Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.5 KB, 36 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người là học thuyết
nghiên cứu về con người và xã hội loài người bằng việc chỉ ra những qui
luật tổng quát nhất của quá trình hình thành và phát triển của con người
và xã hội loài người. Thông qua các qui luật, học thuyết đã chỉ ra mặt tích
cực cũng như những điểm còn khiếm khuyết của lý thuyết kinh tế “ Tư
bản chủ nghĩa” và những điểm chưa đầy đủ trong học thuyết kinh tế
chính trị của “ Chủ nghĩa Mác” từ đó chỉ rõ những khuynh hướng tuyệt
đối hoá hai lý thuyết này khi áp dụng vào việc xây dựng một xã hội mà ai
cũng muốn nó tốt đẹp hơn đều gặp những vấn đề bất ổn và giờ đây hầu
hết các nước trên thế giới đều đã có những điều chỉnh dựa cả trên hai lý
thuyết này nhằm tạo ra một xã hội phát triển một cách ổn định hơn. Học
thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người không phải là lý thuyết được
sáng tạo ra để thay đổi thế giới mà nó chỉ hướng đến giúp chúng ta nhìn
nhận lại thế giới loài người một cách đúng đắn hơn khi chúng ta hiểu
được những qui luật vận động hoàn toàn khách quan của nó.
Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người không xây dựng
trên những bài luận - bàn về những hiện tượng, những quá trình, những
cấu trúc của một xã hội - mà nghiên cứu xã hội thông qua xây dựng một
hệ thống những khái niệm, những qui luật chỉ ra những mối liên hệ cơ
bản nhất của con người và xã hội loài người từ đó ta có thể giải thích mọi
hiện tượng, mọi quá trình, mọi cấu trúc của xã hội một cách đơn giản và
thống nhất. Cái “đơn giản và thống nhất” đó chính là mối quan hệ biện
chứng và sự chuyển hoá của Năng lực – Nhu cầu của con người. Đây
chính là điểm hoàn toàn mới mà chưa lý thuyết nào chỉ ra, mối quan hệ
này vừa có tính lôgic lại vừa có tính phi lôgic, nó có thể sinh thặng dư
trong quá trình chuyển hoá, phản ánh đặc trưng cơ bản nhất của con
người với vạn vật xung quanh chúng ta. Cái khác biệt của “Học thuyết
về sự tiến hoá của xã hội loài người” so với lý thuyết về kinh tế - chính
trị của chủ nghĩa Mác là trong chủ nghĩa Mác giá trị hàng hoá sau khi
được sản xuất ra là bất biến ( Giá trị sức lao động kết tinh trong sản phẩm


đó) trong toàn bộ quá trình lưu thông của nó trên thị trường vì vậy nó
không phản ánh được đúng tất cả sự biến đổi phức tạp và muôn hình vạn
trạng trong quá trình chu du của hàng hoá trên thị trường từ đó không chỉ
ra được đúng các qui luật chi phối sự vận động của hàng hoá và trên cơ
sở đó mô hình kinh tế - chính trị ( mô hình XHCN) còn rất nhiều khiếm
khuyết mặc dù ai cũng nhận thấy sự tiến bộ của nó, đó cũng là nguyên
nhân sâu xa của sự sụp đổ của mô hình XHCN ở Liên Xô và các nước
Đông Âu. Còn “Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người”đã xây
dựng một lý thuyết về hàng hoá phổ quát nhất ( mọi vật chất, mọi quan
hệ, mọi lĩnh vực,mọi quan điểm, tư tưởng và cả con người đều có thể trở
thành hàng hoá). Giá trị của hàng hoá luôn biến đổi trong quá trình sản
xuất và lưu thông trên thị trường. Theo kỳ vọng hàng hoá chỉ lưu thông
từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao hơn, trong quá trình lưu
thông thặng dư có thể tiếp tục được tạo ra. Đó chính là điểm khác biệt để
từ đó ta có thể xây dựng một mô hình XHCN mới, vận động theo đúng
các qui luật của hàng hoá mà từ ngàn đời nay nó đã tồn tại.
Tôi xây dựng nên học thuyết và công bố một phần lý thuyết này
không nhằm một tham vọng về kinh tế và chính trị nào, mà tôi chỉ hi
vọng bạn đọc nào đó quan tâm đến lý thuyết này sẽ hiểu và vận dụng
được tốt những qui luật mà tôi đã tìm ra để đạt được hiệu quả tốt hơn
trong những vấn đề thực tế mà mình phải đối mặt, tìm ra những thoả hiệp
mà đôi bên cùng có thể chấp nhận được, xác định được lợi ích của mình
cùng đối tác để quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt hơn cũng như tìm ra
những thời điểm thích hợp để kết thúc mối hợp tác đó. Tôi cũng hi vọng
những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm để hoạch định ra
những chính sách hợp qui luật khách quan nhất, đưa đất nước ta ngày
càng phát triển. Lý thuyết này tôi tái khẳng định những chính sách, chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay tương đối hợp qui luật
song Nhà nước cần xác định đúng đắn hơn “sân chơi” của Nhà nước, của
các doanh nghiệp, và của người dân trong quá trình vận hành xã hội.


NHỮNG PHẦN CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT
A- Đại cương về nhu cầu con người:
Nêu nên những định nghĩa, những tính chất, những qui luâth cơ bản
của quá trình tồn tại và phát triển của nhu cầu con người.
B- Bản chất tồn tại của xã hội loài người:
Khẳng định sự tồn tại hoàn toàn khách quan của xã hội loài người,
những qui luật tồn tại và phát triển của nó, khẳng định tương lai phát
triển của xã hội loài người.
C- Đại cương về kinh tế:
Nêu nên định nghĩa về vật chất xã hội (VCXH), các tính chất, các qui
luật tồn tại, sản xuất, sử dụng, phát triển của VCXH.
Nêu nên định nghĩa về hàng hoá, qui luật biến đổi giá trị và lưu thông
hàng hoá.
Định nghĩa và chỉ ra các qui luật về thị trường và các loại thị trường
hàng hoá thông thường ( thị trường sản xuất và lưu thông hàng tiêu dùng,
thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán,bảo hiểm….)
Định nghĩa và các qui luật vận động của các loại hình doanh nghiệp,
các vấn đề trong kinh doanh như cạnh tranh, quảng cáo, đầu tư, thương
hiệu……Lần đầu tiên khẳng định bản chất của Nhà nước cũng là một
doanh nghiệp độc quyền kinh doanh những nhu cầu chung nhất của xã
hội trong một quốc gia.
D- Lý thuyết về con người:
Lần đầu tiên đã chỉ ra được sự khác biệt giữa con người với tất cả vạn
vật xung quanh dưới góc độ kinh tế đó là con người vừa có thể tạo ra giá
trị thặng dư và lượng thặng dư, còn vạn vật xung quanh chỉ có thể tạo ra
lượng thặng dư trên giá trị thăng dư mà con người đã cài đặt. Khẳng định
không thể có con người nhân tạo bằng máy móc có thể làm kinh tế như
con người.
E- Lý thuyết kinh tế- chính trị - xã hội

Nêu nên lý thuyết tồn tại phát triển và sụp đổ của một chế độ chính trị,
Các qui luật cơ bản về hình thành, phát triển của các mối quan hệ phổ
biến trong một chế độ xã hội nhất định( lý thuyết hình thành, tồn tại,
phát triển và suy vong của các vòng xoáy thặng dư). Chỉ ra tiến trình lịch
sử của quá trình phát triển những mỗi quan hệ hay lịch sử quá trình phát
triển xã hội loài người.
F- Nhà nước
Lý thuyết về Nhà nước khẳng định Nhà nước là doanh nghiệp độc
quyền kinh doanh những nhu cầu chung nhất của xã hội ( là doanh nghiệp
nghĩa là Nhà nước cũng phải luôn tạo ra thặng dư trong những giá trị mà
mình kinh doanh).
Nhà nước từ khi hình thành nó sẽ tồn tại vĩnh viễn theo thời gian.
Nhà nước và phương thức kinh doanh đặc thù- những vấn đề của nó .
G- Lý thuyết về mô hình dân chủ hoàn hảo
Chỉ ra mô hình dân chủ hoàn hảo, các phương cách cơ bản để xử lý
khi hàng hoá luân chuyển trong các vòng xoáy thăng dư quyền lực bị tắc
nghẽn.
H- Kinh tế lượng tử
Nêu định nghĩa về lượng tử kinh tế, chỉ ra đặc tính cơ bản của lượng
tử kinh tế là vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt nói nên tính chất
hết sức phức tạp của tư duy, tình cảm con người và của nền kinh tế. Các
qui luật cơ bản của chúng.
I- Bàn về các vấn đề đang xảy ra tại Việt Nam và trên thế giới
nhìn từ góc độ kinh tế. Các điều chỉnh cần thiết để có được một xã
hội tốt hơn.
A ĐẠI CƯƠNG VỀ NHU CẦU CON NGƯỜI
I, Năng lực- nhu cầu con người tồn tại khách quan
- Khi mới sinh ra con người có những năng lực và nhu cầu rất cơ
bản. Nhu cầu khóc là nhu cầu đầu tiên mà con người khi mới sinh ra ai
cũng có, sau đó là nhu cầu ăn, nhu cầu cần được che trở bảo vệ, được ôm

ấp vuốt ve. Đi cùng với những nhu cầu nói trên là năng lực tương ứng.
- Muốn thoả mãn một nhu cầu nào đó con người cần phải chuyển
một năng lực tương ứng nhất định để thoả mãn.
II, Năng lực –nhu cầu con người
Định nghĩa:
Năng lực của con người là tất cả những giá trị mà con người có thể
chuyển hoá thoả món nhu cầu.
Có ba loại năng lực cơ bản:
- Năng lực nội sinh bao gồm năng lực bẩm sinh và năng lực nhận
thức- thực chất đó là các quá trình sinh học tồn tại trong cơ thể con người
làm tiền đề cho quá trình chuyển hoá.
- Năng lực sở hữu: là tất cả những phương tiện giúp cho con người
trong quá trình chuyển hoá, những phương tiện này người sở hữu toàn
quyền quyết định việc sử dụng.
- Năng lực tác động: Là các kích thích từ bên ngoài vào tri giác, nhận
thức của con người. Năng lực này giúp con người thích nghi với môi
trường sống kể cả tự nhiên và xã hội. Nó kìm hãm hay thúc đẩy việc
chuyển hoá một nhu cầu nào đó hoặc kìm hãm một nhu cầu này nhưng lại
thúc đẩy một nhu cầu khác. Năng lực tác động chỉ có ý nghĩa thời điểm.
Nó có thể chuyển vào năng lực nội sinh và năng lực sở hữu hay không
tuỳ thuộc nó tác động có làm nảy sinh thặng dư trong quá trình chuyển
hoá hay không.
- Tương ứng với ba năng lực trên ta cũng có ba loại nhu cầu là
nhu cầu nội sinh, nhu cầu sở hữu, nhu cầu tác động. Một năng lực tác
động nó có thể làm chuyển hoá một nhu cầu nào đó( Năng lực tác
động + năng lực nội sinh= Năng lực chuyển hoá nhu cầu) trường hợp
này năng lực tác động có trình độ ngang bằng hoặc thấp hơn so với
năng lực nội sinh. Một năng lực tác động sẽ là nhu cầu tác động khi
năng lực tác động có bậc cao hơn năng lực nội sinh trong cá nhân đó.
Khi đó năng lực tác động là đối tượng của quá trình nhận thức.

- Ví dụ : Nếu một người đã biết mở ti vi để xem thì khi muốn điều
khiển người sử dụng phải cầm cái điều khiển để thoả món nhu cầu muốn
xem. Khi đó cái điều khiển có trình độ ngang bằng với năng lực nội sinh
của người sử dụng, cái điều khiển là năng lực tác động trong quá trình
con người muốn thoả mãn nhu cầu . Nếu người sử dụng chưa biết cách
mở ti vi để xem thì muốn mở được họ trước hết phải tìm hiểu xem cách
mở như thế nào khi đó cái điều khiển ti vi là cái họ muốn biết trước tiên
do đó cái điều khiển ti vi sẽ là nhu cầu tác động của nhu cầu muốn được
xem ti vi. Trong trường hợp này cái điều khiển đã có trình độ cao hơn
năng lực nội sinh trong con người đó.
III Điều kiện chuyển hoá năng lực thoả mãn nhu cầu
Điều kiện cần và đủ xảy ra quá trình chuyển hoá năng lực thoả mãn
nhu cầu có 2 điều kiện cơ bản sau:
- Do quá trình chuyển hoá sinh hoá trong cơ thể; năng lực nội sinh và
năng lực sở hữu đủ để chuyển hoá một nhu cầu nào đó( nhu cầu đáp ứng
cái tự nhiên và quá trình nhận thức của con người). Đây là quá trình
chuyển hoá tự nhiên.
- Do năng lực tác động gia tăng cùng năng lực nội sinh và năng lực sở
hữu có thể đủ năng lực chuyển hoá thoả mãn nhu cầu nào đó hoặc năng
lực tác động bội phát làm nảy sinh nhu cầu. Trong trường hợp năng lực
tác động bội phát với giá trị lớn thì năng lực chuyển hoá thoả mãn nhu
cầu là quá trình chuyển hoá bắt buộc.
=> Tóm lại khi năng lực hiện có và nhu cầu có sự chênh lệch nhất định và
năng lực đủ lớn để có thể chuyển hoá thoả mãn nhu cầu .
IV CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ NHU CẦU
a,Định nghĩa:
Nhu cầu là cái đích của mọi hoạt động con người. Nó được
chuyển hoá từ năng lực của con người thông qua hoạt động( hoạt
động chân tay, hoạt động trí óc).
Ta có thể ví nhu cầu con người giống như đường chân trời. Trong

mỗi thời điểm luôn xác định được song nó lại liên tục thay đổi trong quá
trình hoạt động của con người, làm động lực, làm mục đích cho mọi hoạt
động, nói cách khác nhu cầu con người không có điểm dừng song tại mỗi
thời điểm họ đều xác định được giới hạn của nó.
b, định nghĩa các loại nhu cầu
1, nhu cầu cơ bản, nhu cầu phương tiện
Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu gốc của con người đó là nhu cầu ăn, ở,
mặc,bảo vệ, xuất xứ, giao lưu, bảo tồn nòi giống, đi lại…. Những nhu cầu
không là cơ bản làm phương tiện để thoả mãn những nhu cầu cơ bản gọi
là nhu cầu phương tiện.
2, nhu cầu vô hình và nhu cầu hữu hình
- Nhu cầu hữu hình là nhu cầu của con người thoả mãn cái tự nhiên
và được con người nhận biết bằng tri giác.
Ví dụ: đồ ăn, thức uống, áo mặc, phương tiện sử dụng hàng ngày, nó có
hình khối, có tính chất tự nhiên.
- Nhu cầu vô hình là nhu cầu của con người được con người phản
ánh trong nhận thức của chính mình.
Ví dụ: Nhận thức về cái đẹp, cái hay, cái ngon, cái tốt, cái xấu…
- Một vật thể nhất định nó có thể vừa có nhu cầu hữu hình vừa có
nhu cầu vô hình.
Ví dụ: Cái áo trước hết để giữ ấm cơ thể( thoả mãn nhu cầu hữu hình),
mặt khác cái áo còn có màu sắc phù hợp với nhu cầu của người
mặc( Thoả mãn nhu cầu vô hình).
3, Nhu cầu hợp pháp và nhu cầu bất hợp pháp
- Nhu cầu hợp pháp là nhu cầu được pháp luật thừa nhận.
- Nhu cầu bất hợp pháp là nhu cầu không được pháp luật thừa
nhận.
- Nếu coi nhu cầu con người như một trục số. Nhu cầu hợp pháp
chạy về phía dương của trục thì pháp luật nhà nước luôn phải xác định rõ
cận dưới và không giới hạn cận trên. Trong quá trình phát triển xã hội, xã

hội càng tiến bộ thì cận dưới càng nhỏ dần, hay nói cách khác xã hội phát
triển tiến bộ thì nhu cầu mỗi người và nhu cầu chung của xã hội phải
được mở rộng và nâng cao.
4, Nhu cầu tiêu cực và nhu cầu tích cực
- Nhu cầu tiêu cực là nhu cầu làm huỷ hoại những nhu cầu khác
của chính mình, của người khác hoặc của xã hội.
- Nhu cầu tích cực là nhu cầu có thể chuyển thành nhu cầu của
cộng đồng xã hội.
Nói cách khác :
- Nhu cầu tiêu cực là nhu cầu mà ý thức xã hội không cho phép.
- Nhu cầu tích cực là nhu cầu mà ý thức xã hội khuyến khích.
Ví dụ: Nhu cầu dung ma tuý là nhu cầu tiêu tực vì nó huỷ hoại ngay quá
trình tồn tại của bản thân và không kiểm soát được bản thân. Nhu cầu tạo
ra những của cải vật chất cho xã hội có lợi cho công đồng là nhu cầu tích
cực.
5, Nhu cầu khả thi và nhu cầu bất khả thi
- Nhu cầu khả thi là nhu cầu phù hợp với trình độ phát triển của
chính mình và của xã hội.
- Nhu cầu bát khả thi là nhu cầu không phù hợp với trình độ phát
triển của chính mình và của xã hội.
Ví dụ : Thế kỷ 18 con người có nhu cầu được bay lên là bất khả thi nhưng
thế kỷ 20 thì nhu cầu bay lại là khả thi.
6, nhu cầu chủ đạo và nhu cầu thứ yếu
- Nhu cầu chủ đạo là nhu cầu cần thiết trong một thời điểm nhất
định với mỗi cá nhân và một giai đoạn lịch sử với một xã hội nào đó đang
trong quá trình phát triển( Với mỗi cá nhân thì có thể chỉ có một nhu cầu
còn với một xã hội là cả một họ những nhu cầu nhất định)
- Các nhu cầu không là chủ đạo được gọi là nhu cầu thứ yếu.
7, Nhu cầu âm tính, nhu cầu dương tính
- nhu cầu âm tính, nhu cầu dương tính là nhu cầu được xuất hiện

trong quá trình chuyển hoá năng lực thành nhu cầu .
+Nếu quá trình chuyển hoá thành công xuất hiện nhu cầu dương tính.
+ Nếu quá trình chuyển hoá không thành công xuất hiện nhu cầu âm
tính, hoặc quá trình chuyển hoá có năng lực tác động không sinh TD với
tần suất lớn cũng xuất hiện nhu cầu âm tính.
- Nhu cầu âm tính, nhu cầu dương tính 2 thành tố tạo nên nhân cách
con người, kiểm soát quá trình lạm phát nhu cầu con người.
- Đặc tính của nhu cầu âm tính và nhu cầu dương tính:
+ Nhu cầu âm tính tích tụ tới giới hạn nhất định nó tạo động lực phá
vỡ phương tiện, những nhu cầu tác động đã làm nhu cầu không được thoả
mãn hoặc nảy sinh nhu cầu mới chống lại sự tác động đó. Người ta vẫn có
câu nói “Con giun xéo mãi cũng quằn”, “ Tức nước vỡ bờ”.
+ Nhu cầu dương tính tích tụ đủ lớn sẽ làm nảy sinh nhu cầu mới,
phương tiện mới tạo năng lực mới nhảy vọt về chất.
V HAI TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NĂNG LỰC - NHU CẦU
CON NGƯỜI
- Tính chất 1:
Năng lực-Nhu cầu con người liên tục tăng: trong đó các nhu cầu cơ
bản tăng không ngừng, các nhu cầu phương tiện tăng tới giới hạn làm nảy
sinh phương tiện mới. Phản ánh quá trình nhu cầu con người tăng thể
hiện trong xu hướng con người đi tìm thặng dư.
- Tính chất 2:
Năng lực- Nhu cầu con người liên tục dao động, mỗi năng lực – nhu
cầu con người dao động theo những tần số khác nhau. Trong mỗi con
người liên tục có sự giao thoa của nhiều tần số của các nhu cầu khác
nhau. Tương tự trong xã hội quá trình này cũng xảy ra nhưng chúng còn
phải được xác định trên lý thuyết xác suất.
VI CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA NHU CẦU CON NGƯỜI
1, Qui luật về sự phụ thuộc vào các qui luật tự nhiên
- Con người là một thực thể tự nhiên do đó mọi qui luật tự nhiên

đều có tác động đến nhu cầu con người cụ thể:
+ Nhu cầu con người phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng và phát
triển của bản thân.
+ Nhu cầu con người phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên.
2, Qui luật về sự phụ thuộc vào cỏc qui luật xã hội của xã hội
loài người
- Con người ngoài cái thực thể tự nhiên còn là thành viên của cộng
đồng xã hội, do đó các qui luật xã hội đều có tác động đến mỗi thành viên
cụ thể:
+ Nhu cầu con người phụ thuộc vào trình độ phát triển của bản
thân và của xã hội.
+ Nhu cầu con người phụ thuộc vào ý thức xã hội( Những quan niệm,
cách ứng xử, các qui tắc đạo đức xã hội…).
 Một người có năng lực càng cao thì nhu cầu càng cao.
 Nhu cầu mỗi cá nhân tăng khi năng lực xã hội tăng ( Trình độ phát
triển của xã hội).
 Nhu cầu phụ thuộc vào nền văn hoá, phong tục, tập quán, vào quan
niệm, hệ tư tưởng của chính bản thân và toàn xã hội. Dân gian có
câu” ở bầu thì dài, ở bí thì tròn”, “Nhập gia tuỳ tục”.
3, Qui luật xác định thứ tự ưu tiên trong quá trình thoả mãn nhu
cầu
Trong quá trình thoả mãn nhu cầu con người luôn có xu hướng
thoả mãn cái tự nhiên trước, cái xã hội sau( Nếu một con người đang khát
nước việc uống nước trước hết thoả mãn cơn khát sau đó mới thưởng
thức xem nước uống loại gì, thơm ngon như thế nào) “ Cú thực mới vực
được đạo” hiểu theo nghĩa đen.
VII CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHU
CẦU CON NGƯỜI
1, qui luật năng lực chuyển hoá thỏa mãn nhu cầu
a, Qui luật thặng dư trong quá trình chuyển hoá

Để thoả mãn nhu cầu , con người phải chuyển hoá những năng lực
mà mình có. Trong quá trình chuyển hoá thặng dư (TD) có thể được tạo
ra. Nhu cầu được thoả mãn (TD

0) tạo ra năng lực mới không thấp hơn
năng lực đã tham gia chuyển hoá . Cứ như thế chu trình mới lại bắt đầu,
như vậy con người trong quá trình phát triển nhu cầu luôn có xu hướng
lạm phát. Nếu quá trình chuyển hoá không thành công(TD<0), nhu cầu
âm tính được tạo ra trước hết đánh giá lại năng lực để xác định nhu cầu
mới phù hợp, nếu quá trình trên tiếp tục diễn ra nhu cầu âm tính tích tụ
đến giới hạn nhất định sẽ phá vỡ phương tiện, những năng lực tác động
đã cản trở nó. Nếu quá trình chuyển hoá mà không sinh TD thì không nảy
sinh nhu cầu dương tính khi quá trình chuyển hoá có tần số thấp, sẽ nảy
sinh nhu cầu âm tính khi quá trình chuyển hoá có tần số cao (quá trình
này chỉ xảy ra khi có năng lực tác động).
b, Đối lập với qui luật thăng dư là qui luật suy biến của năng lực
Nếu năng lực của con người không được chuyển hoá nó sẽ bị suy biến
theo thời gian thể hiện rất rõ trong năng lực nhận thức của con người đó
là qui luật quên. Song trong các nhu cầu cơ bản của con người, năng lực
được chuyển hoá thành nhu cầu đó suy giảm tới mức độ nhất định tạo ra
mức chênh lệch đủ lớn thì quá trình chuyển hoá lại tiếp tục. Điều này trả
li cho cõu hi ti sao sut ngy ta n cm li khụng chỏn nhng n cỏc
thc n khỏc khụng cung cp nng lng ch yu nh cm thỡ sau vi
ba ta ó thy chỏn dự ú l nhng th rt ngon khi mi n.
Qui lut liờn quan gia chỳng:
Nu qui lut thng d trờn mt nhu cu no ú gia tng cú ngha l
quỏ trỡnh chuyn hoỏ din ra mnh m thỡ s suy bin trờn nhng nng
lc khụng c chuyn hoỏ cng din ra tng ng th hin tớnh ti u
ca quỏ trỡnh nhn v truyn thụng tin ca con ngi.
2, Qui luật quan hệ giữa nhu cầu cơ bản và nhu cầu phơng

tiện.
Trong quá trình phát triển của xã hội nhu cầu cơ bản liên tục tăng,
những nhu cầu giữ vai trò làm phơng tiện để thoả mãn nhu cầu c bn
hay nhu cu gc gi l nhu cu phng tin. Nhu cu gc v nhu cu
phng tin trong quỏ trỡnh phỏt trin cú th i ch cho nhau tu thuc
vo thi im, khụng gian v thi gian. Song khi nhu cu b suy thoỏi ti
mc nht nh thỡ nhu cu gc ch l cỏc nhu cu rt c bn nh n, mc,
, xut s, bo tn nũi ging, an ton tớnh mng. Nhng nhu cu phng
tin s b suy gim hoc bin mt khi con ngi to ra phng tin mi
cú kh nng to ra thng d cao hn. ( Th hin vic khi con ngi to
ra ụ tụ thỡ xe nga ó dn bin mt vi mc ớch l giao thụng thun tuý.
Hay con ngi phỏ nh lm li khi kinh t ln, mc dự nh c vn
tt song khụng phự hp vi nhu cu mi).
3- Qui lut v kim soỏt quỏ trỡnh phỏt trin ca nhu cu
Trong quỏ trỡnh chuyn hoỏ nhu cu õm tớnh, nhu cu dng tớnh
c to ra nhm mc ớch kim soỏt s lm phỏt ca nhu cu con ngi
khụng vt quỏ gii hn nng lc ca h v ca xó hi cho phộp. Nu
quỏ trỡnh chuyn hoỏ ch sinh ra nhu cu dng tớnh thỡ nhu cu ú khụng
ngng tng nhng lm ngng tr cỏc nhu cu khỏc khụng ch o vỡ vy
gõy mt cõn bng trong mt chnh th cỏc nhu cu ca con ngi lm con
ngi phỏt trin lch lc hoc nh hng n s tn ti ca con ngi khi
cỏc nhu cu ti cn thit khụng c ỏp ng. Nu quỏ trỡnh chuyn hoỏ
ch sinh ra nhu cu õm tớnh thỡ sau hu hn ln chuyn hoỏ s ny sinh
nhu cu phỏ v nhng tỏc ng cn tr hoc s dp tt nhu cu cn
chuyn hoỏ.
T qui lut ta cú nhn xột:
Thụng thng nhu cu con ngi luụn tng n nh, nú ph thuc
vo chớnh nng lc bn thõn v trờn nn nhu cu ca xó hi.
Sau mi ln chuyn hoỏ nng lc tho món nhu cu nú u phn
ỏnh trong trớ nóo ca con ngi ú chớnh l ci ngun ca nhn thc. Mt

khỏc nhu cu ca con ngi cũn ph thuc vo cỏc qui lut t nhiờn. Do
vy khi mi sinh ra u tiờn con ngi ch ũi hi tho món nhu cu hu
hỡnh (n) t ú con ngi bt u nhn thc v th gii xung quanh v xó
hội loài người, nên nhu cầu vô hình liên tục tăng trong quá trình phát
triển.
Tỉ số : Nhu cầu vô hình / nhu cầu hữu hình => tăng
Tuy nhiên khi tuổi quá già lượng nơ ron thần kinh tiêu hao tới mức
nhất định con người mất khả năng nhận thức về thế giới xung quanh thì :
Tỉ số : Nhu cầu vô hình / nhu cầu hữu hình đột ngột giảm.
Do đó trong dân gian có câu “ Một già một trẻ bằng nhau »
Nhưng trong xã hội loài người là sự kế tiếp liên tục của các thế hệ
thì
Tỉ số : Nhu cầu vô hình / nhu cầu hữu hình => liên tục tăng
Hay nói cách khác nhận thức của cả loài người tăng liên tục.
4- Qui luật di chuyển của nhu cầu
Trong quá trình phát triển của nhu cầu. Nhu cầu luôn có xu hướng
dịch chuyển từ nơi có nhu cầu thấp tới nơi có nhu cầu cao hơn. Điều
này minh chứng cho quá trình đô thị hoá hiện nay. Con người ngày càng
có xu hướng sống tập trung tại các đô thị sầm uất.
5- Qui luật giao thoa, cộng hưởng của nhu cầu
Con người tồn tại tuân thủ theo các qui luật tự nhiên, mà tự nhiên
luôn vận động theo các chu kỳ xác định. Trong mỗi con người cũng có
đồng hồ sinh học riêng của mình. Do vậy nhu cầu của con người cũng
vận động và phát triển theo chu kỳ. Trong mỗi con người không chỉ tồn
tại chỉ một nhu cầu mà mỗi nhu cầu lại có những chu kỳ khác nhau. Khi
đó xảy ra hiện tượng giao thoa., cộng hưởng của những nhu cầu con
người . Khi sự giao thoa dẫn đến sự tăng đột ngột của nhu cầu khi đó ta
nói nhu cầu có sự cộng hưởng. Điều này xảy ra khi các nhu cầu có sự
trùng pha dao động thể hiện trong quá trình sáng tạo của con người hoặc
nhu cầu tăng vào những dịp lễ tết trong xã hội . Khi sự giao thoa dẫn đến

sự suy biến của nhu cầu thì ta nói đó là sự nhiễu hoặc tán xạ của nhu cầu
khi các nhu cầu có pha giao động ngược nhau, triệt tiêu lẫn nhau thể hiện
khi những nhu cầu xung đột đấu tranh không khoan nhượng với nhau.
6- Nguyên lý kiểm soát thặng dư trong một chu trình chuyển hoá
Qua sơ đồ trên ta nhận thấy :
Năng lực
Nhu cầu âm tính,
nhu cầu dương tính
Nhu cầu
cần thoả mãn
+ Nếu quá trình chuyển hoá năng lực -> nhu cầu thành công thì
nhu cầu dương tính có thể xuất hiện nó sẽ kiểm soát và đánh giá TD đã
đạt được và tiếp tục chuyển TD vào năng lực tạo nên năng lực mới cao
hơn.
+ Nếu quá trình chuyển hóa năng lực -> nhu cầu không thành công
thì nhu cầu âm tính xuất hiện nó sẽ kiểm soát, đánh giá lại chính năng lực
đã chuyển hoá thành nhu cầu giúp xác định nhu cầu mới phù hợp hơn với
năng lực hiện có.
+ Nếu có bội phát năng lực tác động với giá trị lớn thì nó có khả
năng phủ định những nhu cầu âm tính, dương tính có trước đó làm cho
con người mất khả năng kiểm soát TD được tạo ra trong quá trình trước
đó. Nếu năng lực đó được chuyển hoá thành nhu cầu thì nó tạo ra nhu cầu
dương tình mới có thể phủ định những giá trị của những nhu cầu âm tính,
dương tính đã có. Nếu quá trình chuyển hoá không thành công nó sẽ tạo
ra nhu cầu âm tính cùng giá trị với những nhu cầu âm tính, dương tính có
trước đó, càng củng cố hơn nữa khả năng kiểm soát nhu cầu trước đó của
con người . Khi đó chỉ có những năng lực tác động có giá trị cao hơn mới
có thể làm cho con người mất khả năng kiểm soát.
Qua nguyên lý trên ta thấy TD luôn luôn được kiểm soát và đánh
giá nếu không thường xuyên có các tác nhân có giá trị cao hơn hoặc

ngang bằng tác động.
VIII NGUYÊN LÝ ĐẢO PHA
Trong quá trình chuyển hoá năng lực thoả mãn nhu cầu, nhu cầu
âm tính, dương tính xuất hiện xen kẽ nhau thì quá trình lạm phát của 2
nhu cầu này sẽ tăng rất nhanh theo nguyên lý :
Năng lực -> nhu cầu + TD + Nhu cầu âm tính hoặc dương tính.
Nghĩa là :
+ Nếu tại thời điểm thoả mãn nhu cầu nếu sự chuyển hoá thành
công thì giá trị đạt được là nhu cầu cần thoả mãn, TD, nhu cầu dương tính
trong đó nhu cầu dương tính là tổng của nhu cầu dương tính hoặc nhu cầu
âm tính đã được đảo pha xuất hiện trong quá trình chuyến hoá trước +
nhu cầu dương tính hay TD
+
xuất hiện trong quá trình chuyển hoá này.
+ Nếu quá trình chuyển hoá không thành công thì giá trị được chỉ
là nhu cầu âm tính trong đó nhu cầu âm tính là tổng của nhu cầu âm tính
hoặc nhu cầu dương tính đã được đảo pha trong quá trình chuyển hoá
trước + nhu cầu âm tính xuất hiện trong quá trình chuyển hoá này, năng
lực tiêu hao tạo ra TD<0.
Muốn có quá trình đảo pha thì phải có năng lực tác động chính nó
điều khiển quá trình chuyển hóa hoặc xảy ra hiện tượng giao thoa cộng
hưởng trong nhu cầu nhận thức khi đó quá trình chuyển hoá xảy ra liên
tục. Sự đảo pha do hiện tượng giao thoa cộng hưởng là quá trình con
người tìm ra cái mới song chưa tìm được sự liên hệ chặt chẽ với những
giá trị cũ đã ăn sâu vào trong nhận thức, tạo cho con người sự nghi ngờ
với những giá trị mà mình vừa tìm ra. đây chính là quá trình sáng tạo của
con người.
Năng lực nội sinh và năng lực sở hữu thường có tính ổn định cao
do đó nhu cầu được nó chuyển hoá cũng tương đối ổn định không có tốc
độ cao.

Khi nhu cầu âm tính, dương tính lạm phát tốc độ cao, giá trị lớn thì
con người rơi vào trạng thái đặc biệt ta gọi là cảm xúc của con người, quá
trình này thường xuất hiện khi có hiện tượng đảo pha liên tục hoặc một
nhu cầu nào đó lạm phát liên tục.
Điều này giải thích tại sao khi xem một trận đấu bóng đá cần phân
rõ thắng thua nếu các đội cứ rượt đuổi tỉ số đến phút cuối cùng thì người
xem cảm thấy hồi hộp đến ngạt thở, sung sướng đến tột độ khi đội mình
cổ vũ giành phần thắng, còn thất vọng vô cùng nếu đội mình cổ vũ bị
thua. Còn nếu ngay từ đầu đã nhận thấy đội nào thua đội nào thắng thì
người xem cảm thấy sự vui mừng hay thất vọng đều bình thường không
có cảm giác trên.
Khi xem những bộ phim mà có hoàn cảnh của nhân vật giống với
hoàn cảnh của mình đã trải qua hay đã được nhận thức, người xem sẽ
cảm thấy vô cùng xúc động nếu nó gợi lại những nhu cầu âm tính trong
quá khứ, hay trong nhận thức vì đó là quá trình đảo pha liên tục giữa nhu
cầu âm tính, dương tính( quá trình so sánh nhân vật trong phim hay mình
trong quá khứ với con người thực tại). Người xem cũng tỏ ra thù ghét
chính bản thân mình nếu có quá trình ngược lại.
IX Những khái niệm liên quan
1- Lượng - chất
a, Định nghĩa :
Lượng là mức tăng, giảm trong một giới hạn nhất định. Khi có sự
tăng, giảm nhảy vọt của lượng ta nói đã có sự biến đổi về chất. Nói cách
khác chất đánh dấu lượng chuyển giới hạn.
b, Qui luật
Lượng và chất là 2 mặt đối lập trong một sự vật hiện tượng, chúng
có khả năng chuyển hoá lẫn nhau.
- Khi lượng tích đủ lớn sẽ làm chất biến đổi. Khi chất mới được
hình thành làm tăng lượng cũ và nảy sinh lượng mới. Nếu các sự vật hiện
tượng là các phương tiện của cuộc sống thì khi lượng mới tích đủ lớn nó

sẽ làm giảm lượng cũ. Chất mới lại được hình thành, chu trình lại tiếp tục.
- Lượng và chất cũng tuân theo qui luật thặng dư. Chúng tạo thành
vòng xoáy thặng dư.
Ví dụ : Khám phá của con người về thế giới là sự biến đổi về chất
trong nhận thức ( Giá trị VCXH tăng nhảy vọt). Khám phá này được các
nhà khoa học ứng dụng chuyển vào thiết kế phát minh ra các phương tiện
của cuộc sống. Xét về mặt tri thức loài người đó là quá trình tăng về
lượng nhưng xét về mặt phương tiện của cuộc sống đó là quá trình tăngvề
chất tạo ra các phương tiện phục vụ nhu cầu của con người tốt hơn.
Những nhà kinh tế thuần tuý đưa vào sản xuất hàng loạt đó là quá trình
tăng về lượng phương tiện, nhưng phương tiện đó phục vụ cuộc sống con
người thì lại là quá trình tăng về chất của cuộc sống con người. Khi cuộc
sống tăng tới mức tới nhất định nhận thức con người lại tạo ra chất mới
tốt hơn. Vòng xoáy thăng dư lại tiếp tục.
2- Thặng dư
a, Định nghĩa :
Thặng dư là phần dôi ra trong quá trình chuyển hoá năng lực thoả mãn
nhu cầu của con người. Khi xét thặng dư chúng ta xét chúng dưới hai yếu
tố sau :
- Lượng thăng dư là mức tăng TD trong một giới hạn nhất định.
- Giá trị thặng dư (GTTD) là sự đánh dấu thặng dư tăng nhảy vọt
hay TD biến đổi về chất.
b, Qui luật
* Qui luật phản ánh quan hệ biện chứng giữa lượng TD và chất
của TD hay GTTD .
Nếu con người, xã hội thu lượng TD của GTTD mình đã tạo ra
mà không giảm theo thời gian thì con người, xã hội đó có xu hướng
không tăng GTTD. Khi lượng TD thu được không tăng con người tiếp
tục tăng GTTD.
Để quá trình TD được liên tục, tránh khủng hoảng các nước đã soạn

thoả ra bộ luật chống độc quyền trong các nhu cầu không chung nhất. Còn
các nhu cầu chung nhất được Nhà nước kinh doanh độc quyền với hội
đồng quản trị là Quốc hội, Ban giám đốc là Chính phủ, Cơ quan kiểm
định là bộ Tư pháp hoạt động độc lập với nhau, ba cơ quan này được lập
thông qua quá trình bầu cử.
• Qui luật sử dụng thăng dư
thặng dư được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau :
+ Tăng lượng TD cho quá trình sau bằng cách tăng lượng năng lực
( trong kinh doanh thông thường là quá trình tăng vốn).
+ Tiếp tục tăng GTTD ( trong sản xuất thông thường chi cho
nghiên cứu, tăng chất lượng sản phẩm).
+ Nảy sinh GTTD mới ( nảy sinh nhu cầu mới hay tạo sản phẩm
mới).
• Qui luật tạo ra lượng TD và GTTD.
+ Lượng TD được tạo ra một cách tất nhiên, nó là sản phẩm được con
người ý thức khi họ nhận thấy được GTTD mà mình tạo ra ( con người
nhận thức được qui luật vận hành của GTTD đó).
+ GTTD được tạo ra một cách ngẫu nhiên trên nền năng lực hiện có,
do đó chính cá nhân tạo ra GTTD đó cũng không ý thức được GTTD
trước khi nó được tạo ra.

×