Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.34 KB, 27 trang )

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường đại học Kinh tế - Luật
Tiểu luận môn: Luật quốc tế
Giảng viên: Th.s. Nguyễn Thị Thu Trang
Đề tài: Nguyên tắc công bằng trong Luật Biển
quốc tế
MỤC LỤC
1 /27
NHÓM 9
LỜI MỞ ĐẦU
Biển chiếm gần 71 phần trăm bề mặt Trái đất của chúng ta và ngày càng
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế của các
quốc gia, dân tộc trên thế giới nhờ những tài nguyên và giá trị mà nó mang lại.
Những thành tựu của khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong việc phát huy, khai thác
tiềm năng lớn của biển đã tích cực thúc đẩy các quốc gia tham gia vào việc khai thác
tài nguyên thiên nhiên của biển không những ở chính các vùng Biển thuộc chủ
quyền của mỗi quốc gia hay là các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền
tài phán mà còn đối với các vùng biển không thuộc quyền tài phán của các quốc gia.
Chính điều này đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, cần phải có trong việc tạo ra một cơ
chế pháp lý rõ ràng trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tới các
lợi ích liên quan đến biển đặc biệt là các khu vực thuộc lãnh thổ quốc tế như biển cả
hay Vùng ( Zone – đáy biển và lòng đất dưới đáy biển) nằm bên ngoài giới hạn
quyền tài phán của các quốc gia. Và cũng như bất cứ một Ngành luật nào khác
trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế, để các quy phạm
pháp luật của nó thực sự phát huy hiệu quả như mục đích và ý nghĩa của nó đặt ra
thì không thể thiếu những nguyên tắc mang tính chỉ đạo, định hướng. Và bên cạnh
những nguyên tắc khác của Luật Biển quốc tế thì nguyên tắc công bằng thực sự là
một nguyên tắc cần phải được nhìn nhận, đánh giá và thực thi theo ý nghĩa tốt đẹp
của nó. Để mỗi quốc gia có thể đảm bảo cho mình những quyền lợi mà mình được
hưởng và hơn hết là để các quốc gia khác tôn trọng và đảm bảo cho họ sự “Công
bng” đó.


2 /27
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc công bằng trong Luật Biển quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của biển cũng như những vấn đề thực tiễn đang
diễn ra trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc khai thác, sử
dụng, nghiên cứu…các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hay đối với các vùng biển
thuộc lãnh thổ quốc tế, thì từ rất sớm các Nguyên tắc lớn của Luật Biển đã hình thành.
Nhiều vấn đề pháp lý đã được đặt ra về biển trong thực tiễn quốc tế đã dần dần được giải
quyết. Điển hình và tiến bộ nhất là việc thông qua Công ước 1982 của Liên hợp quốc về
Luật Biển tại Môntêgobay ( Jamaica ), ngày 10 tháng 12 với 320 Điều khoản, 17 Phần và
9 Phụ lục. Với sự kiện này, Công ước thực sự là một bản Hiến pháp về biển của cộng
đồng quốc tế khi nó đã đề cập được toàn diện tất cả các vấn đề thuộc pháp lý, kinh tế,
khoa học kỹ thuật , hợp tác và giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đặt ra các nguyên tắc khác
như tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển thì nguyên tắc công bằng với đúng như
tên gọi của nó đã phần nào tạo ra được một sự công bằng giữa các quốc gia, dù chí ít là
trên một tinh thần mang ý nghĩa tốt đẹp và cao cả. Tư tưởng chủ đạo của nguyên tắc này
gần như đã được cụ thể hóa một cách đầy đủ và trọn vẹn xuyên suốt các nội dung của
Công ước. Từ việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc phân định
các vùng biển cho tới việc thực thi quyền hạn và chức năng của các cơ quan quyền lực
đều thể hiện được một sự công bằng tương đối rõ ràng. Nhằm đảm bảo cho mỗi quốc gia
dù có biển hay không có biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng.
2. Nội dung nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế
3 /27
Công ước của liên hợp quốc về luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 là
mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực pháp điển hóa luật biển quốc tế. Có thể nói Công
ước năm 1982 ra đời đã khắc phục được tất cả các nhược điểm trong quy định của các
công ước là sản phẩm của hai lần tổ chức hội nghị quốc tế về biển của Liên hợp quốc
trước đây. Công ước năm 1982 là điều ước quốc tế tổng hợp đã quy định cụ thể hóa hơn
so với công ước năm 1958 ở việc quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh
các dạng hoạt động cơ bản về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương
phục vụ cho các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện đại. Điểm nổi bật ở đây đó là

lần đầu tiên trong Công ước năm 1982 có những quy phạm rất đặc biệt như Điều 311
điều chỉnh “ thăng bằng” quyền và lợi ích giữa các quốc gia khác nhau: các quốc gia
hùng mạnh, các quốc gia công nghiệp phát triển, các quốc gia đang phát triển, và các
quốc gia ven biển qua sự công bằng trong việc áp dụng công ước trong vùng biển chung.
Cụ thể Điều 311 về mối quan hệ giữa công ước 1982 với các công ước và điều ước quốc
tế khác có quy định “Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng không thể có sự sửa đổi
nào đối với nguyên tắc cơ bản về di sản chung của loài người đã được nêu lên ở Điều 136
và các quốc gia này sẽ không tham gia vào một điều ước nào vi phạm nguyên tắc ấy.”
Qua những quy định tiến bộ trong Công ước năm 1982 phục vụ cho sự bình đẳng
phát triển của các quốc gia đã nêu bật được tính công bằng trong luật biển quốc tế từ đó
ta có thể thấy được những khía cạnh của nguyên tắc công bằng được ấn định trong công
ước.
2.1. Nguyên tắc công bằng đối với các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa

Đầu tiên đó là sự thừa nhận những quyền của các quốc gia không có biển hoặc bất
lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như các quốc gia có biển ở phạm vi mà Luật biển
cho phép và nghĩa vụ không làm gì phương hại đến quyền sử dụng biển cả của các quốc
gia khác.
Ở đây đề cập đến khái niệm biển cả thì ta có thể thấy được sự khác biệt giữa biển
cả và các vùng biển khác qua Điều 86 của Công ước 1982 về phạm vi áp dụng của phần
4 /27
VII công ước về biển cả: “Phần này áp dụng cho tất cả những vùng biển không nằm trong
vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm
trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Điều này không hạn chế về bất cứ
phương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng trong vùng đặc
quyền về kinh tế theo Điều 58.” Và trong Điều 3 Luật Biển Việt Nam về giải thích từ ngữ
có quy định “Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển”. Tuy nhiên, trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có
khái niệm “vùng biển quốc tế” mà chỉ có khái niệm “Biển cả” được quy định chi tiết tại

phần VII của Công ước. Do vậy, thuật ngữ “vùng biển quốc tế” (theo Luật biển Việt
Nam) hay “biển cả” (theo Công ước) chỉ là một. Có thể nhận thấy được rằng với việc mở
rộng dần dần khả năng khai thác, nghiên cứu của các nước đối với các vùng biển trên thế
giới thì diện tích và tần suất sử dụng biển cả đã tăng lên đáng kể nên việc chia sẻ phần
biển không thuộc chủ quyền hay quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia này
đã trở nên quan trọng và cần thiết. Và việc đặt ra nguyên tắc sử dụng công bằng nguồn tài
nguyên chung này là tất yếu để tránh tranh chấp gây mất ổn định, hòa bình trên thế giới.
Nhìn chung với việc trao cho những nước có vị trí địa lý kém thuận lợi có quyền
khai thác và sử dụng biển là tiền đề tạo nên tính công bằng của luật biển. Cụ thể ở khía
cạnh này là tại Điều 17 của công ước về quyền đi qua không gây hại có quy định “Với
điều kiện phải chấp hành công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không
có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Ngoài ra còn có các
quy định về những vấn đề mang tính công bằng như: các quốc gia không có biển hoặc bất
lợi về biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt cáp ngầm, khai thác sinh
vật biển … tại vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại thềm lục địa các quốc gia không ven biển
được phép lắp đặt dây cáp ngầm, ống dẫn ngầm, thực hiện nghiên cứu khoa học. Ở những
vấn đề này ta thấy được có sự liên hệ giữa nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế
với nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc này thì được quy định tại Điều 87 Công
ước 1982 về tự do biển cả. Với nội dung rằng biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc
5 /27
gia dù có biển hay không có biển và khi các quốc gia thực hiện quyền tự do này phải tính
đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác cũng như đến các
quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến các hoạt động trong Vùng. Và không cho
phép bất cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển
cả thuộc chủ quyền của mình. Vì biển cả tồn tại khách quan cùng với các vùng biển thuộc
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển và do không thuộc sở
hữu của bất kỳ quốc gia nào nên quy chế pháp lý của biển cả là quy chế tự do, thể hiện
trên hai khía cạnh: Thứ nhất, các quốc gia có quyền và lợi ích giống nhau trong khu vực
biển cả; Thứ hai, không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia có vị trí và hoàn cảnh
địa lý khác nhau khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả. Qua ý nghĩa trên của nguyên

tắc tự do biển cả thấy được vài điểm tương đồng về mặt nội dung của nguyên tắc này với
nguyên tắc công bằng: tự do trên biển là các nước đều được tự do không chịu sự ràng
buộc của chủ thể nào để thực hiện những quyền chính đáng của mình nhưng tự do của
quốc gia này phải tôn trọng tự do của quốc gia khác như vậy tự do ở đây là tự do thực
hiện quyền một cách công bằng giữa các quốc gia. Nhưng cũng cần phải nói thêm là dù
có thể nội dung và tính chất của các quy định của hai nguyên tắc có vẻ tương đồng, giống
nhau ở nhiều điểm và hệ quả pháp lý có thể như nhau nhưng đây vẫn là hai nguyên tắc
tách biệt mang ý nghĩa và mục đích khác nhau. Nguyên tắc tự do biển cả thể hiện sự tự
do trong việc thực hiện các quyền thích đáng của các quốc gia nhưng sự tự do này nằm
trong một phạm vi xác định đó là quyền tự do trên biển quốc tế và vùng đặc quyền kinh
tế, vùng thềm lục địa, vùng nước đặc biệt: eo biển, kênh đào, vùng nước quần đảo, vùng
di sản chung của loài người. Và trên các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia thì các quốc gia khác vẫn có những quyền tự do biển cả nhất định và
những quyền này thường hạn chế. Còn nguyên tắc công bằng vì tính chất công bằng phải
thể hiện trên mọi lĩnh vực liên quan đến biển như phân định biển… thì có phạm vi áp
dụng trên mọi vùng biển.
Đặc biệt thể hiện tính công bằng ở đây đó là một số quyền ưu tiên đối với những
quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý làm cản trở các quyền khai thác, sử
6 /27
dụng thích hợp biển của họ. Thuật ngữ “quốc gia không có biển” được quy định tại Điều
124 Công ước 1982 thì quốc gia không có biển là mọi quốc gia không có bờ biển và thuật
ngữ “quốc gia bất lợi về địa lý” có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở
ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào
việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc
gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho
dân cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng như các quốc gia ven biển không thể có một
vùng đặc quyền kinh tế riêng được quy định tại Điều 70 công ước. Để đảm bảo phần nào
được tính công bằng trong việc sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên biển, bảo tồn
các nguồn lợi sinh vật biển với những quốc gia kể trên thì tại Điều 69 và Điều 70 trong
phần V vùng đặc quyền kinh tế Công ước 1982 có quy định về quyền của các quốc gia

không có biển và quyền của các quốc gia bất lợi về địa lý. Theo đó “Một quốc gia không
có biển có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, khai thác một phần thích hợp số
dư các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển
trong cùng một phân khu vực hoặc khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý
thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng điều này và các Điều 61 và 62.”
Và “Các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, vào
việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong các vùng
đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển ở cùng phân khu vực hay khu vực, có tính
đến các đặc điểm kinh tếvà địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo
đúng điều này và các Điều 61 và 62.” Ở đây cũng đã xem xét đến các yếu tố liên quan
đến tình hình phát triển ở từng quốc gia, chừng mực đánh bắt tránh gây ảnh hưởng đến
quốc gia ven biển và sự hợp tác tự thỏa thuận về khả năng khai thác đánh bắt cũng như
sự thiện chí cùng chia sẻ của những quốc gia ven biển: đó là “Khi khả năng đánh bắt của
một quốc gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn
bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên
sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình thì quốc gia đó và các quốc gia hữu
quan khác hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hoặc khu vực
một cách công bằng cho phép các quốc gia đang phát triển không có biển trong cùng khu
7 /27
vực hay phân khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài
nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển thuộc phân
khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các
bên.” / “Các quốc gia phát triển không có biển (hay bất lợi về địa lý) chỉ có quyền tham
gia khai thác các tài nguyên sinh vật theo điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế
của các quốc gia ven biển phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến
chừng mực mà quốc gia ven biển, khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên
sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến
mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt cũng như những rối
loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành việc đánh bắt trong
vùng.” Và “Các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia không có biển (hay bất

lợi về địa lý) ở cùng phân khu vực hay khu vực đó những quyền ngang nhau, hoặc ưu
tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.”
Ngoài ra để nhấn mạnh hơn tính công bằng giữa các quốc gia có hay không có
biển trong việc thực hiện quyền thì Công ước luật biển 1982 dành hẳn một phần (Phần X)
và 9 điều (từ điều 124 đến điều 132) để quy định về quyền của quốc gia không có biển đi
ra biển và từ biển vào, và tự do quá cảnh. Theo đó các quốc gia không có biển có quyền
đi ra biển và đi từ biển vào để sử dụng các quyền được trù định trong Công ước, kể cả
các quyền liên quan đến tự do trên biển cả và liên quan đến di sản chung của loài người.
Vì mục đích ấy, các quốc gia đó được hưởng tự do quá cảnh qua lãnh thổ của các quốc
gia quá cảnh bằng mọi phương tiện vận chuyển (khoản 1 Điều 125). Việc vận chuyển quá
cảnh không phải nộp thuế quan, thuế hay mọi khoản lệ phí khác, ngoài các khoản thuế trả
cho các dịch vụ đặc biệt liên quan đến việc vận chuyển đó (khoản 1 Điều 127). Trong các
cảng biển, tàu mang cờ của quốc gia không có biển được hưởng sự đối xử bình đẳng như
các tàu nước ngoài khác (Điều 131). Quốc gia quá cảnh là quốc gia có hay không có bờ
biển, ở giữa một quốc gia không có biển và biển, mà việc vận chuyển quá cảnh phải đi
qua quốc gia đó (điểm mục b, khoản 1 Điều 124). Quốc gia quá cảnh có quyền định ra
mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng, các quyền và điều kiện thuận lợi được quy định
8 /27
vì lợi ích của quốc gia không có biển và không hề đụng chạm đến các quyền lợi chính
đáng của quốc gia quá cảnh.
2.2. Chủ quyền đối với biển cả
Như đã nói ở trên thì biển cả là vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về
kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước
quần đảo của một quốc gia quần đảo. Vì biển cả không thuộc bộ phận của bất kỳ một
quốc gia nào nên đòi hỏi đặt ra tính công bằng ở đây đó là biển cả cũng không thuộc chủ
quyền riêng biệt của quốc gia nào. Quy định như vậy nhằm bác bỏ mọi yêu sách về chủ
quyền đặt ra đối với biển cả và nội dung này được quy định tại Điều 89 Công ước 1982
về tính bất hợp pháp của những yêu sách về chủ quyền đối với biển cả: “Không một quốc
gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào chủ
quyền của mình”.

Biển cả không thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào còn được thể hiện ở
Điều 95, 96 Công ước 1982 về quyền miễn trừ của các tàu chiến trên biển cả và quyền
miễn trừ của các tàu thuyền chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất
thương mại: “Các tàu chiến (tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ
dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả) được hưởng
quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu
mang cờ”. Tại mục 2 phần VII về bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của biển cả
có thể hiện quan điểm về chủ quyền đối với biển cả ở việc quy định các quyền và nghĩa
vụ ở phần này được áp dụng với tất cả các quốc gia. Thể hiện ở Điều 116 về quyền đánh
bắt ở biển cả, Điều 117 về nghĩa vụ của các quốc gia có các biện pháp bảo tồn tài nguyên
sinh vật của biển cả đối với các công dân của mình và Điều 118 về sự hợp tác của các
quốc gia trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển và các quyền nghĩa vụ
trên biển cả đều được sử dụng vào mục đích hòa bình theo Điều 88 công ước. Và tính
công bằng còn thể hiện ở Điều 119 về việc bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả: “Các
quốc gia hữu quan chăm lo sao cho những biện pháp bảo tồn và việc áp dụng những biện
9 /27
pháp đó không dẫn đến một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế
đối với bất cứ ngư dân nào, bất kể họ là công dân của quốc gia nào.”
2.3 Vùng (Zone) là di sản chung của loài người
“Vùng” (Zone): là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn
quyền tài phán quốc gia. Thuật ngữ này được quy định trong Điều 1 Công ước 1982. Và
thuật ngữ “tài nguyên” của vùng “là tất cả các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc
khí in situ (ở ngay tại chỗ) trong Vùng, nằm ở đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển này,
kể cả các khối đá kim (nodules polymétalliques)” được quy định tại Điều 133 Công ước
1982. Có thể thấy cũng như biển cả tính công bằng trong luật biển ở đây là Vùng cũng
không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào và Vùng có chế độ pháp lý là di sản
chung của loài người (Điều 136 công ước: “vùng và tài nguyên của nó là di sản chung
của loài người”). Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có
biển, để sử dụng vào mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử, mọi hoạt
động trong vùng được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào

vị trí địa lý của các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển. Nội dung này được
cụ thể hóa tại Điều 137 Công ước 1982 về chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên
của nó:
“1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền
thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không
một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất
cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc
thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động
chiếm đoạt nào được thừa nhận.
2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các
quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng
được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo
10 /27
đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan
quyền lực.
3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy
hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng
phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều
không được thừa nhận.”
Tại quy định này cũng đã chỉ rõ là không một quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ
quyền hay các quyền chủ quyền ở Vùng, kể cả tài nguyên ở đó. Và chỉ có thể được
chuyển nhượng, đòi hỏi, giành lấy, thực hiện quyền đối với khoáng sản đã được khai thác
ở Vùng theo đúng quy định (“các khoáng sản” tức là các tài nguyên đã được khai thác từ
Vùng theo khoản 2 Điều 133 công ước). Chủ thể có quyền đối với Vùng và tài nguyên
trong Vùng chính là toàn thể loài người và Cơ quan quyền lực là người thay mặt cho toàn
thể loài người nắm giữ quyền.
Sự lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh về lợi ích không phụ thuộc vào vị trí địa lý của
các quốc gia và việc cân nhắc đến hoàn cảnh, điều kiện, sự tham gia của các quốc gia
đang phát triển một cách bình đẳng không phân biệt đối xử. Đây là yếu tố công bằng và
là kết quả đấu tranh kiên trì của các nước đang phát triển. Theo luật biển quốc tế trước

đây quy chế pháp lý của đáy biển cũng là quy chế tự do, tương tự như vùng biển quốc tế.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, các nước đang phát triển đã nỗ lực để cộng đồng quốc
tế đi tới quy chế pháp lý này. Các quốc gia đang phát triển cho rằng khai thác đáy biển
sâu sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ và cần được khai thác dưới sự bảo trợ của một tổ chức
của Liên Hợp Quốc như một phần của "di sản chung của loài người", chứ không phải
theo quy chế tự do như vậy vùng biển này sẽ chỉ được khai thác bởi các công ty tư nhân
với công nghệ kỹ thuật tiến bộ (chủ yếu là từ các nước phát triển) hành động vì lợi ích
riêng của họ. Các nước công nghiệp phát triển hoàn toàn không ủng hộ việc có một quy
chế pháp lý như vậy. Đơn giản vì họ có công nghệ để khai thác và vượt trội hơn các nước
đang phát triển. Họ muốn duy trì tự do khai thác ở đáy đại dương. Cho nên trong thập kỷ
80 rất ít nước phát triển phê chuẩn Công ước. Công ước Luật Biển năm 1982 là văn kiện
11 /27
pháp lý quốc tế vô cùng quan trọng. Người ta thường gọi nó là Hiến chương của thế giới
về biển và đại dương. Một văn kiện như vậy mà chỉ có các nước đang phát triển tham gia
thì ý nghĩa sẽ giảm đi nhiều. Trong bối cảnh đó, các nước thấy cần phải xem xét bàn bạc
về quy chế khai thác đáy đại dương để các nước công nghiệp tham gia Công ước. Từ năm
1990 đến 1994 trong khuôn khổ tham khảo không chính thức dưới sự chủ trì của Tổng
Thư ký Liên hợp quốc, các nước đã tiến hành 15 vòng thương lượng tại trụ sở của Liên
hợp quốc về nội dung của phần XI. Kết quả thương lượng đó dẫn đến sự ra đời của Hiệp
định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước. Theo đó, một số điều khoản của
Công ước Luật Biển năm 1982 liên quan quy chế pháp lý của đáy biển quốc tế đã có thay
đổi để đáp ứng yêu cầu của các nước phát triển. Đó cũng là lý do tại sao Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển được ký kết năm 1982 mà mãi tới năm 1995 sau khi ra đời
Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI về Vùng thì Công ước 1982 mới có hiệu lực.
Để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế, Công ước Luật Biển
năm 1982 đã quy định thành lập một tổ chức quốc tế mới là Cơ quan Quyền lực quốc tế
về Đáy Đại dương. Cơ quan này có chức năng thay mặt toàn thể cộng đồng quốc tế quản
lý đáy biển quốc tế như cấp phép thăm dò tài nguyên ở đó, định ra các chính sách thăm
dò khai thác, phân chia thu nhập từ việc khai thác tài nguyên ở đáy biển quốc tế cho cộng
đồng quốc tế v.v… Các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 là thành viên

đương nhiên của Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương. Cơ quan Quyền lực
quốc tế về Đáy Đại dương đóng tại King-xtơn (Gia-mai-ca) (Điều 158 Công ước). Các cơ
quan chính của Cơ quan Quyền lực bao gồm Đại hội đồng với đại diện tất cả các quốc gia
thành viên (tương tự như Đại hội đồng Liên hợp quốc), Hội đồng với 36 thành viên
(nhiệm kỳ 4 năm) và Ban Thư ký do Tổng Thư ký đứng đầu (Điều 158 công ước về các
Cơ quan quyền lực). Hội đồng có vai trò đặc biệt quan trọng nên việc phân chia 36 ghế
trong Hội đồng rất phức tạp. Nhóm A có 4 thành viên được bầu từ những nước tiêu thụ
nhiều các loại hàng hoá được sản xuất từ các loại quặng sẽ được khai thác từ đáy đại
dương. Trong số đó phải có 1 thành viên từ các nước Đông Âu. Nhóm B có 4 thành viên
được bầu từ các nước đầu tư lớn nhất cho việc thăm dò khai thác đáy đại dương. Nhóm C
12 /27
có 4 thành viên được bầu từ những nước xuất khẩu lớn nhất các loại khoáng sản sẽ khai
thác từ đáy đại dương, trong đó có 2 thành viên từ các nước đang phát triển. Nhóm D có
6 thành viên được bầu từ những nước đang phát triển có các quyền lợi đặc biệt (những
nước không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý, các nước đảo nhỏ, các nước nhập khẩu
chủ yếu các loại khoáng sản sẽ được khai thác từ đáy đại dương, các nước sản xuất tiềm
tàng các khoáng sản đó và các nước kém phát triển nhất). 18 thành viên còn lại được bầu
theo nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng giữa các khu vực địa lý với điều kiện là mỗi khu
vực địa lý tối thiểu có 3 thành viên. Những nội dung trên về Hội đồng được quy định cụ
thể tại Điều 161 về cơ cấu, thủ tục và bỏ phiếu tại tiểu mục C về Hội đồng thuộc mục 4
cơ quan quyền lực của phần XI Vùng. Và cũng tại Điều này có quy định về nguyên tắc,
các quyết định của Đại hội đồng, Hội đồng được thông qua bằng nhất trí hoàn toàn. Nếu
không thể đạt được nhất trí thì sẽ bỏ phiếu. Đối với các vấn đề thủ tục, Đại hội đồng
thông qua quyết định bằng đa số thường. Đối với các vấn đề thực chất, Đại hội đồng
thông qua bằng đa số 2/3. Phương thức bỏ phiếu trong Hội đồng cũng tương tự . Tuy
nhiên đi kèm với điều kiện đa số 2/3 là ở trong mỗi nhóm phải có đa số thành viên ủng
hộ. Ngoài ra còn có Uỷ ban Tài chính với 15 thành viên do Đại hội đồng bầu. Công thức
phân bổ ghế của Uỷ ban này cũng phải bảo đảm nguyên tắc công bằng giữa các khu vực
địa lý, trong đó mỗi nhóm khu vực tối thiểu có 1 đại diện. Hội đồng thông qua các quyết
định về các vấn đề thủ tục bằng đa số, còn các vấn đề nội dung bằng nhất trí. Công ước

Luật Biển cũng dự trù lập Xí nghiệp của cơ quan Quyền lực. Do chưa tiến hành các hoạt
động khai thác, nên Hiệp định năm 1994 đã quyết định chưa lập, Chức năng của Xí
nghiệp tạm thời giao cho Ban Thư ký của Cơ quan Quyền lực. Hiện nay, Cơ quan Quyền
lực quốc tế về Đáy Đại dương về cơ bản đã hoàn thành công tác tổ chức và đang xây
dựng các luật lệ liên quan hoạt động ở đáy đại dương, cấp giấp phép cho các nước thăm
dò và chuẩn bị cho việc khai thác. Các tài nguyên khoáng sản trên đất liền còn dồi dào,
nên thế giới đang tập trung khai thác tài nguyên trên đất liền. Ở đáy đại dương, một số
nước có tiềm lực (như Nhật Bản, Anh, Pháp, Nga, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn
Quốc) đã đầu tư và tiến hành thăm dò ở một số lô. Theo quy định thì các nhà đầu tư phải
thăm dò và đệ trình lên Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương 2 lô với diện tích
13 /27
khoảng 150.000km2. Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương giữ lại một lô, còn
một lô cho phép nhà đầu tư thăm dò và khai thác. Theo dự đoán khoảng 15-20 năm nữa
việc khai thác đáy đại dương mới được triển khai.
Các quốc gia đang phát triển đã phải đấu tranh kiên trì để đưa đến cơ chế pháp lý
về Vùng như hiện nay và Liên hợp quốc phải thành lập ra một cơ quan quyền lực quốc tế
về đáy biển với những cơ cấu, thủ tục và bỏ phiếu phức tạp quy định chi tiết, cụ thể liên
quan đến quyền lợi ích của nhiều quốc gia. Sở dĩ có cơ chế phức tạp như vậy cốt yếu
cũng chỉ vì muốn đảm bảo quyền, lợi ích, nghĩa vụ công bằng giữa các quốc gia tranh sự
phân biệt đối xử. Đảm bảo lợi ích của loài người chính là đảm bảo sự công bằng giữa tất
cả các quốc gia và công bằng ở đây không phải là cào bằng mà công bằng có xét đến điều
kiện, hoàn cảnh hợp lý. Cụ thể tại Điều 140 Công ước về lợi ích của loài người có quy
định “1. Các hoạt động trong vùng được tiến hành, như đã được ghi nhận rõ ràng trong
phần này, là vì lợi ích của toàn thểloài người, không phụ thuộc vào vị trí của các quốc
gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và có lưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu
cầu của quốc gia đang phát triển và của các dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ
hay một chế độ tự trị khác được Liên hợp quốc thừa nhận theo đúng Nghị quyết 1514
(XV) và các nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng. 2. Cơ quan quyền lực bảo đảm
việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và
các lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến hành trong Vùng qua một bộ máy thích

hợp theo đúng Điều 160 khoản 2, điểm f, điểm i, đem lại.” Điều 141 Công ước “Vùng để
ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, sử dụng vào những
mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử và không phương hại đến các điều
quy định khác của phần này.” Và Điều 148 Công ước về Sự tham gia của các quốc gia
đang phát triển vào các hoạt động tiến hành trong Vùng: “Việc tham gia của các quốc gia
đang phát triển vào các hoạt động tiến hành trong Vùng được khuyến khích, như đã được
trù định rõ ràng trong phần này, với sự chú ý thích đáng đến các nhu cầu và lợi ích đặc
biệt của các quốc gia này, và nhất là nhu cầu đặc biệt của các quốc gia đang phát triển
không có biển hay ở vào hoàn cảnh địa lý bất lợi, cần vượt qua những trở ngại do vị trí
14 /27
bất lợi của họ gây ra, đặc biệt là vì họ ở xa Vùng và việc họ đến Vùng và rời khỏi Vùng
đều khó khăn.”
2.4. Công bằng trong phân định biển
Nhằm tạo ra sự ổn định và trật tự trong việc sử dụng và quản lý biển theo quy định
của Luật biển quốc tế, tất cả các quốc gia ven biển đều được quyền hoạch định các vùng
biển của mình như nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,… Theo đó biển được phân
chia thành các vùng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng biển quốc tế…
Từ đây đặt ra vấn đề phân chia vùng biển giữa các quốc gia trong trường hợp vùng biển
của quốc gia ven biển lại nằm tiếp liền, đối diện hoặc chồng lấn với vùng biển của các
quốc gia khác việc phân chia vùng biển trong trường hợp này được gọi chung là phân
định biển.
Một cách tổng quát, phân định biển được hiểu là quá trình hoạch định đường ranh
giới phân chia các vùng biển giữa hai hay nhiều quốc gia hữu quan. Vấn đề phân định
biển được đặt ra cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Việc
phân định biển nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới biển phân chia vùng biển
thuộc chủ quyền quốc gia hoặc xác định đường biên giới phân chia vùng biển thuộc
quyền chủ quyền quốc gia. Phân định biển là một vấn đề quan trọng trong luật biển. Vấn
đề này không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi quốc gia có biển trong xác định biên giới lãnh
thổ quốc gia mà còn có vai trò đối với việc xác lập trật tự trên biển. Bên cạnh đó, phân
định biển cũng là một vấn đề có tính nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến chủ quyền và lợi

ích quốc gia. Chính vì vậy, để tránh tình trang xung đột, việc phân định biển phải được
tiến hành một cách công bằng, hợp lý, tôn trọng pháp luật quốc tế và thực tiễn ở các quốc
gia. Pháp luật quốc tế và thực tiễn giữa các quốc gia cho thấy rằng việc phân định biển
thường được tiến hành bằng con đường thoả thuận. Sự thoả thuận giữa các bên liên quan
này cũng chính là yếu tố quyết định phương pháp và thẩm quyền phân định biển. Theo
đó, các bên liên quan có thể thoả thuận lựa chọn hình thức đàm phán để cùng phân định
biển hoặc lựa chọn một bên thứ ba như toà án hoặc trọng tài quốc tế đứng ra phân định
biển. Trong quá trình phân định biển nguyên tắc được áp dụng phổ biến là nguyên tắc
15 /27
công bằng, công bằng trong thỏa thuận là kim chỉ nan cho việc phân định để tránh việc
phân biệt đối xử giữa các nước. Vì thỏa thuận là con đường chính để đi đến kết quả của
việc phân định biển, đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ công bằng giữa các quốc gia. Cụ thể
điểm này được quy định tại Điều 74 và 83 của Công ước năm 1982: “Việc hoạch định
ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế (thềm lục địa) giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền
hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật
quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công
bằng.” Và đặc biệt để việc thỏa thuận có và hiệu quả và mang tính thực tiễn hơn trong
Điều 74 và 83, khoản 3 của Công ước năm 1982 có quy định về dàn xếp tạm thời: “Trong
khi chờ đợi ký kết thoả thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu
biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và
để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thoả thuận dứt khoát trong giai đoạn quá
độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng”.
Để đi đến giải pháp công bằng như đã nói ở trên ta cần hiểu rằng áp dụng công
bằng trong phân định biển ở đây không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo
cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến
hoàn cảnh hữu quan. Nguyên tắc công bằng trong phân định biển đã được đề cập trong
Phán quyết về thềm lục địa biển Bắc ngày 20/02/1969: “Công bằng không có nghĩa nhất
thiết phải bằng nhau” và trong hàng loạt các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
Cũng trong Phán quyết về thềm lục địa biển Bắc năm 1969 Tòa án Công lý quốc tế cũng
đã nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng. Lưu ý rằng phải xem xét để

đảm bảo các quốc gia sẽ áp dụng các phương thức công bằng một cách tự do, không có
giới hạn, từ đó đưa ra một sự cân bằng hợp lý. Nhiều yếu tố phải được xem xét tới trong
quá trình phân định để đưa đến một giải pháp công bằng như: yếu tố địa chất (phụ thuộc
về địa chất của các nước ven bờ), yếu tố địa lý (hình dạng bờ biển), sự thống nhất của các
mỏ, tỷ lệ giữa bề rộng thềm lục địa với chiều dài bờ biển. Quá trình phân định có thể chia
thành các bước sau: Xác định danh nghĩa pháp lý của mỗi bên hữu quan trên vùng biển
xem xét; xác định khu vực thuộc thẩm quyền phân định hay khu vực các danh nghĩa
chồng lấn lên nhau; xác định vùng bờ biển tương ứng nhằm mục đích định rõ các hoàn
16 /27
cảnh hữu quan và để tính toán mức độ tỷ lệ; vạch đường cách đều với danh nghĩa đường
tạm thời; kiểm tra xem kết quả mà đường cách đều mang lại đã được công bằng chưa,
điều chỉnh đường này có tính đến tác động của các hoàn cảnh hữu quan để đạt được một
kết quả công bằng, được hai bên chấp nhận; nếu đường cách đều điều chỉnh không mang
lại kết quả công bằng, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán tìm một phương pháp khác để đảm
bảo có được một kết quả công bằng.
17 /27
3. Ý nghĩa nguyên tắc công bằng
Tạo một cơ chế pháp lý công bằng trong việc thực thi pháp luật luôn là đích đến
của mọi Ngành luật. Nó như là biện pháp đảm bảo để các bên tham gia và liên quan có
thể yên tâm khi các quyền và nghĩa vụ của mình luôn được các bên thừa nhận và tôn
trọng. Một sự công bằng đúng nghĩa cả về mặt pháp lý và thực tế sẽ giúp hạn chế những
tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh giữa các bên. Nguyên tắc Công bằng trong luật biển
cũng không nằm ngoài mục đích đó. Đối với những vùng biển thuộc lãnh thổ quốc tế,
nằm ngoài giới hạn quyền tài phán của các quốc gia, công bằng sẽ tạo điều kiện cho mọi
chủ thể có thể tự do tham gia vào việc quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thuộc
quyền sở hữu của các cộng đồng quốc tế trong khuôn khổ do luật quốc tế quy định. Hơn
nữa, một địa vị pháp lý ngang bằng sẽ tránh được tình trạng lạm quyền, mở rộng thẩm
quyền để nhằm đưa ra các đơn phương yêu sách những vùng biển rộng lớn hơn, trái với
luật quốc tế. Nguyên tắc công bằng đã thừa nhận những quyền của các quốc gia không có
biển hoặc có điều kiện bất lợi về biển và đây chính là nền tảng pháp lý vững chắc để tạo

điều kiện cho các quốc gia có thể được hưởng một vùng biển đúng và công bằng.
Và ý nghĩa hơn hết những lợi ích riêng biệt của mỗi quốc gia thì nguyên tắc công bằng sẽ
tạo nên một môi trường Biển hòa bình và ổn định, bởi với nguyên tắc không đặt Biển cả
dưới chủ quyền riêng biệt của bất kì quốc gia nào, thì dường như mọi hoạt động trong
vùng biển quốc tế sẽ được tiến hành vì mục đích của toàn thể nhân loại, chính vì vậy mà
trách nhiệm pháp lý của tất cả các quốc gia đối với các vấn đề chung diễn ra trên vùng
Biển cả như ô nhiễm môi trường, cướp biển, …sẽ được nâng cao. Theo đó, mỗi quốc gia
sẽ cùng chung tay giải quyết vì lợi ích chung.
Còn đối với những vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán như
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, thì luật Biển quốc tế đặc biệt Công ước của Liên
hợp quốc về Luật biển 1982 đã thể hiện được sự “ cân bằng ” giữa các quyền và quyền tài
phán của các quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác, theo đó thì sự
cân bằng như vậy cũng tạo nên một sự công bằng nhất định giữa các quốc gia với nhau,
18 /27
đặc biệt là tăng cường tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẽ giữa các quốc gia, dân tộc với
nhau.
Hơn nữa, khi lợi ích được dung hòa một cách chính đáng và công bằng thực sự mà
không phải là cào bằng, nhằm đảm bảo cho mọi quốc gia đều được hưởng những lợi ích
phù hợp với sự thỏa thuận mà các quốc gia đã chấp nhận trên tinh thần nhất trí, đồng
thuận dựa trên luật Biển quốc tế sẽ hạn chế được những xung đột, tranh chấp giữa các
quốc gia về quyền lợi đối với tài nguyên to lớn từ Biển.
Và một khi nguyên tắc đã được ghi nhận một cách rõ ràng và có tính thực thi cao
nhờ khả năng ràng buộc lớn của nó, thì sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để cơ quan quyền
lực quốc tế thực hiện quyền tài phán của mình một cách dễ dàng và công bằng hơn trong
việc giải quyết mọi yêu cầu hay tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia – chủ thể quan
trọng và chủ yếu của Luật quốc tế.
Từ đó có thể nhìn nhận một cách tích cực và đúng đắn rằng: Bên cạnh những
nguyên tắc quan trọng khác của Luật Biển quốc tế thì nguyên tắc công bằng là một
nguyên tắc cực kì quan trọng, ý nghĩa, tạo nên một trong những bộ phận hữu cơ của Luật
biển quốc tế qua các thời kì, đặc biệt là trong Công ước luật Biển quốc tế 1982 của Liên

hợp quốc
19 /27
4. Thực tiễn áp dụng.
4.1. Thực tiễn việc áp dụng nguyên tắc công bằng trên thế giới.
Qua những gì mà Công ước Luật Biển 1982 đặt ra dựa trên cơ sở sự thỏa thuận
của các quốc gia cũng như thực tiễn có tính tập quán quốc tế thì không ai có thể phủ nhận
những ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong Luật Biển quốc tế. Nguyên
tắc này phần nào đã đảm bảo được tính công bằng tương đối cho tất cả các quốc gia dù có
biển hay không có biển. Nguyên tắc công bằng cũng đề cao sự thỏa thuận giữa các bên
qua việc tôn trọng các điều ước quốc tế song phương và đa phương thể hiện trong Công
ước luật Biển 1982 và thực tiễn cho thấy đây cũng là cách giải quyết tranh chấp chủ yếu
của các quốc gia.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp thì nguyên tắc này không được đảm bảo đúng
với “ý nghĩa thực sự tốt đẹp” của nó và đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
một số quốc gia. Bởi trong thực tiễn vẫn còn tồn tại thực trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Cụ
thể trong các vấn đề về phân định biển thì đã có nhiều trường hợp các “Quốc gia mạnh”
dùng địa vị của mình để “áp đặt” những “nước yếu” và dẫn đến kết quả của một sự phân
chia công bằng đó là “công bằng lệch hướng”.Và một số điều luật rất khó đi vào thực tế
như Điều 69 và Điều 70 Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển về quyền của
các quốc gia không có Biển và các quốc gia bất lợi về địa lý trong vùng đặc quyền kinh
tế. Theo đó các quốc gia này có quyền tham gia theo một thể thức công bằng vào việc
khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền
kinh tế. Qua thực tiễn ta có thể thấy rằng với nội dung là nhằm tạo một sự công bằng với
các nước trong việc khai thác tài nguyên biển thực sự mang ý nghĩa rất lớn nhưng việc
quy định như vậy thực chất không đem lại được quyền lợi thực tế cho những quốc gia bị
bất lợi. Bởi thực tế thì khó có được một quốc gia nào chấp nhận chia sẻ quyền lợi như tại
điều luật nói trên và “số dư của những tài nguyên sinh vật” là không thể xác định được.
20 /27
4.2. Liên hệ nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế ở Việt Nam
4.2.1 Việt Nam và việc ký hiệp định về phân định biển.

Việt Nam có bảy trong số mười lăm tranh chấp về phân định biển trong vùng
Đông nam á, có các vấn đề phân định thuần tuý dựa trên cơ sở các Điều 74 và 83 của
Công ước năm 1982 (như vơí Thái Lan trong vịnh Thái Lan, với Indonesia, Malaysia), có
các vấn đề phân định liên quan tới danh nghĩa lịch sử (như với Trung Quốc trong vịnh
Bắc Bộ, với Campuchia trong vịnh Thái Lan) và có các vấn đề phân định biển Đông có
liên quan đến tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đa số các tranh chấp
này đều dựa trên sự thỏa thuận giữa các nước với nền tảng là nguyên tắc công bằng.
Ta có thể thấy rõ ràng là nguyên tắc công bằng được áp dụng khi Việt Nam ký kết
một số hiệp định về phân định biên giới biển giữa Việt Nam và các nước hữu quan như:
1- Việt Nam và Campuchia đã tiến hành đàm phán về biên giới trên biển giữa hai
nước, ngày 07/7/1982 đã ký được Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa nước CHXHCN
Việt Nam và nước CHND Campuchia. Hiện nay hai bên đang tiếp tục đàm phán để phân
định biên giới trên biển.
2- Việt Nam và Cộng hoà Indonesia: Đã tiến hành đàm phán từ năm 1978 để phân
định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước. Giữa hai nước có vùng
biển tranh chấp diện tích khoảng hơn 40.000 km2. Đến nay, hai bên đã gần đi đến một
giải pháp cuối cùng và trong thời gian không xa hai bên sẽ ký được Hiệp ước về vấn đề
này.
3- Việt Nam và Cộng hoà Malayxia: Có vùng chồng lấn vùng biển và thềm lục địa
rộng khoảng 2.800 km2. Tháng 6 năm 1992, hai nước đàm phán ở Kuala Lampur và đã
ký “Biên bản thoả thuận giữa Malaysia và CHXHCN Việt Nam về việc thăm dò và khai
thác dầu khí trong vùng lục địa đã được xác định liên quan đến hai nước” trong vịnh Thái
Lan, hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chống lấn, giao cho các công ty dầu lửa của
hai nước ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác. Việc phân
định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau.
21 /27
4- Và đặc biệt giữa Việt Nam và Thái Lan từ năm 1992 đến nay, đã tiến hành
nhiều vòng đàm phán chuyên viên về phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục
điạ giữa hai nước. Đến ngày 09/8/1997, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký Hiệp định
về phân ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan. Hiệp định đã chấm dứt một phần

tư thế kỷ tranh cãi giữa Việt Nam và Thái Lan về giải thích và áp dụng luật biển trong
phân định vùng chồng lấn giữa hai quốc gia. Đây là hiệp định phân định biển đầu tiên đạt
được trong vịnh Thái Lan, là hiệp định phân định biển đầu tiên được ký kết tại khu
vực Đông Nam Á sau khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực,
đồng thời cũng là hiệp định về phân định toàn bộ các vùng biển đầu tiên trong khu vực.
Đối với Việt Nam, đây là Hiệp định phân định biển đầu tiên đạt được với các nước láng
giềng. Và cũng trong hiệp định này quy định đường biên giới trên biển sẽ là ranh giới
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan. Trong trường hợp có
cấu trúc dầu hoặc khí duy nhất hoặc mỏ khoáng sản nằm vắt ngang đường biên giới, hai
quốc gia phải trao đổi thông tin, tìm kiếm thoả thuận để phân chia khai thác và lợi tức
công bằng. Trong hiệp định, Việt Nam và Thái Lan cam kết tiến hành đàm phán với
Malaysia về khu vực yêu sách thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước. Vì giữa Malaysia và
Thái Lan có vùng khai thác chung rộng khoảng 7.250 km2, trong đó có khoảng 875 km2
có liên quan tới Việt Nam.
4.2.2. Nguyên tắc công bằng trong hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000.
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000
giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định
này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.
Việc phân định biên giới vùng Vịnh Bắc Bộ từ cuối thế kỷ 19 đã chiếu theo Công ước
Pháp-Thanh 1887 ký kết giữa Pháp, nhân danh triều đình nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ và nhà
Thanh. Mục đích chính là phân định phần địa giới. Công ước đó đúng ra không ấn định
22 /27
lãnh hải mà chỉ đặt ra đường cơ sở (đường kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris) để
quyết định quyền sở hữu các hải đảo ngoài biển. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam coi
đường cơ sở đó tương đương với đường biên giới lãnh hải. Quan điểm này chính quyền
Bắc Kinh phản bác, không công nhận.
Năm 1974 Việt Nam thúc đẩy việc phân định. Việc điều đình diễn ra trong ba đợt: 1974,
1977-8, 1992-2000; hai đợt đầu gặp bế tắc khi quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh ở tình thế xung

đột, không giải quyết được. Mãi đến sau khi bình thường hóa bang giao (1991) mới có
đồng thuận chung vào năm 1993 để tiến tới Hiệp định. Ngoài việc phân định lãnh
hải và vùng đặc quyền kinh tế, chính quyền Bắc Kinh đòi giải quyết vấn đề ngư dân đánh
cá trong Vịnh. Kết quả là bản đồng thuận ngư nghiệp (tiếng Anh: Fishery Agreement) đặt
ra khu đánh cá chung (Common Fishery Zone) khoảng 30.000 km² trong Vịnh Bắc Bộ.
Sự thỏa thuận này có hiệu lực 12 năm lại thêm 3 năm gia hạn.
So sánh hai bản đồng thuận ngư nghiệp Hoa - Nhật ở biển Hoa Đông và Đồng thuân ngư
nghiệp Việt - Hoa ở Vịnh Bắc Bộ thì khu đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ lớn hơn nhiều.
Tuy Hiệp định được ký từ năm 2000 nhưng mãi đến năm 2004 thì chính phủ Việt Nam
mới công bố những toạ độ chính xác. Vì thế trong dư luận có sự bất bình, không tán
thành hiệp định vì cho rằng chính phủ Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá
nhiều. Xung quanh vấn đề về hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết ngày
25/12/2000, có hai luồng ý kiến. Một luồng ý kiến cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm
2000 là công bằng, trong đó lại có ý kiến cho rằng hiệp định đã vi phạm nguyên tắc công
bằng. Tuy chưa có lời giải chính thức nhưng chúng ta có nhiều cơ sở lý luận cho việc
Việt Nam đã bị thua thiệt trọng hiệp định này.
Thứ nhất, dựa theo 2 chi tiết trong biên bản Công ước Pháp-Thanh 1887:
• Những hòn đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút
kinh độ Đông, có nghĩa là đường thẳng Bắc Nam đi qua đông điểm đảo Trà Cổ
và tạo thành đường biên giới cũng được giao cho Trung Hoa
23 /27
• Các đảo "Go Tho" (đảo Cô Tô) và những đảo khác ở về phía Tây của đường
kinh tuyến này thì giao cho Bắc Kỳ.
Theo bản đồ đính kèm công ước vẽ ranh giới dọc kinh tuyến 105°43’ Paris, tức là kinh
tuyến 108°3’ Greenwich từ cực đông đảo Trà Cổ ra biển và kết thúc cách đảo khoảng 5
hải lý, mới chỉ là phân giới cho một phần rất nhỏ của vịnh Bắc Bộ. Thêm nữa, Luật lãnh
hải của Pháp năm 1888 tuyên bố lãnh hải của Pháp chỉ rộng 3 hải lý trong khi năm 1982
UNCLOS ra đời thì quy định vùng lãnh hải không quá 12 hải lý.
Thứ hai, chuyên viên ngoại quốc cũng ghi nhận việc Việt Nam nhượng bộ, nhất là
trên phương diện hai đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ. Theo đó thì hai hải đảo này

không được coi là có giá trị toàn phần. Bạch Long Vĩ chỉ có giá trị 25% và Cồn Cỏ có giá
trị 50% khi đối chiếu với bờ biển đảo Hải Nam. Nếu hai hải đảo này có giá trị 100% thì
biên giới vùng biển sẽ lệch hẳn về phía đông, có lợi cho Việt Nam nhưng thiệt hại cho
Trung Quốc.
[6]
Về mặt ngư nghiệp thì khu đánh cá chung phần lớn nằm trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam.
[3]
Theo ước tính thì mỗi năm khu đánh cá chung có thể cung cấp
600.000 tấn cá nhưng số lượng cá thu hoạch đã vượt một triệu tấn cá, gây nguy cơ làm
kiệt quệ nguồn cá.
Thứ ba, khi phân tích đường trung tuyến trong vịnh do Quỹ Nghiên cứu Biển
Đông thực hiện lại cho thấy khi vẽ các đường tròn có tâm là 21 điểm phân định thì bên
Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo
Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa
Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo
Hải Nam của Trung Quốc.
Từ ba lập luận trên, ta có thể kết luận rằng quan điểm cho rằng hiệp định phân
định vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng vẫn chưa thuyết phục. Và qua hiệp định trên ta
có thể thấy được rằng trong một vài trường hợp đặc biệt với những hoàn cảnh chính trị
24 /27
đặc thù thì khó có thể thực sự áp dụng nguyên tắc công bằng. Phải chăng nguyên tăc
công bằng còn cần những điều kiện ràng buộc cụ thể hơn để nguyên tắc này không bị lu
mờ bởi sức mạnh kinh tế - chính trị của các nước lớn.
25 /27

×