Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 192 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Sù NGHIÖP CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC
CñA CéNG HßA ÊN §é TRONG GIAI §O¹N 1950 - 1964
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Sù NGHIÖP CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC
CñA CéNG HßA ÊN §é TRONG GIAI §O¹N 1950 - 1964
Chuyên ngành : Lịch sử Phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
Mã số : 62 22 52 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: 1. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG GIÁP
2. PGS. TS THÁI VĂN LONG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Đức Toàn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
1.1. Các kết quả nghiên cứu đã công bố 6
1.2. Những vấn đề chưa được giải quyết nhìn từ phía Việt Nam 21
1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 22


Chng 2: NH󰗯NG NHÂN T󰗑 TÁC 󰗙NG 󰖿N S󰗱 NGHI󰗇P C󰗧NG
C󰗑 󰗙C L󰖭P DÂN T󰗙C C󰗧A C󰗙NG HÒA 󰖥N 󰗙 TRONG GIAI O󰖡N
1950 - 1964 24
2.1. Tình hình thế giới và khu vực Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai 24
2.2. Tình hình Ấn Độ sau khi được tự trị 31
Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG
HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 51
3.1. Trên lĩnh vực kinh tế 51
3.2. Trên lĩnh vực chính trị 61
3.3. Trên lĩnh vực ngoại giao 75
3.4. Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh 99
3.5. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội 110
Chương 4: NHẬN XÉT VỀ SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 VÀ KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 117
4.1. Đánh giá chung 117
4.2. Kinh nghiệm từ sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa
Ấn Độ đối với các nước đang phát triển 143
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN TỚI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
CHÚ GIẢI 161
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Từ viết tắt
Tên tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
1

AAPSO
Afro-Asian People’s
Solodarity Organization
Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi
2
ASEAN
Association of
Southeast Asia nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3
BRDB
Border Roads
Development Board
Ủy ban Phát triển đường biên giới
Ấn Độ
4
CENTO
Central Treaty
Organization
Khối Hiệp ước Trung Tâm
5
CPI
Communist Party of India
Đảng Cộng sản Ấn Độ
6
NATO
North Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệpước Bắc Đại Tây Dương
7

NEFA
North East Frontier
Agency
Cơ quan Biên giới vùng Đông Bắc
của Ấn Độ
8
NICs
Newly Industrilizing
Coutries
Các nước công nghiệp mới
9
NNRC
Neutral Nations
Repatriation
Commission
Hội đồng hồi hương các quốc gia
trung lập
10
Rs
Rupees
Đồng rupee (Đơn vị tiền tệ Ấn Độ)
11
SEATO
The South East Asia
Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
12
SEV
Council of Mutual
Economic Assistance

Hội đồng Tương trợ Kinh tế
13
SRC
States Reorganisation
Commission
Ủy ban Cải cách Hành chính Nhà nước
14
USD
United States dollar
Đồng đô-la (Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ)
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nhiều mối quan hệ quốc tế mới đan xen, phức tạp của xu thế
quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, để tồn tại và phát triển theo hướng độc lập tự
chủ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tìm cho mình một hướng đi thích hợp. Hướng đi đó
cần hợp với xu thế của thời đại, với những đặc thù của quốc gia dân tộc thì việc bảo
vệ và củng cố nền độc lập cho dân tộc sẽ được thực hiện một cách thuận lợi. Vì vậy,
việc nghiên cứu, tìm hiểu những con đường đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập và
phát triển quốc gia dân tộc của các nước trên thế giới có một ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận lẫn thực tiễn.
Nằm ở khu vực Nam Á, Ấn Độ không chỉ được biết đến như một trong
những quốc gia rộng lớn và đông dân, mà thế kỷ XX, Ấn Độ từ một nước thuộc địa,
vươn lên trở thành một cường quốc, đã và đang tham gia vào các vấn đề chung của
khu vực và quốc tế. Thật vậy, trong lịch sử, Ấn Độ còn được biết đến như là một
trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, một trong những thuộc địa vô cùng
quan trọng, là “xương sống” của đế quốc Anh, một “viên kim cương trên vương
miện Nữ hoàng Anh”, một quá trình đấu tranh kiên trì và bền bỉ để được tự trị
(1947) và độc lập hoàn toàn (1950), một thành viên sáng lập “Phong trào không liên
kết” Ấn Độ cũng là một quốc gia có vai trò quan trọng và những đóng góp tích

cực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giữ gìn bảo vệ hòa bình trên thế
giới cũng như sự ổn định và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sau khi giành được độc lập và bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới xây dựng
nền Cộng hòa, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho dân tộc Ấn Độ hết sức to lớn: đó là lựa
chọn con đường đi đến tương lai, tiến theo kịp sự phát triển của thế giới văn minh.
Đây không phải là một công việc đơn giản, bởi vì với phương châm “đi mà ở” của
thực dân Anh, Ấn Độ phải giải quyết những hậu quả hết sức nặng nề: một nền kinh
tế khủng hoảng với những tàn dư dai dẳng mang tính chất thuộc địa; một chế độ
chính trị xã hội phức tạp với những mâu thuẫn về dân tộc, những bất hòa về tín
ngưỡng; sự bỏ dở vấn đề Kashmir trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan Tuy nhiên, các
2
vấn đề này được giải quyết một cách khá hiệu quả dưới thời Chính phủ Thủ tướng
J. Nehru, từ năm 1950 đến năm 1964.
Với những biện pháp nhằm ổn định tình hình và phát triển đất nước trong
hơn một thập niên đầu nền Cộng hòa, chính phủ của Thủ tướng J. Nehru từng bước
giải quyết đồng bộ, có kế hoạch các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, sự mềm dẻo, tích cực
trong đường lối đối ngoại, sự kiên quyết đấu tranh trong việc thu hồi lãnh thổ… nền
độc lập được củng cố, uy tín và vị thế của Ấn Độ được khẳng định trên trường quốc
tế. Đây cũng là nền tảng để các chính phủ tiếp theo tiếp tục lãnh đạo đất nước đạt
nhiều thành tựu về sau. Đúng như lời phát biểu ngày 15/8/1947 của Thủ tướng J.
Nehru tại Nghị viện Ấn Độ:
Từ bao năm qua chúng ta đã ước hẹn với số phận, và nay là lúc chúng ta
thực hiện lời hứa, không phải một cách đầy đủ hay trọn vẹn mà là một
cách cơ bản. Ngay vào thời khắc lúc nửa đêm, khi cả thế giới đang chìm
trong giấc ngủ thì Ấn Độ sẽ thức giấc để được sống và hưởng tự do. Thời
khắc lịch sử hiếm hoi đang đến, khi chúng ta bước ra khỏi quá khứ để
đến với tương lai, khi một thời đại sẽ kết thúc, khi hồn thiêng dân tộc,
vốn bị áp bức bao lâu nay, sẽ bắt đầu cất tiếng [146].
Chính vì thế, việc nghiên cứu sự nghiệp củng cố nền độc lập dân tộc của
Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964, phân tích quá trình bền bỉ và gian

khổ của nhân dân Ấn Độ, từng bước củng cố nền Cộng hòa, đánh giá được những
thành tựu, hạn chế, rút ra đặc điểm con đường xây dựng và bảo vệ đất nước theo
đường lối J. Nehru có giá trị cao về lý luận lẫn thực tiễn.
Hơn nữa, Ấn Độ là một nước lớn ở châu Á, có mối quan hệ lâu đời và chặt
chẽ với khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mối quan hệ hữu nghị, hợp
tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời kỳ cận - hiện đại được các lãnh tụ của hai
dân tộc, Hồ Chí Minh và J. Nehru, đặt nền móng và luôn được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm, vun đắp. Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu cần tìm hiểu về lịch sử và văn
hóa Ấn Độ để hiểu rõ, phát huy tình đoàn kết và quan hệ giữa hai nước trong giai
đoạn cách mạng mới.
3
Xuất phát từ tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định
chọn đề tài “Sự nghiệ p củ ng cố độ c lậ p dân tộ c củ a Cộ ng hòa Ấ n Độ trong giai
đoạ n 1950 - 1964” để nghiên cứu viết luận án Tiến sĩ Lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mụ c đích
Mục đích của luận án là nghiên cứu có hệ thống về sự nghiệp củng cố độc
lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam trên các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh
trong giai đoạn 1950 - 1964. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với các nước
đang phát triển.
2.2. Nhiệ m vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình củng cố nền độc lập dân tộc
của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964.
- Phân tích việc thực thi các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại
giao, quốc phòng - an ninh trong việc bảo vệ và củng cố nền Cộng hòa Ấn Độ trong
giai đoạn 1950 - 1964. Qua đây làm rõ sự thành công và hạn chế từ sự nghiệp củng
cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964.

- Bước đầu rút ra đặc điểm về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng
hòa Ấn Độ và một số kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
Luận án tập trung nghiên cứu về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng
hòa Ấn Độ.
3.2. Phạ m vi nghiên cứ u
Tìm hiểu về đề tài sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ là
một công việc khó khăn, đòi hỏi nghiên cứu công phu trong một thời gian dài. Căn
cứ vào nguồn tư liệu hiện có và khả năng của mình, luận án tiến hành nghiên cứu
trong phạm vi các giới hạn sau đây:
4
- Về không gian, luận án nghiên cứu quốc gia Ấn Độ kể từ khi thiết lập nền
Cộng hòa.
- Về thời gian, luận án nghiên cứu sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của
Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1950 đến năm 1964. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng
thể trong tiến trình lịch sử, nhằm rút ra những đánh giá, kết luận xác đáng, tác giả
cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến giai đoạn trước và sau thời gian
nêu trên.
Mốc thời gian năm 1950, mà cụ thể là ngày 26/1/1950 là mốc thời gian Hiến
pháp Ấn Độ - văn bản có tính pháp lý cao nhất của quốc gia - có hiệu lực trên thực
tế, khẳng định nền Cộng hòa Ấn Độ sau hơn 2 thế kỷ dưới sự thống trị của thực
dân Anh. Từ đây, Ấn Độ bước vào thời kỳ xây dựng, bảo vệ và củng cố nền Cộng
hòa, gắn liền với sự lãnh đạo của Chính phủ Ấn Độ, đứng đầu là Thủ tướng
Jawaharlal Nehru. Mốc năm 1964 là dấu mốc kết thúc thời kỳ lãnh đạo của Thủ
tướng Jawaharlal Nehru (J. Nehru qua đời ngày 27/5/1964) mà lịch sử vẫn thường
gọi “kỷ nguyên Nehru”. Ấn Độ tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
trên cơ sở những nền tảng ban đầu đã được Chính phủ J. Nehru tạo dựng thời kỳ
(1950 - 1964).
- Về nội dung: luận án nghiên cứu toàn diện những biện pháp củng cố độc

lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn
hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh…
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phư ơ ng pháp luậ n
Luận án quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số vấn đề
như: vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc, đảng cầm quyền trong hệ thống
chính trị; độc lập dân tộc và đấu tranh củng cố độc lập dân tộc trong bối cảnh hiện
nay… Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam trong quá trình xử lý, hệ
thống tư liệu và thực hiện luận án.
4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u
Luận án vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: sưu
tầm, chọn lọc, phân loại, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… để xử lý tư liệu trước khi
5
tạo dựng bức tranh toàn diện về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa
Ấn Độ từ năm 1950 đến năm 1964. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp phân
tích để đánh giá các biện pháp cũng như kết quả đạt được của nền Cộng hòa Ấn Độ
trong giai đoạn 1950 - 1964. Quan trọng hơn, phương pháp logic, phương pháp lịch
sử và quan điểm của Đảng ta nhất là các vấn đề về quốc tế, đường lối đối ngoại
được tác giả chú trọng để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Luận án được trình bày một cách có hệ thống trên cơ sở khai thác và xử
lý các tài liệu thu thập được về sự nghiệp củng cố nền độc lập của Cộng hòa Ấn Độ
trong giai đoạn 1950 - 1964, từ củng cố nền chính trị - hành chính quốc gia đến chủ
quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh thời kỳ
Chiến tranh lạnh.
5.2. Luận án khái quát các chính sách mà Chính phủ Ấn Độ đề ra và thực
hiện trong giai đoạn 1950 - 1964 nhằm củng cố nền độc lập, chỉ ra những thành
công, hạn chế của quá trình này, từ đó rút ra những kinh nghiệm đối với các
nước đang phát triển. Do đó, nội dung luận án sẽ góp phần hiểu rõ hơn vai trò

của “kiến trúc sư” Thủ tướng J. Nehru trong công cuộc đấu tranh vì một nước
Ấn Độ phát triển.
5.3. Thông qua việc thực hiện luận án, giai đoạn 1950 - 1964 trong lịch sử
Ấn Độ được làm sáng tỏ hơn. Do vậy, luận án có thể dùng để tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề khác nhau về lịch sử bảo vệ, củng cố độc lập
dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ, nhất là về sự lựa chọn thể chế chính trị, mô hình kinh
tế - xã hội, chính sách quốc phòng - an ninh, về chủ trương thống nhất đoàn kết
quốc gia - dân tộc cũng như về lịch sử đấu tranh vì nền độc lập dân tộc và phát
triển đất nước của các nước đang phát triển.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Với bề dày lịch sử, đất nước Ấn Độ thật sự đã thu hút sự chú ý, quan tâm của
nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về những giá trị truyền thống, lịch sử phát
triển và cả những biến động xã hội đang diễn ra. Đối với Việt Nam, công tác nghiên
cứu về lịch sử, văn hóa Ấn Độ đã đạt được những kết quả cụ thể. Ngoài cuốn “Ấn
Độ cách mạng” của tác giả Minh Tranh do Tổng bộ Việt Minh xuất bản năm 1946,
đến nay đáng chú ý nhất là cuốn chuyên sử “Lịch sử Ấn Độ” do GS. Vũ Dương
Ninh chủ biên, xuất bản 1996. Qua tìm hiểu cho thấy, ở Việt Nam đã xuất hiện một
số tác giả chuyên tìm hiểu về lịch sử Ấn Độ cận - hiện đại như: Vũ Dương Ninh,
Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Quốc Hùng, Phan Văn Ban, Nguyễn Thừa Hỷ, Đinh
Trung Kiên, Nguyễn Công Khanh, Trần Thị Lý, Văn Ngọc Thành… Tuy nhiên vấn
đề được các tác giả quan tâm nhiều nhất là quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, còn lịch sử
Ấn Độ giai đoạn 1950 - 1964 vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Do vậy, nguồn
kiến thức về giai đoạn này của lịch sử Ấn Độ và việc tiếp cận rất khó khăn, nhưng
đó cũng là cơ sở để tác giả định hướng cho việc tìm hiểu tư liệu tiếng Anh của các
học giả nước ngoài.

1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1.1.1. Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu về lịch sử của Ấn Độ
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứ u củ a các họ c giả nư ớ c ngoài
Trên phương diện lịch sử phát triển và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
của Ấn Độ, hầu hết các học giả nước ngoài và kể cả những nhà viết sử ở Ấn Độ đều
tập trung nghiên cứu theo hướng các giai đoạn trong tiến trình lịch sử ở mức độ
khái quát. Chính vì vậy, số lượng các công trình nghiên cứu về nội dung này tương
đối phong phú. Cụ thể: một số công trình tiêu biểu như: India since partition [113],
của tác giả Andrew Mellor. Cuốn sách gồm 8 chương phản ánh tương đối rõ nét
tình hình Ấn Độ giai đoạn 1947 - 1950 trên một số phương diện như: quá trình đàm
phán dẫn tới Kế hoạch Mountbatten, sự chia cắt, tình hình xã hội, mâu thuẫn Ấn -
Hồi và vấn đề Kashmir… Nhà nghiên cứu Romesh Thapar với cuốn India in
7
transition [134]. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử Ấn Độ giai đoạn
sau năm 1947. Cuốn sách chỉ rõ những biến động sâu sắc trong bối cảnh Trật tự hai
cực của thế giới tác động đến tình hình Ấn Độ, đồng thời cũng nghiên cứu sự ứng
phó của chính quyền Thủ tướng J. Nehru đối với các vấn đề quốc tế sau năm 1947.
Học giả T. F. Devakina với cuốn Đảng Quốc đại Ấn Độ 1947 - 1964, (tiếng Nga)
[82]. Công trình là kết quả nghiên cứu có hệ thống của học giả Liên Xô về Đảng
Quốc đại Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 1964. Nội dung công trình gồm 7 chương:
Đảng Quốc đại nắm chính quyền và hoạt động của đảng trong những năm đầu Ấn
Độ độc lập; những nguyên tắc tổ chức và cấu trúc của Đảng Quốc đại, Đảng Quốc
đại và quần chúng; quan hệ tương hỗ của tổ chức trung ương và địa phương của
đảng; Đại hội Đảng Quốc đại ở Avadi và cương lĩnh xây dựng xã hội theo kiểu mẫu
xã hội chủ nghĩa, các cuộc Tổng tuyển cử và lập trường của Đảng Quốc đại; Đảng
Quốc đại sau cuộc Tổng tuyển cử lần 3. Thông qua đó, lịch sử Đảng Quốc đại với
những hoạt động phong phú trong giai đoạn này được làm rõ trên nhiều phương
diện khác nhau. Đồng thời, tác giả cũng lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự suy
yếu, mất dần ảnh hưởng của đảng trong quần chúng nhân dân Ấn Độ trước các
đảng đối lập. Nhóm các tác giả người Nga: K. Antonova, G. Bougard - Levin, G.

Kotovsky với cuốn A history of India, Book 2 [76]. Cuốn sách lần lượt trình bày
khái lược về lịch sử của Ấn Độ từ năm 1885 đến 1985, trong đó cũng có đề cập đến
giai đoạn nền Cộng hòa của Ấn Độ từ 1950 đến 1964 trên một số phương diện khác
nhau như: cải cách ruộng đất, sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản nhà
nước, các cuộc Tổng tuyển cử 1951 - 1952, 1957 và 1962, các đảng đối lập ở Ấn
Độ, những nét đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa…
Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình khác như: tác giả Arthur Lall với
cuốn The Emergence of Modern India [109]. Công trình nghiên cứu về lịch sử Ấn
Độ từ khi giành độc lập cho đến đầu những năm 1980, đặc biệt nhấn mạnh tới
những thành tựu Ấn Độ đạt được dưới thời Thủ tướng J. Nehru và Indira Gandhi,
nguyên nhân dẫn đến thất bại của Đảng Quốc đại trong cuộc bầu cử năm 1977. Bên
cạnh đó, tác giả còn chú ý nhiều đến ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc lên
chính sách đối nội và đối ngoại của Ấn Độ. Tác giả Judith M. Brown với công trình
8
Modern India [79]. Tác giả đã nghiên cứu sâu về quá trình hình thành nhà nước Ấn
Độ, một nhà nước dân chủ lớn nhất thế giới thông qua sự tác động giữa một xã hội
ổn định với truyền thống văn hóa phong phú và các lực lượng hình thành từ nền văn
minh phương Tây xâm nhập vào Ấn Độ. Qua đó, tác giả cũng làm rõ tư tưởng,
niềm tin của dân chúng vào các thể chế nhà nước và chính trị tạo ra nền dân chủ ở
Ấn Độ. Tác giả Stanley Wolpert với cuốn A new history of India [141]. Cuốn sách
đã phác họa khái quát cho độc giả những kiến thức cơ bản về lịch sử Ấn Độ từ 2500
TCN qua các thời kỳ cho tới những năm 70 của thế kỷ XX. Nguồn gốc, nội dung và
giá trị nền văn minh Ấn Độ. Tôn giáo và các cuộc đụng độ tôn giáo, vấn đề sắc tộc,
về sự phát triển hiện đại của Ấn Độ sau khi giành được độc lập với thời đại J.
Nehru. Tác giả cũng đề cập đến Ấn Độ từ năm 1950 đến năm 1964 nhưng chỉ ở
mức độ khái quát…
Đặc biệt, sử gia người Ấn Độ Bipan Chandra có công trình India after
independence (1947 - 2000) [81]. Công trình thể hiện sự nghiên cứu công phu của
tác giả về lịch sử Ấn Độ từ khi giành độc lập đến năm 2000. Qua thời kỳ cầm quyền
của các Thủ tướng Đảng Quốc đại Ấn Độ như: J. Nehru, L. B. Shastri, Indira

Gandhi, Rajiv Gandhi… những nét khái quát về lịch sử Ấn Độ từ năm 1947 đến
năm 2000 được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví như: những năm đầu
sau khi giành độc lập, di sản để lại của chủ nghĩa thực dân, những khó khăn trong
quá trình soạn thảo Hiến pháp Ấn Độ năm 1950, phong trào dân tộc, các đảng
phái chính trị, tình hình kinh tế, xã hội. Đây là cơ sở quan trọng giúp tác giả có
thêm tư liệu phục vụ đề tài. Hai tác giả Hermann Kulke và Dietmar Rothermund
có cuốn A history of India [107]. Với 8 chương và 488 trang, cuốn sách giới thiệu
khái lược về lịch sử Ấn Độ bắt đầu từ nền văn minh tiền sử đến quá trình xâm
chiếm và cai trị của chủ nghĩa thực dân; quá trình đấu tranh giành độc lập của
nhân dân Ấn Độ cũng như những vấn đề về kinh tế, chính trị trong thời kỳ đầu của
nền Cộng hòa.
1.1.1.2. Các công trình khoa họ c củ a các nhà nghiên cứ u trong nư ớ c
Nghiên cứu về Ấn Độ ở Việt Nam được tập trung vào nửa cuối của thế kỷ
XX, chủ yếu là tại các trường, trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu lớn như:
9
Viện Đông Nam Á, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học
KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Sư phạm Vinh… Tại
các cơ sở đào tạo bộ môn Ấn Độ học trong toàn quốc những năm gần đây cũng tồn
tại một thực tế: số lượng các luận án, luận văn về Ấn Độ tuy có tăng lên, nhưng chỉ
tập trung chủ yếu vào các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa, văn học, tôn giáo, kiến
trúc, mà ít thấy những công trình mang tính lịch sử, đặc biệt là dưới góc độ củng cố
độc lập dân tộc của Ấn Độ. Để tham khảo nguồn tư liệu bằng tiếng Việt liên quan
đến luận án do các nhà nghiên cứu Việt Nam viết, tác giả đã khảo cứu ở một số
công trình tiêu biểu như: Cuốn Ấn Độ, một cường quốc thế giới [10] của tác giả
Nguyễn Viết Chung đi vào giới thiệu về đất nước, con người, chế độ chính trị, sự
phát triển kinh tế, đời sống văn hóa của nhân dân Ấn Độ từ trước khi độc lập đến
năm 1956. Bên cạnh đó, tác giả còn tiếp cận nguồn tư liệu của học giả nước ngoài
(chủ yếu là tiếng Nga, tiếng Anh) được dịch sang tiếng Việt như: tác giả R. P. Dutt
với cuốn Ấn Độ hôm nay và ngày mai [16]. Đây là công trình nghiên cứu quý báu
về lịch sử Ấn Độ thuộc Anh của tác giả từng là phó chủ tịch Đảng Cộng sản Anh ở

khía cạnh quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Ấn Độ, nền thống trị
của thực dân Anh và chủ nghĩa đế quốc hiện đại cũng như sự phát triển của Ấn Độ
trên một số lĩnh vực sau khi độc lập đến năm 1956. Công trình là cơ sở quan trọng
để chúng tôi định hướng trong nghiên cứu luận án. Cuốn Lịch sử hiện đại, tập II từ
1939 đến 1959 [2], của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuốn
sách bao gồm 28 chương trình bày tóm tắt lịch sử các nước trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới, lịch sử các nước tư bản lớn nhất và hàng loạt nước đã giành
được độc lập và tự do. Trong đó ở chương thứ XVI, tác giả trình bày khái lược về
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ và sự thành lập nước
Cộng hòa Ấn Độ.
Ngoài ra, viết về Ấn Độ với những nét khái quát chung nhất được xem là
những cuốn “sổ tay” tuyên truyền phổ biến thời kỳ trước năm 1991 còn phải kể đến
như: Cuốn Ấn Độ qua các thời đại [30] của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, giới thiệu
những nét cơ bản về lịch sử, nền văn hóa, phong tục tập quán, phong trào đấu tranh,
những vị anh hùng… của đất nước Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử cổ trung đại, cận
10
hiện đại. Riêng giai đoạn 1950 - 1964 trong lịch sử Ấn Độ, công trình đề cấp tương
đối khái quát. Hay như cuốn tự truyện Chân lý của tôi [20] của Indira Gandhi. Cuốn
sách đi vào trình bày một số nét khái quát về cuộc đời và quá trình hoạt động của I.
Gandhi - con gái của Thủ tướng J. Nehru từ năm 1917 đến năm 1977. Phần lớn các
sự kiện được nhắc tới là những hoạt động chính trị đối nội, đối ngoại của bà cho nền
độc lập đất nước và tự do hạnh phúc của nhân dân Ấn Độ, trong đó giai đoạn 1950 -
1964 cũng được đề cập tới.
Cuốn Ấn Độ hôm qua và hôm nay [38] của tác giả Đinh Trung Kiên (1995)
là một công trình giới thiệu những nét khái quát về đất nước, con người Ấn Độ: về
lịch sử, những giá trị văn hóa truyền thống, quá trình xây dựng nước Cộng hòa Ấn
Độ, chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam.
Đặc biệt, cuốn Lịch sử Ấn Độ [55], do tác giả Vũ Dương Ninh (1996) chủ
biên. Đây được coi là công trình chuyên khảo có giá trị và toàn diện nhất về lịch sử
Ấn Độ cho đến nay tại Việt Nam. Với 5 chương và 200 trang, công trình lần lượt đề

cập khái quát về đất nước con người và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ (chương
1), những nét chính về lịch sử của Ấn Độ qua từ thời cổ trung đại, chặng đường dài
từ một thuộc địa trở thành quốc gia độc lập từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, và
thời kỳ xây dựng đất nước phồn vinh (chương 2, 3, 4), quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
qua những thời kỳ lịch sử (chương 5). Riêng giai đoạn 1950 - 1964, các tác giả dành
10 trang để trình bày về nước Cộng hòa Ấn Độ qua 3 kế hoạch 5 năm (1951 -
1964). Công trình này là tư liệu và định hướng tốt để chúng tôi tiếp tục đi sâu làm
rõ hơn khi thực hiện luận án.
Viện nghiên cứu Đông Nam Á với cuốn Ấn Độ xưa và nay [60]. Công trình
là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Cao Xuân Phổ; Trần Thị Lý chủ biên, lần
lượt khái quát về đất nước, con người và truyền thống lịch sử Ấn Độ từ thời tiền
sử đến khi giành độc lập năm 1947, những thành tựu lớn về văn hóa, kinh tế từ sau
khi giành độc lập đến những năm 90 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, công trình cũng
trình bày khái lược về chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập và không liên kết
của Ấn Độ cũng như mối quan hệ giữa hai dân tộc Ấn Độ - Việt Nam từ trong lịch
sử đến nay.
11
Xét trên phương diện lý luận về bản chất và nội dung của phong trào giải
phóng dân tộc nói chung và của châu Á nói riêng phải kể đến hai công trình do tác
giả Đỗ Thanh Bình chủ biên là cuốn Con đường cứu nước trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) [5]. Đây
được coi là một chuyên luận toàn diện nhất về chủ đề đấu tranh giành độc lập dân
tộc, bao quát những nét chung cả về lý luận lẫn thực tiễn của các phong trào ở châu
Á, châu Phi và khu vực Mỹ latinh. Và cuốn Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc
thế kỷ XX - một cách tiếp cận [4], đã đi sâu phân tích về điều kiện đặc thù của các
quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa
chọn con đường giành độc lập dân tộc. Qua đó, công trình gợi ý hướng tiếp cận mới
khi nghiên cứu về con đường phát triển đất nước của các quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, tác giả Đào Việt Trung với cuốn Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ [71]. Cuốn sách giới thiệu toàn cảnh về lịch sử, đất nước, con người cùng với sự

phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, giáo dục, văn hóa, văn học và điện ảnh
của Ấn Độ. Ngoài ra, cuốn sách còn tập hợp các bài viết về quan hệ giữa Việt Nam
- Ấn Độ, thể hiện sâu sắc trên phương diện về lịch sử và văn hóa, quan hệ hữu nghị
truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển lên tầm đối tác chiến
lược. Cuốn 5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ [7] của tác giả Anjana Mothar
Chandra. Cuốn sách giới thiệu tất cả những giai đoạn lịch sử chính của đất nước từ
những ngày đầu mới hình thành nền văn minh lưu vực sông Ấn đến sự chia cắt đau
thương của một tiểu lục địa Ấn Độ và những năm sau ngày giành độc lập. Ngoài ra
cuốn sách còn cung cấp những thông tin đáng tin cậy nhất về địa lý, tôn giáo, tín
ngưỡng, lễ hội, ca múa nhạc, phim ảnh, văn chương, nghệ thuật và thủ công của đất
nước giàu truyền thống này.
1.1.2. Tiếp cận dưới góc độ về việc xây dựng, lựa chọn con đường phát
triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, quốc phòng - an ninh, xác lập đường
lối đối ngoại đặc thù để củng cố độc lập dân tộc và phát triển đất nước Ấn Độ
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứ u củ a các họ c giả nư ớ c ngoài
Các học giả nước ngoài chủ yếu là người Mỹ, Anh, Nga và chính những học
giả Ấn Độ rất quan tâm đến việc nghiên cứu về nền chính trị - xã hội của Ấn Độ từ
12
thời thuộc địa cho tới sự phát triển đất nước trong thời kỳ Cộng hòa. Tiêu biểu là
một số công trình như: tác giả Norman Dunbar Palmer với cuốn The Indian
political system [127]. Cuốn sách đi vào nghiên cứu về hệ thống và bản chất của
nền chính trị, nhà nước Ấn Độ, kỷ nguyên người Anh thống trị, phong trào giải
phóng dân tộc, chính quyền trung ương trong tiến trình bầu cử và quan hệ ngoại
giao. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến yếu tố truyền thống cũng góp phần chi phối
nền chính trị của đất nước Ấn Độ. W. H. Morris Jones với cuốn The government
and politics of India [98]. Tác giả đi vào nghiên cứu về khung cảnh chính trị Ấn Độ
một cách sâu sắc và có hệ thống bao gồm những nội dung cơ bản như: sự kế thừa
trong các hoạt động chính trị và xã hội của Ấn Độ ở giai đoạn trước khi giành độc
lập. Với 236 trang, những sự kiện và vấn đề mới của chính phủ từ sau năm 1947,
sức mạnh chính trị và sự sắp xếp cơ cấu cũng như khuynh hướng tư tưởng xuất hiện

trong nền Cộng hòa Ấn Độ cũng được tác giả trình bày khái lược. Tác giả Marcus
F. Franda với cuốn West Bengal and the federalizing process in India [86]. Cuốn
sách giới thiệu tình hình chính trị Ấn Độ với việc cơ cấu lại các bang do nhu cầu
phát triển của đất nước và của các bang, những nội dung trong chính sách cải cách
ruộng đất. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích mối quan hệ giữa nhà nước trung
ương và sự phát triển của chính sách cải cách ruộng đất cho bang Tây Bengal, cũng
như mối liên hệ giữa chính quyền trung ương và các đảng chính trị.
Tác giả T. V. Kunhi Krishnan với cuốn Chavan and the troubled decade
[106]. Cuốn sách nói về những kết quả nghiên cứu của Y. B. Chavan từng là Bộ
trưởng Quốc phòng, Tài chính, Nội vụ về tình hình chính trị tại Ấn Độ trong thập
kỷ 60 với các sự kiện: chiến tranh với Trung Quốc và Pakistan, cái chết của hai thủ
tướng chính phủ, sự tranh giành quyền lực của thủ tướng, ba cuộc Tổng tuyển cử,
sự chia rẽ trong Đảng Quốc đại sau các bất đồng giữa Đảng Cộng sản và Xã hội,
nảy sinh các thế lực của phe cực tả và cực hữu, sự rối loạn của các tín đồ đạo Hindu
và đạo Hồi cũng như những thử thách nghiêm trọng về kinh tế của Ấn Độ trong
những năm 60 của thế kỷ XX. Tác giả Sunil Kumar Sen với cuốn Working class
movements in India 1885 - 1975 [130]. Cuốn sách trình bày lịch sử của phong trào
công nhân toàn Ấn Độ từ năm 1885 đến 1975, vai trò của tổ chức công đoàn và tổ
13
chức Liên đoàn phụ nữ quốc gia Ấn Độ (NFIW) trong phong trào công nhân, nhấn
mạnh tầm quan trọng của liên minh công - nông trong việc thúc đẩy những thay đổi
xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích tác động của phong trào công nhân đối với
sự thay đổi trong xã hội Ấn Độ và đi đến khẳng định: những cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân là một phần trong nền chính trị Ấn Độ bất chấp những tiến bộ của
phong trào dân chủ.
Mặt khác, với đường lối ngoại giao đặc thù, Ấn Độ đã gặt hái được nhiều
thành công trong các mối quan hệ quốc tế, vấn đề biên giới trong quan hệ giữa các
quốc gia láng giềng cũng là mảng đề tài được các học giả đi sâu nghiên cứu qua
một khối lượng lớn các công trình. Trên cơ sở tổng hợp nguồn tài liệu này, chúng
tôi có thể lựa chọn những thông tin khoa học, phục vụ cho luận án. Tiêu biểu là một

số công trình: cuốn The China - India border: the origins of the disputed
boundaries [110], của tác giả Alastair Lamb. Trên cơ sở trình bày lịch sử biên giới
Trung - Ấn (từ thời Ấn Độ thuộc Anh rồi từ năm 1947 khi Anh trao trả quyền độc
lập cho Ấn Độ, đến thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc - Pakistan), cuốn sách
xem xét nguyên nhân của các cuộc tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ,
không chỉ trong khu vực dãy Himalaya mà còn ở các vùng biên giới khác giữa
Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Cuốn Indian Foreign Policy in Cambodia, Laos
and Vietnam 1947 - 1964 [129] của tác giả D. R. SarDesai. Với 9 chương và 336
trang, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề chính trong chính sách đối ngoại của Ấn
Độ đối với ba nước Đông Dương là: Campuchia, Lào và Việt Nam trong giai đoạn
1947 - 1964. Qua đây, công trình làm nổi bật lên vai trò của Ấn Độ với phong trào
giải phóng dân tộc ở Đông Dương, thái độ của Ấn Độ đối với phong trào chia cắt
nước Việt Nam (1954 - 1958), mối quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ với Lào và
Campuchia, xung đột Trung - Ấn và quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam, vai trò của
Ấn Độ trong cuộc khủng hoảng ở Lào (1959 - 1962). Cuối cùng, tác giả chỉ ra
những hậu quả của sự xâm lược mà Trung Quốc gây ra ở Ấn Độ… Tác giả Neville
Maxwell với cuốn India’s China War [111]. Trên cơ sở phân tích chính sách của
Trung Quốc đối với đường biên giới McMahon (McMahon Line) cũng như đối
sách của Ấn Độ về vấn đề biên giới, lãnh thổ, tác giả Neville Maxwell đã chỉ ra căn
14
nguyên cơ bản dẫn tới xung đột của hai quốc gia trong những năm 50 và đỉnh điểm
là cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 1962. Bên cạnh đó,
tác giả phân tích hậu quả của cuộc chiến tranh giữa hai nước sau khi lệnh ngừng
bắn được thực hiện.
Tác giả Bhabani Sen Gupta với cuốn The fulcrum of Asia: relations among
China, India, Pakistan and the USSR [92]. Trên cơ sở tương quan lực lượng của cục
diện thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tác giả đi sâu phân tích đặc điểm mối
quan hệ giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Liên Xô những năm 50 của thế kỷ
XX, cũng như sự tiếp cận của Liên Xô đối với châu Á. Bằng các dẫn chứng khoa học
và thuyết phục, tác giả chỉ ra sự thách thức của nhân tố Trung Quốc trong những năm

60 đã dẫn tới sự đối kháng giữa 4 nước và hệ quả đặt ra trong quan hệ giữa các quốc
gia này. Cuốn Jawaharlal Nerhu and India foreign’s policy [118], của tác giả I.
Nasenko. Tác giả đã nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ
tướng J. Nehru, trong đó đề cập đến chính sách của Ấn Độ với Pakistan, với Trung
Quốc, với khối Liên hiệp Anh, vấn đề Triều Tiên, Hội nghị Bandung…
Ngoài ra, việc lựa chọn con đường phát triển kinh tế và những thành tựu
trong quá trình phát triển , xây dựng, củng cố nền quốc phòng - an ninh được các
học giả dành nhiều thời gian quan tâm, nghiên cứu. Tiêu biểu có các công trình:
Lorne J. Kavic với cuốn India’s quest for security: defence policies 1947 - 1965
[101]. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện về chính sách quốc phòng và lực
lượng quân đội của Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 1965. Với 11 chương, tác giả khái
lược về nguồn gốc, nền tảng và mục đích của chính sách quốc phòng Ấn Độ từ năm
1947 đến năm 1961. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu nghiên cứu các lực lượng quân đội:
lục quân, hải quân, không quân, cũng như những xung đột dọc biên giới thuộc dãy
Himalaya từ năm 1961 đến năm 1965. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả giới thiệu cơ
sở để xây dựng một chương trình quốc phòng mới của Ấn Độ về sau này. Tác giả
Wilfred Malenbaum với cuốn Modern India’s economy: two decades of planed
growth [112]. Công trình đề cập tới sự phát triển kinh tế Ấn Độ trong hai thập niên
kể từ khi giành độc lập năm 1947. Với 4 kế hoạch 5 năm được khái quát trong nội
dung công trình, những thành tựu phát triển về nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại cũng được tác giả tập trung làm rõ.
15
Đặc biệt tác giả Jag Mohan với Twenty five years of Indian independence
[116]. Công trình là kết quả nghiên cứu về Ấn Độ sau 25 năm kể từ khi giành độc
lập 1947 trên nhiều phương diện khác nhau. Nội dung công trình được chia làm 4
phần: phần 1: Tình hình chính trị của Ấn Độ từ khi độc lập. Qua đây, công trình đã
hệ thống những sự kiện lớn như: sự chuyển giao quyền lực, sự phát triển trong
những năm 1951 - 1962, chiến tranh với Pakistan - 1965, sự bất ổn trong những
năm 1966 - 1970, sự xuất hiện của Bangladesh…; phần 2: Kinh tế Ấn Độ từ khi độc
lập. Công trình đã nghiên cứu về các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, cải cách

ruộng đất, hướng tới một nền công nghiệp mở, những thách thức từ sự nghèo đói,
thất nghiệp và sự chậm phát triển; phần 3: Tình hình văn hóa và xã hội. Công trình
đề cập đến những nội dung như: chương trình phát triển giáo dục, giai cấp công
nhân Ấn Độ kể từ khi giành độc lập, khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật sau 25 năm
độc lập; phần 4: Biên niên các sự kiện lịch sử của Ấn Độ từ 1947 đến 1971.
Với 198 trang, công trình India: problems of development [97], đi vào
nghiên cứu những vấn đề trong sự phát triển ở Ấn Độ như: sự hình thành tư bản
công nghiệp, sự phát triển của khoa học và công nghệ, chính sách hợp nhất kinh tế,
cấu trúc đảng phái ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến quá trình hình
thành một cấu trúc mới phù hợp với quyền lực chính trị của đất nước này. Tác giả
Dharma Kumar với cuốn The Cambridge economic history of India, Vol 2: 1757 -
1970 [108]. Với 1.048 trang và được chia làm 3 phần: phần 1: gồm 6 chương (từ
chương 1 đến chương 6), phác họa lại bức tranh kinh tế của Ấn Độ vào giữa thế kỷ
XVIII, các xu hướng kinh tế nói chung trong 4 khu vực phía Tây, Bắc, Đông, và
Nam của Ấn Độ, những thay đổi trong cơ cấu nông nghiệp trước độc lập; phần 2:
gồm 6 chương (từ chương 7 đến chương 12), tác giả làm rõ một số lĩnh vực cơ bản
của kinh tế Ấn Độ trước độc lập như: về công nghiệp, thủy lợi, thương mại, hệ
thống tài chính…; phần 3: gồm 2 chương, tác giả tiếp tục nghiên cứu sự phát triển
kinh tế của Ấn Độ và Pakistan từ khi độc lập đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX.
Tác giả B. R. Tomlinson với cuốn The economy of morden India 1860 -
1970 [136]. Đây là tài liệu giới thiệu tổng quát và phân tích cụ thể về quá trình thay
đổi kinh tế ở Ấn Độ từ năm 1860 đến 1970, bao gồm: quá trình phát triển nông
16
nghiệp, công nghiệp hóa và lịch sử kinh doanh, thực hiện quy hoạch nhà nước sau
năm 1947, sự xuất hiện của cuộc “Cách mạng xanh”. Bằng những số liệu cụ thể,
trong 5 chương, tác giả Tomlinson đã khôi phục lại bức tranh kinh tế Ấn Độ dưới
ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, tiến trình lịch sử qua sự thay đổi trong nông
nghiệp, thương mại và sản xuất, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, nền kinh tế và
nhà nước trước và sau năm 1947.
Ngoài ra, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ còn được phản

ánh trong các kế hoạch 5 năm, cụ thể First Five Year Plan (1951 - 1956), Second
Five Year Plan (1956 - 1961), Third Five Year Plan (1961 - 1965)… tại địa chỉ:
[149]. Đây là
trang website chính thống chứa đựng thông tin nội dung về các kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội ngắn hạn 5 năm của Ấn Độ. Qua mỗi kế hoạch 5 năm, nội dung
website lần lượt giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo
dục, y tế, dịch vụ xã hội… với những số liệu được đề cập cụ thể.
Sự nghiệp củng cố, phát triển quốc gia, dân tộc của đất nước Ấn Độ, thời kỳ
Thủ tướng J. Nehru nắm quyền thật sự mang lại nhiều thành tựu rực rỡ cho buổi
đầu của nền Cộng hòa. Chính vì vậy, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của J.
Nehru thu hút sự quan tâm của nhiều học giả nước ngoài. Trên cơ sở kế thừa nguồn
tư liệu này, chúng tôi rút ra đánh giá, nhận định khách quan vai trò của ông trong sự
nghiệp củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1950 - 1964. Một số công trình tiêu biểu:
cuốn Jawaharlal Nehru: A political leader [99] là tập kỷ yếu tại Hội thảo kỷ niệm
85 năm ngày sinh và 10 năm ngày mất của Jawaharlal Nehru. Đây là cuốn sách tập
hợp một số công trình nghiên cứu của các học giả xoay quanh “kiến trúc sư” vĩ đại
đất nước Ấn Độ J. Nehru trên một số phương diện như: đường lối chính trị, tư
tưởng, chính sách ngoại giao… với một số bài viết tiêu biểu: Jawaharlal Nehru and
the principle of secularism in India politics của tác giải Jan Marek; The role of
tradition in Nehru’s thought của tác giả Ondrej Novák; Nehru as a political thinker
của tác giả Jan Filipsky…
Tác giả Sarvepalli Gopal với cuốn Jawaharlal Nehru: A biograph, vol 2:
1947 - 1956 [90] và cuốn Jawaharlal Nehru: A biograph, vol 3: 1956 - 1964 [91].
17
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống của tác giả S. Gopla về cuộc
đời và sự nghiệp của J. Nehru. Trong vol 2, nội dung công trình thuật lại 9 năm đầu
làm Thủ tướng của J. Nehru, phân tích những vấn đề về tình hình của Ấn Độ cũng
như trên thế giới bao gồm: cuộc đấu tranh của Ấn Độ và Pakistan về vấn đề
Kashmir, cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Ấn Độ, khủng hoảng Triều Tiên và kênh đào
Suez… Từ đó, tác giả đưa ra những nhận định chủ quan của mình về vai trò của J.

Nehru trên trường quốc tế từ năm 1947 đến năm 1956. Tiếp nối thành công của vol
2, Sarvepalli Gopal tập trung nghiên cứu hoạt động trong những năm cuối cùng của
Thủ tướng Ấn Độ trong thời gian từ 1956 đến 1964 trong vol 3. Tác giả khẳng định:
tám năm cuối đời là những cố gắng không mệt mỏi để phát triển kinh tế và xã hội
Ấn Độ, xây dựng những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của J. Nehru
như: cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Pakistan, các nước phương Đông lẫn
phương Tây, cuộc vận động cho vấn đề Congo, những nỗ lực ngoại giao để thu hồi
lãnh thổ Goa… Có thể nói, dưới nhãn quan của tác giả, thành tựu vĩ đại nhất trong
cuộc đời Thủ tướng J. Nehru là đã xây dựng Ấn Độ thành một quốc gia hiện đại,
khẳng định vai trò và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứ u trong nư ớ c
Nghiên cứu con đường củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ được
nhận diện qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các học giả trong nước
trên nhiều khía cạnh khác nhau như: kinh tế, chính trị - hành chính, ngoại giao, quốc
phòng - an ninh. Tiêu biểu là một số công trình sau: trước hết phải kể đến tập hợp
các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ đầu tiên của các nhà khoa học
trong nước nhân kỷ niệm Quốc khánh Ấn Độ do tác giả Phan Văn Ban chủ biên,
Thông báo khoa học: đặc san kỷ niệm 43 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ
[3]. Một số công trình tiêu biểu liên quan tới hướng nghiên cứu của tác giả được đề
cập như: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trái tim nhân dân Ấn Độ; Lịch sử Ấn Độ và
những mối liên hệ Việt Nam - Ấn Độ trong lịch sử; Tư tưởng dân tộc của J. Nehru
trong tác phẩm “Phát hiện Ấn Độ”; Những trang sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
giai đoạn 1945 - 1954… từ đó gợi mở cho các nhà nghiên cứu hướng tiếp cận
chuyên sâu về Ấn Độ.
18
Tác giả Đỗ Đức Định với cuốn 50 năm kinh tế Ấn Độ [18]. Công trình đã
tổng kết 50 năm phát triển kinh tế Ấn Độ từ trước cải cách đến quá trình cải cách
vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Trong đó, tác giả làm rõ một số vấn đề như:
mô hình công nghiệp hóa tự lực tự cường trước cải cách, công nghiệp hóa nông
nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng chính sách ngoại thương, đầu tư nước

ngoài công nghiệp và du lịch… Qua đó, thành quả của quá trình cải cách và triển
vọng phát triển kinh tế Ấn Độ cũng được tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau. Ngoài ra, tác giả Đỗ Đức Định còn chủ biên cuốn Giáo trình kinh tế Ấn Độ
[19]. Cuốn sách trình bày tiến trình phát triển kinh tế Ấn Độ từ khi giành độc lập
đến nay, tập trung hai giai đoạn phát triển của nền kinh tế Ấn Độ: thời kỳ trước cải
cách (1947 - 1990) và thời kỳ cải cách (1991 đến nay). Mặt khác, tác giả cũng
nghiên cứu sự phát triển của các ngành kinh tế cơ bản, trên cơ sở đó phân tích quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phân
tích chính sách ưu tiên phát triển khoa học công nghệ của Ấn Độ; nghiên cứu những
nỗ lực mới của Ấn Độ nhằm xây dựng một cường quốc vào thế kỷ XXI và đề cập
đến mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Lý với cuốn Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn
Độ từ 1991 đến 2000 [45]. Trong đó, tác giả đã trình bày một số nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách cải cách kinh tế và chính sách đối ngoại của
Cộng hòa Ấn Độ cũng như những thành tựu mà quốc gia này đạt được sau 10 năm
điều chỉnh chính sách. Ngoài ra, nội dung công trình cũng liệt kê một số sự kiện
liên quan tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ ở giai đoạn
1950 - 1964.
Một số công trình của học giả Vũ Dương Ninh được đề cập trong cuốn Việt
Nam - Thế giới và hội nhập (Một số công trình tuyển chọn) [57]. Đây là tập hợp 70
công trình khoa học được tác giả tuyển chọn trong thời gian dài làm khoa học, giới
thiệu với giới nghiên cứu. Trong đó, một số công trình liên quan tới đề tài nghiên cứu
của tác giả đề cập tới như: Việt Nam - Ấn Độ trong đấu tranh vì độc lập dân tộc và
tiến bộ xã hội; Jawaharlal Nehru - nhà kiến trúc vĩ đại của nước Cộng hòa Ấn Độ…
19
Hai tác giả Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp với cuốn Chủ quyền quốc
gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam [62]. Nghiên
cứu về nội hàm của chủ quyền quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, so
sánh quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là
một trong những nội dung chính của công trình. Theo đó, vấn đề này tác động tới

phương thức củng cố độc lập dân tộc của các quốc gia trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh và trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy, công trình gợi mở một
hướng tiếp cận về cách thức bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Ấn Độ trong thời
kỳ sau độc lập.
Ngoài ra, nghiên cứu những khía cạnh cụ thể về bối cảnh lịch sử, chính sách
đối ngoại, những vấn đề phức tạp trong sự nghiệp củng cố độc lập của Ấn Độ cũng
được đề cập trong một số công trình tiêu biểu như: tác giả Võ Anh Tuấn với cuốn
Phong trào không liên kết [72]. Cuốn sách nghiên cứu cụ thể về Phong trào không
liên kết trên các khía cạnh: quá trình hình thành và phát triển của phong trào, nhiệm
vụ đặt ra trong từng giai đoạn lịch sử và vị thế của phong trào trong đời sống chính
trị thế giới, các hội nghị cấp cao của phong trào từ 1961 đến 1999. Trong đó, Ấn Độ
với Phong trào không liên kết giai đoạn 1950 - 1964 cũng được tác giả đề cập đến ở
mức độ khái lược. Hai tác giả Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam với cuốn Giáo trình
Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 - 1990 [17]. Cuốn sách hệ thống hóa các sự kiện quan
trọng trong tiến trình lịch sử quan hệ quốc tế của nhân loại từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến kết thúc Chiến tranh lạnh. Nội dung cuốn sách cũng đề cập tới
một số sự kiện trong quan hệ quốc tế có tác động đến lịch sử Ấn Độ giai đoạn
1950 - 1964.
Tác giả Trình Mưu, Vũ Quang Vinh (đồng chủ biên) với cuốn Quan hệ quốc
tế những năm đầu thế kỷ XXI - vấn đề, sự kiện và quan điểm [47]. Công trình làm rõ
sự vận động của những mối quan hệ quốc tế trên thế giới từ sau Chiến tranh lạnh
đến những năm đầu thế kỷ XXI như: chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng Trung
Đông, Triều Tiên, Đài Loan… và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế. Trong đó, Vấn đề Kashmir trong quan hệ giữa Ấn Độ và
Pakistan cũng được các tác giả đề cập ở khía cạnh khái lược.
20
Đặc biệt, tác giả Nguyễn Công Khanh với công trình Jawaharlal Nehru, tiểu
sử và sự nghiệp [34]. Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về Thủ
tướng Ấn Độ J. Nehru ở nước ta dựa trên cơ sở Đề tài Nghiên cứu khoa học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo (mã số B.96.42.04) quản lý, chủ trì là TS. Nguyễn Công

Khanh. Công trình khảo cứu về cuộc đời và sự nghiệp “kiến trúc sư” vĩ đại của đất
nước Ấn Độ trên nhiều phương diện: các chặng đường chính trong cuộc đời J.
Nehru (1889 - 1964), vạch ra và thực hiện đường lối giải phóng dân tộc, chính sách
đối nội và đối ngoại. Công trình là nguồn tư liệu tham khảo quý giá, định hướng
cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Bên cạnh các công trình đã được xuất bản mà tác giả đề cập trong tài liệu
tham khảo, còn có khá nhiều các luận văn, luận án đã được bảo vệ liên quan đến đề
tài như: Luận án tiến sĩ lịch sử của Đinh Trung Kiên với “Quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ (thời kỳ 1945 - 1975)” [37], Hoàng Thị Điệp với “Quá trình phát triển quan hệ
Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1986 đến năm 2004”, Trần Thị Thanh Vân với “Chính
sách thực dân của Anh ở Ấn Độ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX” [74], Lê Thế
Cường với “Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ năm 1947 đến 1991” [12] Một số luận
văn thạc sĩ như: tác giả Lê Thế Cường: Ấn Độ từ tự trị đến độc lập (1947 - 1950)
[11]; Trần Thị Thuận với “Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1949 đến năm 1991” [69]; Hà Thị Lịch,
Vấn đề Casơmia trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan từ 1947 đến nay … Tuy nhiên,
hiện nay chưa có một luận án nào chuyên sâu nghiên cứu sự nghiệp củng cố độc lập
dân tộc trong những năm đầu nền Cộng hòa ở Ấn Độ (1950 - 1964), gắn liền với
thời kỳ lãnh đạo, kỷ nguyên của Thủ tướng J. Nehru.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các học giả trong cũng như
ngoài nước đề cập đến lịch sử Ấn Độ giai đoạn 1950 - 1964 từ nhiều góc độ và
quan điểm tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả nhằm đi đến khái quát hoặc làm rõ từng
vấn đề cụ thể trên các lĩnh vực của đất nước Ấn Độ. Điểm qua các công trình
nghiên cứu, về cơ bản, các nhà khoa học đã giải quyết những vấn đề sau:
- Lịch sử hình thành và phát triển của Ấn Độ qua các thời kỳ cụ thể; những
đặc trưng về văn hóa, ngôn ngữ, tộc người, tôn giáo, truyền thống, bản sắc dân tộc.

×