Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoàn thiện công tác dự thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ THẦU XÂY LẮP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
NHÀ HÀ NỘI SỐ 68

Giáo viên hướng dẫn
: TS. ĐINH ĐÀO ÁNH THỦY
Sinh viên thực tập
: NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
Mã sinh viên
: CQ514185
Lớp
: KINH TẾ ĐẦU TƯ 51E

Hà Nội, tháng 5/2013
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập
Tác giả cam đoan số liệu trong bài viết này là trung thực và chuyên đề tốt
nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác dự thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển nhà Hà Nội 68” được trình bày là nghiên cứu của riêng tác giả, chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy cô và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển nhà Hà Nội 68 đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


HANDICO68 : Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà
Hà Nội số 68
Phòng KH – KT : Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Phòng TC – HC : Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng TC - KT : Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Dự án : Phòng Dự án và Phát triển thị trường
Gói thầu 03 : Gói thầu 03 Nhà làm việc chính và thiết
bị liền xây lắp- Dự án đầu tư xây dựng
công trình: Trụ sở làm việc Huyện ủy
huyện Yên Phong- Bắc Ninh
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình đấu thầu tại Công ty Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỷ trọng các gói thầu Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.2. Số lượng gói thầu và tỷ lệ thắng thầu giai đoạn 2009-2011 Error:
Reference source not found
Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Sau 25 năm thực hiện đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước đột phá
để chuyển mình từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Với những chính sách thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ nhưng thận
trọng, Việt Nam hiện là nước có nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định trong phạm
vi khu vực và quốc tế. Để đạt được những thành quả đó, kinh tế nước ta đã phải vừa
xây dựng lại từ hoang tàn, lạc hậu vừa tiếp thu, bắt kịp với sự tiến bộ của thế giới.
Cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương
mại thế giới WTO, sự hội nhập vào kinh tế thế giới được gia tăng cả về chất và
lượng. Điều này thể hiện qua các hợp đồng xuất khẩu quốc tế gia tăng trong nhiều

lĩnh vực, các nhà đầu tư nước ngoài biết và tìm đến Việt Nam nhiều hơn Đi kèm
với những lợi ích là các điều kiện thay đổi để hội nhập, Việt Nam phải tuân thủ theo
các quy tắc thương mại quốc tế, phải đổi mới cơ chế quản lý trong một số lĩnh vực,
giảm dần sự ảnh hưởng của quyền lực nhà nước vào hoạt động kinh tế tất cả để
tạo ra một môi trường kinh tế lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng.
Tổ chức hoạt động đấu thầu là một trong những phương pháp để thúc đẩy
kinh tế phát triển lành mạnh. Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận ra ưu điểm của hoạt
động đấu thầu và triển khai trong một số dự án. Ban đầu chỉ là những gói thầu quy
mô nhỏ trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa hay là hoạt động mua sắm công. Tuy
nhiên, khi đã hội nhập và nhận thấy vai trò của đấu thầu không chỉ trong mua sắm
hàng hóa mà còn ở những lĩnh vực khác, bộ Luật Đầu thầu có hiệu lực từ 1/6/2006
cho thấy đấu thầu đã trở nên phổ biến, diễn ra sôi động trong nhiều lĩnh vực, đem
lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội.
Trong lĩnh vực xây dựng, đấu thầu xây lắp là hoạt động quan trọng giúp chủ
đầu tư lựa chọn nhà thầu tốt, tạo ra công trình có chất lượng. Đối với các công ty
xây dựng, đấu thầu xây lắp là cơ hội cho các doanh nghiệp được cạnh tranh công
khai, bình đẳng để giành được gói thầu. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà
Hà Nội số 68 tham gia vào hoạt động đấu thầu với cả hai vai trò có khi là bên mời
thầu nhưng đa số là vai trò nhà thầu tham gia dự thầu.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà
Nội số 68 tác giả đã được quan sát, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động đấu thầu xây
lắp của Công ty. Ngoài những kết quả mà HANDICO 68 đã đạt được trong nhiều
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
1
Chuyên đề thực tập
năm qua thì trong công tác đấu thầu xây lắp vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất
định. Kết hợp giữa những kiến thức chuyên ngành mà bản thân tích lũy được và
hoạt động kinh doanh tại Công ty, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác dự thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số
68” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Trong giới hạn nghiên cứu của bài viết, tác giả xin trình bày và phân tích
những nội dung về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, các nguồn lực huy
động tại Công ty cho công tác đấu thầu xây lắp, quy trình tham gia đấu thầu, thực
trạng cùng các kết quả, hạn chế và nguyên nhân , cuối cùng là đưa ra các giải pháp
để hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty trong tương lai. Bố cục bài viết gồm 2
chương:
Chương 1 Thực trạng công tác tham gia đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ
phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 giai đoạn 2008- 2011
Chương 2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp tại Công
ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68
Bài viết được hoàn thành theo sự quan sát chủ quan dựa trên những công
việc, tài liệu khách quan nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hy
vọng bài viết này sẽ giúp Công ty nhìn nhận và đưa ra giải pháp để hoàn thiện công
tác đấu thầu xây lắp.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM GIA ĐẤU
THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN NHÀ HÀ NỘI SỐ 68 GIAI ĐOẠN 2008- 2011
1.1. Giới thiệu về công ty và các gói thầu Công ty đã tham gia
1.1.1. Vài nét về Công ty
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển nhà Hà Nội số 68
Tên giao dịch trong nước: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội
số 68
Tên giao dịch quốc tế : NUMBER 68 HA NOI HOUSING DEVELOPMENT
AND INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : HANDICO 68 JSC
Trụ sở chính : Tầng 1 tòa nhà CT2 - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại : (84-04) 7 833 809
Fax : (84-04) 7 832 262
Website : handico68.com
Email :

Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68 thuộc Tổng Công ty
Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, được thành lập từ năm 1973, được chuyển đổi từ
doanh nghiệp nhà nước Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thông –
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thành Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển nhà Hà Nội số 68 tại quyết định số 2963/QĐ-UBND ngày 23 tháng 07
năm 2008 có đăng ký kinh doanh số: 0103036386 cấp ngày 19 tháng 08 năm 2008
và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 06 tháng 10 năm 2009 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà
Nội cấp.
Công ty được thành lập theo Quyết định số:
• Quyết định số 75/1973 ngày 19/4/1973 của Ủy ban hành chính thành phố Hà
Nội; Quyết định số 2814/QĐ-UB ngày 14/11/1992 và Quyết định của UBND thành
phố Hà Nội số 3542/QĐ-UB ngày 15/09/1997 về việc đổi tên và xác định lại nhiệm
vụ cho Công ty, Quyết định bổ sung nhiệm vụ: số 1688/QĐ-UB ngày 19/04/2000,
số 4799/QĐ-UB ngày 21/08/2001, số 11946/QĐ-UB ngày 11/04/2003 của UBND
thành phố Hà Nội.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
3
Chuyên đề thực tập
• Quyết định chuyển giao Công ty trực thuộc sở NN&PTNT về Tổng Công ty
Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội quản lý và điều hành : số 322/QĐ-UBND ngày
23/01/2007.
• Quyết định số : 2963/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 về việc: Chuyển doanh
nghiệp nhà nước Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội thành Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển nhà Hà Nội số 68.

1.1.1.2. Bộ máy tổ chức, quản lý
Cơ cấu tổ chức Công ty tuân thủ theo quy định của nhà nước về cơ cấu tổ
chức của công ty cổ phần. Theo đó, Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Dưới ban giám đốc là 4 phòng
chức năng và các ban quản lý dự án trực thuộc công ty.
Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, để giúp việc
cho Tổng giám đốc còn hai Phó Tổng giám đốc, các Trưởng phòng và Trưởng ban
dự án trực thuộc.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
4
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ
HOẠCH-KỸ
THUẬT
PHÒNG TÀI
CHÍNH-KẾ
TOÁN
PHÒNG TỔ
CHỨC-HÀNH
CHÍNH
PHÒNG DỰ ÁN
VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG
CÁC BAN
QUẢN LÝ
DỰ ÁN

Chi
nhánh
tại
Quảng
Trị
(CN1)

nghiệp
XD&PT
N Hà
Nội số 1
(X1)

nghiệp
XD&P
TN Hà
Nội số
2 (X2)

nghiệp
XD&PT
N Hà
Nội số 3
(X3)

nghiệp
Dịch vụ
và quản
lý nhà
(X4)

Nhà
máy
kính an
toàn cao
cấp
(NM1)

nghiệp
XD&P
TN Hà
Nội số
5(X5)

nghiệp
XD&PT
N Hà
Nội số 6
(X6)

nghiệp
XD&PT
N Hà
Nội số 8
(X8)
BCH
các
công
trình
Chuyên đề thực tập
1.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
 Tổng giám đốc Công ty.
Tổng giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
 Phó Tổng giám đốc: có các chức trách và quyền hạn sau
• Trợ giúp Tổng giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành một số công
việc của Công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.
• Ký thay Tổng giám đốc trên các văn bản, chứng từ theo sự phân công, uỷ
quyền. Thay mặt Tổng giám đốc điều hành Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng và
chịu trách nhiệm thực hiện việc báo cáo lại Tổng giám đốc về các công việc đã giải
quyết.
 Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật:
• Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê: Phòng KH- KT chịu trách nhiệm
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn trên cơ sở định hướng
phát triển của Công ty. Phối hợp với các phòng ban chuyên môn để xây dựng đồng
bộ các kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vật tư- kho hàng- vận tải, kế hoạch lao động
tiền lương Giám sát tình hình thực hiện các kế hoạch được giao, tổng hợp và lập
kết quả để báo cáo cho Tổng giám đốc.
• Công tác kinh tế: tham mưu cho Ban Giám đốc giải quyết các vấn đề kinh
tế như: kiểm tra tính đúng đắn của các định mức, đơn giá và việc vận dụng các định
mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan theo quy định của Nhà nước
Phối hợp với các phòng ban xây dựng các định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu nội
bộ, lập và trình duyệt các dự án chi phí thi công, nghiệm thu lập phiếu giá, thanh
quyết toán thu hồi vốn công trình. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các đơn vị trực

thuộc Công ty tổ chức mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư theo qui định. Quản lý
công tác đầu tư của Công ty, tổng hợp và báo cáo tính hình mua sắm máy móc thiết
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
5
Chuyên đề thực tập
bị, vật tư toàn Công ty hàng quý, năm.
• Công tác hợp đồng: Tham gia đàm phán hoặc phối hợp với các đơn vị liên
quan đàm phán và dự thảo để trình lãnh đạo Công ty ký kết tất cả các loại hợp đồng
kinh tế bao gồm: Hợp đồng nhận thầu thi công xây dựng, thuê mướn chuyên gia,
mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng trong và ngoài nước, hợp đồng bảo
hiểm Phối hợp với các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ để theo dõi, đôn đốc
thực hiện các Hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh toán và thanh lý hợp đồng sau
khi hoàn thành.
• Công tác lập dự toán, thẩm định dự toán thanh quyết toán công trình: Kiểm
tra các dự toán do các phòng ban, đơn vị trực thuộc lập, lập dự toán chi tiết, kiểm
tra khối lượng của hồ sơ thanh quyết toán giữa Công ty với chủ đầu tư, giữa Công
ty với đơn vị thầu phụ.
• Công tác quản lý đấu thầu, giao thầu nội bộ: Đánh giá hồ sơ dự thầu : hồ sơ
pháp lý, hồ sơ về kỹ thuật bao gồm biện pháp thi công và quản lý chất lượng, hồ sơ
về đơn giá và khối lượng; Lập kế hoạch triển khai thi công (đối với các dự án Công ty
trực tiếp thi công); Lập kế hoạch thanh toán chi tiết và sự điều động nhân lực thực tế
tại hiện trường; Phân tích vật tư chi tiết trong từng tháng bàn giao và kết hợp với kế
toán hoàn chi phí hoàn thiện; Quản lý và lưu trữ Hồ sơ về công tác đầu thầu.
• Công tác lập hồ sơ dự thầu các các công trình: Phòng KH- KT phụ trách
chính trong công tác đấu thầu gồm các công việc:Kết hợp với các phòng ban khác
trong công ty lập hồ sơ đấu thầu các công trình gồm các phần : Hồ sơ năng lực và
pháp lý của Công ty; Hồ sơ về kỹ thuật bao gồm biện pháp thi công và quản lý chất
lượng; Hồ sơ về đơn giá và khối lượng; Cập nhật thông tin, tư liệu nâng cao năng lực
đấu thầu và kỹ năng lập hồ sơ.
 Phòng Tài chính- Kế toán

Phòng TC- KT thực hiện các chức năng chuyên môn về quản lý công tác tài
chính, công tác tín dụng, công tác kế toán và công tác nộp ngân sách nhà nước.
Xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với Công ty, đáp ứng theo yêu cầu của
Nhà nước .
Lập và báo cáo định kỳ tình hình tài chính của Công ty.
 Phòng Tổ chức- Hành chính
Quản lý công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, điều phối nhân lực
trong Công ty. Thực hiện các chế độ, chính sách, chăm lo đời sống đối với người
lao động theo quy định của nhà nước và của doanh nghiệp. Quản lý vật tư, trang
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
6
Chuyên đề thực tập
thiết bị hành chính, lưu trữ công văn, giấy tờ, tài liệu.
 Phòng Dự án và Phát triển thị trường
• Công tác lập các Dự án và tư vấn đầu tư: Phòng Dự án là đơn vị chủ trì
công tác lập dự án, tư vấn, lập hồ sơ mời thầu xây lắp các dự án, giám sát quá trình
thực hiện các dự án, xin cấp phép đầu tư và thực hiện các thủ tục thẩm đinh dự án.
• Công tác phát triển thị trường: Tìm hiểu thị trường, quảng cáo.Hội nghị
khách hàng, giới thiệu công ty trên các phương tiện truyền thông, thực hiện các biện
pháp hỗ trợ khách hàng, giải đáp thắc mắc…
• Chủ động tìm kiếm tìm hiểu, quan hệ với các đối tác trong các lĩnh vực có
liên quan để phục vụ cho sản xuất – kinh doanh của Công ty.
• Thu thập và tổng hợp các nguồn thông tin về định hướng kế hoạch phát
triển đầu tư xây dựng của Nhà nước, của các Bộ, Ngành, các địa phương, các chế
độ chính sách của Đảng, của Nhà nước, Công ty để định hướng và tiếp thị tìm
hướng đầu tư cho Công ty.
• Các Ban quản lý dự án: trực tiếp thực hiện các công việc quản lý và triển
khai kế hoạc thi công trên công trường. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công
ty về chất lượng, tiến độ của dự án.
1.1.1.4. Ngành nghề kinh doanh

HANDICO 68 được phép hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh sau:
 Lĩnh vực xây dựng, khảo sát xây dựng gồm :
• Xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình thủy lợi, đê điều, trạm
bơm nước, đập nước, các công trình cấp và thoát nước, các công trình giao thông
cầu đường,các công trình cầu cảng, bến cảng.
• Xây dựng đường dây và trạm biến áp có điện áp tới 35KV; Xây dựng lắp
đặt trạm biến áp 110KV và trạm biến áp có dung lượng đến 2500KVA.
• Xây dựng và lắp đặt công trình: Giao thông đô thị (chiếu sáng), hạ tầng kỹ
thuật đô thị, bưu điện , thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
• Khảo sát địa chất công trình, đo vẽ địa hình.
 Lĩnh vực tư vấn thiết kế, quản lý dự án, môi giới gồm :
• Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp.
• Thiết kế kiến trúc công trình.
• Lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nhà ở.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
7
Chuyên đề thực tập
• Lập , quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị,
khu dân cư, khu công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, bưu điện, giao thông, văn hóa và
xã hội. Tổ chức, quản lý và vận hành khu đô thị, khu dân cư.
• Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp; lắp
đặt thiết bị công trình xây dựng cấp 4 công trình dân dụng và công nghiệp, công
trình thủy lợi, công trình xây dựng giao thông các cấp không phân biệt vùng lĩnh
vực chuyên môn giám sát vật liệu xây dựng đường.
• Tư vấn về đầu tư và xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và ngoài
nước các khâu: Lập dự án đầu tư, thiết bị, soạn thảo hồ sơ mời thầu.
• Quản lý quá trình thi công xây lắp, tư vấn và dịch vụ về công tác giải
phóng mặt bằng.
• Lập, quản lý và thực hiện dự án đầu tư các công trình: Cầu hầm đường bộ,

cầu cảng, kè sông biển, công trình điện.
• Tư vấn, môi giới bất động sản, quản lý ký gửi hàng hóa.
 Lĩnh vực kinh doanh, sản xuất gồm :
• Buôn bán, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông thôn.
• Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hành hóa, vật tư, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu phục vụ chuyên ngành xây dựng.
• Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, kinh
doanh dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh vận tải đường bộ, dịch vụ ăn uống, nhà
hàng (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar).
• Kinh doanh và sản xuất kính an toàn cap cấp và các vật liệu về kính.
• Kinh doanh điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt.
• Kinh doanh, khai thác, chế biến gas, nước tinh khiết, chất đốt, khai thác
khoáng sản.
• Sản xuất, chế biến và mua bán hàng lương thực, nông lâm sản ( trừ loại
Nhà nước cấm), tiểu thủ công mỹ nghệ và hàng hóa tiêu dùng.
• Sản xuất vật liệu xây dựng.
• Tổ chức hội chợ, triển lãm.
• Chuyển giao công nghệ xây dựng.
• Kinh doanh bất động sản.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
8
Chuyên đề thực tập
1.1.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008- 2011
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty có nhiều biến động. Từ năm 2008- 2011, cùng chung xu hướng biến động
với toàn nền kinh tế, công việc kinh doanh tại HANDICO 68 cũng gặp không ít khó
khăn.
Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008- 2011
Đơn vị: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu bán
hàng, cung cấp
dịch vụ
48.745.248.63
6
46.734.840.15
0
100.884.136.37
3
98.564.345.789
2. Các khoản giảm
trừ
- - - -
3. Doanh thu thuần
bán hàng
48.745.248.63
6
46.734.840.15
0
100.884.136.37
3
98.564.345.789
4.
Giá vốn hàng bán
41.888.836.03
5
41.561.539.592 99.380.451.247 97.124.879.503
5. Lợi nhuận gộp 6.856.412.601 5.173.300.558 1.503.685.126 1.312.467.352
6. Doanh thu hoạt
động tài chính

783.309.107 1.243.395.155 157.404.237 143.204.686
7. Chi phí tài chính
(chi phí trả lãi vay)
1.838.069.870 676.792.957 97.377.379 104.563.745
8. Chi phí bán hàng 190.538.131 122.367.455 - 68.056.394
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
1.267.016.656 4.586.514.666 552.779.480 532.886.030
10. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
4.344.097.051 1.031.020.635 1.010.932.504 750.165.869
11. Thu nhập khác 105.500.000 - 25.000.000 28.000.000
12. Chi phí khác 95.701.000 - - -
13. Lợi nhuận khác 9.799.000 - 25.000.000 28.000.000
14. Tổng lợi nhuận
trước thuế
4.353.896.051 1.031.020.635 1.035.932.504 778.165.869
15. Lợi nhuận sau thuế
TNDN
635.578.003 742.334.857 776.949.378 583.624.402
Nguồn : Phòng Tài chính- Kế toán
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
9
Chuyên đề thực tập
Bảng trên cho biết các kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trong giai đoạn 2008- 2011. Quan sát các số liệu trong bảng ta có thể
đưa ra được một số nhận xét về tình hình hoạt động của công ty:
Thứ nhất, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong thời gian qua có sự
tăng trưởng liên tục trong 3 năm đầu nhưng sụt giảm nhẹ ở năm 2011. Đặc biệt giữa
2 năm 2009 và 2010 giá trị doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tăng lên gần gấp

đôi ( từ xấp xỉ 47 tỷ lên 100 tỷ đồng). Lý giải cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trên là
do thời gian này Công ty hoàn tất và thu về các hợp đồng kinh doanh dự án, nhận
thầu xây lắp đã ký kết từ trước đó, đến năm 2010 các hợp đồng này mới được quyết
toán hết và được tính vào tổng doanh thu. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục có được
những dự án do Công ty làm chủ đầu tư và các gói thầu xây lắp, cung kính an toàn
cao cấp.
Đến năm 2011 đà tăng của doanh thu đã không còn và có xu hướng giảm
nhẹ. Đây là xu thế tất yếu của quá trình kinh doanh. Trong các năm 2007- 2009, nền
kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng phát triển nhanh và có mức tăng
trưởng cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, có được nhiều cơ
hội kinh doanh. Tuy nhiên từ cuối năm 2010, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng
mặc dù các số liệu kinh doanh vẫn ở mức cao nhưng đây chỉ là sự phản ánh các giá
trị thu được từ độ trễ của công cuộc đầu tư mà không cho thấy sự tạo mới và mở
rộng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, chi phí sản xuất kinh doanh gồm có chi phí cho hoạt động tài chính
(chi phí trả lãi vay), chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Sự biến động
của các loại chi phí phản ánh một cách khách quan hoạt động của doanh nghiệp
trong từng thời điểm. Năm 2008 là thời điểm Công ty có chi phí sản xuất kinh
doanh lớn nhất cho thấy nhu cầu vay vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất trong năm
này còn lớn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động khiến chi phí quản lý lớn
và chi phí bán hàng (chi phí vận chuyển, bảo dưỡng, lắp đặt, môi giới ) cũng cao.
Từ năm 2009 trở đi, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty đã có bước
giảm đáng kể. Cụ thể, chi phí tài chính năm 2009 giảm một nửa so với năm 2008 và
giảm rất sâu vào năm 2010. Chi phí tài chính hay chi phí trả lãi của Công ty trong 2
năm 2010 và 2011 là rất thấp so với 2 năm trước đó. Điều này được giải thích bởi
việc khó khăn khi tìm kiếm dự án và các hợp đồng mới dẫn đến nhu cầu vay vốn
giảm và điểm nổi bật trong 2 năm này chính là diễn biến lãi suất trên thị trường
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
10
Chuyên đề thực tập

ngăn cản cơ hội tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp. Chính lãi suất vay quá cao
mà năm 2011 có chi phí tài chính lớn hơn 2010 cho dù nhu cầu vay vốn không cao
hơn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dẫn đến nhân công bị cắt giảm,
các hợp đồng trước đó kết thúc nhưng chưa tìm được hợp đồng mới là nguyên nhân
khiến chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng giảm theo.
Thứ ba, lợi nhuận của Công ty tính đến hết năm 2011 vẫn dương, nhưng giá
trị lợi nhuận có xu hướng giảm dần và với diễn biến nền kinh tế như hiện nay xu
hướng giảm lợi nhuận sẽ có tiếp tục tiếp diễn, để duy trì tính hiệu quả Công ty sẽ
phải thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm.
1.1.2. Đặc điểm các gói thầu Công ty đã tham gia
Ở Việt Nam hiện có 4 loại gói thầu được tổ chức thực hiện đấu thầu đó là :
gói thầu dịch vụ tư vấn, gói thầu xây lắp, gói thầu cung cấp hàng hóa và gói thầu tư
vấn thiết kế- xây dựng- cung cấp lắp đặt máy móc thiết bị (EPC).
Đối với HANDICO 68, trong phạm vi năng lực và kinh nghiệm Công ty chủ
yếu tham gia đấu thầu và nhận thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn thiết kế, gói thầu
cung cấp hàng hóa, gói thầu xây lắp.
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỷ trọng các gói thầu
Nguồn: Tự tổng hợp
Biểu đồ trên cho thấy gói thầu xây lắp là loại chiếm tỷ trọng lớn nhất trên
tổng số các gói thầu mà Công ty đã thực hiện. Điều này hợp lý với chuyên môn,
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
11
Chuyên đề thực tập
lĩnh vực kinh doanh xây dựng của HANDICO 68 và nhận thầu xây lắp cũng chính
là nghiệp vụ kinh doanh mang lại doanh thu lớn thứ hai cho công ty.
Trong số các gói thầu xây lắp mà HANDICO 68 đã thực hiện, mỗi gói thầu
lại thuộc lĩnh vực xây dựng khác nhau mà Công ty có chuyên môn.
Bảng 1.2. Số năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng chuyên dụng
STT TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC

TỔNG
SỐ NĂM
1 Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp 22
2 Xây dựng các công trình giao thông cầu đường 22
3 Xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, trạm bơm, đập nước;
các công trình cấp thoát nước và thoát nước, hạ tầng cơ sở
22
4 Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng 13
5 Buôn bán, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông thôn 13
6 Lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở 13
7 Xây dựng đường dây và trạm biến áp có điện áp tới 35Kv 12
8 Tư vấn thiết kế kiến trúc nội ngoại thất, tổng mặt bằng đối với
các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
10
9 Sản xuất và kinh doanh hoa công nghệ cao 10
10 Kinh doanh và sản xuất kính an toàn cao cấp và các vật liệu về
nhôm- kính
9
11 Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, vật tư, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ chuyên ngành xây dựng
6
12 Kinh doanh khách sạn 6
Nguồn : Phòng KH- KT
Xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông cầu đường và các công trình thủy
lợi là những lĩnh vực HANDICO 68 có kinh nghiệm lâu năm nhất. Điều này cho
thấy các gói thầu xây lắp mà Công ty tham gia chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực
trên. Gói thầu xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông là những hợp đồng đầu
tiên có được và các gói thầu này đã giúp Công ty có được chỗ đứng trên thị trường
xây dựng, được các khách hàng biết đến.
Trong quá trình tham gia đấu thầu, Công ty đã tham gia nhiều hình thức đấu

thầu khác nhau. Tuy nhiên, đối với gói thầu xây lắp hình thức đấu thầu chủ yếu
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
12
Chuyên đề thực tập
thường gặp phải là hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi với nhiều hợp đồng
trúng thầu được thực hiện như: gói thầu xây dựng phần thân Nhà lớp học Trường
Trung học PTDL Đông Đô, Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội; thi công xây dựng công
trình: bổ sung, mở rộng trạm y tế xã Cần Kiệm- Thạch Thất- Hà Nội; Gói thầu số
08: toàn bộ phần xây dựng các hạng mục thuộc công trình: cải tạo, nâng cấp bệnh
viện đa khoa huyện Hải Lăng- Quảng Trị Với tiềm lực sẵn có, HANDICO 68
thường xuyên tham gia đấu thầu với vai trò là nhà thầu chính, đa số các gói thầu
trúng thầu Công ty đều là nhà thầu chính. Hình thức hợp tác với các công ty khác
để hình thành nhà thầu liên danh cũng được Công ty sử dụng đến trong một số ít
gói thầu như: Gói thầu số 2: Toàn bộ phần xây lắp công trình đường vào xã Vĩnh
Ô, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. HANDICO 68 đã liên danh với nhà thầu là
Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Nam Hiếu có trụ sở tại Quảng
Trị để tham gia đấu thầu. Công ty đã lựa chọn nhà thầu liên danh là doanh nghiệp
có chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi của gói thầu, Nam Hiếu là doanh
nghiệp địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu, lập hồ sơ dự
thầu và thực hiện hợp đồng sau này.
Tuy có thể tạo ra nhiều lợi thế nhưng hình thức nhà thầu liên danh không được
Công ty thường xuyên lựa chọn nếu gói thầu không thực sự hấp dẫn hoặc khả năng
nội bộ không thể đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra, HANDICO 68 có
thể tham gia thực hiện các gói thầu do Tổng Công ty chỉ định.
1.2. Thực trạng công tác tham gia đấu thầu xây lắp tại HANDICO 68
giai đoạn 2008- 2011
1.2.1. Năng lực dự thầu của Công ty
1.1.1.2. Năng lực nhân sự
a. Kỹ sư và nhân viên các phòng ban
HANDICO 68 có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn được đào tạo bài bản,

được tuyển dụng và bố trí làm việc tại các vị trí phù hợp, thuận lợi với khả năng làm
việc nhằm phát huy tốt nhất năng lực của từng cá nhân, đóng góp và năng lực chung
của toàn công ty.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
13
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.3. Bảng kê khai năng lực cán bộ chuyên môn và
kỹ thuật của Công ty tính đến hết năm 2011
STT
CÁN BỘ KỸ
THUẬT CHUYÊN
MÔN THEO NGHỀ
SỐ
LƯỢNG
THÂM NIÊN CÔNG TÁC
DƯỚI 5
NĂM
TỪ 5-10
NĂM
TRÊN 10
NĂM
I TRÊN ĐẠI HỌC 2 1 1
II ĐẠI HỌC 77
1 Kỹ sư xây dựng 15 5 6 4
2 Kỹ sư thủy lợi 13 3 6 4
3 Kỹ sư điện 3 1 1 1
4 Kỹ sư cấp thoát nước 3 1 1 1
5 Cử nhân kinh tế 20 12 5 3
6 Kỹ sư cơ khí 3 1 1 1
7 Kiến trúc sư 5 3 2

8 Kỹ sư giao thông 15 7 5 3
III CAO ĐẲNG 13
1 Giao thông 7 3 2 2
2 Tài chính kế toán 6 2 2 2
IV TRUNG CẤP 24
1 Xây dựng 12 7 3 2
2 Tài chính- Kế toán 4 2 1 1
3 Giao thông 8 3 3 2
Tổng cộng 116
Nguồn: Phòng TC- HC
Tổng số cán bộ nhân viên đang làm việc tại công ty là 116 người được tuyển
dụng theo đúng trình tự và quy định của nhà nước về lao động. Theo bảng 1.3 có
thể khẳng định về chất lượng nhân sự của công ty ở trình độ cao có thể đáp ứng yêu
cầu công việc đa dạng. Có 68% số cán bộ nhân viên của công ty đạt trình độ đại học
và sau đại học trong đó chuyên môn chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng và
kinh tế kinh doanh. Các cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng chiếm đa
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
14
Chuyên đề thực tập
số, đây là những người trực tiếp tham gia đấu thầu và chỉ đạo thi công các gói thầu
xây lắp của Công ty. Kỹ sư xây dựng, kỹ sư giao thông, kỹ sư thủy lợi được tuyển
dụng với số lượng lớn hơn cả.
Bên cạnh khẳng định năng lực nhân sự qua trình độ, thâm niên công tác là
tiêu chí thể hiện kinh nghiệm làm việc của nhân viên. Đối với công ty hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng, trình độ qua bằng cấp chưa cho thấy hết năng lực của cán
bộ, kinh nghiệm làm việc tại công trình, sự đa dạng trong các hợp đồng thực hiện
được tích lũy qua các năm làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng để tìm ra những
phương án thực hiện hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện công
trình. Tại HANDICO 68, số nhân viên có thâm niên công tác từ 5-10 năm và trên
10 năm chiếm hơn 55% tổng số cán bộ nhân viên. Đội ngũ nhân lực vừa đáp ứng

về mặt trình độ, vừa nắm kinh nghiệm thực tiễn phong phú chính là tiền đề quan
trọng để công ty phát triển ngày một vững chắc.
Xét về mặt tổng thể, chất lượng nhân sự tại HANDICO 68 là khá cao và
phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
tại mỗi phòng ban các cán bộ chủ chốt là người đứng đầu chuyên môn trong
một nghiệp vụ cụ thể lại phải đáp ứng được những yêu cầu cao hơn không chỉ
về trình độ, kinh nghiệm mà còn là khả năng điều hành, quản lý, giám sát hoạt
động của bộ phận mình.
b. Công nhân kỹ thuật
Bên cạnh các cán bộ nhân viên làm việc tại các phòng ban của Công ty,
trong cơ cấu nhân sự còn một bộ phận các công nhân kỹ thuật làm việc trực tiếp
tại công trình. Chất lượng của đội ngũ công nhân kỹ thuật có ảnh hưởng quan
trọng đến chất lượng của công trình, dự án. Khi thi công các gói thầu xây lắp phải
cần đến các công nhân kỹ thuật là người xây dựng công trình theo đúng ý tưởng
mà kỹ sư kỹ thuật đề ra.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
15
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.4. Bảng kê khai năng lực công nhân kỹ thuật của Công ty
đến hết năm 2011
STT CÔNG NHÂN THEO NGHỀ
SỐ
LƯỢNG
BẬC
3/7
BẬC
4/7
BẬC
5/7
BẬC

6/7
BẬC
7/7
1 Công nhân nề 97 12 47 21 15 2
2 Công nhân mộc + Cốp pha 32 9 12 6 5
3 Công nhân khảo sát 5 3 2
4 Công nhân sắt 16 12 4
5 Công nhân sơn vôi 10 5 3 2
6 Công nhân hàn 7 3 2 1 1
7 Công nhân lái xe ô tô 13 6 5 2
8 Công nhân cơ khí+ sửa chữa 8 3 3 2
9 Công nhân lái xe lu 15 5 8 2
10 Công nhân lái máy xúc 6 3 3
11 Công nhân lái xe máy ủi 16 8 5 3
12 Công nhân lái máy san 5 3 2
13 Công nhân lái cẩu 4 2 2
14 Công nhân điện công nghiệp 9 3 2 4
15 Công nhân điện dân dụng 16 3 5 6 2
16 Công nhân lắp đặt đường dây 4 2 2
17 Công nhân làm đường 100 65 25 7 3
18 Công nhân lắp đặt nước 15 6 6 2 1
19
Công nhân sử dụng máy ép cọc
thủy lực
4 2 2
20
Công nhân vận hành các
phương tiện thi công công trình
thủy ( ca nô, xà lan, tàu hút )
30 6 16 8

Nguồn: Phòng KH- KT
Số lượng công nhân kỹ thuật lớn hơn nhiều so với các kỹ sư bởi những công
việc trong gói thầu xây lắp đòi hỏi nhiều sức người, sức của để thực hiện. Các công
nhân kỹ thuật là người chuyển đổi công trình từ các bản vẽ trên giấy thành những
khối nhà hiện hữu nên phải mất nhiều thời gian và công sức.
Công nhân kỹ thuật có bậc thợ càng cao thì chất lượng tay nghề càng được
đảm bảo và ngược lại. Số công nhân kỹ thuật có bậc 4/7 và 5/7 chiếm hơn 63% tổng
số công nhân toàn Công ty. Điều này cho thấy, chất lượng công nhân kỹ thuật của
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
16
Chuyên đề thực tập
công ty ở mức trung bình khá, có đủ khả năng làm việc tại các công trình có yêu cầu
kỹ thuật tương đối cao, phức tạp. Công nhân nề và công nhân làm đường chiếm số
lượng lớn cho thấy các công trình chủ yếu mà công ty tham gia thi công là xây dựng
dân dụng và giao thông. Các công nhân theo nghề khác khá đa dạng có thể tham gia
vào nhiều khâu công việc tại công trình. Có nhiều công nhân thực hiện điều khiển
các loại máy móc chuyên dụng như : máy xúc, máy ủi, máy san đây chính là
những người trực tiếp điều khiển các máy móc, thiết bị do Công ty đầu tư mua sắm
giúp đẩy nhanh tiến độ công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
1.1.1.3. Năng lực máy móc thiết bị
Ngoài đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý có trình độ, cán bộ công nhân kỹ
thuật tay nghề cao thì việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công việc là yếu
tố quan trọng giúp công ty cạnh tranh về mặt chất lượng, tiến độ cũng như chi phí
của công trình.
Bảng 1.5. Một số máy móc thiết bị thi công của Công ty đến hết 2011
STT Loại thiết bị
Số
lượng
Nước sản xuất Năm mua Công suất
1 Xe ô tô tải >5 tấn 10 Hàn Quốc 2005-2009 7-10 tấn

2 Máy lu tĩnh 05 Nhật 2006-2009 16 tấn
3 Lu bánh lốp 02 Pháp 2004 16 tấn
4 Ô tô tưới đường 07 Liên Xô 2001-2008
5 Máy ủi 02 Nhật 2006 14-36 tấn
6 Máy xúc đào 02 Nhật 2007 0.4 m3
7 Máy ép cọc 05 Đức 2008-2010
8 Máy đầm bàn 05 Trung Quốc 2008-2011
9 Máy phun sơn 02 Đức 2006,2009
10 Máy cắt gạch 10 Nhật 2006, 2008, 2010
11 Máy toàn đạc LaiCa 01 Thụy Sỹ 2010
12 Máy thủy bình 01 Nhật 2011
13 Thiết bị đo độ sụt bê tông 01 Nhật 2011
14 Nhiệt kế 01 Nhật 2010
15 Máy phát điện lưu động 04 Trung Quốc 2009 25Kw
Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật
HANDICO 68 là công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng, nên các máy móc và
thiết bị được đầu tư phục vụ chủ yếu cho công tác thi công xây dựng công trình. Để
đảm bảo chất lượng công việc và tuổi thọ của máy móc, Công ty ưu tiên nhập khẩu
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
17
Chuyên đề thực tập
các loại máy móc & thiết bị từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có uy tín
về sản xuất và chế tạo máy móc như : Nhật Bản, Đức, Nga Về mặt số lượng, tùy
theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính để đưa ra quyết định, theo bảng 1.5 số
lượng máy móc thiết bị thiết yếu được đầu tư tăng theo các năm.
Các máy móc trên được sử dụng để phục vụ ngay tại hiện trường xây dựng,
do chính các công nhân kỹ thuật được đào tạo điều khiển hoạt động. Công ty đã
chú trọng đầu tư và nâng cấp các loại máy móc, số máy móc thiết bị thi công tính
đến hết năm 2011 đã đạt 116 máy các loại, riêng dàn giáo thép và ván khuôn thép
đã được đầu tư tới vài trăm bộ mỗi loại. Đây là danh mục quan trọng trong mỗi hồ

sơ dự thầu xây lắp , danh mục máy móc thiết bị thi công đa dạng, chất lượng tốt,
được khai thác hoạt động hiệu quả sẽ làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ dự thầu .
Để tạo điều kiện phục vụ thi công tại công trình, Công ty còn mua sắm thêm
các thiết bị thí nghiệm để nâng cao độ an toàn và chất lượng thi công như máy toàn
đạc LaiCA, máy thủy bình, thiết bị đo độ ẩm của cát, cân điện tử của Nhật, thiết bị
đo độ sụt bê tông, phễu rót cát, nhiệt kế Công ty luôn hành động với suy nghĩ an
toàn và chất lượng là trên hết, chính vì vậy Công ty đã mạnh dạn mua sắm thêm các
thiết bị thí nghiệm để kiểm tra, giám sát chất lượng công trình đảm bảo đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật tránh được rủi ro.
1.1.1.4. Năng lực tài chính
a. Nguồn lực tài chính nội bộ
Sau khi thực hiện cổ phần hóa và đổi tên công ty thành Công ty cổ phần Đầu
tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 vào năm 2007. Công ty có cơ cấu vốn điều lệ như
sau:
- Vốn điều lệ khi thành lập: 108.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm
linh tám tỷ đồng chẵn )
- Mệnh giá mỗi cổ phiếu : 10.000 đồng
- Tổng số cổ phần : 10.800.000 cổ phần
- Loại cổ phiếu phát hành : Cổ phiếu phổ thông
Trong đó,
- Giá trị cổ phần Nhà Nước nắm giữ: 70.200.000.000 đồng (tương đương
65% vốn điều lệ)
- Giá trị cổ phần ưu đãi cho người lao động: 1.085.000.000 đồng (tương
đương 1% vốn điều lệ)
- Giá trị cổ phần bán ra ngoài: 36.715.000.000 đồng (tương đương 34% vốn
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
18
Chuyên đề thực tập
điều lệ)
Bảng 1.6. Nguồn vốn chủ sở hữu Công ty giai đoạn 2008 - 2011

(Đơn vị :đồng)
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
I
Nguồn vốn
CSH
106.316.314.215 107.402.246.491 108.742.334.857 109.920.890.487
1
VĐT của
chủ sở hữu
105.822.746.943 106.797.744.949 107.880.745.716 108.241.318.800
2
Quỹ đầu tư
phát triển
82.293.497 94.481.266 94.481.266 507.725.049
3
Quỹ dự
phòng tài
chính
23.425.983 24.773.018 24.773.018 394.897.260
4
Lợi nhuận
chưa phân
phối
587.847.820 685.247.216 742.334.857 776.949.378
Nguồn : Phòng Tài chính- Kế toán
Quan sát bảng nguồn vốn chủ sở hữu có thể thấy, giá trị nguồn vốn chủ sở
hữu trong giai đoạn từ năm 2008- 2011 liên tục tăng. Trong cơ cấu nguồn vốn chủ
sở hữu, phần vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm đa số thể hiện vai trò của các nhà đầu
tư, những người sở hữu Công ty, đến việc bổ sung vốn đầu tư cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh. Lợi nhuận chưa phân phối đóng góp phần khiêm tốn vào việc gia

tăng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty, trong những năm gần đây phần đóng góp
này có xu hướng ngày càng nhỏ đi do nền kinh tế khó khăn và công nghiệp xây dựng
đình trệ. Giá trị nguồn vốn chủ sở hữu của HANDICO 68 so với các doanh nghiệp
xây dựng khác là đạt mức khá. Với số vốn hiện có, Công ty có đủ khả năng đáp ứng
các gói thầu xây lắp có giá trong khoảng thấp hơn giá trị nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong thực tế gói thầu xây lắp có giá trị lớn nhất mà Công ty từng thực hiện là 87.5 tỷ
đồng. Hơn nữa, nhà nước vẫn nắm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn của Công ty, điều này
cho thấy nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu là rất chắc chắn.
b. Nguồn lực tài chính bên ngoài
Có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn
quan trọng nhất, không chỉ đối với bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp gắn liền
với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
19
Chuyên đề thực tập
cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Trong quá trình hoạt động, HANDICO 68 đã
huy động một lượng vốn lớn thường xuyên từ ngân hàng để đảm bảo việc cung cấp
vốn cho các dự án mà Công ty đã và đang thực hiện.
 Nguồn tín dụng Tổng công ty thường huy động:
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng.
- Ngân hàng TMCP Việt Nam thịn vượng – Chi nhánh Mỹ Đình.
- Ngân hàng công thương Cầu Giấy.
- Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
- Công ty Tài chính
 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của tổng công ty:
Phân tích khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
TSLĐ

Nợ Ngắn Hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Vốn bằng tiền+ Các khoản phải thu ngắn hạn
Nợ Ngắn Hạn
Bảng 1.7. Các chi tiêu phản ảnh khả năng trả nợ của Công ty
giai đoạn 2008- 2011
Đơn vị : Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tài sản lưu động 197.936.124.112 226.819.368.736 232.499.277.031 245.733.043.914
2 Nợ ngắn hạn 196.828.018.119 223.375.146.659 296.205.641.256 348.072.689.708
3 Vốn bằng tiền 9.798.576.342 10.059.971.634 5.312.803.500 5.671.920.425
4
Các khoản phải
thu ngắn hạn
108.052.021.440 37.303.856.659 44.627.993.681 49.752.035.298
5
Hệ số thanh toán
ngắn hạn (1/2)
1.0056 1.013 0.783 0.704
6
Hệ số thanh toán
nhanh ((3+4)/2)
0.598 0.2107 0.165 0.155
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Trong giai đoạn từ 2008- 2011, tình hình huy động, sử dụng tài sản lưu động
và tình hình vay nợ có những thay đổi liên tục qua các năm.
Giá trị tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của 2 năm 2008, 2009 có sự gia tăng
đồng đều cho thấy Công ty đã thực hiện vay tín dụng nhiều trong thời kỳ này để đầu
tư vào các dự án trúng thầu như : các dự án lắp đặt cửa kinh khung nhôm tại chung
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185

20
Chuyên đề thực tập
cư CT1- khu nhà ở tại xã Mễ Trì-Từ Liêm- Hà Nội (từ 7/2008-8/2008), chung cư 11
tầng khu nhà ở A6A-khu tái định cư Nam Trung Yên Hà Nội (1/2009-4/2009); các
dự án do công ty làm chủ đầu tư như : Xậy dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở để bán
tại Mễ Trì Thượng- Mễ Trì- Từ Liêm- Hà Nội, Dự án quy hoạch chi tiết và đầu tư
phá dỡ, cải tạo xây dựng lại khu tập thể Giảng võ, Ba Đình, Hà Nội… Trong 2 năm
này, mặc dù giá trị vay nợ ngắn hạn lớn nhưng hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh
toán nhanh vẫn được đảm bảo.
Từ năm 2010, mức tăng giá trị tài sản lưu động tăng ít trong khi nợ ngắn hạn
tăng nhiều.Nguyên nhân là do những khó khăn của tình hình kinh tế vĩ mô và khả
năng giải ngân từ các hợp đồng vay vốn của ngân hàng khiến cho các dự án hoạt
động cầm chừng, công ty bị khê đọng vốn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Hệ số
thanh toán ngắn hạn trong năm 2010 giảm chỉ còn xấp xỉ 78%, hệ số thanh toán
nhanh chỉ còn hơn 18%.
Tiếp tục đà giảm của 2010, năm 2011 nợ ngắn hạn tăng lên mức hơn 300 tỷ
trong khi tài sản lưu động chỉ ở mức 245 tỷ khiến 2 hệ số thanh toán giảm sâu chỉ
còn ở mức 0.7 và 0.15.
Bảng số liệu trên đã cho thấy tình hình huy động và khả năng sử dụng vốn
vay trong ngắn hạn của Công ty. Tuy có sự giảm sút trong việc thanh toán nợ trong
các năm gần đây nhưng các hệ số thanh toán vẫn nằm trong mức có thể chấp nhận
được. Xét trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, đặc biệt đối với thị trường
bất động sản đóng băng thì hoạt động Công ty có thể được xem là đạt yêu cầu.
Nguồn lực tài chính từ nội bộ của Công ty có hạn, vốn vay từ bên ngoài đòi
hỏi điều kiện đảm bảo và lãi suất không dễ tiếp cận, muốn sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn huy động được Công ty phải xây dựng kế hoạch phân bổ tài chính cho
từng hoạt động kinh doanh. Đối với đấu thầu xây lắp, phụ thuộc vào quy mô gói
thầu, thời gian thực hiện và mức lợi nhuận dự tính thu được Công ty sẽ thực hiện
cam kết ứng vốn thi công. Thông thường, các gói thầu có quy mô nhỏ ( <5 tỷ), thời
gian ngắn (<6 tháng) sẽ được Công ty ứng hoàn toàn vốn thi công cho đến khi công

trình được bàn giao cho chủ đầu tư. Các gói thầu có quy mô lớn hơn, cam kết ứng
vốn thi công sẽ dựa vào từng giai đoạn hoàn thành của các hạng mục thuộc gói
thầu, Công ty sẽ đàm phán với chủ đầu tư khi ký kết hợp đồng xây lắp về cách thức
nghiệm thu và quyết toán của từng hạng mục. Với mỗi gói thầu trúng thầu, trong
từng hoàn cảnh HANDICO 68 sẽ quyết định phân chia tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và
vốn vay để đảm bảo khả năng trả nợ, thu được lợi nhuận tốt nhất.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương CQ514185
21

×