Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.04 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
BẢNG BIỂU
ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Xăng dầu là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất
và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hoá
dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu. Có thể nói: Kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển thì nhu cầu xăng dầu ngày càng lớn và vai trò của xăng dầu
ngày càng trở nên quan trọng.
Thời gian qua, mặc dù trên thị trường xăng dầu thế giới có những biến động
rất lớn, đặc biệt là giả cả diễn biến rất khó lường, nhưng thị trường xăng dầu trong
nước vẫn ngày càng phát triển: Quy mô thị trường xăng dầu ngày càng tăng, đã có
nhiều chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường và le lói yếu tố cạnh tranh, giá cả
xăng dầu bị ảnh hưởng của thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước nên cơ
bản ổn định, không có xáo trộn lớn, hệ thống phân phối xăng dầu trên thị trường
Việt Nam không ngừng được mở rộng và phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường xăng dầu nước ta chưa vận hành đúng với cơ
chế thị trường, yếu tố cạnh tranh trên thị trường hiện nay chưa thực sự được phát
huy, thị trường xăng dầu cơ bản vẫn do Nhà nước độc quyền, Chính phủ vẫn trực
tiếp kiểm soát toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu. Giá cả thị trường xăng
dầu còn chịu sự chi phối quá lớn của các chính sách của Nhà nước làm cho kết quả
kinh doanh không phản ánh đầy đủ và trung thực hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Thị trường xăng dầu Việt Nam suốt từ năm ra đời đến nay cơ bản phụ thuộc vào
nguồn nhập khẩu, Xăng dầu sử dụng và tiêu dùng trong nước chủ yếu vẫn được
nhập từ nước ngoài, đây là mặt hàng có tỷ trọng lớn trong những mặt hàng nhập
khẩu ở nước ta.
Cho đến nay, mặc dù ở nước ta đã có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và
tham gia phân phối xăng dầu, nhưng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
luôn là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường trong nước (chiếm khoảng 60% thị


phần) và vị trí này có lẽ sẽ khó có sự thay đổi trong tương lai gần. Ngoài Tập đoàn
xăng dầu Việt Nam thì các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng
1
dầu khác cũng đều là của Nhà nước, điều này cho thấy: Thị trường xăng dầu ở Việt
Nam vẫn có độc quyền nhóm, tính chủ động và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu còn nhiều hạn chế, hiệu quả kinh doanh chưa cao.
Công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu còn nhiều bất cập:
Nhà nước quản lý thị trường xăng dầu còn lỏng lẻo, nhiều sơ hở, tình trạng buôn
gian, bán lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu còn xảy ra ở rất nhiều
nơi, hoạt động tạm nhập tái xuất còn lộn xộn và chưa được giải quyết. Đặc biệt,
Nhà nước rất lúng túng trong việc điều hành và đối phó với sự biến động của giá
xăng dầu trên thị trường. Trước tình hình đó Nhà nước phải đổi mới quản lý hoạt
động kinh doanh xăng dầu nhằm đạt được mục tiêu: Ổn định thị trường, đồng thời
tạo điều kiện để cho doanh nghiệp chủ động, phát triển.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, luôn ở vị trí chiến lược lược trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam phải
được coi là một trong những mục tiêu trọng tâm trong việc hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Đất nước. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự
phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở
để từ đó đề xuất những giải pháp đưa thị trường xăng dầu Việt Nam hoạt động tự
do, minh bạch và vận hành đúng theo quy luật thị trường.
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về thị trường xăng dầu và
kinh doanh xăng dầu, đổi mới quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu ở
Việt Nam hoặc tổ chức kinh doanh, tái xuất của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
tuy nhiên các công trình nghiên cứu trước đây còn nhiều khoảng trống, chưa có để
tài hay công trình nào phân tích đánh giá toàn diện và trực tiếp nghiên cứu những
nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam dẫn đến tôi lựa
chọn đề tài: “Thị trường xăng dầu ở Việt Nam và các nhân tố tác động đến sự phát
triển” làm chuyên đề nghiên cứu sinh.
2. Mục đích của nghiên cứu

- Luận giải cơ sở lý luận và nhận diện các nhân tố tác động đến thị trường
xăng dầu ở Việt Nam;
- Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhân tố tác động tới sự phát triển
thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong những năm qua;
2
- Dự báo các nhân tố tác động đến sự vận động của thị trường xăng dầu Việt
Nam đến năm 2020;
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp để tăng cường sự tác động của các nhân
tố nhằm chuyển thị trường xăng dầu hiện nay vận hành theo đúng quy luật thị
trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố cơ bản tác động tới sự vận động của thị
trường xăng dầu Việt Nam đối với những sản phẩm xăng dầu chính (Xăng động cơ,
Dầu Diesel, Dầu Mazut, Dầu hỏa) phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải (xe cơ
giới, tàu thuyền), cho các hoạt động công nghiệp (lò đốt, nhà máy nhiệt điện…),
hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân (phương tiện đi lại, chạy máy phát điện gia đình,
bơm nước, đun nấu…). Do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thị trường xăng
dầu rất rộng, từ các khâu thuộc lĩnh vực thượng nguồn như: Tìm kiếm, thăm dò,
khai thác (cả ở trên bờ lẫn ngoài khơi), các khâu tồn trữ, chế biến (lọc, hóa dầu),
vận chuyển đến lĩnh vực hạ nguồn như: Bảo quản, phân phối, tiêu thụ (nhập khẩu,
bán buôn, bán lẻ). Ở trong mỗi khâu này lại bao gồm rất nhiều công đoạn yêu cầu
công nghệ, kỹ thuật, phương thức kinh doanh… khác nhau. Trong khuôn khổ nhất
định, Chuyên đề chỉ đi sâu phân tích lĩnh vực hạ nguồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Các nhân tố tác động tới các yếu tố của thị trường xăng
dầu ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay với các số liệu thứ cấp về thị trường xăng dầu
Việt Nam và số liệu sơ cấp về các nhân tố tác động đến phát triển thị trường xăng
dầu ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu dự kiến
Tác giả dự kiến sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp phổ biến nghiên cứu

kinh tế như: Hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê,
phương pháp dự báo trên các lý thuyết về kinh tế học, phương pháp nghiên cứu tại
bàn (Desk Stuty) và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (Field Study)
3
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề được
kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường xăng dầu và sự vận động của thị trường xăng
dầu trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam
Chương 2: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu ở Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam và tăng cường sự
tác động của các nhân tố đến quá trình phát triển thị trường
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1.1. Vai trò và đặc điểm của thị trường xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam
1.1.1. Vai trò của thị trường xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam
Xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu, là mặt hàng chiến lược, có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tham gia vào hầu hết các lĩnh vực: Hoạt
động sản xuất, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và đời sống xã hội.
Để tạo ra một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào thì cũng cần đến một
lượng xăng dầu nhất định, trong các ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ chi
phí xăng dầu là bộ phận chi phí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm.
Xăng dầu lại càng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng,
những phương tiện máy móc như: Ôtô, tàu thuỷ, máy bay…phục vụ cho diễn tập và
chiến đấu đều cần phải có xăng dầu để hoạt động.
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân
và sinh hoạt của đời sống nhân dân. Ở nước ta, thị trường xăng dầu không chỉ có ý

nghĩa đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn thực sự thúc đẩy sản xuất, góp phần ổn
định giá cả, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy cho Ngân sách Nhà nước.
Thời gian qua, giá cả xăng dầu trên thế giới đã liên tục diễn biến rất phức tạp,
Giá xăng dầu mang đầy màu sắc chính trị và rất nhạy cảm với tình hình chính trị - kinh
tế - quân sự của thế giới và được biểu hiện qua cung - cầu.
Giá cả biến động đã ảnh hưởng rất lớn dẫn đến nhiều nước rơi vào suy thoái
và lạm phát. Cuộc khủng hoảng toàn cầu từ năm 2008 đã làm chấn động đến đời sống
chính trị - kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, kể một số nền kinh tế lớn như:
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga… cũng bị đảo lộn, một trong những nguyên nhân
chủ yếu là do sự biến động của giá dầu trên thế giới.
Đứng trước khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng,
Chính phủ Việt Nam sử dụng rất nhiểu cơ chế, biện pháp trong đó đã can thiệp vào
5
cơ chế giá xăng dầu bằng rất nhiều hình thức khác nhau, sử dụng các công cụ như:
Thuế, phí, quỹ hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu…để điều tiết cơ chế giá nhằm ổn định
giá bán xăng dầu trong nước, giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá tới nền kinh
tế quốc dân.
1.1.2. Đặc điểm của thị trường xăng dầu
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam được điều tiết bởi cơ chế quản lý của Nhà
nước, Nhà nước can thiệp rất sâu vào thị trường.
1.1.2.1. Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách giá
Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để từng bước mở
rộng quyền chủ động điều chỉnh giá cho các doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp
không thực sự được quyết định giá bán xăng dầu.
 Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu
Điều 27, Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ quy
định nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu
a- Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước;
b- Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều

chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều
này; có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và
được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá;
c- Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10)
ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịch
đối với trường hợp giảm giá; khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầu
mối đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
d- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và
phương án giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việc
điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6
1.1.2.2. Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách thuế
Nhà nước hiện đang áp dụng thu nhiều loại thuế đối với những doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu:
- Thuế nhập khẩu;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Thuế giá trị gia tăng;
- Phí xăng dầu;
- Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
Nhà nước đang áp dụng phương pháp đánh thuế nhập khẩu theo % của giá
CIF, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao thì thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt cũng
tăng theo (hai loại thuế này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các loại thuế xăng dầu),
Ngân sách Nhà nước do đó cũng tăng, Nhà nước thì có lợi vì thu được nhiều thuế,
nhưng các doanh nghiệp thì rất khó khăn vì khi giá bán lẻ của Nhà nước quy định
không tăng kịp với xu hướng tăng của giá quốc tế, dẫn đến tình trạng kinh doanh
không có hiệu quả ở các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Trái lại: Khi giá nhập giảm thì thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cũng
giảm theo. Ngân sách Nhà nước lại bị giảm đáng kể. Để bù đắp sự thiếu hụt Ngân

sách thì Nhà nước lại tăng thuế để đảm bảo nguồn thu. Song khi tăng thuế thì lại
kéo theo rất bất lợi cho nền kinh tế - xã hội.
1.1.2.3. Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng cách bù lỗ cho các
doanh nghiệp
Để ổn định thị trường, Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải
thực hiện nghĩa vụ nhập khẩu xăng dầu kể cả những thời điểm giá xăng dầu thế giới
có những biến động lớn. Các doanh nghiệp đồng thời phải đảm bảo có đủ nguồn
hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội nhưng chỉ được điều chỉnh
giá trong phạm vi cho phép để ổn định kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp lớn như:
Petrolimex, PVOIL, PETEC…phải thực hiện nhập khẩu đúng tiến độ, bán đúng giá
7
mà còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị là đảm bảo có nguồn xăng dầu bán theo
giá quy định tại các vùng núi, hải đảo xa xôi dẫn đến việc các doanh nghiệp bị lỗ
lớn trong nhiều thời điểm. Để khắc phục tình trạng này những năm qua, Nhà nước
đã bù lỗ khoản tiền rất lớn cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
1.1.2.4. Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được
kinh doanh xăng dầu
- Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, theo quy định tại Nghị định
số Số: 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ thì các Thương nhân có đủ
các điều kiện quy định dưới đây được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu xăng dầu:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
+ Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam,
bảo đảm tiếp nhận được tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận tải xăng
dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn (bảy ngàn tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp
hoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ 05 (năm) năm trở lên;
+ Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m
3
(mười

lăm ngàn mét khối) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phương tiện vận
tải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng
dài hạn từ 05 (năm) năm trở lên;
+ Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp
hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 05 (năm) năm trở lên để bảo đảm
cung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình;
+ Có hệ thống phân phối xăng dầu của mình: Tối thiểu 10 (mười) cửa hàng
bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu 40 (bốn mươi) đại
lý bán lẻ xăng dầu;
- Những tổ chức, cá nhân cần phải có những điều kiện cơ bản sau đây mới
được tham gia kinh doanh xăng dầu trong nước:
+ Chủ thể kinh doanh là tổ chức, tập thể hay cá nhân có đăng ký kinh doanh,
8
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
+ Được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý chấp nhận có đủ điều kiện kinh
doanh xăng dầu.
+ Có địa điểm tổ chức kinh doanh và được chính quyền sở tại cho phép kinh
doanh xăng dầu ở địa điểm kinh doanh.
+ Cơ sở vật chất, cửa hàng (trạm) kinh doanh xăng dầu phải đáp ứng được điều
kiện quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn phòng chống cháy nổ.
+ Cơ sở, cửa hàng xăng dầu phải có chứng nhận đảm bảo không làm mất vệ
sinh môi trường, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
+ Các dụng cụ đo lường: Đong đếm, bơm rót xăng dầu phải được cơ quan có
thẩm quyền kiểm duyệt, chứng nhận và niêm phong mới được đưa vào sử dụng.
+ Cán bộ - nhân viên tham gia kinh doanh xăng dầu phải hiểu biết về xăng
dầu, có bằng cấp, chứng chỉ chứng nhận phòng chống chảy nổ do công an Phòng
cháy - chữa cháy cấp.
+ Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như: Nộp thuế,
phí xăng dầu…với Nhà nước và chính quyền địa phương theo quy định.
1.1.2.5. Thị trường xăng dầu còn có những đặc điểm khác

Xăng dầu là loại hàng hoá có tính đặc thù, vì vậy ngoài việc tuân thủ các quy
luật của thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả … như
các loại hàng hoá khác thì thị trường xăng dầu còn có những đặc điểm riêng:
- Khi kinh doanh xăng dầu trên thị trường đòi hỏi việc đảm bảo tuyệt đối an
toàn; công tác phòng chống cháy nổ là hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa sống
còn. Mặt hàng xăng dầu có những tính chất lý hóa riêng, trong thành phần của Xăng
dầu có nhiều hoá chất độc hại cho cơ thể con người như: Lưu huỳnh, chì, Octan;
mùi của xăng dầu rất độc, ảnh hưởng lớn đến môi trường, nếu như xăng dầu bị rơi
vãi có thể phá huỷ môi trường sinh thái do đó cần đặc biệt lưu ý đến các biện pháp
bảo vệ môi trường, phòng ngừa độc hại cho con người khi tham gia kinh doanh
xăng dầu.
- Thị trường xăng dầu chịu tác động lớn từ các quan hệ chính trị quốc tế và
9
trong nước, vì vậy thị trường xăng dầu phải được đặt trong tổng thể các mối quan
hệ quốc tế và chủ trương, đường lối đối ngoại của quốc gia. Ở nhiều thời điểm (đặc
biệt là từ khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Mỹ là Liên quân với Irắc năm 2003) giá
dầu trên thị trường thế giới biến động rất mạnh, các nước lớn như: Mỹ, Anh,
Pháp… đều tranh giành quyền kiểm soát dầu mỏ ở khu vực Vùng Vịnh, các nước
này luôn sử dụng chiêu bài cấm vận và gây áp lực tới các nước có nguồn dầu mỏ
lớn như: Iran, Syry… nhằm thâu tóm nguồn lợi về mình, mặt khác mặt hàng xăng
dầu được coi như là “vũ khí lợi hại” trong các quan hệ về chính trị - quân sự trên
bình diện quốc tế.
- Thị trường xăng dầu phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế quốc tế và mỗi nước,
thời gian qua (điển hình là năm 2008) đã chứng kiến sự sụp đổ đồng loạt của nhiều
định chế tài chính khổng lồ, hàng loạt các sự kiện tồi tệ chưa từng có trong hàng trăm
năm qua đã xảy ra. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, thị trường xăng dầu đã
trải qua những biến động lớn nhất trong lịch sử, Giá dầu mỏ ở đầu năm 2008 từ khoảng
90 USD/thùng leo lên 100 USD/ thùng vào ngày 20/02/2008 và đạt mức kỷ lục 147
USD/thùng trong ngày 11/07/2008, ngay sau đó giá lại rơi vào giai đoạn tụt dốc, ngày
19/02/2009 giá dầu ở mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây: Chỉ còn 34,64

USD/thùng giảm 76,43% so với mức giá ở lúc đỉnh điểm. Nguyên nhân sâu xa của
hiện tượng giá dầu giảm mạnh là do nhu cầu sử dụng dầu lớn trên thế giới sụt giảm do
khó khăn về kinh tế.
- Thị trường xăng dầu ở nước ta chủ yếu tập trung ở khâu hạ nguồn. Hàng
năm, nước ta tiêu thụ khoảng 11 - 12 triệu tấn xăng dầu các loại, kim ngạch nhập
khẩu lên tới hàng chục tỷ USD, đây là mặt hàng có số lượng nhập khẩu lớn và kim
ngạch nhập khẩu khổng lồ so với các mặt hàng nhập khẩu khác.
- Thị trường xăng dầu ở nước ta không chỉ là thị trường hàng hóa, dịch vụ
thông thường mà còn là vật tư nhiên liệu thiết yếu cho sản xuất, dịch vụ với những
cơ chế đặc thù.
1.2. Các yếu tố cơ bản của thị trường xăng dầu
10
- Cung xăng dầu
Cung xăng dầu là số lượng xăng dầu mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu
xăng dầu có khả năng bán và sẵn sàng bán ra ở các mức giá khác nhau.
Nguồn cung xăng dầu vận động theo xu hướng tỷ lệ thuận với giá cả, giá cao
thì cung tăng, giá thấp thì cung giảm. Ngoài tác động của giá cả, cung xăng dầu còn
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Chính trị, xã hội, nguồn tài nguyên dầu
mỏ, trình độ khoa học công nghệ, nhu cầu tiêu dùng…
Nguồn cung xăng dầu bao gồm nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất trong
nước, cho đến giai đoạn hiện nay, nguồn cung trong nước phụ thuộc rất lớn vào
nguồn nhập khẩu.
- Mặt hàng nhập khẩu: Những năm gần đây, mặt hàng xăng dầu nhập khẩu
vào nước ta rất phong phú và đa dạng, số liệu cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Số liệu nhập khẩu xăng dầu năm 2010 và 2011
Mặt hàng
Năm 2010 Năm 2011
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
(tấn) (1.000 USD) (tấn) (1.000 USD)
Xăng dầu các loại

9,526,981 6,074,812,183 10,856,771 10,038,986,271
Xăng 1,967,643 1,398,079,645 2,239,126 2,306,831,414
Diesel 4,914,777 3,238,246,448 5,602,846 5,440,254,033
Mazut 1,779,740 807,275,283 2,028,904 1,291,640,453
Nhiên liệu bay 832,857 609,893,964 949,457 963,632,463
Dầu hoả 31,964 21,316,843 36,439 36,627,908
Nguồn: Vinanet - Bộ công thương
Nguồn xăng dầu ở nước ta hiện nay cơ bản được nhập khẩu từ nước ngoài,
những mặt hàng xăng dầu chủ yếu được các Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu ở Việt Nam nhập khẩu là: Xăng; Dầu Diesel (DO), Dầu mazút (FO),
Nhiên liệu máy bay, Dầu hoả.
- Thị trường nhập khẩu: Nước ta nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường ở
nhiều nước trên thế giới: Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Thái
Lan, Indonesia, Malaysia, nhưng nguồn nhập khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng cao là ở
các thị trường: Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
Bảng 1.2: Thị trường nhập khẩu xăng dầu năm 2010, 2011
11
Tên Quốc gia
nhập khẩu
Năm 2010 Năm 2011
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
(tấn) (1.000 USD) (tấn) (1.000 USD)
Tổng cộng
9,526,981 6,074,812,183 10,856,771 10,038,986,271
Đài Loan 1,151,987 787,433,625 1,420,944 1,389,365,457
Hàn Quốc 1,207,076 808,571,449 1,116,283 1,095,288,360
Hồng Kông 15,529 16,620,424 17,722 17,279,577
Malaysia 713,003 353,428,433 501,362 38,261,664
Nga 291,725 187,654,445 206,942 186,340,352
Nhật Bản 68,147 46,253,122 126,797 116,426,734

Singapore 3,488,795 2,073,211,834 5,371,937 5,154,755,827
Thái Lan 929,234 644,306,599 780,838 743,945,245
Trung Quốc 1,661,485 1,157,332,251 1,313,945 1,297,323,057
Nguồn: Vinanet - Bộ công thương
- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thay đổi theo từng năm, trong đó mặt hàng
xăng có xu hướng tăng, còn các mặt hàng khác như: Diesel, Dầu hoả, Dầu mazút có
xu hướng giảm. Cơ cấu thay đổi vì các lý do sau:
+ Nhu cầu về mặt hàng xăng của nước ta hiện nay là rất cao, nguyên nhân là
do các phương tiện tham gia giao thông sử dụng nhiên liệu xăng như: Ôtô, xe máy
tăng mạnh nên số lượng xăng tiêu hao ngày càng lớn, do đó phải tăng lượng nhập
khẩu mặt hàng xăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Giá cả của các mặt hàng: Diesel, Dầu hoả, Dầu mazút trên thị trường thế
giới càng ngày càng tăng cao, mặt khác do sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên
định mức tiêu hao nhiên liệu của máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu Diesel, Dầu
mazút giảm xuống do vậy sản lượng nhập các mặt hàng đó có xu hướng giảm.
- Các nhà cung cấp: Có rất nhiều các nhà cung cấp mặt hàng xăng dầu cho
Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, thời gian gần đây có
khoảng 30 nhà cung cấp điển hình là các nhà cung cấp lớn như: BP, Shell, Winton,
Unipec, SK Energy, Kuo Oil, Elico Oil, Vitol, Simosa, Projector
Phát triển nguồn hàng nhập khẩu biểu hiện ở việc tăng số lượng thị trường
nhập khẩu hoặc tăng số lượng nhà cung cấp hoặc tăng quy mô, sản lượng các mặt
hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh Xăng dầu ở Việt Nam trong
12
những năm gần đây phát triển nguồn hàng không diễn ra theo xu hướng tăng nguồn
hàng, nhà cung cấp hay sản lượng mà nó lại thể hiện ở việc các doanh nghiệp đã tạo
dựng được một hệ thống nguồn hàng nhập khẩu khá ổn định và hiệu quả, đảm bảo
đáp ứng đủ nguồn cung cho thị trường trong nước với giá cả hợp lý.
- Cầu xăng dầu
Cầu xăng dầu là số lượng xăng dầu mà người mua có khả năng mua và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau. Tổng hợp các nhu cầu của khách hàng tạo nên

cầu hàng hóa.
Tổng nhu cầu xăng dầu bao gồm: Nhu cầu cho giao thông vận tải, công
nghiệp, thương mại dịch vụ, an ninh - quốc phòng, nhu cầu cho tái xuất, nhu cầu
cho bổ sung dự trữ.
Cầu xăng dầu vận động theo xu hướng tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa, khi
giá cao thì nhu cầu nhu cầu giảm do người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm để cắt giảm
chi phí, mặt khác khi giá cả giảm thì nhu cầu tăng lên. Tuy nhiên xăng dầu là mặt
hàng thiết yếu nên nhiều khi giá có tăng hoặc giảm mạnh thì người tiêu dùng vẫn
bắt buộc phái sử dụng một lượng xăng dầu nhất định chứ không thể thay thế xăng
dầu bằng mặt hàng khác.
Ngoài tác động của giá cả, cầu xăng dầu còn chịu tác động của các nhân tố:
Thu nhập của người dân, nguồn cung xăng dầu, quy mô của thị trường, giá cả của
những hàng hóa khác có liên quan, mong muốn của người tiêu dùng.
- Giá cả
Giá cả của xăng dầu là sự biểu hiện bằng tiền của của giá trị hàng hóa trên
thị trường. Giá cả xăng dầu lên xuống xoay quanh giá trị thực của nó và chịu tác
động của các quy luật nền kinh tế thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật giá
trị, quy luật cạnh tranh…
Giá cả xăng dầu là một đại lượng biến động liên tục do những nhân tố ảnh
hưởng đến thị trường. Người mua xăng dầu đại diện cho cầu hàng hóa, còn người
bán xăng dầu thì đại diện cho cung hàng hóa, theo quy luật thị trường thì người mua
luôn mong muốn mua được hàng với giá thấp, còn người bán thì luôn mong muốn
bán với giá cao. Tuy nhiên giá cả của xăng dầu được hình thành trên thị trường là
13
mức giá mà người mua và người bán đều chấp nhận được.
Giá cả xăng dầu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: Tình hình chính
trị - kinh tế thế giới, quan hệ cung cầu…
Xăng dầu là mặt hàng quan trọng cần thiết cho hoạt động kinh tế, chính trị
của mọi quốc gia. Giá xăng dầu ngoài việc phụ thuộc vào thời gian còn phụ thuộc
vào rất nhiều biến, trong đó có các biến độc lập lẫn các biến ngẫu nhiên như trạng

thái nền kinh tế thế giới (suy thoái hay phát triển), kết quả thăm dò khai thác của
các nước, đặc biệt là các nước ngoài khối OPEC, mức độ thay thế của các nguồn
năng lượng.
Với những ưu thế về mặt trữ lượng dầu mỏ, không khó để khẳng định rằng
trong tương lai OPEC vẫn là nhà cung cấp chính cho thị trường dầu mỏ. Trong ngắn
hạn OPEC vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng lên giá xăng dầu.
Trong năm năng lực cạnh tranh, ảnh hưởng lớn nhất vẫn là quyền lực người
mua. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất lớn các nước công nghiệp phát triển như:
Mỹ, Nhật,Trung Quốc… vẫn là các thị trường tiêu thụ xăng dầu khổng lồ. Với
quyền lực về: Chính trị, chính sách thuế quan, chính sách bảo vệ môi trường là
những công cụ hữu hiệu để người mua chống lại những diễn biến bất thường của
giá dầu mỏ trên thị trường và ngăn không cho OPEC thực hiện quyền lực độc quyền
của mình trong trung và dài hạn.
Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường xăng dầu. Vì vậy giá xăng dầu
trong nước cũng thường xuyên biến động theo giá thị trường thế giới. Tuy nhiên
Nhà nước vẫn nắm quyền quản lý bằng việc điều chỉnh giá hoặc tăng, giảm thuế
nhập khẩu và các loại thuế, phí khác; qua đó quyết định mức giá tới tay người tiêu
dùng.
- Cạnh tranh
Cạnh tranh là sự tranh giành giữa các nhà sản xuất và kinh doanh trên thị
trường nhằm lôi kéo được khách hàng về phía mình.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu cạnh tranh với nhau nhằm thực hiện các chức năng:
14
+ Giá cả các mặt hàng xăng dầu giảm xuống;
+ Các doanh nghiệp phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh
doanh, tìm mọi biện pháp để tiết giảm chi phí;
+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng áp dụng thành tựu của kỹ
thuật mới tiên tiến và khoa học công nghệ tiến bộ;
+ Cạnh tranh là công cụ tước đi tính độc quyền của các doanh nghiệp kinh

doanh xăng dầu; đưa lĩnh vực kinh doanh này hoạt động theo quy luật của thị
trường.
Để có được chiến lược cạnh tranh đúng đắn, các doanh nghiệp cần phải xác
định trạng thái cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh tự do, cạnh tranh hoàn hảo,
cạnh tranh mang tính độc quyền, cạnh tranh hỗn tạp…
Việc xác định trạng thái cạnh tranh của thị trường xăng dầu hiện nay là cạnh
tranh mang tính độc quyền đã cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sớm
nhận biết được cách thức để làm việc cũng như để đánh giá chính xác hơn các
phương pháp mà doanh nghiệp đang tiến hành để giành thắng lợi trong kinh doanh.
Các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trước hết là tác động tới việc giảm lợi
nhuận siêu ngạch do độc quyền mang lại, tiếp đến là quá trình tiết giảm chi phí để
tăng khả năng cạnh tranh dẫn lợi nhuận giảm. Sự cạnh tranh này làm cho đường vận
động của xăng dầu được điều chỉnh từ các cảng nhập đầu mối đến nơi tiêu thụ bằng
con đường ngắn nhất, bằng phương tiện vận chuyển có giá cước thấp nhất và ít qua
khâu trung gian nhất, đó là lợi ích chung của toàn xã hội khi hình thành được chi
phí tối ưu để lưu thông hàng hóa. Xét trên góc độ của người tiêu dùng, cạnh tranh
làm cho người tiêu dùng được quyền lựa chọn các mặt hàng xăng dầu tốt nhất, tại
địa điểm mong muốn nhất với giá cả hợp lý.
1.3. Những nội dung cơ bản về phát triển thị trường xăng dầu, động thái phát
triển thị trường xăng dầu
1.3.1. Những nội dung cơ bản về phát triển thị trường xăng dầu
Có thể quan niệm: Phát triển thị trường xăng dầu là tổng hợp các cơ chế, các
biện pháp của Nhà nước và cách thức của các doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng
15
xăng dầu tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa, từ đó mở rộng được thị phần, tăng
quy mô kinh doanh, tăng được lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Nội dung về phát triển thị trường xăng dầu bao hàm nhiều vấn đề, có thể tiếp
cận hai góc độ:
a. Phát triển theo hình thức thị trường, nội dung phát triển thị trường
xăng dầu gồm:

- Phát triển theo chiều rộng: Là việc mở rộng thị trường tiêu thụ xăng dầu
theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở mang mặt hàng, tăng số
lượng khách hàng.
Để phát triển thị trường theo hướng này thì các doanh nghiệp đầu mối nhập
khẩu xăng dầu phải mở rộng tiêu thụ xăng dầu bằng cách:
+ Phát triển thị trường nhập khẩu xăng dầu, đa dạng hóa các nhà cung cấp.
+ Mở rộng mạng lưới bán buôn trong nước (các Tổng Đại lý, các Đại lý) và các
cửa hàng bán lẻ tại những địa điểm mới, tăng số lượng cán bộ quản lý, nhân viên bán
hàng và tiếp thị, tăng năng lực và quy mô bằng cách tăng giờ làm việc, tăng ca bán
hàng… để tăng khối lượng sản phẩm cung ứng trên thị trường.
+ Phát triển thêm những thị trường tái xuất, chú trọng mở rộng thêm thị
trường ở Lào và Cămphuchia.
Phát triển thị trường xăng dầu theo chiều rộng có thể làm cho sản lượng và
doanh số bán hàng tăng lên nhưng chưa thể khẳng định là có hiệu quả kinh tế cao,
phát triển theo chiều rộng chỉ phản ánh được sự tăng thêm về lượng cho doanh
nghiệp.
- Phát triển theo chiều sâu: Là việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu, đây thực sự là sự phát triển về chất. Doanh nghiệp đẩy mạnh
tiêu thụ xăng dầu trên cơ sở thị trường và năng lực hiện có của doanh nghiệp.
Để phát triển thị trường theo chiều sâu thì mỗi doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu phải chú trọng về chất lượng của các chủng lọai xăng dầu, cải tiến công
tác quản trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư vào công tác quảng cáo, tiếp thị… để
tăng thêm nhu cầu của khách hàng và kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của
16
doanh nghiệp.
Phát triển thị trường xăng dầu theo chiều sâu không những làm cho doanh
nghiệp bán ra số lượng xăng dầu tăng lên mà còn làm tăng tỷ suất lợi nhuận của
doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
b. Phát triển theo yếu tố thị trường, nội dung phát triển thị trường xăng
dầu gồm:

- Phát triển khách hàng: Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ tìm mọi
cách để tăng số lượng người mua các sản phẩm xăng dầu.
Để phát triển thị trường theo hướng này thì các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu phải đẩy mạnh các hoạt động marketing mà chủ yếu là phát triển các hình
thức quảng cáo, tiếp xúc với khách hàng, các họat động yểm trợ xúc tiến bán hàng.
Có như vậy thì doanh nghiệp mới tăng được số lượng xăng dầu bán ra do lượng
khách hàng mua tăng lên, dẫn đến doanh số bán hàng tăng lên.
- Phát triển mặt hàng: Theo hướng này, các doanh nghiệp đầu mối kinh
doanh xăng dầu tìm cách phát triển thị trường bằng việc đưa vào kinh doanh các
mặt hàng xăng dầu mới như Xăng Mgas 98, Dầu Diesel chất lượng cao hơn các
loại dầu hiện có trên thị trường. Các chủng loại xăng dầu mới này có thể khai
thác bằng nguồn nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước trong thời gian tới.
Phát triển thị trường theo hướng này, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu
xăng dầu phải đấy mạnh các họat động nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu
mới của khách hàng cũng như các họat động marketing quảng bá sản phẩm tới
người tiêu dùng, khi đó doanh nghiệp sẽ tăng được chủng lọai xăng dầu cung ứng ra
thị trường, kết quả sẽ tăng được doanh số bán hàng và lợi nhuận cũng tăng lên.
- Mở rộng phạm vi địa lý: Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ xâm
nhập vào thị trường mới để mở rộng tiêu thụ.
Để phát triển thị trường theo hướng này thì các doanh nghiệp phải đẩy mạnh
các họat động nghiên cứu khu vực thị trường mới, nếu thành công thì các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu sẽ mở rộng thị trường về mặt không gian, số lượng người mua
17
tăng, mặt khác số lượng sản phẩm tiêu thụ cũng tăng lên do thị trường tiêu thụ được
mở rộng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng.
1.3.2. Động thái phát triển thị trường xăng dầu
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng định quyết tâm của
Đảng ta: Kiên quyết xoá bỏ quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với
khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế.
Tư tưởng đổi mới của Đại hội VI đã tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ trong

mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, ngành xăng
dầu đã bước đầu định hướng mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các
đơn vị, từng bước tạo ra những chuyển hướng phù hợp với cơ chế quản lý mới, có
hiệu quả, đảm bảo đáp ứng ngày càng cao nhu cầu cung ứng xăng dầu cho nền kinh
tế đất nước trong thời kỳ đổi mới.
- Cung: Nguồn cung xăng dầu đáp ứng cho tiêu dùng trong nước từ ngày
thành lập cho đến thời điểm trước năm 1990 chủ yếu do Tổng công ty xăng dầu
Việt Nam đảm nhận thì đến nay đã có 11 doanh nghiệp đầu mối tham gia nhập khẩu
và phân phối xăng dầu.
Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh theo từng năm, bình quân năm sau
cao hơn năm trước từ 8% - 9%. Năm 1995 lượng xăng dầu nước ta nhập khẩu chỉ là
4,51 triệu tấn, đến năm 2000 là 7,82 triệu tấn (tăng 73,39% so với năm 1995), năm
2011 nước ta đã nhập khẩu gần 11 triệu tấn xăng dầu các loại (tăng 39,66% so với
năm 2000).
Cuối năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Số 1 Dung Quất đi vào hoạt động sản
xuất ổn định thì thị trường sẽ được bổ sung thêm nguồn cung xăng dầu được sản xuất
từ trong nước. Nhà nước đang khẩn trương đầu tư xây dựng các Nhà máy lọc dấu số:
2, 3, 4 để tới năm 2015 sẽ chủ động đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng
xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, số lượng còn lại sẽ được nhập khẩu từ nước
ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Cầu: Các sản phẩm xăng, dầu là nhiên liệu thiết yếu mang tính chiến lược
và có tác động trực tiếp tới hoạt động của hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc
18
dân và đời sống dân cư tại Việt Nam. Kể từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế thì tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm tăng trưởng khá cao (từ 7% - 8%), kinh tế tăng trưởng
nhanh kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam cũng tăng bình quân năm
sau cao hơn năm trước từ 8% - 9%. Vì vậy lượng xăng dầu tiêu dùng bình quân/đầu
người ở nước ta cũng tăng mạnh trong thời gian qua.
Bảng 1.3: Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam qua các năm
ĐVT: %

STT Năm
Lượng tiêu dùng XD
BQ/người (tấn/người)
Tỷ lệ tăng trưởng
(%)
1 1995 0,06 -
2 2000 0,10 66
3 2011 0,16 60
Nguồn: Vinanet - Bộ công thương
Trong đó, nhu cầu xăng có xu hưởng tăng cao còn DO, FO, nhiên liệu máy
bay, Kerosene có xu hướng giảm. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu của Việt Nam
chủ yếu tập trung ở khu vực: Giao thông vận tải, Công nghiệp, Thương mại và dịch
vụ, Nông nghiệp…
Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu đa dạng của các hộ tiêu thụ sẽ được đáp ứng đầy
đủ, thị trường xăng dầu tới đây phát triển theo quy luật của thị trường.
- Giá cả: Thị trường xăng dầu Việt Nam đã từng bước hòa nhập với thị
trường xăng dầu của thế giới. Giá cả xăng dầu dần phải tuân theo quy luật của thị
trường.
Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được tự chủ kinh doanh, chủ
động điều chỉnh giá bán, cơ chế này sẽ giúp thị trường linh hoạt với diễn biến giá
xăng dầu thế giới. Đối với người tiêu dùng, điều dễ nhận thấy là sẽ được hưởng cơ
chế giá sát với thị trường, đồng thời có được lợi ích từ sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp tạo ra.
Tuy nhiên, Nhà nước vẫn có khung pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh
và nhất là giá thành của các doanh nghiệp. Hướng quản lý này nhằm giảm tối thiểu
sai lệch và bất hợp lý trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực thích nghi của
19
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, bảo đảm cung cầu, không để đầu cơ gây đột
biến về giá cả. Thậm chí, Nhà nước sẽ quản lý mạnh mẽ hơn trong các nguyên tắc
minh bạch tài chính.

Bên cạnh đó là việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có biến động
ngoài ra, biện pháp xây dựng khung giá - thuế tương đương vẫn có thể được thực
hiện. Đây có thể là biện pháp bắt buộc, ngăn chặn hành vi trì hoãn giảm giá của
doanh nghiệp khi giá thị trường xuống thấp.
Thời gian qua, giá xăng dầu đã diễn biến theo xu hướng có tăng, có giảm
theo thị trường chứ không phải chỉ có tăng như ở các thời điểm trước đây. Đây thực
sự là tín hiệu đáng mừng cho thị trường xăng dầu ở Việt Nam khi bước vào họat
động kinh doanh trong xu thế cạnh tranh thực sự.
- Cạnh tranh: Những năm trước đây, trên thị trường xăng dầu ở Việt Nam
chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động kinh doanh xăng dầu là Tổng công ty Xăng
dầu Việt Nam, nhưng gần đây ngoài Petrolimex đã xuất hiện một số doanh nghiệp
đầu mối kinh doanh xăng dầu khác, các doanh nghiệp này có định hướng phát triển
và có chiến lược kinh doanh tạo nên sức mạnh cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị
trường và mở rộng khách hàng - đây chính là quy luật của sự vận động phát triển.
Sự xuất hiện nhiều tổ chức kinh doanh xăng dầu đã hạn chế bớt sự độc quyền của tổ
chức kinh doanh xăng dầu duy nhất là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và có tác
dụng lớn là đưa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động theo quy tắc của
thị trường.
Từ khi nước ta mở cửa thị trường theo quy định của các tổ chức quốc tế
(AFTA, WTO ) thì sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu cũng như từ các hãng xăng dầu quốc tế rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có tính chuyên nghiệp rất cao.
Để thích nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động và mức độ cạnh
tranh ngày càng trở lên gay gắt, các doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính rất
hùng mạnh, địa bàn hoạt động rộng lớn, công nghệ quản lý tiên tiến, đội ngũ cán bộ
có trình độ cao. Các doanh nghiệp cần xây dựng được các mối quan hệ mật thiết với
20
các nhà cung cấp trong và ngoài nước, phát triển hệ thống kênh phân phối rộng
khắp để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập, mặt khác phải từng bước chi
phối thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước, từng bước tham gia hoạt động

kinh doanh trên thị trường quốc tế và thực hiện nhiệm vụ về đảm bảo an ninh xăng
dầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
1.4. Kinh nghiệm của các nước về điều tiết và phát triển thị trường xăng dầu
1.4.1. Trung Quốc
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của
đại lục Á - Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Trung
Quốc có diện tích: 9,6 triệu km
2
; dân số hơn 1,3 tỷ người.
Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường mang
màu sắc Trung Quốc từ năm 1980. Đại hội 15 Đảng cộng sản Trung Quốc (9/1997)
đã đưa ra cương lĩnh xây dựng phát triển kinh tế Trung Quốc đầu thế kỷ 21 với 3
bước lớn:
Bước 1: Từ năm 2000 - 2010, tăng gấp đôi GDP so với năm 2000, nâng cao
đời sống nhân dân từ mức khá giả lên giàu có;
Bước 2: Từ năm 2010 - 2020, kinh tế quốc dân phát triển hơn và các chế độ
hoàn thiện hơn;
Bước 3: Từ năm 2020 - 2049, cơ bản hoàn thành hiện đại hoá, Trung Quốc
trở thành nước XHCN giầu mạnh, dân chủ, văn minh.
Từ đó đến nay nền kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng cao nhất thế giới,
luôn duy trì ở mức 7% - 9%/năm, vì vậy nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ngày càng lớn.
Lượng xăng dầu tiêu thụ của Trung Quốc tăng trưởng hàng năm từ 9% - 10,5%.
Do tiêu thụ xăng dầu rất lớn nên nền kinh tế Trung Quốc ngày càng chịu ảnh
hưởng trước những biến động của giá dầu trên thị trường thế giới, vì vậy Chính phủ
Trung Quốc nhận thức phải thay đổi chế độ định giá cứng nhắc tuy nhiên Trung
Quốc vẫn đang tiến hành từng bước rất thận trọng:
Tháng 6/1998, Chính phủ đã loại bỏ chính sách ấn định giá xăng dầu trong
nhiều thập kỷ trước đó và bắt đầu trao cho những người bán lẻ xăng dầu sự linh
21
động, Chính phủ Trung Quốc thiết lập “giá định hướng của Nhà nước”, cụ thể: Giá

bán lẻ được phép thả nổi trong khoảng + 5% so với giá định hướng của Nhà nước.
Năm 2000, Chính phủ bắt đầu liên kết việc định giá với thị trường Quốc tế,
sử dụng giá dầu trên thị trường Singapore như là một tham chiếu trong việc thiết lập
“giá định hướng” đối với thị trường xăng dầu nội địa. Nguyên tắc là khi giá dầu tại
Singapore dao động khoảng + 8% so với “giá định hướng” thì Trung Quốc sẽ điều
chỉnh giá định hướng.
Tháng 11/2001, Trung Quốc không chỉ quan quan sát một thị trường
Singapore mà quan sát tới ba thị trường nước ngoài: Sigapore, Rotterdam, New
York và sử dụng giá bình quân gia quyền của ba thị trường này để tham chiếu cho
việc định giá xăng dầu nội địa.
Đến năm 2006, giá bán lẻ xăng dầu được quyền tính lên biên độ + 8% so với
giá định hướng quy định thay cho biên độ + 5%. (Riêng mặt hàng Mazut đã hoàn
toàn áp dụng theo cơ chế thị trường từ năm 2002).
Uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia đang sớm xem xét phá bỏ việc neo giá
sản phẩm dầu bán tại Trung Quốc với các giá ở thị trường: Sigapore, Rotterdam và
New York, thay vào đó Chính phủ sẽ xem xét những ảnh hưởng của giá dầu thô
Brent, Dubai và Minas là những nơi mà phản ánh giá thích hợp hơn.
Trung Quốc có hai Doanh nghiệp lớn là Tổng công ty Dầu khí quốc gia
Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí và Hoá chất Trung Quốc (Sinopec)
vừa tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí vừa sản xuất và phân phối xăng dầu.
Hai Tổng công ty này kiểm soát phần lớn ngành công nghiệp hoá dầu của nước này
và chiếm tới 85% thị phần của cả nước. Trường hợp khi giá xăng dầu thế giới tăng
cao, để kiềm chế giá xăng dầu trong nước, Chính phủ chỉ đạo CNPC và Sinopec
tăng sản xuất để cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.
Hiện nay thị trường xăng dầu Trung Quốc còn nằm trong quyền lực “bàn tay
hữu hình” của Chính phủ, tuy nhiên sự can thiệp của Chính phủ Trung Quốc khá
kịp thời và phù hợp với diễn biến phức tạp của thị trường. Chính phủ Trung Quốc
22
đang thực thi lộ trình để sớm liên kết giá dầu nội địa với giá dầu quốc tế thông qua
việc điều chỉnh thích hợp.

1.4.2. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc
khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu, với 3,79 triệu
dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về
tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ
lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính theo PPP năm 2011 là
13.860 tỷ USD (khoảng 21% tổng sản lượng thế giới dựa trên tính theo sức mua
tương đương).
Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ lượng xăng dầu lớn nhất thế giới do đó bị ảnh
hưởng rất lớn khi giá xăng dầu biến động, Chính phủ Hoa Kỳ thực thi rất nhiều biện
pháp để giữ ổn định thị trường xăng dầu, việc điều tiết thị trường xăng dầu, được
vận dụng rất linh hoạt Luật cạnh tranh và Luật điều tiết giá cả, cụ thể như sau:
- Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp để chống các hiện tượng thao túng thị
trường xăng dầu bất hợp pháp;
- Yêu cầu các Công ty năng lượng phải tái đầu tư vào việc mở rộng công suất
của các Nhà máy lọc dầu;
- Minh bạch thị trường xăng dầu bằng hình thức công bố giá bán bình quân
trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và có căn cứ lựa
chọn những trạm xăng dầu có giá bán phù hợp. Việc công bố công khai mức giá
bán bình quân đã định hướng cho các trạm xăng đưa ra mức giá cạnh tranh để thu
hút khách hàng;
Chính phủ Hoa Kỳ chủ trương để thị trường vận hành theo quy luật thị
trường, tôn trọng cạnh tranh để các yếu tố của thị trường như: Cung, cầu, giá cả và
cạnh tranh. Các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong khuôn khổ của luật pháp Liên
Bang và của từng Bang.
1.4.3. Nhật Bản
Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 379.954 km² nằm xoải theo bên sườn
phía đông lục địa châu Á, dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128
23

×