Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

báo cáo thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch hương sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.86 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, là một trong những
ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa còn là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của
nhiều ngành kinh tế khác. Không những thế du lịch còn được nhiều quốc gia trên thế
giới coi là ngành kinh tế mòi nhọn của quốc gia mình. Như vậy, du lịch chính là
phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa, là cầu nối với thế giới bên
ngoài, tiến bộ xã hội, tình hữu nghị, hoà bình và hiểu biết lẫn nhau.
Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, du lịch đã có nhiều thay đổi về hình
thức và trở nên đa dạng, nó chứng minh cho ngành sản xuất phi vật chất này. Trên thế
giới khuynh hướng du lịch ngày càng gia tăng không ngừng về số lượng khách du lịch,
điều đó dẫn đến sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các công ty du lịch. Một số câu hỏi
được đặt ra với các nhà làm du lịch là làm thế nào để xây dựng và tổ chức tốt chuyến
hành trình cho khách hàng. Chính vì câu hỏi mà các nhà làm du lịch luôn luôn tìm tòi
sáng tạo để mang đến những điều bất ngờ cho khách hàng. Và dẫn đến một kết quả tất
yếu là các công ty du lịch tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều phải nỗ lực
khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của mình, điều này đã làm cho
chất lượng du lịch ngày càng tăng. Việt Nam có một nền văn hoá truyền thống lâu đời,
đậm đà bản sắc dân téc, chúng ta có thể khẳng định rằng: điều kiện tự nhiên, phong tục
tập quán, những di sản văn hoá đã tạo nên hình ảnh Việt Nam với những nét riêng hoàn
toàn khác biệt với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là lý do tại sao
ngày càng có nhiều khách du lịch quốc tế tìm đến với Việt Nam.
Theo chủ trương của Đảng, nhà nước ta là: “phát triển du lịch cho xứng đáng với
tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên của đất nước”. Trong những năm qua đã có
các dự án về quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam được chính phủ phê duyệt
nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2005 va 2010 lần lượt được thực hiện ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác trong
cả nước.
Việc quy hoạch này được định hướng theo: du lịch văn hoá, thắng cảnh, lễ hội,
chữa bệnh, nghỉ biển với việc xây dựng các chương trình, các điểm du lịch hấp dẫn về
văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí.
Với những chính sách và những quyết định quan trọng của Đảng và nhà nước về


ngành du lịch thì ta có thể khẳng định đó thực sự đó là một môi trường tốt cho phát
triển du lịch.
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới thì khách du lịch Việt Nam năm 2000
là: du lịch nội địa khoảng 11.200.000 lượt khách, du lịch quốc tế khoảng 2.130.000
lượt khách. Việt Nam đã tham gia quan hệ với 1000 hãng du lịch ở hơn 50 quốc gia
khác nhau. Theo dự đoán năm 2007 Việt Nam có thể đón được 6.200.000 lượt khách
quốc tế và năm 2010 con số đó sẽ là 8.700.000 lượt khách.
Nhìn vào thống kê trên ta có thể khẳng định rằng: du lịch Việt Nam đang được
chú trọng phát triển và với mục đích là “phấn đấu làm thế nào để đưa du lịch thành
ngành kinh tế mòi nhọn”. Điều này đang được thực hiện hoá thông qua các chỉ tiêu số
lượng khách, tổng doanh thu cũng như những đóng góp khác về mặt kinh tế, văn hoá
du lịch.
Trước sự phát triển không ngừng của ngành, những sinh viên đang ngồi trên ghế
nhà trường như chúng em không chỉ cần có những kiến thức sách vở mà còn cần những
kinh nghiệm thực tiễn. Những kinh nghiệm thực tế đó rất bổ Ých cho chóng em sau khi
ra trường. Chính vì vậy khoảng thời gian đi thực tập thật sự rất
cần thiết và quý báu. Nhờ có thời gian thực tập mà em có thể hình dung được công việc
của mình trong tương lai, tránh khỏi những bỡ ngỡ khi ra trường.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Hương Sơn là nơi em thực tập
trong thời gian vừa qua, em đã được công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, các anh chị trong công ty, tại đây em đã được làm
việc một cách thực sự và qua đó tìm ra một phương pháp làm việc riêng và thu được
những kinh nghiệm bổ Ých, thiết thực. Qua đây em còng xin chân thành cám ơn sự
giúp đỡ tận tình của công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Hương Sơn đã tạo
cho chóng em điều kiện thuận lợi để hoàn thành đợt thực tập vừa qua. Em xin chóc
công ty ngày càng phát triển và ngày một thành công hơn nữa.
Nội dung báo cáo thực tập:
* Phần I: Quá trình phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH
thương mại và dịch vụ du lịch Hương Sơn.
* Phần II: Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ du

lịch Hương Sơn.
* Phần III: Những công việc đã làm trong thời gian thực tập.
* Phần IV: Nhận xét và đánh giá.
* Phần V: Kết luận.
Phần I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU
LỊCH HƯƠNG SƠN
• Địa chỉ: Số 9 – Phạm Văn Đồng – Từ Liêm - Hà Nội
• Điện thoại 84-4-2511168 (máy lẻ 136) / 2511169
• Fax: 84-4-2511166
• Website:
• Email:
I.1. Lý do thành lập công ty.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường du lịch trong quá trình hội nhập và phát triển đất
nước, cùng với đó là đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, kéo theo là sự
gia tăng nhu cầu của khách với các hình thức du lịch.
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn được thành lập
nhằm mục đích phục vụ mọi tầng líp nhân dân: Học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân
viên chức, khách nội địa, khách quốc tế… trong các hoạt động du lịch như tham quan,
nghỉ dưỡng, lễ hội, giải trí…
I.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Kể từ khi được thành lập, Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch
Hương Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn. Đó là vấn đề về lực lượng và sự cạnh tranh gay
gắt của nhiều công ty có tên tuổi và có bề dày trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.
Nhưng vượt qua khó khăn, Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch
Hương Sơn đã không ngừng phấn đấu và trưởng thành, nhanh chóng phát triển mạnh
mẽ. Tất cả các nhân viên của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Hương
Sơn đều được tuyển chọn và đào tạo kỹ càng, đã và đang được các đối tác trong và
ngoài nước đánh giá cao. Công ty đã ổn định tổ chức nhân sự, xây dựng chiến lược
kinh doanh với những biện pháp cụ thể xác thực, từng bước mở rộng thị trường kinh

doanh du lịch. Tiềm lực của công ty rất lớn. Các chương trình du lịch phong phú, đa
dạng, giá cả ưu đãi, đoàn xe du lịch hiện đại, hệ thống khách sạn trên khắp mọi miền
đã đáp ứng một cách hiệu quả nhất đối với nhu cầu của khách. Chính vì vậy số lượng
khách đến công ty tương đối lớn và ổn định.
Không ngừng phấn đấu và cố gắng, Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du
Lịch Hương Sơn luôn trung thành với cam kết chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhằm
không ngừng mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng và đối tác.
I.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
I.3.1. Chức năng:
− Nghiên cứu thị trường du lịch từ đó xây dựng và bán chương trình cho khách
hàng đi thăm quan du lịch trong và ngoài nước.
− Tuyên truyền quảng cáo và thông tin du lịch cho khách hàng.
− Giao dịch trực tiếp, ký kết hợp đồng với các hãng khác nhau cả trong và ngoài
nước.
− Kinh doanh dịch vụ hoạt động du lịch và một số dịch vụ khác như thị thực
xuất nhập cảnh, đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
I.3.2. Nhiệm vụ chính của công ty:
− Tiến hành xây dựng tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch đúng nội dung
trong giấy phép được nhà nước cấp và sự hướng dẫn của các cơ quan chủ quản thành
phố Hà Nội và chỉ tiêu kế hoạch của giám đốc công ty du lịch.
− Tổ chức đưa đón, hướng dẫn và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước
theo chương trình trọn gói, uỷ thác có biện pháp kết hợp với tất cả các cơ quan quản lý
khách du lịch khi nhận khách đến khi kết thúc chương trình tour nhằm đảm bảo an toàn
tính mạng, tài sản của khách du lịch và an ninh quốc gia đồng thời chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
− Nghiên cứu thị trường và tổ chức các hình thức tuyên truyền quảng cáo để thu
hót khách du lịch trong và ngoài nước tại Hà Nội theo uỷ quyền của giám đốc công ty.
− Chấp hành và hướng dẫn khách các qui định của nhà nước về bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự xã hội, môi trường sinh thái tài nguyên, di sản văn hoá dân téc.
− Tù chủ về tài chính, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động

sản xuất kinh doanh với phương châm tự thân vận động, lấy thu bù chi đảm bảo các
chế độ chính sách cho người lao động. Chấp hành tốt pháp lệnh kế toán thống kê thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước địa phương và công ty.
− Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch công ty giao hàng năm, giám đốc chi nhánh có
nhiệm vụ tổ chức triển khai và thực hiện đúng pháp luật.
I.4. Cơ sở vật chất hiện có của công ty
I.4.1.Trang thiết bị làm việc:
Công ty TNHH THương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn đã có những
trang thiết bị thiết yếu nhất của một đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành:
Hệ thống máy tính nối mạng Internet để xây dựng các tour du lịch và cập nhật
các thông tin mới nhất có liên quan đến du lịch.
Máy fax để trao đổi các tài liệu, hợp đồng có liên quan với khách hàng và các đối tác
như: danh sách khách hàng, phiếu đặt phòng, thuê xe…
Hệ thống máy điện thoại để trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác và làm
công tác Marketting qua điện thoại.
Phòng giao ban và nội bộ của nhân viên công ty, phòng tiếp khách.
Một sè trang thiết bị khác.
I.4.2. Các phương tiện vận chuyển của công ty:
i vi Cụng ty TNHH Thng Mi v Dch V Du Lch Hng Sn thỡ cht
lng phc v luụn luụn c coi trng hng u. Vỡ vy cỏc phng tin vn chuyn
ca cụng ty u l cỏc loi xe v tu cú cht lng cao.
Cỏc tour i bng ụtụ, Cụng ty s b trớ cỏc loi xe tt v hin i nht hin nay
nh Huyndai, Couty, Aerospace, Mecedes Benz, Trasit t 4 n 45 ch. Nhng tour
cn di chuyn bng phng tin tu thu cụng ty cng s b trớ nhng loi tu cỏnh
ngm v cỏc tu du lch hin i.
I.5. C cu t chc ca cụng ty
I.5.1. S :
I.5.2. Chc nng tng b phn
I.5.2.1.Ban Giỏm c:
L b phn chu trỏch nhim ton b hot ng ca cụng ty, thng xuyờn nghiờn

cu bỏo cỏo hng ngy ca cỏc b phn trong cụng ty. Ban giỏm c luụn nm rừ hot
ng kinh doanh ca cụng ty, kp thi nm bt th trng v nhanh chúng a ra cỏc
chin lc cnh tranh vi cỏc cụng ty khỏc trờn th trng. ng thi cng a ra cỏc
quyt nh, bin phỏp cn thit v qun lý nhõn s, phõn rừ quyn hn v nhim v ca
tng b phn.
Giám đốc
Phó giám đốc thơng mại Phó giám đốc du lịch
Phòng
thơng
mại
Phòng
điều
hành
Phòng
điều
vận xe
ôtô
Phòng
kế
toán
Phòng
kế
hoạch
Phòng
hớng
dẫn
Phòng
thị tr-
ờng
Căn cứ vào yêu cầu về chuẩn mực tiêu chuẩn chất lượng kinh doanh, phục vụ để

định ra các chế độ, quy tắc, điều lệ và cơ chế vận hành nội bộ nhằm xây dùng cho toàn
thể cán bộ, công nhân viên ý thức phục vụ với chất lượng cao, nâng cao hiệu suất quản
lý chỉnh thể doanh nghiệp.
I.5.2.2. Phó giám đốc thương mại:
là trợ lý của giám đốc. Phó giám đốc thương mại có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề
của phòng thương mại.
I.5.2.3. Phó giám đốc du lịch:
Là trợ lý của giám đốc, có chức năng giải quyết mọi vấn đề về du lịch, điều vận xe,
khách sạn và tất cả những vấn đề liên quan đến du lịch.
I.5.2.4. Phòng thị trường:
tổ chức thực hiện để tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong
nước.
Tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo thu hót các nguồn khách du lịch
đến công ty.
Phối hợp với phòng điều hành tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ
nội dung đến mức giá phù hợp với nhu cầu của khách.
Chủ động việc đưa ra những ý đồ về sản phẩm của công ty, kí kết hợp đồng với
các hãng, các công ty du lịch khác, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để khai
thác các nguồn khách quốc tế vào Việt Nam, khách nước ngoài tại Việt Nam và khách
du lịch Việt Nam.
Phòng thị trường có chức năng đảm bảo hoạt động thông tin giữa các công ty với
các nguồn khác, thông báo với các bộ phận liên quan theo dõi việc thanh toán và quá
trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách.
I.5.2.5. Phòng điều vận xe ôtô:
Có chức năng điều các phương tiện vận chuyển cho các đoàn khách du lịch của
công ty hoặc là các đoàn khách đến thuê xe của công ty.
I.5.2.6. Phòng điều hành:
đảm bảo thực hiện các sản phẩm của công ty. Phòng điều hành như cầu nối giữa
công ty với thị trường cung cấp dịch vụ du lịch, thường thì phòng điều hành thuộc công
ty cổ TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn tổ chức theo nhóm công

việc theo các tuyến điểm du lịch chủ yếu.
Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình cung cấp
các dịch vụ du lịch trên cơ sở kế hoạch thông báo về khách do phòng thị trường gửi tới,
lập kế hoạch và triển khai công việc cùng với việc thực hiện chương trình du lịch như
đăng ký trong khách sạn, visa, vận chuyển, dịch vụ ăn uống đảm bảo các yêu cầu về
thời gian và chất lượng.
Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan (ngoại giao, nội vụ,
hải quan ) kí hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà
hàng, hàng không, đường sắt ) và lùa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm
bảo uy tín chất lượng. Theo dõi quy trình thực hiện các chương trình du lịch của phòng
hướng dẫn phối hợp với các phòng kế toán thực hiện các hoạt động
thanh toán với công ty gửi khách và cá nhân cung cấp du lịch. Nhanh chóng xử lý các
trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện du lịch.
I.5.2.7. Phòng hướng dẫn:
Trực tiếp thực hiện các chương trình du lịch mà phòng điều hành giao cho.
Phòng huớng dẫn là các hướng dẫn viên đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa khách
du lịch với công ty lữ hành, giữa công ty lữ hành với các nơi cung ứng dịch vụ du lịch.
Phòng hướng dẫn có nhiệm vụ hướng dẫn cho khách thăm quan các chương trình du
lịch của phòng điều hành, vừa là người tổ chức vừa là người phục vụ và là người bảo
vệ quyền lợi cho khách. Thay mặt cho công ty lữ hành kiểm tra, giám sát các doanh
nghiệp đối tác nhằm đảm bảo cho khách được hưởng các dịch vụ đặt trước đúng với số
lượng và chất lượng theo hợp đồng được ký kết. Để lại hình ảnh khó quên, một hình
ảnh đẹp đối với du khách, thu hót khách hàng về công ty lữ hành của mình.
I.5.2.8. Phòng thương mại:
Có nhiệm vụ duy trì các mối quan hệ của công ty với các nguồn khách và xây
dựng các phương án mở cửa của chi nhánh đại diện của công ty trong và trên thế giới.
I.5.2.9. Phòng kế hoạch:
Cã chức năng đưa ra các mục tiêu kế hoạch của công ty đưa kế hoạch cho các
phòng ban thực hiện.
I.5.2.10. Phòng kế toán:

Thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập, trực tiếp chịu trách nhiệm phải đóng
góp theo nghĩa vụ cho nhà nước và có nhiệm vụ sau:
Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty như theo dõi ghi
chép chi tiêu của doanh nghiệp theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán nhà
nước. Theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp.
Vai trò của hướng dẫn viên trong công ty: Hướng dẫn viên là bộ phận quan
trọng nhất trong công ty kinh doanh và lữ hành. Hướng dẫn viên là người đại diện cho
tổ chức công ty kinh doanh du lịch và trở thành cầu nối giữa khách du lịch và công ty
kinh doanh du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là người làm cho chuyến du lịch thăm quan
có hồn. Hướng dẫn viên du lịch bằng hoạt động nghiệp vụ của mình sẽ tạo mối quan hệ
với các nguồn khách khác nhau để từ đó lôi cuốn khách mua tour của công ty kinh
doanh du lịch hay luôn có nhu cầu được mua dịch vụ hướng dẫn của công ty. Không
những thế hướng dẫn viên du lịch còn tiếp xúc với các đối tượng khách khác nhau.
Hướng dẫn viên còn có vai trò như người bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo
vệ lợi Ých chính đáng của khách du lịch, bảo vệ môi trường sống, môi trường du lịch
trên tuyến hay tại trung tâm du lịch ở những địa chỉ họ tới. Hướng dẫn viên là người
đại diện cho quốc gia dân téc khi khách du lịch theo tour không có điều kiện tiếp xúc
với nhiều người của quốc gia dân téc mình hay có thể nói là hướng dẫn viên là bộ mặt
của quốc gia.
I.6. Hệ thống sản phẩm
sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự
phong phú đa dạng của các sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp. Căn cứ vào tính chất
nội dung có thể chia sẻ các sản phẩm của công ty thành ba nhóm cơ bản sau:
I.6.1. Các dịch vụ trung gian:
ở công ty, sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp.
Trong hoạt động này các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các
nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm
của bản thân đại lý mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hay mét
điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao
gồm trong công ty:

− Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
− Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện khác nhau như tàu thuỷ, ôtô
− môi giới cho thuê xe ôtô.
− Môi giới và bán bảo hiểm.
− đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch.
− đăng ký đặt chỗ trong khách sạn.
I.6.2. Các chương trình du lịch trọn gói:
hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du
lịch. Vì vậy công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn liên kết các
sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho
khách du lịch với mức giá gộp. Ví dụ các chương trình du lịch trong nội địa và quốc tế,
các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày Khi tổ chức các chương trình du lịch
cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn so với hoạt động trung gian. Nhờ có
chương trình du lịch trọn gói mà khách du lịch có thể thoải mái lùa chọn sản phẩm
cùng với nhiều mức giá ưu đãi của công ty. Điều này đảm bảo cho chuyến du lịch của
quý khách được phục vụ với chất lượng tốt nhất. Đem đến sự hài lòng cho Quý khách
khi sử dụng dịch vụ của công ty.
I.6.3. Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp:
Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp lữ hành cần mở rộng phạm vi của
mình. Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn với sự phát triển
của mình đã trở thành một nhà sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ
đó công ty đã hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch: kinh
doanh khách sạn nhà hàng, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh vận
chuyển du lịch. Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác liên kết trong du lịch.
Trong tương lai, công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn cần phát
triển hệ thống sản phẩm của mình phong phú hơn nữa.
I.7. Một số chính sách thúc đẩy phát triển bền vững.
Hoà cùng xu thế phát triển chung của ngành du lịch, TNHH Thương Mại và
Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn đang từng bước khẳng định mình trên thị trường kinh
doanh du lịch. Trong thời gian qua công ty đã không ngừng đổi mới các sản phẩm du

lịch của mình để có thể đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
khác trên thị trường.
Định hướng mục tiêu của công ty là phải làm sao nhanh chóng mở rộng được
quy mô kinh doanh, để đạt được điều này thì công ty đã đưa ra định hướng cụ thể để
phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty.
Còn về các sản phẩm du lịch của công ty ngày một phong phú và đa dạng hơn
rất nhiều với những chương trình du lịch hết sức bổ Ých và có chất lượng tốt nhất, giá
thành phù hợp nhất đã đủ sức cạnh tranh với các đơn vị khác.
Trình độ chuyên môn của đội ngò nhân viên ngày một tăng lên do quá trình cọ
sát thực tế và khă năng nhạy bén trong công việc, ham học hỏi đã giúp họ ngày càng có
chuyên môn sâu.
Song song với việc trang bị cơ sở vật chất cũng như xây dựng các chương trình
du lịch mới thì các hình thức quảng cáo của công ty cũng được chú trọng và làm tốt
hơn để khuyếch trương tên tuổi của mình để thu hót khách hàng. Cùng với đó công ty
đã tạo ra các mối quan hệ gắn kết với các đơn vị có kiên quan đến kinh doanh du lịch
như khách sạn, nhà hàng, các công ty vận chuyển để tạo mối làm ăn lâu dài cùng nhau
phát triển bền vững.
Một số chương trình du lịch
stt Tuyến thăm quan Thời gian
Giá trọn gói
Mức A1 Mức A2
1 Hà Nội – Sơn La - Điện Biên Phủ 4N – 3Đ 1.145 1.005
2 Hà Nội - Đồ Sơn 2N – 1Đ 435 332
3 Hà Nội – Cát Bà 3N – 2Đ 788 661
4 Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu 3N – 2Đ 667 565
5 Hà Nội – Tam Đảo 2N – 1Đ 454 340
6 Hà Nội – Mai Châu 2N – 1Đ 425 320
7 Hà Nội – Lạng Sơn 5N – 4Đ 395 320
8 Hà Nội – SaPa – Hà Khẩu (bằng tàu hoả) 4N – 3Đ 1.145 915
9 Hà Nội – SaPa – Hà Khẩu (bằng ôtô) 3N – 2Đ 1.150 943

10 Hà Nội – Sầm Sơn 5N – 4Đ 590 454
11 Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác (bằng tàu hoả) 3N – 2Đ 845 705
12 Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác (bằng ôtô) 4N – 3Đ 830 655
13 Hà Nội - Động Phong Nha – Huế (bằng ôtô) 5N – 4Đ 1.495 1.158
14 Hà Nội - Động Phong Nha – Huế (bằng tàu
hoả)
5N – 4Đ 1.650 1.139
15 Hà Nội – Quê Bác – Huế – Hội An – Sa Huỳnh
– Nha Trang - Đà Lạt – Sài Gòn – Vũng Tàu –
Củ Chi – Hà Nội (bằng ôtô)
14N –
13Đ
6.800 5.350
Đơn vị giá: 1000đ và áp dụng cho đoàn > 35 người
Đối với mức giá A1:
Phương tiện: ôtô huyndai máy lạnh, tàu hoả ghế mềm.
Phòng nghỉ: điều hoà 2 – 3 người / phòng (tivi, tủ lạnh, nóng lạnh).
Mức ăn: 70.000đ/ngày (30.000đ/bữa chính + 10.000/bữa phụ).
Đối với mức giá A2:
Phương tiện: ôtô huyndai, máy lạnh, tàu hoả, ghế cứng.
Phòng nghỉ: phòng khép kín có quạt thoáng mát 3 – 4 người/phòng.
Mức ăn: 60.000đ/ngày (25.000đ/bữa chính + 10.000đ/bữa phô).
Cả hai mức giá trên bao gồm: vé thắng cảnh tại địa danh trong chương trình thuyền
thăm vịnh động, phí bảo hiểm với mức đền bù tối đa là: 10.000.000đ/người, phí tổ
chức hướng dẫn phục vụ. Mức giá trên chưa bao gồm thuế VAT
Đối tượng ưu tiên:
Trẻ em dưới 5 tuổi đi cùng cha mẹ được miễn (trừ phí bảo hiểm và vé thắng cảnh).
Trẻ em 6 – 10 tuổi giảm 50% chi phí.
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính bằng suất người lớn.
Phần II

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH
HƯƠNG SƠN
Công ty TNHH TM và DV du lịch Hương Sơn đã thực hiện được những cuộc
khảo sát thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói, bán các chương trình và
tổ chức thực hiện các chương trình Công ty mới chỉ kinh doanh các chương trình du
lịch nội địa là chính. Ngoài các tour du lịch trong nước công ty còn có dịch vụ cho thuê
xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ ngồi, đặt vé máy bay và làm visa, hộ chiếu cho khách nếu có
nhu cầu. Những hoạt động này không phải là những hoạt động chính của công ty
nhưng nó cho thấy khả năng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách và nhu cầu thị
trường đồng thời tăng thêm thu nhập cho công ty. Những hoạt động kinh doanh lữ
hành của công ty cũng được phân theo mùa vụ trong năm. Vào mùa hè thì hoạt động
chủ yếu của công ty là các chương trình nghỉ dưỡng và tắm biển ở những bãi biển nổi
tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò, Trà Cổ, Bãi Cháy Còn vào mùa đông thì có các hoạt
động thăm quan, công ty đã tổ chức được nhiều các chương trình du lịch tham quan,
tìm hiểu, vui chơi, giải trí, đáp ứng nhu cầu học tập ngoại khoá cho các em học sinh,
sinh viên.
II.1. Hoạt động khảo sát thị trường.
Thị trường khách của công ty là bất cứ cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm của
công ty.
II.1.1. Nguồn khách chính của công ty:
Nguồn khách tạo ra cầu sơ cấp là chủ thể mua với mục đích tiêu dùng bao gồm:
Khách du lịch thuần tuý trong và ngoài nước.
Khách du lịch với mục đích khác trong và ngoài nước.
Khách công vụ.
II.1.2. Phân loại thị trường khách:
Khách đi với mục đích du lịch nghỉ ngơi giải trí. Với mục đích là thư giãn, du
khách thường thích những điểm du lịch có khí hậu trong lành, yên tĩnh.
Khách đi với mục đích du lịch văn hoá. Mục đích để nâng cao hiểu biết cá nhân,
khách thường thích đến những nơi mới xa lạ để tham quan tìm hiểu, nghiên cứu về lịch

sử, kiến trúc, văn hoá nghệ thuật, phong tục tập quán của đất nước nơi mình đến.
Khách đi với mục đích chữa bệnh. Mục đích chuyến đi là để cải thiện sức khoẻ.
Loại hình này gắn lền với việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh, các
dịch vụ SPA chăm sóc sức khoẻ, được xây dựng gần các nguồn nước khoáng giữa
khung cảnh thiên nhiên và khí hậu thích hợp.
Khách đi với mục đích du lịch công vụ. Mục đích nhằm thực hiện công tác hoặc
chuyên môn nghề nghiệp. Loại hình này thường là khách dự hội thảo, hội nghị, dự triển
lãm. Khách loại này thường được bao cấp với khả năng thanh toán cao.
Khách đi với mục đích thể thao giải trí. Mục đích là vừa xả hơi vừa rèn luyện
sức khoẻ. Loại hình này thường gắn với du lịch leo nói hay trượt tuyết.
II.2. Hoạt động khảo sát tuyến điểm du lịch:
Tiến hành nghiên cứu các tài kiệu từ sách báo chuyên viết về tuyến điểm du lịch
sau đó phòng thị trường sẽ xem xét tuyến điểm đó có khả thi để đưa vào các chương
trình du lịch của mình.
Trực tiếp cho người đi tìm hiểu các tuyến điểm đó, xem tài nguyên du lịch, khí
hậu, an ninh, môi trường có an toàn với khách du lịch và độ khả thi của tuyến điểm du
lịch xem có thuận tiện đi lại hay không, khoảng cách từ điểm xuất phát đến tuyến điểm
đó là bao nhiêu km và mất bao nhiêu thời gian, khả năng liên kết giữa các tuyến điểm
đó.
Yêu cầu các tuyến điểm gửi thư cho công ty hoặc qua mối quan hệ cá nhân yêu
cầu đối tác gửi thư hay qua hội chợ hoặc trên truyền hình.
II.3. Hoạt động khảo sát các nhà cung ứng dịch vụ du lịch.
II.3.1. Các nhà cung ứng dịch vụ lưu trú:
Công ty yêu cầu các nhà cung ứng dịch vụ lưu trú làm hợp đồng báo giá các loại
phòng, số lượng phòng có trong khách sạn, địa chỉ, số điện thoại, fax, email, các dịch
vụ có trong khách sạn và nhà nghỉ Sau đó công ty cử một vài người đi khảo sát xem
họ báo cho mình có đúng không và các thiết bị trong phòng là cũ hay mới, có gần bãi
biển hay xa bãi biển
II.3.2. Các nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển:
Đảm bảo cung ứng các loại xe, số lượng xe, giá thuê xe, chất lượng xe

II.3.3. Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống:
Công ty yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống gửi thực đơn xem có
phong phú, giá cả có hợp lý hay không. Sau đó công ty cử nhân viên đến khảo sát cung
cách phục vụ và mức độ an toàn vệ sinh ở nhà hàng, khách sạn có rộng rãi, thoáng mát,
có tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái không.
II.3.4. Các nhà cung ứng dịch vụ vui chơi giải trí:
Qua tìm hiểu tài liệu sách báo, mạng internet, qua bạn bè, kênh truyền hình du
lịch mà công ty biết được các các tuyến điểm du lịch có dịch vụ vui chơi giải trí gì, giá
cả và thời gian đóng, mở cửa.
II.4. Quá trình xây dựng chương trình du lịch.
ĐÓ xây dựng một chương trình du lịch, trước tiên phải thăm dò nhu cầu của
khách du lịch xem khách du lịch cần loại hình thăm quan gì, nghiên cứu thị trường xem
có phù hợp với thị trường đó không và khi xây dựng phải đảm bảo yêu cầu như tính
khả thi có phù hợp với nhu cầu thị trường và có thể đáp ứng những mục tiêu của công
ty để thu hót khách du lịch.
ĐÓ nắm bắt được nhu cầu của khách nhằm đưa ra những yêu cầu mà khách có
thể chấp nhận được thì phải tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát thị trường, tuyến
điểm du lịch và các cơ sở du lịch.
Hành trình và lé trình là trình tự cách đi đến điểm thăm quan sẽ phải có trong
chuyến du lịch. Mỗi chương trình du lịch không thể chỉ có một hành trình mà công ty
còn lập nhiều hành trình khác cho một chương trình du lịch.
Có thể thấy rằng, hành trình của khách là phổ biến và quan trọng nhất cần được
chuẩn bị ngay trong quá trình xây dựng chương trình du lịch.
Quy trình xây dựng chương trình du lịch thường được tiến hành theo các bước:
Nghiên cứu thông qua công ty gửi khách và các chuyến khảo sát ở các cơ quan nhà
nước, công ty tư nhân Sau đó sẽ trao đổi với đại diện để tìm hiểu thị trường và xác
định khách muốn đi đâu, trong khoảng thời gian nào, khả năng chi trả. Khi nghiên cứu
nhu cầu của khách thì công ty nghiên cứu các chỉ tiêu gắn liền với khách như độ tuổi,
sở thích, mục đích chuyến đi để từ đó xây dựng chương trình theo nhu cầu của khách.
II.5. Hoạt động quảng cáo và bán sản phẩm.

II.5.1. Hoạt động quảng cáo:
quảng cáo là một trong những hình thức phổ biến mà hầu hết các công ty đều sử
dụng để khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, tạo uy tín cho thương hiệu của
mình. Quảng cáo là hình thức giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng
các phương tiện truyền tin để thông tin về chương trình du lịch cho khách du lịch trong
một khoảng thời gian và không gian nhất định mà doanh nghiệp sẽ chi trả trực tiếp khi
sử dụng các phương tiện để thực hiện quảng cáo.
* Nội dung của một quảng cáo phải đảm bảo ba yêu cầu sau:
Đảm bảo cung cấp thông tin.
Đảm bảo tính chất thuyết phục cho khách.
Đảm bảo ghi nhí cho khách.

*Công ty có sử dụng một số phương tiện quảng cáo sau:
Quảng cáo bằng in Ên như tập gấp, phát tờ rơi, xuất bản sách, aphic
Gọi điện trực tiếp đến công ty, cơ quan có nhu cầu đi du lịch.
Gửi thư chào hàng đến các công ty tư nhân, nghành giáo dục thông qua bưu điện.
II.5.2. Bán sản phẩm:
kênh phân phối sản phẩm được hiểu là hệ thống sản xuất phục vụ nhằm tạo ra các
điểm bán và cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho người tiêu dùng. Đối tượng khách
mà công ty hướng tới là cơ quan nhà nước, công ty tư nhân
công ty sử dụng kênh phân phối sản phẩm trực tiếp không qua trung gian. Các
kiểu tổ chức kênh như sau:
− sử dụng nguồn lực của công ty đến chào và bán hàng trực tiếp cho khách.
− Trực tiếp sử dụng văn phòng làm cơ sở bán chương trình du lịch.
− Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc.
II.6. Qui trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch:
để tổ chức thực hiện một chương trình du lịch hay, hấp dẫn, thu hót khách du lịch,
công ty phải có các bước sau:
II.6.1. Giai đoạn chuẩn bị:
nội dung công việc mà bộ phận điều hành phải thực hiện:

kiểm tra, điều chỉnh chương trình du lịch một cách chi tiết.
Chuẩn bị các dịch vụ đảm bảo theo yêu cầu của khách trong bảng thoả thuận mà
bộ phận Maketing gửi đến. Nếu có vấn đề gì trục trặc không giải quyết đựơc thì phải
báo cho bộ phận Maketing.
Tiến hành kiểm tra khă năng thực thi của chương trình du lịch.
Thực hiện các viếc đặt phòng và báo ăn cho khách xem nhu cầu của khách về số
lượng phòng, chủng loại phòng, số lượng khách, thời gian lưu trú, các bữa ăn, mức ăn,
phương thức thanh toán và nhất thiết phải có trả lời chấp thuận của khách
sạn đối với yêu cầu của công ty. Chuẩn bị chứng từ thanh toán tiền mặt đặt vé máy bay
cho khách, mua vé tàu cho khách, dặt thuê bao các chương trình biểu diễn nghệ
thuật, điều động và giao nhiệm vụ cho hướng dẫn viên thực hiện tốt các công việc trên.
II.6.2. Tổ chức thực hiện:
Giai đoạn này công việc chủ yếu của hướng dẫn viên và các nhà cung ứng dịch
vụ có trong nhiệm vụ trong chương trình du lịch. Tuy nhiên bộ phận điều hành có các
nhiệm vụ sau:
Tổ chức các hoạt động đón tiếp: Hình thức đón tiếp, ai phải đón tiếp khách và
chi phí.
Theo dõi kiểm tra việc đảm bảo các dịch vụ như trong chương trình: lé trình
chương trình có thực hiện đúng hay không, giám sát chặt chẽ về mặt số lượng cũng
như chất lượng của các dịch vụ.
Xử lý kịp thời các tình huống bất thường xảy ra. Để làm được điều này hướng
dẫn viên phải chủ động xử lý nhanh kịp thời.
Thường xuyên yêu cầu hướng dẫn viên báo cáo tình hình thực hiện chương
trình.
Nội dung công việc của hướng dẫn viên: Chuẩn bị chương trình đón tiếp khách,
hướng dẫn khách tại các khách sạn, hướng dẫn thăm quan, quản lý đoàn khách và tiễn
khác
II.6.3. KÕt thúc việc thực hiện chương trình du lịch:
ở giai đoạn này, công việc chính của hướng dẫn viên và của bộ phận điều hành
trong đó có sự kết hợp, chỉ đạo của bộ phận điều hành để tiễn đưa đoàn khách.

Nội dung chủ yếu của công việc ở giai đoạn này là:
Tổ chức lấy ý kiến khách du lịch bằng cách phát phiếu trưng cầu ý kiến.
Hoàn thành báo cáo của hướng dẫn viên.
Bộ phận điều hành xử lý các công việc tồn đọng sau khi chương trình du lịch
được hoàn thiện, thanh toán với các nhà cung cấp, thanh toán hạch toán sau
chuyến đi với khách.Viết thư cảm ơn, thăm hỏi mời khách lần sau tham gia chương
trình du lịch của công ty.
Nhiệm vụ của hướng dẫn viên và bộ phận điều hành: trên cơ sở cập nhật các
thông tin phản hồi của khách, viết báo cáo tình hình. Tổ chức thực hiện là công đoạn
cuối cùng nhằm mục đích cung cấp một cách toàn diện ưu điểm, nhược điểm trong quá
trình tổ chức thực hiện để đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn tổ chức xây
dựng và thực hiện chương trình.
Công
ty tiến
hành
phỏng
vấn,
điều tra
trực
tiếp
khách
du lịch
trong
từng
tình
huống
cụ thể.
Các
bảng
câu hỏi

của
doanh
nghiệp
được
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG
Họ và tên khách
hàng:
Địa chỉkhách hàng:
Xin kính chào quý khách, tên tôi là , hiện đang là nhân
viên của công ty cổ phần du lịch Hà nội. Trong thời gian này, chúng tôi
đang tiến hành thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm du lịch của
công ty chúng tôi. Xin bạn vui lòng dành cho chúng tôi một chút thời gian để
chúng tôi có cuộc phỏng vấn ngắn. Xin chân thành cảm ơn quý khách đã
dành cho chúng tôi một chút thời gian quý báu này.
Quý khách có nhận xét gì về mức giá cả chuyến đi của chúng tôi so với
các công ty tổ chức du lịch khác, xin vui lòng chọn một trong những câu trả
lời sau:
1. Giá cao.
2. Giá trung bình.
3. Giá thấp.
Còn về các dịch vụ của công ty thì theo quý khách dịch vụ nào làm quý
khách hài lòng nhất:
1. Dịch vụ vận chuyển. 2. Dịch vụ lưu trú.
3. Dịch vụ ăn uống. 4. Dịch vụ vui chơi giải trí.
Tại sao bạn lại cho rằng dịch vô có chất lượng
tốt

Theo bạn dịch vô cần cải tiến ở những điểm
nào?
Bạn có nhận xét gì về các chương trình du lịch của chúng

tôi?

xây dựng theo hai hình thức. Đó là những câu hỏi đúng hay những câu trắc nghiệm, ở
câu hỏi này khách chỉ phải trả lời đúng hay sai và chọn những câu trả lời thích hợp.
Đối với loại câu hỏi này công ty sử dụng cho tất cả các loại khách du lịch và có thể
phỏng vấn vào nhiều thời gian khác nhau. Loại câu hỏi thứ hai gọi là những câu hỏi
mở, ở những loại câu hỏi này đòi hỏi phải có thời gian trả lời nhất định, ưu điểm của
nó là nói lên được nguyện vọng của khách do đó có tính chính xác cao hơn nhưng nó
thường chỉ được sử dụng phỏng vấn khi khách có thời gian.
Công ty luôn tìm hiểu những cơ hội, tạo mối quan hệ với các công ty lữ hành
khác. Cụ thể công ty thường xuyên kết hợp thăm dò thị trường và quảng cáo cùng với
các chuyến đi ký hợp đồng ở các miền trong cả nước. Bên cạnh đó công ty cũng
thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm nghê nghiệp với các hướng dẫn
viên và các cộng tác viên để thu thập thông tin từ khách một cách đơn giản nhất. Tránh
bị chồng chéo công việc của hướng dẫn viên và cán bộ marketing. Đồng thời làm như
vậy còn đem lại cho du khách sự thoải mái, tránh được các ảnh hưởng tâm lý và định
kiến của du khách trong khi điều tra, tiến hành thu thập thông tin.
Sau mỗi chuyến đi tức là sau mỗi tour công ty sẽ tiến hành rà soát lại tình hình
thị trường bằng cách, các hướng dẫn viên đã điều tra được trong quá trình phỏng vấn,
đặc biệt là điều tra về nhu cầu và sự hài lòng của du khách. Các hướng dẫn viên sẽ báo
cáo lên trưởng bộ phận sau đó trưởng bộ phận hướng dẫn sẽ tổng hợp thông tin và gửi
lên ban giám đốc và bộ phận marketing để tiến hành nghiên
cứu thị trường, phân tích và đánh giá khả năng của thị trường. Ngoài việc nghiên cứu
thị trường khác thì công ty còn thường xuyên tiến hành các cuộc khảo sát, thăm
dò thị trường nội địa, các điểm du lịch mới nhằm xây dựng các chương trình du lịch
mới hấp dẫn để thu hót khách hàng. Như vậy, mục tiêu của công ty không chỉ là không
ngừng mở rộng thị trường mà còn phải sáng tạo ra các tour du lịch mới lạ so với các
công ty khác để thu hót khách hàng.
II.6.4. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động marketing
* Ưu điểm: Công ty cổ phần du lịch Hà nội có đội ngò công nhân viên, đặc biệt là đội

ngò công nhân viên ở bộ phận marketing rất nhiệt tình, có trình độ, năng động và quan
trọng hơn là họ cảm thấy yêu thích công việc của họ nên công việc marketing của công
ty được tiến hành một cách rất có hệ thống nên tính hiệu quả tương đối cao. Việc áp
dụng chính sách marketing - mix của công ty cũng được đánh giá là tốt, góp phần vào
thành công chung cho công tác marketing của công ty.
* Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm về hoạt động marketing của công ty thì vẫn
còn tồn tại những hạn chế, chẳng hạn như là tuy có được hệ thống các hoạt động
nghiên cứu thị trường, phân đoạn, lùa chọn thị trường mục tiêu nhưng việc mở rộng thị
trường của công ty theo chiều rộng còn rất hạn chế, ở đây công ty cần phải nghiên cứu
làm sao để bên cạnh việc thâm nhập trên thị trường cũ thì công ty phải có các hoạt
động xâm nhập vào các thị trường mới. Hạn chế về lực lượng cán bộ công nhân viên
chuyên trách về công tác marketing. Phần lớn số cán bộ công nhân viên này thường
kiêm nhiều công việc kể cả như hướng dẫn khi cần thiết. Đối với việc áp dụng chính
sách marketing - mix thì công ty vẫn còn rất hạn chế ở việc vận dụng, áp dụng chính
sách phân phối sao cho có hiệu quả cao.
Nói tóm lại, trong kinh doanh thì mỗi hoạt động đều có những ưu và nhược điểm
của nó. Chỉ có những nhược điểm, hạn chế mới tạo điều kiện để kinh doanh phải phấn
đấu, nghiên cứu để giải quyết hay nói cách khác tìm cách hạn chế nhược điểm, phát
huy ưu điểm.
PHẦN III:
NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI CÔNG
TY TNHH TM VÀ DV
DU LỊCH HƯƠNG SƠN
III.1. Những công việc cụ thể đã làm tại đơn vị thực tập
Là mét sinh viên được tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh du lịch, bước
đầu em còn rất nhiều bỡ ngỡ, tuy nhiên sau một thời gian được sự hướng dẫn của ban
giám đốc cũng như các anh chị nhân viên trong công ty, em đã nhanh chóng quen dần
với công việc.
Ban lãnh đạo công ty hết sức tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với thực tế như
đi tìm hiểu và khai thác các thị trường truyền thống, thị trường tiểm năng và giới thiệu

chào bán các chương trình du lịch của công ty. Bên cạnh đó, em cũng được tham gia
điều hành hướng dẫn các chuyến du lịch do công ty thực hiện và tham gia các hoạt
động bổ trợ khác như thực hiện công tác chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết cho
khách trước mỗi chuyến đi. Ban lãnh đạo công ty cũng hết sức giúp đỡ tạo điều kiện
cho em trong việc tự nguyện nghiên cứu tìm hiểu chuyên ngành qua việc cung cấp cho
chóng em những tài liệu qua trọng, bổ Ých trong nguồn tư liệu của công ty. Với sự
giúp đỡ tận tình đó em đã hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên, không thể
nói đến những thiếu sót của em, em mong rằng trong tương lai sẽ tích luỹ thêm nhiều
kinh nghiệm để hoàn thành công việc được tốt hơn.
* Công việc cụ thể :
Từ ngày 29/12/08 → 29/1/09 : Thực hành Marketing tại cơ sở.
Từ ngày 30/1/09 → 28/2/09 : Marketing và tư vấn qua điện thoại.
Từ ngày 01/3/09 → 03/3/09 : Hướng dẫn đoàn theo chương trình HN_Sầm sơn

Từ ngày 04/3/09 → 31/3/09: Marketing và tư vấn qua điện thoại.
Từ ngày 01/4/09→ 05/4/09 : Hướng dẫn đoàn theo chương trình HN_Cửa Lò.
Từ ngày 06/4/09 → 27/04/09: Thực hành công tác điều hành hướng dẫn.
III.2. Những kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian thực tập
Qua việc tham gia một số hoạt động thực tế, em đã tìm hiểu thêm được rất nhiều
về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành từ công tác
marketing đến xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch bao gồm công tác xây
dựng tour, chọn điểm du lịch, điểm lưu trú Đặc biệt qua đó em nắm được phương
pháp nghiệp vụ cơ bản của hoạt động hướng dẫn du lịch, năm được những bước cơ bản

×