Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ASC thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.68 KB, 99 trang )

Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Kiểm tra chi tiết số dư trong chương trình kiểm toán đối với các
khoản mục phải thu( y : cuối năm: I: trong năm)
Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán đối với các nghiệp vụ về nợ phải thu khách
hàng
Bảng 1.3 Mục tiêu kiểm toán đối với số dư tài khoản nợ phải thu khách hàng
Bảng 2.1 Doanh thu qua các năm
Bảng 2.2 Bộ máy tổ chức của Công ty theo cấp bậc
Bảng 2.3 Khảo sát đánh giá khách hàng
Bảng 2.4 Bảng phân tích cơ bản hoạt động kinh doanh
Bảng 2.5 Chương trình kiểm toán cho khoản mục nợ phải thu của công ty A
Bảng 2.6 Bảng minh họa Báo cáo kiểm toán của Công ty ASC
Bảng 2.7 Bảng trích dẫn thư quản lý gửi Công ty A
Sơ đồ 2.8 Trình tự kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại Công ty ASC
Bảng 3.1 Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục
Chuyên Đề Cuối Khóa 1
BCĐKT : Bảng Cân đối kế toán
BCKQHĐKD : Báo cáo Kết quả Hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
HTKSNB : Hệ thống Kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
NXB : Nhà xuất bản
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


VNĐ : Việt Nam đồng
USD : Đô la Mỹ
PTKH : Phải thu khách hàng
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
Nợ phải thu khách hàng




LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triểu vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta đã từng bước vận động theo nền kinh tế thị
trường, hòa nhập vào xu thế chung của nền kinh tế khu vực và thế giới đặc biệt
với sự kiện trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm
2007 đã đưa tới cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức lớn. Để tận dụng thật
hiệu quả nhữ thuận lợi trên, chúng ta cần thu hút được vốn của nhà đầu tư trong
và ngoài nước, nhu cầu về minh bạch tài chính tạo tiền đề cho ngành kiểm toán ra
đời.
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, quá trình sản xuất kinh doanh của
mỗi DN luôn nằm trong mối quan hệ ràng buộc với các chủ thể khác, các

khách
hàng, nhà cung cấp và cơ quan quản lí của Nhà nước.
Chuyên Đề Cuối Khóa 2
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
Vì vậy, trong quá trình thực tập tại quá trình thực tập tại Công ty TNHH
kiểm toán ASC, được sự gợi ý và hướng dẫn tận tình của GV.Giang Thị Xuyến
cũng như các anh chị trong công ty, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình
kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH
Kiểm toán ASC thực hiện” cho chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.

Với đề tài đã lựa chọn, chuyên đề thực tập chuyên ngành của em được
trình bày trên cơ sở thực trạng quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại
Công ty TNHH kiểm toán ASC, từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị nhằm
hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này tại Công ty. Cụ thể chuyên đề bao
gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán BCTC và qui trình
kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH
kiểm toán ASC.
Chương 2 :Thực trạng qui trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong
kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ASC.

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán Nợ phải
thu
khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ASC.
Em mong rằng sau khi hoàn tất chuyên đề, em có thể thu được những kiến
thức thực tế về quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng nói riêng cũng như
quy trình kiểm toán nói chung. Bên cạnh đó, em cũng hy vọng với những cố gắng
nhất định của bản thân, chuyên đề sẽ có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các kế toán, kiểm toán viên cũng như sinh viên chuyên ngành
kế toán, kiểm toán trong các trường đại học.

Chuyên Đề Cuối Khóa 3
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………… 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………… 2
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………… 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BCTC
VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG
KIỂM TOÁN BCTC

1.1 Khái quát kiểm toán BCTC……………………………… 8
1.1.1 Khái niệm, nội dung, mục tiêu, nguyên tắc kiểm toán BCTC… 8
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản trong kiểm toán BCTC 10
1.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC…………………………………… 13
1.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán……………………………… 13
Chuyên Đề Cuối Khóa 4
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
1.1.3.2 Thực hiện kiểm toán………………………………… 16
1.1.3.3 Kết thúc công việc kiểm toán………………………… 16
1.2 Khái quát về kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 17
1.2.1 Ý nghĩ của kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC………………………………………………………… …… 17
1.2.2 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán Nợ phải thu khách hàng 17
1.2.3 Các sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán Nợ phải thu khách
hàng 20
1.3 Qui trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 21
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Nợ phải thu khách hàng 21
1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán Nợ phải thu khách hàng 22
1.3.2.1 Khảo sát kiểm soát đối với Nợ phải thu khách hàng 22
1.3.2.2 Áp dụng thủ tục phân tích đối với Nợ phải thu khách hàng 25
1.3.2.3 Kiểm tra chi tiết Nợ phải thu khách hàng 26
1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán Nợ phải thu khách hàng 30
Chương 2 :THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN ASC
2.1 Tổng quan chung về công ty TNHH kiểm toán 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH kiểm toán
ASC 31
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH kiểm toán ASC 31
2.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của công ty 31

2.1.2.2 Đội ngũ nhân viên 32
2.1.2.3 Dịch vụ của ASC 32
2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán
ASC 33
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty TNHH kiểm toán ASC 34
2.1.4 Đặc điểm về khách hàng 36
Chuyên Đề Cuối Khóa 5
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN ASC 37
2.2.1 Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty ASC 37
2.2.2 Kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán…………………… ….40
2.3 Thực trạng qui trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC 42
2.3.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC cho khách hàng A 42
2.3.2 Thực trạng kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC
tại khách hàng A 51
2.3.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 51
2.3.2.2 Lập kế hoạch qui trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu 57
2.3.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán………………………… 63
2.3.2.3 Kết thúc kiểm toán 85
2.4 Tổng kết qui trình kiểm toán Nợ phải thu của công ty TNHH kiểm toán
ASC 88
Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
ASC
3.1 Nhận xét chung về qui trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ASC 90
3.1.1 Ưu điểm 90
3.1.2 Hạn chế 91

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng
trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ASC thực hiện 93
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách
hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ASC thực
hiện 94
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải thu
khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty ASC thực hiện 95
3.3 Điều kiện để thực hiện kiến nghị 100
Chuyên Đề Cuối Khóa 6
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
KẾT LUẬN 102
DOANH MỤC THAM KHẢO 103

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ KIỂM
TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BCTC
1.1.1 Khái niệm,nội dung, mục tiêu, nguyên tắc kiểm toán BCTC
a. Khái Niệm
Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên(KTV) độc
lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toánvề
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ
Chuyên Đề Cuối Khóa 7
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn,
chuẩn mực đã được thiết lập.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, đối tượng kiểm toán là các báo cáo tài chính,
gồm bảng cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ, và thuyết
minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính và
thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông tin không định lượng, phản

ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền
tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có thể phân
tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị.
b. Nội Dung
Báo cáo tài chính được kiểm toán bằng việc chia báo cáo tài chính thành
các bộ phận. Có hai phượng pháp tiếp cận kiểm toán báo cáo tài chính là phương
pháp trực tiếp và phương pháp chu kỳ. Do vậy nội dung kiểm toán theo hai
phương pháp này cũng khác nhau.
Phương pháp trực tiếp, tiếp cận báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu hoặc nhóm
các chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định v.v. Theo phương pháp này nộ
dung kiểm toán và đối tượng thong tin trực tiếp của kiểm toán là như nhau nên dễ
xác định. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính không hoàn toàn độc lập
với nhau nên việc triển khai kiểm toán theo hướng này thường không đạt hiệu
quả cao.
Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kỳ, theo phương pháp này, những chỉ tiêu
những chỉ tiêu có liên quan đến cùng một loại nghiệp vụ được nghin cứu trong
mối quan hệ với nhau. Các nghiệp vụ, các chỉ tiêu có thể khái quát thành chu kỳ
sau: chu kỳ mua vào và thanh toán, chú kỳ bán hàng và thu tiền chu kỳ nhân sự
và tiền lương, chu kỳ tồn kho chi phí và giá thành, chu kỳ huy động vốn và hoàn
trả và cuối cùng là tiền. Nội dung kiển toán trong mỗi chu kỳ này là kiểm toán
nghiệp vụ và kiểm toán số dư và số tiền trên báo cáo tài chính của các chỉ tiêu có
liên quan. Kiểm toán nghiệp vụ chp phép xác định hoặc thu hẹp phạm vi kiểm
toán cơ bản đối với các số dư hoặc số tiền trên báo cáo tài chính.
c. Mục Tiêu
Chuyên Đề Cuối Khóa 8
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính, hay
chính xác hơn là các thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán. Dựa trên
các bằng chứng thu thập được, đối chiếu với các tiêu chuẩn , chuẩn mực, những
quy định pháp lý về kế toán và các quy định khác có liên quan, kiểm toán viên

phải đi đến và đạt được ý kiến của mình về mức độ trung thực hợp lý của báo cáo
tài chính được kiểm toán vì vậy mục tiêu kiểm toán BCTC là: ‘‘giúp kiểm toán
viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiếm xác nhận rằng báo cáo tài chính có được
lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành(hoặc được chấp nhận) có
tuân thủ pháp luật có liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu hay không”. Ngoài ra‘‘Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính còn
giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục
nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Sự đạt được các mục
tiêu kiểm toán trên đây được biểu hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc
kiểm toán báo cáo tài chính đó là báo cáo kiểm toán và thư quản lý
d. Nguyên Tắc
Báo cáo kiểm toán tuy không khẳng định tính trung thực hợp lý của báo cáo tài
chính được kiểm toán nhưng có mức độ đảm bảo cao. Nhũng nguyên tắc cơ bản
sau sẽ chi phối quá trình đạt được sự đảm bảo ấy:
- Tuân thủ pháp luật
- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán
- Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp
.Tuân thủ pháp luật: kiểm toán phải luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp
luật của nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán.
.Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:
Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề kiểm toán kế toán gồm:
- Độc lập
- Chính trực
- Khách quan
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Chuyên Đề Cuối Khóa 9
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
- Tính bảo mật
- Tư cách nghề nghiệp

- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản trong kiểm toán BCTC
a. Rủi ro kiểm toán
Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng để kiểm toán
viên đưa ra các sét đoán chuyên môn. Mức độ hiểu biết tình hình kinh doanh và
việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp kiểm toán viên trong
các công việc:
- Đánh giá rủi ro và xác định được các vấn đề cần chú ý.
Việc hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là căn cứ để
kiểm toán viên đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Khi tìm hiểu về
đặc điểm hoạt động kinh doanh, bản chất của sản phẩm dịch vụ do Doanh nghiệp
cung cấp ra thị trường bản chất các loại tài sản trong đơn vị được kiểm toán…sẽ
giúp kiểm toán viên đánh giá được rủi ro tiềm tàng hợp lý và cuộc kiểm toán sẽ
hiệu quả hơn. Đặc biệt sự hiểu biết về thực tế kiểm soát nội bộ trong doanh
nghiệp sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định được các vấn
đề bất hợp lý để có căn cứ lưu ý chú trọng và đầu tư kiểm toán một cách đúng
mức vào những vấn đề này.
- Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả
- Đánh giá bằng chứng kiểm toán. Nếu ở một đơn vị được kiểm toán có hệ
thống kiểm soát nội bộ tốt chặt chẽ, rủi ro kiểm soát thấp thì các bằng chứng thu
được ở đơn vị này sẽ tin cậy hơn ở doanh nghiệp, đơn vị có hệ thống kiểm soát
nội bộ kém hiệu quả.
- Kiểm toán viên sẽ xem xét, cân nhắc để có được những quyết định hợp lý
và một khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán.Nếu kiểm
toán viên có hiểu biết đầy đủ chặt chẽ về đơn vị đuợc kiểm toán thì kỉêm toán
viên sẽ thực hiện kiểm toán hoặc từ chối kiểm toán khi thấy rủi ro có thể xảy ra ở
đơn vị đựoc kỉêm toán là thấp hay cao có an toàn hay không? khi đó kiểm toán
Chuyên Đề Cuối Khóa 10
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
viên mới có đủ bằng chứng để tiếp nhận, chấp nhận hay từ chối một khách hàng

khi đã lọai trừ đựoc rủi ro có thể xay ra.
Trong quá trình kiểm toán hiểu biết về tình hình kinh doanh là rất quan trọng
để giúp kiểm toán viên xét đoán trên các khía cạnh cụ thể sau:
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở đơn vị đựoc kiểm toán.
- Phân tích rủi ro kinh doanh và phưong án giải quyết của giám đốc hoặc
nguời đứng đầu. Từ đó có đủ căn cứ để đánh giá khả năng tin cậy vào các số liệu
trong báo cáo tài chính và xác định tính trọng yếu trong quá trình kiểm toán
- Xây dựng kế hoạch chuơng trình kiểm toán phù hợp ,hiệu quả .
-Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó
trong quá trình kiểm toán.
- Đánh giá và có đựoc định huớng đúng đắn để thu thập về sự đầy đủ và tính
thích hợp của các bằng chứng kiểm toán:
- Đánh giá đúng đắn các uớc tính kế toán và giải trình của giám đốc.
- Xác định các vùng và phạm vi phải chú ý đặc biệt trong kiểm toán cũng như
các kỹ năng kiểm toán cần thiết.
-Xác định đúng đắn đựoc các bên và sự ảnh huởng cảu các bên có liên quan
cũng như nghiệp vụ phát sinh giữa các bên có liên quan.
- Xác định các thông tin có mâu thuẫn bất hợp lý của đơn vị trong quá trình
kiểm toán.
-Đánh giá đúng đắn các uớc tính kế toán và giải trình các Giám đốc.
- Xác định các vùng và phạm vi phải chú ý đặc biệt trong kiểm toán cũng như
các kỹ năng kiểm toán cần thiết.
- Xác định đúng đắn đựơc các bên và sự ảnh hưỏng của các bên có liên quan
cũng như các nghiệp vụ phát sinh giữa các bên có liên quan.
- Xác định các thông tin mâu thuẫn bất hợp lý của các đơn vị tong quá trình
kiểm toán.
- Xác định các tình huống bất thuờng như những gian luận hoặc những hiện
tuợng không tuân thủ pháp luật và các qui định hay số liệu thống kê mâu thuẫn
với số liệu của báo cáo tài chính
Chuyên Đề Cuối Khóa 11

Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
- Đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý về các câu trả lời của đơn
vị được kiểm toán.
- Xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán, các thông tin trìng bày trên báo cáo
tài chính.
b. Phương pháp kiểm toán
*Phương pháp kiểm toán cơ bản:
Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế sử dụng để thu
thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và
cung cấp.
Nội dung: Phương pháp kiểm toán cơ bản gồm các loại kỹ thuật kiểm toán
cụ thể sau:
- Phân tích đánh giá tổng quát
- Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản
*Phương pháp kiểm toán tuân thủ:
Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được
thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có lien quan đến tính
thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Thông thường việc thử nghiệm kiểm soát luôn phải quan tâm đến các cơ sở
dẫn liệu sau đây:
- Sự hiện diện: Tức là sự tồn tại hoạt động của quy chế kiểm soát nội bộ.
- Tính hữu hiệu: Tức là sự hiệu lực trong hoạt động của quy chế kiểm soát
nội bộ(Khả năng phát hiện, ngăn chặn các gian lận, sai sót).
- Tính liên tục: Tức là sự hoạt động liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ
trong kỳ.
c. Cơ sở dẫn liệu kiểm toán
Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là căn cứ của các khoản mục và thông
tin trình bày trong báo cáo tài chính do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị
chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định, phải
được thể hiện rõ ràng hoặc có sơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.

1.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC
Chuyên Đề Cuối Khóa 12
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
1.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Để đảm bảo công việc kiểm toán đạt đựơc hiệu quả kế hoạc kiểm toán
phải đựoc lập cho mỗi cuộc kiểm tóan. Có 3 lý do chính cho việc lập kế hoạch
kiểm toán một cách đúng đắn: giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và thích hợp, giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránh
những bất đồng với khách hàng.
Thông thường kế hoạch kiểm toán gồm hai bộ phận là kế hoạch tổng thể và
chuơng trình kiểm toán bao gồm 2 bộ phận là kế hoạch tổng thể và chương trình
kỉêm toán. Đối với các cuộc kiểm toán quy mô lớn, tính chất phức tạp địa bàn
hoạt động rộng hoặc hợp đồng kiểm toán nhiều năm cần lập kế hoạch chiến lược.
Kế hoạch chiến lược đưa ra mục tiêu, định hướng cơ bản nội dung trọng tâm,
phuơng pháp tiếp cận và tiến trình cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán có thế lập
thành một bản riêng hoặc cấu tạo thành một phần trong kế hoạch kiểm toán tổng
thể.
Các phần chính trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: những công việc
chuẩn bị truớc khi lập kế hoạch, thu thập thông tin cơ sở thu thập thông tin về các
nghĩa vụ pháp lý của các khách hàng thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ thiết
lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận và rủi ro tiềm tàng,
tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát phát triển
kỉêm toán tồng thể và trương trình kiểm toán.
Truớc khi lập kế hoạch kiểm toán cần quết định việc chấp nhận khách hàng
mới hoặc tiếp tục với khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán cảu khách
hàng, đạt đựoc hợp đồng kiểm toán và bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán.
Rủi ro kiểm toán có thể đựoc chấp nhận đựoc xác định cho cuộc kiểm toán
nói chung và thông thường được áp dụng giống nhau cho các chu kỳ các khoản
mục kiểm toán . Trong khi đó, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cần phải đựoc
xác định cụ thể cho từng chu kỳ, từng khỏan mục của báo cáo tài chính thậm chí

cho từng cơ sở dẫn liệu. Trọng yếu được thiết lập chung cho tòan bộ báo cáo tài
chính sau đó phân bổ cho các bộ phận của báo cáo tài chính nhưng không cần
thiết phải xác định cho từng cơ sở dẫn liệu.
Chuyên Đề Cuối Khóa 13
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ
dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo cơ sở dẫn liệu cụ thể trong đó
xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho một thủ tục
kiểm toán. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế
thành ba phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi
tiết của số dư. Mỗi phần đượcc tiếp tục chia nhỏ thành các nghiệp vụ kinh tế và
các khoản mục hay chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Bảng 1.1 minh họa cho
chương trình kiểm toán chi tiết số dư các khoản phải thu khách hàng.
Bảng 1.1: kiểm tra chi tiết số dư trong chương trình kiểm toán đối với
các khoản mục phải thu( y : cuối năm; I: trong năm)
Độ lớn
của
mẫu
Phần
thụ
lựa
chọn
Thời
gian
Các thủ tục kiểm tra chi
tiết số dư
Mục tiêu kiểm toán số
dư các khoản phải thu
khách hàng
Hiệ hưũ

Đầy đủ
Đúnggiá
Phân loại
Đúng kỳ
Quyền
Chính xác
Trình bày
100 30
lớn
nhất,
70
ngẫu
nhiê
n
I 1.lấy xác nhận trực tiếp
của các khoản phải thu và
thực hiện những thủ tục
khác đối với những trường
hợp không có trả lời
x x x x x x
Toàn
Y 2.Xem xét tất cả các
khoản phải thu nào có
x x
Chuyên Đề Cuối Khóa 14
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
bộ chiết khấu
Toàn
bộ Y
3.Xem xét lại danh sách số

dư của những món tiền do
những bên đối tác có liên
quan hoặc do nhân viên
nợ, các số dư có, các
khoản mục bất thường và
các phiếu nợ phải thu có
thời hạn sau 1 năm.
x x
30
nghiệp
vụ bán
hàng
và thu
tiền
Y
4.Kiểm tra tính đúng kỳ x
Toàn
bộ
Y
5. Lấy một bản phân tích
của dự phòng phải thu khó
đòi, kiểm tra tính chính
xác, sự phê chuẩn của các
bút toán xóa sổ, và đối
chiếu với sổ cái
x x x
1.1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Giai đọan thực hiện kiểm toán bao gồm có 2 buớc: buớc thực hiện các khảo sát
kiểm toán nếu kiểm toán viên tin rằng kết quả khảo sát cho phép đánh gía một
mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm

soát và thực hiện các khảo sát cơ bản đối với các nghiệp vụ. Kết quả cảu hai loại
khảo sát này là những yếu tố cơ bản xác địng phạm vi kiểm tra chi tiết số dư.
Bứoc tiếp theo là thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiểt số dư cũng
như thực hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung. Thủ tục phân tích dùng để kiểm tra
Chuyên Đề Cuối Khóa 15
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
tính hợp lý chung cảu các nghiệp vụ và số dư. Kiểm tra chi tiểt các số dư là
những thủ tục cụ thể cần thực hiện để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các
khoản mục chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.
1.1.3.3 Kết thúc công việc kiểm toán
Sau khi các công việc kiểm tgoán ở hai giai đoạn trên đựoc thực hiện cần thiết
phải tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán . Những nội dung chủ yếu
ở giai đoạn này gồm: soát xét những khoản nợ tiềm ẩn soát xét các khỏan nợ phát
sinh sau, thu thập những bằng chứng cuối cùng đánh giá kết quả xác định loại
báo cáo kiểm toán phù hợp và phát hành báo cáo kiểm toán.
Soát xét những khoản nợ tiềm ẩn là việc xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn
có thế phát sinh làm ảnh huởng đến báo cáo tài chính như các khỏan tiền có thể
bị phạt bồi thuờng do bị kiện tụng.v.v. Các sự kiện phát sinh sau là những sự kiện
có ảnh huởng đến báo cáo tài chính phát sinh khi kết thúc năm tài chính, khóa sổ
lập báo cáo tài chính nhưng trước khi ký báo cáo kiểm toán, và cả những sự kiện
phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán. Các khoản nợ và cá sự kiện này có thể
phát sinh làm ảnh huởng đến báo cáo tài chính và so vậy có thể ảnh huởng đến ý
kiến kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên phải thu thập những
bằng chứng cuối cùng cho những sự kiện này. Trên cơ sở đó tổng hợp đánh giá
kết qủa và xác định loại ý kiến kiểm toán thích hợp cho việc phát hành báo cáo
kiểm toán.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG
KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong
kiểm toán BCTC

Sự vươn lên không ngừng của các doanh nghiệp kéo theo sự phát triển của
nền kinh tế. Nhu cầu thị trường ngày càng phong phú, đa dạng. Để tồn tại được
trong điều kiện ấy, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng. Vốn là một
trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại. Có rất nhiều kênh để
huy động vốn, tuy nhiên một trong những nguồn vốn chịu chi phí thấp nhất và
hiệu quả nhất, đó chính là tín dụng thương mại. Trong mối quan hệ ràng buộc lẫn
Chuyên Đề Cuối Khóa 16
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
nhau, trên cơ sơ hai bên cùng có lợi, các khoản phải thu khách hàng ngày càng
mở rộng về số lượng và qui mô. Chính vì vậy, nó chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ tới thông tin được trình bày trên
BCTC.
Do vậy, việc quản lí tốt những khoản phải thu khách hàng là nhu cầu tất yếu
của doanh nghiệp. Tránh được tình trạng doanh nghiệp bị thất thoát, chiếm dụng
vốn, ghi khống, hay trích lập dự phòng không hợp lí không phản ánh đúng thực
trạng tài chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới uy tín, tình hình kinh doanh cũng
như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Để nâng cao việc quản lí các khoản phải thu khách hàng thì kiểm soát nội bộ
vẫn là chưa đủ. Chính vì vậy việc kiểm toán khoản mục này có ý nghĩa lớn và
mang lại hiệu qủa cao. Quá trình kiểm toán không chỉ phát hiện ra những sai sót
yếu kém trong quá trình hạch toán của hệ thống kế toán, quản lí lỏng lẻo của hệ
thống kiểm soát nội bộ mà còn đưa ra những khuyến nghị giúp cho Ban lãnh đạo
doanh nghiệp đưa ra được những quyết định kịp thời, phù hợp trong công tác vận
hành, quản lí, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, xây dựng lòng tin trong khách
hàng và các nhà đầu tư.
1.2.2 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng
a. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Mục tiêu kiểm toán các khoản Nợ phải thu khách hàng là KTV thu thập được đầy
đủ bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ trung thực, hợp
lí của khoản mục Phải thu khách hàng, đồng thời cung cấp thông tin làm cơ sở

tham chiếu khi kiểm toán những khoản mục khác.
Mục tiêu kiểm toán NPTKH được cụ thể hoá trong Bảng 1.1 sau:
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán đối với các nghiệp vụ về Nợ phải thu khách
hàng
Mục tiêu kiểm toán
chung
Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Kiểm tra CSDL về
tính có thật (Sự phát
Nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ phải thực
sự phát sinh
Chuyên Đề Cuối Khóa 17
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
sinh)
Kiểm tra CSDL về
tính toán, đánh giá
Kiểm tra CSDL về
sự hạch toán đầy đủ
Nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ phải được
tính toán đánh giá đúng đắn, hợp lí.
Nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi nhận trên sổ
phải được ghi nhận đầy đủ, không trùng, sót.
Kiểm tra CSDL về
phân loại và hạch
toán đúng đắn
Các nghiệp vụ phải thu khách hàng phải được phân
loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan
hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác
về số liệu ghi trên chứng từ.
Kiểm trs CSDL về

phân loại và hạch
toán đúng kì
Nghiệp vụ phải thu khách hàng phải được hạch toán
kịp thời, đảm bảo phát sinh kì nào phải được ghi
nhận vào sổ đúng kì ấy.
Kiểm tra CSDL về
sự cộng dồn và báo
cáo
Cuối kì kế toán, số liệu về các nghiệp vụ phải thu
khách hàng đã ghi sổ trong kì phải được tổng hợp
một cách đầy đủ trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Bảng 1.3: Mục tiêu kiểm toán đối với số dư tài khoản Nợ phải thu khách
hàng
Mục tiêu kiểm toán
chung
Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Kiểm tra CSDL về
tính hiện hữu
Các khoản nợ còn phải thu khách hàng trên sổ kế
toán thực tế là đang tồn tại
Kiểm tra CSDL về
quyền và nghĩa vụ
Có đầy đủ bằng chứng xác nhận quyền được thu của
đơn vị với các tổ chức, cá nhân.
Kiểm tra CSDL về
tính toán đánh giá
Các khoản còn phải thu khách hàng được tính toán
đúng đắn, ghi nhận chính xác.
Kiểm tra CSDL về
tính đầy đủ

Các khoản nợ còn phải thu khách hàng được ghi
nhận đầy đủ.
Kiểm tra CSDL về
cộng dồn
Các khoản còn phải thu khách hàng được tổng hợp
đầy đủ, chính xác.
Kiểm tra CSDL về Các khoản nợ còn phải thu được trình bày trên BCTC
Chuyên Đề Cuối Khóa 18
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
trình bày và công bố phù hợp với qui định của chế độ kế toán và nhất quán
với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
b. Căn cứ kiểm toán đối với Nợ phải thu khách hàng
Để đưa ra được ý kiến kiểm toán về khoản mục phải thu khách hàng một cách
đúng đắn, KTV cần thu thập được các bằng chứng về quá trình xử lý kế toán đối
với các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu khách hàng. Cụ thể như:
- Các quy định, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc quản lý và ghi
nhận khoản phải thu khách hàng cũng như quá trình thanh toán của khách hàng
- BCTC của doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính…) đặc biệt là phần liên quan đến các
khoản phải thu khách hàng.
- Các sổ hạch toán có liên quan đến khoản phải thu khách hàng bao gồm các
sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Ví dụ: sổ hạch toán nghiệp vụ
như :Nhật kí thu tiền, Thẻ kho, Nhật ký bảo vệ kho, Nhật ký vận chuyển hàng
hoá. Và các sổ kế toán chủ yếu bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
của các tài khoản liên quan chủ yếu như : TK 131, 511, 111, 112…
- Các chứng từ kế toán liên quan đến khoản phải thu khách hàng như: phiếu
xuất kho, hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ, phiếu thu tiền, giấy báo, bảng
sao kê của ngân hàng ( trong trường hợp sau một thời gian khách hàng trả tiền
mua hàng )…
- Tài liệu khác có liên quan: Biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dư các

khoản nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12, Đơn đặt hàng, Biên bản bàn giao,
Hợp đồng kinh tế về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Bảng niêm yết giá của đơn
vị….
- Các chứng từ liên quan đến việc giảm khoản phải thu khách hàng: các chứng
từ chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại.
1.2.3 Các sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán Nợ phải thu khách hàng
Khoản mục phải thu khách hàng là một trong những khoản mục thường hay
xảy ra sai phạm nhất. Các sai phạm này có thể là do vô tình, thiếu trình độ song
cũng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận. Cách thức gian lận
Chuyên Đề Cuối Khóa 19
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
cũng như sai sót của doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu khách hàng là rất
đa dạng. Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán các rủi ro có thể gặp do
chính nội tại hệ thống KSNB cũng như công tác tổ chức hạch toán kế toán ,cụ thể
như sau:
- Bù trừ công nợ không cùng đối tượng.
- Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ.
- Chưa có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải thu.
- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.
- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quy định về
số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán.
- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vào thời điểm
lập BCTC.
- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý, chênh lệch sổ
chi tiết, sổ cái, bảng CĐKT.
- Hạch toán sai số tiền, nội dung, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các
khoản phải thu không mang tính chất thương mại vào tài khoản 131.
- Hạch toán giảm công nợ phải thu khách hàng do hàng hóa bán bị trả lại, giảm
giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Ghi tăng khoản phải thu khách hàng không phù hợp với tăng doanh thu.

- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn không quy
định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng.
- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ tài liệu theo quy định để làm
căn cứ xử lý.
- Không hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Ghi khống các khoản phải thu khách hàng: Khả năng xảy ra sai phạm này là rất
cao và thường được che đậy rất kín. Mặc dù không có nghiệp vụ nào liên quan
đến khoản phải thu khách hàng nhưng kế toán vẫn hạch toán làm khai tăng
khoản phải thu khách hàng, nhờ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp, đem lại
một BCTC đẹp hơn hoặc nhằm phục vụ một số mục đích nhất định.
Chuyên Đề Cuối Khóa 20
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNGTRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quy trình kiểm toán BCTC chung bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Lập kế
hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán. Nợ phải thu khách
hàng là một bộ phận trong BCTC nên quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách
hàngcũng tuân thủ theo quy trình kiểm toán BCTC nói chung bao gồm 3 bước
chủ yếu sau: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kế hoạch kiểm toán; Tổng hợp
kết quả kiểm toán.
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Nợ phải thu khách hàng
KTV sẽ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Nợ phải thu khách hàng tại
đơn vị khách hàng: nguyên tắc ghi nhận, quy trình hạch toán, quản lý Nợ phải
thu Qua đó, KTV sẽ đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu đối với khoản mục
Phải thu khách hàng để lập kế hoạch tổng thể và soạn thảo chương trình kiểm
toán với khoản mục PTKH sao cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tế tại
đơn vị khách hàng.
Sau khi chấp nhận kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành khảo sát khách hàng
nhằm mục đích thu thập thông tin để lên kế hoạch kiểm toán. Trong kế hoạch
kiểm toán sẽ lên chi tiết: kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng thể. Kế hoạch

chiến lược dành cho các khách hàng lâu năm, còn kế hoạch tổng thể bao gồm các
bước: phân công trách nhiệm cho từng kiểm toán viên rồi tiến hành phân tích rủi
ro tiêp theo là tiến hành khảo sát hệ thống nội bộ có hai hướng: một là đánh giá
qua thông tin tìm hiểu, hai là qua bảng câu hỏi, sau đó đánh giá rủi ro tiềm tàng,
rủi ro kiểm soát để phân bố mức trọng yếu, rồi căn cứ mức trọng yếu để tiến hành
thủ tục phân tích. Tiến hành phân tích bao gồm có: phân tích sơn bộ và kiểm tra
chi tiết. Phân tích sơ bộ thì dựa trên chỉ tiêu ở bảng cân đối tính toán theo phương
pháp dọc, phương pháp ngang. Rồi căn cứ thủ tục phân tích để kiểm tra chi tiết
gồm: kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư, đối ứng tài khoản xem có bất thường
không, tiếp đó kiểm tra đối chiếu công nợ rồi tính trích lập xem có hợp lý không
rồi sau đó đánh giá các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Cuối cùng là tổng hợp kết
quả kiểm toán.
Chuyên Đề Cuối Khóa 21
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán Nợ phải thu khách hàng
Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán PTKH gồm 3 bước chính: Khảo sát
kiểm soát PTKH; Thủ tục phân tích và Kiểm tra chi tiết.
1.3.2.1 Khảo sát kiểm soát đối với Nợ phải thu khách hàng
Thực hiện các thủ tục khảo sát về KSNB đối với khoản phải thu khách hàng,
KTV cần kiểm tra xem hệ thống KSNB có đạt được mục tiêu sau đây:
+ Có quy định chặt chẽ về việc theo dõi từng loại công nợ và từng đối tượng
để tránh nhầm lẫn vì trong quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh việc mua bán,
trao đổi với nhiều đối tượng khác nhau
+ Các khoản phải thu phải được theo dõi chặt chẽ, phải có sự xét duyệt bán
chịu trước khi bán hàng, ghi nhận phải thu các đối tượng đúng số tiền trên hoá
đơn, đúng thời gian, có đối chiếu công nợ đối với từng đối tượng, có bảng phân
tích và theo dõi tuổi nợ… Vì các khoản phải thu là một loại tài sản khá nhạy cảm
với những gian lận, ví dụ: bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô…
+ Có sự kiểm soát trong việc ghi nhận các khoản công nợ phải đầy đủ, kịp
thời, có hệ thống và có sự phân loại rõ ràng.

+ Có quy định và kiểm tra chặt chẽ về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ đúng quy
định để hạch toán khoản phải thu khách hàng, đảm bảo tính thống nhất.
+ Có những chính sách đảm bảo các khoản phải thu khó đòi phải được lập dự
phòng.
Để đạt được các mục tiêu trên, KTV cần thực hiện các thủ tục sau:
a/ Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát
nộ bộ đối với khoản phải thu khách hàng.
Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNB đối với
khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung
cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như : quy định về việc lập dự
phòng phải thu khó đòi, quy đinh về việc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kì
với các đối tượng phải thu, quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ
Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các
khía cạnh cơ bản:
Chuyên Đề Cuối Khóa 22
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
+ Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lý
khoản phải thu khách hàng như : như khâu kiểm soát bán chịu, khâu thu tiền
hàng bán chịu, khâu theo dõi và thanh toán công nợ với khách hàng
+ Tính chặt chẽ của quy chế KSNB đó. Ví dụ: đối với quy định về khâu
kiểm soát bán chịu phải có sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền ( đầy đủ chữ ký
của người có liên quan)
b/ Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu và
tính thường xuyên liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước
bao gồm:
- Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng. Việc
thiết lập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự, đầy đủ và chặt chẽ. KTV muốn
lập được một hệ thống câu hỏi chặt chẽ và đầy đủ thì phải có sự hiểu biết nhất
định về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng cũng như hiểu

biết về sự vận hành và quy chế kiểm soát đặc thù của mỗi công ty được kiểm
toán. Có như vậy bảng hệ thống câu hỏi được đặt ra mới xác thực phù hợp, giúp
KTV thu thập được nhiều thông tin hơn qua việc điều tra này.
- Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản phải thu khách
hàng . Khi khảo sát quá trình kiểm soát của khoản mục này ở DN, ta cần phải lưu
ý đến các cơ sở dẫn liệu của quy chế kiểm soát nội bộ như tính hiện hữu, tính
hiệu lực và tính liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ trong DN. Đồng thời, KTV
cũng luôn phải đặt ra các câu hỏi nghi ngờ về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục
của quy trình kiểm soát nội bộ. Những lưu ý phát sinh do sự đặc thù và khác biệt
trong kiểm soát nội bộ của DN.
- Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra
ngược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì
thực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
c/ Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối
với khoản phải thu
Chuyên Đề Cuối Khóa 23
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản :
+ Phân công, phân nhiệm
+ Bất kiêm nhiệm
+ Phê chuẩn, ủy quyền
Cụ thể, đối với khoản mục phải thu khách hàng :người chịu trách nhiệm ghi sổ
kế toán theo dõi các khoản công nợ phải thu có tham gia vào việc bán hàng, lập
hóa đơn hay không; người đứng ra bán hàng đồng thời có phải là người thu tiền
của khách hàng hay không?
Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quả
đã thu thập , KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách
hàng ở mức độ cao, trung bình, thấp đối với khoản mục phải thu khách hàng. Nếu
hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được

đánh giá thấp và kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB và ngược
lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo
thực hiện được mục tiêu kiểm toán.
1.3.2.2 Áp dụng thủ tục phân tích đối với Nợ phải thu khách hàng
Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm mục
đích xem xét tính hợp lý về sự biến động của số dư các tài khoản phải thu giữa
năm kiểm toán hiện hành và các năm trước. Việc lựa chọn quy trình phân tích,
phương pháp và mức độ phân tích tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của
KTV.
Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với các khoản phải thu gồm:
- Phân tích ngang: xem xét sự biến động khoản phải thu khách hàng giữa kỳ
này và kỳ trước để đánh giá mức độ thanh toán. Việc so sánh giá trị khoản phải
thu khách giữa các kỳ giúp KTV xác định được các biến động của các khoản phải
thu, từ đó xác định được nguyên nhân của sự biến động đó là hợp lý hay không.
- Phân tích dọc: Đối với khoản phải thu khách hàng, cần xem xét về sự biến
động về tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng trong tổng các khoản phải thu
ngắn hạn
Chuyên Đề Cuối Khóa 24
Phạm Thanh Sơn Lớp CQ44/22.01
- KTV còn phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng / các khoản
phải thu, đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy định của Nhà nước
cho phép.
- Ngoài ra, KTV có thể áp kỹ thuật phân tích khác như kỹ thuật qua hệ số (so
sánh: Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần / Số dư bình quân các khoản phải
thu; Thời hạn thu hồi nợ bình quân = Số ngày trong kỳ / Số vòng thu hồi nợ; Hệ
số các khoản phải thu = Các khoản phải thu / Tổng tài sản của năm nay so với
năm trước), so sánh tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu năm nay so với năm trước,
so , so sánh tỷ lệ hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng trên doanh thu năm nay so
với năm trước,…
Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫn đến

sự biến động là hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâm
kiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết
1.3.2.3 Kiểm tra chi tiết Nợ phải thu khách hàng
Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng bao gồm:
a) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng
- Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh” của nghiệp vụ
+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản phải thu khách hàng đã ghi
sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng
+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặt hàng,
hợp đồng thương mại… xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn
và tính thẩm quyền của người phê chuẩn.
+ Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chịu trên có chứng từ xuất kho, chứng từ vận
chuyển tương ứng (nếu có) hay không.
+Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về công nợ để có cơ sở
xác minh về tính có thật của khoản phải thu khách hàng.
+ Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên các sổ tài
khoản tương ứng như (TK 511, TK 3331…)
- Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “tính toán và đánh giá”
Chuyên Đề Cuối Khóa 25

×