Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TRẺ EM dân tộc MƯỜNG, TỈNH hòa BÌNH, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.62 KB, 4 trang )

Y H
ỌC THỰC HÀNH (914)
-

S
Ố 4/2014






117
thước u trung bình 2,75  1,15cm, nhỏ nhất 0,5cm, lớn
nhất 5cm.
Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông với thời
gian mổ trung bình là 38  13,4 phút, thời gian nằm
viện trung bình 4,2  2,1 ngày. Phẫu thuật nội soi vừa
rút ngắn được thời gian điều trị và tương đối an toàn
trong điều trị, chỉ gặp 1/30 trường hợp chảy máu do
không cắt hết u, trường hợp này u lớn nằm ở vị trí góc
khuất của ổ bàng quang, 1/30 trường hợp chuyển mổ
dẫn lưu bàng quang do tổn thương niệu đạo sau khi
cắt u và 1/30 trường hợp thủng bàng quang phải
chuyển mổ mở.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ứng dụng nội soi chẩn đoán và
can thiệp trên 30 ca ung thư bàng quang nông cho
thấy:
Bệnh nhân nam nhiều hơn nữ, nhóm tuổi hay gặp
từ 50 – 70 tuổi, dấu hiệu lâm sàng điển hình là đái


máu.
Phát hiện bệnh chủ yếu dựa vào siêu âm và soi
bàng quang, với thể u nhú dạng có cuống và u đơn
độc chiếm đa số, kích thước u đa số < 3cm, vị trí hay
gặp nhất là ở 2 thành bên.
Thể mô bệnh học chủ yếu là ung thư tế bào
chuyển tiếp chiếm 96,7%.
Phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo là phương
pháp có thể triển khai có hiệu quả, thời gian mổ và thời
gian hậu phẫu ngắn và tương đối an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức (2007), “Chẩn đoán và điều trị
bệnh ung thư”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Phạm Duy Hiển
và cộng sự (2006), “Phòng và phát hiện sớm bệnh ung
thư”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Đỗ Xuân hợp (1997), “Giải phẫu bàng quang”, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội: 285 – 287.
4. Nguyễn Kỳ (1995), “U bàng quang”, Bệnh học tiết
niệu, Nhà xuất bản Y học: 423 – 443.
5. Đỗ Trường Thành (2004), “Kết quả điều trị phẫu
thuật ung thư bàng quang tại bệnh viện Việt Đức trong 3
năm (2000-2002)”, Y học thực hành số 491:466 – 469.
6. Trần Văn Thuấn (2007), “Sàng lọc phát hiện sớm
ung thư bàng quang”, Sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung
thư, Nhà xuất bản Y học: 103 – 106.
7. Cheng Chiwai, Peter Chen S.F, Chan L.W.et al
(2005), “Twelve year follow up of a randomized prooective
trial compaing bacillus Calmette-Guerin and epirubicin á
ad juvant therapy in superficial bladder cancer”,

Internationmal Jour of Uro, volume 12, issue 5: 449.
8. De Braud F. and Massimo Maffezzini (2012),
“Bladder cancer”, Critical reviews in Oncology
Hematology, volume 41, issue 1: 89 – 106.
9. Epstein J.I. (2003), “The new World Health
Organization/International Society of Urological Pathology
(WHO/ISUP) classification for Ta, T1 bladder tumour: is it
an improvement? “Critical reviews in
Oncology/Hematology, volume 47, issue 2: 83 – 89.
TRẺ EM DÂN TỘC MƯỜNG, TỈNH HÒA BÌNH, NĂM 2012
TRẦN THANH TÚ, PHẠM THỊ LAN LIÊN
Viện nghiên cứu sức khỏe Trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương
LÊ THỊ KIM ÁNH - Trường Đại học Y tế Công cộng
TÓM TẮT
Vẫn còn khoảng cách lớn về tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em dưới 5 tuổi giữa các vùng miền, khu vực, giữa
các nhóm dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Hòa
Bình là một trong những tỉnh tập trung cộng đồng
người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
cao so với cả nước. Nghiên cứu được thực hiện nhằm
xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên
quan ở trẻ em dân tộc Mường tại huyện Tân Lạc – tỉnh
Hòa Bình. Đối tượng nghiên cứu: 187 cặp bà mẹ - trẻ
em dưới 5 tuổi dân tộc Mường. Phương pháp nghiên
cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích, sử dụng bộ câu
hỏi để phỏng vấn bà mẹ, trẻ em được đo chiều cao,
cân nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ dân tộc
Mường bị suy dinh dưỡng các thể thiếu cân, thấp còi,
gầy còm lần lượt là 13,4%; 41,2% và 3,2%. Yếu tố
trình độ học vấn của mẹ, cân nặng sơ sinh của trẻ là

những yếu tố liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dân tộc Mường (p <0,05).
Từ khóa: Tỷ lệ suy dinh dưỡng, dinh dưỡng, trẻ
em, dân tộc thiểu số.
SUMMARY
PREVALANCE OF MALNUTRITION AND
RELATED FACTORS IN ETHNIC MINORITY
CHILDREN IN HOA BINH AND NGHE AN
PROVINCES, 2012
Significant disparity exists in the incidence of
malnutrition in children under years between the major
city and rural areas of Vietnam. This study identify
significal nutritical and physical growth issue in this
population of children. In Hoa Binh province there is
high proportions of mulnutrion in children of some
ethnic minority communities. Objectives: To assess the
nutritional status and identify factors contributing to
malnutrition in ethnic minority children under five years
of age in Muong ethnic minority in Tan Lap district, Hoa
Binh provinces. Methods: A community based cross –
sectional study using a survey questionnaire was
conducted involving 187 mother and child pairs in Tan
Lap, with Muong ethnic minority children less than 5
years of age. The weight and height of the children
was measured by clinician and compared to relevant
data nutritional statistic from the WHO/CDC/NCHS.
Results: The prevalence of underweight was 13.4%,
growth stunting was 41.2% and body wasting was
3.2%. Some factors contributing to this issue in these
ethnic children were mothers’ education and birth

weight of babies.
Keywords: Prevalance of malnutrition, nutrition,
children, Muong ethnicity.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) làm tăng tỷ lệ tử vong và
làm tăng gánh nặng cho xã hội. Ước tính mỗi năm
trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết và
21% DALYs (91 triệu DALYs – Số năm sống tàn tật
hiệu chỉnh) ở trẻ dưới 5 tuổi vì lý do SDD; đồng thời
SDD cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ

Y H
ỌC THỰC HÀNH (914)
-

S
Ố 4/20
14






118
dưới 5 tuổi, làm cản trở sự phát triển toàn vẹn của
trẻ trong tương lai.
Trong năm 2012, ước tính trên thế giới khoảng 51
triệu (8%) trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD cân nặng/chiều
cao (CN/CC), trong đó gần 70% thuộc khu vực châu Á.

Mặc dù tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi (CC/T) giảm một phần
ba, nhưng tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi (CN/T) giảm với tốc
độ khá chậm và phần lớn vẫn tập trung ở châu Á
(67%), châu Phi (29%) và chưa đủ để đạt Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ là giảm một nửa tỷ lệ SDD vào
năm 2015.
Việt Nam là một trong những nước được đánh giá
có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng đang
đối diện với nhiều thách thức. Năm 2012, tỷ lệ trẻ dưới
5 tuổi của cả nước bị SDD CN/T là 16,2%, SDD CC/T
là 26,7% giảm một cách đáng kể so với các năm trước
đó. Tuy nhiên, tỷ lệ SDD CC/T so với tiêu chuẩn của
Tổ chức Y tế Thế giới thì vẫn còn ở mức khá cao.
Phân bố SDD ngay tại Việt Nam cũng không đồng đều
giữa các tỉnh, các vùng sinh thái, giữa nông thôn và
thành thị, giữa các nhóm dân tộc. Đặc biệt, các tỉnh
miền núi phía Bắc, Trung du và Tây Nguyên là các khu
vực dẫn đầu cả nước về tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi
theo cả 3 chỉ tiêu CN/T, CC/T và CN/CC [8].
Nhằm tìm hiểu về tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại
một số vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt ở người dân
tộc thiểu số, năm 2012 Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ
em - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành triển khai
nghiên cứu tại một số tỉnh phía Bắc. Bài báo này là kết
quả của một cấu phần của dự án được tiến hành tại
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với hai mục tiêu chính:
(1) Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
dân tộc Mường tại huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình (2)
Xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Mường tại huyện

Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện
trên 187 cặp bà mẹ - trẻ em 1 đến ≤ 60 tháng tuổi,
người dân tộc Mường tại xã Lũng Vân và Nam Sơn,
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với tiêu chí:
(i) Bà mẹ chăm sóc liên tục cho trẻ từ khi trẻ sinh ra
đến thời điểm điều tra, không bị tâm thần, không bị rối
loạn trí nhớ và đồng ý tham gia nghiên cứu;
(ii) Trẻ ≤ 60 tháng tuổi có mặt tại thời điểm và trên
địa bàn nghiên cứu được lựa chọn, không bị bệnh
bẩm sinh phức tạp.
Số lượng cặp bà mẹ - trẻ em được ước lượng dựa
vào công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ, với p =
0,214 là tỷ lệ SDD chung của Hòa Bình năm 2011 và
d=0,06, cỡ mẫu cần là 180 (theo phần mềm Sample
Size của WHO). Do điều kiện là vùng núi, khó khăn
trong việc đi lại và các nhà khá xa nhau nên chọn mẫu
thuận tiện nhà liền nhà cho đến khi đủ mẫu: chọn ngẫu
nhiên 1 nhà trong xã và từ đó chọn nhà liền nhà.
Thu thập số liệu
Nghiên cứu đã phỏng vấn bà mẹ và khám, đo chỉ
số nhân trắc của trẻ. Bộ câu hỏi có cấu trúc phỏng
vấn bà mẹ được thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi
đưa vào thu thập số liệu chính thức. Phiếu phỏng vấn
gồm có 03 phần: (i) Thông tin chung về gia đình của
trẻ; (ii) Thực hành của bà mẹ trong việc cho trẻ bú
sữa mẹ, ăn bổ sung, cai sữa và (iii) Thông tin về một
số đặc tính, tình trạng sức khỏe của trẻ. Phỏng vấn là

cán bộ Viện Nghiên cứu sức khỏe Trẻ em có kiến
thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu tại cộng đồng,
được tập huấn trước khi tiến hành. Việc thăm khám
và đánh giá dinh dưỡng trẻ do bác sĩ Bệnh viện Nhi
Trung ương thực hiện.
Phân tích số liệu
Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được đánh giá
bởi chỉ số Z – scores, chiều cao theo tuổi (CC/T), cân
nặng theo chiều cao (CN/CC) và cân nặng theo tuổi
(CC/T), được so sánh với quần thể tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế Thế giới năm 2006 và được hỗ trợ bởi phần
mềm WHO Anthro. Dựa vào chỉ số Z - scores, những
trẻ em được phân loại là thấp còi (CC/T < - 2 SD), gầy
còm (CN/CC < - 2 SD), thiếu cân (CN/T < - 2SD) và
bình thường. Các thao tác thống kê mô tả và phân tích
được sử dụng để mô tả thực trạng SDD của trẻ và các
yếu tố liên quan. Các kiểm định được thực hiện ở mức
ý nghĩa 5%.
KẾT QUẢ
Trung bình tuổi của 187 bà mẹ trong nghiên cứu
là 25 tuổi, tuổi thấp nhất là 16, cao nhất là 42 tuổi. Có
70,5% bà mẹ có trình độ học vấn dưới trung học phổ
thông và 29,5% là từ trung học phổ thông trở lên.
Hầu hết các bà mẹ làm nông nghiệp (95,7%) và hơn
một nửa hộ gia đình là nghèo và cận nghèo (nghèo
40,1%, cận nghèo 10,7%). Trong nghiên cứu, có 101
trẻ nam và 86 trẻ nữ, 26 trẻ (13,9%) có tiền sử cân
nặng sơ sinh thấp.
Bảng 1. Thông tin chung về mẹ và trẻ (n=187)
Đ

ặc
đi
ểm của ng
ư
ời mẹ

n

%

Tu
ổi mẹ

< 22
22 – 35
> 35
Trung bình tuổi (25,1)
Min-Max (16-42)
90
78
19

48,1
41,7
10,2

Ngh


nghi

ệp của mẹ

Nông dân
Cán bộ CNVC

179
8

95,7
4,3
Trình
đ
ộ học vấn c
ủa mẹ

Mù chữ
Tiểu học
THCS
PTTH
Cao đẳng và đại học

1
21
110
47
8

0,5
11,2
58,8

25,2
4,3
S


con trong gia đ
ình

≤ 2 con
> 2 con

184
3

98,4
1,6
S
ố thành viên trong gia
đ
ình

< 6 người
≥ 6 người

106
81

56,7
43,3
Đ

ặc
đi
ểm của trẻ

N

%

Nhóm tu

i

1-6 tháng
> 06 - 12 tháng
> 12 - 18 tháng
> 18 - 24 tháng
> 24 - 36 tháng
> 36 - 48 tháng

12
26
23
15
46
31

6,4
13,9
12,3
8,0

24,6
16,6
Y H
ỌC THỰC HÀNH (914)
-

S
Ố 4/2014






119
> 48
-

60 tháng

34

18,2

Gi
ới

Nam
Nữ


101
86

54
46
Cân n
ặng s
ơ sinh

< 2500 gam
≥ 2500 gam

26
161

13,9
86,1
S
ống cùng ông


Không

120
67

64,2
35,8

nh tr

ạng kinh tế

Nghèo
Cận nghèo
Trung bình trở lên


75
20
92

40,1
10,7
49,2
Nghiên cứu chỉ ra tổng số có 83/187 (44,4%) trẻ bị
suy dinh dưỡng. Trong đó 22/187 (11,8%) trẻ SDD cả
thể thiếu cân và thấp còi, 3 (1,6%) trẻ SDD cả thể thiếu
cân và gày còm. Số liệu từ bảng 1 cho thấy trong 3 thể
SDD thì SDD thể thấp còi (CC/T) chiếm tỷ lệ cao nhất
(41,2%), tiếp đến là SDD thể thiếu cân (CN/T, 13,4%),
chỉ có 3,2% trẻ bị SDD thể gầy còm (CN/CC). Khi xem
xét tỷ lệ SDD trong từng nhóm tuổi, thì tỷ lệ cũng khác
nhau ở các thể, điều này được thể hiện chi tiết tại
bảng 2 ở dưới.
Bảng 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo các thể
Nhóm tuổi n
SDD
CN/T
(n,%)
SDD

CC/T
(n,%)
SDD
CN/CC
(N,%)


12 tháng

38

5 (13,2)

6 (15,8)

3 (7,9)

> 12
-

24
tháng
38 3 (7,9) 17 (44,7)

1 (2,6)
> 24
-

36
tháng

46 6 (13,0) 24 (52,2)

1 (2,2)
> 36
-

48
tháng
31 7 (22,5) 17 (54,8)

0 (0)
> 48
-

60
tháng
34 4 (11,8) 13 (38,2)

1 (2,9)
T
ổng cộng

187

25 (13,4)

77 (41,2)

6(3,2)


Ghi chú: Tỷ lệ % tính theo n từng nhóm tuổi
Do tỷ lệ SDD CN/CC của trẻ thấp 3,2% (6 trường
hợp), do đó nghiên cứu chỉ phân tích xác định một số
yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng CN/T
và CC/T.
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em
Yếu tố
T
ổng
cộng

CN/T

CC/T

Có SDD (n, %)

p,
OR (95%CI)

Có SDD (n, %)

p,
OR (95%CI)

Tình tr
ạng kinh tế

Nghèo
Không nghèo

187

75
112
25

9 (12,0)
16 (14,3)
0,6
0,8 (0,3 – 2,1)
77

29 (38,7)
48 (42,9)
0,6
0,8 (0,4 – 1,6)
H
ọc vấn của mẹ

Dưới THCS
Từ THCS trở lên
187

26
161
25

10 (38,4)
15 (9,3)
< 0,001

6,1 (2,0 - 17,2)
77

14 (53,8)
63 (39,1)
0,2
1,8 (0,7- 4,6)
Gi
ới tính trẻ

Gái
Trai
187

86
101
25

11 (12,8)
14 (13,9)
0,8
0,9 (0,3 – 2,3)
77

34 (39,6)
43 (42,6)
0,7
1,1 (0,6 – 2,1)
Cân n
ặng s

ơ sinh

< 2500g
≥2500g
187

26
161
25

9 (34,6)
16 (9,9)
0,002
4,8 (1,6 -13,6)
77

13 (50,0)
64 (39,7)
0,3
1,5 (0,6 – 3,8)
Th
ời gian BSMHT

Dưới 6 tháng
Trong 6 tháng
187

55
132
25


7 (12,7)
18 (13,6)
0,5

0,9 (0,3 – 2,5)

77

19 (34,6)
58 (43,9)
0,2

0,7 (0,3 – 1,4)

Th
ời
đi
ểm bắt
đ
ầu
ăn b

sung
<4 hoặc >6 tháng
4 – 6 tháng
169
79
90
22

9 (11,4)
13 (14,4)
0,6
0,7 (0,2 – 2,1)

73
37 (46,8)
36 (40,0)
0,4
1,2 (0,6 – 2,5)

NKĐHH 2 tu
ần qua


Không
187

151
36
25

19 (12,6)
6 (16,7)
0,5
0,7 (0,3 – 2,3)

B
ị tiêu chảy trong 2 tuần qua



Không
187

76
111
25

8(10,5)
17 (15,3)
0,4
0,6 (0,2 – 1,7)


Kết quả bảng 3 cho thấy có mối liên quan giữa
trình độ học vấn của mẹ, cân nặng sơ sinh với tình
trạng SDD CN/T của trẻ em. Con của những bà mẹ có
trình độ học vấn dưới THCS có nguy cơ bị SDD CN/T
cao gấp 6 lần những đứa trẻ là con của các bà mẹ học
vấn từ THCS trở lên. Những trẻ có cân nặng sơ sinh
thấp (<2500g) có nguy cơ bị SDD cao hơn gần 5 lần
so với trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường. Những sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tuy nhiên
nghiên cứu lại chưa tìm được mối liên quan giữa các
yếu tố này với tỷ lệ SDD CC/T của trẻ em dân tộc
Mường.
Kết quả phân tích chưa tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các yếu tố tình trạng kinh tế gia
đình, giới tính của trẻ, thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn,
thời điểm bắt đầu ăn bổ sung với tình trạng SDD

CN/T, SDD CC/T của trẻ (p>0,05).
Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa tình trạng SDD CN/T của trẻ với việc trẻ bị mắc
nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, bệnh tiêu chảy

Y H
ỌC THỰC HÀNH (914)
-

S
Ố 4/20
14






120
trong vòng 2 tuần trước thời điểm nghiên cứu
(p>0,05).
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy SDD còn khá phổ
biến ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Mường (Hòa Bình).
Tỷ lệ SDD CC/T (41,2%) cao hơn nhiều so với SDD
CN/T (13,4%) và SDD CN/CC (3,2%), chứng tỏ tình
trạng SDD mạn tính đang phổ biến tại địa bàn nghiên
cứu và cũng phù hợp với xu thế chung của quốc gia.
Tỷ lệ SDD CC/T được coi là chỉ tiêu phản ánh sự phát
triển của xã hội, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng

kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho trẻ bị thấp
còi và là chỉ số đánh giá hậu quả của sự đói nghèo.
Địa bàn nghiên cứu là những xã miền núi với tỷ lệ đói
nghèo của dân tộc thiểu số còn cao, hơn một nửa hộ
gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo, điều đó có
thể lý giải cho tỷ lệ SDD CC/T tại đây rất cao và cao
hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh Hòa Bình
(26,7%) cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc, như
Cao Bằng (34,0%), Bắc Cạn (30,8%), Thái Nguyên
(25,0), Tuyên Quang (27,2%)[8]. Tuy nhiên, số liệu của
các tỉnh này là số liệu chung của toàn thể các dân tộc
trong cộng đồng chung của một tỉnh, chưa có số liệu
chi tiết riêng biệt giữa các nhóm dân tộc thiểu số.
Tỷ lệ SDD thể thiếu cân (13,4%) và gày còm
(3,2%) của trẻ em dân tộc Mường tại Tân Lạc thấp
hơn so với toàn tỉnh Hòa Bình (19,5% và 6,4%) và một
số tỉnh phía Bắc như Lào Cai (22,1%, 5,4%), Điện
Biên (19,7%, 6,8%), Lai Châu (23,9%, 6,4%). Những
trẻ bị coi là SDD thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu
dinh dưỡng cấp tính, làm cho trẻ ngừng lên cân hoặc
tụt cân, trong khi chiều cao không thay đổi. Một số
nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc trẻ bị
mắc tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp tính với tình
trạng dinh dưỡng của trẻ [3, 9]. Trong khi đó, đối với
trẻ dân tộc Mường tại Tân Lạc lại chưa tìm thấy mối
liên quan này và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thiếu
cân và gày còm cũng thấp hơn, do đó có thể thấy
được vấn đề tiêu chảy cấp và viêm đường hô hấp cấp
tính ở đây không ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng của trẻ tại thời điểm nghiên cứu.

Trẻ em dân tộc Mường có cân nặng sơ sinh thấp
có nguy cơ bị SDD CN/T cao hơn gần 5 lần so với trẻ
có cân nặng sơ sinh bình thường. Nhiều nghiên cứu
cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và
tình trạng dinh dưỡng của trẻ [1, 3], giữa cân nặng,
chiều dài sơ sinh của trẻ với yếu tố thuộc về dinh
dưỡng của người mẹ [4]. Và đặc biệt là còn tồn tại
khoảng cách lớn từ kiến thức đến thực hành của các
bà mẹ nuôi trẻ nhỏ [10]. Trong nghiên cứu này cũng
đã chỉ ra trình độ học vấn của bà mẹ dân tộc Mường
đều có mối liên quan đến tỷ lệ trẻ em bị SDD CN/T,
những trẻ có bà mẹ có trình độ học vấn dưới THCS có
nguy cơ mắc SDD thể thiếu cân cao hơn khoảng 6 lần
so với nhóm có bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn.
Như vậy có thể kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ em của các bà mẹ dân tộc Mường còn chưa được
tốt.
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa thời gian cho trẻ bú sữa mẹ
hoàn toàn, thời gian cai sữa với tình trạng dinh
dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác
cho thấy các yếu tố thực hành dinh dưỡng không
hợp lý có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, làm
trẻ chậm lớn [2] phụ thuộc vào dân số, địa điểm, thời
gian, mùa vụ và thường kết hợp với những nguyên
nhân khác như bệnh nhiễm trùng và thiếu thực phẩm
[5]. Một số nghiên cứu ở các vùng miền núi, dân tộc
thiểu số khác như ở dân tộc Sán Chay (Thái Nguyên)
và dân tộc Tày (Hà Giang) đều cũng đã khẳng định
có sự ảnh hưởng của việc nuôi con bằng sữa mẹ với

tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em [6] [7] và việc cho trẻ bắt
đầu ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều là cho
trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Điển và Nguyễn Ngọc Sáng (2010).
"Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan
ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Núi Đối - Kiến Thụy Hải
Phòng năm 2008", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm,
6(2).
2. Lương Thị Thu Hà (2008). Nghiên cứu thực trạng
suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới
5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng, Đại học
Thái Nguyên.
3. Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Tín, Hoàng Thị Thanh
Thủy, Đặng Thị Phương Lan và các cộng sự (2010).
"Tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại bệnh viện trong các
năm 1997, 2001, 2003, 2006 và 2007", Tạp chí Dinh
dưỡng và thực phẩm, 6(1).
4. Lê Thị Hợp và Nguyễn Đỗ Huy (2012). "Một số
yếu tố liên quan đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh
tại 4 xã miền núi, tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Dinh dưỡng
và thực phẩm, 8(3).
5. Nguyễn Thị Vũ Thành (2005). Thực trạng và một
số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, tỉnh
Hà Tây năm 2005, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng,
Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Nguyễn Minh Tuấn (2010). Huy động nguồn lực
cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân

tộc Sán chay tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học,
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
7. Nguyễn Trần Tuấn (2003). Nghiên cứu thực trạng
dinh dưỡng, bệnh tật và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ
và trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học
Y khoa Thái Nguyên.
8. Viện Dinh dưỡng (2013). Số liệu thống kê về tình
trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999 - 2013), Hà
Nội.
9. Nguyễn Anh Vũ và Lê Thị Hương (2011). "Tình
trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em
dưới 5 tuổi tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên", Tạp chí
Dinh dưỡng và thực phẩm, 7(1).
10. D. 7Kumar, N. K. Goel, M. Kalia, H. M. Swami,
et al. (2008). "Gap between awareness and practices
regarding maternal and child health among women in
an urban slum community", Indian J Pediatr, 75(5), pp.
455-8.

×