Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐẶC điểm HÌNH ẢNH ĐỘNG MẠCH VÀNH SAU đặt STENT TRÊN CHỤP cắt lớp VI TÍNH 64 dãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.72 KB, 2 trang )

Y H
ỌC THỰC HÀNH (914)
-

S
Ố 4/2014






159
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH ĐỘNG MẠCH VÀNH SAU ĐẶT STENT TRÊN CHỤP CẮT
LỚP VI TÍNH 64 DÃY
LÊ VĂN DIỄN - Bệnh viện Nam Thăng Long
NGUYỄN QUỐC DŨNG, TRỊNH TÚ TÂM - Bệnh viện Hữu Nghị

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh thường gặp
và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh thường phổ biến ở các
nước phát triển và đang có xu hướng gia tăng nhanh
ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của đời sống
kinh tế xã hội, bệnh ĐMV ngày càng phổ biến và đã
trở thành vấn đề thời sự [1].
Hiện nay, có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều
trị bệnh mạch trong đó can thiệp ĐMV qua da đang
được coi là biện pháp hiệu quả hơn cả và đang được
áp dụng rộng rãi. Bên cạnh nong và đặt stent động
mạch vành, việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh


hoạt sau can thiệp và theo dõi hình ảnh động mạch
vành đóng vai trò rất quan trọng. Có nhiều phương
pháp đánh giá bệnh lý ĐMV sau can thiệp bao gồm
các phương pháp xâm lấn và không xâm lấn. Trong
đó, chụp cắt lớp vi tính (CLVT) 64 dãy đầu thu có
nhiều ưu điểm vượt trội như là một phương pháp
không xâm nhập, đặc biệt là một phương pháp đánh
giá chính xác các tổn thương tái hẹp ĐMV ở giai đoạn
sớm khi BN chưa có dấu hiệu lâm sàng [2, 3, 6].
Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào
về vấn đề này trên chụp CLVT 64 dãy, do đó với mong
muốn góp một phần nâng cao chất lượng chẩn đoán,
giúp cho việc điều trị hiệu quả, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu nhằm mục tiêu:
Mô tả các đặc điểm hình ảnh ĐMV sau đặt stent
ĐMV trên chụp CLVT 64 dãy.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN đã được can thiệp đặt stent mạch vành.
- Được chụp ĐMV bằng máy CLVT 64 dãy tại khoa
Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Hữu Nghị.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN bị loạn nhịp tim, nhịp tim cao trên 70 chu
kỳ/phút.
- BN bị rung nhĩ.
- BN có chống chỉ định dùng thuốc cản quang
đường tĩnh mạch: Dị ứng, suy thận
- BN đã được chẩn đoán xác định có bệnh lý hẹp
ĐMV, đã được can thiệp bắc cầu nối động mạch vành

trước đó.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thu thập thông tin theo phương
pháp hồi cứu BN dựa trên phim chụp CLVT 64 dãy và
các tư liệu đĩa lưu trữ tại khoa. Các BN đủ tiêu chuẩn
từ tháng 06/2012 đến tháng 07/2013.
KẾT QUẢ
Sau khi hồi cứu phim CLVT 64 dãy của các bệnh
nhân chụp từ tháng 06/2012 đến tháng 07/2013 có 85
bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu.
Trong đó, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 86 tuổi, bệnh
nhân ít tuổi nhất là 42 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất là
trên 60 tuổi (chiếm 90,6%).
1. Phân bố bệnh nhân theo số lượng ĐMV tổn
thương
48,2%

40%

11,8%
1 ĐMV
2 ĐMV
3 ĐMV

Biểu đồ 1. Phân bố BN theo số lượng ĐMV tổn thương
Số trường hợp có tổn thương 1 ĐMV chiếm tỷ lệ
cao nhất 48,2%, số bệnh nhân có tổn thương cả 3
ĐMV chiếm tỷ lệ thấp nhất với 11,8%.
2. Đường kính và chiều dài sten ĐMV

44
60
28
-10
10
30
50
70
< 3mm 3-3,5mm > 3,5mm

Biểu đồ 2. Đường kính stent
ĐK trung bình của stent là 3,02±0,5 mm. Nhóm
stent có ĐK từ 3mm đến 3,5mm, chiếm tỷ lệ cao nhất
45,5%, nhóm ĐK trên 3,5mm chiếm tỷ lệ thấp nhất với
21,2%.
Bảng 1. Chiều dài stent
Chi

u dài stent

S


l
ư

ng

T



l


(%)

< 20 mm

27

20,5

20mm
-

35 mm

55

41,7

> 35mm

50

37,9

T

ng


132

100,0

Chiều dài trung bình stent là 28,910,2mm. Nhóm
stent có chiều dài trên 20mm và dưới 35mm là hay
gặp nhất với 55 stent chiếm tỷ lệ 41,7%.
3. Phân bố stent trong các nhánh
Bảng 2. Phân bố stent trong các nhánh
V


trí

S


l
ư

ng

T


l


Đ

MLTTr

71

53,8

Đ
MV ph

i

44

33,3

Đ
M m
ũ

12

9,1

Thân chung
Đ
MV trái

5

3,8


T

ng

132

100

Động mạch hay gặp nhất là động mạch liên thất
trước (ĐMLTTr) với 71 stent tương ứng với 53,8%,
sau đó đến ĐMV phải với 44 stent chiếm 33,3 %, còn
thân chung ĐMV trái (hay stent bắt đầu từ thân chung
ĐMV trái) chỉ gặp 5 stent chiếm tỷ lệ 3,8%.

Y H
ỌC THỰC HÀNH (914)
-

S
Ố 4/2014






160
4. Phân bố stent trong các phân đoạn ĐMV
Bảng 3. Phân bố stent trong các phân đoạn

Vị trí
Đ
MLTTr

Đ
MV ph

i

Đ
M m
ũ

T

ng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL


TL

Đ
o

n
gần
46 64,7 18

40,9 5 41,7 69 54,3

Đ
o

n
giữa
21 57,7 15

34,1 0 0,0 36 28,3

Đ
o

n xa

4

5,6


11

25,0

7

58,3

22

17,4

T

ng

71

100,0

44

100,0

12

100,0

127


100

Trong 127 stent ở các phân đoạn của ĐMV. Đoạn
gần với 69 stent chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3% và đoạn
xa với 22 stent chiếm tỷ lệ thấp nhất là 17,4%.
5. Tỷ lệ và hình thái tái hẹp trên CLVT 64 dãy
5.1. Tỷ lệ tái hẹp trong stent trên CLVT 64 dãy
Bảng 4. Tỷ lệ tái hẹp trong stent trên CLVT 64 dãy
T

n th
ươ
ng

S


l
ư

ng

T


l


%


T

n th
ươ
ng tái h

p

16

12,1

Không t

n th
ươ
ng

116

87,9

T

ng

132

100,0


Trong 85 trường hợp nghiên cứu với 132 stent
ĐMV được đặt, chúng tôi phát hiện tổn thương tái hẹp
trong stent là 16 chiếm tỷ lệ ~ 12,1% (không có trường
hợp nào có tổn thương 2 stent trở lên).
5.2. Đặc điểm hình thái tổn thương stent
Bảng 5. Hình thái tổn thương stent
Hình thái t

n th
ươ
ng

S


l
ư

ng

T


l


Trong lòng stent

11


68,8

B


tr
ư

c stent

5

31,2

T

ng

16

100,0

Trong 16 tổn thương tái hẹp, chủ yếu là tổn
thương trong lòng stent với 11 trường hợp chiếm tỷ
lệ 68,8%, có 5 trường hợp chiếm 31,2% là tổn
thương ở bờ trước stent. Không có trường hợp nào
tổn thương ở bờ sau stent.
BÀN LUẬN
Đường kính và chiều dài stent
Đường kính stent trung bình trong nghiên cứu của

chúng tôi là 3,020,5mm, chiều dài stent trung bình là
28,910,2mm. Theo nghiên cứu của Gaspar và cs về
chẩn đoán tái hẹp trong stent bằng chụp CLVT đa dãy
trên 65 BN thì đường kính trung bình của stent là
3,30,5mm, chiều dài trung bình stent là 33,44,4mm
[4]. Theo nghiên cứu của Zhang và cs thì đường kính
trung bình của stent là 3,00,4 và chiều dài là 22,46,8
mm [7]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi không có
sự khác biệt với các tác giả khác.
Phân bố stent trong các nhánh ĐMV
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu xét về tần
suất tổn thương chung (đặt stent) ở 3 thân ĐMV chính
thì ĐMLTTr hay bị tổn thương nhất (53,8%), tiếp đến là
ĐMV phải (33,3%), ĐM mũ (9,1%) và cuối cùng là thân
chung ĐMV trái với 3,8%. Kết quả này cũng phù hợp
với các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như
Gaspar và cs năm 2005, tổn thương ĐMLTTr (40,5%),
ĐMV phải (28,8%), ĐM mũ (22,5%) [4]. Theo Zhang và
Cs thì tổn thương ĐMLTTr (53,8%), ĐMV phải (37,3%)
và ĐM Mũ (17,6%) [7].
Phân bố stent trong phân đoạn ĐMV
Trong 132 stent mạch vành được đánh giá thì có 5
stent thuộc thân chung ĐMV vành trái (hoặc stent xuất
phát từ thân chung ĐMV trái), chúng tôi không xếp loại
vào đoạn mạch nào. Còn lại 127 stent, đoạn gần là
hay gặp nhất (54,3%), và đoạn xa ít gặp nhất (17,4%).
Khẩu kính của ĐMV giảm dần từ đoạn gần đến đoạn
xa, vì vậy dù có tổn thương ở đoạn xa thì khả năng
đưa dụng cụ can thiệp và đặt stent ở đoạn mạch này
là khó hơn ở các đoạn mạch phía trước có khẩu kính

lòng mạch lớn hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi có
2 stent được đặt ở nhánh ĐM liên thất sau của ĐMV
phải, 1 stent đặt ở nhánh chéo đầu tiên (nhánh D1)
của ĐMLTTr và một nhánh phân giác (Ramus).
Tỷ lệ và hình thái tái hẹp stent động mạch vành
Để đánh giá tái hẹp các ảnh MIP, MPR, VR và đặc
biệt ảnh CPR cho phép nâng cao giá trị chẩn đoán tái
hẹp với dấu hiệu giảm tỉ trọng trong lòng stent so với
trước và sau stent. Với máy CLVT 64 dãy khả năng dự
báo dương tính cũng như độ nhạy, độ đặc hiệu trong
phát hiện tái hẹp có thể đạt tới độ nhạy 89% và độ đặc
hiệu 95%.
Tỷ lệ của chúng tôi cũng tương đương với nghiên
cứu của Loutfi M và cộng sự nghiên cứu phát hiện tái
hẹp stent ĐMV trên chụp CLVT 64 dãy ở 47 BN với 86
stent, các giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng là
85%, 94% [5].
KẾT LUẬN
Chụp CLVT 64 dãy là phương pháp không xâm
nhập có giá trị trong đánh giá hình ảnh động mạch
vành ở những bệnh nhân sau đặt stent với những ưu
điểm là có khả năng đánh giá chính xác vị trí stent
mạch vành, đặc điểm tổn thương ĐMV, độ nhạy và độ
đặc hiệu cao trong chẩn đoán tái hẹp ĐMV so với chụp
ĐMV qui ước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về áp
dụng lâm sàng điện tâm đồ gắng sức trong chẩn đoán
bệnh tim thiếu máu cục bộ (2008). Nhà xuất bản Y học,
577-586.

2. Cademartiri F, Mollet N, Lemos PA, et al
(2005). “Usefulness of multislice computer tomography
coronary angiography to assess in stent restenosis”. Am J
Cardiol, (96): 799 -802.
3. Ehara M, Kawai M, Surmely JF, et al (2007).
Diagnostic accuracy of coronary in-stent restenosis using
64-slice computed tomography: Comparison with invasive
coronary angiography”. J Am Coll Cardiol, (49):951-9.
4. Gaspar T, Halon DA, Lewis BS, et al (2005).
“Diagnosis of coronary instent restenosis with
multidetector row spiral computed tomography” J Am Coll
Cardiol, (46): 1573-9.
5. Loutfi M et al (2011). “Accuracy of 64 Slice
Multislice Computed Tomography For Evaluating
Coronary Stent Patency”. Heart Mirror J, 5(1): 271-277.
6. Maintz D, Grude M, Fallenberg EM, Heindel W,
Fischbach R (2003). “Assessment of coronary artery
stents by multislice-CT angiography”. Acta Radiol, (44):
597 -603.
7. ZHANG Xing-hua, YANG Li, WU Jian, et al (2012).
“Diagnostic accuracy and its affecting factors of dual-source
CT for assessment of coronary stents patency and in-stent
restenosis”. Ch in Med J, 125(11): 1936-1940.

×