ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NA DAI
TẠI XÃ AN SINH HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NA DAI
TẠI XÃ AN SINH HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Cù Ngọc Bắc
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có
khả năng tự nghiên cứu, trau dồi và bổ sung thêm những kiến thức chuyên
môn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của cán bộ khuyến nông.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám
hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế
và PTNT; Các phòng ban cùng các thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em
những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá trình thực
tập tại cơ sở cũng nhƣ ngoài xã hội.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Cù Ngọc
Bắc đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn,
ngƣời dân xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện
giúp đỡ để em có điều kiện đƣợc thực tập và nâng cao sự hiểu biết.
Do thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên khóa luận của em khó
tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô và giáo viên hƣớng
dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích
BQ
Bình quân
BVTV
Bảo vệ thực vật
CN - XD
Công nghiệp - xây dựng
ĐVT
Đơn vị tính
KTCB
Kiến thiết cơ bản
TB
Trung bình
TM - DV
Thƣơng mại - dịch vụ
UBND
Ủy ban nhân dân
V2
Ngọt và chín muộn
iii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học 5
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về cây na 5
2.1.2. Đặc tính của cây na 7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 11
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 11
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 13
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 13
3.2.1. Địa điểm tiến hành 13
3.2.2. Thời gian tiến hành 13
3.3. Nội dung nghiên cứu 13
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 14
3.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 15
3.4.3. Hệ thống chỉ tiêu về kinh tế 15
iv
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã An Sinh - huyện Đông Triều 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã An Sinh 20
4.2. Thực trạng sản xuất và phát triển cây na dai tại xã An Sinh 29
4.2.1. Tình hình sản xuất và phát triển chung 29
4.2.2. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lƣợng na dai của xã
An Sinh qua 3 năm 2012 - 2014 30
4.2.3. Thực trạng về tiêu thụ na dai tại xã An Sinh 32
4.3. Thực trạng sản xuất và phát triển cây na dai của các hộ điều tra 37
4.3.1. Nguồn đất sản xuất của các hộ điều tra 37
4.3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 38
4.3.3. Chi phí sản xuất na dai của các hộ điều tra 39
4.3.4.Tình hình thu nhập của các hộ điều tra 42
4.3.5. Chi phí sản xuất hàng năm của 1 ha na dai kinh doanh giữa 3 thôn 43
4.3.6. Một số loại sâu, bệnh hại thƣờng gặp ở cây na dai 44
4.3.7. Một số tác động của chính quyền tới hoạt động sản xuất
na của ngƣời dân tại xã An Sinh 48
4.3.8. Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng na 49
4.3.9. Dự định trồng na trong năm tiếp theo của các hộ điều tra 51
4.3.10. Nguyện vọng của các hộ trồng cây na ở các hộ điều tra 52
4.3.11. Tác động của việc trồng na đến các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng 53
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và
phát triển na dai tại xã An Sinh 54
4.4.1. Thuận lợi 54
4.4.2. Khó khăn 55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1.Kết luận 57
5.2.Kiến nghị 58
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị dinh dƣỡng của na dai so với một số loại quả phổ biến 6
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã An Sinh năm 2014 19
Bảng 4.2: Tổng giá trị sản xuất của xã An Sinh năm 2012 - 2014 21
Bảng 4.3: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã
An Sinh năm 2012 - 2014 22
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn
xã An Sinh năm 2014 24
Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của xã từ năm 2012 - 2014 25
Bảng 4.6: Diện tích trồng na dai của xã An Sinh qua 3 năm 2012 - 2014 30
Bảng 4.7: Tình hình diện tích, năng suất, sản lƣợng na đã cho thu hoạch
của xã An Sinh trong 3 năm 2012 - 2014 31
Bảng 4.8: Diện tích đất trồng na của các hộ điều tra năm 2014 37
Bảng 4.9: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 38
Bảng 4.10: Chi phí hỗn hợp cho 1 ha na dai KTCB 40
Bảng 4.11: Chi phí hỗn hợp cho 1 ha na dai Kinh Doanh 41
Bảng 4.12: Tình hình thu nhập của các hộ trồng na 42
Bảng 4.13: Chi phí hỗn hợp hàng năm 1 ha na dai kinh doanh của 3 thôn 42
Bảng 4.14: Một số loại sâu bệnh thƣờng gặp ở cây na 45
Bảng 4.15: Tác động của chính quyền địa phƣơng đến hoạt động
trồng na của ngƣời dân 48
Bảng 4.16: Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng na
của các hộ điều tra 50
Bảng 4.17: Ý kiến dự định của các hộ 51
Bảng 4.18: Ý kiến nguyện vọng của các hộ 52
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ na dai xã An Sinh 33
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây na là một trong những loại cây ăn quả đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa
thích bởi giá trị dinh dƣỡng và vị thơm ngon của quả. Na là cây có nguồn gốc
nhiệt đới, rụng lá vào mùa đông vì vậy cây na là cây có khả năng chịu hạn,
chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cây na là cây không kén đất và
yêu cầu dinh dƣỡng không cao vì thế cây na có thể trồng trên đất xấu, đất pha
cát, đất dốc, đất đá vôi… Na đƣợc trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nhƣ: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang… và một số tỉnh của khu vực
Nam Bộ. Hàng năm, cây na cho thu hoạch sản lƣợng lớn và hiệu quả kinh tế
cao đồng thời góp phần vào đa dạng thành phần cây ăn quả, cây na đƣợc xem
là cây giảm nghèo tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc nƣớc ta.
Diện tích trồng na đang ngày càng đƣợc mở rộng do giá trị kinh tế mà
nó mang lại, đồng thời giúp phủ xanh đất vƣờn đồi, chống xói mòn, tạo việc
làm cho lao động lúc nông nhàn.
Từ những lợi ích mang lại nhƣ: giá trị dinh dƣỡng cao, đƣợc ngƣời tiêu
dùng ƣa thích, hiệu quả kinh tế lớn, phủ xanh đất vƣờn đồi, thu hút lao động
vì vậy cần phát triển thâm canh cây na, quy hoạch vùng chuyên sản xuất để
tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, góp phần đa dạng
thành phần cây ăn quả, nâng cao đời sống ngƣời dân.
An Sinh là xã thuộc vùng trung du miền núi, ngƣời dân sống chủ yếu dựa
vào nông nghiệp, trồng cây ăn quả và trồng rừng. Cây na là một trong những cây
ăn quả chủ đạo tại đây cùng với vải thiều. Nó giữ vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế của ngƣời dân. Tuy cây na hiện tại đang đƣợc địa phƣơng chú trọng
nhƣng do nhiều nguyên nhân về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, thị
trƣờng và chính sách khuyến khích phát triển mà vẫn chƣa thực sự phát huy hết
2
tiềm năng của cây na và đƣa cây na trở thành cây mũi nhọn của xã An Sinh.
Bên cạnh những nguyên nhân về kỹ thuật, chính sách thì còn ảnh hƣởng bởi
yếu tố canh tác manh mún, sự quy hoạch tập trung thâm canh chƣa rõ rệt,
ngƣời dân nắm bắt thông tin thị trƣờng kém, còn nhiều hạn chế trong việc đầu
tƣ vật tƣ đầu vào, thị trƣờng đầu ra còn khó khăn nên giá trị còn thấp, khả
năng cạnh tranh kém.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại xã An Sinh - huyện Đông Triều - tỉnh
Quảng Ninh, để có những cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng và thấy rõ
đƣợc những tồn tại trong việc phát triển cây na dai, từ đó đƣa ra giải pháp
phát trển sản xuất, tiêu thụ na ở xã An Sinh nhằm tạo bƣớc phát triển nhanh,
hiệu quả, vững chắc cho cây na dai trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng
và cấp thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển na
dai tại xã An Sinh - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất na dai tại xã An Sinh qua các năm, từ
đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây na dai trong những
năm tới đƣa cây na dai trở thành cây chủ đạo, tạo việc làm và nâng cao đời
sống cho ngƣời dân tại địa phƣơng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của xã An Sinh.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã An Sinh:
+ Đất đai, khí hậu.
+ Tình hình chung về kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất, phát triển na dai tại xã An Sinh:
+ Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lƣợng của cây na dai qua một
số năm.
3
+ Tìm hiểu kỹ thuật trồng cây, chăm sóc, bón phân, tƣới tiêu, đốn tỉa,
thụ phấn cho hoa na.
+ Tìm hiểu về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các hộ trồng na tại xã
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất, phát triển na dai tại các hộ điều tra.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất
và phát triển của cây na dai tại địa phƣơng:
+ Thuận lợi về: đất đai, khí hậu, lực lƣợng lao động, kinh nghiệm sản
xuất, mối quan hệ giữa ngƣời trồng na với ngƣời thu mua, thƣơng lái…
+ Khó khăn nhƣ: sâu bệnh, vốn, trình độ sản xuất, tính thâm canh…
- Đề ra giải pháp phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế của
cây na dai tại xã An Sinh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản
và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà
trƣờng, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận những kiến thức ngoài
thực tế.
- Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo
và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình
và định hƣớng những ý tƣởng trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội đƣợc thực tế vận
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào bản báo cáo
thực trạng sản xuất và tiêu thụ na dai trên địa bàn xã.
- Xác định đƣợc những yếu tố (thuận lợi, khó khăn) ảnh hƣởng tới quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm na của ngƣời dân. Từ đó nắm bắt đƣợc
4
nhu cầu, mong muốn của ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng và đề ra giải pháp
giải quyết các nhu cầu của họ. Góp phần thúc đẩy mở rộng, phát triển diện
tích trồng na dai trên địa bàn xã.
- Đƣa ra thông tin, kiến nghị để phát triển cây na dai trong những năm
tiếp theo của xã nói riêng và của huyện nói chung.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về cây na
2.1.1.1. Nguồn gốc phân bố, phân loại,
Cây na có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa
chính xác của loại cây này chƣa rõ do hiện nay nó đƣợc trồng khắp nơi nhƣng
ngƣời ta cho rằng nó là cây bản địa của vùng Caribe, cây na đƣợc trồng với
quy mô lớn tập trung ở Châu Á và chỉ phổ biến ở các nƣớc nằmtrong vĩ độ
20
o
Bắc - 30
o
Nam. Na hay mãng cầu có nhiều loài, trong đó phổ biến nhất là:
Mãng cầu ta (Annona squamosa). Tên tiếng Anh: Custard apple, Sweetsop,
Sugar apple, anon. Tên tiếng Pháp: pomme cannelle.
Từ thế kỷ 16, các cây họ mãng cầu đã đƣợc nhập vào nhiều nƣớc nhiệt
đới và do tính thích nghi rộng đƣợc trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Tuy nhiên do trái phức hợp, thƣờng to, nhiều nƣớc, khó vận
chuyển, nên hiện nay nó vẫn thuộc loại trái cây chƣa khai thác hết tiềm năng.
Ở Việt Nam, na dai hay mãng cầu dai đƣợc trồng rộng rãi cả ngoài Bắc
và trong Nam, còn mãng cầu xiêm chỉ trồng trong Nam. Ngoài 2 loại này, còn
hai loại nữa có trái ăn đƣợc, nhƣng mùi vị ít hấp dẫn, chất lƣợng thấp nhất là
bình bát (A. glalora) và một loại khác là trái nê (na) là một loại trái rất giống
bình bát tên khoa học là Annona reticulata - tên Pháp là Coeur de boeuf (tim
bò).[11]
2.1.1.2. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây na
Giá trị kinh tế: Na (mãng cầu) ta ở nƣớc ta thƣờng có hai loại là na dai
và na bở. Tuy nhiên, do na bở không có nhiều ƣu điểm về phẩm chất và vận
chuyển nên phần lớn là ngƣời dân trồng na dai. Không những ở nƣớc ta mà cả
trên thế giới na dai là loại đƣợc trồng phổ biến nhất. Ở Ấn Độ na dai đã đƣợc
6
nhập nội từ lâu và đƣợc trồng rộng đến mức độ nó trở thành cây dại và có tác
giả đã cho là Ấn Độ là nơi đất tổ của nó. Ngay ở Trung Quốc, Đài Loan na
dai đƣợc đánh giá rất cao và đƣợc trồng rộng rãi. Do đó, na dai hoàn toàn có
thể xuất khẩu với số lƣợng lớn, mang lại lợi ích kinh tế cao nếu cải tiến tốt
các khâu về giống, bảo quản, chế biến và vận chuyển.[6]
Nghề trồng na dai dễ phát triển vì những lý do sau:
- Hƣơng vị đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích vì độ ngọt cao, hơi có vị chua nên
không lạt, lại có hƣơng thơm của hoa hồng.
- Giàu sinh tố, giàu chất khoáng.
Giá trị dinh dƣỡng
Bảng 2.1: Giá trị dinh dƣỡng của na dai so với một số loại quả phổ biến
Chỉ tiêu
Na dai
Mãng cầu
xiêm
Xoài
Chuối sứ
Giá trị Calo
78
59
62
100
Độ ẩm %
77,5
83,2
82,6
71,6
Đạm protein (gam)
1,4
1,0
0,6
1,2
Chất béo (gam)
0,2
0,2
0,3
0,3
Gluxit (cả xenlulô gam)
20,0
15,1
15,9
26,1
Xenlulô (gam)
1,6
0,6
0,5
0,6
Tro (gam)
0,9
0,5
0,6
0,8
Canxi (miligam)
30,0
14,0
10,0
12,0
Lân : P (miligam)
36,0
21,0
15,0
32,0
Sắt : Fe (miligam)
0,6
0,5
0,3
0,8
Natri : Na (miligam)
5,0
8,0
3,0
4,0
Kali : K (miligam)
299,0
293,0
214,0
401,0
Caroten (Vitamin A) (microgam)
5
vết
1.880,0
225,0
Thiamin (B
1
) (miligam)
0,11
0,08
0,06
0,03
Riboflavin (B
2
) (miligam)
0,10
0,10
0,05
0,04
Niaxin (P) (miligam)
0,8
1,3
0,6
0,6
Axit ascorbic (C) (miligam)
36,0
24,0
36,0
14,0
(Nguồn: FAO - Tổ chức Lương Nông thế giới)
7
Trong bảng là hàm lƣợng chất dinh dƣỡng chứa đựng trong 100 gam
phần ăn đƣợc, không tính vỏ hạt, lõi v.v
Xem bảng thấy rõ so với xoài, chuối và nhiều loại trái cây khác, na (mãng
cầu) dai nhiều đƣờng, canxi, lân, rất giàu các loại vitamin trừ vitamin A.
Nhƣ vậy, cả về mặt hƣơng vị cả về giá trị dinh dƣỡng na dai xứng đáng
đƣợc xếp vào loại trái cây nhiệt đới có giá trị. Chƣa xuất khẩu đƣợc nhiều chủ
yếu vì không chịu vận chuyển, khó bảo quản.
Một ƣu điểm lớn nữa của na dai là tính thích ứng lớn; chỉ lấy một thí dụ :
trên đất cát ven biển miền Nam Trung Bộ đất xấu đến độ cỏ mọc cũng khó hay ở
đất cao hạn nhƣng ngƣời ta vẫn trồng đƣợc na dai, do nó chịu đƣợc mùa khô
khắc nghiệt, không cần tƣới. Một trái lớn nặng khoảng 150 - 250 g, có 65 - 70%
cơm vừa một ngƣời ăn, do đó dễ bán.
Na chủ yếu dùng để ăn tƣơi, làm nƣớc giải khát. Rễ, lá, hạt quả na xanh
có thể dùng làm thuốc cho ngƣời (trợ tim, tiêu độc), trong đông y cho rằng na
có vị ngọt hơi chua tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đàm, chữa kiết lỵ… Quả
na chín có công dụng bồi bổ cơ thể rất tốt đối với ngƣời già, ngƣời mới ốm
dậy, phụ nữ sau sinh… Còn quả na điếc tức là quả na khi còn non bị nấm làm
hỏng, xác khô, màu nâu đỏ tím đƣợc dùng trị mụn nhọt ở vú phụ nữ, chữa ho,
viêm họng… Ngoài ra trong dân gian còn sử dụng hạt na để diệt chấy rận, lá
na trị sốt rét kinh niên, bong gân, rễ và vỏ cây na dùng làm thuốc tẩy
giun…[10]
2.1.2. Đặc tính của cây na
2.1.2.1. Đặc tính thực vật học
Vị trí của cây na trong hệ thống phân loại thực vật:
Giới: Plantae, Ngành: Magnoliophyta, Lớp: Magnoliopsida, Bộ:
Magnoliales, Họ: Annonaceae. Cây gỗ nhỏ cao 2 - 8 m, gồm các bộ phận:
8
Rễ: cây na có bộ rễ phát triển, ăn sâu tuỳ thuộc vào loại đất và mực nƣớc
ngầm. Bộ rễ gồm một rễ cọc to, dài và nhiều rễ ngang nhỏ hơn.
Thân: non màu nâu bạc; thân già màu nâu xám có nhiều lỗ bì nhỏ và sẹo
lá lồi to rõ.
Lá: lá đơn, nguyên, mọc cách; phiến lá hình mũi mác, dài 9 - 13 cm,
rộng 3 - 5 cm, màu xanh đậm mặt trên hơn mặt dƣới, mặt dƣới có ít lông ở
gân lá và nhiều đốm vàng không rõ vách ở phần thịt lá; gân lá hình lông
chim nổi rõ mặt dƣới, 7 - 9 cặp gân phụ, các cặp gân phụ mọc đối hoặc
không đối nối với nhau ở bìa phiến; cuống lá hình trụ gần tròn, dài 0,8 - 1
cm, đáy phình to và xanh đậm hơn. Không có lá kèm.
Hoa: Hoa riêng lẻ mọc đối diện với lá hoặc xim ít hoa ở cành
già. Hoa màu xanh, đều, lƣỡng tính; cuống hoa màu xanh, dài 0,8 - 1,1 cm; lá
bắc dạng vẩy tam giác cao 1 mm, màu xanh, tồn tại lâu; đế hoa lồi. Đài hoa: 3
lá đài đều, rời, màu xanh, mặt ngoài có nhiều lông, hình tim, dài 2 mm, rộng 3
mm; tiền khai van. Tràng hoa: 3 cánh hoa đều, rời, màu xanh, mặt ngoài có
lông, hình mác thuôn nhọn dày mập dọc theo phần giữa cánh, móng lõm vào
phía trong tạo hình lòng muỗng có màu đỏ, dài 1,8 - 3 cm, rộng 0,6 - 1 cm;
tiền khai van.[7]
Quả: quả tụ, mỗi lá noãn cho ra 1 quả mọng riêng biệt và tất cả các quả này
dính vào nhau tạo thành một khối hình tim hoặc hình cầu đƣờng kính 7 - 10 cm,
mặt ngoài màu xanh chia nhiều rãnh, thịt quả màu trắng, mềm và ngọt khi chín.
Hạt: hình bầu dục một đầu thuôn tròn, vỏ hạt màu đen nhẵn bóng, dài
2 - 3 cm.[12]
2.1.2.2. Đặc tính sinh lý và sinh thái của na
Cây na đòi hỏi khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới [5], có tính thích
nghi cao trên nhiều loại đất, yếu tố về khí hậu và đất đai đều có ảnh hƣởng rất
lớn đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây na, cụ thể nhƣ:
9
Khí hậu
Nhiệt độ: mùa hè từ 25°C đến 41°C, và nhiệt độ trung bình mùa đông
trên 15°C. Rất mẫn cảm với sƣơng giá, bị rụng lá dƣới 10°C.
Lượng mưa: cây na chịu hạn vừa phải, đòi hỏi ít nhất 700 mm lƣợng
mƣa hàng năm, và sẽ không ra hoa, quả tốt trong thời gian hạn hán. Lƣợng
mƣa thích hợp nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 khi cây bắt
đầu ra hoa và nuôi trái non.
Ánh sáng: cây na cần số giờ chiếu sáng lớn trung bình 2500 giờ/năm. [8]
Đất
Na mọc tốt trên đất có pH từ 7 - 8, trồng đƣợc cả trên đất có đá, đất cát
pha và đất cát vùng ven biển, đất có đá vôi,…Thực tế cho thấy cây na đƣợc
trồng ở cả miền Bắc và miền Nam của nƣớc ta với 2 các chất đất khác nhau
và đều thích nghi đƣợc, cho năng suất cao.
Nói chung cây na là cây ƣa mùa nóng. Mùa hoa nở gặp nhiệt độ thấp,
mƣa nhiều na đậu quả không tốt. Thời gian thụ phấn của hoa na ngắn, không
có côn trùng hoặc thụ phấn bổ sung, na đậu quả kém. Từ khi hoa nở đến khi
chín khoảng 90 - 100 ngày. Rất mẫn cảm với sƣơng giá, khi cây còn nhỏ rất cần
đƣợc che nắng. Vào mùa đông ở Bắc Bộ và vào mùa khô hạn ở Nam Bộ na
thƣờng rụng lá, khi nắng ấm trở lại hay khi có mƣa cây ra lá mới và cho hoa.
2.1.2.3. Yêu cầu dinh dưỡng
Trong quá trình sinh trƣởng, điều kiện dinh dƣỡng có ảnh hƣởng rất
quyết định đến các yếu tố cấu thành năng suất. Sang thời kỳ thành thục
điều kiện dinh dƣỡng có tác dụng chi phối đáng kể đến thời gian chín, hàm
lƣợng các chất trong quả na.
Trong cùng điều kiện tự nhiên nhƣ nhau, giữa các thời kỳ sinh trƣởng
cây na có yêu cầu dinh dƣỡng khác nhau.
- Thời kì cây non (KTCB): chỉ cần bón phân chuồng, đạm và lân.
10
- Thời kì cây cho thu hoạch: vẫn bón phân chuồng, đạm và lân nhƣng
cây rất cần một lƣợng kali nhất định để nâng cao độ ngọt của quả na. Lƣợng
phân bón cũng thay đổi theo năm tuổi của cây na.
Cách bón phân
Hàng năm bón phân theo tuổi, lƣợng phân bón cho một cây/năm:
Cây 1 - 4 năm bón:
+ Phân chuồng (15 – 20 kg)
+ Đạm 0,7 kg
+ Đạm 0,7 kg
+ Lân 0,4 kg
+ Kali 0,3 kg;
Cây 5 - 8 năm bón:
+ Phân chuồng (20 – 25 kg)
+ Đạm 1,5 kg
+ Lân 0,7 kg
+ Kali 0,6 kg;
Cây trên 8 năm tuổi bón:
+
Phân chuồng (30 – 40 kg)
+ Đạm 1,7 kg
+ Lân 0,8 kg
+ Kali 0,8 kg.
- Bón làm 3 đợt trong mỗi năm: bón đón hoa tháng 2 - 3; bón nuôi
cành; bón nuôi quả.[10]
Nhìn chung cây na cần lƣợng phân chuồng nhiều nhất sau đó tới phân
đạm, thứ ba là lân và cuối cùng là kali.
11
Sau khi thu hoạch tiến hành cắt, tỉa cành, thu gom cành lá và tàn dƣ
đem đốt để hạn chế, tiêu diệt mầm sâu bệnh trên đất.
Các yếu tố về kỹ thuật
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất na yêu cầu kỹ thuật không
phức tạp, nếu áp dụng một cách có khoa học sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc thực hiện các khâu trồng, bón phân, thụ phấn hoa bổ sung, cắt tỉa cành,
thu hoạch, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả sẽ đem lại săng suất
cao, chất lƣợng quả tốt từ đó sẽ là điều kiện để mở rộng sản xuất đại trà.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay trên thế giới chỉ thấy các nghiên cứu về nguồn gốc, phân bố,
giá trị dinh dƣỡng và giá trị kinh tế của na. Cây na đƣợc trồng ở Nam Mỹ,
Mexico, phổ biến ở Tây Ấn, Bồ Đào Nha, một số nƣớc ở khu vực Châu Á
nhƣ Philippin, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam…
Theo các nhà nông học và thực vật học có hàng trăm loại mãng cầu
khác nhau trên thế giới. Ở những quốc gia miền nhiệt đới và bán nhiệt đới
ngƣời ta trồng na thành vƣờn hoặc trồng vài cây quanh nhà. Miền bắc Úc Đại
Lợi là nơi có nhiều vƣờn na. Ở Hoa Kỳ na đƣợc trồng ở Florida. Ngoài ra
mãng cầu hay na đƣợc trồng ở nhiều nƣớc khác nhƣ: Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Thái Lan,…[5]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Na đƣợc trồng nhiều nơi ở nƣớc ta. Các nghiên cứu về cây na chủ yếu là
kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch na; nghiên cứu khả năng thụ phấn của hoa
na; phƣơng pháp ghép và khả năng tiếp hợp; và một số đặc tính của cây na.
Tổng hợp các nghiên cứu thấy đƣợc cây na là cây ƣa nóng, có tính chịu
hạn và chịu lạnh, thích nghi với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất đá vôi, cát
phèn chua đều sinh trƣởng tốt. Cây na cho năng suất cao nếu nhƣ có sự đầu tƣ
12
thâm canh lớn. Ở nƣớc ta một số nơi trồng cây na dai với diện tích lớn và nổi
tiếng nhƣ: mãng cầu ta Bà Đen ở Tây Ninh, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,
na Chi Lăng - Lạng Sơn, na dai Lục Nam - Bắc Giang, na dai Đông Triều -
Quảng Ninh…và mang tính đặc sản đặc trƣng cho từng vùng. Ở Bà Rịa -
Vũng Tàu năm 2013, có tới 2.000 ha na dai, sản lƣợng đạt 9.000 tấn [9]; ở
Tây Ninh có khoảng 5.100 ha na dai; ở Quảng Ninh có 900 ha, năng suất đạt
từ 12 - 15 tấn/ha. Một trong số đó phải nói đến na dai Lục Nam của tỉnh Bắc
Giang, xã Huyền Sơn đƣợc coi là “thủ phủ na dai” của huyện, theo phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam hiện có khoảng 1.700ha na. Na dai
Lục Nam đã trở thành mặt hàng uy tín với khách hàng, ngƣời trồng na cũng
đã đủ kinh nghiệm và bí quyết để tạo nên thƣơng hiệu riêng, phân biệt với na
ở các vùng khác.[13]
13
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Nghiên cứu vấn đề sản xuất và tiêu thụ na dai của các hộ trồng na dai
trong xã.
+ Điều tra những hộ trồng na, những cơ quan tham gia vào quá trình
phát triển cây na.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thực trạng và giải pháp
phát triển cây na dai ở xã An Sinh - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành
Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại địa bàn xã An Sinh - huyện Đông
Triều - tỉnh Quảng Ninh.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Đề tài đƣợc tiến hành từ ngày 05/01 - 05/04/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan tới sản xuất na
dai.
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ na dai tại xã An Sinh.
- Thực trạng sản xuất na dai tại những hộ đều tra.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển na dai tới
các vấn đề xã hội.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng tới sự phát triển của
cây na dai tại địa phƣơng.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển
diện tích cây na dai trong những năm tiếp theo.
14
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập tài liệu từ sách báo, ấn phẩm, báo điện tử của huyện, tỉnh,
các trang website của chính phủ, bộ ngành, báo cáo tổng kết của xã đang nghiên
cứu.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Chọn mẫu điều tra: dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích trồng
360 m
2
tiến hành điều tra 60 hộ trong 3 thôn có nhiều hộ trồng na dai đó là:
Tam Hồng, Đìa Mối, Đìa Sen. Mỗi thôn tôi chọn ra 20 hộ để điều tra.
- Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ:
nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ; các nguồn lực của
nông hộ nhƣ diện tích đất, tƣ liệu sản xuất; tình hình sản xuất na dai; tình hình
thu, chi phục vụ sản xuất; các thông tin có liên quan tới hoạt động sản
xuất,các kiến nghị và yêu cầu của hộ sản xuất na… Các thông tin này đƣợc
thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.
- Phƣơng pháp điều tra:
Phƣơng pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân
(Participatory Rual Appraisal) là một phƣơng pháp đánh giá nhu cầu ở cộng
đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái
nghiên cứu mang tính định lƣợng đƣợc sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông
tin tại cộng đồng.[1]
Tiếp xúc trực tiếp với ngƣời dân, tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ sự tham
gia của ngƣời dân vào những vấn đề nghiên cứu. trao đổi đàm thoại nhằm thu
thập đƣợc những thông tin cần thiết.
3.4.1.3. Phương pháp so sánh
Là phƣơng pháp so sánh các yếu tố định lƣợng hoặc định tính,so sánh
các chỉ số chỉ tiêu, hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hóa có cùng nội
15
dung, tính chất tƣơng tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội
dung. Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa
học khác nhau.
Sử dụng phƣơng pháp này ta tiến hành lập bảng xét mức độ biến động
tăng hay giảm của các tiêu chí nghiên cứu nhƣ: năng suất, sản lƣợng, giá cả,
diện tích trồng na dai…theo thời gian.
3.4.1.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Từ thông tin điều tra, thu thập đƣợc trên địa bàn nghiên cứu tôi tiến
hành tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu:
Tổng hợp thông tin theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu
đƣợc trong lần đi thực tế.
Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính trên phần mềm ứng
dụng Excel và xử lý bằng phép toán thông thƣờng.
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.2.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lƣợng
3.4.2.2. Chi phí đầu tư cho 1ha na
- Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao
động, chi phí khác ).
- Chi phí công lao động.
3.4.3. Hệ thống chỉ tiêu về kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất: (Gross Output) là tổng thu nhập của một loại mô
hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích.
Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: GO : giá trị sản xuất
Pi : giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi : lƣợng sản phẩm thứ i
16
- Chi phí trung gian: (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật
chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê
ngoài.
Cách tính: IC = ∑ Cij,
Trong đó: IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j
- Giá trị gia tăng: (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh.
Cách tính: VA = GO - IC
Trong đó: VA: giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC: chi phí trung gian
- Hiệu quả sử dụng lao động: thể hiện qua giá trị gia tăng VA/lao động.
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã An Sinh - huyện Đông
Triều
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý: An Sinh là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đông
Triều, có diện tích tự nhiên là 8324,25 ha, cách trung tâm huyện 6 km, ranh
giới hành chính của xã đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Phía Đông giáp xã Bình Khê.
+ Phía Tây giáp xã Hoàng Tiến - thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dƣơng.
+ Phía Nam giáp các xã Tân Việt, Đức Chính, Việt Dân.
+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang.
Vị trí địa lý của xã tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu thông buôn bán giữa
thƣơng lái với ngƣời nông dân trong xã, ngoài xã và với tỉnh khác.
4.1.1.2. Địa hình
An Sinh là xã có địa hình chủ yếu là đồi núi có độ cao từ 100 - 250m.
Loại đất ở đây chủ yếu là đất xám pha cát, ngoài ra có nhóm đất đỏ phù hợp
cho nhiều loại cây trồng phát triển đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây ăn quả.
4.1.1.3. Khí hậu thời tiết
- An Sinh thuộc phía đông vùng Bắc Bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông (hanh, khô): Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh,
khô.
+ Mùa hè (mƣa nhiều): Từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này thời tiết nắng
nóng, lƣợng mƣa lớn.