với 530,71 tỷ đồng, tăng 94,57% so với năm 2010. Đây là
mức tăng khá nhanh, nhất là trong thời kỳ kinh tế đang biến động mạnh trên thế
giới. Qua đây ta có thể thấy, Tổng công ty đã có những biện pháp đúng đắn để
có thể tăng Tồng nguồn vốn đầu tư, qua đó đem lại những hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1

Tổng Vốn đầu

256,720 297,000 328,000 530,710 419
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
2 Vốn tự có 40,280 46,320 57,440 153,870 100,47
3 Vốn khác 216,440 250,680 270,560 376,840 318,53
-Vốn tự có: Bao gồm phần lợi nhuận hàng năm trích từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và quỹ khấu hao. Trong tổng vốn đầu tư thực hiện
của doanh nghiệp thì nguồn vốn tự có bao giờ cũng là nguồn không thể thiếu.
Một đơn vị trong nền kinh tế bên cạnh việc huy động vốn từ các nguồn tín dụng
trong nước và ngoài nước, thông thường các đơn vị bao giờ cũng sử dụng một
phần vốn tự có. Việc kết hợp vốn tự có với vốn vay và các nguồn vốn khác một
cách hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đó.
Bảng 8: Quy mô vốn tự có của công ty qua các năm.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn tự có 40,280 46,320 57,440 153,870 100,47
Tốc độ tăng định
gốc
_ 15% 42,6% 294% 149,4%
Tốc độ tăng liên
hoàn
_ 15% 24% 168% -34,7%

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy được nguồn vốn tự có của Tổng
công ty tăng dần qua từng năm. Năm 2008, Vốn tự có của Tổng công ty là 40,28
tỷ đồng thì sang đến năm 2009 đã lên đến 46,32 tỷ đồng (tăng 15% so với năm

2008). Đến năm 2010, vốn tự có của Tổng công ty tăng hơn 11 tỷ đồng, đạt
57,44 tỷ đồng, tăng 42,6% so với năm 2008 và 24% so với năm 2009. Năm
2011, Vốn tự có tăng nhanh, tăng 294% định gốc và tăng liên hoàn 168%, đạt
153,87 tỷ đồng. Nguyên nhân là Tổng công ty muốn đẩy mạnh sản xuất, mở
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
rộng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm. Tuy vậy đến năm 2012, Vốn tự có
giảm 34,7% so với năm 2011 xuống còn 100,47 tỷ đồng.
-Nguồn vốn khác: Bao gồm vốn vay và các loại vốn huy động khác
Bảng 9: Quy mô nguồn vốn khác của công ty qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn vốn khác 216,440 250,680 270,560 376,840 318,53
Tốc độ tăng định
gốc
_ 15,82% 25% 74,1% 47,16%
Tốc độ tăng liên
hoàn
_ 15,82% 7,93% 39,28% -15,47%
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn khác của công ty chiếm khoảng 85%
trong tổng vốn đầu tư. Do nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi công ty phải
không ngừng đổi mới máy móc thiết bị do đó đầu tư cũng tăng lên theo các năm.
Qua bảng trên ta thấy vốn vay của công ty hầu như tăng lên qua các năm. Năm
2010, nguồn vốn này tăng 7,93% so với năm 2009 và so với năm 2008 thì tăng
25%. Sang đến năm 2011, nguồn vốn này tăng nhanh, 39,28% so với năm 2010
và 74,1% so với năm 2008, đạt 376,840 tỷ đồng . Tuy đến năm 2012, nguồn vốn
giảm 15,47% so với năm 2011 xuống còn 318,53 tỷ đông, nhưng vẫn tăng
47,16% so với năm 2008.
2. Đầu tư theo nội dung đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư tại Tổng Công ty cổ
phần Sông Hồng trong từng năm và trong cả giai đoạn 2008 – 2011 được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 10. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của công ty phân theo nội
dung đầu tư giai đoạn 2008-2012.
Đơn vị: tỷ đồng
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu

256,720 297,000 328,000 530,710 419
Đầu tư cho tài
sản cố định
147,36 182,06 205,000 351,66 269,41
Đầu tư cho
nguồn nhân lực
59,4 60,05 62,31 90,54 69,97
Đầu tư hoạt
đông Marketing
26,44 30,29 34,76 60,51 51,53
Đầu tư khác 22,8 24,6 25,93 28 28,07
Bảng 11: Cơ cấu thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư
giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: %
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100
Đầu tư cho tài
sản cố định

57,4 61,3 62,5 66,26 64.3
Đầu tư cho
nguồn nhân lực
23,14 20,21 19 17,06 `16,7
Đầu tư cho hoạt
đông Marketing
10,3 10,2 10,6 11,4 12,3
Đầu tư khác 9,16 8,29 7,9 5,28 6,7
Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy được vốn đầu tư của Tổng Công ty
cổ phần Sông Hồng chủ yếu tập trung đầu tư cho tài sản cố định ( thường chiếm
từ 55-70% tổng số vốn đầu tư). Ngoài ra, trong những năm gần đây, Tổng công
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
ty cũng đã chú trọng hơn vào nguồn nhân lực, lượng vốn đầu tư tăng dần qua
các năm từ 2008-2012, qua đó đem lại nguồn nhân lực chất lượng, giúp cho
công ty ngày càng phát triển
2.1. Đầu tư cho tài sản cố định
Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của công ty cổ phần Sông Hồng chủ
yếu là đầu tư vào máy móc trang thiết bị và nhà xưởng của công ty. Vốn đầu tư
vào đây chiếm một tỷ trong lớn trên tổng số vốn đầu tư phát triển của công ty.
Nguyên nhân là hiện tại công ty đang tiến hành triển khai các dự án xây dựng hệ
thống nhà xưởng, công trình kiến trúc và mua sắm máy móc thiết bị dây chuyền
công nghệ để phục vụ sản xuất. Sau đây là bảng số liệu thể hiện cơ cấu nguồn
vốn đầu tư vào tài sản cố định.
Bảng 12. Vốn đầu tư vào tài sản cố định giai đoạn 2008-2012 của công
ty Cổ phần Sông Hồng
Đơn vị : tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Nhà xưởng 106,7 132,81 152,13 265,23 199,69

Máy móc thiết bị 40,66 49,25 52,87 86,43 69,72
Tổng vốn đầu tư vào
TSCĐ
147,36 182,06 205 351,66 269,41
Qua bảng số liệu trên thì ta thấy trong giai đoạn 2008 – 2011, công ty chú
trọng vào việc đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị. Đặc
biệt là vào năm 2011, công ty tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời
tiến hành đầu tư xây dựng mở rộng quy mô nhà xưởng. Do vậy, vốn đầu tư vào
việc xây dựng nhà xưởng trong năm này tăng khá nhanh tử năm 2010 đến năm
2011. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
trọng vốn đầu tư mua thiết bị. Năm 2011, công ty tiến hành mở rộng quy mô nhà
xưởng, mua mới và bổ sung một số thiết bị máy móc mới nên vốn đầu tư vào
nhà xưởng và máy móc thiết bị trong năm 2011 là lớn nhất.
Bảng 13: Quy mô đầu tư cho tài sản cố định giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn đầu tư cho tài
sản cố định
147,36 182,06 205 351,66 269,41
Tốc độ tăng định
gốc
_ 23,55% 39,12% 138,6% 82,82%
Tốc độ tăng liên
hoàn
_ 23,55% 12,6% 71,54% -23,38%
Nhìn vào bảng 13, ta có thể thấy tốc độ tăng định gốc cũng như liên hoàn
của vốn đầu tư cho tài sản cố định qua từng năm ngày càng có xu hướng tăng

nhiều hơn ( ngoại trừ tốc độ tăng liên hoàn năm 2012). Lượng tăng nhiều nhất
vẫn rơi vào năm 2011 ( tốc độ tăng định gốc là 138,6% và tăng liên hoàn là
71,54%) với lý do là trong năm này công ty tiến hành mở rộng đầu tư đồng thời
mua sắm máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất mới và tiến hành xây
dựng nhà máy mới. Năm 2012, do tình hình kinh tế thế giới cũng như trong
nước gặp nhiều khó khăn nên vốn đầu tư cho tài sản cố đinh năm nay giảm
23,38% so với năm 2011 xuống còn 269,41 tỷ đồng.
Bảng 14: Quy mô đầu tư vào nhà xưởng giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn đầu tư cho
nhà xưởng
106,7 132,81 152,13 265,23 199,69
Tốc độ tăng định
gốc
_ 24,47% 42,58% 148,58% 87,15%
Tốc độ tăng liên
hoàn
_ 24,47% 14,55% 92,09% -24,71%
Trong cả giai đoạn 2008- 2012, vốn đầu tư cho nhà xưởng đã tăng nhanh,
từ 106,7 tỷ đồng năm 2008 lên tới 265,23 tỷ đồng năm 2011, tức là đã tăng
148,58%. Vốn đầu tư cho nhà xưởng tăng khá ổn định trong cả thời kỳ. Năm
2009, vốn đầu tư cho nhà xưởng tăng 24,47% so với năm 2008 (từ 106,7 tỷ lên
265,23 tỷ đồng ), năm 2010 vốn đầu tư cho nhà xưởng tăng lên 19,32 tỷ đồng
(tăng 14,55% so với năm 2009),đạt mức 152,13 tỷ đồng.Năm 2011, vốn đầu tư
cho nhà xưởng tăng vọt do công ty đã thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tổng vốn đầu tư cho nhà xưởng năm này là 265,21 tỷ đồng, tăng 92,09% so với

năm 2009. Năm 2012, do tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp
nhiều khó khăn nên vốn đầu tư cho tài sản cố đinh năm nay giảm 24,71% so với
năm 2011 xuống còn 199,69 tỷ đồng.
Bảng 15: Quy mô đầu tư vào máy móc, thiết bị giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn đầu tư cho
máy móc,
thiết bị
40,66 49,25 52,87 86,43 69,72
Tốc độ tăng định
gốc
_ 21,13% 30,03% 112,57% 71,47%
Tốc độ tăng liên
hoàn
_ 21,13% 7,35% 63,48% -19,33%
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy được vốn đầu tư cho máy móc
thiết bị của Tổng công ty tăng dần qua từng năm. Năm 2008, Vốn đầu tư là
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
40,66 tỷ đồng thì sang đến năm 2009 đã lên đến 49,25 tỷ đồng (tăng 21,13% so
với năm 2008). Đến năm 2010, vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị của Tổng công
ty tăng hơn 3,62 tỷ đồng, đạt 52,87 tỷ đồng, tăng 30,03% so với năm 2008 và
7,35% so với năm 2009. Năm 2011, Vốn đầu tư này tăng nhanh, tăng 112.57%
định gốc và tăng liên hoàn 63,48%, đạt 86,43 tỷ đồng. Nguyên nhân là Tổng
công ty muốn đẩy mạnh sản xuất, mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm.
Năm 2012, vốn đầu tư này giảm 19,33% so với năm 2011 nhưng vẫn tăng
71.47% so với năm 2008, đạt 69,72 tỷ đồng.
2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực

Nếu như tài sản cố định là nhân tố quan trọng quyết định năng lực sản
xuất của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc vận hành
quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có nhà
xưởng, có máy móc thiết bị hiện đại, có nguồn nhân lực đầy đủ cho sản xuất mà
không có người lao động thì quá trình sản xuất cũng không thể diễn ra được.
Tóm lại, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động là yếu tố quan
trọng, quyết định sự phát huy đồng bộ và có hiệu quả của các yếu tố khác. Vì
vậy trong chiến lược phát triển, các doanh nghiệp không thể không chú trọng
đến vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Để phát triển nguồn nhân lực thì công ty đã tổ chức nhiều khoá học để đào tạo
nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Cụ thể như:
- Hàng năm công ty đã tổ chức các lớp học để thi nâng bậc cho công nhân.
- Công ty luôn luôn tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ
chuyên môn bằng cách giao cho họ ít việc hơn để họ có thời gian chuyên tâm vào
việc học ngoài ra tất cả các cán bộ đã được cử đi học vẫn được trả 100% lương.
- Mỗi năm công ty đã chi cho quỹ đào tạo.
Với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,
yêu cầu về trình độ kĩ thuật rất cao thì tầm quan trọng của nguồn nhân lực phải
được đặt lên hàng đầu.
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
24
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
* Trong năm 2009,Tổng công ty đã tuyển dụng rất nhiều các cán bộ, công
nhân viêc là lực lượng trẻ có chuyên môn, có trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn
thiếu về kinh nghiệm tổ chức điều hành.
Việc tuyển dụng đào tạo, đào tạo lại lực lượng cán bộ và công nhân kĩ
thuật đã được công ty triệt để quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ, các đơn vị và các ban điều hành Dự án vẫn còn thiếu hụt nhiều.
* Trong năm 2010 công tác tổ chức, đào tạo, tuyển dụng đã được chú
trọng và quan tâm, việc bổ sung kịp thời lực lượng cho các ban điều hành dự án

đã đáp ứng phần nào yêu cầu. Tổng công ty đã tuyển dụng 859 người, trong đó:
cán bộ khoa học nghiệp vụ là 403 người, công nhân kỹ thuật là 456 người.
- Đã tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức nghiệp vụ, quản
lý kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức AT&BHLĐ cho 1.356 người, trong đó: cán bộ
là 791 người và 565 công nhân kỹ thuật Lực lượng quản lý điều hành dự án, lực
lượng kĩ thuật và công nhân kĩ thuật lành nghề đã được tăng cường Lực lượng
trẻ mới tuyển dụng đã hoà nhập và thực sự an tâm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo
yêu cầu của công việc.
Việc cùng lúc thành lập nhiều Ban điều hành dự án, đã gây nên những bất
cập trong việc tổ chức quản lý và điều hành thi công, lực lượng cho các ban điều
hành dự án còn thiếu hụt, chất lượng chuyên môn chưa cao.
Tại một số dự án và đơn vị thành viên, được sự quan tâm chỉ đạo của
Đảng uỷ, chính quyền, công đoàn, hiện tượng trả chậm lương người lao động đã
dần dần được khắc phục, kịp thời kích thích động viên người lao động trong
công việc.
* Trong năm 2011, với điều kiện thị trường xây dựng cơ bản ngày càng
phát triển, sự cạnh tranh về nguồn lực đặc biệt là nhân lực trong các đơn vị cùng
ngành nghề ngày càng diễn biến phức tạp công tác tổ chức, đào tạo, tuyển dụng
đã được chú trọng và có những điều chỉnh kịp thời, việc quan tâm và bổ sung
lực lượng cho các đơn vị, các ban điều hành dự án, lực lượng kĩ thuật và công
SVTT: Đoàn Nam Thái Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E
25

×